vienquang2

Con đường Phật Tâm Tông.- Phần 2

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
978
Điểm tương tác
946
Điểm
93
Bài 1.- Kinh điển hệ Pali hay Kinh điển hệ Sanskrit là Nguyên thủy hơn.

( xem phần 1



Phần 2

Kinh điển Sanskrit là sự kết tinh, hội tụ của những tư tưởng triết học cổ Ấn Độ, là nền tảng cơ sở phát triển cho các học thuyết sau này, đặc biệt đối với Phật giáo.

TT Thích Đức Thiện có bài nhận định về tính "Nguyên Thủy" giữa 2 hệ thống ngôn ngữ này.

(trích đối thoại với thầy Thông Lạc):

kinh Tiểu thừa Pàli mà thầy cho là kinh điển nguyên thỉ đó có đúng là nguyên thỉ hay không?

Thầy có biết kinh điển nguyên thỉ được ghi lại bằng thư tiếng gì không?

Vào lúc bấy giờ tại Ấn độ, ngôn ngữ dùng để truyền đạt giao thiệp nhau qua lời nói thì thông dụng là ngôn ngữ Magadha, nhưng về ngôn ngữ dùng để ghi chép thành văn bản thì là ngôn ngữ Sanskrit chứ không phải ngôn ngữ Pàli.

Ngôn ngữ Pàli là thứ ngôn ngữ mới được các bộ phái Tiểu thừa phát triển sau này tự đặt ra để phiên dịch lại kinh điển từ nơi ngôn ngữ khác (có thể là Sanskrit, vì ngôn ngữ chữ viết để ghi chép chỉ có chữ Sanskrit là thông dụng, chúng được sử dụng tại Ấn độ trước, sau và thời kỳ Phật còn tại thế. Ngôn ngữ này là ngôn ngữ chính dùng để ghi chép vào lúc bấy giờ như những tác phẩm văn học lớn: Như Rig-Veda, Śakuntalā của Kālidasa, những bộ sử thi như Mahābhārata, Rāmayana, những tác phẩm triết học như Brhadupanishad, Sakhyakārikā, Vāiśesikakārikā, cac tác phẩm ngữ học của Pànini, Patanjati, v.v…) để thành của mình,

hay bất cứ một ngôn ngữ nào khác thì cũng vậy, ngôn ngữ Pàli chỉ là ngôn ngữ có sau này, trong thời kỳ các bô phái phát triển, vì vậy chúng không phải là ngôn ngữ nguyên thi, nên Kinh điển trong hệ thống Pàli NIKAYA không phải là kinh NGUYÊN THỈ,

Vì khi dịch sang một thứ ngôn ngữ khác chúng không còn là nguyên thỉ nữa, vì chúng theo quan điểm cùng kiến giải của họ, kinh đã không còn trung thực nữa! và lúc này ngôn ngữ Pàli không còn trung thành với chính bản gốc của ngôn ngữ khác nữa, vì chúngđã bị các nhà Tiểu thừa cải biến theo kiến giải căn cơ hạ liệt của mình rồi! Chắc chắn là vấn đề ngôn ngữ học và nhất là ngôn ngữ cổ Thầy mù tịt, nên Thầy cứ tự cho rằng Kinh điển Pàli của Tiểu thừa là kinh điển NGUYÊN THỈ thì Thầy sai lầm to rồi.

Tiếng Pàli là ngôn ngữ được các nhà Tiểu thừa sáng chế sau này, và chúng hiện diện để các nhà Tiểu thừa ghi chép theo tiếng Pàli của mình vào thời kỳ Kiết tập lần thứ tư tại Tích Lan, và lần kiết tập này chỉ có bên Tiểu thửa thôi (Theo Đảo sử Tích Lan).


Chứ thật ra ngôn ngữ Pàli đâu có nguồn gốc phát xuất từ xa xưa ở Ấn độ, nó là ngôn ngữ ở ngoài Ấn độ, chứ không phài tiếng sử dụng của một dân tộc nào đó vào lúc bấy giờ ở Ấn độ. Vậy Thầy có còn cho nó là Nguyên Thỉ nữa hay không? (hết trích)

(có thể xem thêm khảo cứu

https://vi.wikipedia.org/wiki/Tiếng_Phạn )

Kính các Bạn.

VQ chỉ là người tìm học Tư Tưởng Giác Ngộ nguyên Thủy của Đức Phật. Nên không trú chấp vào hệ kinh điển Pali hay Sanskrit . Nam truyền hay Bắc Truyền, Tiểu thừa hay Đại Thừa tất cả đều quan trọng đều đáng để Trạch Pháp mà tu học.


PG the giới.jpg
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
978
Điểm tương tác
946
Điểm
93
Bài 2.- Kinh Bát Nhã.

Kinh Bát-nhã-ba-la-mật-đa .- Có nghĩa là kinh dạy về Trí Tuệ rốt ráo đến bờ kia.

Nội dung kinh BN Phật dạy về TRÍ KHÔNG. (Tam pháp Ấn. Không- Vô Tướng- Vô Tác)

"Trong hệ thống Bát Nhã có nhiều Kinh: (trong đó có 3 kinh Tạng Nổi tiếng và hàm suc nhất)

1 . Kinh Đại Bát Nhã:

Trọn bộ 24 tập – 600 quyển trong Đại Tạng Kinh Đại Chính Tân Tu, mang số hiệu 220.
Khoảng giữa năm 1973, theo quyết định của Hội đồng Giáo phẩm Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Hội đồng Phiên dịch Tam Tạng gồm 18 vị được thành lập với Hòa Thượng Trí Tịnh làm Trưởng ban, Hòa Thượng Minh Châu làm Phó trưởng ban và Hòa Thượng Quảng Độ làm Tổng thư ký. Trong kỳ họp tại Viện Đại Học Vạn Hạnh vào những ngày 20, 21, 22 tháng 10 năm 1973 nhằm thảo luận phương thức, nội dung và chương trình làm việc, Hòa Thượng Thích Trí Nghiệm được Hội đồng phân công phiên dịch bộ Đại Bát Nhã 600 quyển này. Thực ra, Ngài đã tự khởi dịch bộ kinh này từ năm 1972 và khi được phân công, Ngài đã dịch được gần 100 quyển. Đây là bộ kinh lớn nhất trong Đại Tạng, đã được Ngài dịch suốt 8 năm (1972-1980) mới xong và đã dịch theo bản biệt hành, gồm 24 tập (mỗi tập 25 quyển), và cũng đóng thành 24 tập như nguyên bản chữ Hán.(theo HT. Thích Đổng Minh)

2. Kinh Kim Cang Bát Nhã:

Kinh văn chỉ tập trung vào một vài điểm giáo lý quan trọng và chúng được giải thích triệt để. Những điểm này cụ thể như sau:

a. Hành giả không nên nhìn nhận một "tự ngã" (sa. ātman), một "chúng sinh" (sa. sattva), một "linh hồn" (sa. jīva, thọ mệnh giả) hoặc một "cá nhân" (sa. pudgala, bổ-đặc-già-la) nào cả.

b. Hành giả không nên nhìn nhận bất cứ một pháp, một thật thể bên ngoài nào vì hoàn toàn không có một pháp nào có thể được nhận thức cả. Và dĩ nhiên, điều này cũng có giá trị cho một phi pháp.

c. Hành giả không nên để tâm lưu trú ở bất cứ nơi nào. (phổng theo wiki)

d. Tận cùng Chân lý : NGÃ - PHÁP đều KHÔNG.


3. Tiểu phẩm Bác Nhã, còn gọi Bát Nhã Tâm Kinh:

Bài Tâm kinh là kinh tinh túy gói gọn của TRÍ KHÔNG. Trong đó chủ yếu Phật dạy về hai việc "Không"

A. PHÁP: Thật Tướng của các Pháp là KHÔNG. (Vũ Trụ Quan PG)

B. NGÃ (thật tánh của nhân sanh) là KHÔNG, gọi là "Ngũ Uẩn Giai không".- Vì Ngã chỉ là duyên hợp của 5 Uẩn: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức. (Nhân Sinh Quan PG)

  • Cũng mang Nội Hàm: Tận cùng Chân lý : NGÃ - PHÁP đều KHÔNG.
  • Trí Tuệ rốt ráo đến bờ kia.- là TRÍ BÁT NHÃ , là TRÍ KHÔNG

yết đế2.png
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
978
Điểm tương tác
946
Điểm
93
Bài 3.- Kinh Bát Nhã. Sự Liên hệ với Tứ Đế.

* Sự Giác Ngộ của Đức Phật ở Tứ Đế là GN về Nhân Sanh (Ngã) và Vũ Trụ (Pháp).

* Kinh Bát Nhã dạy : Ngã KHÔNG và Pháp KHÔNG.


* Trí Bát Nhã là Niết Bàn tịch diệt Vô Sanh. (đệ tam Pháp Ấn)
++++++++++++++++++

A/. Vì sao NGÃ là KHÔNG ?

Tiểu Phẩm Bác Nhã Phật dạy: "Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách.
Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức diệc phục như thị."

nghĩa:

"Ngài Bồ Tát Quán Tự Tại khi thực hành thâm sâu về trí tuệ Bát Nhã Ba la mật, thì soi thấy năm uẩn đều là không, do đó vượt qua mọi khổ đau ách nạn.
Nầy Xá Lợi Tử, sắc chẳng khác gì không, không chẳng khác gì sắc, sắc chính là không, không chính là sắc, thọ tưởng hành thức cũng đều như thế." (hết trích)

+ Như vậy. Khi quán về Bản NGÃ. Thì Ngã chỉ là sự hổn hợp của 5 Ấm: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức mà có ra. Do cái này mới có, do cái kia mới có. Sẽ do cái này diệt, thì cái kia diệt.- Như vậy Ngã không có được sự tự chủ độc lập, mà phải nương gá cái khác mà thấy CÓ.

* NGÃ chỉ là Giả Tướng .- KHÔNG thật có.

+ Vì Ngã do duyên mà hợp tán nên Ngã là Vô Thường, Vô thường nên Khổ, Khổ nên Bất Tịnh.


  • Đây là pháp Ấn thứ 1 và 2. (1) Chư Hành Vô Thường. (2) Chư Pháp Vô Ngã.
  • Vì triển khai về Khổ nên với Tứ Diệu Đế là Khổ Đế.

++++++++++++++

B/. Vì sao là PHÁP là KHÔNG.

Tiểu Phẩm Bác Nhã Phật dạy: " Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm.
Thị cố không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức.
Vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, vô sắc thanh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới.
Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận.
Vô khổ, tập, diệt, đạo.
Vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố.
Bồ đề tát đõa y Bát nhã Ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn."

Nghĩa:
“Này chúng đệ tử, tất cả các pháp đều có Thật tướng là "không", tướng không đó không sinh và không diệt, không dơ không sạch, không tăng không giảm.
Cho nên trong cái không đó, nó không có sắc, không thọ tưởng hành thức.
Không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ý. Không có sắc, thanh, hương vị, xúc pháp. Không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới.
Không có vô minh,mà cũng không có hết vô minh. Không có già chết, mà cũng không có hết già chết.
Không có khổ, tập, diệt, đạo.
Không có trí cũng không có đắc, vì không có sở đắc.
Khi vị Bồ Tát nương tựa vào trí tuệ Bát Nhã nầy thì tâm không còn chướng ngại, vì tâm không chướng ngại nên không còn sợ hãi, xa lìa được cái điên đảo mộng tưởng, đạt cứu cánh Niết Bàn. (hết trích)

Kính các Bạn:

“Phần lớn chúng ta vì còn mê lầm nên chỉ thấy huyễn tướng mà chưa biết quán chiếu để thấy được thật tướng của pháp đó là tướng không bất sinh bất diệt….
...Vì sao nói tướng không không tăng không giảm?

+ "Huyễn Tướng" các Pháp- Duyên sanh . Vì duyên sanh nên "vô ngã" . Vì duyên sanh vô ngã nên không có Tự Tánh.- gọi là "Tánh KHÔNG" .

+ Cái TÁNH KHÔNG này là CHƠN KHÔNG DIỆU HỮU (mà không là cái Không do Ý thức suy lường mà biết được).

+ "Thật Tướng".- Khác với huyễn tướng.- vì huyễn thì có hình dạng nên thay đổi và có thể tăng giảm, tướng không (Thật Tướng) là bản chất của pháp nên bất biến, không tăng không giảm dù nó ở bất kỳ trạng thái nào. - Ví dụ như nước, dù ở thể lỏng, thể hơi, thể rắn, thì tướng không của nước vẫn vậy, không thay đổi, không thêm không bớt. Dù nước có kết hợp để tạo thành các pháp mới, nhưng bản chất nước dù ở bất kỳ đâu vẫn không thay đổi, vẫn là nước, vẫn nguyên vẹn đầy đủ đặc tính mà không thêm không bớt.”


+ Do vậy Khi vị Bồ Tát nương tựa vào trí tuệ Bát Nhã nầy thì tâm không còn chướng ngại, vì tâm không chướng ngại nên không còn sợ hãi, xa lìa được cái điên đảo mộng tưởng, đạt cứu cánh Niết Bàn.

* Đây là Pháp Ấn thứ 3: Niết Bàn tịch diệt Vô Sanh.

* Tương ưng với Tứ Diệu Đế là DIỆT ĐẾ.

sen31.jpg


++++++++++++
(kỳ sau nói về Chơn Không của Bát Nhã)
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
978
Điểm tương tác
946
Điểm
93
Bài 4.- Duyên Sanh- Vô Ngã- Không.

“Kinh Thánh Cầu” trong “Kinh Trung Bộ » được đức Phật xác nhận như sau:

“"Pháp này do Ta chứng được, thật là sâu kín... Đối với quần chúng ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục, thật khó mà thấy được định lý Idapaccàyata Paticcasamuppada (Y Tánh Duyên Khởi Pháp)”

Trong đoạn kinh vừa dẫn, trong đó đề cập giáo lý sâu xa mà đức Phật giác ngộ dưới cội cây Bồ đề là Idapaccàyata Paticcasamuppada (Y Tánh Duyên Khởi Pháp), đó chính là giáo lý Duyên khởi.

Trong kinh Tạp A Hàm, đức Phật đã từng khẳng định rằng :

+ “Duyên khởi là lẽ thật chỉ rõ thực tính Duyên sinh (hay Duyên hợp) nơi mọi sự mọi vật – vật lý hay tâm lý, trong vũ trụ. Sự thật này
luôn tồn tại cho dù Như Lai có xuất hiện hay không xuất hiện nơi thế gian này …”.

+ Nguyên lý Duyên khởi là chân lý, là qui luật chỉ rõ nguyên tắc vận hành của mọi pháp trong thế gian, tức mọi hiện tượng
tâm lý và vật lý, tạo nên đời sống của vạn vật, nó còn là lý thuyết đầu tiên phản bác hệ thống triết học Vệ-đà của Bà-la-môn, phủ nhận tư tưởng sáng tạo của đấng Phạm Thiên (Brahman), để hình thành tư tưởng “Tự tác tự thọ” (mình làm mình chịu), đề cao vị trí con người, con người là chủ nhân ông cho chính mình, không ai khác hơn có thẩm quyền định đoạt cuộc sống cho mình.
Do nguyên lý Duyên khởi là chủ đạo của các học thuyết được xây dựng trên căn bản Vô ngã tính,

+ Lý Duyên sinh tức Duyên sinh diệt hay Lý Duyên hợp tức Duyên hợp tan, nhưng cần hiểu rằng nơi đây không có cái sinh ra hay hợp lại và rồi diệt mất hay tan đi, mà tất cả đều sinh sinh hóa hóa vô thủy vô chung (không có bắt đầu, không có kết thúc) như hàm ý nơi các diễn đạt sau:

Pháp : Thành – Trụ – Hoại – Không (vũ trụ vạn vật).
Thân : Sanh – Lão – Bệnh – Tử (các loài hữu tình).
Tâm : Sanh – Trụ – Dị – Diệt.
(Theo Thích Hạnh Bình)
Con Đường Phật Tâm Tông Phần 2 Lz_duy10

Kính các Bạn. Tất cả Pháp do duyên sanh và biến dị theo quy luật như vậy, như vậy...Gọi là VÔ THƯỜNG. Do Các Pháp Vô Thường nên là VÔ NGÃ.- Do Vô Ngã nên Không có Tự Tánh, không tự tánh nên gọi là KHÔNG.

Trung Quán Luận của Bồ-tát Long Thọ. Bài kệ:

Nhân duyên sở sanh pháp
Ngã thuyết tức thị không
Diệc danh vi giả danh
Diệc danh trung đạo nghĩa.
nghĩa:
Nhân duyên sanh các pháp
Ta nói tức là không
Cũng gọi là giả danh
Cũng gọi nghĩa Trung Đạo.

Thấy các pháp do nhân duyên sanh, thể tánh đều không tức là quán không.(hết trích)

Về Giáo Lý KHÔNG. Ở kinh Tam Pháp Ấn Phật dạy:

"Tự tính của Không là không nằm trên bình diện có không, không nằm trong khuôn khổ các vọng tưởng, không có tướng sinh, không có tướng diệt, và vượt thoát mọi tri kiến.

Tại sao thế? Vì tự tính của Không không có vị trí trong không gian, không có hình tướng, không thể khái niệm được, chưa bao giờ từng sinh khởi, tri kiến không nắm bắt được và thoát ly mọi sự nắm bắt.

Vì thoát ly được mọi sự nắm bắt nên nó bao hàm được tất cả các pháp và an trú nơi cái thấy bình đẳng không phân biệt.

Cái thấy ấy là cái thấy chân chính và xác thực. Quý vị khất sĩ! Quý vị nên biết rằng không những tự tính của Không như thế mà tất cả các pháp cũng đều như thế. Đó gọi là pháp ấn.....

....Phép quán sát này được gọi là KHÔNG, cánh cửa giải thoát thứ nhất".(hết trích)


Kính các Bạn. Nên đặc biệt lưu ý .- Phật dạy:

Giáo Lý "KHÔNG" không nằm trên bình diện có không, không nằm trong khuôn khổ các vọng tưởng, không có tướng sinh, không có tướng diệt, và vượt thoát mọi tri kiến. (mang ý nghĩa gì ?)
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
978
Điểm tương tác
946
Điểm
93
Bài 5.- Ba tầng bậc Sắc - Không.

I ). SẮC - KHÔNG ĐỐI ĐẢI: Nghĩa là do Ý THỨC phân biệt mà phàm phu thấy Sắc (CÓ) đối lập với KHÔNG (Không Có). Đây là tầng bậc thứ I của Thế Gian Phàm phu,

+ Đây là chỗ mà Đức Phật dạy: "Tự tính của Không là không nằm trên bình diện có không, không nằm trong khuôn khổ các vọng tưởng,"

Ở tầng bậc này. Vì là Pháp Đối Đải, nên chúng ta chỉ thấy SẮC khác KHÔNG. - Không thể lẫn lộn. Thí dụ: Chúng ta nói "Tôi KHÔNG CÓ tiền" không thể nào lẫn lộn với "Tôi CÓ tiền". - Nếu lẫn lộn, thì là già cả lẫn lộn, hoặc là người bị mất trí !.

* Cái "Không" (trong vòng Đối Đải) này. Chưa phải là Tánh Không, mà Trí Huệ Bát Nhã chỉ bày.(Người tu cần giải trừ).

* Các Bạn lưu ý: lìa ý thức, não bộ suy lường, không phải là tử vong, vô tri. Mà vẫn có Quán Trí, có trí Không, có Tánh giác.- Đó là Trí Huệ Bát Nhã Ba la mật.

* Sắc Không Đối đãi là Vọng cần giải trừ.- Nhiếp về Giới.

II ). SẮC - KHÔNG BẤT DỊ.(Sắc không khác Không)

Sự quán chiếu Bát-nhã. Là Pháp Thiền Quán để lột bỏ những tấm màn Vô Minh do Ý Thức vọng khởi ra ấy, đang ngăn che chúng ta với thực tại của mọi sự vật là tánh Không, bởi vì sự vật thì từ vô thủy đến vô chung vẫn chính là tánh Không: Trí biết các Pháp Tánh Không- Tức là Trí Không. - Dùng Trí Không để quán chiếu các Pháp. Gọi là Quán Chiếu Bát Nhã.

Về Quán Chiếu Bát Nhã này. Kinh điển Nikaya có nói đến:

+ Tưởng Tri, Thắng Tri và Liễu Tri.

  • Tưởng Tri là thấy biết bằng Ý THỨC.
  • Thắng Tri là thấy biết bằng Thiền Quán. Nên sự thấy biết rất thù thắng hơn Tưởng Tri.- Đây mới là Quán Chiếu Bát Nhã.

Hỏi: Thiền Quán như thế nào để đến được "Trí Không" ?
Đáp: Kinh Bát Nhã và ĐT ĐL dạy: Người tu quán 18 Không sẽ thấy được TÁNH KHÔNG của các Pháp. Thấy được Tánh Không của các Pháp thì có được Trí Không (Trí biết các Pháp là Không).

+ Lưu ý khi tu Quán Không trong Bát Nhã BLM :

Khi tu Quán Tánh Không trong Bát Nhã BLM, hành giả nên lưu ý 3 điều:

1/. Chẳng nên CHẤP KHÔNG. (Chấp Không là Tà Kiến chấp).

2/. "Tánh Không" chẳng phải là có 1 cái Tánh là KHÔNG (nếu hiểu vậy thì liền rơi vào Chấp Không, nêu trên).- Mà là Các Pháp đều KHÔNG CÓ TỰ TÁNH, nên là TÁNH KHÔNG.

3/. Nếu chúng ta cho rằng Tánh Không, là các Pháp có một cái Tánh "cố định là KHÔNG", thì chúng ta rơi vào "cái Không " thuộc phạm trù đối đãi của phàm phu" cái Không thuộc ý thức suy lường này của phàm phu chúng ta cần nên loại bỏ, để tiến vào cái Không Bất Dị, và cái không Tuyệt Đãi của Bậc Thánh.

* Nói chung, khi giải trừ Ý Thức, trầm tư vào Thiền quán, sẽ tiếp cận được Sắc Không Bất Dị, thấy được CHƠN KHÔNG - DIỆU HỮU, thấy được CHÂN KHÔNG mà Phật dạy ở Trí Không này.

* Quán Sắc Không Bất Dị Là Quán Chiếu Bát Nhã.- Nhiếp về Định.
Con Đường Phật Tâm Tông Phần 2 Vzen_d10


III ). SẮC - KHÔNG TUYỆT ĐÃI.

Do quán chiếu Sắc Bất Dị Không.- nên thấy được Thật tướng của Vạn Pháp là như thị .- Có 10 phương diện Như Thị: : “như thị tướng” , “như thị tính” , “như thị thể” , “như thị lực” , “như thị tác” , “như thị nhân” , “như thị duyên” , “như thị quả” , “như thị báo” , và “như thị bổn mạt cứu cánh đẳng” .

Thập Như Thị bổn lai là không (Pháp thể bổn không.- Đây là cái KHÔNG TUYỆT ĐÃI.- Lìa suy nghĩ, phân biệt). Cái bổn lai không đó chính là Thật tướng Bát nhã.

Thực hành QUÁN CHIẾU BÁT NHÃ liên tục, đủ thời tiết nhân duyên ta nhận ra được THỰC TƯỚNG BÁT NHÃ.

Nói nhận nhưng không có cảnh giới sở nhận cũng không có chủ thể năng nhận. Thực tướng Bát nhã cũng chính là thực tướng của vạn pháp. Đó là chỗ không thể dùng lời nói để diễn tả, không thể dùng thức phân biệt mà thấu được. - Đây là cảnh giới Sắc Không Tuyệt Đãi, là Nhất Chân Như .

Tổ Mã Minh nói về Thật Tướng Nhất Chân Như: " Chân Như của tâm tức là cái thể của pháp môn “Nhất pháp giới đại tổng tướng”. Đó là cái bất sanh bất diệt của tâm tánh, Tất cả các pháp chỉ nương nơi vọng niệm mà có sai khác. Nếu lìa vọng niệm thời không có tướng của bất cứ cảnh giới nào. Cho nên tất cả các pháp, ngay trong bản chất, lìa tướng ngôn thuyết, lìa tướng danh tự, lìa tướng tâm duyên. Rốt ráo bình đẳng. Không có đổi khác. Không thể phá hoại. Chỉ là cái nhất tâm, cho nên gọi là Chân Như.”
(hết trích)

Trí Tuệ mà tương ưng NHƯ, tức là Chân Trí, là Trí Không, là Trí Tuệ Bát Nhã Ba la mật. - Là Thật Tướng Bát Nhã.- Nhiếp về Tuệ. (Trí Không).

Do nghĩa của 3 tầng KHÔNG này. Nên:

Giáo Lý "KHÔNG" không nằm trên bình diện có không, không nằm trong khuôn khổ các vọng tưởng, không có tướng sinh, không có tướng diệt, và vượt thoát mọi tri kiến.
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
978
Điểm tương tác
946
Điểm
93
Bài 6.- Trí Bát Nhã.- Sự Giác Ngộ Nhân Sinh Siêu Thế.

Sự Giác Ngộ của Đức Phật xuyên qua Tứ Đế. Chúng ta thấy có 2 phương diện:

1/. GN Nhân sinh tại thế:

Đó là con người "Tại thế" . Nghĩa là chưa Thành Phật toàn giác, hoặc Độc Giác, hay Thanh Văn Giác. Thì họ bị Khổ đế và Tập đế trói buộc .

  • Họ phải bị sanh, già, bệnh, chết, ái biệt ly, cầu bất đắc v.v... bức ngặt.
  • Tập nhân của các khổ đó là: Tham, sân, si, mạn, nghi, thân kiến, tà kiến, kiến thủ kiến v.v... che mất Tánh Giác.- Nên sanh khổ.
  • Tóm lại: Pháp do nhân duyên sanh, là Hữu Vi Pháp là HIỆN TƯỢNG của Chân Như Tâm. Tánh chất của Pháp Hữu Vi là: Có Sanh- có diệt. có Cấu- có Tịnh. có Tăng- có Giảm. có Đến- có Đi (Vô thường, khổ, bất tịnh).

2/. GN Nhân Sinh đắc Siêu Thế . - Siêu xuất Thế Gian).

Đó là các bậc Chân Nhân đã xuất ly Tam Giới.- Bậc đã chứng Diệt (Niết Bàn)- Đạt Đạo (Có Bát Chánh Đạo v.v...).

+ Bậc Toàn Giác được 10 Đức Hiệu. Đức Hiệu đầu tiên là Như Lai:

* Như Lai nghĩa là từ "NHƯ" mà đến. Như Khứ nghĩa là rồi lại về NHƯ.

Ở Kinh Kim Cang Bát Nhã dạy:

Như Lai giả, vô sở tùng lai
Diệc vô sở khứ, cố danh Như Lai.
(Như Lai ấy, không từ đâu đến
Cũng không đi đâu, nên gọi Như Lai).
(Hết trích)

* Hàm Ý là: (Thể) NHƯ là chẳng có ở đâu cả.- Mà ở khắp tất cả chỗ.- Nên Từ NHƯ mà đến, tức là Không Đến- Không Đi.

Như Lai là để chỉ cho Pháp thân bất sanh bất diệt, không bao giờ dao động. Thấy được Pháp thân bất động mới gọi là thấy Phật, chớ không phải thấy đức Phật có ba mươi hai tướng. Tại sao? Vì nếu thấy có ba mươi hai tướng là Phật thì khi thân tứ đại rã Phật không còn sao? Như Lai không còn sao? Thế nên phải hiểu rõ Như Lai là chỉ cho Pháp thân thanh tịnh, mà Pháp thân thanh tịnh thì không đến, không đi.

Tổ Mã Minh nói về (Thể) NHƯ:

“Tâm Chân-Như là cái tâm tánh bất sanh bất diệt, Thể và Tướng nó to lớn bao trùm tất cả các pháp (Nhất pháp-giới đại Tổng-Tướng pháp-môn Thể).

Sở dĩ các pháp sai khác là do vọng-niệm, nếu rời vọng-niệm thì không còn các cảnh tướng sai khác.

Bởi thế nên tất cả pháp từ hồi nào đến giờ không thể dùng danh-tự để kêu gọi, không thể dùng lời nói để luận-bàn, không thể dùng tâm để suy nghĩ được, không có biến-đổi và cũng không phá hoại vì nó rốt-ráo bình-đẳng, chỉ có một “Tâm Chân-Như” mà thôi”.
(hết trích)

* Như vậy: Chân-Như là cái tâm tánh bất sanh bất diệt.- Bất Sanh Diệt chính là Niết Bàn Phật. - Vô Vi tức là Niết Bàn, là Bản Thể các Pháp, là Thật Tánh của các Pháp. Cũng tức là Thật Tướng, là Bản Thể của Pháp Duyên Khởi.- Là Chơn Như Vô Vi.

K. Kim Cang rằng: Như Lai giả tức chư pháp như nghĩa", có nghĩa là: " Như Lai có nghĩa là chân như của các pháp ", cũng trong kinh nầy một đọan sau, đức Thế Tôn giảng " Như Lai giả, vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ, cố danh Như Lai " có nghĩa là: " Như Lai có nghĩa là không từ đâu tới cả và cũng không đi về đâu cả, cho nên gọi là Như Lai ".- Mà cũng có Nghĩa là Phật từ THỂ NHƯ mà đến, đến rồi lại về NHƯ (Tùng Như sở lai, diệc Như sở khứ).
* Như vậy thì rõ là:

Hệ luận : Phật từ CHÂN NHƯ mà thị hiện.- Phật là "TƯỚNG" . Chân Như là "THỂ".

Còn nói về Pháp Tánh KHÔNG- Tức Trí Tuệ Bát Nhã:

* Tất cả Pháp là Duyên khởi- nên Bản Thể là từ KHÔNG mà sanh.- Cũng cần để ý, cái hư không trong quan niệm thông thường, cái khoảng không chúng ta thấy trước mặt, không phải là hư không vô vi.- Vấn đề này luận Câu Xá nói: Nó cũng là một loại sắc pháp (hữu vi) hiện hữu trong không gian mà thôi, có sinh có diệt, có thay đổi biến hóa, vẫn nằm trong khái niệm của con người.- "Hư không vô vi" vượt ra ngoài khái niệm, chúng ta không thể dùng ý thức của con người mà biết được. (mà phải chuyển Thức thành Trí mới cảm nhận).- Có thể ước lượt là Chân Không Diệu Hữu-

Chơn Không- Diệu Hữu.- Đó là Hư Không Vô Vi.

Bởi vì:
Đương THỂ tức NHƯ
Đương Hạ tức THỊ

Nghĩa là:
"Pháp" khi ở BẢN THỂ đó là NHƯ. Như thì không thể chỉ bày, không ngôn ngữ, văn tự.

"Pháp" khi đã chỉ bày khai thị ra thành kinh điển,- Thì là ở TƯỚNG (đã lìa Như).

Như vậy: "Pháp Tánh Không" là Ảnh Phần của Chân Như.

Tóm lại: Sự Giác Ngộ về Nhân Sinh của Đức Phật dạy ở Tứ Đế có 2 phần.

1). GN Nhân sinh tại thế: Vô Thưởng- Vô Ngã- Khổ (Thuộc Khổ Đế)

2). GN Nhân Sinh đắc Siêu Thế . - Siêu xuất Thế Gian).: Do Trí Tuệ Bát Nhã (Hư Không Vô Vi) mà thành Phật Bất Sanh- Bất Diệt- Vô Vi Niết Bàn. - Như Lai.- Do Phật GN và Khế hợp CHÂN NHƯ nên Toàn NHƯ, Toàn Giác.

* Trí Bát Nhã (Trí KHÔNG).- Dẫn đến Chân Như Tánh Tịnh Niết Bàn .- Sự Giác Ngộ Nhân Sinh Siêu Thế.

* Đây là Đệ Tam Pháp Ấn.- Niết Bàn tịch Diệt Vô Sanh. Ở tứ Đế thuộc về Diệt Đế.


(Chúng ta cũng cần phân biệt rõ: Phật Đạo khế hợp NHƯ khác với BLM đem Tiểu Ngã hòa hợp Đại Ngã.là:


  • Đại Ngã và Tiểu Ngã của BLM có đến, có đi, có sanh (Brama sanh) nên phải có diệt,
  • Chân Như Tánh Tịnh Niết Bàn của PG là Pháp Vô Vi không đến đi, không Sanh diệt (Niết Bàn không Sanh Diệt).

Con Đường Phật Tâm Tông Phần 2 Phyt_t16
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
978
Điểm tương tác
946
Điểm
93
Bài 7.- Kinh Hoa Nghiêm.- Sự Giác Ngộ Vũ TRụ Quan Tại Thế.

Con Đường Phật Tâm Tông Phần 2 Hoa_ng13


Cũng như GN về Nhân Sinh Quan. Đức Phật đã GN Vũ Trụ Quan. Và Ngài đã dạy cho chúng sanh ở các Kinh. Như Hoa Nghiêm v.v...

* Theo các nhà nghiêng cứu Sự Giác Ngộ của Đức Phật trong thời gian 49 ngày (tối sơ Thành Đạo).- Thì 4 tuần đầu Đức Phật GN về TRung Đạo và Tứ Đế.

* Theo sự kiến giải của HT. Viên Minh.

Không phải đức Phật ngồi thiền định dưới cội cây bồ-đề 49 ngày mà thành Đạo, vì Ngài đã từ bỏ tứ thiền bát định trước đó lâu rồi.

Thực ra sau khi giác ngộ với tuệ minh sát trong đêm trăng tròn tháng Vesak, Ngài ở lại chung quanh cây bồ-đề 7 tuần 7 vị trí khác nhau:

- Tuần thứ 1 ở dưới cây bồ-đề quay mặt về hướng Đông để trọn vẹn với hương vị giác ngộ giải thoát

- Tuần thứ 2 Ngài ở vị trí hướng Tây Nam đối diện cây bồ-đề để tỏ lòng tri ân nơi Ngài đã giác ngộ.

- Tuần thứ 3 Ngài đi kinh hành bên trái (phía trước) cây bồ-đề theo hướng Đông - Tây và ngược lại.

- Tuần thứ 4 Ngài ở vị trí bên phải cây bồ-đề (theo trục hướng Tây - Đông) để quán sát nguyên lý nhân quả tương quan (pháp duyên khởi).

++++++++++++++

- Tuần Thứ 5 Ngài ở vị trí trước mặt cây bồ-đề (theo trục Đông - Tây) xác định rằng sự giác ngộ không phải chỉ dành riêng cho giai cấp Bà-la-môn mà mọi người đều sẽ có thể giác ngộ như Ngài.

- Tuần thứ 6 Ngài ở vị trí bên phải cây bồ-đề (nay là hồ nước) nơi Rắn Chúa che cho đức Phật khỏi bị cơn mưa rất lớn.

- Tuần thứ 7 Ngài ở vị trí hướng Đông Bắc cây Bồ-đề, trong thời gian đó Ngài cho 2 thương nhân người Miến Điện quy y.

Theo: Trung tâm Hộ tông

+++++++++++++++++
* Theo sự Kiến Giải của Đại Thừa PG: Đức Phật Thuở Tối sơ Thành Đạo đã thuyết kinh Hoa Nghiêm (Dạy về Vũ Trụ Quan), qua câu kệ: "Hoa Nghiêm tối sơ tam thất nhật".

+++++++++++

Theo VQ khảo sát. K. Hoa Nghiêm đức Phật dạy rỏ về sự hình thành Vũ Trụ Quan PG về 2 mặc tại thế lẫn Siêu Thế.
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
978
Điểm tương tác
946
Điểm
93
Bài 8.- Tổng Quan về kinh Hoa Nghiêm..- Vũ Trụ Quan PG.

Theo HT Thích Đức Niệm:

Kinh Hoa Nghiêm là bộ kinh đại thừa, là vua trong các kinh, với nội dung siêu việt tuyệt luân hùng vĩ, tráng lệ nguy nga, thể hiện pháp thân, tư tưởng và tâm nguyện của Phật.

Hoa Nghiêm tiếng Phạn là Avatamsaka, có nghĩa là đóa hoa thanh khiết tuyệt đẹp nhất trần gian, ngát hương khắp mười phương các cõi pháp giới.

Tư tưởng Hoa Nghiêm trình bày vạn pháp do tâm sanh. Tâm là thực thể của vạn pháp. Tâm vọng thì vạn pháp hoạt hiện sai biệt hình hình sắc sắc, trùng trùng duyên khởi, cái này có cái kia có và ngược lại, như lưới đế châu. Tâm chơn thì pháp giới tánh với Tâm là một, vạn pháp đồng nhất thể. Tâm thanh tịnh thì thấu đạt chơn lý Phật tánh, suốt thông pháp giới vô ngại, thể nhập bất tư nghì giải thoát hạnh môn. Kinh Hoa Nghiêm, đức Phật chỉ cho chúng-sanh thấu rõ cội nguồn của xum la vạn tượng do mê thức vọng tưởng nghiệp duyên hình thành, các pháp hiện hành trong vũ trụ là huyễn hóa, như hoa trong gương, như trăng trong nước. Tất cả vạn pháp trong pháp giới đều từ tâm sanh. Tâm trùm khắp cả pháp giới. Tất cả vạn hữu vũ trụ có thể nằm gọn trong hạt cải. Hạt cải có thể thâu nhiếp tất cả vũ trụ vạn pháp. Thể tánh của Tâm nhiếp thâu tất cả. Tất cả là một, một là tất cả. Đó là bản tánh vô ngại của Tâm. Bản tánh chơn tâm suốt thâu vạn pháp hữu tình và vô tình; lấy toàn thể pháp giới tánh làm lượng; lấy xứng tánh bất tư nghì vô ngại giải thoát làm thể. Đó là ý nghĩa căn cốt của Kinh Hoa Nghiêm.

Bởi thế, nếu Kinh Đại Bát Nhã tiêu biểu cho tư tưởng Phật Pháp đại thừa về lý chơn không vô ngại, thì Kinh Hoa Nghiêm đại biểu cho tư tưởng Phật Pháp đại-thừa về lý hữu hóa duyên sanh của vạn pháp.
( TVHS)

+++++++

Phần Thảo luận:

Ở Kinh Hoa Nghiêm. Dạy về về lý hữu hóa duyên sanh của vạn pháp. bằng bài kệ:

Nhược nhân dục liễu tri,
tam thế nhất thiết Phật,
ưng quán pháp giới tánh,
nhất thiết duy tâm tạo

Nghĩa:

nếu người muốn thông suốt,
ba đời tất cả Phật,
nên quán tánh pháp giới,
hết thảy do tâm tạo.
(K. Hoa Nghiêm)


Con Đường Phật Tâm Tông Phần 2 Duy_tz15


Vậy Tâm nào Tạo ?

Tạo bằng cách nào ?

- Sự hình thành, an trụ, biến dị, hoại diệt v.v... các Bản Thể, hiện tượng, Như Pháp, Huyễn Pháp của Vũ Trụ đều theo những qui luật chứ không phải loạn khởi loạn diệt. Các qui luật mà Pháp Giới Vũ trụ theo đó vận hành, được Đức Phật dạy ở kinh hoa Nghiêm, qua 10 Huyền Môn.-

Đó là sự Giác Ngộ về Vũ Trụ Quan của Đức Phật.

VQ sẽ lần lượt trình kiến giải ở các đoạn sau đây .
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
978
Điểm tương tác
946
Điểm
93
Bài 9.- Tâm Ý Thức sanh Hữu vi pháp.

Kính các Bạn:

Theo kinh hoa Nghiêm .- Tất cả các Pháp Giới, hay Vũ trụ đều là hiện tướng của Tâm. Học về Pháp Giới Vũ Trụ cũng tức là học về Tâm.

Nhưng Tâm nào tạo ra được Vũ Trụ ?
  • Tâm Ý (Thức) ư ?
  • Vọng Tâm ư ?
  • Chân Tâm ư ?
  • Như Tâm ư ?
  • Huyễn Tâm ư ?
  • Hay là Tâm nào khác ?

A/. Tâm Ý: Tâm Ý tức là Ý Thức là một trong 8 Thức Tâm Vương.- Đây là huyễn Tâm, là Vọng Tâm. Vì là pháp duyên hợp khi căn tiếp xúc Trần cảnh mà sanh ra.

+ Tâm Ý sanh ra được pháp hữu vi: Như kinh Pháp Cú nói:

1. Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý ô nhiễm,
Nói lên hay hành động,
Khổ não bước theo sau,
Như xe, chân vật kéo.

2. Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý thanh tịnh,
Nói lên hay hành động,
An lạc bước theo sau,
Như bóng, không rời hình.

(k.Pháp cú.- pham-song-yeu)

Như vậy:

+ Tâm Ý Thức, là vọng Tâm, nên vọng sanh ra pháp Hữu vi.- Pháp Hữu vi thì Như mộng, huyễn, bào, ảnh.- Có sanh có diệt, có đến có đi.

Nhưng:

+ Tâm Ý Thức, là Vọng Tâm không thể sanh được Vô Vi Pháp. Như Niết Bàn, giải thoát, Phật Quả ....

Tóm lại:

* Vọng Tâm chỉ sanh được Huyễn Cảnh.- Vì là huyễn Cảnh. Nên Sanh mà Không thật là Sanh, diệt mà không thật Diệt.- Nhà Phật gọi là "Mộng Tưởng điên đão".

* Sự Giác Ngộ. Huyễn Tâm vọng sanh Huyễn Pháp (Vũ Trụ như mộng huyễn) là Sự Giác Ngộ Vũ Trụ Quan về mặt Tại Thế Gian.

Con Đường Phật Tâm Tông Phần 2 Mng_jf10

Chiếc thân tứ đại khói,
Sinh hoạt thế gian mây.
Thành công khối nước đá,
Thất bại chùm bọt tan.
Nhục vinh bong bóng nước,
Thương ghét hạt sương mai.
Khổ vui trong giấc mộng
Danh lợi bóng chim bay.
Tháng ngày cái chớp mắt,
Còn mất nước trăng lay.
Chung cuộc cơn gió thoảng,
Viên mãn bầu trời trong.
(HT. Th Thanh Từ)
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
978
Điểm tương tác
946
Điểm
93
Bài 10.- Tâm Thức sanh Hữu vi pháp bằng cách nào ?

Con Đường Phật Tâm Tông Phần 2 Hoa_ng11


Không thể dùng Ý Thức tưởng tượng, suy lường mà sanh được Vũ Trụ Giới ! Mà phải theo quy luật của Chân Lý.

Tư tưởng Hoa Nghiêm trình bày vạn pháp do tâm sanh.- Tâm là thực thể của vạn pháp.

+ Tâm vọng(Tâm Ý Thức).- thì vạn pháp hoạt hiện sai biệt hình hình sắc sắc, trùng trùng duyên khởi, cái này có cái kia có và ngược lại, như lưới đế châu.

+ Tâm chơn thì pháp giới tánh với Tâm là một, vạn pháp đồng nhất thể. Tâm thanh tịnh thì thấu đạt chơn lý Phật tánh, suốt thông pháp giới vô ngại, thể nhập bất tư nghì giải thoát hạnh môn.

+ Sự hình thành, an trụ, biến dị, hoại diệt v.v... các Bản Thể, hiện tượng, Như Pháp, Huyễn Pháp của Vũ Trụ đều theo những qui luật chứ không phải loạn khởi loạn diệt. Các qui luật mà Pháp Giới Vũ trụ theo đó vận hành, được Đức Phật dạy ở kinh hoa Nghiêm, qua 10 Huyền Môn.- Như sau:

1. Vi Tế Tương Dung An Vị Môn.

2. Nhất Đa Tương dung bất đồng Môn .

3. Duy Tâm Hồi Chuyển Thiện Thành Môn (Chủ Bạn Viên Minh Cụ Đức ).

4. Môn Thuần tạp ẩn tàng đầy đủ công đức ( Quảng Hiệp Tự Tại Vô Ngại).

5. Nhân Đà La Võng cảnh giới môn

6. Bí mật ẩn hiển câu thành môn .

7. Thác sự hiển pháp sanh giải môn.

8. Đồng thời cụ túc tương ứng môn- (Hải ấn tam muội).

9/. Chư pháp tương tức tự tại môn.
(Tương tức, Tương Nhập, Tương Ứng,Tương Dung).

10/. Thập thế cách pháp dị thành môn.

Mời xem thêm:


https://diendanphatphap.com/diendan/threads/hoa-nghiem-huyen-mon.38742/
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

TOP 5 Tài Thí

Bên trên