Tham Trang

Có những việc không nên trả.

Tham Trang

Registered
Phật tử
Tham gia
26/6/15
Bài viết
223
Điểm tương tác
163
Điểm
43

Nếu chỉ xem tựa đề chúng ta sẽ giật mình. Vì theo tinh thần nhân quả vây thì phải trả. Sao Tham Trang lại nói "có những việc không nên trả" liệu có đáng tin không?

Theo Tổ Sư Thiền thì đây 9 là nghi tình, để chúng ta tắt hết tắt cả vọng niệm khác. Chỉ quy tựu vào 1 điểm trung tâm, như thế mới là trí huệ ( biết nơi nào cần và nơi không).

Những việc cần quên càng sớm càng tốt đó là thù hận. Nhớ nhé thù thì không cần trả. Trả là khổ cho 9 mình.

Khi thọ nhận thân này, tức là chúng ta có cơ hội tu tập giống như nhau. Nhưng vì lửa tham, sân và si che mờ Phật tánh.

Hôm qua, trò đọc được mẫu chuyện có liên quan đến vây trả, xin tường thuật cho Quý Vị nghe. Có 2 mẹ con nhà nghèo nọ họ Quách, đi làm thuê 1 gia đình giàu có họ Nguyễn { Quý Vị nào họ Nguyễn ạ? - hi..} được hơn 10 năm gì đó, người mẹ qua đời. Trong căn chòi giữa đồng vắng, người con thấy mẹ hiện về bảo: Ngày mai, có cơn bão lớn (ngày xưa không có dự bao thời tiết như bây giờ} và dưới đóng tro nhà bà chủ có con gà mái chết. Con báo tin này bà chủ rất biết ơn con, bà ấy đem cho con tiền bạc và cả con gà để đền ơn. Nhưng con đừng nhận tiền bạc chỉ nhận con gà đem chôn cất. Vì con gà chính là mẹ, xưa vì muốn cho con có miếng ăn, mẹ đã trộm tiền để mua bánh, Diêm Vương bắt mẹ làm gà đẻ trừ số tiền mẹ lấy. Giờ mẹ đã trả xong nên thoát kiếp. Con nhớ đừng nhận tiền họ kẻo bị nợ và cũng đừng ăn thịt con gà.

Dặn dò xong, bà mẹ biến mất và trời cũng vừa sáng. Người con đem chuyện bão sắp đi qua kể lại cho chủ nhà. Sau 1 lúc bán tinh bán nghi, rồi chủ nhà cũng chuẩn bị phòng chống mưa bão. Có bão đi qua, có luôn con gà mái đẻ chết như lời người con nói. Lần đó chủ nhà vượt qua nạn đói và đồ đạt ít hư hao. Nhớ ơn người con, chủ nhà đem thưởng cho anh tiền bạc và con gà mái chết. Người con từ chối chỉ nhận con gà đem chôn cất tử tế như lễ tang của mẹ mình ngày trước.

Câu chuyện còn 1 đoạn sau, như chúng ta tạm dừng ở đoạn có liên quan đến nội dung trò muốn trao đổi. Vậy vây qua trả lại do đâu Quý Vị? Do tham và chấp thân này là thật. Nếu ta không tham thì khó bị ai lừa, tham danh, tham lợi tình và tiền. Và không tham thì không phải vướng quả si mê. Không chấp thân này của tôi, đồ kia tôi mua thì không bị... gì ạ ? Có phải không bị sân hận, thù oán ? vì chấp danh là thật, chấp tiền, tài... nên khi mất hay ai đụng đến thì sân và hận thù.

Nếu người con trong câu chuyện tiếp tục tham tiền và tham "hương vị" của thịt gà thì đã ăn mẹ chuyển kiếp của mình.

Khi mọi chuyện có thể thành thật được thì ta dạy gì không thật, như người mẹ thay gì lấy trộm ta có thể hỏi mượn hay xin gia chủ. Đâu phải mọi chuyện điều bảo nghiệp duyên hay tại tôi nghèo. Bởi ai cũng có cơ hội là người như nhau. Đúng là nghiệp có khác, nhưng tâm thanh tịnh cùng 1 thể.

Khi yên lặng trong ấy có thù không ? Không ! Thiện cũng không thì là gì có ác. Cứ thế ánh sáng trí huệ sẽ đem đến cho ta nhiều an lạc ta giống như người giàu có nhưng CHỈ BIẾT THA THỨ CHỨ KHÔNG TRẢ THÙ như người chủ cho người con tiền bạc vậy.


AQvtiII.jpg
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
tham trang đã viết:
theo tổ sư thiền thì đây 9 là nghi tình, để chúng ta tắt hết tắt cả vọng niệm khác. Chỉ quy tựu vào 1 điểm trung tâm, như thế mới là trí huệ

Không phải !


Như thế là đưa người vào dòng nghiệp thức !
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
19/5/16
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63

Không phải !


Như thế là đưa người vào dòng nghiệp thức !

"Dụng tâm thế nào mới hợp với vô tướng tam-muội."
Sư đáp: "Ngươi học pháp môn tâm địa như gieo giống, ta nói pháp yếu như mưa móc, nếu duyên ngươi hợp sẽ thấy đạo này."
Đạo Nhất hỏi: "Đạo không có sắc tướng làm sao thấy?"
Sư bảo: "Con mắt pháp tâm địa hay thấy được đạo."
Đạo Nhất hỏi tiếp: "Có thành hoại chăng?"
Sư đáp: "Nếu thấy cái thành hoại, tụ tán mà nghĩ là thấy Đạo thì không thể thấy Đạo" và làm bài kệ:
心地函諸種
遇澤即皆萌
三昧花無相
何壞復何成
Tâm địa chứa các giống
Gặp ướt liền nảy mầm
Hoa tam-muội không tướng
Thì sao có hoại thành?
 

Tham Trang

Registered
Phật tử
Tham gia
26/6/15
Bài viết
223
Điểm tương tác
163
Điểm
43
Phật pháp trong đời sống.


Thay cho câu mở của chủ đề này, Tham Trang nói như thế này:

Đời không đạo sẽ không giải thoát,
Đạo không đời đạo nói ai nghe.

Phật Pháp trong đời sống rất gần và thực tế như thế. Có khi nào Quý Vị đặt câu hỏi ấy không ? Đặt câu hỏi không phải là vọng, đó chính là nghi tình. Nghi tình như cây chổi automatic chúng ta không cần phải sợ, đôi lúc giúp chúng ta quét sạch những vọng niệm, để bừng vỡ trí huệ ba la mật đa. Nên Quý Vị cứ nghi tình không sao cả. Trở lại câu hỏi vì đời không đạo, đời sẽ mất phương hướng. Quý Vị biết rồi đúng không ạ ? Giống như đất nước mà không có luật pháp hợp lí vậy. Sẽ sao ạ ? Vâng! tự do chém giết để tranh giành.

Đạo không đời thì Quý Vị thiền sư thất nghiệp mất {cười} Có thể cõi này đắc đạo hết thì Quý Vị không cần trao đổi với Tham Trang nữa, Tham Trang sẽ ế và sang cõi khác đủ duyên hơn. Vì cõi này Quý Vị đắc hết ai còn nghe nữa mà nói. Giống như Quý Vị học lớp 9, TT bàn về lớp 1 mãi, Quý Vị nhanh chống "ngủ" thôi. Nghe làm gì những cái quá thấp đúng không ạ ? Vậy đạo là gì ? Có Vị nói đạo là con đường, là hướng, là phương tiện đưa ta đáo bỉ ngạn, có người nói đạo là chơn lý không giới hạn, không bên phải, bên trái, không ở giữa mà luôn tuỳ duyên bất biến. . . Quan niệm thế nào cũng được, vì sao ? vì đạo không có đúng sai có chăng là do trình độ ta có trên lệch mà gắn vào đó cái pháp danh thôi.

Đối với Tham Trang {TT} đạo là thiền, thiền là những thứ Quý Vị đang nắm bắt đang sở hữu, không xa như "cách thời quá khứ lâu xa, thời của Đức Phật Tỳ Bà Thi" hay Phật Tổ giáo hoá cách chúng ta 2560 năm... thiền chính là Quý Vị, thiền có trong vô hình và hữu hình, từ cây kim, sợi chỉ, hay chiếc lá cành hoa... ở đâu cũng thanh tịnh, động là danh từ trong động từ, để chúng ta gắng lên đó 1 tên gọi khác {1 pháp danh khác}. Như vậy thiền hay đao trong đời sống gần không Quý Vị, dễ không Quý Vị? Thưa dễ và rất gần. Lúc nhỏ TT nghe Hoà Thượng giảng thiền. TT toát mồ hôi, vì nghĩ thiền là đại thừa, là cái gì đó cao xa, chỉ dành cho Phật, cho Bồ Tát còn Thinh Văn tu tinh tấn thế Ngài bảo tu tiểu thừa. Mình là hạt cát của Thinh Văn vậy mình nên để thiền nơi Đức Phật , Bồ Tát mà lễ bái chiêm ngưỡng chứ không dám nhắc đến chữ thiền. Huống nữa mà áp dụng trong đời sống, sợ tội lắm. Đây là quan niệm không đúng, vì tất cả Pháp môn qua tâm thiền thì là thiền, có khác dạng để tuỳ duyên, giống như:

Cầu đồng nam thì có đồng nam
Cầu đồng nữ thì có đồng nữ
Cầu trưởng giả, cầu thiện nam, cầu tín nữ, cầu...
Cầu gì qua tâm chí thành của mình điều hiện ra, nhưng tất cả những cái hiện ra đó chỉ có Quan Âm, Quý Vị nhớ nhá!

Vậy tóm lại chủ đề này Pháp môn Tịnh Độ, Mật Tông, Sám Hối... Điều là thiền hết. Đã là thiền thì tranh luận hay chê bai Pháp tôi tối thượng, Pháp anh tiểu thừa. Ấy là đứng cách thiền, cách đạo rất xa, không gần gủi thì làm sao thấy và hiểu mà bảo cao với thấp chứ ạ ?
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên