- Tham gia
- 12/7/07
- Bài viết
- 1,060
- Điểm tương tác
- 1,005
- Điểm
- 113
Bài 34.- Nghi 4 Quả Thánh.
K. NB 26:
Phạm Chí Độc Tử thưa rằng: “ Thưa Cù Đàm! Nay tôi muốn hỏi ngài có cho phép chăng?”
Đức Như Lai nín lặng.
Thưa lần thứ hai lần thứ ba, Đức Như Lai vẫn nín lặng.
Độc Tử thưa rằng: “ Từ lâu tôi cùng ngài vẫn là thân hữu, ngài cùng tôi nghĩa không có khác, nay tôi muốn hỏi han, cớ sao ngài lại nín lặng?”
Lúc đó Đức Thế Tôn nghĩ rằng: “ Phạm Chí nầy tánh tình nho nhã thuần thiện ngay thẳng. Thường vì muốn hiểu biết mà đến thưa hỏi, chẳng phải vì não loạn. Nếu ông ấy có hỏi ta nên tùy ý đáp”.
Suy nghĩ xong Phật nói rằng: Lành thay! Lành thay! Ông cứ theo chỗ nghi mà hỏi ta sẽ giải đáp cho.
Độc Tử thưa rằng: “ Thế gian có pháp lành chăng?”
_ Nầy Phạm Chí! Thế gian có pháp lành.
_ Thưa Cù Đàm! Thế gian có pháp chẳng lành chăng?
_ Nầy Phạm Chí! Thế gian có pháp chẳng lành.
_ Xin Cù Đàm vì tôi mà giảng nói, cho tôi biết pháp lành và pháp chẳng lành.
_ Nầy Thiện Nam Tử! Ta có thể phân biệt giảng rộng nghĩa đó. Nay sẽ vì ông mà nói lược.
_ Nầy Thiện Nam Tử! Dục gọi là pháp chẳng lành, giải thoát dục gọi là pháp lành. Sân cùng si cũng như vậy. Sát sanh là pháp chẳng lành, chẳng sát sanh là pháp lành, nhẫn đến tà kiến cũng như vậy.
Nầy Thiện Nam Tử! Ta đã vì ông mà nói ba thứ pháp lành cùng chẳng lành và nói mười thứ pháp lành cùng chẳng lành. Nếu hàng đệ tử của ta có thể hiểu biết ba thứ nhẫn đến mười thứ pháp lành cùng chẳng lành như vậy, phải biết rằng người nầy có thể dứt hết tham sân, si tất cả phiền não, dứt tất cả quả báo sanh tử.
_ Thưa Cù Đàm! Trong Phật pháp có một Tỳ Kheo nào được như vậy chăng?
_ Nầy Thiện Nam Tử! Trong Phật pháp chẳng phải chỉ có một hai người nhẫn đến trăm ngàn người, mà có vô lượng Tỳ Kheo dứt được tham, sân, si tất cả phiền não, tất cả quả báo sanh tử như vậy.
_ Thưa Cù Đàm! Trong Phật pháp có một Tỳ Kheo Ni nào được như vậy chăng?
_ Nầy Thiện Nam Tử! Trong Phật pháp đây cũng có vô lượng Tỳ Kheo Ni dứt được tham, sân, si tất cả phiền não, tất cả quả báo sanh tử.
_ Thưa Cù Đàm! Trong Phật pháp có Ưu Bà Tắc nào siêng năng giữ giới dứt được lưới nghi chăng?
_ Nầy Thiện Nam Tử! Trong Phật pháp của ta có vô lượng Ưu Bà tắc tinh tấn giữ giới thanh tịnh, dứt được năm phẩm kiết sử bực hạ, được quả A Na Hàm, dứt được lưới nghi.
_ Thưa Cù Đàm! Trong Phật pháp có Ưu Bà Di nào tinh cần trì giới thanh tịnh dứt được lưới nghi chăng?
_ Nầy Thiện Nam Tử! Trong Phật pháp ta có vô lượng Ưu Bà Di tinh cần trì giới thanh tịnh dứt năm phẩm kiết sử bực hạ, dứt được lưới nghi, chứng quả A Na Hàm.
_ Thưa Cù Đàm! Ngoài những vị trên, trong Phật pháp có Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di nào hưởng lạc thú ngũ dục mà tâm dứt được lưới nghi chăng?
_ Nầy Thiện Nam Tử! Trong Phật pháp ta vô lượng Ưu Bà Tắc cũng như Ưu Bà Di dứt ba phẩm kiết sử được quả Tu Đà Hoàn. Người tham, sân, si mỏng thời được quả Tư Đà Hàm.
_ Bạch Thế Tôn! Nay tôi thích nói thí dụ, xin ngài cho phép.
_ Lành thay! Ông thích nói thời cứ nói.
_ Bạch Thế Tôn! Như Long Vương Nan Đà và Bạt Nan Đà bình đẳng mưa to. Pháp dụ của Như Lai cũng như vậy, bình đẳng mưa xuống hàng Ưu Bà Tắc và Ưu Bà Di.
Bạch Thế Tôn! Nếu hàng ngoại đạo muốn đến Phật pháp để xuất gia, chẳng rõ đức Như Lai thử họ trong mấy tháng?
_ Nầy Thiện Nam Tử! Thử họ trong bốn tháng, nhưng bất tất hết thảy đều một hạng.
_ Bạch Thế Tôn! Nếu chẳng đều một hạng, xin đức Đại Từ cho tôi xuất gia.
Đức Thế Tôn bảo Kiều Trần Như cho Độc Tử xuất gia thọ giới.
Sau đó mười lăm ngày, Độc Tử được quả Tu Đà Hoàn.
Độc Tử nghĩ rằng nếu người có trí huệ do nơi học mà được, nay tôi đã được có thể đến ra mắt Phật.
Liền đến lễ Phật bạch rằng: “Thế Tôn! Những người có trí huệ từ nơi học mà được, nay tôi đã được. Xin đức Thế Tôn vì tôi mà giảng thuyết cho tôi được trí huệ vô học.
_ Nầy Thiện nam Tử! Ông nên tinh tấn tu tập hai pháp: Chỉ và quán. Nếu có Tỳ Kheo muốn được quả Tu Đà Hoàn cũng phải siêng tu tập hai pháp như vậy. Nếu muốn được Tư Đà Hàm, A Na hàm, A La Hán cũng phải tu tập hai pháp như vậy.
Nầy Thiện Nam Tử! Nếu có Tỳ Kheo muốn được tứ thiền, tứ vô lượng tâm, lục thần thông, bát bội xả, bát thắng xứ, vô tránh trí, đảnh trí, tất cánh trí, tứ vô ngại trí, kim cang tam muội, tận trí, vô sanh trí, cũng phải tu tập hai pháp như vậy.
Nầy Thiện Nam Tử! Nếu muốn được bực Thập Trụ, vô sanh pháp nhẫn, vô tướng pháp nhẫn, bất khả tư nghì pháp nhẫn, thánh hạnh, phạm hạnh, thiên hạnh, Bồ Tát hạnh, hư không tam muội, trí ấn tam muội, không vô tướng vô tác tam muội, địa tam muội, bất thối tam muội, Thủ Lăng Nghiêm tam muội, Kim Cang tam muội, vô thượng Bồ Đề Phật hạnh, cũng phải tu tập hai pháp như vậy.
Độc Tử nghe xong lễ Phật lui ra, ở trong rừng Ta La tu tập hai pháp chỉ quán, chẳng bao lâu được quả A La Hán.
Lúc đó lại có vô lượng Tỳ Kheo muốn đến chỗ Phật. Độc Tử hỏi rằng: Chư Đại Đức muốn đến đâu?
Các Tỳ Kheo nói: Chúng tôi muốn đến Phật.
Độc Tử lại nói: Nếu chư Đại Đức đến chỗ Phật xin vì tôi bạch cùng Phật rằng Độc Tử Tỳ Kheo đã tu tập hai pháp chỉ quán được trí vô học, nay báo ơn Phật mà nhập Niết Bàn.
Các Tỳ Kheo đem lời nầy đến bạch cùng Phật.
Phật bảo các Tỳ Kheo: Nầy các Thiện Nam Tử! Độc Tử đã được quả A La Hán, các ông nên đến cúng dường thân thể của Độc Tử.
Các Tỳ Kheo tuân lời Phật trở về cúng dường thi hài của Độc Tử.
K. NB 26:
Phạm Chí Độc Tử thưa rằng: “ Thưa Cù Đàm! Nay tôi muốn hỏi ngài có cho phép chăng?”
Đức Như Lai nín lặng.
Thưa lần thứ hai lần thứ ba, Đức Như Lai vẫn nín lặng.
Độc Tử thưa rằng: “ Từ lâu tôi cùng ngài vẫn là thân hữu, ngài cùng tôi nghĩa không có khác, nay tôi muốn hỏi han, cớ sao ngài lại nín lặng?”
Lúc đó Đức Thế Tôn nghĩ rằng: “ Phạm Chí nầy tánh tình nho nhã thuần thiện ngay thẳng. Thường vì muốn hiểu biết mà đến thưa hỏi, chẳng phải vì não loạn. Nếu ông ấy có hỏi ta nên tùy ý đáp”.
Suy nghĩ xong Phật nói rằng: Lành thay! Lành thay! Ông cứ theo chỗ nghi mà hỏi ta sẽ giải đáp cho.
Độc Tử thưa rằng: “ Thế gian có pháp lành chăng?”
_ Nầy Phạm Chí! Thế gian có pháp lành.
_ Thưa Cù Đàm! Thế gian có pháp chẳng lành chăng?
_ Nầy Phạm Chí! Thế gian có pháp chẳng lành.
_ Xin Cù Đàm vì tôi mà giảng nói, cho tôi biết pháp lành và pháp chẳng lành.
_ Nầy Thiện Nam Tử! Ta có thể phân biệt giảng rộng nghĩa đó. Nay sẽ vì ông mà nói lược.
_ Nầy Thiện Nam Tử! Dục gọi là pháp chẳng lành, giải thoát dục gọi là pháp lành. Sân cùng si cũng như vậy. Sát sanh là pháp chẳng lành, chẳng sát sanh là pháp lành, nhẫn đến tà kiến cũng như vậy.
Nầy Thiện Nam Tử! Ta đã vì ông mà nói ba thứ pháp lành cùng chẳng lành và nói mười thứ pháp lành cùng chẳng lành. Nếu hàng đệ tử của ta có thể hiểu biết ba thứ nhẫn đến mười thứ pháp lành cùng chẳng lành như vậy, phải biết rằng người nầy có thể dứt hết tham sân, si tất cả phiền não, dứt tất cả quả báo sanh tử.
_ Thưa Cù Đàm! Trong Phật pháp có một Tỳ Kheo nào được như vậy chăng?
_ Nầy Thiện Nam Tử! Trong Phật pháp chẳng phải chỉ có một hai người nhẫn đến trăm ngàn người, mà có vô lượng Tỳ Kheo dứt được tham, sân, si tất cả phiền não, tất cả quả báo sanh tử như vậy.
_ Thưa Cù Đàm! Trong Phật pháp có một Tỳ Kheo Ni nào được như vậy chăng?
_ Nầy Thiện Nam Tử! Trong Phật pháp đây cũng có vô lượng Tỳ Kheo Ni dứt được tham, sân, si tất cả phiền não, tất cả quả báo sanh tử.
_ Thưa Cù Đàm! Trong Phật pháp có Ưu Bà Tắc nào siêng năng giữ giới dứt được lưới nghi chăng?
_ Nầy Thiện Nam Tử! Trong Phật pháp của ta có vô lượng Ưu Bà tắc tinh tấn giữ giới thanh tịnh, dứt được năm phẩm kiết sử bực hạ, được quả A Na Hàm, dứt được lưới nghi.
_ Thưa Cù Đàm! Trong Phật pháp có Ưu Bà Di nào tinh cần trì giới thanh tịnh dứt được lưới nghi chăng?
_ Nầy Thiện Nam Tử! Trong Phật pháp ta có vô lượng Ưu Bà Di tinh cần trì giới thanh tịnh dứt năm phẩm kiết sử bực hạ, dứt được lưới nghi, chứng quả A Na Hàm.
_ Thưa Cù Đàm! Ngoài những vị trên, trong Phật pháp có Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di nào hưởng lạc thú ngũ dục mà tâm dứt được lưới nghi chăng?
_ Nầy Thiện Nam Tử! Trong Phật pháp ta vô lượng Ưu Bà Tắc cũng như Ưu Bà Di dứt ba phẩm kiết sử được quả Tu Đà Hoàn. Người tham, sân, si mỏng thời được quả Tư Đà Hàm.
_ Bạch Thế Tôn! Nay tôi thích nói thí dụ, xin ngài cho phép.
_ Lành thay! Ông thích nói thời cứ nói.
_ Bạch Thế Tôn! Như Long Vương Nan Đà và Bạt Nan Đà bình đẳng mưa to. Pháp dụ của Như Lai cũng như vậy, bình đẳng mưa xuống hàng Ưu Bà Tắc và Ưu Bà Di.
Bạch Thế Tôn! Nếu hàng ngoại đạo muốn đến Phật pháp để xuất gia, chẳng rõ đức Như Lai thử họ trong mấy tháng?
_ Nầy Thiện Nam Tử! Thử họ trong bốn tháng, nhưng bất tất hết thảy đều một hạng.
_ Bạch Thế Tôn! Nếu chẳng đều một hạng, xin đức Đại Từ cho tôi xuất gia.
Đức Thế Tôn bảo Kiều Trần Như cho Độc Tử xuất gia thọ giới.
Sau đó mười lăm ngày, Độc Tử được quả Tu Đà Hoàn.
Độc Tử nghĩ rằng nếu người có trí huệ do nơi học mà được, nay tôi đã được có thể đến ra mắt Phật.
Liền đến lễ Phật bạch rằng: “Thế Tôn! Những người có trí huệ từ nơi học mà được, nay tôi đã được. Xin đức Thế Tôn vì tôi mà giảng thuyết cho tôi được trí huệ vô học.
_ Nầy Thiện nam Tử! Ông nên tinh tấn tu tập hai pháp: Chỉ và quán. Nếu có Tỳ Kheo muốn được quả Tu Đà Hoàn cũng phải siêng tu tập hai pháp như vậy. Nếu muốn được Tư Đà Hàm, A Na hàm, A La Hán cũng phải tu tập hai pháp như vậy.
Nầy Thiện Nam Tử! Nếu có Tỳ Kheo muốn được tứ thiền, tứ vô lượng tâm, lục thần thông, bát bội xả, bát thắng xứ, vô tránh trí, đảnh trí, tất cánh trí, tứ vô ngại trí, kim cang tam muội, tận trí, vô sanh trí, cũng phải tu tập hai pháp như vậy.
Nầy Thiện Nam Tử! Nếu muốn được bực Thập Trụ, vô sanh pháp nhẫn, vô tướng pháp nhẫn, bất khả tư nghì pháp nhẫn, thánh hạnh, phạm hạnh, thiên hạnh, Bồ Tát hạnh, hư không tam muội, trí ấn tam muội, không vô tướng vô tác tam muội, địa tam muội, bất thối tam muội, Thủ Lăng Nghiêm tam muội, Kim Cang tam muội, vô thượng Bồ Đề Phật hạnh, cũng phải tu tập hai pháp như vậy.
Độc Tử nghe xong lễ Phật lui ra, ở trong rừng Ta La tu tập hai pháp chỉ quán, chẳng bao lâu được quả A La Hán.
Lúc đó lại có vô lượng Tỳ Kheo muốn đến chỗ Phật. Độc Tử hỏi rằng: Chư Đại Đức muốn đến đâu?
Các Tỳ Kheo nói: Chúng tôi muốn đến Phật.
Độc Tử lại nói: Nếu chư Đại Đức đến chỗ Phật xin vì tôi bạch cùng Phật rằng Độc Tử Tỳ Kheo đã tu tập hai pháp chỉ quán được trí vô học, nay báo ơn Phật mà nhập Niết Bàn.
Các Tỳ Kheo đem lời nầy đến bạch cùng Phật.
Phật bảo các Tỳ Kheo: Nầy các Thiện Nam Tử! Độc Tử đã được quả A La Hán, các ông nên đến cúng dường thân thể của Độc Tử.
Các Tỳ Kheo tuân lời Phật trở về cúng dường thi hài của Độc Tử.