CÕI CỰC LẠC BÁO ĐỘ THANH TỊNH DUY NHẤT.

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
LÝ THUYẾT 4 CÕI TỊNH ĐỘ LÀ LỘN XỘN KHÔNG HỢP LÝ. VÌ SAO BIẾT ĐƯỢC?


1. TRONG CÁC BỘ KINH LUẬN TỔ SƯ ẤN ĐỘ NHƯ NGÀI LONG THỌ, NGÀI MÃ MINH, NGÀI THẾ THÂN VIẾT NHỮNG BÌNH LUẬN VỀ TỊNH ĐỘ, NHƯNG KHÔNG HỀ NHẮC ĐẾN 4 CÕI TỊNH ĐỘ.

2. TRONG 3 KINH CHÍNH CỦA TỊNH ĐỘ LÀ: KINH A DI ĐÀ, KINH VÔ LƯỢNG THỌ, KINH QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ, CÁC KINH ĐIỂN PHỤ NÓI VỀ TỊNH ĐỘ, VÀ TẤT CẢ NHỮNG KINH CÓ TRONG “ĐẠI TẠNG KINH” KHÔNG HỀ ĐỀ CẬP NHẮC ĐẾN 4 CÕI TỊNH ĐỘ.




*KẾ ĐÓ CHÚNG TA XEM THUYẾT 4 CÕI TỊNH ĐỘ HỢP LÝ HAY KHÔNG???

-NẾU HỢP LÝ THÌ CHẤP NHẬN, KHÔNG HỢP LÝ THÌ NÊN BÁC BỎ.

-LÝ THUYẾT 4 CÕI TỊNH ĐỘ LÀ CỦA THIÊN THAI TRÍ GIẢ ĐẠI SƯ CỦA PHÁI PHÁP HOA TÔNG, RẤT NHIỀU VỊ ĐEM LÝ THUYẾT NÀY ÁP DỤNG CHO TỊNH ĐỘ.

-NHƯNG MÀ, ĐẠI SƯ THIỆN ĐẠO TUY CHƯA ĐỌC ĐƯỢC QUYỂN BẤT KHÔNG QUYẾN SÁCH THẦN CHÚ, NHƯNG NGÀI LẤY KINH ĐẠI THỪA ĐỒNG TÁNH KINH ĐỂ CHUWNSGMINH.



1. KINH VÔ LƯỢNG THỌ CỦA NGÀI KHANG TĂNG KHẢI DỊCH – QUYỂN HẠ NÓI:


“Chúng sinh nào nghe danh hiệu của Đức Phật ấy tin tưởng hoan hỷ, cho đến một niệm chí tâm hồi hướng nguyện sinh về cõi Phật kia, liền được vãng sinh, trụ bậc bất thoái chuyển”.



*LIỀN ĐƯỢC VÃNG SINH, TỨC LÀ LẬP TỨC ĐƯỢC.

-ĐOẠN QUAN TRỌNG Ở ĐÂY LÀ: TRỤ BẬC BẤT THOÁI CHUYỂN.

-BẬC BẤT THOÁI CHUYỂN TỨC LÀ BỒ TÁT BẤT ĐỘNG ĐỊA – ĐỊA THỨ 8. RỒI TỪ ĐÓ CHỨNG LÊN CÁC ĐỊA CAO HƠN – THIỆN HUỆ ĐỊA THỨ 9. PHÁP VÂN ĐỊA THỨ 10, ĐẲNG GIÁC ĐỊA THỨ 11.

-TỪ ĐỊA 8 TRỞ LÊN LÀ BẤT THOÁI CHUYỂN. XÉT RA NGƯỜI MỚI SINH CÕI CỰC LẠC CHỈ ĐANG Ở ĐỊA VỊ BẤT THOÁI CHUYỂN THỨ 8 TỨC LÀ BẤT ĐỘNG ĐỊA.



2. Kinh Bất Không Quyến Sách Thần Biến Chân Ngôn nói:

“Nơi ngươi sẽ sinh ra là Báo độ thanh tịnh của Đức Phật A Di Đà, hóa sinh trong hoa sen, thường thấy chư Phật, chứng các Pháp nhẫn, thọ mạng vô lượng trăm ngàn kiếp số, thẳng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, không còn thối chuyển, và Ta (Quán Thế Âm Bồ-tát) thường bảo hộ.”




*NƠI SINH BÁO ĐỘ, TỨC LÀ NƠI TƯỚNG CÔNG ĐỨC VÀ TƯỚNG TRÍ TUỆ TRANG NGHIÊM CÙNG CỰC.

-CHỈ CÓ BÁO ĐỘ MỚI CÓ THỌ MẠNG VÔ LƯỢNG TRĂM NGÀN KIẾP SỐ, CHỨ CÕI PHÀM THÁNH LỘN XỘN CƯ NGỤ THÌ KHÔNG CÓ TƯỚNG THỌ MẠNG LÂU DÀI NHƯ THẾ NÀY.





3. KINH VÔ LƯỢNG THỌ CỦA NGÀI KHANG TĂNG KHẢI DỊCH:




Bấy giờ, Đức Phật bảo:


-Này A-nan! Ông đứng dậy sửa y phục chắp tay cung kính đảnh lễ Đức Phật Vô Lượng Thọ. Chư Phật Như Lai ở quốc độ mười phương thường ca ngợi tán thán Đức Phật Vô Lượng Thọ.

LÚC ấy, A-nan đứng dậy sửa y phục, thân ngay ngắn hướng về phương Tây, chắp tay cung kính lạy sát đất đảnh lễ Đức Phật Vô Lượng Thọ, rồi bạch Phật:



-Bạch Thế Tôn! Chúng con muốn được thấy cõi nước An lạc cùng đại chúng Bồ-tát, Thanh văn.



A-nan vừa nói xong, Đức Phật Vô Lượng Thọ phóng ra ánh sáng lớn chiếu khắp tất cả thế giới chư Phật. Núi Kim cang, núi Thiết vi, núi Tu-di, các núi lớn nhỏ đều đồng một màu sắc. Giống như gặp kiếp thủy tai, nước ngập tràn khắp cả thế giới, khiến vạn vật trong đó đều chìm ngập chẳng còn, chỉ thấy mặt nước mênh mông. Ánh sáng của Đức Phật Vô Lượng Thọ cũng như vậy. Ánh sáng của Thanh văn Bồtát đều bị che khuất, chỉ thấy ánh sáng rực rỡ của Đức Phật.



Tôn giả A-nan thấy Đức Phật Vô Lượng Thọ có oai đức cao vời như núi Tu-di, cao nhất trong tất cả các núi trong thế giới, đầy đủ tướng tốt, ánh sáng rực rỡ chiếu khắp tất cả.




*TÔN GIẢ A NAN: THẤY THÂN PHẬT NHƯ: NÚI TU DI.

-THÂN NÚI TU DI LÀ THÂN RẤT CAO LỚN, CHỈ CÓ BÁO ĐỘ CỦA PHẬT MỚI CÓ THỊ HIỆN NÀY, CÒN CÕI HÓA THÂN ĐỘ HAY CÕI PHÀM THÁNH CÙNG CƯ NGỤ, HOÀN TOÀN KHÔNG CÓ TƯỚNG TRANG NGHIÊM VÔ TẬN NÀY.




4. KINH QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ PHẬT NÓI:


Thân của Đức Phật Vô Lượng Thọ như trăm ngàn vạn ức màu vàng Diêm-phù-đàn, trời Dạ ma. Thân Phật cao sáu mươi muôn ức na-do-tha hằng hà sa do-tuần, tướng lông trắng giữa hai hàng mày xoay bên phải uyển chuyển như năm ngọn núi Tu-di. Mắt Phật trong xanh như nước bốn biển lớn, các lỗ chân lông ở nơi thân Phật phóng ra ánh sáng như núi Tu-di. Viên quang (hào quang phát ra từ đỉnh đầu) của Đức Phật ấy như trăm ức tam thiên đại thiên thế giới. Trong viên quang có trăm vạn ức na-do-tha hằng hà sa hóa thân Phật. Mỗi một hóa thân Phật cũng có nhiều vô số hóa thân Bồ-tát làm thị giả. Thân Phật Vô Lượng Thọ có tám vạn bốn ngàn tướng, trong mỗi tướng đều có tám vạn bốn ngàn vẻ đẹp, trong mỗi vẻ đẹp lại có tám vạn bốn ngàn ánh sáng, mỗi một ánh sáng chiếu khắp thế giới mười phương thu nhận tất cả chúng sinh niệm Phật.






-THÂN PHẬT A DI ĐÀ CAO 60 MƯƠI MUÔN ỨC – NA DO THA - HẰNG HÀ SA DO TUẦN.

-CAO QUÁ KHÔNG THỂ NÀO BIẾT ĐỘ CAO LỚN NHƯ THẾ NÀO.

-TẤT CẢ ĐÂY ĐỀU LÀ: TƯỚNG TRANG NGHIÊM CÔNG ĐỨC CỦA BÁO ĐỘ.

-MẮT PHẬT NHƯ 4 BIỂN LỚN: TẤT CẢ HÌNH TƯỚNG NÀY ĐỀU LÀ: TƯỚNG CỦA BÁO ĐỘ.





5. KINH QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ NÓI:



“Ánh sáng ngọc ma-ni chiếu soi trăm do-tuần, giống như ánh sáng của năm trăm ức mặt trời mặt trăng hợp lại, không thể tính kể”.






*ÁNH SÁNG NGỌC MA NI VÀ CÁC CHÂU BÁU KHÁC, ÁNH SÁNG GIỐNG NHƯ: 500 ỨC MẶT TRỜI MẶT TRĂNG HỢP LẠI.

-500 ỨC MẶT TRỜI MẶT TRĂNG. TỨC LÀ SÁNG TRƯNG, SÁNG QUÁ SÁNG, SÁNG KHÔNG THỂ TẢ NỔI.

-QUÁ SÁNG NHƯ VẬY THÌ CHỈ CÓ BÁO ĐỘ CỦA PHẬT MỚI CÓ SỰ VIỆC NÀY.



6. KINH VÔ LƯỢNG THỌ CỦA NGÀI KHANG TĂNG KHẢI DỊCH NÓI:


Ánh sáng của hoa sen chói sáng hơn cả mặt trời mặt trăng. Trong mỗi đóa hoa sen phát ra ba mươi sáu trăm ngàn ức ánh sáng”.




-ÁNH SÁNG HƠN CẢ MẶT TRỜI MẶT TRĂNG TỨC LÀ CÕI BÁO ĐỘ CỦA CHƯ PHẬT.

-CÒN CÕI HÓA ĐỘ VÀ CÕI PHÀM THÁNH ĐỒNG Ở THÌ ÁNH SÁNG CỦA CÁC ĐỒ VẬT, THỨ BÁU KHÔNG SÁNG NHƯ VẬY.

-NHẤT LÀ MỖI HOA SEN CÓ 36 TRĂM NGÀN ỨC ÁNH SÁNG, ÁNH SÁNG CHIẾU QUÁ NHIỀU NHƯ VẬY THÌ CHỈ CÓ: BÁO ĐỘ CỦA PHẬT MỚI CÓ TƯỚNG NÀY, CÕI CỦA NGƯỜI PHÀM VÀ THÁNH Ở CHUNG LÀ CÕI NGHIỆP LỰC HIỆN KHÔNG THỂ PHÁT ÁNH SÁNG TỘT CÙNG NHƯ VẬY.



7. VÔ LƯỢNG THỌ NHƯ LAI HỘI CỦA NGÀI BỒ ĐỀ LƯU CHI DỊCH NÓI:

“Lại nữa, này A-nan! Phật Vô Lượng Thọ có cây Bồ-đề cao mười sáu ức do-tuần, cành lá rủ khắp tám ức do-tuần, gốc cây nổi trên mặt đất cao năm ngàn do-tuần, chu viên cũng vậy, lá, hoa, quả, thường có vô lượng trăm ngàn thứ thứ sắc đẹp và các trân bảo thù thắng trang nghiêm như Nguyệt quang ma-ni bảo, Thích-ca-tỳ-lăng già bảo, Tâm vương ma-ni bảo, Hải thừa lưu chú ma-ni bảo, Ánh sáng chiếu khắp vượt hơn cả trời, người”.



-CÂY BỒ ĐỀ CAO 16 ỨC DO TUẦN, CÀNH LÁ 8 ỨC DO TUẦN.

-NGỌC NGUYỆT QUANG MA NI, NGỌC THÍCH CA TỲ LĂNG GIÀ BẢO CHIẾU KHẮP VƯỢT HƠN CẢ ÁNH SÁNG TRỜI NGƯỜI.

-ÁNH SÁNG VƯỢT HƠN CÕI NGƯỜI, CÕI TRỜI, TỨC LÀ RẤT SÁNG SÁNG KHỦNG KHIẾP.

-SÁNG TỘT BỰC NHƯ VẬY THÌ CHỈ CÓ BÁO ĐỘ CỦA PHẬT MỚI CÓ NHỮNG TƯỚNG NÀY.

-CÕI PHÀM THÁNH ĐỒNG CƯ NGỤ, KHÔNG CÓ NHỮNG THỨ TRANG NGHIÊM NHƯ VẬY.

*DO VẬY, CÕI CỰC LẠC LÀ BÁO ĐỘ CỦA PHẬT.



8. KINH VÔ LƯỢNG THỌ CỦA NGÀI KHANG TĂNG KHẢI DỊCH NÓI:

“Nếu ngọn gió chạm đến thân thì đều được an lạc, giống như Tỳ-kheo đắc Tam-muội diệt tận”.



-GIÓ CHẠM ĐẾN THÂN ĐẮC AN LẠC NHƯ DIỆT TẬN ĐỊNH, TỨC ĐỊNH DIỆT HẾT PHIỀN NÃO, NHỮNG TƯỚNG TRANG NGHIÊM CÔNG ĐỨC NÀY, DUY CHỈ CÓ BÁO ĐỘ CỦA ĐỨC PHẬT MỚI CÓ SỰ VIỆC NÀY.

-CÕI PHÀM THÁNH CƯ NGỤ, LỘN XỘN DO NGHIỆP LỰC ĐỀU KHÔNG CÓ TƯỚNG TRANG NGHIÊM NÀY.



10. CÕI PHÀM THÁNH ĐỒNG CƯ.

-PHÀM THÁNH ĐỒNG CƯ LÀ MỘT THẾ GIỚI LỘN XỘN, TRONG ĐÓ CÓ CẢ PHÀM LẪN THÁNH CƯ NGỤ, NHƯNG LỜI NGUYỆN CỦA NGÀI PHÁP TẠNG TỲ KHEO NHƯ SAU:


Vô Lượng Thọ Như Lai Hội (Kinh Vô Lượng Thọ) cuả ngài Bồ Đề Lưu Chi dịch:

Này A-nan! Bồ-tát sinh ở thế giới Cực lạc kia, đều đủ ba mươi hai tướng, thân thể nhu nhuyến, các căn thông lợi, trí tuệ thiện xảo, đối với pháp sai biệt không pháp nào chẳng thấu suốt, thiền định thần thông du hý tuyệt vời.






*CÕI PHÀM THÁNH ĐỒNG CƯ NGỤ, KHÔNG CÓ VIỆC TƯỚNG MẠO AI NẤY ĐỀU ĐỒNG ĐẲNG ĐỦ 32 TƯỚNG TỐT VÀ 80 VẺ ĐẸP, DUY CHỈ CÓ BÁO ĐỘ CỦA PHẬT MỚI CÓ SỰ VIỆC NÀY.

-CÕI PHÀM THÁNH ĐỒNG CƯ NGỤ TƯỚNG MẠO LỘN XỘN, RỐI RẮM, DO TƯỚNG NGHIỆP LỰC BIẾN HIỆN, KHÔNG CÓ TƯỚNG MẠO AI NẤY ĐỀU ĐỒNG ĐẲNG, DO ĐÓ CHỈ CÓ BÁO ĐỘ TRANG NGHIÊM CỦA ĐỨC NHƯ LAI MỚI CÓ TƯỚNG PHƯỚC BÁU, TRANG NGHIÊM ĐỒNG ĐẲNG.





11. KINH VÔ LƯỢNG THỌ CỦA NGÀI KHANG TĂNG KHẢI DỊCH NÓI:


Khi gió nhẹ từ từ thổi làm lay động cây báu, phát ra pháp âm vi diệu, vang đến khắp quốc độ của chư Phật trong mười phương. Người nào nghe âm thanh ấy thì được pháp nhẫn thâm sâu, trụ bậc bất thoái chuyển cho đến thành Phật đạo, không còn gặp khổ nạn.

Nếu mắt thấy sắc ấy, tai nghe âm thanh ấy, mũi ngửi hương, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm ánh sáng ấy, tâm duyên vào pháp tất cả đều được pháp nhẫn sâu xa, trụ bậc bất thoái chuyển cho đến thành Phật.







-TẤT CẢ HÌNH SẮC, ÂM THANH, HƯỞNG THỤ Ở CÕI CỰC LẠC ĐỀU ĐẠT QUẢ VỊ BẤT THOÁI CHUYỂN.

-NHỮNG TƯỚNG TRANG NGHIÊM NÀY ĐỀU LÀ, CẢNH GIỚI BÁO ĐỘ CỦA ĐỨC PHẬT.

*CÕI PHÀM THÁNH CÙNG Ở CHUNG, THÌ KHÔNG CÓ CHUYỆN MẮT THẤY SẮC, TAI NGHE TIẾNG ĐƯỢC QUẢ VỊ BẤT THOÁI CHUYỂN.




12. Như Lai Vô Lượng Thọ Hội của ngài Bồ Đề Lưu Chi dịch:

"Lại nữa, này A-nan! Cõi nước Cực lạc, chúng sinh không có tướng sai biệt, thuận theo phương tục mà có tên trời, người".




CHỈ VÌ THUẬN THEO PHƯƠNG TỤC NÊN CÓ TÊN: TRỜI, NGƯỜI, A LA HÁN, DUYÊN GIÁC.

QUA BẢN KINH VÔ LƯỢNG THỌ NHƯ LAI HỘI SẼ BIẾT: NHỮNG DANH TỪ NHƯ A LA HÁN, DUYÊN GIÁC Ở CÕI CỰC LẠC CHỈ LÀ PHƯƠNG TIỆN THIỆN SẢO CỦA ĐỨC PHẬT, ĐỂ CHÚNG SINH CÕI ÁC TRƯỢC DỄ HIỂU.


CHỨ KHÔNG PHẢI CÕI CỰC LẠC THẬT CÓ THANH VĂN, DUYÊN GIÁC.


THUẬN THEO PHƯƠNG TỤC, LÀ LỜI NÓI THUẬN THEO THẾ GIAN, MÀ VÌ HỌ NÓI PHÁP.

TỪ DÙNG TỪ THANH VĂN, DUYÊN GIÁC, ĐỨC PHẬT SẼ TỪ TỪ BÁC BỎ DANH TỪ NÀY.




13. TẤT CẢ NGƯỜI SINH CỰC LẠC ĐỀU LÀ BỒ TÁT BẤT THOÁI CHUYỂN.

VÔ LƯỢNG THỌ NHƯ LAI HỘI CỦA NGÀI BỒ ĐỀ LƯU CHI DỊCH NÓI:

Lại nữa, này A-nan! Bồ-tát ở thế giới Cực lạc, đối với đạo Vô thượng Bồ-đề, đều an trụ Nhất sinh bổ xứ.


-ĐỀU AN TRỤ TỨC LÀ ĐỒNG ĐẲNG, KHÔNG KHÁC NHAU.

- TRỤ TỨC LÀ Ở ĐỊA VỊ CỦA CÁC BỒ TÁT.



14. VÔ LƯỢNG THỌ NHƯ LAI HỘI CỦA NGÀI BỒ ĐỀ LƯU CHI DỊCH NÓI:

Này A-nan! Bồ-tát sinh ở thế giới Cực lạc kia, đều đủ ba mươi hai tướng, thân thể nhu nhuyến, các căn thông lợi, trí tuệ thiện xảo, đối với pháp sai biệt không pháp nào chẳng thấu suốt, thiền định thần thông du hý tuyệt vời


-KẾ ĐÓ NÓI TẤT CẢ NGƯỜI SINH Ở THẾ GIỚI CỰC LẠC ĐỀU LÀ BỒ TÁT, ĐỀU ĐỦ 32 TƯỚNG,


-BỒ TÁT SINH Ở CÕI KIA, TỨC LÀ AI NẤY SINH VỀ CÕI CỰC LẠC LIỀN ĐƯỢC DANH XƯNG BỒ TÁT, MỚI ĐƯỢC NÓI BỒ TÁT.



15. VÔ LƯỢNG THỌ NHƯ LAI HỘI CỦA NGÀI BỒ ĐỀ LƯU CHI DỊCH NÓI:

Lại nữa, này A-nan! Các chúng Bồ-tát ở thế giới Cực lạc kia, nói năng điều gì đều tương ứng với Nhất thiết trí, thọ dụng gì đều không nhiếp thủ, du hành khắp cả các cõi Phật mà không ưa, không chán cũng không mong cầu, không tưởng mong cầu, không tư tưởng, không phiền não tưởng, không ngã tưởng, không có tưởng đâu tranh trái nhau giận tiếc.

Vì sao? Vì các Bồ-tát kia, đối với tất cả chúng sinh, có tâm đại Từ bi lợi ích.




16. KẾ ĐÓ VÔ LƯỢNG THỌ NHƯ LAI HỘI CỦA NGÀI BỒ ĐỀ LƯU CHI DỊCH NÓI:


Vì sao? Vì các Bồ-tát kia, đối với tất cả chúng sinh, có tâm đại Từ bi lợi ích.


-CÁC BỒ TÁT KIA, TỨC LÀ CÕI CỰC LẠC TỊNH ĐỘ ĐỀU LÀ BỒ TÁT.



17. KẾ ĐÓ VÔ LƯỢNG THỌ NHƯ LAI HỘI CỦA NGÀI BỒ ĐỀ LƯU CHI DỊCH NÓI:

Này A-nan! Ta nay chỉ nói lược công đức chân thật của các Đại Bồ-tát sinh ở thế giới Cực lạc kia, tất cả đều như thế.


-CÁC ĐẠI BỒ TÁT SINH Ở CÕI CỰC LẠC, TỨC LÀ NHỮNG NGƯỜI SINH Ở CÕI CỰC LẠC CHÍ ÍT CŨNG Ở ĐỊA VỊ BẤT THOÁI, TỨC ĐỊA THỨ 8.



18. KẾ ĐÓ VÔ LƯỢNG THỌ NHƯ LAI HỘI CỦA NGÀI BỒ ĐỀ LƯU CHI DỊCH NÓI:

Này A-nan! Giả sử thân ta sống lâu trăm ngàn ức na-do-tha kiếp, dùng vô ngại biện, muốn khen ngợi đầy đủ công đức chân thật của các Đại Bồ-tát chúng cũng không thể nào cùng tận được!





19. KẾ ĐÓ VÔ LƯỢNG THỌ NHƯ LAI HỘI CỦA NGÀI BỒ ĐỀ LƯU CHI DỊCH NÓI:

Này A-nan! Các Đại Bồ-tát kia dù cho hết thọ mệnh cũng không thể biết được.


-BẢN DỊCH CỦA NHƯ LAI VÔ LƯỢNG THỌ TRƯỚC TIÊN GIẢI THÍCH.

CHỈ VÌ THUẬN THEO THẾ GIAN NÊN CÓ NHỮNG DANH TỪ TRỜI NGƯỜI CÕI NƯỚC TÔI, KẾ ĐÓ ĐỨC PHẬT NÓI TRÍ TUỆ VÀ TƯỚNG HẢO. SAU ĐÓ DÙNG DANH TỪ DẦN DẦN: LÀ ĐẠI BỒ TÁT.



20. KINH VÔ LƯỢNG THỌ CỦA NGÀI KHANG TĂNG KHẢI DỊCH NÓI:

Bồ-tát ở cõi nước ấy cho đến lúc thành Phật, không sinh vào cõi ác, thần thông tự tại, thường biết thọ mạng đời trước, trừ người thị hiện sinh về đời ác năm trược ở phương khác, như cõi Ta-bà của Ta đây.




21. KINH VÔ LƯỢNG THỌ CỦA NGÀI KHANG TĂNG KHẢI DỊCH NÓI:

Này A-nan! Bồ-tát ở cõi Cực lạc nhờ oai thần của Phật, trong khoảng thời gian một bữa ăn, đi đến vô lượng thế giới mười phương, cung kính cúng dường chư Phật Thế Tôn. Tùy theo tâm nguyện của họ mà vô số vô lượng phẩm vật cúng dường như y phục, phướn lọng, cờ phướn tự nhiên hiện ra và theo ý nghĩ liền hiện ra trân báu vi diệu thù đặc mà thế gian chẳng có được.



-TẤT CẢ DANH TỪ NÀY, ĐỨC PHẬT ĐỀU GỌI NHỮNG NHÓM NGƯỜI CÕI CỰC LẠC LÀ BỒ TÁT, HOẶC ĐẠI BỒ TÁT.

-KHÔNG DÙNG TỪ THANH VĂN, DUYÊN GIÁC Ở CÕI ĐÓ, MÀ DÙNG TỪ BỒ TÁT Ở CÕI CỰC LẠC.



22. KINH VÔ LƯỢNG THỌ CỦA NGÀI KHANG TĂNG KHẢI DỊCH NÓI:

Bồ-tát liền đem tung lên cúng dường chư Phật, Bồ-tát, đại chúng Thanh văn.



23. KINH VÔ LƯỢNG THỌ CỦA NGÀI KHANG TĂNG KHẢI DỊCH NÓI:

Các vị Bồ tát ấy đều vui mừng, ở giữa không trung tấu lên nhạc trời, dùng âm thanh vi diệu tán thán công đức của chư Phật, lắng nghe kinh pháp, vui mừng vô lượng. Cúng dường chư Phật xong, chư vị bỗng nhiên nhẹ nhàng, trở về cõi An lạc trước giờ thọ trai.

-CÁC VỊ BỒ TÁT ẤY, TỨC LÀ NGƯỜI Ở CÕI CỰC LẠC ĐỀU LÀ BỒ TÁT. KHÔNG DÙNG TỪ THANH VĂN DUYÊN GIÁC CÕI ĐÓ. TỨC LÀ ĐỀU LÀ BỒ TÁT.



24. KINH VÔ LƯỢNG THỌ CỦA NGÀI KHANG TĂNG KHẢI DỊCH NÓI:

Chư vị Bồ-tát ấy cung kính cúng dường vô lượng chư Phật, thường được chư Phật khen ngợi, rốt ráo các Ba-la-mật của Bồ-tát, tu tập Tam-muội Không, Vô tướng, Vô nguyện, các môn Tam-muội không sinh không diệt, vượt xa địa vị Thanh văn, Duyên giác.

CHƯ BỒ TÁT CÕI ẤY, VƯỢT XA ĐỊA VỊ THANH VĂN DUYÊN GIÁC.



25. KINH VÔ LƯỢNG THỌ CỦA NGÀI KHANG TĂNG KHẢI DỊCH NÓI:

Này A-nan! Chư Bồ-tát đó thành tựu vô lượng công đức như vậy, Ta chỉ nói sơ lược cho ông thôi. Nếu nói rộng ra thì trăm ngàn vạn kiếp cũng không thể nào hết được.



-CHƯ BỒ TÁT ĐÓ, TỨC LÀ NGƯỜI SINH CỰC LẠC THẾ GIỚI ĐỀU LÀ VÔ LƯỢNG CÔNG ĐỨC.

*QUA TẤT CẢ TƯỚNG MẠO NHƯ TRÊN NHƯ: ÁNH SÁNG NGỌC BÁU NHƯ 500 ỨC MẶT TRỜI MẶT TRĂNG, THÂN PHẬT NHƯ NÚI TU DI, MẮT NHƯ 4 BIỂN, CÁC NGỌC BÁU NHƯ THÍCH CA TỲ LĂNG GIÀ, NHƯ Ý BẢO CHÂU V.V…



-TẤT CẢ ĐỀU CHỨNG MINH CÕI CỰC LẠC LÀ: BÁO ĐỘ CHÂN THẬT CỦA NHƯ LAI, KHÔNG PHẢI CÕI PHÀM THÁNH BẤT ĐỒNG, LỘN XỘN CƯ NGỤ Ở NHỮNG CÕI ÁC TRƯỢC, THẾ GIỚI ÁC.



26. LUẬN THẬP TRỤ TỲ BÀ SA CỦA NGÀI LONG THỌ NÓI:

Hàng Thanh văn, Phật bích-chi chỉ biết một ít pháp và chúng sinh, sinh về cõi Vô sắc.



-VÌ THẾ CHO NÊN CÕI CỰC LẠC KHÔNG PHẢI LÀ CÕI “PHƯƠNG TIỆN” CỦA A LA HÁN VÌ SAO BIẾT ĐƯỢC?

1, NIẾT BÀN CỦA A LA HÁN LÀ NIẾT BÀN KHÔNG CÓ HÌNH TƯỚNG, NÊN CHỖ NGỤ CỦA HỌ KHÔNG CÓ NHỮNG THỨ TRANG NGHIÊM.

2, CÕI NIẾT BÀN CỦA A LA HÁN LÀ TÂM THỨC CHỨ KHÔNG CÓ CẢNH CHO CHÚNG SINH HƯỞNG DỤNG.



TUY NIẾT BÀN CỦA A LA HÁN ĐẮC DIỆT TẬN ĐỊNH, TỨC ĐỊNH DIỆT THỌ DIỆT TƯỞNG ĐỊNH. DIỆT THỌ TƯỞNG ĐỊNH THÌ KHÔNG CÓ TƯỚNG LỢI LẠC CHÚNG SINH, KHÔNG PHÙ HỢP TÂM BỒ ĐỀ CỨU ĐỘ MỌI CHÚNG SINH CỦA PHẬT.



-DO ĐÓ, CÕI CỰC LẠC ĐỦ TƯỚNG TRANG NGHIÊM NHƯ: TẤT CẢ AI NẤY SINH VỀ ĐỀU LÀ BỒ TÁT BẤT THOÁI CHUYỂN, THÂN PHẬT NHƯ NÚI TU DI, ÁNH SÁNG NGỌC BẢO NHƯ 500 ỨC MẶT TRỜI MẶT TRĂNG HỢP LẠI, CÕI A LA HÁN KHÔNG CÓ TƯỚNG NÀY, NÊN CÕI CỰC LẠC LÀ: PHƯƠNG TIỆN ĐỘ LÀ KHÔNG HỢP LÝ.



27. KINH VÔ LƯỢNG THỌ CỦA NGÀI KHANG TĂNG KHẢI DỊCH NÓI:

Chư vị Bồ-tát ấy cung kính cúng dường vô lượng chư Phật, thường được chư Phật khen ngợi, rốt ráo các Ba-la-mật của Bồ-tát, tu tập Tam-muội Không, Vô tướng, Vô nguyện, các môn Tam-muội không sinh không diệt, vượt xa địa vị Thanh văn, Duyên giác.


-ÁNH SÁNG CỦA ĐỨC A DI ĐÀ PHẬT CHIẾU 10 PHƯƠNG, CHIẾU LIÊN TỤC THÌ CHỈ CÓ BÁO THÂN MỚI CÓ KHÔNG GIÁN ĐOẠN.



28. KINH QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ PHẬT NÓI:

Thân Phật Vô Lượng Thọ có tám vạn bốn ngàn tướng, trong mỗi tướng đều có tám vạn bốn ngàn vẻ đẹp, trong mỗi vẻ đẹp lại có tám vạn bốn ngàn ánh sáng, mỗi một ánh sáng chiếu khắp thế giới mười phương thu nhận tất cả chúng sinh niệm Phật



29. CÕI PHƯƠNG TIỆN THÌ SẼ CÓ NGÀY KẾT THÚC, NHƯNG MÀ KINH VÔ LƯỢNG THỌ CỦA NGÀI KHANG TĂNG KHẢI DỊCH NÓI:

Cõi nước bậc nhất

Nhiều thứ kỳ diệu

Đạo tràng siêu việt

Như cảnh Niết-bàn

Không đâu sánh bằng

Con luôn thương yêu

Độ thoát tất cả

Mười phương chúng sinh.



30. KINH VÔ LƯỢNG THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC CỦA TAM TẠNG CHI LÂU CA SẤM DỊCH NÓI:

Đạo tràng hơn các cõi

Nước như cảnh Niết-bàn

Không có gì sánh kịp

Con sẽ thường thương xót

Cứu độ hết mọi người.



DO ĐÓ, NHỮNG ĐOẠN TRÊN, CÕI PHẬT A DI ĐÀ NGÀI CHIẾU ÁNH SÁNG KHẮP 10 PHƯƠNG, CÕI PHẬT A DI ĐÀ SAU CÙNG RỐT RÁO AI NẤY ĐỀU ĐẠT ĐỊA VỊ NHẤT NHẤT SINH BỔ XỨ, NHẤT SINH BỔ XỨ TỨC ĐỒNG VỚI NGÀI DI LẶC, DO ĐÓ NÓI CÕI CỰC LẠC LÀ PHƯƠNG TIỆN HỮU DƯ CỦA A LA HÁN LÀ KHÔNG HỢP LÝ.



VÀ ĐƯƠNG NHIÊN CÕI CỰC LẠC LÀ CÕI BÁO ĐỘ, TỨC LÀ CÕI THẬT BÁO TRANG NGHIÊM TỊCH ĐỘ, DÙ Ở BIÊN GIỚI CÕI PHẬT CŨNG ĐỦ NHỮNG BÁU, NHỮNG TƯỚNG NÀY.





CUỐI CÙNG CÕI CỰC LẠC LÀ THƯỜNG TỊCH QUANG LÀ KHÔNG HỢP LÝ VÌ SAO?



31. Kinh Vô Lượng Thọ của ngài Khang Tăng Khải dịch:

Đức Phật bảo A-nan:

-Bồ-tát ở cõi nước kia rốt ráo đều đạt đến Nhất sinh bổ xứ.



32. VÔ LƯỢNG THỌ NHƯ LAI HỘI CỦA NGÀI BỒ ĐỀ LƯU CHI DỊCH NÓI:

Lại nữa, này A-nan! Bồ-tát ở thế giới Cực lạc, đối với đạo Vô thượng Bồ-đề, đều an trụ Nhất sinh bổ xứ.




NHẤT SINH BỔ XỨ, TỨC PHẢI CÒN TRẢI QUA 1 ĐỜI CUỐI CÙNG NỮA HỌ MỚI THÀNH PHẬT, TỨC LÀ TÌM MỘT QUỐC ĐỘ, MỘT CÕI NƯỚC Ở BÊN NGOÀI CÕI CỰC LẠC HỌ MỚI THÀNH PHẬT.



-DO ĐÓ, CÕI CỰC LẠC KHÔNG ĐỒNG NGHĨA LÀ THƯỜNG TỊCH QUANG CỦA PHẬT, MÀ BỒ TÁT BỔ XỨ CHỈ CHỨNG ĐƯỢC 1 NỬA CỦA THƯỜNG TỊCH QUANG, CHỨ CHƯA ĐƯỢC HOÀN THÀNH 100 % CỦA THƯỜNG TỊCH QUANG.



CUỐI CÙNG TẤT CẢ NHỮNG ĐOẠN KINH VĂN TRÊN CHỨNG MINH CÕI CỰC LẠC LÀ BÁO ĐỘ THANH TỊNH.

NGÀI HUYỀN TRANG, NGÀI THIỆN ĐẠO ĐÃ SUY ĐOÁN ĐÚNG CÕI CỰC LẠC LÀ BÁO ĐỘ THANH TỊNH CỦA PHẬT MÀ THÔI.

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
QUÁN KINH TỨ THIẾP SỚ CỦA NGÀI THIỆN ĐẠO NÓI:

Hỏi: Cõi nước của Đức Phật A-di-đà là do quả báo hay do hóa hiện ra?


Đáp: Đó là do quả báo chứ không phải Đức A-di-đà hóa hiện ra, làm sao biết được? Vì trong “Kinh Đại Thừa Đồng Tánh có nói ở phương Tây chắc hẳn là vui, là cõi nước y báo của Đức Phật A-di-đà.

Lại, Kinh Vô Lượng Thọ có nói Tỳ-kheo Pháp Tạng vào thời Đức Phật Thế Tự Tại Vương thực hành đạo Bồ-tát, đã phát ra bốn mươi tám lời nguyện, mỗi nguyện đều chép: “Nếu khi tôi thành Phật, mà chúng sinh trong mười phương xưng niệm danh hiệu tôi, muốn sinh về cõi nước tôi, dù chỉ niệm được mười niệm, nếu không được vãng sinh thì tôi không thành Chánh giác.” Nay đã thành Phật, tức là để đáp lại nhân đó.

Lại, trong Quán kinh chép: “Người thuộc ba bậc thượng khi qua đời đều được Đức Phật A-di-đà và các hóa Phật đón rước, báo thân và hóa thân đều đến duỗi tay dắt dẫn, nên gọi là cùng đón rước. Dùng văn này làm bằng chứng cho nên biết là báo thân.



Nhưng ứng thân và báo thân là tên khác của nhãn mục, trước thì dịch báo thân là ứng thân, sau thì dịch ứng thân là báo thân. Phàm phu nói báo thân, tức là nhân và hạnh không luống dối, chắc chắn sẽ được quả báo, do quả báo ứng với nhân, nên gọi là báo thân. Lại, do trải qua ba đại a-tăng-kỳ kiếp siêng tu muôn hạnh, nên chắc chắn sẽ được Bồ đề nay đã thành đạo, tức là ứng thân, ở đây là Chư Phật quá khứ hiện tại lập ra ba thân, ngoài ba thân này không còn thân nào khác. Dù cho không thiếu tám tướng, danh hiệu nhiều như cát bụi, nếu nói về thân thì đều thuộc về hóa thân, nay Đức Phật A-di-đà hiện là báo thân.



Hỏi: Đã gọi báo thân, thì báo thân là thường trụ, không bao giờ có sinh diệt, vì sao trong kinh Quán Âm Thọ Ký chép: “Đức Phật A-di-đà cũng có lúc diệt độ, cũng có lúc nhập Niết-bàn?” Điều này giải thích ra sao?



Đáp: Nghĩa nhập hay không nhập, chỉ là cảnh giới của Chư Phật. Trí của ba thừa cạn cợt còn không thấy biết được thì làm sao các hạng phàm phu tiểu trí biết được? Tuy nhiên nếu người nào muốn biết, dám dẫn kinh Phật để chứng minh vì sao thì như “Phẩm Niết-bàn phi hóa trong Kinh Đại Phẩm” có nói Đức Phật bảo Tu-bồ-đề: “Ý ông nghĩ sao? Nếu có hóa nhân làm hóa nhân thì hóa nhân này có thật hay không?” Tu-bồ-đề đáp:



Bạch Đức Thế tôn không có !



Đức Phật bảo Tu-bồ-đề:



Sắc tức là hóa, thọ, tưởng, hành, thức tức là hóa, cho đến trí Nhất thiết chủng cũng tức là hóa.



Tu-bồ-đề bạch Phật rằng:



Bạch Đức Thế tôn! Nếu pháp thế gian là hóa, pháp xuất thế gian cũng là hóa, do đó bôn niệm xứ, bốn chánh cần, bốn như ý túc, năm Căn, năm Lực, bảy Bồ-đề phần, tám phần Thánh đạo, ba môn Giải thoát, mười Năng lực của Phật, bốn Vô sở úy, bốn Trí vô ngại, mười tám pháp Bất cộng, các pháp quả và cả các bậc Hiền thánh, kể cả bậc Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích-chi-phật, Đại Bồtát, Chư Phật! Bạch Đức Thế tôn đó cũng là pháp hóa ư?



Phật bảo Tu-bồ-đề:



Tất cả pháp đều là hóa, trong pháp đó có pháp Thanh văn biến hóa, có pháp Bích-chi-phật biến hóa, có pháp Bồ-tát biến hóa, có pháp Chư Phật biến hóa, có pháp phiền não biến hóa, có pháp nghiệp nhân duyên biến hóa. Do nhân duyên đó, này Tu-bồ-đề ! Tất cả các pháp đều là hóa.



Tu-bồ-đề bạch Phật:



Bạch Đức Thế tôn! Nếu dứt bỏ các phiền não, thì gọi là quả Tu đà-hoàn, quả A-la-hán, đạo Bích-chi-phật, dứt trừ sự huân tập phiền não, đều là biến hóa phải không?



Phật dạy Tu-bồ-đề:



Nếu tướng pháp sinh diệt thì đều thuộc về biến hóa?



Tu-bồ-đề bạch Phật:



Bạch Đức Thế tôn! Vậy thì pháp nào mới không phải biến hóa?



Phật dạy:



Pháp nào không sinh diệt thì pháp đó không phải biến hóa.



Tu-bồ-đề bạch Phật:



Pháp nào không sinh diệt là không phải biến hóa?



Phật bảo:



Niết-bàn không có tướng dối gạt là pháp không phải biến hóa.



Tu-bồ-đề bạch Phật:



Bạch Đức Thế tôn! Như Đức Phật thường nói các pháp là bình đẳng, không do Thanh văn làm ra, không phải do Bích-chi-phật làm ra, không phải do các vị Đại Bồ-tát làm ra, không phải do Chư Phật làm ra, dù có Phật hay không Phật, thì tánh các pháp cũng thường không, tánh không tức là Niết-bàn. Vì sao pháp Niết-bàn chẳng phải hóa?



Phật bảo Tu-bồ-đề:



Đúng vậy, đúng vậy! Các pháp bình đẳng, không phải do Thanh văn làm ra, cho đến tánh không tức là Niết-bàn. Nếu Bồ-tát mới phát tâm nghe nói tất cả pháp đều rốt ráo tánh không, cho đến Niết-bàn cũng đều như hóa thì tâm vị đó sẽ khiếp sợ, do đó vì Bồ-tát mới phát tâm mà phân biệt pháp sinh diệt là như hóa, pháp bất sinh bất diệt không phải như hóa ư? Nay dùng thánh giáo này mà nghiệm biết được Đức Di-đà chắc chắn là hóa thân, về sau dù có nhập Niết-bàn, thì nghĩa này cũng không ngại. Người có trí tuệ nên biết như vậy.



Hỏi: Đức Phật A-di-đà và cõi nước của Ngài đã gọi là báo, pháp báo đó thật cao sâu nhiệm mầu, các vị tiểu thánh khó bước lên được, thì kẻ phàm phu cấu chướng làm sao nhập vào được?



Đáp: Nếu nói về cấu chướng của chúng sinh thì khó được vãng sinh về đó, nhưng nhờ nương vào nguyện lực của Phật làm duyên mạnh, giúp cho chúng sinh trong năm thừa đều được nhập vào.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Kakakaka, Cõi Nhất Thiết Bảo Trân của Ngài Quán Âm trang nghiêm hơn cõi Cực Lạc.
Còn vô số các cõi khác trong pháp giới thanh tịnh trang nghiêm hơn cõi Cực Lạc nhưng tại vì các cõi đó sự tiếp dẫn không bằng cõi Cực Lạc nên chúng sanh rất khó vào. Chính vì vậy Đức Phật Thích Ca không giới thiệu.

Chỉ có Phật mới biết hết về các cõi Tịnh Độ, còn phát ngôn của bạn là phát ngôn bừa xem thường chư Phật khác trong mười phương thế giới.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 4)
Bên trên