Sống trong cõi nhân sinh, bất kỳ người nào cũng muốn mình có được cuộc sống an lạc, hạnh phúc. Ai cũng muốn mình được giàu sang phú quý, có danh vọng địa vị, có tướng mạo đẹp đẽ, được mọi người tin tưởng khen ngợi và nói tốt về mình, có thân thể khỏe mạnh, tài giỏi vượt trội hơn người, làm được nhiều việc tốt, việc thiện…
Ngược lại có lẽ không ai muốn mình có cuộc sống bần hàn, cơ cực, nghèo khổ, gia đình bất hòa, vợ chồng ly tán, con cái ngỗ nghịch, hình dạng xấu xa, bị người khác khinh rẻ, bị bệnh hoạn tật nguyền, phạm phải các việc xấu ác…
Hầu hết mọi người đều mong muốn những điều tốt đẹp, nhưng thực tế không mấy ai đạt được như mong muốn của mình, câu hỏi đặt ra là, vì sao lại như vậy?
Mặc dù ai cũng muốn những điều tốt đẹp nhất đến với mình, nhưng trớ trêu thay, những suy nghĩ, lời nói và việc làm của họ thường đi ngược lại với những ước muốn của họ, tức là họ đang tạo ra cái nhân ngược lại với cái quả mà họ mong muốn.
Vì vậy, nếu người con Phật thật sự muốn có cuộc sống an vui, giàu sang, hạnh phúc thật sự và bền vững thì chỉ có phương cách duy nhất đó là đi theo con đường mà Đức Phật Thích Ca đã giác ngộ và chỉ dẫn cho chúng ta.
Muốn thiết lập được một cuộc sống an vui hạnh phúc thật sự, trước hết, từ nay đến mãi mãi về sau, chúng ta không bao giờ làm bất cứ việc gì gây tổn hại đến chúng sinh (chủ yếu là con người và vạn vật). Tức là thân chúng ta không làm những việc gây tổn hại, miệng không nói những điều gây tổn hại, ý không suy nghĩ những điều gây tổn hại. Bởi vì, nếu chúng ta làm bất kỳ việc gì ác, gây tổn hại, gây đau khổ cho chúng sinh, chính là chúng ta đã gây ra cái nhân đau khổ cho bản thân mình.
Thứ đến là từ nay cho đến mãi mãi về sau, chúng ta nỗ lực làm tất cả những việc mang lại an vui và hạnh phúc cho tất cả chúng sinh. Tức là thân chúng ta nỗ lực làm tất cả những việc thiện lành, miệng chúng ta nói những lời tốt đẹp có giá trị xây dựng hòa hợp, ý chúng ta suy nghĩ những điều tốt đẹp nhằm đem lại an vui, hạnh phúc cho tất cả chúng sinh.
Như vậy, một khi chúng ta đã trồng được cái nhân an vui hạnh phúc thì chúng ta sẽ gặt được cái quả an vui hạnh phúc. Đây là sự thật, là chân lý xuất phát từ kim khẩu của Đức Phật. “Mặt trời mặt trăng có thể rơi xuống, núi Diệu Cao có thể lay động nhưng lời của Đức Phật nói ra không bao giờ sai chạy” (Kinh Dược sư).
Một vấn đề tưởng như nghịch lý nhưng rất phổ biến là: Việc ác, việc bất lợi cho chính mình và người thì làm quá dễ. Còn việc lành, việc hữu ích cho chính mình và mọi người thì làm quá khó. Như vậy, phải chăng chính chúng ta muốn tự gây đau khổ cho bản thân mình?
Giá trị lớn nhất của con người là phước đức và trí tuệ, cũng là cái gốc của giàu sang phú quý chân thật và bền vững. Có phước đức và trí tuệ thì hệ quả tất yếu sẽ là giàu sang phú quý vinh hiển mà không cần phải nhọc công tìm cầu, theo đuổi. Nói đến phước đức và trí tuệ thì không ai có thể so sánh với Đức Phật được. Cho nên, nếu nói đến giàu sang phú quý thì cũng không ai có thể so sánh với Đức Phật.
Vì vậy những ai muốn đạt được an vui, giàu sang phú quý một cách chân chính, bền vững thì chỉ có thể tu dưỡng phước đức và trí tuệ theo con đường của Bậc Giác ngộ đã đi qua và hướng dẫn cho chúng ta học tập, noi theo.
Có nhiều người vì không hiểu triết lý của Phật một cách chắc chắn, thấu đáo và sâu sắc nên hiểu lầm rằng: tu theo Phật thì phải chịu an phận, nghèo khổ, bần hàn. Nếu kết quả của việc tu tập theo Đức Phật là nghèo khổ, bần hàn thì hơn hai ngàn năm nay không có ai học tập và tu hành theo Đức Phật.
Theo lời Phật dạy, cúng dường Tam bảo, hộ trì Phật pháp, bố thí, giúp đỡ cho những người nghèo khổ, khốn cùng, chính là tạo ra cái nhân của giàu sang phú quý. Đọc tụng kinh sách, thực tập thiền định, giữ gìn giới cấm chính là tạo ra cái nhân của thông minh, trí tuệ. Siêng năng học tập, chuyên tinh với nghề nghiệp, ít muốn và biết đủ cũng là cái nhân của giàu sang, phú quý.
Nếu chúng ta muốn được mọi người tôn trọng, yêu mến, gần gũi thì trước hết chúng ta phải tôn trọng, yêu mến và gần gũi mọi người; không nên khinh thường, miệt thị, xa lánh người khác.
Nếu chúng ta muốn được mọi người tin tưởng, khen ngợi, nói tốt về mình, thì mình phải nói lời chân thật, nói lời hòa nhã, nói lời tốt đẹp, có giá trị xây dựng, làm cho mọi người tin tưởng, đoàn kết, thương yêu lẫn nhau. Tuyệt đối không nói những lời gian dối, chê bai, chỉ trích, đâm thọc làm cho mọi người bất hòa, chia rẽ, căm thù. Nhất là không nên phê bình hay lên án những điều mà mình không biết chắc.
Nếu muốn mạnh khỏe, sống lâu thì chúng ta chẳng những không nên giết hại mà còn phóng sinh làm phước, giúp đỡ, chăm sóc cho những người già yếu bệnh tật. Ngoài ra, chúng ta phải ăn uống vệ sinh, ngủ nghỉ điều độ, luyện tập sức khỏe hàng ngày.
Nếu muốn gia đình êm ấm hòa thuận thương yêu lẫn nhau thì chúng ta phải hiếu thảo với cha mẹ, kính trọng chăm sóc ông bà, tận tâm thương yêu, dạy dỗ con cháu điều hay lẽ phải. Nhất là phải tập tính nhẫn nại và độ lượng bao dung với mọi người.
Hy vọng rằng phương pháp biến mong muốn trở thành hiện thực được trình bày trên đây, có thể làm cho người đọc thêm một chút suy nghĩ và một chút lợi ích, đồng thời đây cũng là nguyện ước vô cùng lớn lao của người viết.
Thích Hạnh Tuệ
http://giacngo.vn/tuvansongdao/songdao/2012/03/25/17D413/
Ngược lại có lẽ không ai muốn mình có cuộc sống bần hàn, cơ cực, nghèo khổ, gia đình bất hòa, vợ chồng ly tán, con cái ngỗ nghịch, hình dạng xấu xa, bị người khác khinh rẻ, bị bệnh hoạn tật nguyền, phạm phải các việc xấu ác…
Hầu hết mọi người đều mong muốn những điều tốt đẹp, nhưng thực tế không mấy ai đạt được như mong muốn của mình, câu hỏi đặt ra là, vì sao lại như vậy?
Mặc dù ai cũng muốn những điều tốt đẹp nhất đến với mình, nhưng trớ trêu thay, những suy nghĩ, lời nói và việc làm của họ thường đi ngược lại với những ước muốn của họ, tức là họ đang tạo ra cái nhân ngược lại với cái quả mà họ mong muốn.
chuabuuminh.vn<table width="350"><tbody><tr><td class="td1" align="center" width="20">
</td><td class="td2" align="center">
Một nhà sư Sri Lanka đang “tắm” Phật, việc lành này tạo công đức vô lượng.</td></tr></tbody></table>
Chính vì tạo ra cái nhân ngược với cái quả mà họ mong muốn, nên họ không thể nào thành tựu được ước nguyện. Nói đơn giản hơn, nếu mình muốn ăn cam thì phải trồng cây cam thì mới có trái cam để ăn. Chứ mình muốn ăn cam mà trồng cây cỏ thì vĩnh viễn không thể có trái cam ăn được! </td><td class="td2" align="center">
Một nhà sư Sri Lanka đang “tắm” Phật, việc lành này tạo công đức vô lượng.</td></tr></tbody></table>
Vì vậy, nếu người con Phật thật sự muốn có cuộc sống an vui, giàu sang, hạnh phúc thật sự và bền vững thì chỉ có phương cách duy nhất đó là đi theo con đường mà Đức Phật Thích Ca đã giác ngộ và chỉ dẫn cho chúng ta.
Muốn thiết lập được một cuộc sống an vui hạnh phúc thật sự, trước hết, từ nay đến mãi mãi về sau, chúng ta không bao giờ làm bất cứ việc gì gây tổn hại đến chúng sinh (chủ yếu là con người và vạn vật). Tức là thân chúng ta không làm những việc gây tổn hại, miệng không nói những điều gây tổn hại, ý không suy nghĩ những điều gây tổn hại. Bởi vì, nếu chúng ta làm bất kỳ việc gì ác, gây tổn hại, gây đau khổ cho chúng sinh, chính là chúng ta đã gây ra cái nhân đau khổ cho bản thân mình.
Thứ đến là từ nay cho đến mãi mãi về sau, chúng ta nỗ lực làm tất cả những việc mang lại an vui và hạnh phúc cho tất cả chúng sinh. Tức là thân chúng ta nỗ lực làm tất cả những việc thiện lành, miệng chúng ta nói những lời tốt đẹp có giá trị xây dựng hòa hợp, ý chúng ta suy nghĩ những điều tốt đẹp nhằm đem lại an vui, hạnh phúc cho tất cả chúng sinh.
Như vậy, một khi chúng ta đã trồng được cái nhân an vui hạnh phúc thì chúng ta sẽ gặt được cái quả an vui hạnh phúc. Đây là sự thật, là chân lý xuất phát từ kim khẩu của Đức Phật. “Mặt trời mặt trăng có thể rơi xuống, núi Diệu Cao có thể lay động nhưng lời của Đức Phật nói ra không bao giờ sai chạy” (Kinh Dược sư).
Một vấn đề tưởng như nghịch lý nhưng rất phổ biến là: Việc ác, việc bất lợi cho chính mình và người thì làm quá dễ. Còn việc lành, việc hữu ích cho chính mình và mọi người thì làm quá khó. Như vậy, phải chăng chính chúng ta muốn tự gây đau khổ cho bản thân mình?
Giá trị lớn nhất của con người là phước đức và trí tuệ, cũng là cái gốc của giàu sang phú quý chân thật và bền vững. Có phước đức và trí tuệ thì hệ quả tất yếu sẽ là giàu sang phú quý vinh hiển mà không cần phải nhọc công tìm cầu, theo đuổi. Nói đến phước đức và trí tuệ thì không ai có thể so sánh với Đức Phật được. Cho nên, nếu nói đến giàu sang phú quý thì cũng không ai có thể so sánh với Đức Phật.
Vì vậy những ai muốn đạt được an vui, giàu sang phú quý một cách chân chính, bền vững thì chỉ có thể tu dưỡng phước đức và trí tuệ theo con đường của Bậc Giác ngộ đã đi qua và hướng dẫn cho chúng ta học tập, noi theo.
Có nhiều người vì không hiểu triết lý của Phật một cách chắc chắn, thấu đáo và sâu sắc nên hiểu lầm rằng: tu theo Phật thì phải chịu an phận, nghèo khổ, bần hàn. Nếu kết quả của việc tu tập theo Đức Phật là nghèo khổ, bần hàn thì hơn hai ngàn năm nay không có ai học tập và tu hành theo Đức Phật.
Theo lời Phật dạy, cúng dường Tam bảo, hộ trì Phật pháp, bố thí, giúp đỡ cho những người nghèo khổ, khốn cùng, chính là tạo ra cái nhân của giàu sang phú quý. Đọc tụng kinh sách, thực tập thiền định, giữ gìn giới cấm chính là tạo ra cái nhân của thông minh, trí tuệ. Siêng năng học tập, chuyên tinh với nghề nghiệp, ít muốn và biết đủ cũng là cái nhân của giàu sang, phú quý.
Nếu chúng ta muốn được mọi người tôn trọng, yêu mến, gần gũi thì trước hết chúng ta phải tôn trọng, yêu mến và gần gũi mọi người; không nên khinh thường, miệt thị, xa lánh người khác.
Nếu chúng ta muốn được mọi người tin tưởng, khen ngợi, nói tốt về mình, thì mình phải nói lời chân thật, nói lời hòa nhã, nói lời tốt đẹp, có giá trị xây dựng, làm cho mọi người tin tưởng, đoàn kết, thương yêu lẫn nhau. Tuyệt đối không nói những lời gian dối, chê bai, chỉ trích, đâm thọc làm cho mọi người bất hòa, chia rẽ, căm thù. Nhất là không nên phê bình hay lên án những điều mà mình không biết chắc.
Nếu muốn mạnh khỏe, sống lâu thì chúng ta chẳng những không nên giết hại mà còn phóng sinh làm phước, giúp đỡ, chăm sóc cho những người già yếu bệnh tật. Ngoài ra, chúng ta phải ăn uống vệ sinh, ngủ nghỉ điều độ, luyện tập sức khỏe hàng ngày.
Nếu muốn gia đình êm ấm hòa thuận thương yêu lẫn nhau thì chúng ta phải hiếu thảo với cha mẹ, kính trọng chăm sóc ông bà, tận tâm thương yêu, dạy dỗ con cháu điều hay lẽ phải. Nhất là phải tập tính nhẫn nại và độ lượng bao dung với mọi người.
Hy vọng rằng phương pháp biến mong muốn trở thành hiện thực được trình bày trên đây, có thể làm cho người đọc thêm một chút suy nghĩ và một chút lợi ích, đồng thời đây cũng là nguyện ước vô cùng lớn lao của người viết.
Thích Hạnh Tuệ
http://giacngo.vn/tuvansongdao/songdao/2012/03/25/17D413/