Cùng tìm hiểu về Như Lai Thiền

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Thưa các bạn !
Hôm nay chúng ta bàn tiếp vấn đề điều tức nhé !

B. ĐIỀU TỨC :

Nói đến ĐIỀU TỨC là nói đến HƠi THỞ. Vấn đề hơi thở cũng quan trọng trong Như Lai Thiền nhưng không quá quan trọng như Tiên Đạo (họ thường thở sâu _ thở bụng) hay Yoga (thở bụng 4 thời).

Với NHƯ LAI THIỀN chúng ta vẫn thở tự nhiên _ không gượng ép gò bó gì cả. Sau khi niệm Phật xong chúng ta bắt đầu ĐẾM HƠI THỞ.

Một chu kỳ THỞ VÀO rồi THỞ RA đếm thầm trong trí là 1, chu kỳ sau lại đếm 2, cứ như thế cho đến 100, rồi trở lại đếm 1, 2, 3, ....cho đến 100 (lần thứ 2), cứ như thế 4 lần tức 400 hơi thở, sau khi đếm được đến 400 mà cảm thấy mệt mõi hay loạn động thì ngưng, xả thiền.
Như người thích hợp, cảm thấy mình có thể đếm tiếp nữa thì được đếm thêm.
Quan trọng là đếm không lộn, nếu chưa đủ 400 mà bổng nhiên im bặt, quên đếm hay đếm lộn thì phải bỏ (không tính) ta phải quay lại đếm từ 1 của 100 đầu tiên, LÀM LẠI TỪ ĐẦU.
Nếu làm lại đến lần thứ 3 mà vẫn lộn thì thôi, xả thiền, hôm sau làm lại.
Người có thiện căn, nhẹ nghiệp thì cũng chỉ nên đếm tối đa 1000 hơi thở thôi (không nên hơn) rồi xả thiền, còn tối thiểu _ ít nhất _ là 400 hơi thở.

Người nhẹ nghiệp thì sau 1 tuần lễ là định tâm được, trung bình là 2 tuần, người chậm phải mất 3 tuần lễ.
[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/hoatigon2.jpg"]




Kính bác Ngọc Quế !
Cho con hỏi "Thế nào là ĐỊNH TÂM được ?"
Kính !




[/NEN]
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/hoatigon2.jpg"]




Kính bác Ngọc Quế !
Cho con hỏi "Thế nào là ĐỊNH TÂM được ?"
Kính !




[/NEN]
Chào hoatihon !

"Định tâm" là lúc bạn đã làm chủ được vọng tưởng lăng xăng.

Ví dụ như bạn đang ở một nơi thật ồn ào náo nhiệt mà bạn vẫn có thể lắng nghe và đếm hơi thở không sai sót.

Lại nữa, những chuyện rối rắm xảy đến cho bạn, chuyện trong cơ quan chẳng hạn, bạn nói "thôi, mình không nghĩ đến chuyện này nữa !" thì lập tức bạn "cắt đuôi" ngay, tư tưởng của bạn không còn lan man, vấn vương chuyện ấy nữa.
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Kính bác Ngọc Quế !
Nếu sau 3 tuần lễ mà con vẫn chưa định được tâm thì con phải làm sao ?
Xin bác chỉ dạy.
Kính !
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc Quế !
Nếu sau 3 tuần lễ mà con vẫn chưa định được tâm thì con phải làm sao ?
Xin bác chỉ dạy.
Kính !
Xin chào Hắc phong !

Nếu sau 3 tuần lễ mà hành giả vẫn chưa định tâm được thì người nầy thuộc loại "súp be" (super) rồi, vậy hãy ngồi thêm 3 tuần nữa.
Nếu sau khi đã "nhân đôi nổ lực" mà vẫn loạn động, loạn tưởng thì hành giả phải tự quán xét tìm lỗi của mình, "trong suốt 1 tháng rưỡi vừa qua chúng ta đã sai chỗ nào ?" và cố gắng khắc phục.

Đồng thời phải phát lồ sám hối, phải tích cực phóng sanh, làm mọi công hạnh khác.

Ngày xưa, khi Ngài Milarepa bị sư phụ "đày đọa" (mục đích để Mi nhẹ nghiệp sát), chính sư mẫu cũng bất nhẫn, chịu không nỗi bà đã ăn cắp ấn tín của Tổ Marpa đưa cho Milarepa xúi Mi trốn đi tìm đến đại sư huynh, nói dối là "Thầy nhờ đại sư huynh dạy cho ngồi thiền".
Nhưng mặc cho mọi nổ lực thiền định của Mi, "mèo vẫn hoàn mèo", cả hai huynh đệ đành phải khăn gói về Thầy "thọ phạt".
Milarepa phải tiếp tục xây nhà đá cho đến khi nhẹ nghiệp sát rồi mới ngồi thiền được.
 

hoangtri

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 3 2012
Bài viết
1,216
Điểm tương tác
403
Điểm
83
Thưa các bạn !
Hôm nay chúng ta bàn tiếp vấn đề điều tức nhé !

B. ĐIỀU TỨC :

Nói đến ĐIỀU TỨC là nói đến HƠi THỞ. Vấn đề hơi thở cũng quan trọng trong Như Lai Thiền nhưng không quá quan trọng như Tiên Đạo (họ thường thở sâu _ thở bụng) hay Yoga (thở bụng 4 thời).

Với NHƯ LAI THIỀN chúng ta vẫn thở tự nhiên _ không gượng ép gò bó gì cả. Sau khi niệm Phật xong chúng ta bắt đầu ĐẾM HƠI THỞ.

Một chu kỳ THỞ VÀO rồi THỞ RA đếm thầm trong trí là 1, chu kỳ sau lại đếm 2, cứ như thế cho đến 100, rồi trở lại đếm 1, 2, 3, ....cho đến 100 (lần thứ 2), cứ như thế 4 lần tức 400 hơi thở, sau khi đếm được đến 400 mà cảm thấy mệt mõi hay loạn động thì ngưng, xả thiền.
Như người thích hợp, cảm thấy mình có thể đếm tiếp nữa thì được đếm thêm.
Quan trọng là đếm không lộn, nếu chưa đủ 400 mà bổng nhiên im bặt, quên đếm hay đếm lộn thì phải bỏ (không tính) ta phải quay lại đếm từ 1 của 100 đầu tiên, LÀM LẠI TỪ ĐẦU.
Nếu làm lại đến lần thứ 3 mà vẫn lộn thì thôi, xả thiền, hôm sau làm lại.
Người có thiện căn, nhẹ nghiệp thì cũng chỉ nên đếm tối đa 1000 hơi thở thôi (không nên hơn) rồi xả thiền, còn tối thiểu _ ít nhất _ là 400 hơi thở.

Người nhẹ nghiệp thì sau 1 tuần lễ là định tâm được, trung bình là 2 tuần, người chậm phải mất 3 tuần lễ.
[NEN="http://www.diendanphatphap.com/diendan/attachment.php?attachmentid=6096&d=1332808388"]




Kính bác Ngọc Quế !

Có thể nào bác chỉ cho chúng con "cách thở sâu của Tiên đạo, Yoga, ....sai ở chỗ nào" hay không ?

Kính !




[/NEN]
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
[NEN="http://www.diendanphatphap.com/diendan/attachment.php?attachmentid=6096&d=1332808388"]




Kính bác Ngọc Quế !

Có thể nào bác chỉ cho chúng con "cách thở sâu của Tiên đạo, Yoga, ....sai ở chỗ nào" hay không ?

Kính !




[/NEN]
Chào bạn Hoàng Trí !

Cách thở sâu của Tiên đạo, của Yoga không sai, rất tốt cho sức khỏe, có thể kết thánh thai, có thể mở huyệt, chuyển luân xa, v....v.... nhưng cụ thể nhất là khỏe mạnh, ít bệnh, trường thọ.

Nhưng bạn ơi ! Định hướng của Như Lai Thiền là quyết đi đến thành đạo hoàn toàn, quyết không vì những "hoa thơm cỏ lạ" ven đường mà xao lảng mục đích tiến tu. Điều này buộc hành giả phải xả bỏ tất cả mọi ham muốn vẩn vơ tủn mủn trên đường đi.

Hình như đâu đó có câu "Phật pháp ưng xả, hà huống phi pháp".

Tu Như Lai Thiền nếu hành giả có thấy Phật Thích Ca hiện đến tuyên bố "Ta chứng minh cho con, nay con đã đắc quả" thì hành giả vẫn thản nhiên hành thiền như thường lệ _ xem như "gió thoảng ngoài tai" _ hà huống chi chuyện trường thọ, chuyện thần thông.

Hành Như Lai Thiền vốn đã có rất nhiều chướng ngại phải vượt qua, sao ta còn phải rước thêm những nguy hiễm (như uất nghẹn, ngộp hơi, đau bao tử, hệ đối giao cảm bị kích ứng làm chậm nhịp tim, rối loạn nhịp tim ......) do thở sâu mà chi nữa cho thêm rối rắm.


 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc Quế !

Khi con chú ý đếm hơi thở thì hơi thở của con bị chậm lại, bây giờ con phải làm sao ?

Kính !
Chào chocon !

Theo N/Q trường hợp trên là do chocon quá chú ý khi dụng công, hành giả dùng ý chí tập trung tư tưởng quyết không để thất bại (đếm nhầm). Sự căng thẳng trong tư tưởng đã tác động đến hệ thần kinh đối giao cảm, không phải chỉ hơi thở chậm lại mà nhịp tim cũng chậm lại đó.

Sự căng thẳng do quá chú ý hay sự bôn ba, nóng vội, có tâm sự bất an, đều làm cho hơi thở không điều hòa, khi mau khi chậm, điều này hứa hẹn bệnh tim và phổi.

Với trường hợp của chocon thì phải học câu :
_ "cứ từ từ rồi cháo cũng nhừ !",
_ "thất bại là mẹ thành công",
_ "ai nên khôn mà chẳng khốn một vài lần".

Hãy thư giản, buông xả khi dụng công.

Giả sử là "bệnh bất trị", ta không thể tiếp tục ngồi thiền được cũng chẳng sao.
Hãy nhớ khi xưa đức Lục Tổ tuy chỉ đứng đạp chày giả gạo _ không hề có một giờ ngồi thiền _ mà vẫn định được tâm, ngộ được đạo đó thôi.
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Kính bác Ngọc Quế !

Khi con ngồi thì nghe khô cổ, húng hắng ho ngồi không yên, lại nữa lưng đau, đôi chân tê buốt vậy con phải làm sao ?

Kính !
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc Quế !

Khi con ngồi thì nghe khô cổ, húng hắng ho (1) ngồi không yên, lại nữa lưng đau, đôi chân tê buốt (2) vậy con phải làm sao ?

Kính !

Chào Hắc phong !

1. Đối với trường hợp "KHÔ CỔ, HÚNG HẮNG HO"
thì H/P hãy thử cách này nhé !

_ Sau khi niệm Phật xong hãy ngồi ngay ngắn nuốt hơi 9 lần :
_ Từ từ hít vào vừa đủ _ ngưng thở _ nuốt hơi "cái ọt" tưởng như hơi xuống tận dạ dày (dạ dày nằm ở ngang với những rẻ xương sườn dưới cùng _ xương ức _) nếu có nước miếng thì cũng đồng thời nuốt luôn.
_ Nuốt thật thong thả, vừa đủ số 9 lần (kể cả nam hay nữ cũng vậy) dư hay thiếu đều có hại.
_ Sau vài tuần lễ thì bệnh sẽ dứt, bệnh hết thì phương pháp đối trị này cũng ngưng dứt (nếu tiếp tục sẽ có hại).
_ Mấy ngày đầu, âm thanh "cái ọt" này chỉ có mình mình nghe, nhưng về sau càng ngày càng lớn. (Âm thanh "cái ọt" này có thể "cực đại" đến mức : người ở trên lầu 1 nuốt hơi, người ở tầng trệt vẫn nghe rõ mồn một).
_ Không bệnh (khô cổ, húng hắng ho) thì không được áp dụng cách nầy.

_ Nếu sau 4 tuần lễ mà không hết thì nên đi bác sĩ.

2. Đau lưng, tê buốt đôi chân :

Sau buổi ngồi thiền :

_ Dùng hai bàn tay chà xát vào nhau cho nóng lên rồi chà mạnh lên chỗ đau nhức.
_ Vuốt từ trên xuống dưới.
_ Nhớ chà thật mạnh lên chỗ đau nhức (chà cho đến rát da, chà qua loa thì không hiệu quả).
_ Phải kiên nhẫn làm hàng tháng mới hết.
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc Quế !
Sau khi định được tâm là chúng ta Nhập Thiền chăng ?
Kính !
Chào chocon và các bạn !
Chưa đâu !
Định tâm là chúng ta đã tạm làm chủ một phần của dòng tư tưởng cứ lan man từ bé đến giờ.
Bây giờ chúng ta chuyển qua giai đoạn kế tiếp, giai đoạn DỨT TƯ TƯỞNG, hay cũng có thể xem là giai đoạn ĐIỀU TÂM cũng được. (Cũng xin xác định chữ TÂM này là VỌNG TÂM, chứ không phải CHÂN TÂM _ là cái mà chúng ta đang tìm.)

C. DỨT TƯ TƯỞNG (ĐIỀU TÂM) :

Muốn dứt tư tưởng ta vẫn đếm hơi thở như trước, nhưng đếm chừng vài chục hơi mà thôi, rồi thừa lúc tư tưởng đang dõi theo hơi thở, đột nhiên ta ngưng đếm, tâm tư buông thả như thuyền bỏ lái, như gió trong không, chẳng trụ vào CÓ, chẳng trụ vào KHÔNG.

Thân thể tựa như người ngủ ngồi, lúc đó người khác dòm vào khó mà nhận biết ta đang ngủ hay đang thức.

Hơi thở vẫn đều đặn song không đếm như trước nữa, cố giữ tình trạng ấy cho đến khi nào thân thể quá mõi, không thể ngồi được nữa mới nghỉ, càng lâu càng tốt (tối thiểu 1 giờ, tối đa 2 giờ).

Trong khi ngồi dứt tư tưởng, không phải ai cũng giữ được mãi tình trạng yên lặng, rỗng không.
Độ sau một chặp, thỉnh thoảng cũng có những tư tưởng thoáng qua, nhưng nếu ta dụng tâm yên lặng thì ta biết ngay là "có tư tưởng thoáng đến".
Ta liền thở ra một hơi dài, tư tưởng sẽ theo luồng hơi thở ấy mà đi mất.
Nếu tư tưởng lảng vảng đến mãi _ đã thở ra dài rồi mà không dứt hẵn _ thì ta lắng nghe hơi thở ra vào mà đếm lại (sổ tức).
Độ vài chục hơi thở, nếu định tâm được thì ta liền ngưng dứt để vào tịnh lại như trước.

 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính bác Ngọc-Quế !
đột nhiên ta ngưng đếm, tâm tư buông thả như thuyền bỏ lái, như gió trong không, chẳng trụ vào CÓ, chẳng trụ vào KHÔNG.
Vào độ ấy. Đột nhiên con ... hihi! vẫn thở ....nhưng con không để ý mình thở mạnh hay yếu ra sao, mà con ngưng nghỉ tưởng, như phi hành gia lửng lờ trong vũ trụ. Không có thời gian lệ thuột, nên không còn ý niệm về sáng, tối. Nhưng con mắc kẹt vào cái " Không còn gì ".
Thưa bác ; tuy rằng trạng thái " tâm con thích cái Không " đó, nó rất nhẹ nhàng " như không có thân,tâm gì nữa, nhưng nghe lời bác dạy con vội vàng " lập biên bản " nó tại đây liền để cầu " Xin bác cứu con ! " vì con đã lỡ trụ chấp vào " Không " rồi .
Con xin tri ân bác .

Kính
bangtam
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc-Quế !

Vào độ ấy. Đột nhiên con ... hihi! vẫn thở ....nhưng con không để ý mình thở mạnh hay yếu ra sao, mà con ngưng nghỉ tưởng, như phi hành gia lửng lờ trong vũ trụ. Không có thời gian lệ thuột, nên không còn ý niệm về sáng, tối. Nhưng con mắc kẹt vào cái " Không còn gì ".
Thưa bác ; tuy rằng trạng thái " tâm con thích cái Không " đó, nó rất nhẹ nhàng " như không có thân,tâm gì nữa, nhưng nghe lời bác dạy con vội vàng " lập biên bản " nó tại đây liền để cầu " Xin bác cứu con ! " vì con đã lỡ trụ chấp vào " Không " rồi .
Con xin tri ân bác .

Kính
bangtam
Bangtam mến !

Theo N/Q, người học Phật tu thiền phải là người trí _ Trí đây là sự nhạy bén để hiểu Phật pháp, chứ không phải là người học nhiều, bằng cấp nhiều _ nếu bạn quá yếu về Phật pháp thì chỉ nên tu các pháp môn khác _ như niệm Phật chẳng hạn _ chớ không nên tu thiền, ngoại trừ trường hợp bạn có duyên may được gặp và thụ huấn với một vị Giác Ngộ (bậc Chân Sư suốt thông thiền pháp).

Bởi Giáo lý Phật pháp sao mà linh động quá ! Khi nói CÓ, khi nói KHÔNG, khi nói CHẲNG CÓ - CHẲNG KHÔNG làm ta lúng túng, không biết phải hành xử như thế nào, làm sao mới đúng đây ?

Thực ra thiền pháp của Phật giáo là phương tiện
"dụng cái CÓ để đưa ta về cái KHÔNG".

CÓ là gì ? Là khẳng định mình là CHÚNG SINH VÔ MINH, mình đang "lún lầy" trong NGHIỆP CHƯỚNG; Phật pháp là con đường DUY NHẤT xóa sạnh tận gốc nghiệp chướng, để đưa ta đến Giác Ngộ hoàn toàn; Thiền định môn là một trong nhiều phương tiện có thể giúp ta đạt thành sở nguyện.

Bước đầu tu thiền, học Phật mà nói KHÔNG thì sẽ không đi đến đâu, sẽ chỉ là "con két nói triết lý" mà thôi. (Đây là bệnh của thành viên nguyenviettri)

Sẵn đây N/Q xin nói luôn _ một hiện tượng vừa xuất hiện trên Diễn đàn chúng ta _ 2 bài viết của thành viên Pháp Luân Công _ để may ra có thể giúp ích gì cho các bạn trẻ.

Tất cả các pháp môn của Ngoại đạo _ trong đó có nhiều nhóm mang hình thức Phật giáo, cũng thờ Phật, cũng cất chùa, cũng gia nhập Giáo Hội Phật giáo Thống Nhất, cũng mở miệng ra là A Di Đà Phật _ nhưng "chiếc áo không làm nên thầy tu" _ khác với Phật giáo ở chỗ họ từ CÓ đi đến CÓ.

Pháp Luân Công là gì ? Là một pháp "Khí công Dưỡng Sinh" phát xuất từ Trung Quốc.
Những người đến với nhóm nầy đa số đều từ CÓ bệnh, rồi sau đó thấy CÓ khí lực, CÓ những điều huyền bí, CÓ luyện công, cuối cùng sẽ là CÓ chứng Ma pháp.

Ở Việt Nam ta có một nhóm "Khí công Dưỡng Sinh" khác, có gốc từ Mật Tông Tây Tạng, nhóm này theo thiễn kiến của N/Q, họ dụng CÓ để dìu hành giả tiến lên chỗ KHÔNG.

Cho nên bangtam không có gì phải lo lắng, giai đoạn này hành giả phải giữ yên cái Không đó để có thể Nhập Thiền.


 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Bác Ngọc-Quế kính !
ngoại trừ trường hợp bạn có duyên may được gặp và thụ huấn với một vị Giác Ngộ (bậc Chân Sư suốt thông thiền pháp).
Kính thưa bác ! Lời bác dạy thì con thấy rất đúng, nhưng nếu biết mình không có trí mà không ráng cố gắng tu học thì lại càng tệ hơn, cho nên con vẫn mong được bác xót thương từ bi giảng dạy những gì mà con không hiểu trong Thiền Pháp nhe bác !.
Cho nên bangtam không có gì phải lo lắng, giai đoạn này hành giả phải giữ yên cái Không đó để có thể Nhập Thiền.
Thưa bác ! xin cho con được trình bày về nghĩa " Không " của con là : Do con quán sát thấy từ nhỏ 1 chút xíu như con kiến dẩn đến các con vật lớn, và luôn cả bản thân con cùng với núi, sông, trời, biển v.v... đều do nhiều yếu tố tạm bợ hợp thành tướng đó, cho nên con nói "Không" là các tướng đó "Không" có gì đúng thật là nó.
Thấy như vậy thì con buông cả cái quán xét nơi con, vì tâm con dựa vào cảnh nên mới có quán xét nầy. Đến đây thì cái âm thanh nói thầm trong tâm con + luôn cả ngoại cảnh giống như không còn bóng dáng [ tuy là con vẫn ăn, vẫn nói, sinh hoạt vẫn bình thường] . Nhưng trong tâm con lại thấy thích và chấp cứng nơi chỗ "Không Còn Gì " nầy đó !
Con xin tri ân bác, và con rất vui mừng khi có dịp trình bày chỗ Không nầy, để bác hiểu rõ mà dạy thêm cho con .

Kính
bangtam
 

hoangtri

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 3 2012
Bài viết
1,216
Điểm tương tác
403
Điểm
83
[NEN="http://www.diendanphatphap.com/diendan/attachment.php?attachmentid=6096&d=1332808388"]



Kính bác Ngọc Quế !

Khi con ngồi định tâm (dứt tư tưởng) chợt nghe trong người rung chuyển, một chập sau tay con tự nhiên bắt ấn (không phải do con cố ý) rồi nó tùy tiện múa như không phải tay của con nữa.
Con không biết "có thể là Ma nhập hay sắp lên đồng lên cốt gì đây chăng ?" nên con ngưng không cho nó cử động nữa, con liền nghe có một ngoại lực chu chuyển trong con.

Kính xin bác chỉ dạy !





[/NEN]
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
[NEN="http://www.diendanphatphap.com/diendan/attachment.php?attachmentid=6096&d=1332808388"]



Kính bác Ngọc Quế !

Khi con ngồi định tâm (dứt tư tưởng) chợt nghe trong người rung chuyển, một chập sau tay con tự nhiên bắt ấn (không phải do con cố ý) rồi nó tùy tiện múa như không phải tay của con nữa.
Con không biết "có thể là Ma nhập hay sắp lên đồng lên cốt gì đây chăng ?" nên con ngưng không cho nó cử động nữa, con liền nghe có một ngoại lực chu chuyển trong con.

Kính xin bác chỉ dạy !





[/NEN]
Xin chào người bạn trẻ Hoàng Trí !

Hoàng Trí vẫn tỉnh táo nhận định vấn đề, muốn ngưng liền ngưng, muốn giảm liền giảm thì không phải bị Thần Thánh hay Ma Quỷ nhập. Vì những thứ đó nhập vào thì ta hoàn toàn bất lực, chừng nào nó muốn xuất ra thì ta mới tỉnh lại được, sau khi tỉnh lại ta không nhớ gì về chuyện đã xảy ra.

Cái ngoại lực xâm nhập vào cơ thể Hoàng Trí đó, chỉ là "sức mạnh của vũ trụ pháp giới" chúng ta gọi là "Mật pháp" (MẬT vì mọi người trên thế gian hầu hết đều không biết đến nó). Điều này chứng tỏ bạn có căn cơ Mật Giáo, thuộc Đà La Ni Tạng.

Phật pháp độ sinh không chỉ có 3 Tạng (Kinh, Luật, Luận) mà có đến 5 Tạng lận, còn 2 Tạng nữa là Bát Nhã Tạng và Đà La Ni tạng. Hai Tạng này ít người biết đến (chỉ xuất hiện trên thế gian một ít văn bản phơn phớt) chỉ những bậc tu chứng cao cở như Ngài Khai Mật Tạng Vương Orient Kusum Lingpa mới phát hiện ra _ giới thiệu lại cho chúng ta.
http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?7793-CĐTV-phần-23-bài-5-(Tôn-Giả-Kusum-Lingpa)

Về Đa La Ni Tạng nếu bạn thắc mắc muốn hiểu thêm chút xíu nữa thì hãy đọc bài của bác Văn Học :
http://www.diendanphatphap.com/dien...TV-phần-23-bài-11-(Đôi-điều-về-Đà-La-Ni-Tạng)

Mật Pháp là một tác dụng nhỏ của Đà La Ni Tạng, có tính cải thiện toàn bộ Nghiệp thức của hành giả.
"Sức mạnh của vũ trụ" này không phải chỉ riêng đệ tử Phật được thừa đương, mà những ai có căn duyên đều có thể tiếp thọ. Có điều chỉ duy Phật giáo là dụng Mật lực để đi đến Giải Thoát Hoàn Toàn (có thể nói là mở huyệt Thiện), còn Ta Ma Ngoại đạo thì lợi dụng Mật lực để tăng trưởng BẢN NGÃ (có thể nói là mở huyệt Ác).

Đã như vầy thì nhất thiết bạn phải có Bậc Suốt Thông Huyền Pháp chỉ dạy, chứ không thể tự mò mẫm tìm hiểu qua sách vở nữa ("tẩu hỏa - nhập Ma" thì không ai cứu nỗi nữa).

Khi còn thiếu duyên để được gặp, học trực tiếp với Bậc Suốt Thông Huyền Pháp thì bạn hãy chửng lại, làm mọi công đức khác, tu các Hạnh khác, chứ đừng vội tin tu theo nhóm Vũ Trụ Huyền Bí (vì nhóm này "vâng lệnh Thiên đình"), nhóm Thanh Hải : http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?10036
và nhiều nhóm khác _ những nhóm nhập nhằng rằng "Chúa, Thượng đế hay Phật cũng đều như nhau".

Không đâu ! Chúa hay Thượng đế vẫn là những kẻ còn luẫn quẫn trong vòng Sinh tử Luân Hồi chỉ đáng đứng hầu, nghe một vị A La Hán thuyết pháp mà thôi.
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Kính bác Ngọc Quế !
Khi con dứt tư tưởng thì con nghe như có mấy con gì bò bò _ di chuyển _ trên mặt, gây ngứa khó chịu lắm, buộc phải gải.
Mà lạ lắm ! khi con mở mắt ra thì hết ngứa ngay.
Con không biết loài sâu bọ hay ký sinh trùng nào quấy phá con đây ?
Xin bác dạy con phải làm sao ?
Kính !
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính bác Ngọc-Quế và Hắc-Phong !
Khi con dứt tư tưởng thì con nghe như có mấy con gì bò bò _ di chuyển _ trên mặt, gây ngứa khó chịu lắm, buộc phải gải.
Mà lạ lắm ! khi con mở mắt ra thì hết ngứa ngay.

Con không biết loài sâu bọ hay ký sinh trùng nào quấy phá con đây ?
Thưa bác Ngọc-Quế và Hắc-Phong. trước đây con cũng bị ngứa rần rần như Hắc-Phong, nhưng khắp thân, khi chỗ nầy, khi chỗ kia, nhưng mà
sau nầy con không gãy nữa, mắt con vẫn nhắm. Nhưng con không để ý đến nó nữa thì nó mất, còn nước miếng chảy ra thì con cứ nuốt, mà cũng không quan tâm luôn, giai đoạn nầy thì mỗi khi con thấy mình khởi niệm lo sợ cho thân thì con vẫn nhắm mắt ôn lại những gì mà con đã quán sát về Sắc, Thọ, Tưởng, Hành và cái Ý Thức đang quán sát đó để thấy rõ tính chất "Không Thường Còn", xong rồi thì con không quan tâm đến bất cứ thứ gì nữa. Con cứ tập như vậy, thì sau nầy những cảm giác ngứa tự mất, và con cũng khỏi cần quán gì nữa khi tạm thời ý thức đã quen với sự yên lặng nầy.
Mô Phật ! Con kính xin chia sẽ cùng Hắc-Phong, và kính trình bày với bác, xin bác chỉ dạy cho chúng con .

Kính
bangtam
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc Quế !
Khi con dứt tư tưởng thì con nghe như có mấy con gì bò bò _ di chuyển _ trên mặt, gây ngứa khó chịu lắm, buộc phải gải.
Mà lạ lắm ! khi con mở mắt ra thì hết ngứa ngay.
Con không biết loài sâu bọ hay ký sinh trùng nào quấy phá con đây ?
Xin bác dạy con phải làm sao ?
Kính !
Xin chào Hắc phong, bangtam và các bạn !

Chúng ta tu Phật là muốn giải nghiệp phải không ?

Muốn giải nghiệp nên ta nguyện chấp nhận khó khăn, gian khổ, chịu đựng những điều "bất như ý" để sớm được nhẹ nghiệp đúng không ?

"Trôi xuôi theo dòng đời" và "lội ngược dòng sanh tử", hai việc đó việc nào khó hơn ?
"Lội ngược dòng" khó hơn phải không các bạn ?!

Vậy cái trở ngại nhỏ nhít đầu tiên là cảm giác ngứa, sao ta không thể kiên nhẫn chịu đựng được nhỉ ? Không lâu lắm đâu, chỉ vài tuần lễ là qua thôi. Qua được mới nhập thiền được, còn không kiên nhẫn được, cứ giơ tay lên gải hết chỗ này đến chỗ khác thì là LOẠN ĐỘNG, mà loạn động thì cứ như ngồi chơi chứ làm sao nhập thiền được, phải không các bạn ?

Có khi ngồi im lìm chờ mãi mà vẫn chẳng thấy gì, sinh chán nãn rồi bỏ, hà huống chi gải gải liên tục.

(Đây là kinh nghiệm "xương máu" của Ngọc Quế đó ! Cho nên đến bây giờ Ngọc Quế vẫn còn là một kẻ vô minh _ chỉ lý thuyết suông mà thôi _ Kính mong các bạn đừng đi vào "vết xe đã đổ" của Ngọc Quế).
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên