Đại Từ Đại Bi

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính Quý Đạo Hữu !

Hôm nay Ngọc Quế xin cùng các bạn Thảo Luận Chuyên Đề "Đại Từ Đại Bi" để cúng dường đức Quán Thế Âm Bồ tát.

Chủ đề này chúng ta sẽ lần lượt triễn khai theo dự định :

1. Lời bạt

2. Từ Bi và Đại Từ Đại Bi khác nhau thế nào ?

3. Đức Quán Thế Âm có thật hay không ?

4. Tương quan giữa Ta và đức Quán Thế Âm.

5. Chú Đại Bi.

Xin mời các bạn cùng thảo luận trong tinh thần Chuyên đề.

___________________

1. _ Lời Bạt :

Kính thưa quý đạo hữu, vì thấy cô bangtam chỉ biết thương người mà không biết sau chữ THƯƠNG có thể có chữ HẠI (thương hại) cho nên lập chủ đề này.

Ngày nay nhan nhản trên đường phố có cũng khá nhiều trường hợp những kẻ lười biếng lợi dụng lòng thương người của quý Phật tử để trục lợi cá nhân và thường thì chúng ta không phân biệt chân giả cho nên tốt hơn hết là bố thí cứu giúp người trước, còn "ai làm quấy nấy mang". Vâng, Ngọc Quế tán thán lòng vị tha của Phật tử ấy, và đó là cách hành xử đúng đắn của Phật tử.

Tuy nhiên chủ đề này lập ra để chúng ta tìm hiểu thêm về tánh đức Từ Bi.

Thưa các bạn ! Các bậc Giác Ngộ xuống thế độ đời vị nào cũng đầy lòng Từ Bi _ nói cho đúng hơn là tánh đức Đại Từ Đại Bi _ nếu không vì Từ Bi thì các Ngài đã an nghĩ nơi Đại Niết Bàn rồi.

Trong Kinh A Di Đà, chúng ta "thấy" chư Phật mười phương đều cùng "đồng tiếng khác miệng" tán thán Phật Thích Ca (đã làm việc khó làm).

Trong sự kiện này chúng ta "thấy" Phật Thích Ca vì lòng Từ Bi mà xuất hiện nơi cõi đời "Ngũ trược ác thế", chúng sinh (chúng ta) cang cường, khó giáo hóa. Ngài đã chịu cực chịu khổ để giảng giải Phật pháp _ một giáo pháp khó hiểu, khó tin nhận.

Chúng ta lại "thấy" Chư Phật quá khứ không hề an nghĩ, ở đâu lúc nào cần lên tiếng các Ngài liền lên tiếng đúng lúc để xác tín lòng tin cho chúng ta.

Trong Kinh Pháp Hoa cũng thế, Phật Đa Bảo đã nhập Đại Niết Bàn từ vô lượng kiếp quá khứ, nhưng khi cần (ở nơi nào có giảng Kinh Pháp Hoa) Ngài và Bảo tháp liền hiện đến.

Như thế rõ ràng Chư Phật, Chư Đại Bồ tát chưa bao giờ "rời mắt" với chúng ta. Vì cái gì ? _ Vì tánh đức Từ Bi đó thôi !


 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/tptamthanh2_zpse1c37f8a.jpg"].



































....
[/NEN]
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
3. Đức Quán Thế Âm có thật hay không ?

Rát mong đuợc nghe phần này của bác Ngọc Quế



 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
3. Đức Quán Thế Âm có thật hay không ?

Rất mong đuợc nghe phần này của bác Ngọc Quế


Cám ơn sự quan tâm của minhđịnh !

Bạn trẻ hãy kiên nhẫn chờ đọc phần này nhé. Mến !

-------------

Cám ơn bức ảnh Tây Phương Tam Thánh của hoatihon đăng !

Theo Ngọc Quế thì bức ảnh này ngầm chứa một bài Giáo Lý rất hay :

_ Các liên hữu thân mến, Chư Tổ xưa khi sáng tác ảnh này, không phải chỉ để cho ta quán tưởng hình tượng suông mà còn dụng ý dạy cho chúng ta : Đường về cõi Tịnh phải được đi bằng hai chân (hai phương tiện).

Thứ nhất là phải Văn + Tư tức là phải học hỏi Giáo lý Kinh Sách Phật Giáo, rồi nghiền ngẫm suy tư cho mở mang trí tuệ (Đại Trí Đại Thế Chí). Nhiều vị Giảng sư cho rằng pháp môn Tịnh độ chỉ cần "một câu niệm Phật", ngoài ra không cần xem Kinh sách chi nữa, càng xem càng bị phân tâm, càng rối lòng thì sẽ không bao giờ được "nhất tâm bất loạn".

Thưa vâng, chỉ cần "một câu niệm Phật" là đối với những người bình dân "ít chữ" hoặc là chỉ mới biết đạo Phật vào giai đoạn cuối "thập tử nhất sinh". Chỉ một câu niệm Phật mà "nhất tâm bất loạn" thì cũng được vãng sanh.

Nhưng, những vị Giảng sư ấy không thèm biết rằng "Vãng sanh chưa phải là thành Phật", vãng sanh chỉ là được đem về một nơi "thuận tiện cho việc tu học của Phật tử sơ cơ" (chưa có sức chịu đựng thử thách).

Nghĩa là Tây Phương Cực Lạc vốn thiệt là một trường Phật học, mà những Phật tử vừa vãng sanh chẳng khác nào trẻ được nhận vào học lớp Mẫu Giáo.

Nhắc lại điều này vì Chư Tổ xưa muốn ám chỉ rằng Cái chân thứ nhất để đi đến Phật quả là phát huy Trí Huệ. _ NAM MÔ ĐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT _ Nếu ở Ta Bà hành giả không có điều kiện để học thì về Tây phương sẽ được bắt đầu học.

Còn cái chân thứ hai là phải phát triễn lòng Từ Bi _ NAM MÔ ĐẠI TỪ ĐẠI BI QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT _ Chỉ có Trí Tuệ mà không có Từ Bi thì như người "nhảy lò cò" làm sao mà đến Phật quả cho được.

Còn ngược lại chỉ có Từ Bi mà không có Trí Tuệ thì .... không ra khỏi Tam Thiên được, chứ đừng nói chi là Phật quả.

Từ Bi là một phương tiện tối quan trọng, góp phần thúc đẩy hành giả ráng đi, ráng vượt qua mọi chông gai gian khổ để đến được Phật quả.

Từ Bi và Trí Tuệ là 2 phương tiện _ không thể thiếu 1 _ nếu hành giả muốn tu đến Phật quả.

Cho nên đề nghị quý Giảng sư nghiền ngẫm lại "Thông Điệp" này của Chư Tổ xưa.
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
Kính Quý Đạo Hữu !

Hôm nay Ngọc Quế xin cùng các bạn Thảo Luận Chuyên Đề "Đại Từ Đại Bi" để cúng dường đức Quán Thế Âm Bồ tát.

Chủ đề này chúng ta sẽ lần lượt triễn khai theo dự định :

1. Lời bạt

2. Từ Bi và Đại Từ Đại Bi khác nhau thế nào ?

3. Đức Quán Thế Âm có thật hay không ?

4. Tương quan giữa Ta và đức Quán Thế Âm.

5. Chú Đại Bi.

Xin mời các bạn cùng thảo luận trong tinh thần Chuyên đề.

___________________

<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Kính bác Ngọc Quế,
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong năm đề mục bác nêu ra trong chủ đề, chỉ mới đi từ bước đầu "Lời bạt", giải thích chưa xong bước thứ hai: "Từ Bi và Đại Từ Đại Bi khác nhau thế nào?", thì Mod minhdinh đã nhảy lớp hỏi ngay vào câu thứ ba!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Theo thiển ý của tôi, hiểu câu thứ hai về <B>danh từ</B> như thế này:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Từ Bi là đối với phàm phu như chúng ta... chưa phát tâm Bồ đề rộng lớn...
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Đại Từ, Đại bi là đối với "đại Bồ tát" hay Phật, phát tâm Bồ đề rộng lớn tự giác, giác tha..., độ tận phiền não chúng sanh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vì thế mà chúng ta thường thấy trong danh hiệu của các vị Bồ Tát nói về hạnh nguyện có chữ "Đại" đi trước như:
<p style="padding-left: 56px;">- Nam Mô <B>Đại Trí</B> Văn Thù Sư Lợi Bồ tát.
- Nam Mô <B>Đại Hạnh</B> Phổ Hiền Bồ tát.
- Nam Mô <B>Đại Từ, Đại Bi</B> Quán Thế Âm Bồ tát.
- Nam Mô <B>Đại Lực</B> Đại Thế Chí Bồ tát.
- Nam Mô <B>Đại Nguyện</B> Địa Tạng Vương Bồ tát.
- .............................
<BR>Đại Thế Chí pháp vương chi tử
Tọa liên đài một chữ tiếp sanh
Tay cầm sen trắng thanh thanh
Bước đi <B>thế giới rung rinh</B> ba ngàn.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">"Thế giới rung rinh" là nói về đại lực to lớn của Bồ tát khi bước chân đi thì cả ba ngàn đại thiên thế giới đều rung rinh, chấn động.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Kính.
</span></span>



 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Kính bác Ngọc Quế ! Kính các bậc trưởng bối !

Nói đến Từ Bi chúng ta ai cũng liên tưởng đến hình ảnh dịu dàng của "Phật bà" Quán Thế Âm tay cầm bình tịnh thủy, tay cầm nhành dương, để ban rải nước Cam lồ, cứu khổ ban vui :

quantheam2_zps97b20af2.jpg


nhưng con cũng có thấy những hình ảnh đáng sợ khác của Đức Đại Từ Đại Bi như :

Phidangdaxoathienvuong_zpsf5a8b839.jpg


Phi Đằng Dạ Xoa Thiên Vương

Còn như tượng "Phật nghìn mắt nghìn tay", con hiểu là Ngài quan tâm cứu khổ muôn loài (mọi lúc mọi nơi) nhưng con lạ là tay nào cũng có cầm binh khí cả :

Avalokitesvara_zpse2e8d384.jpg


Như vậy liệu có Từ Bi gì hay không ?

Kính xin Bác giảng giải.
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc Quế ! Kính các bậc trưởng bối !

Nói đến Từ Bi chúng ta ai cũng liên tưởng đến hình ảnh dịu dàng của "Phật bà" Quán Thế Âm tay cầm bình tịnh thủy, tay cầm nhành dương, để ban rải nước Cam lồ, cứu khổ ban vui :

quantheam2_zps97b20af2.jpg


nhưng con cũng có thấy những hình ảnh đáng sợ khác của Đức Đại Từ Đại Bi như :

Phidangdaxoathienvuong_zpsf5a8b839.jpg


Phi Đằng Dạ Xoa Thiên Vương

Còn như tượng "Phật nghìn mắt nghìn tay", con hiểu là Ngài quan tâm cứu khổ muôn loài (mọi lúc mọi nơi) nhưng con lạ là tay nào cũng có cầm binh khí cả :

Avalokitesvara_zpse2e8d384.jpg


Như vậy liệu có Từ Bi gì hay không ?

Kính xin Bác giảng giải.

Chào hoatihon vậy là chúng ta bước qua câu thứ hai rồi đó :

2. Từ Bi và Đại Từ Đại Bi khác nhau như thế nào ?

Đức Đại Từ Đại Bi thì trong Kinh Pháp Hoa phẫm Phỗ môn có ghi :

Ngài Vô Tận Ý Bồ Tát bạch Phật rằng: "Thế Tôn, Quán Thế Âm Bồ Tát dạo đi trong cõi Ta Bà như thế nào?"

Phật bảo Vô Tận Ý Bồ Tát: "Thiện nam tử! Nếu có chúng sinh trong quốc độ nào đáng dùng thân Phật được độ thoát thời Quán Thế Âm Bồ Tát liền hiện thân Phật vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Duyên Giác đượcc độ thoát, liền hiện thân Duyên Giác mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Thanh Văn được độ thoát, liền hiện thân Thanh Văn mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Phạm Vương được độ thoát, liền hiện thân Phạm Vương mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Ðế Thích được độ thoát, liền hiện thân Ðế Thích mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Tự Tại Thiên được độ thoát, liền hiện thân Tự Tại-Thiên mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Ðại Tự Tại Thiên được độ thoát, liền hiện thân Ðại Tự Tại Thiên mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Thiên Ðại Tướng Quân được độ thoát, liền hiện thân Thiên Ðại Tướng Quân mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Tỳ Sa Môn được độ thoát, liền hiện thân Tỳ Sa Môn mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Tiểu Vương được độ thoát, liền hiện thân Tiểu Vương mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Trưởng Giả được độ thoát, liền hiện thân Trưởng Giả mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Cư Sĩ được độ thoát, liền hiện thân Cư Sĩ mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Tể Quan được độ thoát, liền hiện thân Tể Quan mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Bà La Môn được độ thoát, liền hiện thân Bà La Môn mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di được độ thoát, liền hiện thân Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân phụ nữ của Trưởng Giả, Cư Sĩ, Tể Quan, Bà La Môn được độ thoát, liền hiện thân phụ nữ mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân đồng nam, đồng nữ được độ thoát, liền hiện thân đồng nam, đồng nữ mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Trời, Rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Dà, nhân cùng phi nhân được độ thoát, liền đều hiện ra mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Chấp Kim Cang Thần được độ thoát, liền hiện thân Chấp Kim Cang Thần mà vì đó nói pháp.


Như thế chúng ta thấy đức Quán Thế Âm có thể hiện ra những thân nhìn rất dễ sợ để cứu giúp chúng sinh.

Bạn cũng biết rồi đó, chuyện đời đôi khi phải "cắn răng" làm "đau" cho nhau mới giúp người được, thí dụ như người có ghẻ hờm hay bị tên độc, muốn cứu cái chân cái tay của người ấy thì ta phải "nhẫn tâm" làm đau người ấy, nếu sợ người bệnh đau thì bệnh không thể lành được.

Cũng vậy đức Quán Thế Âm vì lòng Đại Từ Đại Bi mà phải hiện tướng hung dữ, tay cầm binh khí mục đích là không để cho chúng ta đi sâu vào "đường Tà, nẽo Ác".

Tóm lại Đại Từ Bi thì không giống với Từ Bi ở chỗ, dám dùng bất cứ phương tiện nào (dẫu là thấy có vẻ hung tợn), miễn làm sao thức tỉnh chúng sinh, "lùa" chúng sinh đi từ Mê đến Giác là được.
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
3. Đức Quán Thế Âm có thật hay không ?

Thưa các bạn !

Với các nhà "học giả", nhiều vị không thấy Đức Quán Thế Âm là một nhân vật có thật trong lịch sử _ hư cấu.

Với Phật tử chúng ta thì ai cũng tin là có một đức Quán Thế Âm _ trong hình dạng người nữ _ Quan Âm Nam Hải thường hay cứu giúp chúng ta mỗi khi chúng ta gặp nạn khổ.

Hôm nay trong chuyên đề này đặt lại vấn đề thì chúng ta thấy phân vân "những nhà học giả nói đúng chăng ?"

Thực ra "học giả" chỉ là những người "hôm qua dốt 10 phần thì hôm nay dốt 9 phần" chứ có gì hay ho đâu, còn cả triệu vấn đề họ chưa biết, với những người làm khoa học thì lẻ ra họ phải biết nghi ngờ kiến thức của mình, nếu họ tự thỏa mãn với những dòng chữ trong sách xưa có chép thì liệu họ đã có phải là nhà khoa học hay chưa ?

Đức Phật có ngũ nhãn (Nhục nhãn, Thiên nhãn, Tuệ nhãn, Pháp nhãn, Phật nhãn) mà những nhà "học giả" chỉ có nhục nhãn thì làm sao thấy được đức Quán Thế Âm Bồ tát ? Giả sử Hóa thân đức Quán Thế Âm Bồ tát xuất hiện dưới nhân dạng "Trưởng giả, Cư sĩ, Tể quan..." đứng trước mặt một vị "học giả" thì liệu vị học giả ấy lấy cái gì để nhận ra "Đức Quán Thế Âm đang đứng trước mặt mình" ?
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Khi xưa tôi còn bé thường theo mẹ đến chùa, lạy Phật làm Phật sự. Có lần tôi nghe mẹ, niệm thầm ở trong miệng: "Nam Mô Bồ tát Quán Thế Âm", tôi cũng buộc miệng niệm theo. Và khi xong lễ Phật, tôi mới hỏi mẹ rằng: "Mẹ ơi! Bồ tát Quán Âm ở đâu!?" Mẹ liền chỉ vào tượng Quán Thế Âm Bồ tát trên chánh điện và bảo đó là Quán Thế Âm Bồ Tát.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Từ đó tôi tin theo, Bồ tát Quán Thế Âm ở trong chùa trên chánh điện. Và sau nầy lớn lên có chút hiểu biết, tôi mới hỏi mẹ rằng: "Có Bồ tát Quán Thế Âm thật ở ngoài đời không?" Mẹ bảo có nhưng vì chúng ta người trần mắt thịt nên không thấy được Báo thân hay Hóa thân của Bồ tát ở chung quanh ta, chỉ có thể thầm cảm nhận khi ta niệm danh hiệu ngài, lúc đó chính là Bồ tát ở trong tâm ta vậy!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ tát</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Kính.
</span></span>
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
3. Đức Quán Thế Âm có thật hay không ?

Thưa các bạn !

Với các nhà "học giả", nhiều vị không thấy Đức Quán Thế Âm là một nhân vật có thật trong lịch sử _ hư cấu.

Với Phật tử chúng ta thì ai cũng tin là có một đức Quán Thế Âm _ trong hình dạng người nữ _ Quan Âm Nam Hải thường hay cứu giúp chúng ta mỗi khi chúng ta gặp nạn khổ.

Hôm nay trong chuyên đề này đặt lại vấn đề thì chúng ta thấy phân vân "những nhà học giả nói đúng chăng ?"

Thực ra "học giả" chỉ là những người "hôm qua dốt 10 phần thì hôm nay dốt 9 phần" chứ có gì hay ho đâu, còn cả triệu vấn đề họ chưa biết, với những người làm khoa học thì lẻ ra họ phải biết nghi ngờ kiến thức của mình, nếu họ tự thỏa mãn với những dòng chữ trong sách xưa có chép thì liệu họ đã có phải là nhà khoa học hay chưa ?

Đức Phật có ngũ nhãn (Nhục nhãn, Thiên nhãn, Tuệ nhãn, Pháp nhãn, Phật nhãn) mà những nhà "học giả" chỉ có nhục nhãn thì làm sao thấy được đức Quán Thế Âm Bồ tát ? Giả sử Hóa thân đức Quán Thế Âm Bồ tát xuất hiện dưới nhân dạng "Trưởng giả, Cư sĩ, Tể quan..." đứng trước mặt một vị "học giả" thì liệu vị học giả ấy lấy cái gì để nhận ra "Đức Quán Thế Âm đang đứng trước mặt mình" ?

Bác Ngọc Quế,cho minhđịnnh xin hỏi:

Tại sao các vị học giả với "nhục nhãn" đó lại công nhận là có Đức Phật mà lại không công nhận có các vị Bồ Tát??Đó phải chăng Bồ Tát chỉ là một hình tượng để nói về những vị xuất gia với lý tưởng Hoằng Pháp của Đại Thừa??

Thật ra như bác nói,đã là Phật tử thì đều tin là có Bồ Tát.Vậy làm sao để những ngừoi không là Phật tử cũng tin là có Bồ Tát như họ tin là có Đức Phật thật sự.
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Bác Ngọc Quế,cho minhđịnnh xin hỏi:

Tại sao các vị học giả với "nhục nhãn" đó lại công nhận là có Đức Phật mà lại không công nhận có các vị Bồ Tát??

Chào minhđịnh !

Vì Đức Phật Thích Ca có lịch sử ghi lại, có chứng tích lưu lại (Kinh điễn, Tăng đoàn, Xá Lợi, ....) còn các vị Bồ tát thì có nhiều vị đến và đi không để lại dấu tích.

Đó phải chăng Bồ Tát chỉ là một hình tượng để nói về những vị xuất gia với lý tưởng Hoằng Pháp của Đại Thừa??
Thưa, theo Ngọc Quế thì không phải vậy !

_ Những vị xuất gia nếu thực lòng phát Bồ Đề tâm thì chỉ được gọi là Sơ Phát Tâm Bồ tát, chứ chưa phải là Bồ Tát.

_ "Những vị xuất gia với lý tưởng Hoằng Pháp của Đại Thừa" cũng chưa phải là Bồ tát khi chưa có tu chứng thực sự.

_ Những vị có đóng góp lớn cho đạo Phật thường được tôn xưng là Bồ tát, nhưng đó là thế gian tôn xưng chứ chưa hẵn vị ấy thực sự là Bồ Tát.

_ Những vị Bồ Tát thực sự, dầu mang bất cứ hình thức nào cũng không vì hình thức ấy mà làm giảm giá trị Giác Ngộ của các Ngài. Các Ngài không cần thế gian tôn xưng hay không tôn xưng, các Ngài âm thầm làm Phật sự.

Thật ra như bác nói,đã là Phật tử thì đều tin là có Bồ Tát.Vậy làm sao để những ngừoi không là Phật tử cũng tin là có Bồ Tát như họ tin là có Đức Phật thật sự ?.
Điều này không phải là nỗi lo của chúng ta, mà là công việc của các vị Đại Giác Ngộ, các vị Long Thần Hộ Pháp.

Mến !
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
3. Đức Quán Thế Âm có thật hay không ?

.....
.....
Thưa các bạn ! Là Phật tử chúng ta không nên hoàn toàn tin các nhà học giả, vì sao ?

Giả sử bạn nghe nói Trầm Hương rất quý hiếm, đã có những người kiếm được Trầm mà trở nên giàu có, giờ bạn cũng muốn kiếm Trầm thì nên học hỏi và đi theo người đã kiếm được Trầm hay là nghe theo lời của một nhà báo đang ngồi "bốc phét" ở quán "cà-phê vĩa hè" ?

Bạn ơi ! Đức Quán Thế Âm tuy chỉ xuất hiện trong Kinh điển Đại Thừa và Mật Tông mà không có tên trong Kinh điển Nguyên Thủy, điều này không có nghĩa Đức Quán Thế Âm chỉ là hư cấu.
Cũng như sóng điện từ, tuy không ai thấy nhưng chúng ta không thể nói "không hề có sóng điện từ !"

Trong cái cõi hư hư thực thực này, Tánh đức Đại Từ Bi là một Tánh đức cần thiết cho hành giả trên hành trình tìm về bến Giác, là một Đại Phương tiện có thể hỗ trợ cho hành giả vượt qua những "ghềnh thác" hiễm nghèo (cho nên Đức Phật đã giới thiệu với chúng ta).

Tánh đức ấy sẵn sàng hiện bất cứ thân gì, để làm lợi lạc cho chúng sinh. Chuyện hiện một thân trong cõi Giả ảo này không có gì là khó đối với Chân Lý cả.

Nhưng .....lúc nào nên xưng danh hiệu gì, hay là không nên xưng danh hiệu là chuyện do duyên của chúng ta (duyên chúng sinh).
 

Ngọc Tuấn

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2012
Bài viết
630
Điểm tương tác
278
Điểm
63

Nhưng .....lúc nào nên xưng danh hiệu gì, hay là không nên xưng danh hiệu là chuyện do duyên của chúng ta (duyên chúng sinh).

Kính bác Ngọc Quế !

Con không hiểu :

_ Vì sao chuyện "Xưng danh hiệu của một vị Đại Bồ tát lại do duyên chúng sinh ?"

Kính xin bác cắt nghĩa !
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc Quế !

Con không hiểu :

_ Vì sao chuyện "Xưng danh hiệu của một vị Đại Bồ tát lại do duyên chúng sinh ?"

Kính xin bác cắt nghĩa !


Chào Ngọc Tuấn !

Đại Bồ Tát là vị đã đến Chân Lý Tuyệt đối, Các Ngài chính là Chân Lý. Đại Từ Bi là không bao giờ "rời mắt" khỏi chúng sinh, chúng sinh chính là "con ruột" của các Ngài.

Chúng sinh tha thiết hướng về Chân Lý Tuyệt Đối thì Ngài sẽ hiện Phật thân _ xưng danh hiệu Phật.

Chúng sinh mong mỏi một Từ Mẫu để khóc lóc cầu xin an ủi thì cũng thể Chân lý ấy hiện tướng Quan Âm Nam Hải xoa dịu nỗi đau nhân thế.

Hiện tại đa phần chúng ta hướng về tranh đoạt, chen lấn nhau mà sống thì thể Chân Lý ấy hiện tướng Chuẫn Đề Vương Bồ tát, Oai Âm Vương Bồ tát, ..... những tướng phẫn nộ, hung dữ để răn đe "chỉ Ác khuyến thiện".

Hiện tướng gì, xưng danh gì đều do duyên chúng sinh "đáng phải A Tu La, Khẫn Na La, Càn Thát Bà thân" thì các Ngài liền hiện thân đó.

Chứ Đại Bồ tát không có Ngã tướng riêng, không có tư tâm; mà là tùy tâm chúng sinh.
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Chứ Đại Bồ tát không có Ngã tướng riêng, không có tư tâm; mà là tùy tâm chúng sinh.

Bác Ngọc Quế,

Vậy có nghĩa là Bồ Tát phải lệ thuộc vào chúng sinh rồi,Bồ Tát do Tâm chúng sinh mà có...hihii


"Trong muôn sự, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác tất cả".

Nhuợc nhân dục liễu tri
Tam thế nhất thiết Phật
Ưng quán pháp giới tánh
Nhất thiết duy tâm tạo



 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83

<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tôi cũng vừa mới đăng bài "Bồ tát", trong đó có đoạn xác nhận lời bác Ngọc Quế nói và câu hỏi của ông Từ giữ miễu thì "trật lất"
</span></span>

:icon_jumpgrin:
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63

Tôi cũng vừa mới đăng bài "Bồ tát", trong có có đoạn xác nhận lời bác Ngọc Quế nói và câu hỏi của ông Từ giữ miễu thì "trật lất"

:icon_jumpgrin:


Hihii,bác Tuấn Tú,vấn đề "Bồ Tát có thực hay không?" mà bác Ngọc Quế nêu ra là rất hay và có ý nghĩa rộng lớn(tất nhiên là ý nghĩa đối với những người nghhiên cứu lịch sử Phật Giáo,ý nghĩa với những ai muốn tìm hiểu về tinh thần Tiểu thừa và Đại thừa.Còn đối với Phật tử thì chả có ý nghĩa gì vì với họ "Các Ngài chính là Chân Lý" như bác Ngọc Quế đã viết).

Còn
nếu muốn tôi ngồi thảo luận về vấn đề Bồ Tát với Bác thì e phải đợi tôi ở kiếp sau mất thôi...đợi tôi :icon_buch::icon_light:
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên