Cực Lạc có phải Niết Bàn không?

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Kính chào tất cả chư vị!

Thiết nghĩ người học Phật cần có cái nhìn khách quan, chánh kiến, đúng sự thật! Nên VNBN viết bài này để có đôi lời trao đổi!

Ví như một ngoại đạo nhập định trong Tứ Thiền cảnh giới thạnh tịnh, chẳng có các thứ KHỔ hiện tiền bức bách nhưng đó chưa phải là Niết Bàn.

Cũng như vậy, Cực Lạc là thế giới thanh tịnh, không có khổ đau bức bách nhưng chẳng phải Niết Bàn. Hơn nữa, nếu Cực Lạc là Niết Bàn thì phàm phu phải chứng đạo giải thoát mới vãng sanh, trong khi đó trong 9 phẩm vãng sanh vẫn còn có phàm phu, một thời gian sau ở Cực Lạc mới chứng đạo quả. Do đó, nói Cực Lạc = Niết Bàn là một điều sai lầm.

Thế giới CỰC LẠC hiện hữu lâu dài nhưng không phải trường tồn. Cũng như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Đức Phật A DI ĐÀ cũng thị hiện nhập diệt và đồng thời thế giới Cực Lạc đổi thành một thế giới khác trang nghiêm hơn nữa do Ngài Quan Thế Âm Bồ Tát kế ngôi thị hiện làm Phật Thế Tôn.

Tuy CỰC LẠC thế giới chẳng phải Niết Bàn nhưng thế giới ấy tập hợp tất cả duyên lành, không có duyên ác, chỉ có các nhân duyên tu tập với Thánh chúng và Thế Tôn A DI ĐÀ PHẬT nên dân chúng tại đó đều sẽ chứng đạo quả giải thoát theo sở học của mình.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83


Cũng như vậy, Cực Lạc là thế giới thanh tịnh, không có khổ đau bức bách nhưng chẳng phải Niết Bàn. Hơn nữa, nếu Cực Lạc là Niết Bàn thì phàm phu phải chứng đạo giải thoát mới vãng sanh, trong khi đó trong 9 phẩm vãng sanh vẫn còn có phàm phu, một thời gian sau ở Cực Lạc mới chứng đạo quả. Do đó, nói Cực Lạc = Niết Bàn là một điều sai lầm.

.[/COLOR]

Ng Chiếu xin chào Đ/hữu VNBN,

Với câu:
Cực Lạc là thế giới thanh tịnh, không có khổ đau bức bách nhưng chẳng phải Niết Bàn
thì đạo hữu có thể diễn giải để Ng chiếu và các đạo hữu khác hiểu đúng về Cực Lạc và Niết Bàn được không ạ ?

Và câu này :
nếu Cực Lạc là Niết Bàn thì phàm phu phải chứng đạo giải thoát mới vãng sanh
thì Ng Chiếu chưa hiểu lắm, đạo hữu có thể giải thích thêm một chút được không ?

Kính.
 

Kim Liên Cư Sĩ 2

Registered
Phật tử
Tham gia
11 Thg 3 2016
Bài viết
4
Điểm tương tác
0
Điểm
1
Kính chào tất cả chư vị!

Thiết nghĩ người học Phật cần có cái nhìn khách quan, chánh kiến, đúng sự thật! Nên VNBN viết bài này để có đôi lời trao đổi!

Ví như một ngoại đạo nhập định trong Tứ Thiền cảnh giới thạnh tịnh, chẳng có các thứ KHỔ hiện tiền bức bách nhưng đó chưa phải là Niết Bàn.

Cũng như vậy, Cực Lạc là thế giới thanh tịnh, không có khổ đau bức bách nhưng chẳng phải Niết Bàn. Hơn nữa, nếu Cực Lạc là Niết Bàn thì phàm phu phải chứng đạo giải thoát mới vãng sanh, trong khi đó trong 9 phẩm vãng sanh vẫn còn có phàm phu, một thời gian sau ở Cực Lạc mới chứng đạo quả. Do đó, nói Cực Lạc = Niết Bàn là một điều sai lầm.

Thế giới CỰC LẠC hiện hữu lâu dài nhưng không phải trường tồn. Cũng như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Đức Phật A DI ĐÀ cũng thị hiện nhập diệt và đồng thời thế giới Cực Lạc đổi thành một thế giới khác trang nghiêm hơn nữa do Ngài Quan Thế Âm Bồ Tát kế ngôi thị hiện làm Phật Thế Tôn.

Tuy CỰC LẠC thế giới chẳng phải Niết Bàn nhưng thế giới ấy tập hợp tất cả duyên lành, không có duyên ác, chỉ có các nhân duyên tu tập với Thánh chúng và Thế Tôn A DI ĐÀ PHẬT nên dân chúng tại đó đều sẽ chứng đạo quả giải thoát theo sở học của mình.

Tu học Phật pháp mà không nắm được khái niệm cụ thể về niết bàn là một trạng thái tâm còn cực lạc là chỉ tịnh độ thù thắng của đức Phật A Di Đà thì còn thiếu sót rất nhiều
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Kính chào đạo hữu Nguyên Chiếu, ý của VNBN cũng như đạo hữu KLCS2 đã viết:

Tu học Phật pháp mà không nắm được khái niệm cụ thể về niết bàn là một trạng thái tâm còn cực lạc là chỉ tịnh độ thù thắng của đức Phật A Di Đà thì còn thiếu sót rất nhiều

- Đúng vậy, một bên là trạng thái tâm trí tuệ thông suốt giải thoát, một bên là cảnh giới bên ngoài. Ngoại trừ những bậc trong ngoài hợp nhất thì chẳng có ngăn ngại.

1) Về câu hỏi: Cực Lạc là thế giới thanh tịnh, không có khổ đau bức bách nhưng chẳng phải Niết Bàn...Nếu so với Niết Bàn của chư Phật thì Cực Lạc chưa phải vì Cực Lạc thế giới sau cùng sẽ trang nghiêm hơn và đổi thành tên khác do Ngài Quan Thế Âm thị hiện làm Thế Tôn, nói diệt mất Cực Lạc thì chẳng đúng, mà đó là sự trang nghiêm thêm cái cũ thành cái mới. Hơn nữa Niết Bàn của chư Phật là "không tất cả cảnh giới".

Còn nếu so với Niết Bàn từ cấp độ A LA HÁN đến Nhất Sanh Bổ Xứ Bồ Tát thì Cực Lạc thắng tất cả! Tại sao vậy? Cực Lạc thế giới là do công đức trọn đủ của 48 đại nguyện tạo thành, đó là công đức Phật. Do đó, hàng Bồ Tát Nhất Sanh Bổ Xứ còn phải nương nhờ sức gia trì của 48 đại nguyện mới vào được Thế Giới Cực Lạc huống chi là các bậc dưới càng phải chấp trì sự già trì của Phật Lực. Nói một cách khác, tất thảy Bồ Tát chỉ bằng tự lực không nương nhờ sự gia trì của 48 nguyện, dù định lực cao sâu đến mấy cũng không thể tự thân mình đến được Cực Lạc.

Sức gia trì của 48 nguyện này thật lớn hơn tất thảy, chính là công đức Phật, Phật Lực, siêu vượt hết thảy định lực cao sâu của Bồ Tát hành đạo. Sức gia trì này thật thâm sâu, bậc ngũ nghịch, tội nặng khôn tả, nếu ăn năn sám hối rồi nhờ sức gia trì công đức trọn đủ của 48 nguyện này cũng có thể đến thế giới Cực Lạc. Yêu cầu hành giả có Tin Nhận sự thù thắng và giữ được nguyện không đổi ý là được.

Một số Tịnh Độ khác, hành giả ngoài việc nương nhờ sức gia trì của chư Phật thế giới ấy mà còn phải có định lực cao sâu, chẳng hạn như là Tịnh Độ khi Ngài Văn Thù Thành Phật, ở đó chỉ toàn bậc Nhất Sanh Bổ Sứ Bồ Tát, còn bậc phàm phu, A LA HÁN, Bồ Tát bậc dưới e rằng chẳng có phần.

2) Về câu thứ hai: nếu Cực Lạc là Niết Bàn thì phàm phu phải chứng đạo giải thoát mới vãng sanh....

Giả định này là không xảy ra. Tuy nhiên, nếu theo giả định này, bỏ qua Niết Bàn Phật, còn lại Niết Bàn của bậc A LA HÁN đến Nhất Sanh Bổ Xứ thì hành giả phải đạt như thế vào vào được. Thật tế, Cực Lạc thắng tất thảy Niết Bàn từ A LA HÁN đến Nhất Sanh Bổ Xứ Bồ Tát. Trong các Kinh có liên quan đến Tịnh Độ, các bậc tham gia pháp hội phải nương nhờ Phật Lực của Đức THÍCH CA MÂU NI PHẬT mới thấy được các Tịnh Độ, chẳng thể tự mình mà thấy được.

Sư khác nhau giữa phàm phu và bậc Thánh khi nương nhờ sức gia trì của 48 đại nguyện là bậc A LA HÁN đến Nhất Sanh Bổ Xứ chỉ cần nương nhờ 48 nguyện, muốn sanh sang là được sanh vào Cực Lạc, còn phàm phu phải dụng công Niệm Phật nguyện kiên cố một lòng không tạp loạn không có hai lòng thì mới được sanh sang (vãng sanh).

KÍNH!
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83
.....................

Còn nếu so với Niết Bàn từ cấp độ A LA HÁN đến Nhất Sanh Bổ Xứ Bồ Tát thì Cực Lạc thắng tất cả! Tại sao vậy? Cực Lạc thế giới là do công đức trọn đủ của 48 đại nguyện tạo thành, đó là công đức Phật. Do đó, hàng Bồ Tát Nhất Sanh Bổ Xứ còn phải nương nhờ sức gia trì của 48 đại nguyện mới vào được Thế Giới Cực Lạc huống chi là các bậc dưới càng phải chấp trì sự già trì của Phật Lực. Nói một cách khác, tất thảy Bồ Tát chỉ bằng tự lực không nương nhờ sự gia trì của 48 nguyện, dù định lực cao sâu đến mấy cũng không thể tự thân mình đến được Cực Lạc.
....................

Cám ơn Đạo hữu VNBN đã chia sẻ,

Như đoạn trích dẫn trên: nếu muốn Vãng Sanh thì Hành Giả phải tu học bằng Tự Lực và nhờ Phật Lực ( Tha Lực ) tiếp dẫn mới được Vãng Sanh. Đạo Phật chủ trương Tự Lực , nếu có gia trì của Phật Lực thì có trái với quy luật Nhân Quả không ạ ?

Mong Đạo hữu góp ý và thảo luận.

Kính.
 

Quan Âm Các

Active Member
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2014
Bài viết
264
Điểm tương tác
127
Điểm
43
Hỏi cảnh Cực Lạc ?

NGHE ĐỒN HUYNH Ở CHỐN THIỀN LÂM,

XIN HỎI TÂY PHƯƠNG MẤY DẶM TẦM?

QUA LẠI BAO PHEN GẦN CỰC LẠC?

DỌC NGANG MẤY KIẾP ĐẾN LÔI ÂM?

BẢY HÀNG CÂY BÁU NAY CAO THẤP ?

CHÍN PHẨM SEN VÀNG ĐÃ THIỂN THÂM ?

BỒ TÁT ÍT NHIỀU XIN KỂ RÕ ?

KẺO MÀ THIỆN TÍN LUỐNG HOÀI TÂM.


( cố Đại lão HT.THÍCH ĐẠT HẢO )


Chỉ cảnh Cực Lạc.

TA BÀ CỰC LẠC CŨNG DO TÂM.

CÒN HỎI LÀM CHI MẤY DẬM TẦM.

VÔ NÃO VÔ ƯU CHƠN CỰC LẠC.

BẤT SANH BẤT DIỆT ẤY LÔI ÂM.

BỒ ĐỀ BẢO THỌ KHÔNG CAO THẤP

BÁT NHẢ LIÊN TRÌ CHẲNG THIỂN THÂM.

BỒ TÁT THÁNH PHÀM ĐỒNG NHẤT THỂ.

THẦN THÔNG BIẾN HÓA CŨNG DO TÂM.


( cố Đại lão HT.THÍCH ĐẠT HẢO. HĐCMTW-GHPGVN)
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Cám ơn Đạo hữu VNBN đã chia sẻ,

Như đoạn trích dẫn trên: nếu muốn Vãng Sanh thì Hành Giả phải tu học bằng Tự Lực và nhờ Phật Lực ( Tha Lực ) tiếp dẫn mới được Vãng Sanh. Đạo Phật chủ trương Tự Lực , nếu có gia trì của Phật Lực thì có trái với quy luật Nhân Quả không ạ ?

Mong Đạo hữu góp ý và thảo luận.

Kính.

Kính chào đạo hữu,
Đó cũng là một vấn đề mà nhiều người thắc mắc cũng thấy bàn khá nhiều rồi. VNBN cũng đã từng đọc qua một vài sự lý giải nhưng điều đó cũng không quan trọng. Đức Thích Ca Mâu Ni giới thiệu pháp này đến chúng sanh thiên hạ ắt chẳng trái với chân lí, chẳng trái với nhân quả.

Tuy nhiên, VNBN cũng xin phép lý giải: Ngày xưa có một vị trước khi chứng quả A LA HÁN đã giết 999 người. Thế thì 999 mạng người này phải tính sao cho vị A LA HÁN này? Rồi có Ngài Mục Kiền Liên A LA HÁN thần thông đệ nhất cũng bị ném đá tan thân nát thịt, thế thì chứng A LA HÁN rồi sao còn chịu quả báo?

Qua đó mới thấy Đức Thích Ca Mâu Ni dạy cho đệ tử cách thức giải thoát nơi tâm, chứ không phải dạy người ta trốn chạy nhân quả. Ngài ấy cho các đệ tử giác ngộ trí tuệ liễu thoát sanh tử, còn việc nhân quả của mỗi người Đức Phật chỉ có thể gia trì quãng nhân duyên, cuối cùng người nào thì người đó phải tự giải quyết. Đức Phật Thích Ca khi còn tại thế luôn che chở các đệ tử trước khó khăn hiểm nạn chỉ trừ các vị A LA HÁN! Tại sao? vì các vị ấy đã đủ năng lực giải thoát luân hồi. Gia trì hiểu một cách đơn giản là sự giúp đở. Sự gia trì của chư Phật là sự giúp đở của chư Phật để chúng sanh khai thông trí tuệ. Như vậy, khi còn tại thế Đức Thích Ca Mâu Ni Phật gia trì trực tiếp cho tăng chúng và các đệ tử của Ngài.

Cũng tượng tự như vậy, Đức Phật A Di Đà tiếp dẫn chúng sanh về Cực Lạc là để giúp họ khai thông trí tuệ, khi được khai thông rồi thì họ sẽ giải quyết các nghiệp xưa đã tạo, đó chính là con đường Bồ Tát Đạo, vừa trả nghiệp xưa vừa độ chúng sanh.

Trong 9 phẩm vãng sanh có hạ phẩm hạ sanh là những người tạo tội ngũ nghịch, lẽ ra phải chịu quả báo địa ngục nhưng vì biết ăn năn hối hận lại gặp thiện tri thức hộ niệm, tin tưởng Đức Phật A Di Đà, 48 đại nguyện và sự tồn tại của Cực Lạc thế giới mà niệm trì danh hiệu Phật cầu vãng sanh khai thông trí tuệ để chẳng còn tạo nghiệp gây hại cho chúng sanh nên được vãng sanh. Tuy nhiên còn phải nằm trong nụ sen 12 đại kiếp, tại sao vậy? Vì vậy ấy chưa chịu phát Bồ Đề Tâm. Nghiệp tạo nặng nề như vậy thì không thể chỉ cầu giải thoát cho bản thân, phải giúp đở những người đã bị hại và rộng độ ra tất cả chúng sanh đều sáng suốt chẳng tạo nghiệp tương tự mình. Do đó, các vị này được Quan Thế Âm thường xuyên giảng pháp để khai mở tâm Bồ Đề, và chính thức được sanh vào làm dân chúng Cực Lạc thế giới. Cái nghiệp tội đó trong tương lai là nhân duyên trong việc hành Bồ Tát Đạo, đâu vẫn còn đó, vị ấy đủ năng lực tự làm cho hoàn mãn.

Những người tâm chưa giải thoát mà tiếp tục ở luân hồi thì còn khả năng gây hại cho chúng sanh. Do đó, mong muốn loại trừ cái tâm tham sân si, các thứ lậu hoặc,... để chẳng còn tạo nghiệp, và giúp chúng sanh khác cũng được như mình là mong muốn chính đáng lợi lạc cho họ và người khác. Vì vậy vãng sanh là thanh trừ VÔ MINH chứ không phải gở bỏ nghiệp tạo, nghiệp xưa vẫn còn đó, sẽ trả về sau theo kiểu tùy duyên tiêu nghiệp cũ!
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Rất hay kiến giải sâu sắc. A di Đà Phật.
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83


.................... Vì vậy vãng sanh là thanh trừ VÔ MINH chứ không phải gở bỏ nghiệp tạo, nghiệp xưa vẫn còn đó, sẽ trả về sau theo kiểu tùy duyên tiêu nghiệp cũ!

Cám ơn đạo hữu VNBN đã chia sẻ,

Theo lời của đạo hữu thì Nguyên Chiếu hiểu rằng : Vãng Sanh là thanh trừ Vô Minh, loại trừ Tham Sân Si Nghi Mạn để chúng ta trở về với Tự Tánh Thanh Tịnh ( PHẬT TÁNH ) của chúng ta.

Vậy thì với câu: KIẾN TÁNH THÀNH PHẬTVÃNG SANH CỰC LẠC nếu nói về LÝ và SỰ nó có giống nhau không ? Và vì sao ?

Mong Đạo hữu góp ý và thảo luận.

Kính.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Cám ơn đạo hữu VNBN đã chia sẻ,

Theo lời của đạo hữu thì Nguyên Chiếu hiểu rằng : Vãng Sanh là thanh trừ Vô Minh, loại trừ Tham Sân Si Nghi Mạn để chúng ta trở về với Tự Tánh Thanh Tịnh ( PHẬT TÁNH ) của chúng ta.

Kính chào đạo hữu Nguyên Chiếu,
Thật ra trời - người ở Cực Lạc chẳng có tham sân si, vì chẳng có biểu hiện của ba đường ác. Có lẽ VNBN dùng từ ở chỗ này không hợp lí. Phải nói là khai thông trí tuệ cắt đứt tác nhân gây sanh tử luân hồi.

Vậy thì với câu: KIẾN TÁNH THÀNH PHẬTVÃNG SANH CỰC LẠC nếu nói về LÝ và SỰ nó có giống nhau không ? Và vì sao ?Mong Đạo hữu góp ý và thảo luận.
Kính.

Cám ơn đạo hữu ưu ái đặt cho VNBN những câu hỏi trên,

VNBN xin phép được thảo luận như sau:

1) Về LÝ thì chẳng khác nhau: VÃNG SANH CỰC LẠC là một cách thức khác tiếp cận con đường KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT. Quí vị sẽ thấy điều này khi bàn về Sự dưới đây:

2)Về Sự thì khác nhau và giống nhau đều có. Giống nhau ở chỗ trực tiếp liễu ngộ khi đã vãng sanh rồi, khác nhau ở chỗ lúc đang tu chưa vãng sanh và đoạn cuối là sau khi đã ở Cực Lạc Kiến tánh.

Tại Cực Lạc, những người phát Bồ Đề Tâm tu học Bồ Tát đạo được Đức Phật xác nhận "VÃNG SANH ĐỒNG NGHĨA VỚI THÀNH PHẬT" trong kinh Niệm Phật Ba La Mật. Tại sao gọi là "đồng nghĩa" mà không gọi là " ngang bằng"? Những ai tu theo Bồ Tát đạo khi vãng sanh sang Cực Lạc sớm muộn đều chứng VÔ SANH PHÁP NHẪN chính là cấp bậc Bát Động Địa Bồ Tát, bậc này đủ sức tự mình ra vào sanh tử cứu độ chúng sanh mà chẳng sanh ra các thứ lầm lỗi, sanh tử và Niết Bàn chẳng ngại, TÙY DUYÊN TIÊU NGHIỆP CŨ. Vị này liễu triệt tự tánh thanh tịnh, thấy rõ chân tướng vạn pháp đồng thể tánh thanh tịnh, làm mọi việc mà chẳng chấp lấy một việc gì, chỗ này cũng chính là chỗ KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT. Như vậy, tất thảy dân chúng tu tập Bồ Tát Đạo đều KIẾN TÁNH, thẳng đến thành Phật chẳng còn thối lui. KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT LÀ MỤC ĐÍCH CHÍNH CỦA NGƯỜI TU BỒ TÁT ĐẠO VÃNG SANH, còn VÃNG SANH LÀ MỤC TIÊU TRƯỚC MẮT NHẰM ĐỂ CHẮC CHẮN CON ĐƯỜNG ĐẠO KHÔNG BỊ ĐỌA LẠC NƠI LUÂN HỒI.

Lại nữa, trong 48 đại nguyện cũng có nói: "Nếu con được thành Phật, hết thảy chúng Bồ Tát ở cõi Phật phương khác sinh về cõi nước con, sau đó sẽ tới bậc Nhất Sinh Bổ Xứ, trừ bản nguyện riêng của mỗi vị tự tại hóa hiện, vì thương xót chúng sinh mà rộng lớn, bền chắc như áo giáp, tu các công đức, độ thoát hết thảy, rồi qua khắp các cõi Phật, tu hạnh Bồ Tát và cúng dường mười phương chư Phật, khai hóa vô số chúng sinh khiến lập nên đạo Vô Thượng Chính Giác. Chư vị vượt ngoài công hạnh, thông thường ở các địa vị mà tu tập theo hạnh nguyện của đức Phổ Hiền. Nếu không được như thế thì con chẳng trụ ở ngôi Chính Giác".

Tại sao lại có đại nguyện như thế? Tuy chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn, Kiến Tánh thẳng đến thành Phật chẳng còn thối lui, một con đường thẳng nhưng không có nghĩa là một con ngắn, một con đường ngắn không có nghĩa là sẽ mau chóng đến đích, có khi chỉ là dậm chân tại chỗ. Ngài Pháp Tạng (tiền thân của Đức Phật A Di Đà) mới phát đại nguyện như trên nhằm kiến tạo thế giới Cực Lạc thù thắng vi diệu đưa đến thành tựu Phật Quả chỉ trong một đời tại Cực Lạc. Chỗ này liên quan đến chỗ mà cổ nhân thường nhắc nhở "Kiến Tánh rồi vẫn còn cách Phật rất xa". Tuy Bậc Bồ Tát chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn tự tại trước sanh tử độ sanh nhưng diệu dụng còn cách Phật rất xa, năng lực độ sanh chẳng viên dung bằng Phật. Do đó, một ngày chưa thành Phật xem như chưa thể đạt đến chỗ tột cùng của LÝ - SỰ viên dung.

Thế tại sao phải trừ các vị có bản nguyện riêng? Bậc ấy khi đã chứng VÔ SANH PHÁP NHẪN xong thì chính thức tu tập hoàn mãn các đại nguyện, cũng như Đức Phật A Di Đà (đã thành Phật) từng có nguyện riêng là 48 đại nguyện, đức văn thù bồ tát có 24 đại nguyện, đức Quan Thế Âm có 12 nguyện, đức Thích Ca Mâu Ni (đã thành Phật) và Di Lặc Bồ Tát có nguyện thành Phật tại ta bà,... Vì có các tâm nguyện sẽ tiếp tục hóa hiện xong pha các thế giới khác để độ sanh cho đến khi viên mãn tâm nguyện, cũng có vị cứu cánh lên địa vị Đẳng Giác ngang bằng với Nhất Sanh Bổ Xứ Bồ Tát rồi mới xong pha thế giới phương khác....Các vị ấy đều đủ sức tự tại hóa hiện độ sanh không cần ở Cực Lạc nữa cũng được, hoặc đã sanh, nay tiếp tục sanh sang vẫn chẳng có trở ngại, có thể nhiều khổ nạn đang chờ nhưng ắt có duyên phần riêng!

Tới đây, tóm lại bậc tu hành Bồ Tát Đạo tại Cực Lạc đều chắc chắn thành Phật: nhóm thứ nhất là cứu cánh lên Nhất Sanh Bổ Xứ Bồ Tát chờ bổ nhiệm làm thị hiện thành PHẬT THẾ TÔN, nhóm thứ hai cũng cùng trình độ nhưng thực hiện bản nguyện riêng cho đến khi viên mãn thì mới chịu thị hiện làm Phật cõi nước đã ước nguyện.

Và tới đây, quí vị đã hiểu tại sao: VNBN đã từng nói "dù chứng đạo giải thoát sanh tử nhưng vẫn nguyện vãng sanh Cực Lạc" là do lí do trên đó. Và dễ hiểu được lời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xác quyết trong Kinh Niệm Phật Ba La Mật : "VÃNG SANH ĐỒNG NGHĨA VỚI THÀNH PHẬT" cho những vị tu Bồ Tát Đạo.

Qua đây, cho thấy sức gia trì công đức trọn đủ của 48 đại nguyên chẳng có ngần mé!

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!
Nguyện cho tất cả mọi loài hữu tình hữu duyên đều thấy lợi ích vi diệu này!
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Thật ra trời - người ở Cực Lạc chẳng có tham sân si, vì chẳng có biểu hiện của ba đường ác.....

Kính thưa mod VO-NHAT-BAT-NHI.

Định nghĩa Niết Bàn là:

- Niết là không, Bàn là Tham.- Không tham là niết Bàn.

- Niết là không, Bàn là Sân.- Không Sân là niết Bàn.

- Niết là không, Bàn là Si.- Không Si là niết Bàn.

v.v... và v.v..


Báo Giác Ngộ có bài viết này rất hay:


Niết-bàn hay cõi Cực lạc là có thật, là mục tiêu hướng đến của người tu Phật, nhưng đó không nhất thiết là một thế giới nào đó ở phương Đông hay phương Tây, không phải là một thế giới mà ở đó có những niềm vui phàm tục như người ta tưởng tượng. Và con người cũng không thể có được Niết-bàn hay cõi Cực lạc khi mà ngay trong đời sống này không có được sự bình an, niềm an vui, hạnh phúc của sự rũ bỏ những phiền não khổ đau.

Phật pháp có thể giúp con người an lạc trong hiện tại (hiện tại lạc trú) để có được Niết-bàn hay Cực lạc ngay trong đời sống này. Khi đoạn tận những phiền não khổ đau (vô minh, tham ái, chấp thủ…) thì Niết-bàn có mặt ngay trong cõi đời này. Mà muốn đoạn tận phiền não khổ đau thì phải ứng dụng Phật pháp. Có thể nói một cách đơn giản, Phật pháp là phương pháp của Phật giúp chúng sinh chấm dứt khổ đau, có được an vui hạnh phúc. An vui và hạnh phúc này khác với an vui, hạnh phúc của thế gian, bởi vì nó không có mầm mống của đau khổ.

Đức Phật và các vị Bồ tát, Duyên giác, Bích-chi, La-hán đều không còn bất cứ phiền não khổ đau nào (đã giải thoát) dù các Ngài sống trong cõi đời ô trược này. Các Ngài luôn ở trong Niết-bàn, Cực lạc. Khi còn tại thế, các Ngài an trú trong Hữu dư y Niết-bàn (Niết-bàn khi còn mang thân ngũ uẩn); sau khi thân hoại mạng chung, các Ngài an trú trong Vô dư y Niết-bàn (Niết-bàn khi thân ngũ uẩn không còn) (Tiểu bộ kinh, kinh Phật thuyết như vậy).

Trong kinh Tạp A-hàm, Đức Phật có nói: “Như Lai tuyên bố rằng: thế gian, nguồn gốc của thế gian và con đường dẫn đến sự chấm dứt thế gian đều nằm trong tấm thân một trượng này”. Và Đức Phật cho biết về đặc tính của cảnh giới Niết-bàn như sau: “Sự tận diệt tham, tận diệt sân, tận diệt si (vô minh), đó gọi là Niết-bàn” (kinh Tạp A hàm), “Niết-bàn là sự đoạn tận tham ái đưa đến tái sinh”, “Niết-bàn là sự tịnh chỉ các hành” (Trường bộ kinh, kinh Đại bổn), “Niết-bàn là giải thoát tham, sân, si” (Trường bộ kinh, kinh Đại bát Niết-bàn)… Niết-bàn không phải là đối tượng của nhận thức hữu ngã, tham ái, chấp thủ. Niết-bàn vượt lên mọi tư duy, ngôn ngữ, khái niệm, bởi đó là trạng thái an lạc, hạnh phúc tuyệt đối, tối thượng khi tâm con người thanh tịnh, không còn các phiền não tham, sân, si.

Nếu tu học một thời gian mà tâm tư sầu muộn, mặt mày héo úa, có vẻ buồn bã ủ dột, người khác tiếp xúc cảm thấy nặng nề, không sinh tâm hoan hỷ; thấy ai cũng thấp kém, thấy ai cũng lầm lỗi, chỉ có mình là cao thượng, là chơn chánh; thấy ai cũng nhiễm ô, chỉ có mình là thanh tịnh; càng tu bản ngã càng lớn, phiền não tham, sân, si càng nhiều; tất cả những biểu hiện đó cho thấy mình đã không thực hành đúng Chánh pháp: sai về sự dụng tâm, dụng công, sai về phương pháp tu tập, thực hành Chánh pháp, từ đó sự tu tập, thực hành Chánh pháp không mang lại an lạc trong hiện tại.
Còn cõi Cực lạc, như kinh A Di Đà có nói rõ: “Chúng sinh ở cõi nước đó không có các nỗi khổ, chỉ thọ những niềm vui”. Cõi Cực lạc là nơi “các bậc thượng thiện nhân câu hội”, ở đó không có kẻ phàm phu tục tử đầy dẫy tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến… Nên “không thể dùng chút ít thiện căn, nhân duyên phước đức mà được sinh về cõi Cực lạc” mà phải thực hành, tu tập để đạt đến trạng thái “nhất tâm bất loạn” thì mới có thể vãng sinh.

Tuy nhiên, ngay khi đạt được trạng thái “nhất tâm bất loạn”, tâm không còn vọng tưởng điên đảo, không còn phiền não tham, sân, si thì nền tảng của Cực lạc đã có mặt, yếu tố an vui, tịnh lạc của cõi Cực lạc đã có trên cõi đời này, khi ấy Ta-bà chẳng khác gì Cực lạc, và chắc chắn sau khi thân hoại mạng chung sẽ vãng sinh về Cực lạc.

Thực ra cõi Cực lạc cũng là một dạng Niết-bàn, cõi Cực lạc cũng được xây dựng, kiến tạo bởi niềm tin thanh tịnh, hướng thượng (tín), bởi tâm ý hướng thượng (nguyện), bởi công phu tu tập chuyển hóa phiền não khổ đau, thanh tịnh hóa tâm ý (hạnh) bằng pháp môn Tịnh độ (niệm Phật, ăn chay, giữ giới, trau giồi đạo đức, phạm hạnh, bố thí, tu tập tâm từ, bi, hỷ, xả, những chất liệu làm nên cõi Cực lạc), đó cũng là sự tu tập Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ.

Khi thành tựu pháp môn Tịnh độ, không còn các phiền não tham, sân, si, tâm thanh tịnh, an lạc hiện tiền sẽ có được cõi Cực lạc ngay trên cõi đời này, đó chính là những gì mà Đức Phật và các bậc Thánh giải thoát đã nói: “Tâm mình tịnh thì quốc độ tịnh” (Kinh Duy ma), “Khi ta thanh tịnh, ta thấy thế giới thanh tịnh” (Trường bộ kinh), “Ba nghiệp thân, khẩu, ý thường thanh tịnh, cùng Phật đến Tây phương Cực lạc”…

Do đó, khi cho rằng thực hành Phật pháp để sau khi từ giã cõi đời này (chết) sẽ được về cõi Phật, cõi Niết-bàn, đó là một suy nghĩ sai lệch. Chúng ta sẽ chẳng có cõi Niết-bàn, Cực lạc nào cả nếu như trong đời sống hiện tại chúng ta không có được bản chất an vui, tịnh lạc của Niết-bàn, Cực lạc; nếu như tâm chúng ta còn vô minh điên đảo, còn đầy dẫy những phiền não tham muốn, giận hờn, ghét ghen, đố kỵ, kiêu căng v.v… Nên thực hành đúng theo Phật pháp thì chắc chắn chúng ta có được Niết-bàn, Cực lạc ngay trong hiện tại, trên cuộc đời này, và sau khi bỏ xác thân này chúng ta vẫn an trú trong Niết-bàn, Cực lạc. Không có chuyện sau một đời sống đầy những phiền não khổ đau là một đời sống an vui hạnh phúc.

http://giacngo.vn/phathoc/2013/03/24/33C408/


maxresdefault.jpg


Như vậy:

+ Niết Bàn là cảnh giới không có Tham, sân, si.

+ " Cực Lạc chẳng có tham sân si, vì chẳng có biểu hiện của ba đường ác..".

Kết Luận Cực Lạc là Niết Bàn đó.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113


Kính thưa mod VO-NHAT-BAT-NHI.

Định nghĩa Niết Bàn là:

- Niết là không, Bàn là Tham.- Không tham là niết Bàn.

- Niết là không, Bàn là Sân.- Không Sân là niết Bàn.

- Niết là không, Bàn là Si.- Không Si là niết Bàn.

v.v... và v.v..


Báo Giác Ngộ có bài viết này rất hay:


http://giacngo.vn/phathoc/2013/03/24/33C408/


maxresdefault.jpg


Như vậy:

+ Niết Bàn là cảnh giới không có Tham, sân, si.

+ " Cực Lạc chẳng có tham sân si, vì chẳng có biểu hiện của ba đường ác..".

Kết Luận Cực Lạc là Niết Bàn đó.

Kính thưa Thầy,

Nếu không có tham sân si là Niết Bàn thì Cục Đá cũng đạt được Niết Bàn. Vì cục đá không có biểu hiện của tham sân si. Niết Bàn là TÂM chẳng còn tham sân si.

Niết Bàn của chư Phật là "không tất cả cảnh giới".
Niết Bàn là tâm chứng trí tuệ siêu vượt, chứ không phải là cảnh giới hiện hữu bên ngoài.

Dù cảnh giới bên ngoài có tốt đẹp tới đâu, nếu tâm chưa chứng trí tuệ liễu thoát thì vẫn là phàm phu, khi đặt trong ta bà vẫn đủ thứ tham sân si. Như bậc hạ phẩm hạ sanh, phải qua 12 tiểu kiếp mới chỉ phát tâm Bồ Đề, rồi dần dần về sau chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn. Giả sử, bậc ấy vừa mới vãng sanh, lại muốn vào chốn sanh tử thì e rằng bị kéo vào địa ngục.

Nhưng rất may mắn, tất cả Tịnh Độ đều thù thắng trang nghiêm giúp dân chúng tại đó chiêu tập mọi thuận lợi chứng quả giải thoát. Trong đó, Cực Lạc Tịnh Thổ là nơi tiếp nhận rộng sâu chẳng bỏ hạng trình độ cao thấp nào!

Cực Lạc là cảnh giới do 48 đại nguyện kiến lập nên, chứ không phải là biểu hiện TÂM của một ai và khi xong hết duyên tiếp dẫn thì Đức Phật A Di Đà thị hiện diệt độ, Cực Lạc đổi thành thế giới "Nhứt Thiết Trân Bảo Sở Thành Tựu" trang nghiêm thêm bội phần do Ngài Quan Thế Âm Bồ Tát kế tục làm Phật Thế Tôn.

Xin lỗi báo Giác Ngộ vì kiến giải của báo Giác Ngộ không thuyết phục được VNBN.

KÍNH!


Mod VO-NHAT-BAT-NHI, vừa bước đến .- Chuyên đề Phật học rồi đó.

Vấn đề: " Vạn pháp tùng Như, Hữu tình vô tình đồng thành Phật đạo" là " liễu nghĩa thượng thừa" rồi đó . Đoạn này VQ chuyển về Phật học chuyên đề để thảo luận chuyên sâu.

Mến.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên