Trong Hoàng Bá truyền tâm pháp yếu (Trần Tuấn Mẫn dịch) có ghi lại lời của Sơ tổ Đạt Ma: “Hết thảy chúng sinh vốn là Phật, không cần nhờ tu mà nên. Nay chỉ cần nhận biết bổn tâm mình, thấy bổn tính mình, đừng cầu tìm chi khác nữa. Làm sao nhận biết tâm mình? Chính cái ‘đang nói năng đây’ là tâm”. Vậy, yếu chỉ của Đạt Ma khi sang du hóa ở Trung Hoa nước Ngụy vào năm 520 hẳn là “trực chỉ nhân tâm”.
Trực chỉ nhân tâm, tức đã biết có tâm, đã nắm được tâm? Vậy nên cần quay lại câu hỏi ban đầu: “Làm sao nhận biết tâm mình?”. Nhiều người vỗ ngực Phật tại tâm, thực chất họ chưa biết tâm. Con người được sinh ra vốn có thân và tâm. Hầu như ai cũng biết đến thân, chăm sóc chiều chuộng thân, đặc biệt với các sao, người đẹp... Họ dùng mỹ phẩm, áo quần thời trang, nói chung là dùng tiền vuốt ve thân một cách thái quá. Nên dĩ nhiên tâm có thể bị bỏ quên. Những người có điều kiện thường kiến tạo không gian sống lãng mạn và yên tĩnh cho riêng mình hay đến chốn thơ mộng thưởng thức nhiều món ngon với cả thị giác lẫn vị giác... tất cả những thứ ấy khiến họ nhầm tưởng đã có một cuộc sống tràn đầy (nội) tâm, hay rõ hơn là đã nắm được tâm. Thực ra đấy chỉ là phần nổi của tảng băng. Đến như Nhị tổ Huệ Khả xưa từng chặt đứt một cánh tay thể hiện ý chí quyết tâm cầu đạo nhưng khi Sơ tổ bảo “đưa tâm ta an cho” thì lắc đầu: “Con kiếm mãi mà chẳng thấy tâm đâu”.
Cũng một miếng ăn, nhưng ta biết ta đang ăn, đang cảm thấy ngon hay dở, lòng rộn sướng vui hay bực tức, đấy mới chính là khoảnh khắc ta bắt đầu nhận diện được tâm (tham). Cũng một lời nói tưởng rất tình cảm là nhắc đến cá nhân ai đó ra giữa mọi người, nhưng ta biết sự nhắc đó chỉ để những người khác nói hùa thêm về sai sót của người đó; mức độ vi tế ấy nếu biết mà tự lấy làm xấu hổ, lúc đó ta thực đã biết đến tâm (tàm quý). Cũng một hành động móc tiền cho một người ăn xin, nhưng ta biết chỉ để nở mặt với ai đó đang ngồi bàn bên; biết ngay bao nhiêu phần trăm cơ hội trong việc thiện đó, chính là tâm đang xưng danh trong mình. Vân vân. Tâm chính là viên ngọc, còn thân chỉ là cái hộp đựng nó. Càng chăm sóc thân thái quá thì tâm càng dễ lu mờ tì vết. Biết tâm và chăm sóc tâm, tâm sẽ phát sáng khiến thân tâm trong suốt như pha lê.
Nhận biết tâm trong cuộc sống đã khó, giữ được tâm bình lặng trong thiền định càng nan giải khôn cùng. Tịnh Danh pháp chủ từng ví “tâm như khỉ vượn”, rất khó chế ngự, rất khó điều phục. Trong Con đường dẫn đến Phật quả - Những giáo lý về Pháp bảo của sự giải thoát (Thanh Liên dịch), Gampopa cũng tự vấn: “Có bao giờ bạn nhìn thấy bức tranh tuyệt đẹp minh họa các giai đoạn của thiền định? Bạn thấy một con voi, một con thỏ, một con khỉ, và một người đàn ông. Con voi là tâm ta, con thỏ là sự hôn trầm, con khỉ là sự xao lãng và người đàn ông là sự chú tâm. Ở cuối trang giấy, con khỉ đang dùng một sợi dây để kéo con voi đến nơi nào nó muốn”.
Trong rất nhiều từ ngữ dùng để chỉ mức độ nghiêm trọng của tâm như: điều tâm, nhiếp phục tâm, khai phá tâm,… thì thuần hóa tâm thiết nghĩ chuẩn xác và đắc địa nhất. Ngày xưa những con vật hoang ở rừng rú, hung tợn và độc ác, con người bắt chúng về nhốt lại rồi lên kế hoạch thuần hóa, đến lúc chúng sống bên con người mà không làm hại đến tính mạng ta, thậm chí còn cứu hoặc giúp ta, lúc đó mới hoàn tất. Tâm của người không tu tập từ nhỏ, lớn rồi mới tu chẳng khác như một con ngựa hoang, hay như bò tót mà đấu sĩ cưỡi trong các lễ hội ở Tây Ban Nha. Nó lồng lộn, vừa nhảy vừa xoay sao hất bằng được người cưỡi rơi xuống đất, rồi thừa thắng hung hãn lao tới húc. Mức độ quấy nhiễu còn tệ hơn, ấy là lúc ta đối mặt với con khỉ. Khi thiền, thấy rõ tâm chúng ta như con khỉ chuyền cành, liên tục không ngừng nghỉ. Tính dữ của (tâm) bò tót đã lặng, nhưng tâm-con-khỉ lại có vũ khí rất lợi hại. Có một clip về động vật hoang dã quay cảnh con khỉ cứ bám nhành cây mà bớp tai đấm vào đầu con hổ đang rất mệt mỏi cố ngủ dưới bóng cây. Khỉ không để hổ yên. Mỗi lần bị bợp, con hổ vùng dậy tức tối xem chừng có thể xé tan xác khỉ nhưng chịu không làm gì được. Nhoáng cái khỉ đã ở trên cao.
Trực chỉ nhân tâm, tức đã biết có tâm, đã nắm được tâm? Vậy nên cần quay lại câu hỏi ban đầu: “Làm sao nhận biết tâm mình?”. Nhiều người vỗ ngực Phật tại tâm, thực chất họ chưa biết tâm. Con người được sinh ra vốn có thân và tâm. Hầu như ai cũng biết đến thân, chăm sóc chiều chuộng thân, đặc biệt với các sao, người đẹp... Họ dùng mỹ phẩm, áo quần thời trang, nói chung là dùng tiền vuốt ve thân một cách thái quá. Nên dĩ nhiên tâm có thể bị bỏ quên. Những người có điều kiện thường kiến tạo không gian sống lãng mạn và yên tĩnh cho riêng mình hay đến chốn thơ mộng thưởng thức nhiều món ngon với cả thị giác lẫn vị giác... tất cả những thứ ấy khiến họ nhầm tưởng đã có một cuộc sống tràn đầy (nội) tâm, hay rõ hơn là đã nắm được tâm. Thực ra đấy chỉ là phần nổi của tảng băng. Đến như Nhị tổ Huệ Khả xưa từng chặt đứt một cánh tay thể hiện ý chí quyết tâm cầu đạo nhưng khi Sơ tổ bảo “đưa tâm ta an cho” thì lắc đầu: “Con kiếm mãi mà chẳng thấy tâm đâu”.
Cũng một miếng ăn, nhưng ta biết ta đang ăn, đang cảm thấy ngon hay dở, lòng rộn sướng vui hay bực tức, đấy mới chính là khoảnh khắc ta bắt đầu nhận diện được tâm (tham). Cũng một lời nói tưởng rất tình cảm là nhắc đến cá nhân ai đó ra giữa mọi người, nhưng ta biết sự nhắc đó chỉ để những người khác nói hùa thêm về sai sót của người đó; mức độ vi tế ấy nếu biết mà tự lấy làm xấu hổ, lúc đó ta thực đã biết đến tâm (tàm quý). Cũng một hành động móc tiền cho một người ăn xin, nhưng ta biết chỉ để nở mặt với ai đó đang ngồi bàn bên; biết ngay bao nhiêu phần trăm cơ hội trong việc thiện đó, chính là tâm đang xưng danh trong mình. Vân vân. Tâm chính là viên ngọc, còn thân chỉ là cái hộp đựng nó. Càng chăm sóc thân thái quá thì tâm càng dễ lu mờ tì vết. Biết tâm và chăm sóc tâm, tâm sẽ phát sáng khiến thân tâm trong suốt như pha lê.
Nhận biết tâm trong cuộc sống đã khó, giữ được tâm bình lặng trong thiền định càng nan giải khôn cùng. Tịnh Danh pháp chủ từng ví “tâm như khỉ vượn”, rất khó chế ngự, rất khó điều phục. Trong Con đường dẫn đến Phật quả - Những giáo lý về Pháp bảo của sự giải thoát (Thanh Liên dịch), Gampopa cũng tự vấn: “Có bao giờ bạn nhìn thấy bức tranh tuyệt đẹp minh họa các giai đoạn của thiền định? Bạn thấy một con voi, một con thỏ, một con khỉ, và một người đàn ông. Con voi là tâm ta, con thỏ là sự hôn trầm, con khỉ là sự xao lãng và người đàn ông là sự chú tâm. Ở cuối trang giấy, con khỉ đang dùng một sợi dây để kéo con voi đến nơi nào nó muốn”.
Trong rất nhiều từ ngữ dùng để chỉ mức độ nghiêm trọng của tâm như: điều tâm, nhiếp phục tâm, khai phá tâm,… thì thuần hóa tâm thiết nghĩ chuẩn xác và đắc địa nhất. Ngày xưa những con vật hoang ở rừng rú, hung tợn và độc ác, con người bắt chúng về nhốt lại rồi lên kế hoạch thuần hóa, đến lúc chúng sống bên con người mà không làm hại đến tính mạng ta, thậm chí còn cứu hoặc giúp ta, lúc đó mới hoàn tất. Tâm của người không tu tập từ nhỏ, lớn rồi mới tu chẳng khác như một con ngựa hoang, hay như bò tót mà đấu sĩ cưỡi trong các lễ hội ở Tây Ban Nha. Nó lồng lộn, vừa nhảy vừa xoay sao hất bằng được người cưỡi rơi xuống đất, rồi thừa thắng hung hãn lao tới húc. Mức độ quấy nhiễu còn tệ hơn, ấy là lúc ta đối mặt với con khỉ. Khi thiền, thấy rõ tâm chúng ta như con khỉ chuyền cành, liên tục không ngừng nghỉ. Tính dữ của (tâm) bò tót đã lặng, nhưng tâm-con-khỉ lại có vũ khí rất lợi hại. Có một clip về động vật hoang dã quay cảnh con khỉ cứ bám nhành cây mà bớp tai đấm vào đầu con hổ đang rất mệt mỏi cố ngủ dưới bóng cây. Khỉ không để hổ yên. Mỗi lần bị bợp, con hổ vùng dậy tức tối xem chừng có thể xé tan xác khỉ nhưng chịu không làm gì được. Nhoáng cái khỉ đã ở trên cao.