Này Thiện nam tử! Đại Bồ tát lúc tu tập tâm XẢ thì được BÌNH ĐẲNG KHÔNG, như ông Tu Bồ Đề đã được. Đại Bồ tát trụ bậc BÌNH ĐẲNG KHÔNG thì chẳng thấy có cha mẹ, anh em, chị em, họ hàng, quyến thuộc, kẻ thân, người không thân, kẻ oán, người thương.....Cho đến không có ngũ ấm, lục nhập, thập nhị xứ, thập bát giới; không thấy tướng nhân, ngã, chúng sanh, thọ mạng. Tất cả pháp đều như hư không. Do thấy như vậy, nhận thức như vậy, tâm Bồ tát BÌNH ĐẲNG NHƯ HƯ KHÔNG. Vì Bồ tát khéo tu tập VẠN PHÁP GIAI KHÔNG.
Ca Diếp Bồ tát thưa: Thế Tôn! Sao gọi là không?
Thiện nam tử! Nói là không, tóm lược có:
Nội không. Ngoại không.
Nội ngoại không.
Hữu vi không.
Vô vi không.
Vô thỉ không.
Tánh không.
Vô sở hữu không.
Không không.
Đệ nhất nghĩa không.
Đại không.
Bồ tát quán nội không như thế nào?
Đại Bồ tát quán "nội pháp" KHÔNG, nghĩa là không người thân, không kẻ oán, không thương, không ghét, không ngã, không nhân, không chúng sanh, không thọ mạng, thậm chí quán cha mẹ cũng một lòng trọng kính như mọi người. Phật tánh, Pháp tánh, Tăng tánh dù có, nhưng chẳng phải nội cũng chẳng phải ngoại, vì là tánh thường trụ không biến đổi cho nên không lệ thuộc KHÔNG hay CHẲNG KHÔNG.
Ngoại không cũng như vậy. Nghĩa là Bồ tát quán thấy không có ngoại pháp.
Nội ngoại không cũng vậy. Nội pháp đã không thì ngoại pháp cũng không. Nhưng Phật tánh, Pháp tánh, Tăng tánh thì không lệ thuộc bởi các KHÔNG.
Hữu vi không, nghĩa là tất cả các pháp hữu vi thảy đều không. Bao gồm hết nội không, ngoại không, nội ngoại không. Thường, Lạc, Ngã, Tịnh không. Chúng sanh, thọ mạng không. Nói chung, tất cả các pháp do duyên sanh đều không.
Vô thỉ không là thế nào ? Bồ tát quán thấy sanh tử vô thỉ không tịch. Thường, Lạc, Ngã, Tịnh cũng không tịch, không có biến đổi. Phật tánh, vô vi pháp cũng đều không tịch như vậy. Đấy gọi là quán Vô thỉ không.
Tánh không là sao ? Bồ tát quán tất cả pháp bổn tánh vốn không. Ấm, nhập, xứ, giới; thường, vô thường; khổ, lạc; ngã, vô ngã; tịnh, bất tịnh; tất cả pháp tìm rốt ráo chẳng thấy bản tánh. Quán chiếu như thế gọi là "tánh không quán".
Thế nào gọi là vô sở hữu không ? Như người không con cô độc một mình. Như nhà trống không, không có cái gì. Như người nghèo cũng không hề có tài sản.....Đấy gọi là Bồ tát quán vô sở hữu không.
Đệ nhất nghĩa không, Bồ tát quán như thế nào?
Bồ tát quán rằng: Ví tự thân, nhãn căn của tự thân, lúc sanh ra không từ đâu đến, lúc diệt mất không đi đến đâu. Trước không, nay có. Có rồi lại không. Suy cho cùng tột thật tánh của nó "không có gì". Không tự thân, không nhãn căn, không có chủ thể tồn tại. Thân vô tánh, nhãn căn vô tánh. Tất cả pháp cũng vô tánh như vậy. Có nghiệp, có báo, không thấy tác giả. Tư duy, quán chiếu như vậy gọi là Bồ tát quán ĐỆ NHẤT NGHĨA KHÔNG.
Không không là thế nào ? Không không là chỗ mịt mù mờ tịt của ngoại đạo, là chỗ mà Thanh văn, Duyên giác vẫn mê mờ. Hàng Bồ tát thập trụ nhận biết một phần ít như vi trần đối với đại địa. Đó là vấn đề "có, không", "không phải có, không phải không", “cũng có, cũng không", "cũng không phải có, cũng không phải không". Thứ không càn loạn bất tử ấy!
Thiện nam tử ! Đại không, Bồ tát quán như thế nào ?
Đại không tức là Bát Nhã Ba La Mật. Hành thâm Bát Nhã Ba La Mật, Bồ tát chiếu kiến ngũ uẩn giai không, thấy rõ thật tướng vạn pháp. Đại Bồ tát thành tựu Đại không sẽ được trụ bậc HƯ KHÔNG ĐẲNG.
Này Thiện nam tử! Nay Như Lai ở trong Đại chúng nói những nghĩa không như vậy, có mười hằng hà sa Đại Bồ tát được trụ bậc HƯ KHÔNG ĐẲNG. Đại Bồ tát trụ bậc HƯ KHÔNG ĐẲNG này, ở trong tất cả pháp không bị trở ngại, không bị câu chấp, buộc ràng, tâm không mê muội. Do vậy, gọi là HƯ KHÔNG ĐẲNG.
Này Thiện nam tử! Bồ tát trụ bậc Hư không đẳng này, đối với tất cả pháp đều thấy, đều biết. Biết tánh, tướng, nhân duyên, quả báo. Tâm, cảnh, thiện ác, chân vọng, chánh, tà, sở cầu, sở đắc....trì, phạm, thừa, giáo, uế tịnh...những pháp như vậy, Bồ tát biết hết và thấy hết. Biết rõ nhân nào, kết quả nào. Đâu là chánh nhân, đâu là tà nhân. Đâu là chân lý, đâu là phi chân lý. Gì là tà kiến, gì là chánh kiến. Ngoại đạo là thế nào? Không ngoại đạo là thế nào? Đối với người phát tâm tu hành: Tà chánh, chân ngụy, đại tiểu, thiên viên. Bồ tát trụ bậc hư không đẳng đều thấy biết, vì Bồ tát thành tựu tứ vô ngại trí: Pháp vô ngại, nghĩa vô ngại, từ vô ngại và lạc thuyết vô ngại. Thành tựu tứ vô ngại trí, Bồ tát vận dụng nhiều phương tiện trong sự nghiệp độ sanh, khéo diễn nói chân lý "đệ nhất nghĩa không", đối với chân lý này, hàng Thanh văn, Duyên giác không thể diễn nói được.
TRỰC CHỈ
*Bồ tát tu ba thứ vô lượng tâm: TỪ, BI, HỈ, sẽ an trụ địa vị CON MỘT, nghĩa là vị Bồ tát ấy là con một của chư Phật và ngược lại với tất cả chúng sanh, bằng một cái nhìn, một tấm lòng, Bồ tát xem bình đẳng như CON MỘT.
*Tu XẢ tâm thành tựu, Bồ tát trụ bậc HƯ KHÔNG ĐẲNG. Ôi ! Vô cùng tuyệt diệu. HƯ KHÔNG ĐẲNG ! Vạn pháp bình đẳng như hư không! Thế là NHƯ HUYỂN TAM MA ĐỀ đây rồi! "NHƯ HUYỂN TAM MA ĐỀ ĐÀN CHỈ SIÊU VÔ HỌC" đây rồi!
Trụ bậc HƯ KHÔNG ĐẲNG sẽ có tất cả những tri kiến của Phật có!...TỨ VÔ NGẠI GIẢI....TỨ VÔ SỞ ÚY...THẬP TRÍ LỰC. LỤC BA LA MẬT. THẬP BÁT BẤT CỘNG PHÁP...và có cả BỒ ĐỀ, NIẾT BÀN VÔ THƯỢNG!
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT
Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Ngân hàng Vietcombank
DUONG THANH THAI
0541 000 1985 52
Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)
Kiến chấp của chúng sanh cũng có hai: Một, thường kiến. Hai, đoạn kiến. Hai thứ kiến chấp như vậy không gọi là trung đạo. Không thường, không đoạn mới gọi là trung đạo. Muốn thấy lý trung đạo phải sử dụng quán trí, quán mười hai nhơn duyên để nhận thức sự vận hành liên tục của hoặc, nghiệp, khổ…Nhận thức đúng đắn chơn lý, gọi đó là Phật tánh. Do vậy, Phật tánh và trung đạo không một cũng không hai.
Này Thiện nam tử ! Phật tánh có nhơn, có nhơn của nhơn. Có quả, có quả của quả. Nhơn chính là mười hai nhơn duyên. Nhơn của nhơn là trí tuệ. Quả chính là Vô thượng Bồ đề. Quả của quả là Vô thượng Đại Niết bàn. Ví như vô minh là nhơn, hành là quả. Hành là nhơn, thức là quả. Do nghĩa đó, vô minh cũng là nhơn, cũng là nhơn của nhơn. Thức cũng là quả, cũng là quả của quả. Phật tánh cũng như vậy. Do nghĩa đó, vô minh chẳng sanh, chẳng diệt, chẳng thường, chẳng đoạn, chẳng một, chẳng hai, chẳng đến chẳng đi, chẳng nhơn, chẳng quả.
Là nhơn mà chẳng phải quả, như Phật tánh.
Là quả mà chẳng phải nhơn, như Đại Niết bàn.
Là nhơn cũng là quả, như những pháp do mười hai nhơn duyên sanh.
Chẳng phải nhơn, chẳng phải quả ấy chính là Phật tánh. Phật tánh chẳng nhơn chẳng quả cho nên thường hằng không biến đổi. Do nghĩa đó, trong kinh Phật nói mười hai nhơn duyên ý nghĩa rất sâu, không thể thấy biết, không thể nghĩ bàn là cảnh giới của chư Phật, Bồ tát. Hàng Thanh văn, Duyên giác không đến được.
Sư Tử Hống Bồ tát: Bạch Thế tôn ! Nếu Phật cùng Phật tánh không sai khác thì tất cả chúng sanh cần gì phải tu hành ? Vì biết rằng quả vị Phật mình đã nắm chắc trong tay.
Phật bảo: Này Thiện nam tử ! Lời ông hỏi không đúng với sự lý. Phật và Phật tánh dù không sai khác, nhưng chúng sanh đâu dễ trọn lành. Ví như có người ác tâm muốn hại mẹ, hại rồi sanh lòng ăn năn. Trước mắt, ba nghiệp dù lành, nhưng nội tâm người này vẫn là người địa ngục, vì người này chắc chắn sống trong địa ngục, nên gọi là người địa ngục.
Do lẽ đó, trong các kinh Phật nói: Nếu thấy người tu hạnh lành thì gọi là người trời. Thấy người tạo nghiệp ác thì gọi là thấy địa ngục. Vì chắc chắn họ sẽ thọ quả báo khổ.
Này Thiện nam tử ! Vì tất cả chúng sanh quyết định được Vô thượng Bồ đề nên Phật nói tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Nhưng thật ra, chúng sanh chưa có ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp. Do nghĩa đó, mà Như Lai nói kệ rằng:
Trước có nay không
Trước không nay có
Ba đời có pháp
Nghĩa này không đúng.
Này Thiện nam tử ! Có ba thứ có: Một, vị lai có. Hai, hiện tại có. Ba, quá khứ có. Tất cả chúng sanh đang có phiền não, cho nên không có ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp. Tất cả chúng sanh đã có dứt trừ phiền não nên hiện tại được thấy Phật tánh. Do nghĩa đó, Phật thường tuyên nói: "Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh nhẫn đến nhất xiển đề cũng có Phật tánh".
Nhất xiển đề không có pháp lành. Phật tánh là pháp lành, vị lai họ sẽ có. Nhất xiển đề đều có Phật tánh, vì họ quyết định thành Vô thượng Bồ đề. Ví như có người trong nhà có sữa, có người hỏi: Anh có "bơ" không ? Đáp rằng: Tôi có. Sữa hiện tại không phải "bơ", do phương tiện khéo léo chế biến thành "bơ". Chúng sanh cũng vậy, tất cả đều có tâm. Phàm người có tâm sẽ được thành Vô thượng Bồ đề. Do nghĩa đó, Phật thường tuyên nói: "Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh".
Này Sư Tử Hống Bồ tát ! Phật tánh cũng gọi là Thủ Lăng Nghiêm tam muội, tối tôn, tối thượng, như đề hồ đối với sữa, tô, lạc vậy. Do sức của Thủ Lăng Nghiêm tam muội mà chư Phật được thường, lạc, ngã, tịnh. Tất cả chúng sanh đều có tam muội ấy, vì không biết tu hành mà chẳng được thấy, vì không được thấy cho nên không được thành Vô thượng Bồ đề.
Này Thiện nam tử ! Phật tánh cũng là sắc, cũng là phi sắc; cũng là tưởng, cũng là phi tưởng; cũng là một, cũng là chẳng phải một; cũng là thường, cũng chẳng phải thường; cũng là đoạn, cũng chẳng phải đoạn; cũng là có, cũng là không; cũng chẳng phải có, cũng chẳng phải không; cũng là nhơn, cũng là chẳng phải nhơn; cũng là quả, cũng là chẳng phải quả; cũng là nghĩa lý, cũng là chẳng phải nghĩa lý; cũng là danh tự, cũng là chẳng phải danh tự; cũng là lạc, cũng là khổ, cũng là chẳng phải lạc, chẳng phải khổ; cũng là ngã, cũng là chẳng phải ngã; cũng là không, cũng là chẳng phải không.
Này Sư Tử Hống ! Phật tánh "rời" tất cả tướng "là" tất cả pháp. Phật tánh không ở trong, không ở ngoài cũng không ở trung gian; vô sở tại, vô sở bất tại !
Này Thiện nam tử ! Phật tánh chẳng phải ngũ ấm, thập nhị nhập, thập bát giới; chẳng phải trước không nay có; chẳng phải có rồi trở lại không, từ nhơn lành mà chúng sanh được thấy. Ví như khối sắt đen, đưa vào lửa đốt thì đỏ, lấy ra ngoài thì trở lại đen. Màu đen của khối sắt không ở trong, không ở ngoài, không tìm đâu cho có. Tuy nhiên, do nhơn duyên mà có. Phật tánh cũng như vậy, lửa phiền não tắt dứt thì chúng sanh được thấy, được nghe như hạt giống biến diệt thì mầm mọng mọc lên, nhưng tánh mầm mọng này chẳng phải ở trong, chẳng phải ở ngoài cho đến như bông trái cũng vậy, đều theo duyên mà có.
Đại Niết bàn là kết quả của vô lượng công đức duyên lành; Phật tánh cũng vậy, do gieo trồng vun quén vô lượng vô biên công đức duyên lành mà được thấy.
Bồ tát Sư Tử Hống thưa: Thế nào là Phật tánh ? ... Phật Thế tôn dùng con mắt gì mà thấy Phật tánh được rõ ràng ?
..............
Kiến chấp của chúng sanh cũng có hai: Một, thường kiến. Hai, đoạn kiến. Hai thứ kiến chấp như vậy không gọi là trung đạo.- Không thường, không đoạn mới gọi là trung đạo.
Muốn thấy lý trung đạo phải sử dụng quán trí, quán mười hai nhơn duyên để nhận thức sự vận hành liên tục của hoặc, nghiệp, khổ…Nhận thức đúng đắn chơn lý, gọi đó là Phật tánh.
Do vậy, Phật tánh và trung đạo không một cũng không hai.(hết trích- K. Niết Bàn)
Phần Thảo Luận:
Sự Vô Minh ở Thế Gian nó theo nhân duyên mà biến tướng ra 2 sự chấp thủ (đối lập) gọi là Biên Kiến Nhị Nguyên.
* Thế nào là Nhị Nguyên ?
+ Khái niệm "Nhị Nguyên"
a). Triết học thế gian có khái niệm rằng: Thuyết nhị nguyên, hay nhị nguyên luận, là một học thuyết triết học thừa nhận sự tồn tại độc lập của hai thực thể. Có nhiều dạng nhị nguyên, một trong số đó là thuyết nhị nguyên về triết học xem vật chất và ý thức (hay tinh thần), tạo thành hai nguồn gốc của thế giới. Đây là quan điểm của một số nhà triết học trong việc giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học: ý thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào.(theo wiki)
b). Nhị Nguyên theo PG: Theo Phật Giáo.- Từ Nhị Nguyên nên thêm 2 chữ "Đối đãi". Nghĩa là những pháp nào có đối đãi.- Như Trắng đối đãi đen, Có đối đãi Không v.v... là Nhị Nguyên.
* PHÁP NHỊ NGUYÊN ĐỐI ĐÃI LÀ DO Ý THỨC SUY LƯỜNG MÀ VỌNG SANH. NHÀ PHẬT GỌI LÀ BIÊN KIẾN.- Duy Thức Học gọi là Biến kế sở chấp tánh.-còn gọi là Phân biệt tánh vọng tưởng vọng kế tự tánh, vọng phân biệt tánh, tự tánh giả lập. Dựa vào hình tướng thay đổi (biến) và so sánh (kế) các pháp ta nhận biết nó một cách không đúng sự thật.
* Người học Phật phải thoát khỏi các biên kiến. các biến kế sở chấp tánh.- Thì mới thấy được Phật Tánh.- Vì Phật Tánh là Trung Đạo Đế.
* + Nhị Nguyên Đối Đãi là Biên Kiến, là THỨC TÌNH vọng tưởng sai lầm.
Thức Tình là gì ?
CHƠN GIÁC là gì ?
+ Mỗi lần nhìn một trần cảnh là có một thức qua sự ghi nhận của Tâm. Hiện thức ấy chỉ xuất hiện lúc ấy và dứt liền ngay (Đệ nhất sát na), thức đó là Chơn thức , chưa có Vọng Tưởng xen vào.- Đây là giai đoạn CHƠN GIÁC.
+ Cũng nhìn một trần cảnh là có một thức qua sự ghi nhận của Tâm. Qua một sát-na kế tiếp, thức ấy lập lại , đó là vọng thức chứ không phải là cái thức đầu tiên.- Vì có sự định kiến của sở tri, của thất tình, lục dục xen vào.- Nên thành Vọng Thức .- Vọng thức thành Biên kiến, Nhị Nguyên !
+ Nói chung Lục căn (Nhãn Nhĩ Tỉ Thiệt Thân Ý) tiếp xúc với Lục Trần ( sanh ra Lục Thức Sắc Thinh Hương Vị Xúc Pháp) hay goi là Tâm Thức (Do ý trí tác động bởi các Căn sanh ra Cảm Giác và Giác Thức).
+ Trong đời sống, tâm lý được biểu hiện bằng tình cảm, lý trí và hoạt động. Kinh qua học hỏi, va chạm trong cuộc sống, tâm chúng ta đã chứa đựng trong tàng thức những tri kiến hỗn tạp.
+ Sáu thức ra vào sáu căn, nhân đó có tham trước muôn cảnh tạo thành nghiệp dữ, che khuất bổn thể chơn như. Do ba độc (Tham Sân Si) sáu giặc (lục thức hay sanh lục tặc), nên chúng ta bị mê hoặc và rối loạn thân tâm, trôi giạt trong sanh tử luân hồi, lăn lóc trong sáu đường (lục đạo: Thiên, Nhơn, A Tu La, Súc Sanh, Ngạ Qủy và Địa Ngục), chịu cảnh khổ đau.
+ Nghiệp thức như có hấp lực, lôi kéo thân khẩu ý chạy theo tâm viên ý mã của mình. Tâm thức theo thời gian kết nạp. Tâm vốn không thiện không ác, chỉ vì có Hành nên có thức qua trung gian của Tâm mà ta gọi Tâm thiện tâm ác. Gọi như thế là ta gọi cái trạng thái của thức mà thôi.
* Vọng Thức là chạy theo trần cảnh và giác quan, chạy theo sự thấy, nghe, hay, biết cuốn theo đệ nhị sát na.
* Chơn Giác là chơn Thức, lúc chưa có Vọng Tưởng xen vào.- Đây là giai đoan Đệ nhất sát na.- khế hợp Chân Như.
* Chân Như là Bản Thể Tâm là Trung Đạo- Bất Nhị Pháp.
+ Trung Đạo Bất Nhị là lìa Thức Tình Phân Biệt.- Đó là SIÊU VIỆT TRÍ HUỆ.- Có Trí Huệ là có Thành Phật.
* Do vậy: Lìa xa Nhị Nguyên Đối đãi.- Là Bất Nhị Pháp Môn, là Trung Đạo Đế. Là PHẬT TÁNH.- Phật tánh và trung đạo không một cũng không hai.
Bài 24.- Phật Tánh.- Là "Trung Đạo đệ nhất nghĩa "
Kinh văn:
Này Thiện nam tử ! Phật tánh có nhơn, có nhơn của nhơn. Có quả, có quả của quả. Nhơn chính là mười hai nhơn duyên. Nhơn của nhơn là trí tuệ. Quả chính là Vô thượng Bồ đề. Quả của quả là Vô thượng Đại Niết bàn. Ví như vô minh là nhơn, hành là quả. Hành là nhơn, thức là quả. Do nghĩa đó, vô minh cũng là nhơn, cũng là nhơn của nhơn. Thức cũng là quả, cũng là quả của quả. Phật tánh cũng như vậy. Do nghĩa đó, vô minh chẳng sanh, chẳng diệt, chẳng thường, chẳng đoạn, chẳng một, chẳng hai, chẳng đến chẳng đi, chẳng nhơn, chẳng quả.
Là nhơn mà chẳng phải quả, như Phật tánh.
Là quả mà chẳng phải nhơn, như Đại Niết bàn.
Là nhơn cũng là quả, như những pháp do mười hai nhơn duyên sanh.
Chẳng phải nhơn, chẳng phải quả ấy chính là Phật tánh. Phật tánh chẳng nhơn chẳng quả cho nên thường hằng không biến đổi. Do nghĩa đó, trong kinh Phật nói mười hai nhơn duyên ý nghĩa rất sâu, không thể thấy biết, không thể nghĩ bàn là cảnh giới của chư Phật, Bồ tát. Hàng Thanh văn, Duyên giác không đến được.
Trực chỉ:
Phước đức là nhân tu. Trí tuệ là quả sở chứng. Phước đức trang nghiêm là hữu vi. Trí tuệ trang nghiêm là vô vi. Phước đức trang nghiêm còn nói nhân quả. Trí tuệ trang nghiêm vượt ra ngoài nhân quả.
Thực tánh của các pháp không hai, nhưng không được nói một. Bởi vì không có cái tuyệt đối cực đoan. "Tương đối" là thực nghĩa của hiện tượng vạn pháp. Cái từ "trung đạo" của Phật giáo dạy cho những người có trí: Rằng phải nhận thức hiện tượng vạn pháp qua tánh cách "tương đối" của chính chúng nó.
Hãy tư duy, nhận thức vạn pháp qua trí "bình đẳng tánh", qua tánh "trung đạo" phi hữu, phi vô, phi thiện, phi ác, phi nhất, phi dị…Tư duy quán chiếu như vậy, theo Hoa Nghiêm tôn gọi là "châu biến hàm dung quán".
Phật tánh chỉ là ngôn từ chỉ tánh trong sáng, tánh thanh tịnh, tánh an lạc không có lẫn lộn tánh hắc ám, vô minh đau khổ. Cho nên Phật tánh gọi là "đệ nhất nghĩa không". Đệ nhất nghĩa không cũng chỉ là một cái tên gọi khác vậy thôi. Đừng hỏi nữa !
Là đệ tử Phật, để tâm học kỹ ba pháp quán niệm tư duy: "Giả quán". "Không quán" rồi "TRUNG ĐẠO QUÁN". Đó là quá trình diễn biến theo qui luật "phủ định của phủ định" của hiện tượng hữu vi vật chất.
Dù có Phật tánh, nhưng nếu không tu hành thiện pháp không thành Phật được. Ví như vàng trong quặng phải nấu lọc mới thành vàng ròng.
Nhìn mặt vô vi thực tướng, các pháp ba đời đều không.
Nhìn mặt hữu vi duyên sanh các pháp ba đời đều có. Biết có là có thế nào ? Biết không là không thế nào ? Đó là cái biết TRUNG ĐẠO.
Phật tánh rời ngoài tất cả tướng. Phật tánh chính là tất cả pháp. Phật tánh với hiện tượng vạn pháp không phải "là" mà không phải "ngoài". Hiểu như thế là hiểu TRUNG ĐẠO ĐỆ NHẤT NGHĨA trong giáo lý Phật.
++++++++++
Phần Thảo Luận:
"Phật tánh chỉ là ngôn từ chỉ tánh trong sáng, tánh thanh tịnh, tánh an lạc không có lẫn lộn tánh hắc ám, vô minh đau khổ".
Cô Đọng lại:
+ Phật Tánh là Tánh Thanh Tịnh Bản Nhiên của Chân Tâm.
+ Pháp Tánh là Tánh Thanh Tịnh Bản Nhiên của Pháp Giới.
Luận Hiển Dương Chánh Giáo rằng:
Phật Tánh tại hữu tình,
Pháp Tánh tại vô tri.
Phật- Pháp bổn lai vô nhị Tánh,
Nhất hỏa năng siêu bách vạn thù.(hết trích)
+ Tất cả Phật pháp tức là Pháp tánh. Pháp tánh ấy tức là Như Lai. Thế nên Như Lai thường trụ bất biến. Nếu có người bảo: Như Lai vô thường, thì người đó không thấy không biết Pháp tánh” (chương Như Lai tánh, Tứ y).
+ “Phật tánh tức là Pháp thân Như Lai. Thân Như Lai là thân thường trụ, bất sanh bất diệt, là thân kim cương vĩnh viễn bất hoại, đây tức là Pháp thân” (chương thân Kim Cương).
+ Phật tánh là Chân Không Diệu Hữu:
+ “Pháp thân là Thường, Lạc, Ngã,Tịnh lìa hẳn sanh già bệnh chết, chẳng phải trắng đen, chẳng phải cao thấp, chẳng phải đây kia, chẳng phải học vô học, Phật ra đời hoặc chẳng ra đời vẫn thường trụ, chẳng động, chẳng biến đổi. Các đệ tử của Ta nghe lời này mà chẳng hiểu được ý, bèn cho rằng Như Lai nói thân Phật là pháp vô vi”.
“Ta từng nói Phật tánh có đủ sáu tính chât: Một là Thường, hai là Thật, ba là Chân, bốn là Thiện, năm là Tịnh, sáu là Có Thể Thấy. Các đệ tử của Ta nghe lời này chẳng hiểu được ý bèn cho rằng Như Lai nói Phật tánh của chúng sanh rời ngoài chúng sanh mà có”.
“Ta lại nói Phật tánh của chúng sanh như hư không. Hư không chẳng phải quá khứ, vị lai, hiện tại, chẳng phải trong ngoài, chẳng phải sắc thanh hương vị xúc, Phật tánh cũng như vậy. Các đệ tử của Ta nghe lời này chẳng hiểu được ý bèn cho rằng Như Lai nói Phật tánh của chúng sanh rời ngoài chúng sanh mà có”.
“Ta lại nói chúng sanh chính là Phật tánh, vì nếu rời chúng sanh thì chẳng được Vô thượng Bồ-đề” (chương Ca-Diếp Bồ-tát).
“Phật tánh của chúng sanh chẳng hư, chẳng hoại, chẳng bị lôi kéo, chẳng bị bắt, chẳng bị trói buộc” (chương Sư tử hống Bồ-tát).
Qua những câu kinh này, chúng ta thấy Phật tánh là thường trụ, không biến đổi, trùm khắp, không bị nhiễm ô dù bị trọng tội hay biến mất bởi kẻ không tin (nhất xiển đề). Phật tánh chẳng hề rời ngoài chúng sanh, dù chúng sanh còn chưa biết nó.
Nghĩa chính yếu của Phật tánh là thường trụ, như Phật, Pháp, Tăng là thường trụ (chương Kim Cương Thân). Thường trụ có nghĩa là vẫn có ở đó, bất chấp chúng ta có biến đổi thế nào, bất chấp chúng ta có hiện hữu hay không.
Phật tánh nội tại trong ngã và pháp, nhưng siêu việt khỏi ngã và pháp. Kinh nói: “Tánh ngã và tánh Phật. Không hai không sai biệt” (chương Như Lai tánh). “Phật tánh của chúng sanh cũng như vậy, vôn không chỗ trụ. Dùng phương tiện khéo thì thấy được. Vì được thấy nên được Vô thượng Bồ đề (chương Quang Minh Biến Chiếu).
Tóm lại:
* Phật Tánh đủ cả 4 Đức: Chơn THƯỜNG - Chơn LẠC- Chơn NGÃ- Chơn TỊNH.- Chính là Đại Niết Bàn.
* Phật tánh "rời" tất cả tướng "là" tất cả pháp. Phật tánh không ở trong, không ở ngoài cũng không ở trung gian; vô sở tại, vô sở bất tại !
* Phật Tánh chính là Chân Như Tâm, là Đại Niết Bàn, là Như Lai.
Phật tâm tông là cách cài đặt lại hệ thống tư tưởng, cách nghĩ, cách định nghĩa, các luật đà ra ni trong tâm thức. Chuyển từ mê sang ngộ. Chuyển từ tâm Ma sang tâm Phật. Tức là đổi cách nghĩ, cách nhận xét về nhiệm vụ, trách nhiệm của bản thân đối với mọi mối quan hệ xã hội, đối với mọi quy luật nhân quả, vay trả của mình từ cách nghĩ thông thường sang cách nghĩ tích cực, làm tiền đề để tu thân, thực hành đạo bằng hành động thiết thực.
Cách hiệu quả nhất để đạt đến Phật tâm đó là niệm Phật thật tướng, hay gọi cách khác đó là thiền định niệm Phật.
Trong trạng thái bình thường ta kết giao với linh giới thông qua các căn của mình, kết giao với xã hội thông qua các cách giao thiệp xã giao. Có những lúc ta tiếp xúc với ngoại cảnh rất thuận lợi, và không ít những lúc ta gặp phải những mối quan hệ không thuận lợi. Khi đó ta nên biết, những mối quan hệ tốt đẹp mà ta gặp thì ít nhiều ta đã phải trả cho nó những giá trị mà ta phải bỏ ra nằng công sức, tiền bạc...trong quá khứ. Còn những mối quan hệ không tốt thì là do trong quá khứ ta đã không quan tâm tới họ, ta đã bỏ qua những điều tốt đẹp họ mang lại cho ta, không những thế ta còn ứng xử đáp trả bằng ý nghĩ hành động, lời nói không tốt, gây tổn thương tới họ. Giờ là lúc ta phải gánh lấy hậu quả.
Nhưng các bạn cũng đừng lo lắng quá, vẫn còn kịp. Hãy để ý trong tâm thức, vẫn có một cửa dành cho chúng ta sửa lỗi. Trước khi thời điểm phán xét sảy ra ta hãy dùng cánh cửa chưa đóng đó để chuyển đổi lại cách mà chúng ta ứng tâm với họ. Tác ý bằng tâm từ bi hỷ xả, đáp ứng lại cho họ rồi sám hối, xin lỗi với họ, hứa rằng sẽ không tái phạm, sau đó xin được trả nợ. Tất cả quá trình đều bằng tâm thành khẩn, kính cẩn, và chấp nhận làm. Tất cả quá trình đó diễn ra trong tâm và ta là một người mang nợ xin thành khẩn trả nợ, hãy dồn hết tâm lực làm việc đó. Điều tuyệt vời sẽ đến, nợ đã được trả, căng thẳng trong mối quan hệ tan biến, từ trường quanh bạn sẽ được biến đổi, vấn nạn đã được giải quyết và đương nhiên không phải lãnh án phạt nữa.
Tuy nhiên, đối với người mang tâm Ma, thì họ luôn nghĩ mình phải An Ma, bỏ qua và không chấp nhận An Phật. Cái nghĩ đầu tiên trong tâm trí họ khi bắt gặp các mối quan hệ đó là cái lợi cho mình, và luôn luôn đi ngược lại lời Phật dạy vì họ không biết đến từ "giai" trong Bát nhã tâm tâm kinh. Cái lợi nó luôn tiềm ẩn mối hại và cái bất lợi, thiệt thòi nó luôn đi liền với "phần thưởng" sau đó. Nhưng do ích kỷ và thiển cận, họ nhìn nhận mọi thứ đơn giản như cách mà họ nghĩ. Đúng như câu "Bồ tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả". Và đương nhiên nhân quả công bằng, cái gì đến sẽ đến...
Vì vậy tôi mong rằng các em, các cháu lớp trẻ sau này nên trau dồi đạo đức, phẩm chất con người thật tốt để mang lại những giá trị tốt đẹp đối với xã hội và cái quan trọng nữa đó là cảnh giới tương tác với chính bản thân các em nó ngày một nâng cao.
Xin hết
Kính Thầy Viên Quang .
Phật Tử An Long Cung Kính Cúng Giàng Bằng Tấm Lòng Chân Thật .
-Cách Đây Hơn 30 Năm An Long Đang Hoảng Lạc Sâu Trong Rừng Rậm , May Có Duyên Gặp Được Cuốn " BƯỚC ĐẦU HỌC PHẬT"( Hồi Đó Kinh Sách Rất Hiếm, Và Bản Thân: CŨNG CHƯA BIẾT ĐẾN PHẬT PHÁP Mà TẦM CẦU ,TIẾP CẬN) Của Hòa Thượng Thích Thanh Từ Mới Biết Đến PHẬT PHÁP , Tiếp Đó Là Thiện Duyên Với BĂNG NIỆM HỒNG DANH PHẬT A DI ĐÀ Do Lão Tăng Vô Danh Xướng Tụng Mới Phát Hiện Tìm Đường Mà Ra ...Và Cả KINH ĐIỂN PHẬT PHÁP Lưu Hành Do Các CHƯ TĂNG Dầy Công Dịch Việt Ngữ ( Bản Thân Nửa Chữ Ngoại Ngữ Cũng Không Biết ...Và Đã Cố Học Nhưng Không Được )
...Cùng Những Cổ Tháp Nơi Các Ngôi Chùa Nghiêm Tịnh...
Ân Sủng Này Thật Là Vô Lượng...Mượn Bó Giả Hoa Kính Dâng - Kính Ngưỡng : PHẬT & PHÁP & TĂNG THƯỜNG TRỤ .
Kính Thầy Viên Quang .
Phật Tử An Long Cung Kính Cúng Giàng Bằng Tấm Lòng Chân Thật .
-Cách Đây Hơn 30 Năm An Long Đang Hoảng Lạc Sâu Trong Rừng Rậm , May Có Duyên Gặp Được Cuốn " BƯỚC ĐẦU HỌC PHẬT"( Hồi Đó Kinh Sách Rất Hiếm, Và Bản Thân: CŨNG CHƯA BIẾT ĐẾN PHẬT PHÁP Mà TẦM CẦU ,TIẾP CẬN) Của Hòa Thượng Thích Thanh Từ Mới Biết Đến PHẬT PHÁP , Tiếp Đó Là Thiện Duyên Với BĂNG NIỆM HỒNG DANH PHẬT A DI ĐÀ Do Lão Tăng Vô Danh Xướng Tụng Mới Phát Hiện Tìm Đường Mà Ra ...Và Cả KINH ĐIỂN PHẬT PHÁP Lưu Hành Do Các CHƯ TĂNG Dầy Công Dịch Việt Ngữ ( Bản Thân Nửa Chữ Ngoại Ngữ Cũng Không Biết ...Và Đã Cố Học Nhưng Không Được )
...Cùng Những Cổ Tháp Nơi Các Ngôi Chùa Nghiêm Tịnh...
Ân Sủng Này Thật Là Vô Lượng...Mượn Bó Giả Hoa Kính Dâng - Kính Ngưỡng : PHẬT & PHÁP & TĂNG THƯỜNG TRỤ .
Bài 25.- cách nào mà thấy không được rõ ràng Phật tánh?
phẩm 23.- Sư tử hống.- Kinh văn:
Ví như có Quốc Vương bảo một đại thần dắt một con voi đem chỉ cho người mù. Đại thần được lịnh Quốc Vương liền họp bọn người mù đến bên con voi. Lúc đó bọn người mù đều lấy tay rờ voi. Đại thần trở về tâu với Quốc Vương đã đem voi chỉ cho bọn người mù rồi. Quốc Vương liền kêu bọn người mù đến hỏi riêng từng người. Con voi hình dạng như thế nào? Trong bọn người mù kia, kẻ rờ ngà bèn nói voi hình như củ cải ; kẻ rờ tai nói rằng voi giống như cái ki ; kẻ rờ đầu nói rằng voi giống như khối đá, kẻ rờ vòi nói rằng voi giống như cái chày ; kẻ rờ chân nói rằng voi giống như cái cối gỗ ; kẻ rờ lưng nói rằng voi như cái giường ; kẻ rờ bụng nói rằng voi như cái lu ; kẻ rờ đuôi nói voi như sợi dây.
Nầy Thiện Nam Tử! Bọn người mù kia chẳng nói trúng thân hình của voi, nhưng cũng chẳng phải là chẳng nói, các hình tướng đó đều chẳng phải hình voi, nhưng rời ngoài những hình nầy lại không có voi.
Nầy Thiện Nam Tử! Quốc Vương là dụ cho Như Lai đấng chánh biến tri vậy. Đại thần dụ cho kinh Đại Thừa Đại Niết bàn. Voi dụ cho Phật tánh. Bọn mù dụ cho tất cả chúng sanh vô minh.
Những chúng sanh nầy cho rằng Phật đã nói xong, hoặc có kẻ nói sắc là Phật tánh, vì sắc nầy dầu diệt, nhưng tuần tự nối luôn do đây được ba mươi hai tướng tốt vô thượng của Như Lai, sắc tướng Như Lai là thường, vì sắc tướng Như Lai thường hằng chẳng dứt, do đây nên nói sắc là Phật tánh, như vàng thật, chất vàng dầu thay đổi nhưng màu sắc vẫn thường chẳng đổi khác, hoặc làm vòng, làm roi, làm mâm, màu vàng vẫn không đổi khác. Phật tánh của chúng sanh cũng như vậy, tánh chất dầu vô thường mà sắc là thường, do đây nên nói sắc là Phật tánh.
Hoặc có kẻ nói thọ là Phật tánh, vì do thọ mà được chơn lạc của Như Lai, thọ của Như Lai là thọ rốt ráo, là thọ đệ nhứt nghĩa. Tánh thọ của chúng sanh dầu là vô thường nhưng nó tuần tự nối nhau chẳng dứt, nên được lạc thọ chơn thường của Như Lai. Như người họ Kiều Thi Ca thân người dầu vô thường mà họ vẫn thường, trãi qua ngàn muôn đời không đổi khác. Phật tánh chúng sanh cũng như vậy. Do đây nên nói thọ ấm là Phật tánh.
Lại có kẻ nói tưởng ấm là Phật tánh, vì do tưởng mà được chơn thật tưởng của Như Lai. Tưởng của Như Lai gọi là tưởng mà không tưởng chẳng phải tưởng của chúng sanh, chẳng phải tưởng của nam của nữ, chẳng phải tưởng trong sắc thọ tưởng hành thức, chẳng phải tâm tưởng dứt tưởng như tưởng của chúng sanh. Dầu tưởng nầy vô thường nhưng do tuần tự nối nhau chẳng dứt, nên được tưởng thường hằng của Như Lai. Như mười hai nhơn duyên của chúng sanh, dầu chúng sanh diệt mất mà nhơn duyên vẫn rthường. Phật tánh của chúng sanh cũng như vậy, do đây nên nói tưởng là Phật tánh.
Lại có kẻ nói hành ấm là Phật tánh, vì hành gọi là thọ mạng. Thọ mạng làm nhơn duyên nên được thọ mạng thường trụ của Như Lai. Thọ mạng của chúng sanh dầu là vô thường, nhưng vì tuần tự nối nhau chẳng dứt, nên được thọ mạng chơn thường của Như Lai. Như mười bộ kinh, người nói người nghe dầu là vô thường, nhưng kinh điển nầy thường còn chẳng biến đổi. Phật tánh của chúng sanh cũng như vậy. Do đây nên nói hành là Phật tánh.
Lại có kẻ nói thức ấm là Phật tánh. Do thức làm nhơn duyên mà được tâm bình đẳng của Như Lai. Ý thức của chúng sanh dầu là vô thường, nhưng thức tuần tự nối nhau chẳng dứt, nên được tâm chơn thường của Như Lai. Như lửa tánh nóng dầu ngọn lửa vô thường, nhưng tánh nóng chẳng phải vô thường. Phật tánh của chúng sanh cũng như vậy. Do đây nên nói thức là Phật tánh.
Lại có kẻ nói rời năm ấm có ngã, ngã nầy là Phật tánh, vì ngã làm nhơn duyên mà được ngã tự tại của Như Lai. Có các nhà ngoại đạo nói rằng: Đứng đi thấy nghe buồn vui nói năng chính đó là ngã, ngã tướng ấy dầu vô thường nhưng ngã của Như Lai chơn thiệt thường trụ. Như ấm nhập giới dầu là vô thường nhưng vẫn gọi là thường. Phật tánh của chúng sanh cũng vậy.
Nầy Thiện Nam Tử!Như bọn mù kia mỗi người tự nói hình tướng của voi, dầu chẳng được đúng, nhưng chẳng phải là chẳng nói tướng của voi.
Những người nói Phật tánh cũng như vậy, Phật tánh chẳng phải tức sáu pháp, nhưng cũng chẳng ly sáu pháp. Vì thế nên ta nói Phật tánh của chúng sanh chẳng phải sắc chẳng phải ly sắc, nhẫn đến chẳng phải ngã, chẳng phải ly ngã.
Có các nhà ngoại đạo dầu nói có ngã, nhưng thiệt ra không có ngã. Ngã của chúng sanh chính là ngũ ấm, rời ngoài ngũ ấm không có ngã riêng biệt.
Ví như cọng, cánh, tua, gương hiệp lại làm hoa sen, lìa ngoài những thứ nầy thời không có hoa sen riêng biệt. Ngã của chúng sanh cũng như vậy.
Như tường, vách, gỗ, tranh hoà hiệp gọi đó là nhà, lìa ngoài những thứ nầy thời không có nhà riêng biệt.
Như cây Khư đà la, cây Ba la xa, cây Ni câu đà, cây Uất đàm bát hiệp lại thành rừng, rời ngoài những thứ nầy thời không có rừng riêng biệt.
Như chiến xa, voi, ngựa, bộ binh hiệp lại thành quân đội, rời ngoài những thứ nầy thời không có quân đội riêng biệt.
Như những chỉ năm màu hiệp lại dệt thành vải ngũ sắc, rời ngoài những chỉ nầy thời không có vải ngũ sắc riêng biệt.
Như bốn họ hiệp lại gọi là đại chúng, rời ngoài những người nầy thời không có đại chúng riêng biệt.
Ngã của chúng sanh cũng như vậy, rời ngoài năm ấm thời không có ngã riêng biệt.
Nầy Thiện Nam Tử! Như Lai thường trụ thời gọi là ngã. Pháp thân của Như Lai là vô biên vô ngại, là chẳng sanh chẳng diệt, được đủ tám tự tại nên gọi là ngã.
Thiệt ra chúng sanh không có ngã như vậy, chỉ vì quyết định sẽ được rốt ráo đệ nhứt nghĩa không, nên gọi là Phật tánh.
Nầy Thiện Nam Tử! Đại từ đại bi gọi là Phật tánh, vì đại từ đại bi thường theo dõi Bồ Tát như bóng theo hình.Tất cả chúng sanh quyết định sẽ được đại từ đại bi, do đây nên nói rằng tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Đại từ đại bi gọi là Phật tánh, Phật tánh gọi là Như Lai.
Đại hỷ đại xả gọi là Phật tánh, vì Đại Bồ Tát nếu chẳng xả được hai mươi lăm cõi, thời không thể được vô thượng Bồ Đề. Bởi chúng sanh quyết định sẽ được, do đây nên nói tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Đại hỷ đại xả chính là Phật tánh, Phật tánh chính là Như Lai.
Phật tánh gọi là đại tín tâm. Vì do tín tâm mà đại Bồ Tát được đầy đủ Đàn Ba La Mật nhẫn đến Bát Nhã Ba La Mật. Tất cả chúng sanh quyết định sẽ được đại tín tâm, do đây nên nói tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Đại tín tâm chính là Phật tánh, Phật tánh chính là Như Lai.
Phật tánh gọi là nhứt tử địa. Vì do nhứt tử địa nên Bồ Tát được tâm bình đẳng đối với tất cả chúng sanh. Tất cả chúng sanh quyết định sẽ được nhứt tử địa, do đây nên nói tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Nhứt tử địa chính là Phật tánh, Phật tánh chính là Như Lai.
Phật tánh gọi là trí lực thứ tư. Vì do trí lực thứ tư, nên Bồ Tát có thể giáo hóa chúng sanh. Tất cả chúng sanh quyết định sẽ được trí lực thứ tư, do đây nên nói tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Trí lực thứ tư chính là Phật tánh, Phật tánh chính là như Lai.
Phật tánh gọi là mười hai nhơn duyên. Vì do nhơn duyên nên đức Như Lai được thường trụ. Tất cả chúng sanh quyết định có mười hai nhơn duyên như vậy, do đây nên nói rằng tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Mười hai nhơn duyên chính là Phật tánh, Phật tánh chính là Như Lai.
Phật tánh gọi là bốn trí vô ngại. Do bốn trí vô ngại nên giảng thuyết chữ nghĩa vô ngại. Do chữ nghĩa vô ngại nên có thể giáo hóa chúng sanh. Bốn trí vô ngại chính là Phật tánh, Phật tánh chính là Như Lai.
Phật tánh gọi là đảnh tam muội.Vì do tu đảnh tam muội nầy nên có thể tổng nhiếp tất cả Phật pháp, do đây nên nói đảnh tam muội gọi là Phật tánh. Thập Trụ Bồ Tát tu tam muội nầy chưa được đầy đủ, nên dầu thấy Phật tánh mà chẳng rõ ràng. Vì tất cả chúng sanh quyết định được, nên nói rằng tất cả chúng sanh đều có Phật tánh.
Nầy Thiện Nam Tử! Như các thứ pháp đã nói ở trên, vì tất cả chúng sanh quyết định sẽ được, nên nói rằng tất cả chúng sanh đều có Phật tánh.
Nầy Thiện Nam Tử! Nếu ta nói sắc là Phật tánh, chúng sanh nghe lời nầy tất sanh tà kiến điên đảo, do tà kiến điên đảo tất sẽ phải đọa A Tỳ địa ngục. Đức Như Lai thuyết pháp để dứt địa ngục nên chẳng nói sắc là Phật tángh, nhẫn đến chẳng nói thức là Phật tánh cũng như vậy.
Nầy Thiện Nam Tử! Nếu chúng sanh thấy rõ Phật tánh thời chẳng cần tu tập thánh đạo. Thập Trụ Bồ Tát tu tám thánh đạo còn thấy Phật tánh một phần ít, huống là người chẳng tu mà được thấy ư!
Nầy Thiện Nam Tử! Các vị Đại Bồ Tát như Văn Thù Sư Lợi tu tập thánh đạo đã trải qua vô lượng đời nên thấy rõ Phật tánh. Hàng Thanh Văn Duyên Giác làm thế nào biết Phật tánh được!
Nếu chúng sanh muốn biết rõ Phật tánh, thời phải nhứt tâm thọ trì đọc tụng biên chép giải thuyết cúng dường cung kính tôn trọng tán thán kinh Đại Niết Bàn nầy. Thấy người nào trì tụng nhẫn đến tán thán kinh Đại Niết Bàn nầy thời phải đem bốn thứ cúng dường thật tốt mà cung cấp cho người ấy, cùng tán thán lễ bái hỏi thăm.
Nầy Thiện Nam Tử! Nếu có người nào đã trải qua vô lượng vô biên đời gần gũi cúng dường vô lượng chư Phật trồng sâu các căn lành, rồi sau mới đặng nghe tên của kinh nầy.
Nầy Thiện Nam Tử! Phật tánh chẳng thể nghĩ bàn. Phật, Pháp, Tăng, Tam Bảo cũng chẳng thể nghĩ bàn.
Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, nhưng chẳng biết được dầu vậy mà cũng chẳng thể nghĩ bàn.
Như Lai thường lạc ngã tịnh cũng chẳng thể nghĩ bàn.(trích k. Đại Niết Bàn. phẩm Sư Tử Hống Bồ Tát )
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT
Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Ngân hàng Vietcombank
DUONG THANH THAI
0541 000 1985 52
Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)