choconxauxi

Cùng tìm hiểu về Như Lai Thiền

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
Kính Bác Ngọc-Quế !

Kính Bác Ngọc-Quế !
Trong vườn tràm, vườn cây khuynh diệp, vườn Tùng, Bách, Trắc thì được (cây khuynh diệp, bạch đàn thì những vị Thần Biển ưa lui tới; Tùng Bách Trắc, cây Ngọc Lan thì những vị Thần Núi thích đến. Chư Thần đến thì Ma quỷ tránh xa. Ma quỷ đến thì khó ngồi, ngồi thiền không có kết quả.
Thưa bác ! quanh nhà con hỏng có mấy loại cây quý mà bác vừa kể - vậy con sứt dầu khuynh diệp thì tiện quá phải không bác ! hihi!.
Xin bác dạy con nhe !.

Kính
bangtam


 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Reputation: 100%
Tham gia
28/2/12
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính Bác Ngọc-Quế !

Thưa bác ! quanh nhà con hỏng có mấy loại cây quý mà bác vừa kể - vậy con sứt dầu khuynh diệp thì tiện quá phải không bác ! hihi!.
Xin bác dạy con nhe !.

Kính
bangtam
Về chuyện xức dầu thì tuy chúng ta không kiêng cử gì với dầu khuynh diệp, nhưng tốt hơn hết là SẠCH SẼ, không có mùi dầu gì hết.
(kẻo không thôi có vị nào đến gần lại tưởng là bangtam đang "nằm ổ" "trong tháng")
:eek:nion78::eek:nion78::eek:nion78:

Mến !
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
Kính bác Ngọc-Quế !
Con hỏng sợ vị nào hiểu lầm là con đang "nằm ổ trong tháng" đâu - vì con sẽ vẽ 1 cái bản thiệt bự là :" nhứt đầu - đấm bóp - giác hơi " ngây cái chổ con ngồi thiền á ! thì tha hồ con xức dầu khuynh diệp luôn - hihi!.
Thưa bác ! các vị Thần Biển - Thần Núi thích những loại cây mà bác kể trên mà đến - hay các cây đó có liên quan đến sự sống của các vị đó vậy ? xin bác dạy cho con được biết thêm - vì vấn đề nầy từ hồi nào đến giờ con mới được nghe - thì ra chổ ngồi tu tập quan trọng như vậy .
Con xin hết lời .

Kính
bangtam
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Reputation: 100%
Tham gia
28/2/12
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc-Quế !
Con hỏng sợ vị nào hiểu lầm là con đang "nằm ổ trong tháng" đâu - vì con sẽ vẽ 1 cái bản thiệt bự là :" nhứt đầu - đấm bóp - giác hơi " ngây cái chổ con ngồi thiền á ! thì tha hồ con xức dầu khuynh diệp luôn - hihi!.
Thưa bác ! các vị Thần Biển - Thần Núi thích những loại cây mà bác kể trên mà đến - hay các cây đó có liên quan đến sự sống của các vị đó vậy ? xin bác dạy cho con được biết thêm - vì vấn đề nầy từ hồi nào đến giờ con mới được nghe - thì ra chổ ngồi tu tập quan trọng như vậy .
Con xin hết lời .

Kính
bangtam
Vâng, Đúng vậy !

Những vị Thần Biển thì thích mùi cây Khuynh diệp, Thần Núi thì thích những cây Tùng, Bách, Trắc và có thể "tạm trú" ở đó để chơi hay để nghe Kinh (nếu chúng ta có tụng hay mở Audio tụng Kinh mỗi ngày).

3. Sự sạch sẽ :

Đây là điều kiện hỗ trợ thứ ba (theo Ngọc Quế), nên nhớ những bài nầy viết riêng cho hàng cư sĩ sơ cơ chúng ta (chứ không viết cho Chư Tăng Ni vì những vị ấy đã có Thầy, có Giáo Hội dạy cặn kẻ rồi).

Nên tắm rửa sạch sẽ trước giờ ngồi thiền, sau những giờ lao động thường chúng ta đổ mồ hôi, bụi bám làm bít lỗ chân lông, nên tắm rửa sạch sẽ (nhớ đánh răng nạo lưỡi nữa), phụ nữ ở nhà thì vương mùi hành tỏi, mùi thức ăn, điều này sẽ thu hút các loài ngạ quỷ nó đến nó liếm.

Nếu không thể tắm nước lạnh thì pha nước ấm mà tắm, Ngọc Quế có biết một vị lớn tuổi mà một ngày tắm 2 lần bằng nước lạnh (sáng và chiều) kể cả những sáng mùa Đông, nhưng nhớ không để cơ thể tiếp xúc đột ngột với nước lạnh, mà nên uống một hớp nước lạnh trước, kế đó thong thả xối nước từ dưới chân lần lên đùi, bụng ngực vai, sau cùng mới lên tới đầu, như vậy mới không bị nhiễm lạnh, nếu tắm được vài lần như thế này thì "nghe cũng ghiền" cứ đến "cử" là thèm tắm, vì sau đó cơ thể toát hơi ấm ra nghe sảng khoái dễ chịu lắm _ một sự kích thích sức đề kháng của cơ thể chăng ? (Người này ít bịnh vặt).

Quần áo ngồi thiền, nếu có điều kiện thì nên sắm riêng vài bộ bằng vải thoáng mát để thay đổi (bộ đồ lam của cư sĩ đó), đồ "bà ba" hay pijama cũng được, (đồ "bà ba" thì phải mở dây lưng trước khi ngồi thiền, pijama thì thun quần không nên chật), không nên mặc quần tây, nếu "lở đường" (không thể thay đồ) thì phải mở móc quần, kéo dây kéo (fermeture) xuống cho thoãi mái.
Khi chọn màu vải nhớ chọn màu lam, vàng lợt hay trắng, tránh màu đỏ tươi, màu đen, không chọn những hoa văn sặc sỡ. Màu đà của chư vị Lạt Ma, màu vàng tươi của chư Tăng chúng ta cũng không nên dùng.
Nếu thời tiết lạnh, người ít đổ mồ hôi thì tối đa là một tuần phải bỏ bộ đồ đó ra giặt, bình quân là ba ngày, còn người ra mồ hôi ướt áo thì phải mỗi ngày thay một bộ .

Chỗ ngồi phải sạch sẽ, không có sâu bọ kiến mối, phải có tọa cụ (cái gối ngồi) dày từ 5 đến 10 phân (2 inch đến 4 inch) để có thể ngồi được lâu và cách điện với nền gạch, nếu "lở đường" thì kiếm giấy carton cũng được.
.....
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
1/4/12
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/hoatigon2.jpg"]




Kính bác Ngọc Quế !

Phụ nữ chúng con thì mỗi tháng bị "trời hành" mấy ngày, như vậy những ngày đó chúng con không nên ngồi thiền chăng ?

Kính !




[/NEN]
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Reputation: 100%
Tham gia
28/2/12
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/hoatigon2.jpg"]




Kính bác Ngọc Quế !

Phụ nữ chúng con thì mỗi tháng bị "trời hành" mấy ngày, như vậy những ngày đó chúng con không nên ngồi thiền chăng ?

Kính !




[/NEN]
Chào hoatihon !
Sự đều đặn trong thiền định rất quan trọng vì cơ thể chúng ta có nhịp sinh học, nếu giữ đều đặn thì mới tiến bộ tốt được.
Cho nên con gái vẫn phải ngồi thiền đúng giờ, chỉ cần vệ sinh kỹ là được.
Hôm nay N/Q xin trình bày về ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ thứ 4.
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com
P><P alt=
4. Sự ĐỀU ĐẶN :
<o:p></o:p>
Các bạn cũng biết rồi đó, khi nấu cơm thì chúng ta nấu liên tục cho đến cơm sôi, cạn nước rồi để lửa riu riu cho tới chín. Nếu chúng ta nhắc nồi cơm xuống khi chưa sôi nhiều lần thì cơm sẽ “sình” _ không bao giờ chín nữa.
Cũng thế, ngồi thiền thì ngày nào cũng phải đều đặn như thế _ dù nắng dù mưa hay trong người cảm cảm, đau mình nhức mẩy, cũng phải cứ “đến hẹn lại lên”. Hạn chế tối đa sự ngắt khoảng.
Vì thế chúng ta phải suy nghĩ kỹ, chọn thời điểm phù hợp nhất với cuộc sống bận bịu của chúng để lên lịch ngồi thiền.
<o:p></o:p>
Trong một ngày 24 giờ thì thích hợp nhất cho nhịp sinh học của chúng ta trong việc ngồi thiền là 4 thời khắc Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu.
Giờ Tý nhắm lúc nửa đêm tức từ 11 giờ đêm (hay 23 giờ) đến 1 giờ sáng, giờ Ngọ là từ 11 giờ trưa cho đến 13 giờ (hay còn gọi là 1 giờ chiều), giờ Mẹo là lúc “ông mặt trời” thức giấc tức từ 5 đến 7 giờ sáng, Giờ Dậu là giờ “gà lên chuồng” tức từ 5 đến 7 giờ chiều (hay nói khác đi là từ 17 giờ đến 19 giờ).
<o:p></o:p>
Tuy nhiên chỉ có những tu sĩ ở trên non cao động vắng hay những vị sư nhập thất mới có thể thiền định đúng vào những giờ đã nói trên, còn hoàn cảnh chúng ta thì không cho phép.
<o:p></o:p>
Nên nhớ khi ăn no không được ngồi thiền (ít nhất phải 3 tiếng đồng hồ sau, cơm đã tiêu thì ngồi mới được, nếu ăn no mà ngồi liền thì hơi thở sẽ không thông ngồi không có kết quả gì mà lại thêm bịnh đau bao tử nữa), bụng quá đói cũng không nên (vì ngồi mà cái bụng nó cứ kêu ọt ọt, rồi cứ mơ tưởng đến sự được ăn riết thì “thuyền - bè cái nỗi gì ?”), trong trường hợp này bạn nên pha một ly sữa hay là ăn một cái bánh lót dạ rồi hẵn ngồi.
<o:p></o:p>
Vì thế chọn giờ cho phù hợp với hoàn cảnh sống của mỗi người là cả một sự cân nhắc.
Cư sĩ chúng ta thường bận bịu, vì thế N/Q đề nghị nên chọn từ 10 đến 11 giờ đêm (tức là 22 đến 23 giờ). Nếu chọn giờ Tý thì có thể chúng ta sẽ bị thiếu ngủ, “lâu ngày chày tháng” cố gắng, chúng ta sẽ có cảm giác như “đi trên mây” (không tốt cho việc lái xe hơi)
Nếu có thể thì ngồi thêm buổi sáng từ 5 đến 6 giờ, như vậy chúng ta mỗi ngày hành thiền được 2 giờ.
<o:p></o:p>
Đã chọn rồi thì cố gắng giữ đúng, giả sử hôm đó bạn có tham dự thiền tập thể (đột xuất _ không thường xuyên) từ 19 giờ đến 20 giờ thì cũng không thể thay thế cử 22 đến 23 giờ của chúng ta.
<o:p></o:p>
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,662
Điểm tương tác
475
Điểm
113
Kính bác Ngọc Quế !

Giả sử có người vì kế sinh nhai mà ngày nào cũng phải 11 giờ khuya mới về đến nhà thì sao ?

Kính !
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Reputation: 100%
Tham gia
28/2/12
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc Quế !

Giả sử có người vì kế sinh nhai mà ngày nào cũng phải 11 giờ khuya mới về đến nhà thì sao ?

Kính !
Xin chào và cám ơn Hắc phong đã hỏi !

Cho N/Q được hỏi lại "Người ấy có thường hay say rượu (bia) hay không ?"

Nếu có, thì trong 2 chỉ được chọn một mà thôi.
Hoặc là người ấy kiếm nghề khác, hoặc là người ấy đừng mơ tới chuyện ngồi thiền nữa.

Nếu không say (dù có uống rượu bia) _ tức là luôn tỉnh táo _ hành xử luôn chừng mực _ thì chỉ cần nghỉ ngơi và ăn nhẹ trong khoảng từ 15 phút đến 30 phút là có thể ngồi thiền được, giờ Tí rất tốt. Dù có thức khuya nhưng sáng cũng nên dậy sớm _ không nên ngủ bù đến 9 - 10 giờ sáng _ mà chỉ ngủ bù sau bửa ăn trưa.

ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ thứ 5 :

5. Vấn đề nghề nghiệp :

Các bạn ơi ! Vấn đề nghề nghiệp rất quan trọng với người Phật tử thì lại càng quan trọng hơn với người muốn tu thiền định. Ở đây có 2 chọn lựa, một là bạn chuyển đổi nghề, hai là bạn đừng nghĩ đến chuyện tu thiền định.

* _ Những nghề nghiệp có liên quan đến SÁT SINH.

_ Nếu bạn mở nhà hàng hải sản thì nên động não tìm mặt hàng khác, loại bỏ từ "hải sản" ra khỏi thực đơn, vì nói đến hải sản là nói đến "tươi, sống" _ khách hàng không chấp nhận mình bán tôm cua đông lạnh bao giờ.

_ Nghề "mua sống bán sống" _ ta thường gọi là "lái" (lái heo, lái gà, lái trâu bò) _ nghề "mua sống bán chết" (giết mổ) đều không nên cả. Vừa mang nghiệp sát, vừa làm thương tổn đến lòng từ bi (ta phải vô cảm với những đau đớn của con vật ta mới làm được những nghề đó).

_ Nghề săn thú, đánh bắt cá.

*_ Những nghề nghiệp xấu, trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến Games (xấu), cá độ, cờ bạc, đánh đề, ma túy, vủ khí ta đều tìm cách chuyển đổi qua những nghề lương thiện.

* _ Những nghề GIAN DỐI _ quảng cáo sai sự thật _ viết bài đơm đặt .....Nghề Luật Sư nếu bạn đã chọn thì chỉ nên lảnh bào chửa cho những thân chủ mà bạn biết chắc là oan ức, tuyệt đối không lảnh bào chửa cho những vụ mà bạn biết rõ là SAI TRÁI, khi phát hiện sai trái thì hủy hợp đồng ngay....

* _ .....

Các bạn đừng nghĩ rằng "tui sẽ trích lợi nhuận ra để cúng chùa, làm việc thiện" là hết tội.

Khi lương tâm của bạn cứ mãi thấp thỏm, áy náy thì làm sao mà yên tâm ngồi thiền được.
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Reputation: 100%
Tham gia
28/2/12
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ thứ 6

6. Vấn đề sinh hoạt, giải trí :

Nếu bạn là vận động viên thì chỉ nên dùng hết sức khi tập luyện, còn ngoài ra phải từ tốn khoan thai, không có gì phải bộp chộp vội vàng cả, điều này là sự chuẫn bị tốt cho buổi ngồi thiền (có thể xem là "thiền trong cuộc sống" cũng được).

Nếu bạn là nhà thơ (hay nhà văn) thỉ phải xua đuổi "tứ thơ" ra khỏi đầu óc trước giờ ngồi thiền khoảng nửa tiếng đồng hồ, những công việc nghệ thuật khác cũng cần 20 phút thư giản trước giờ ngồi thiền.

Hàng ngày không chơi Games, xem phim sex, phim hành động, phim kinh dị, ....., những thứ này sẽ làm hỏng buổi ngồi thiền của chúng ta.

Không chơi nhạc kích động, nhảy hip hop, .....

Không ăn hành, tỏi sống trước buổi ngồi thiền (nén, kiệu cũng thế).

Nếu không thật sự cần thiết, không dùng các loại thuốc có chất an thần.


 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Reputation: 100%
Tham gia
28/2/12
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Cùng các bạn ! Hôm nay Ngọc Quế xin trình bày về HẠ THỦ CÔNG PHU các bạn nhé !

II. HẠ THỦ CÔNG PHU

(Xin nhắc lại, bạn nào có Thầy mà Thầy bảo khác với lời Ngọc Quế nói thì các bạn hãy vâng lời Thầy của mình, vì mỗi người có căn cơ hoàn cảnh khác nhau, vị Thầy trực tiếp biết rõ về bạn, còn ở đây chỉ trình bày "chung chung" mà thôi.)

A. Điều thân :

_ Ít nhất bạn nên có 15 phút thư giản trước giờ ngồi thiền.
_ Trước bàn Phật, hay ngồi thiền tập thể thì hướng ngồi không do mình quyết định.
_ Khi ngồi riêng lẻ các bạn nên ngồi xoay mặt về hướng Bắc. (Khi bạn dùng tay mặt chỉ hướng Đông _ hướng mặt trời mọc _, tay trái chỉ hướng Tây _ hướng mặt trời lặn _ , thì hướng phía trước mặt bạn là hướng Bắc đó, sau lưng bạn là hướng Nam). Hướng Bắc thuận với chiều đi của từ tường trái đất dễ tịnh, định.
_ Không ngồi trực tiếp xuống nền xi măng hay gạch, mà phải có lót chiếu, thùng giấy hoặc tọa cụ.
_ Nếu ngồi kiết già được thì tốt nhất (hai lòng bàn chân lật ngữa lên như cách ngồi theo hình tượng Phật Thích Ca), vì cơ thể được "căng" ra buộc xương sống lưng phải thẳng, nhưng với người mới thì vì chưa quen cơ nên gây đau đớn.
Người lớn tuổi không nên cố ngồi kiết già, ngồi bán già cũng được (chân mặt dưới, chân trái lên trên).
_ Hai bàn tay để ngữa trên đôi chân cũng tay mặt dưới tay trái trên, các ngón thẳng, hai đầu ngón tay cái khẻ chạm vào nhau.
_ Khẻ nghiêng người qua trái, qua phải vài lần để ổn định cơ bắp.
_ Mắt nhắm vừa (lim dim, khép hờ).
_ Nếu chỗ có nhiều muỗi thì nên giăng mùng.
_ ....


 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
Bác Ngọc-Quế kính !
Thưa bác ; tại sao khi ngồi bán già thì chân trái phải luôn ở trên chân mặt - và bàn tay trái củng phải để trên tay mặt vậy bác ? - còn đôi mắt con nhắm kín lại như vầy có được không ? - xin bác chỉ dạy cho con được hiểu rõ 1 chút xíu về việc nầy tại sao phải như vậy nhe bác .
Con xin cám ơn bác nhiều dử lắm !.

Kính
bangtam
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Reputation: 100%
Tham gia
28/2/12
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Bác Ngọc-Quế kính !
Thưa bác ; tại sao khi ngồi bán già thì chân trái phải luôn ở trên chân mặt - và bàn tay trái củng phải để trên tay mặt vậy bác ? - còn đôi mắt con nhắm kín lại như vầy có được không ? - xin bác chỉ dạy cho con được hiểu rõ 1 chút xíu về việc nầy tại sao phải như vậy nhe bác .
Con xin cám ơn bác nhiều dử lắm !.

Kính
bangtam

Xin chào bangtam !
Về chuyện chân tay thì nếu bạn cảm thấy ngồi ngược lại mà dễ chịu hơn thì cứ ngồi.
Còn mắt mà khép hẵn thì dễ "nhập ngủ" hơn là nhập thiền.
Người ta nhập thiền thì thấy hiện tượng của thiền, còn mình "nhập ngủ" thì thấy đi ăn "cà lem".
Cũng vui nhỉ !

 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
9/12/11
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
Xin chào bangtam !
Về chuyện chân tay thì nếu bạn cảm thấy ngồi ngược lại mà dễ chịu hơn thì cứ ngồi.
Còn mắt mà khép hẵn thì dễ "nhập ngủ" hơn là nhập thiền.
Người ta nhập thiền thì thấy hiện tượng của thiền, còn mình "nhập ngủ" thì thấy đi ăn "cà lem".
Cũng vui nhỉ !

Kính bác Ngọc Quế !

Chocon có từng nghe ngồi thiền phải cong lưỡi lên "ổ gà" (đóc giọng), mà sao bác không nói tới ?

Kính !
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Reputation: 100%
Tham gia
28/2/12
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc Quế !

Chocon có từng nghe ngồi thiền phải cong lưỡi lên "ổ gà" (đóc giọng), mà sao bác không nói tới ?

Kính !
Cám ơn bạn chocon đã hỏi !

Theo Ngọc Quế thì đây là một môn pháp của Tiên gia (ý đồ mong cầu trường sanh), vì khi cong lưỡi lên ổ gà hành giả để cho nước miếng tự nhiên rịn ra (họ gọi là nước cam lồ) rồi nuốt xuống, phương pháp nầy được họ dẫn chứng bằng một câu nguyện (thứ 5) trong Thập Nhị đại Nguyện của Đức Quán Thế Âm :


Quán Âm Thập Nhị Nguyện

<hr style="color:#FFF" size="1"> 1. Nam mô hiệu viên thông, danh tự tại, Quán Âm Như Lai quảng phát hoằng thệ nguyện.

2. Nam mô nhứt niệm tâm vô quái ngại, Quán Âm Như Lai thường cư Nam Hải nguyện.


3. Nam mô trụ Ta Bà, U Minh giới, Quán Âm Như Lai tầm thinh cứu khổ nguyện.


4. Nam mô hàng tà ma trừ yêu quái, Quán Âm Như Lai năng trừ nguy hiểm nguyện.


5. Nam mô thanh tịnh bình, thùy dương liễu, Quán Âm Như Lai cam lồ sái tâm nguyện.


6. Nam mô đại từ bi, năng hỷ xả, Quán Âm Như Lai thường hành bình đẳng nguyện.

7. Nam mô trú dạ tuần vô tổn hoại, Quán Âm Như Lai thệ diệt tam đồ nguyện.


8. Nam mô vọng Nam nham, cầu lễ bái, Quán Âm Như Lai gìa tỏa giải thoát nguyện.


9. Nam mô tạo Pháp thuyền, du khổ hải, Quán Âm Như Lai độ tận chúng sanh nguyện.


10. Nam mô tiền tràng phan, hậu bảo cái, Quán Âm Như Lai tiếp dẫn Tây Phương nguyện.


11. Nam mô Vô Lượng Thọ Phật cảnh giới, Quán Âm Như Lai Di Ðà thọ ký nguyện.


12. Nam mô đoan nghiêm thân, vô tỷ toại, Quán Âm Như Lai quả tu thập nhị nguyện.


-----------

Tuy Chính danh Như Lai Thiền không có kiêng kỵ gì Ngoại đạo, Chính danh Như Lai Thiền có thể phương tiện tạm dùng các pháp môn _ chỉ tạm dùng để đối trị _ chứ không dính mắc với pháp môn nào cả, để tiến mãi lần lên đến CHÁNH ĐỊNH (Tam Muội).

Phật đạo không gọi nước miếng là nước Cam lồ, không gọi Tinh Khí là Đan dược.


 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
1/4/12
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Cám ơn bạn chocon đã hỏi !

Theo Ngọc Quế thì đây là một môn pháp của Tiên gia (ý đồ mong cầu trường sanh), vì khi cong lưỡi lên ổ gà hành giả để cho nước miếng tự nhiên rịn ra (họ gọi là nước cam lồ) rồi nuốt xuống, phương pháp nầy được họ dẫn chứng bằng một câu nguyện (thứ 5) trong Thập Nhị đại Nguyện của Đức Quán Thế Âm :

Quán Âm Thập Nhị Nguyện



<HR style="COLOR: #fff" SIZE=1>1. Nam mô hiệu viên thông, danh tự tại, Quán Âm Như Lai quảng phát hoằng thệ nguyện.

2. Nam mô nhứt niệm tâm vô quái ngại, Quán Âm Như Lai thường cư Nam Hải nguyện.

3. Nam mô trụ Ta Bà, U Minh giới, Quán Âm Như Lai tầm thinh cứu khổ nguyện.

4. Nam mô hàng tà ma trừ yêu quái, Quán Âm Như Lai năng trừ nguy hiểm nguyện.

5. Nam mô thanh tịnh bình, thùy dương liễu, Quán Âm Như Lai cam lồ sái tâm nguyện.

6. Nam mô đại từ bi, năng hỷ xả, Quán Âm Như Lai thường hành bình đẳng nguyện.

7. Nam mô trú dạ tuần vô tổn hoại, Quán Âm Như Lai thệ diệt tam đồ nguyện.

8. Nam mô vọng Nam nham, cầu lễ bái, Quán Âm Như Lai gìa tỏa giải thoát nguyện.

9. Nam mô tạo Pháp thuyền, du khổ hải, Quán Âm Như Lai độ tận chúng sanh nguyện.

10. Nam mô tiền tràng phan, hậu bảo cái, Quán Âm Như Lai tiếp dẫn Tây Phương nguyện.

11. Nam mô Vô Lượng Thọ Phật cảnh giới, Quán Âm Như Lai Di Ðà thọ ký nguyện.

12. Nam mô đoan nghiêm thân, vô tỷ toại, Quán Âm Như Lai quả tu thập nhị nguyện.

-----------

Tuy Chính danh Như Lai Thiền không có kiêng kỵ gì Ngoại đạo, Chính danh Như Lai Thiền có thể phương tiện tạm dùng các pháp môn _ chỉ tạm dùng để đối trị _ chứ không dính mắc với pháp môn nào cả, để tiến mãi lần lên đến CHÁNH ĐỊNH (Tam Muội).

Phật đạo không gọi nước miếng là nước Cam lồ, không gọi Tinh Khí là Đan dược.
[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/hoatigon2.jpg"]



Kính bác Ngọc Quế !

Bác nói "(Xin nhắc lại, bạn nào có Thầy mà Thầy bảo khác với lời Ngọc Quế nói thì các bạn hãy vâng lời Thầy của mình, vì mỗi người có căn cơ hoàn cảnh khác nhau, vị Thầy trực tiếp biết rõ về bạn, còn ở đây chỉ trình bày "chung chung" mà thôi.)"
Mà Thầy của con bảo con ngồi như thế này :



phap soi hon.webp



Vậy thì con phải vâng lời Thầy chăng ?

Kính !





[/NEN]
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Reputation: 100%
Tham gia
28/2/12
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/hoatigon2.jpg"]



Kính bác Ngọc Quế !

Bác nói "(Xin nhắc lại, bạn nào có Thầy mà Thầy bảo khác với lời Ngọc Quế nói thì các bạn hãy vâng lời Thầy của mình, vì mỗi người có căn cơ hoàn cảnh khác nhau, vị Thầy trực tiếp biết rõ về bạn, còn ở đây chỉ trình bày "chung chung" mà thôi.)"
Mà Thầy của con bảo con ngồi như thế này :



phap soi hon.webp



Vậy thì con phải vâng lời Thầy chăng ?

Kính !





[/NEN]
Xin chào bạn hoatihon !

Ngọc Quế thấy trên ảnh đã có ghi 3 từ "pháp soi hồn". Nhà Phật không bao giờ xem cái Ý thức "trôi nổi như mây trời" là một thực thể, không bao giờ gọi nó là "Hồn", chỉ có đám tà ma ngoại đạo mới gọi Ý Thức là Hồn, Linh Hồn mà thôi. (Gọi là Hồn vì nhận nó là "phần tâm linh trường tồn" của ta).

Thực hành theo phương pháp nầy, người không có duyên sẽ bị nhức đầu dẫn đến điên loạn, người có duyên với Ngoại đạo sẽ "BỊ ÉP" xuất hồn xuất vía, đây là cách xuất hồn không tự nhiên (giống như "vú ép" chuối xanh).

Theo Như Lai Thiền, nếu bạn kiếp trước đã từng tu theo Ngoại đạo thì giai đoạn đầu sau khi nhập thiền bạn cũng sẽ được "xuất hồn" (Ý Thức thoát ly ra khỏi cơ thể tứ đại) một cách tự nhiên mà không cần phải bịt 3 ngón tay chận các yếu huyệt gì cả.
Nhưng Như Lai Thiền không cho phép bạn đam mê bất kỳ một hiện tượng huyền bí nào, đam mê thì vô tình bị "rơi rớt" (lạc đường tà) mà bạn vẫn lầm tưởng rằng mình đang tiến bộ nhanh trong Phật đạo. Một bằng chứng là đã có người vì ham mê "xuất hồn, xuất vía" mà quanh lộn trở lại "làm đệ tử" của Thiên Ma (Phật pháp không rành mà Ma pháp thì giỏi).

Nếu bạn chỉ đơn thuần là một Phật tử (không tu thiền định chi cả) chỉ tuân theo thập thiện thôi :



  1. Bất sát sinh (zh. 不殺生, sa. pāṇāṭipātā paṭivirati)
  2. Bất thâu đạo (zh. 不偷盜, sa. adattādānādvirati), tức là không trộm cắp, hay nói chính xác hơn: “Không nhận đồ vật người không cho”;
  3. Bất tà dâm (zh. 不邪婬, sa. kāmamithyācārādvirati)
  4. Bất vọng ngữ (zh. 不妄語, sa. mṛṣāvādātvirati), nghĩa là không nói xằng, nói bậy, phù phiếm;
  5. Bất lưỡng thiệt (zh. 不兩舌, sa. paisunyātvirati), không nói hai lời;
  6. Bất ác khẩu (zh. 不惡口, sa. pāruṣyātprativirati), không nói xấu người, không nói lời ác hại;
  7. Bất ỷ ngữ (zh. 不綺語, sa. saṃbinnapralāpātprativirati), không dùng lời thêu dệt không đâu;
  8. Bất tham dục (zh. 不貪欲, sa. abhidhyāyāḥprativirati);
  9. Bất sân khuể (zh. 不慎恚, sa. vyāpādātprativirati), không giận dữ, sân hận,
  10. Bất tà kiến (zh. 不邪見, sa. mithyādṛṣṭi-prativirati), không ôm ấp những ý niệm, kiến giải sai lầm.


Nếu bạn chỉ tu hành theo Thập Thiện (mười điều lành) thôi thì khi bỏ xác thân này bạn liền được sanh lên các cõi Trời (mà Trời thì tự nhiên có thần thông _ không phải tu luyện cực khổ gì cả).

Trong Kinh cũng có kể lại chuyện một bà lão ăn mày vừa xin được bát nước cơm (người ta chắt nước để cho cơm đừng nhão), thấy Ngài Ma Ha Ca Diếp ôm bát đi khất thực ngang qua, bà sinh lòng kính ngưỡng, nghĩ rằng "đời mình sao khổ quá ? trước sau gì cũng chết, thôi thì hôm nay dâng cúng phần vật thực này cho Chư Tăng để cầu mong một chút phước báo, kiếp sau không khổ nữa".
Ngài Đại Ca Diếp chú nguyện trước khi dùng nước cơm ấy, còn bà thì hôm sau nằm cù co mà chết đói.
Mọi người xúm lại bàn nhau khiêng xác chết vô rừng bỏ, thì có những vị Thiên nữ từ trên Trời bay xuống, đi nhiễu quanh xác chết, rồi có một vị chỉ tay một cái, đất đùn lên, xác chết chìm xuống, lập tức thành một ngôi mộ hoàn chỉnh.
Vị Thiên nữ ấy chính là bà lão ăn mày ngày hôm qua.


Còn luyện, tu hành theo cách của Ông Lương sĩ Hằng (người trong hình của Hoatihon đã đăng) thì cố gắng lắm cũng chỉ sanh lên tầng Trời thấp nhất mà thôi.

Như vậy nếu Hoatihon giữ được Thập Thiện thì không cần luyện gì cả cũng sẽ được sanh lên các tầng Trời cao hơn cái "Ông Thầy LSH" đó thì lẻ ra Ổng phải gọi Hoatihon là Thầy.
Như thế Hoatihon có cần thiết phải nghe theo lời của một người chỉ đáng là "đệ tử" của mình hay không?


 

hoangtri

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/3/12
Bài viết
1,215
Điểm tương tác
403
Điểm
83
[NEN="http://www.diendanphatphap.com/diendan/attachment.php?attachmentid=6096&d=1332808388"]




Kính bác Ngọc Quế !

Hoàng Trí thắc mắc "Có phải hướng Bắc là hướng duy nhất thích hợp cho việc ngồi thiền ???"
Xin bác chỉ dạy.


Kính !



[/NEN]
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Reputation: 100%
Tham gia
28/2/12
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
[NEN="http://www.diendanphatphap.com/diendan/attachment.php?attachmentid=6096&d=1332808388"]




Kính bác Ngọc Quế !

Hoàng Trí thắc mắc "Có phải hướng Bắc là hướng duy nhất thích hợp cho việc ngồi thiền ???"
Xin bác chỉ dạy.


Kính !



[/NEN]
Xin chào bạn Hoàng Trí !

Không như bạn đã nói, hướng Bắc không phải là hướng duy nhất thích hợp cho việc ngồi thiền.

Khi mức định tâm của hành giả đã tạm đủ, những bậc Chân sư sẽ khuyên hành giả nên ngồi xoay mặt về hướng Đông _ hướng mặt trời mọc _ để hành giả sớm đón nhận những tia sáng Trí Tuệ (phát sinh trí tuệ).

Khi hành giả cứ mãi hôn trầm (ngủ gục) thì phải tạm xoay mặt về hướng Tây _ là hướng "động" _ để trị bệnh ngủ gục.

 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Reputation: 100%
Tham gia
28/2/12
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Cùng các bạn !
Hôm nay N/Q xin trình bày tiếp về chuyện ĐIỀU THÂN các bạn nhé !

Thường thì hành giả thắp hương (nhang) để đo thời gian, người mới nên dùng nhang dài 4 tấc thôi, sau nầy ngồi giỏi thì dùng nhang dài 5 tấc để làm chừng mực (tàn nhang thì xả thiền). Đối với hành giả Nhập Định được thì thời gian không hạn chế (tùy).

Đối với hành giả có Hiện tượng thiền hay Mật pháp thì phải xả thiền đúng giờ _ không nên ham hố. Loại này nhất thiết phải gần Thầy, bạn _ không nên lên "non cao động vắng" ngồi một mình.

Sau những động tác nhúc nhích thân cho ổn định, chúng ta ngồi ngay ngắn chắp tay niệm 3 Danh Hiệu Phật, mỗi danh hiệu 3 lần. Tùy các bạn, các bạn có thể niệm :

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
NAM MÔ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.
NAM MÔ ĐƯƠNG LAI HẠ SANH DI LẶC TÔN PHẬT.


hoặc niệm :

NAM MÔ A ĐỀ TỐI THƯỢNG TỐI THẮNG PHẬT.
NAM MÔ ĐẠI NHẬT NHƯ LAI.
NAM MÔ LIÊN HOA SANH NHƯ LAI.

nhưng Ngọc Quế đề nghị :

NAM MÔ ĐỊNH QUANG PHẬT.
NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH NHƯ LAI.
NAM MÔ CHƯ LONG THẦN HỘ PHÁP, HỘ PHÁP BỒ TÁT MA HA TÁT.


vì tuy chư Phật đồng một THỂ nhưng mỗi danh hiệu có DỤNG khác nhau, được áp dụng vào mỗi thời điểm khác nhau.

Niệm Phật xong, bạn để tay trở lại vị trí mặc định (ngửa tay, chồng lên nhau, ngón cái khẻ chạm), ngồi thẳng lưng _ chớ không ển ngực _ rồi bắt đầu đếm hơi thở (điều tức).

Chuyện ĐIỀU TỨC sẽ có bài riêng, bây giờ chúng ta nói qua chuyện XẢ THIỀN các bạn nhé !

XẢ THIỀN :

Ngồi quen thì chúng ta sẽ cảm nhận được thời điểm xả thiền, thường là lúc tàn nhang.

Tâm trí chúng ta từ từ trở về THỰC TẠI, muốn xả thiền chúng ta không nên đột ngột đứng dậy mà phải nhúc nhích cử động từ TẾ (nhỏ nhiệm) đến THÔ (mạnh), phải theo thứ lớp sau đây bạn nhé !.

Nghiêng người qua trái, qua phải, nhún vai, xoa mặt, mắt rồi dùng hai bàn tay xoa vào nhau _ ma sát _ cho nóng lên (nhân điện), rồi háp vào đôi mắt vuốt nhẹ ra hai bên vài lần, dùng các đầu ngón tay của hai bàn tay đồng thời miết nhẹ lên mi mắt, lên chân mày, lên trán, lên cơ mặt (bắt từ giữa mặt miết ra hai bên), xoa hai vành tai.

Cũng đồng thời dùng hai tay ém, miết trên da đầu từ trước ra sau như người vuốt tóc.

Lại xoa tay cho nóng, xoa bóp lòng bàn chân, mu bàn chân, mắt cá chân, bắp chuối chân, ống quyển, đầu gối, đùi.
Lại xoa hai tay cho nóng rồi áp vào sau lưng chỗ hai trái thận (vài lần), khẻ xoa bóp.
Lại xoa bụng, xoa ngực cho máu huyết lưu thông, tự xoa bóp 2 vai.
Dùng tay mặt xoa bóp cho tay trái, dùng tay trái xoa bóp cho tay mặt.
Vươn vai, ưởn người rồi mới từ từ đứng dậy.
Những chi tiết trên, Ngọc Quế viết theo trình tự, thứ lớp đó xin các bạn chú ý. Sau nầy khi quen rồi các bạn sẽ phản ứng tự nhiên theo nhu cầu của cơ bắp mà không nhất thiết phải theo trình tự nầy nữa.

Nếu bạn xả thiền vào lúc nửa đêm thì không nên nằm xuống ngủ liền, mà phải đứng dậy đi uống nước hay là làm chuyện gì đó (thư giản) từ 10 đến 15 phút mới được nằm xuống ngủ. (Tránh tình trạng còn SAY THIỀN rồi lại "xuất hồn" trong khi ngủ).
Không nên rửa mắt cho tỉnh (chỉ rửa mắt bằng nhân điện thôi).

Nếu bạn bắt đầu buổi thiền lúc 4 hay 5 giờ sáng khi súc miệng cũng không nên rửa mắt (sau này sẽ mờ mắt).
Ngồi thiền giờ này, khi xả thiền phải thức luôn _ không nên ngủ trở lại _ nếu không sẽ ĐẦN (NGU lần lần).
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Reputation: 100%
Tham gia
28/2/12
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Thưa các bạn !
Hôm nay chúng ta bàn tiếp vấn đề điều tức nhé !

B. ĐIỀU TỨC :

Nói đến ĐIỀU TỨC là nói đến HƠi THỞ. Vấn đề hơi thở cũng quan trọng trong Như Lai Thiền nhưng không quá quan trọng như Tiên Đạo (họ thường thở sâu _ thở bụng) hay Yoga (thở bụng 4 thời).

Với NHƯ LAI THIỀN chúng ta vẫn thở tự nhiên _ không gượng ép gò bó gì cả. Sau khi niệm Phật xong chúng ta bắt đầu ĐẾM HƠI THỞ.

Một chu kỳ THỞ VÀO rồi THỞ RA đếm thầm trong trí là 1, chu kỳ sau lại đếm 2, cứ như thế cho đến 100, rồi trở lại đếm 1, 2, 3, ....cho đến 100 (lần thứ 2), cứ như thế 4 lần tức 400 hơi thở, sau khi đếm được đến 400 mà cảm thấy mệt mõi hay loạn động thì ngưng, xả thiền.
Như người thích hợp, cảm thấy mình có thể đếm tiếp nữa thì được đếm thêm.
Quan trọng là đếm không lộn, nếu chưa đủ 400 mà bổng nhiên im bặt, quên đếm hay đếm lộn thì phải bỏ (không tính) ta phải quay lại đếm từ 1 của 100 đầu tiên, LÀM LẠI TỪ ĐẦU.
Nếu làm lại đến lần thứ 3 mà vẫn lộn thì thôi, xả thiền, hôm sau làm lại.
Người có thiện căn, nhẹ nghiệp thì cũng chỉ nên đếm tối đa 1000 hơi thở thôi (không nên hơn) rồi xả thiền, còn tối thiểu _ ít nhất _ là 400 hơi thở.

Người nhẹ nghiệp thì sau 1 tuần lễ là định tâm được, trung bình là 2 tuần, người chậm phải mất 3 tuần lễ.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top