vienquang2

Đoãn khúc "bóng đen" PGVN cận & đương đại. Phần II

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
945
Điểm tương tác
913
Điểm
93
Phần II.- Hiện tượng đả kích Tăng Đoàn ý đồ Phá Diệt Đạo Phật.

Kính các Bạn. Nền Tảng vững chắc của Đạo Phật là Tam Bảo. Thiên Ma và Ngoại Đạo cũng biết rõ điều đó. Nên muốn phá diệt Đạo Phật, họ nhắm thẳng vào Tăng Đoàn (một trong Tam Bảo) với ý đồ phá vở thế "Đỉnh 3 chân".

Thuở đầu tiên Chuyển Pháp Luân.- Để bảo vệ Nguồn Chân Lý.- Chính Đức Phật đã thuyết bài kinh Quy Y Tam Bảo. Như sau:

Bài 1.- Kinh Quy Y Tam Bảo

Đoãn khúc bóng đen PGVN cận & đương đại. Phần II Tam_be10


Tôi nghe như vầy:

Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc.

Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Có ba đức tự quy y. Thế nào là ba? Nghĩa là quy y Phật, đức thứ nhất; quy y Pháp, đức thứ hai; quy y Tăng, đức thứ ba.

Thế nào gọi là đức tự quy y Phật? Có các chúng sanh hai chân, bốn chân, chúng nhiều chân; có sắc, không sắc, có tưởng không tưởng đến trên Ni Duy Tiên Thiên (Trời Sắc cứu cánh); trong đây, Như Lai là bậc tối tôn, tối thượng, không ai bì kịp. Do bò được sữa, do sữa được bơ, do bơ được tô, do tô được đề hồ; nhưng ở trong đây, đề hồ là thứ tối tôn, tối thượng, không gì sánh kịp. Ðây cũng như thế, có các chúng sanh hai chân, bốn chân, chúng nhiều chân, có sắc, không sắc, có tưởng không tưởng đến trên Ni Duy Tiên Thiên (Trời Sắc cứu cánh); ở trong đó, Như Lai là bậc tối tôn, tối thượng, không ai sánh kịp. Có các chúng sanh thừa sự Phật, đó là đức phụng sự đệ nhất. Ðã được đức đệ nhất, liền hưởng phước trên Trời, hay trong loài Người. Ðây gọi là đức đệ nhất.

Thế nào gọi là đức tự quy y Pháp? Nghĩa là các pháp hữu lậu, vô lậu, hữu vi, vô vi, vô dục, vô nhiễm, diệt tận Niết-bàn; nhưng pháp Niết-bàn ở trong các pháp là tối tôn, tối thượng, không gì có thể bằng. Do bò được sữa, do sữa được bơ, do bơ được tô, do tô được đề hồ; nhưng ở trong đó, đề hồ lại là tối tôn, tối thượng, không gì sánh kịp. Ðây cũng như thế, nghĩa là các pháp hữu lậu, vô lậu, hữu vi, vô vi, vô dục, vô nhiễm, diệt tận, Niết-bàn; nhưng trong đó, pháp Niết-bàn là tối tôn, tối thượng, không gì sánh kịp. Có các chúng sanh thừa sự pháp, đó là đức thừa sự đệ nhất. Ðã được đức đệ nhất, liền được hưởng phước trên Trời, trong loài Người. Ðây gọi là đức đệ nhất.

Thế nào gọi là đức tự quy y Thánh chúng? Thánh chúng nghĩa là trong các loại chúng sanh hữu hình nhóm lại thành nhóm lớn, chúng lớn, thì ở trong chúng này, chúng Tăng của Như Lai là tối tôn, tối thượng, không gì sánh kịp. Do bò được sữa, do sữa được bơ, do bơ được tô, do tô được đề hồ; nhưng trong đó đề hồ lại là tối tôn, tối thượng, không gì sánh kịp. Ðây cũng như thế, Thánh chúng nghĩa là chúng Tăng của Như Lai trong loài hữu hình nhóm họp điều thành chúng lớn, là tối tôn, tối thượng, không gì sánh kịp. Ðó là đức thừa sự đệ nhất. Ðã được đức thứ nhất, liền được hưởng phước trên Trời, trong loài Người. Ðây gọi là đức đệ nhất.

Bấy giờ Thế Tôn liền nói kệ:

Ðệ nhất thừa sự Phật,
Tối tôn không ai hơn,
Kế lại thừa sự Pháp,
Vô dục không chỗ vương,
Kính thờ chúng Hiền Thánh,
Là ruộng phước tốt nhất,
Người ấy trí đệ nhất,
Hưởng phước trước hơn hết,
Nếu ở trong Trời, Người,
Ở chúng là chánh đạo
Cũng được tòa tối diệu
Tự nhiên uống cam lộ.
Thân mặc áo bảy báu,
Ðược mọi người cung kính,
Giới đầy đủ hoàn toàn,
Các căn không sơ sót.
Cũng được biển trí tuệ,
Dần đến cõi Niết-bàn.
Người có tam quy này,
Hướng đến đạo chẳng khó.

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

(Nguồn: Đại tạng kinh Việt Nam, kinh Tăng Nhất A-Hàm - Tập 1, XXI. Phẩm Tam Bảo, bài kinh Số 1, tr.355-358, Chủ tịch Hội đồng chứng minh, chỉ đạo, phiên dịch và ấn hành Đại tạng kinh Việt Nam: Hòa thượng Thích Minh Châu, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, năm 1997)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
945
Điểm tương tác
913
Điểm
93
Bài 2.- ý đồ (tt).- Tích Đề Bà Đạt Đa phá Phật.

Đề Bà Đạt Đa (Devadatta) là em họ của Phật. Lúc Đức Phật Giáo hóa chúng sanh. Ông cũng xin xuất gia tu tập. Nhưng do tâm phàm tục còn nhiều. Ông nảy sanh lòng tham, muốn giết Phật để làm Phật mới.

Ông dựa thế lực của bạn là vua A-xà-thế để thực hiện âm mưu ám hại Đức Phật bằng cách cử sát thủ đến, thả voi say, lăn đá từ sườn núi… Nhưng những sát thủ hay những chú voi đều được Đức Phật cảm hóa hoặc run sợ trước uy nghi của Ngài, trở thành vô hại, chỉ có hòn đá lăn làm Ngài bị tổn thương nhẹ.

Devadatta sau đó lập nhóm riêng và đề ra những nguyên tắc “khổ hạnh”, thường được nhắc đến như biểu tượng chỉ cho những người giới hạnh không nghiêm, gây chia rẽ hay nghi kỵ trong Tăng đoàn và trong quần chúng.

Ông ra sức tuyên truyền với quần chúng là. Tăng đoàn của đức Phật không tu, vì không có khổ hạnh (Đã mục nát) Chỉ có Tăng đoàn của ông là Chân tu.

Nhưng đối với việc này Đức Phật chẳng xử phạt gì. Ngài chỉ nói với Tăng chúng là Devadatta không còn là thành viên của Tăng đoàn nữa.

Vì sao? Với tuệ giác, Đức Phật nhìn thấy ông trong nhiều kiếp, nhiều đời, nhìn thấy Phật tính và khả năng thành Phật của ông.

Chuyện xưa kể rằng khi Devadatta gần chết, một nỗi hối tiếc không ngừng giày vò tâm tư ông. Ông bước về hướng tịnh xá Kỳ Viên để xin Phật tha lỗi, nhưng chân ông bỗng dính chặt vào mặt đất, ngã quỵ, và lửa địa ngục đã phụt ra, phủ lên linh hồn lẫn thể xác của ông. (hết trích)

Kính các Bạn. Kẻ xấu ác, muốn phá hoại Phật Pháp. Thường hướng vào 3 ngôi Tam Bảo:

1. Giết Phật hoặc lập Phật mới để.- tự làm giáo nhủ mới.
2. Phỉ báng kinh pháp Phật hoặc ngụy tạo kinh.- để PT lầm lẫn.
3. Phỉ báng tìm cách diệt Tăng Đoàn.- để không còn người hướng dẫn chánh Pháp Phật và vạch trần sai trái của tà ma ngoại đạo.


Đoãn khúc bóng đen PGVN cận & đương đại. Phần II Hqdefa10
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
945
Điểm tương tác
913
Điểm
93
Bài 3.- ý đồ (tt).- Hồi Giáo và Ấn Giáo diệt PG bằng vũ lực.

Hồi giáo du nhập Ấn Độ vào đầu thế kỷ thứ VIII cùng với sự xâm lược Baluchistan và Sindh của Muhammad bin Qasim. Những sự xâm lấn của đạo Hồi từ Trung Á giữa thế kỷ thứ X và XV dẫn đến việc phần lớn Bắc Ấn Độ chịu sự thống trị của Vương quốc Hồi giáo Delhi giai đoạn đầu và sau đó là đế quốc Mogul. Sự thống trị của đế quốc Mogul, (wiki)

Sự xâm nhập của người Hồi Giáo đẩy mạnh sự điêu tàn của Phật Giáo trên đất Ấn.

Khi người Hồi Giáo đến, họ có hai đối tượng trước mắt: Thứ nhất là nắm quyền chính trị, thứ hai là truyền bá Hồi Giáo.

Để đạt được mục đích thứ hai, họ có kế hoạch khử trừ những đền chùa Phật Giáo và Ấn Độ Giáo, các tăng sĩ và thầy tế của Bà La Môn, vì chúng là những kho tàng tư tưởng tôn giáo. - Họ có khuynh hướng chống những tu sĩ Phật Giáo, những người đã truyền bá thông điệp bình đẳng do đức Như Lai dạy. Khuynh hướng nầy được trù hoạch vì người Hồi Giáo, thấy rằng họ gặp khó khăn trong việc truyền dạy thông điệp tiên tri của họ về bình đẳng dưới quan điểm của những giáo lý tương tự như của Đức Phật. Do đó, những người Hồi Giáo cuồng tín san bằng các tu viện, và thủ tiêu hầu hết các tăng sĩ trong tu viện đó. Thiểu số may mắn thoát khỏi lưỡi gươm của Hồi Giáo, họ phải chạy trốn để giữ mạng và tìm nơi ẩn náu ở những nước láng giềng.

Hai ông vua Hồi Giáo đáng chú ý đã tàn phá những nơi thiêng liêng của Phật Giáo là Mahmud Gazinavi và Bakhtiaruddin Khilji. Ông vua trước đã cướp bóc những chùa chiền ở Kot Kangra (Mimachal Pradesh) vào thế kỷ thứ mười, và ông vua sau đã phá hủy những tu viện Nalanda, Vikramasla, và Odentapuri là những trụ sở sống động cho đến thế kỷ thứ mười hai.

Nói về sự xâm lăng của Hồi Giáo, tiến sĩ Ambedkar nói: “Những người xâm lăng Hồi Giáo cướp phá những Đại Học kể ra một số ít là Nalanda, Vikramasila, Jagaddala, Odantapuri. Họ nhổ tận nền những tu viện Phật Giáo rải khắp nơi trong nước. Tăng sĩ hàng ngàn người chạy trốn qua nước Nepal, Tây Tạng, và những xứ ngoài Ấn Độ.”

Sự suy tàn của những trung tâm Phật Giáo thổi đến một ngọn gió định mệnh cho tín đồ Phật Giáo, họ không thể phục hồi trở lại nền tảng đã mất. Vì vậy, trải qua những thế kỷ kế tiếp, Phật Giáo một mặt bị chính những người hâm mộ nó thờ ơ, và mặt khác, hàng ngàn chùa chiền của nó bị những kẻ đối lập hủy diệt, cướp bóc hay chiếm đoạt.

Những công trình Phật Giáo tiếp tục bị tiêu hủy, cướp bóc trong nhiều thế kỷ chỉ vì vật chất, hầu hết những tàn tích ngày nay đều rủi ro không còn. Và ngay cả những tác phẩm điêu khắc thoát khỏi sự phá hoại văn hóa nầy, ngày nay cũng bị phân rải nhiều nơi.

Một tiến trình thâm nhập và sửa đổi từ từ đã phát triển, như việc ủng hộ thuyết cho rằng Ðại Thừa Giáo chỉ là một giai đoạn phân phái trong trào lưu lớn những người thờ thần Vishnu, Tiểu Thừa Giáo, với tính chất khổ hạnh nhiều hơn, được coi như một phái của người thờ thần Shiva.

Khi tín ngưỡng Bà La Môn khắc sâu tình thương mọi loài và sùng bái thần linh và tuyên bố rằng Ðức Phật là hóa thân của Vishnu, hồi chuông báo tử của Phật Giáo ở Ấn Ðộ đã vang lên.

Dưới sự bảo trợ của giới vua chúa có thể được coi là một nguyên nhân khác làm sự suy tàn của Phật Giáo mau chóng. Ví dụ, phải trên hai trăm năm để Phật Giáo mọc những chiếc rễ vững chãi và có được hình thái của một trào lưu giải phóng xã hội lớn trên quê hương của nó.

Việc nầy xảy ra với sự ra đời của vua A Dục (Ashoka) vào thế kỷ thứ ba trước Tây lịch. Tuy nhiên trong vòng năm mươi năm vua A Dục qua đời vào năm 232 trước Tây lịch, Ðế quốc Khổng Tước (Maurya) sụp đổ và Phật Giáo mất sự bảo trợ của giới vua chúa chỉ trở lại 300 năm sau với sự ra đời của Ca Nhị Sắc Ca (Kanishka) vào năm 78 sau Tây lịch.

Với sự sụp đổ của vương triều Quý Sương (Kushana) vào thế kỷ thứ hai sau Tây lịch, Phật Giáo lại mất sự bảo trợ của giới vương giả. Giai đoạn sau Quý Sương là một giai đoạn rối ren chính trị, cuối cùng đã đưa đến sự nổi lên của vương triều Cấp Ða (Gupta) ở nước Ma Kiệt Ðà (Magadha).
Những vị Vua của vương triều Cấp Ða là những người theo Bà La Môn giáo và triều đại của họ được đánh dấu là đã làm phục hồi Bà La Môn giáo. Người bảo trợ có quyền hành cuối cùng cho Phật Giáo là
vua Giới Nhật (Harsha) nắm quyền vào năm 606 sau Tây lịch, có nghĩa là năm trăm năm sau vua Ca Nhị Sắc Ca. Sau khi vua Giới Nhật mất vào năm 647, Phật Giáo lại mất sự bảo trợ của giới vương giả, và không bao giờ có lại được sự bảo trợ trên một phạm vi rộng lớn.

Một khi sự bảo trợ của giới vua chúa không còn, và bị thay thế bằng sự đàn áp của giới vua chúa và tôn giáo, thành lũy cuối cùng của Phật Giáo sụp đổ nhanh chóng hơn có thể tưởng.

Những gì còn lại chưa bị những người cực đoan Ấn Ðộ Giáo phá hủy hết lại bị dẹp sạch bởi những người cuồng tín Hồi Giáo.

Suy tàn của Phật giáo Ấn Độ, nhận rõ từng nguyên nhân gây ra sự tàn phá nặng nề của Phật giáo tại thời điểm này.

(theo Th Quảng Bình)

Đoãn khúc bóng đen PGVN cận & đương đại. Phần II Hsi_gi11

Kính các Bạn. Thế lực của Ác Ma và A tu la rất thích giết hại Tăng Đoàn tu sĩ PG.- Khi giết hại họ có nhiều lý do ngụy tạo, nhiều cách chụp mũ để giết cho sướng tay và đạt mục đích...
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
945
Điểm tương tác
913
Điểm
93
Bài 4.- ý đồ (tt).- Thái Lan - Hồi Giáo đồ sát PG.

Các nhà chính trị Thái Lan lo việc cạnh tranh giữa các đảng phái, lo tranh phiếu bầu, nên không tập trung lo việc an ninh chính trị, khiến cho Hồi giáo có nhiều cơ hội xâm nhập vào chính quyền các cấp. Đây cũng là nhược điểm của chế độ đa đảng.

Khi đã nắm được nhiều ưu thế rồi, chúng tiến hành ra mặt khủng bố nhằm đuổi Phật tử Sư tăng ra khỏi miền Nam và chúng chiếm mất lãnh thổ của Nam Thái Lan.

Tôn giáo đi trước, xâm lược đi sau. Công thức này không bao giờ cũ,.

Nhiều Sư tăng Thái Lan chỉ biết sợ hãi, trốn chạy khi nghe đến hai chữ Hồi giáo, chứ không nghĩ đến một phương sách bảo vệ Phật tử và bảo vệ Đạo pháp nào cho có hiệu quả. Một bên hung hãn liều chết, một bên hèn nhát sợ sệt. Như vậy sự thắng thua đã định rõ rồi.

Hỏi: Lẽ nào PG chủ trương dùng đến sức mạnh để bảo vệ Đạo?

Đáp: Điều này trong kinh Đại thừa đã nói nhiều qua hình ảnh các vị thần Kim Cang, Dạ xoa… mà trong kinh Nguyên Thuỷ cũng không ít. Nhiều khi đức Phật đã cho kẻ bướng bỉnh nhìn thấy vị thần Kim Cang tay cầm búa, và hăm doạ nếu kẻ đó không trả lời chân thật câu hỏi thì sẽ bị thần này đánh bể đầu làm 7 mảnh. Ta phải thấy sự cứng rắn nghiêm khắc tuy ít được sử dụng trong PG, nhưng không phải là không có. Tình thế ít phức tạp thì ít dùng; tình thế hỗn loạn thì phải dùng nhiều hơn. Tình thế cực kỳ nguy hiểm như hiện nay thì phải có cả một chủ trương, một lực lượng chuyên trách sử dụng các biện pháp cứng rắn để đối phó với bọn Hồi giáo tàn bạo đó.

Hỏi: Nghĩa là phải giết người, phải sát sinh?

Đáp: Nếu nói thì phải nói cho đầy đủ. Giới sát sinh cần phải được diễn giải như sau: Đệ tử Phật không được giết người, trừ trường hợp phải bảo vệ quê hương và bảo vệ Đạo pháp. Việc các chiến sĩ cầm súng bảo vệ quê hương sẵn sàng tiêu diệt quân thù thì ta đã quen thuộc và xem là chuyện bình thường; còn hình ảnh một đệ tử Phật phải cầm súng tiêu diệt bọn Hồi giáo khủng bố thì ta chưa hình dung được. Nhưng đã đến lúc ta phải ca ngợi hình ảnh đó, vì sao, vì Phật Pháp cũng là một quê hương cao quý như quê hương đất nước của ta vậy. Ai bảo vệ quê hương Phật Pháp cũng là anh hùng như các anh hùng bảo vệ đất nước vậy.

Hỏi: Đúng là mọi người sẽ rất xa lạ với việc PG có thêm hình ảnh chiến sĩ cầm vũ khí. Liệu chỉ vì bảo vệ Đạo pháp mà ta sẽ trở nên giống như kẻ thù của mình không, nghĩa là cũng sẽ trở thành sắt máu tàn bạo?

Đáp: Ta không xem ai là kẻ thù cả, ngay cả đó là những tên Hồi giáo khủng bố tàn bạo giết dân lành vô tội. Ta chỉ dùng biện pháp cứng rắn khi mà các biện pháp mềm dẻo không có tác dụng cảm hóa, trái lại còn khiến cho kẻ xấu mạnh dạn tiếp tục làm bậy. Nếu ta không thể cảm hóa kẻ xấu thì ít nhất ta phải ngăn chận không cho kẻ xấu làm hại người khác. Lịch sử đã chứng tỏ sự hiền lành của PG đã giúp cho Hồi giáo bành trướng nhanh chóng. Nếu nhà Đường yếu đuối thì HG đã chiếm luôn Trung Hoa mất rồi. Chính vì quân nhà Đường cương quyết chống trả nên HG đã lui bước. Sau này Thành Cát Tư Hãn nổi dậy đánh gảy sức mạnh bạo lực của HG đuợc một thời gian dài khiến cho thế giới tạm yên. Bây giờ thì HG đang trở lại ý đồ xâm chiếm thế giới như trước. Nếu không có một Thành Cát Tư Hãn nào khác thì mỗi quốc gia phải tự biết bảo vệ mình trước âm mưu xâm lược của HG, và PG cũng phải biết đứng lên mạnh mẽ chống lại sức tiến chiếm của HG nếu còn muốn có đất để tu hành giáo hóa.

Ta cũng nên hiểu thêm rằng HG rất khôn ngoan, biết cài người vào trong bộ máy chính quyền trước khi cho tín đồ nổi dậy khủng bố bạo lực. Giống như vài tôn giáo khác gài người vào trong chính quyền trước khi đổ ra biểu tình lật đổ nhà nước vậy.(theo LY NAM TRIEU ĐPNN)

Đoãn khúc bóng đen PGVN cận & đương đại. Phần II Thai_j10
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
945
Điểm tương tác
913
Điểm
93
Bài 5.- ý đồ (tt).- Đạo Hòa Hảo đánh phá Tăng Đoàn PG Chánh Thống.

(lượt trích)Phật giáo Hòa Hảo ra đời năm 1939 tại làng Hòa Hảo (thị trấn Phú Mỹ), huyện Phú Tân, tỉnh An Giang VN.

Đoãn khúc bóng đen PGVN cận & đương đại. Phần II Hphuso10


+ Về giáo lý,:

Phật giáo Hòa Hảo tuy mượn danh Phật giáo nhưng không dùng giáo lý chính thống của Phật giáo, chủ yếu dựa vào tín ngưỡng dân gian và các câu sấm giảng của Trạng Trình để thu hút và gây niềm tin sâu sắc trong tín đồ. (hết trích)

Ông Huỳnh Phú Sổ đánh phá Đạo Phật và Tăng Đoàn tuy không bạo lực như Hồi Giáo. Nhưng suốt 85 năm từ 1939 đến nay luôn gieo rắt thù hận, đào tạo tín đồ và lôi kéo PT nhằm phỉ báng, phá diệt PG Chánh Thống. Bằng bài Sấm Giảng (tức luật lệ và kinh giáo của Đạo HH). cụ thể:

Lời Châu Ngọc Của Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH

“Thầy chùa như thể cây sơn,
Ngoài da coi chắc trong thời mối ăn.
Buồn thay cho lũ ác-tăng,
Làm điều dối thế cho hư Đạo-mầu.
Di-Đà Phật-Tổ thêm rầu,
Giận trong tăng-chúng sao lừa dối dân.
Có thân chẳng liệu lấy thân,
Tu như lối cũ mau gần Diêm-vương.
Bá-gia lầm lạc đáng thương,
Nên trước Phật đường thọ lãnh dạy dân”.

(lượt trích)
 
Last edited:

Tự Độ

Registered
Phật tử
Tham gia
23/8/24
Bài viết
30
Điểm tương tác
24
Điểm
8
Theo Đức Phật để có Chánh Kiến.
Sao lại lựa chọn phân biệt theo tà kiến Chấp Ngã làm chi để chỉ Thấy tăng đoàn Mục Nát, Mạt Pháp là sao?

Tà Kiến là ở ngay nơi mình. Mình Tà Kiến thì thấy gì cũng Tà.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
945
Điểm tương tác
913
Điểm
93
Bài 6.- ý đồ (tt).- Tư Tưởng Tổng Hợp Tôn Giáo.

“Từ nhà Minh trở đi, ở Trung Quốc thịnh hành thuyết hòa đồng ba giáo Nho-Phật-Lão. Rồi sau khi chính phủ Dân quốc thành lập, thừa kế ảnh hưởng còn lại của các hội bí mật của Bạch Liên giáo, lại sinh ra thuyết hòa đồng các tôn giáo: Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo, Gia Tô giáo và Hồi giáo.

Thuyết này rút tỉa ý nghĩa của năm giáo, chắt lọc và dung hợp lập ra "Nhất quán đạo". Tuy chủ thuyết của Nhất quán đạo là quán xuyến 5 giáo, nhưng chủ yếu lấy tín ngưỡng Di-Lặc, truyền thuyết Tế-công, các Kinh "Kim Cương", "Tâm Kinh", "Duy Ma Cật", "Pháp Bảo Đàn" của Lục Tổ làm lý luận để "treo đầu dê bán thịt chó". Họ nói nào là Phật Thích Ca đã thoái vị, hiện nay Lão Mẫu Vô Sanh đã phái Di Lặc xuống nắm giềng mối của đạo, lại nói Thiền Tông sau Huệ Năng đã suy tàn, và chức trách duy trì đạo đã thuộc về người thế tục. Do đó mà phái " Nhất Quán Đạo " cực lực bài xích Tăng ni Phật giáo xuất gia.

Đối với những người chưa vào đạo của họ, thì họ tự xưng là Phật giáo, gọi tế đàn thờ Trời của họ là Phật đường. Nhưng sau khi đã vào rồi thì mới được họ cho biết đây là đạo Trời và tín đồ gọi nhau bằng Đạo thân.

Tư tưởng, quan điểm của họ cũng như nghi thức nhập đạo của họ đều khác với Phật giáo. Họ dùng kinh Phật, nhưng không nói Phật pháp. Họ dựa vào những điều nghe được từ linh môi, từ "loan đàn" để giải thích kinh Phật. Các bậc Thánh hiền xưa nay trong đạo Phật đều chủ trương lấy Phật pháp để giải thích Phật pháp theo đúng câu "Y kinh giải thích kinh Phật là Phật nói; lìa kinh một chữ là Ma nói". Như vậy, đủ biết "các TG hòa Đồng tư tưởng" tuy nói quán thông 5 giáo, thực ra là hủy báng Phật giáo, âm mưu muốn thay thế Phật giáo.
(lượt trích từ Học Phật Quần Nghi)

Screenshot (204).png
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
945
Điểm tương tác
913
Điểm
93
Bài 7.- nói Tiếp chuyện Ma mỵ. (tt)

Ngoài ra người ta còn thấy kinh Hoa nghiêm sớ sao phân chia ma ra làm mười thứ gọi là Thập ma, trong số mười loại ma này thì nhiều thứ đã được liệt kê trên đây, tuy nhiên cũng xin kể ra đầy đủ như sau:

Uẩn ma
Phiền não ma
Nghiệp ma : tức các nghiệp tiêu cực ngăn trở việc tu tập.
Tâm ma
Tử ma
Thiên ma
Thiện căn ma
Tam muội ma
Thiện trí thức ma : tức là những kẻ thông hiểu được đạo lý, nhưng vì ích kỷ tham tiếc đạo lý ấy mà giữ riêng cho mình, chẳng chỉ dạy cho kẻ khác. Những kẻ như thế cũng bị xem là một loại ma.
10. Bồ-đề Pháp-trí ma : là những kẻ tuy đã phát lộ được trí tuệ, nhưng vẫn còn chấp trước không quán thấy được chính đạo.

Tóm lại khi nhìn ma qua các khía cạnh như liệt kê trên đây, thì ta sẽ hiểu ngay là ma ngự trị ở đâu: trong đầu của chúng ta. Nó nằm sẵn trong tâm thức ta, trong da thịt ta, trong sự vận hành của thân xác và tâm trí ta. Nói cách khác là ma không phải là một thực thể bên ngoài, có nghĩa là không có ta thì cũng không có ma, cái "ta" càng mạnh và càng phức tạp thì "ma" cũng càng đông và càng hung dữ. Ma quân hay những đạo binh ma chính là sự thèm khát, thất vọng, buồn bực, đói khát, bám víu, tham lam, lười biếng, đờ đẫn, sợ hãi, nghi ngờ, hận thù, tiện nghi, kiêu căng, tự phụ, yêu thương một cách ích kỷ, tự mãn với cái "tôi" của chính mình v.v. và v.v... Nếu cứ tiếp tục suy luận theo chiều hướng đó thì ta sẽ thấy ma còn đông đảo và đa dạng hơn nhiều so với những gì do kinh sách liệt kê, chúng hiển hiện cùng khắp trong thế giới luân hồi này.

Tuy nhiên người đọc biết đâu cũng có thể lấy làm lạ là phần trình bày trên đây dựa vào kinh sách đã mô tả và liệt kê ra đủ mọi thứ ma, thế nhưng vẫn không thấy đề cập gì đến các loại ma có thể làm cho ta dựng tóc gáy, hét lên và phóng chạy, hoặc làm cho người ngủ mê kêu ú ớ, tay chân lạnh ngắt và toát mồ hôi đầm đìa. Vậy ta cứ thử lấy thêm một chút can đảm nữa để tìm hiểu loại ma này xem sao.

Một thí dụ cụ thể về Ma

Để tránh cách trình bày tổng quát, siêu hình và ẩn dụ như trên đây, ta thử đưa ra một vài thí dụ cụ thể và đơn giản hơn vể những con ma thường hiện ra để dọa nạt những con người bình dị như chúng ta đây, kể cả trẻ con cho đến người lớn. Chẳng hạn khi ta bước vào một gian phòng tối, ta thấy trong một góc phòng có một con ma, tóc xõa, mặt xanh mét, đang nhe răng trợn mắt… và cười với ta một cách thật rùng rợn.

Nếu ta bình thản, từ tốn, không khiếp sợ, tiến thẳng đến con ma, thì ta sẽ không thấy nó khi ta đến gần. Vì thật ra đấy chỉ là những ảo giác do ta tạo ra trong đầu và do bóng tối mờ ảo nuôi thêm trí tưởng tượng của ta. Nếu như ta vẫn "không dám" tiến đến gần "nó" thì ta cứ bật đèn lên, thì con ma cũng sẽ biến mất. Ngược lại, nếu ta hét lên một tiếng, "vắt giò lên cổ" mà phóng chạy, thì nhất định con ma sẽ đuổi theo, và nhất định là ta sẽ không thể nào chạy nhanh hơn nó được, vì chính ta cõng nó mà chạy. Nó ở trong đầu ta, trong thân xác đang "nổi da gà" của ta.

Tệ hơn nữa, có thể sau đó ta lại đem chuyện "thấy ma" ấy mà vừa thở hổn hển, vừa kể lại với đầy đủ chi tiết cho một người khác nghe. Đấy là cách mà ta giới thiệu con ma mà ta trông thấy cho một người thứ hai, có thể người này cũng hơi sợ thế nhưng vẫn cứ đón rước nó với sự thích thú và đem cất nó vào trong đầu mình, sau đó lại đem nó ra để kể cho người thứ ba nghe, người thứ ba lại kể cho người thứ tư. Cứ mỗi lần chuyển sang đầu một người khác thì con ma lại trở nên hung tợn hơn và khiếp đảm hơn một chút, mắt nó trợn to hơn, răng nó dài hơn, và nó cười rùng rợn hơn. Biết đâu sau một vòng chu du hết người này sang người khác thì con ma ấy lại được người nghe sau cùng thuật lại cho chính ta nghe, và có thể là ta sẽ còn sợ con ma đó hơn cả con ma mà chính ta đã từng trông thấy tận mắt trước đây.

Đức Phật có đưa ra một thí dụ dễ hiểu. Khi bước ngang ngưỡng cửa lúc nhá nhem tối, ta thấy một con rắn. Ta hoảng hốt và giật lùi lại. Thế nhưng khi nhìn kỹ lại thì đấy chỉ là một cuộn dây thừng. Con rắn ở trong đầu ta, con ma cũng ở trong đầu ta là như vậy. Vì thế nếu trông thấy có con ma trong góc phòng thì nên bật đèn lên hay tiến đến gần "nó" để xem thực hư ra sao mà không nên thét lên một tiếng rồi cõng nó mà chạy.

Khi ta ngủ mê, đôi khi ta "thấy ma", ta hét lên hoặc la ú ớ… Giật mình thức giấc, ta không thấy con ma nào cả. Khi ngủ, ta nhắm mắt, nằm trên giường và trong gian phòng tối om, làm gì ta có thế dùng mắt mà thấy được. Cái thấy ấy là do tâm thức của ta thấy, hình ảnh con ma hiện lên từ nơi tiềm thức của ta, sinh khởi từ những xúc cảm bấn loạn tiềm ẩn trong ta, từ những nghiệp sâu kín của ta, từ những ám ảnh bịnh hoạn của ta, từ những đam mê, tham dục của ta, từ những bám víu vào ảo giác, sân hận của ta…Đối với những người tu tập cao, nhất là các vị đại sư tu tập theo các phép thiền định của Phật Giáo Tây Tạng, thì ít khi họ chiêm bao, hoặc nếu có chiêm bao thì họ cũng chỉ "thấy" những phản ứng thấm đượm lòng từ bi, yêu thương, khoan dung và độ lương của họ trước những cảnh xảy ra trong giấc mơ, thế nhưng tuyệt nhiên họ không còn thấy ma hoăc những gì làm cho họ khiếp sợ nữa.

Tóm lại, ma nằm trong tâm trí ta, trong tâm thức ta. Nó là chủ nhân ông của mọi tư duy và tác ý của ta. Vị chủ nhân ông ấy khích động và tiếp tay cho sự vận hành của nghiệp. Ngũ uẩn (skandha) tức tổng hợp thân xác và tâm thức ta là cơ sở chống đỡ cho sự vận hành ấy để tác động với ngoại cảnh - tức cơ duyên - để giúp cho nghiệp biến thành quả. Vậy con ma, hay vị chủ nhân ông của ta chính là cái "ta", cái "ngã", cái "tôi" đang ẩn nấp trong ta, đang điểu khiển ta. Nói cách khác đơn giản hơn thì con ma ấy chính là ta. Con ma đó đại diện cho vô minh, tức các bản năng thú tính, dục vọng, thèm khát, bám víu, hận thù, ảo giác… kích động và xúi dục ta tìm mọi cách làm thoả mãn những đòi hỏi đó của nó. Hậu quả đưa đến là khổ đau. Trong đầu ta, ma luôn luôn nhắc nhở ta phải bảo vệ cái "tôi", cái "ngã" của ta. Nó rất khôn ngoan và khéo léo, vì tùy theo từng người, từng bối cảnh và từng trường hợp mà nó sẽ dùng cách quát nạt, ra lệnh hay vỗ về bằng những tiếng êm ái, dễ thương, hoặc hét lên the thé…, mục đích là để in đậm trong tâm trí ta sự hiện diện của cái "ngã".

Ma là cái "ngã" đang thống trị ta, dạy ta tham lam, ích kỷ, xúi giục ta, nịnh hót ta để biến ta trở thành đốn mạt, quỷ quyệt và lừa dối. Đấy là cách mà ma đã làm phát sinh ra cả cái thế giới luân hồi này, ma nào phải chỉ biết có dọa nạt suông đâu. Cái thế giới của chúng ta nằm trong sự kiềm tỏa của nó, đồng thời nó lại nằm trong tâm thức ta. Ma là hiện thân của sự sợ hãi, đọa đày, già nua và cái chết trong thế giới này. Nó đội lốt của vô minh để tung hoành trong tâm thức ta, tạo ra u mê và lầm lẫn, kích động ta tạo nghiệp, buộc chặt ta vào cảnh giới của Ta-bà. Đánh đuổi con ma ấy ra khỏi tâm thức tức có nghĩa là xoá bỏ cả thế giới luân hồi.
(kể theo Hoang Phong, )

Kính các Bạn.- Loại Ma thứ 10. Bồ-đề Pháp-trí ma : là những kẻ tuy đã phát lộ được trí tuệ, nhưng vẫn còn chấp trước không quán thấy được chính đạo.
Ngoài ra còn có 50 thứ Ma (Ngũ Ấm Ma) ở kinh Thủ Lăng Nghiêm mà Đức Phật đã dạy.

Chúng ta thường gặp. Như :...

Đoãn khúc bóng đen PGVN cận & đương đại. Phần II Ma-ba-10
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
945
Điểm tương tác
913
Điểm
93
Bài 8.- Chích sậy mà nuôi tu hú.
Đoãn khúc bóng đen PGVN cận & đương đại. Phần II Screen62

Truyện kể rằng:

Chim chích sậy quay trở về tổ với thức ăn ngon lành trong mỏ nhưng chờ đón nó không phải đàn chim chích non mà là một con chim tu hú non lớn. Chích sậy mẹ không nghi ngờ mớm thức ăn vào chiếc mỏ há to của tu hú non và vẫn nghĩ đó là con của nó. Cảnh tượng được tiến sĩ Michael Ebdy ở Trung tâm đầm lầy Martin Mere tại Burscough, Lancashire, Anh, chụp lại.

Theo Ebdy, bản năng mớm thức ăn của chim mẹ bị kích thích bởi chiếc miệng màu đỏ của chim non. Sự thôi thúc của bản năng mạnh mẽ đến mức lấn át thực tế trước mắt chim chích sậy không phải là con nó. Đây là kết quả từ hành vi lén lút đẻ trứng vào tổ loài khác của chim tu hú. Loài chim này thường lừa những con chim khác nuôi con cho chúng. Chim tu hú non sẽ bay tới châu Phi vào tháng 8 hàng năm.

"Hành vi của chim tu hú được gọi là ký sinh nuôi dưỡng và rất đặc biệt ở vài điểm. Đầu tiên, chim tu hú đẻ những quả trứng nhiều màu để mô phỏng trứng của nhiều loài chim khác nhau đóng vai trò như vật chủ. Chúng bay trở lại châu Phi vào tháng 7 và con non cũng bay theo vào tháng 8. Dù chưa bao giờ gặp bố mẹ, bằng cách nào đó tu hú non vẫn biết chúng cần bay tới đâu. Thật là thú vị!", Ebdy nhận xét.

Chích sậy (Acrocephalus scirpaceus) là một loài chim trong họ Acrocephalidae. Loài chim chích này sinh sản khắp châu Âu và Tây Á. Đây là loài chim di cư, trú đông ở châu Phi cận Sahara. Chúng chỉ được tìm thấy ở vùng lau sậy mọc rậm rạp. Chim bố mẹ xây tổ trên cây sậy, mỗi tổ chứa 3 - 5 quả trứng. Chim non nở sau 10 - 11 ngày ấp. Tổ loài chích này thường bị chim tu hú đẻ nhờ.

An Khang (Theo Sun)
+++++++++++++++++++++

Các Bạn có thấy. - trong thiên nhiên nhiều việc rất lạ kỳ. Nhưng... trong tín ngưỡng cũng có nhiều việc ly kỳ không kém ạ...
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
945
Điểm tương tác
913
Điểm
93
Bài 9.- Tà Ma Ngọai Đạo.- Mưu đồ Đánh Hạ Phật Thích Ca.

Đoãn khúc bóng đen PGVN cận & đương đại. Phần II M3_jfi10

Mô Phật. Đã là người Phật tử. Ai cũng hiểu rằng: Phật Thích Ca không còn Tham, sân, si. 3 Nghiệp không phạm lỗi (18 bất cộng pháp).

Thế nhưng: Dưới phù phép của Ma Ba Tuần. Chúng có thể ám nhãn người thế gian. Thấy Đức Phật Thích Ca hoàn toàn bệ rạc...Như bài mà bọn chúng Ngụy Tạo gọi là KINH DI LẶC ĐỘ THẾ.

Đại khái mang nội dung sau:

Họ dựng lên một Đức phật Di Lặc. Và họ thêu dệt rằng:

Di Lặc và Thích ca là 2 anh em cùng thiền định. Có ước lệ rằng. Ai thiền mà đóa hoa trên gậy rồng người ấy nở hoa (Long Hoa) trước thì thành Phật trước.- Được làm Giáo chủ cõi Ta Bà.

Thích ca là em. nhưng muốn thành phật trước, bèn lén ngắt đóa hoa (của Di Lặc đã nở trước) để lên cây của mình. Di lặc thấy dậy mĩm cười...

Thế thì Di Lặc phải lập Hội Long hoa kỳ 3.- Mới là Chơn Phật !
(Đây chỉ là lượt ý không trích dẫn)

Các bạn có thể xem bản chánh ở: buuphaplienhoa.blogspot.com › kinh-di-lac-o-the
(nếu không tìm được. có thể copy link rồi pas tìm trên google)

* Đây là một sự báng bổ trơ trẻn của Ngoại Đạo. Họ muốn biến Phật Thích Ca thành: Ma mãnh, tráo trở, tham lam, trộm cắp, ty tiện v.v... Nghĩa là Tận cùng bằng số.

* Rỏ đây là .- Mưu đồ Đánh Hạ Phật Thích Ca. Phá diệt Đạo Phật.- Thông qua tạo dựng Ngụy kinh. lấy thương hiệu: Đức Phật mới. và Giáo Pháp kinh ngụy tạo là kinh Phật.


Đoãn khúc bóng đen PGVN cận & đương đại. Phần II Screen63
Đây là chiến thuật- Ma mãnh.- Tu hú đẻ nhờ tổ chích sậy.
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
945
Điểm tương tác
913
Điểm
93
Bài 10.- Đạo Cao Đài (TN).- Đẻ nhờ Tổ (chim) chùa Gò kén (của PG-TN).

Đạo Cao Đài. Có 12 phái.- Ngoài 2 chi phái CĐ Chiếu Minh và CĐ Tiên Thiên ít có quan hệ với PH. Riêng về:

Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh (còn gọi Cao Đài Đại Đạo là chi phái lớn nhất trong Đạo này)

Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh - Là tổ chức Hội Thánh nguyên thủy đầu tiên của đạo Cao Đài, hình thành từ tháng 4 năm 1926, hoàn chỉnh vào tháng 2 năm 1927. Đây là tổ chức Hội Thánh có ảnh hưởng lớn nhất và số tín đồ đông nhất của Đạo CĐ
(https://vi.wikipedia.org/wiki/Cao_Đài_mười_hai_chi_phái)

Theo VQ khảo sát.- Chi nhánh này có quan hệ mật thiết, gần gủi và liên đới với PG (Tình TN).- Cụ thể:

+ Về Hình thức:

  • Chánh diện Tòa Thánh TN. thờ tượng Thích ca xuất gia
  • Sử dụng chuông trống bát nhã đại hồng chung (của PG TN) làm pháp khí chánh trong nghi lễ.
  • chuông mỏ gia trì (của PG TN) làm pháp khí phụ trong nghi lễ.
  • cúng phép cầu an cầu siêu (của PG TN)
  • danh xưng (Của PG-TN) "chùa" (tòa thánh)
  • cái nôi chùa gò kén (PG-TN) là nơi thai nghén ra Cao Đài Đại Đạo TN.
  • vườn tháp mộ (theo chùa chiền ở TN)
  • quy y tam bảo + 1 bằng câu niệm: Nam Mô Phật, Nam Mô Pháp, Nam Mô Tăng, Nam mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma ha tát.

Đoãn khúc bóng đen PGVN cận & đương đại. Phần II Kian_t10
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
945
Điểm tương tác
913
Điểm
93
Bài 11.- Nội dung Đạo Cao Đài .


Đoãn khúc bóng đen PGVN cận & đương đại. Phần II 5_chi110

Theo VQ khảo sát:

- Về thờ phụng: CĐ Là Tổng Hợp Tôn Giáo. Với chủ trương Tam Giáo quy nguyên- Ngũ chi hiệp nhất.- Trong đó Phật là phái "Thái". Tiên là phái "Thượng". Nho là là phái "Ngọc". họ thờ cả chúa Giê-su, Quan thánh, Quan Âm...

- Về giáo lý: Lấy phép Cơ bút của Vu Thuật Trung Quốc để tạo ra kinh điển, giáo điều.
(tạm dẫn)

* Ở Bách khoa toàn thư mở. Nói về phép cơ bút chư sau:

Cầu cơ là một phương pháp giao tiếp với thế giới tâm linh hoặc những thế lực huyền bí bằng cách sử dụng một tấm bảng có viết các chữ và số, và một miếng gỗ nhỏ hình trái tim (cơ). Những người tham gia chiêu hồn đặt một ngón tay lên cơ sau đó thông qua một số nghi thức thần bí để trò chuyện với thế lực siêu hình bằng cách đánh vần các chữ cái mà cơ chỉ đến để tạo thành những câu hoặc cụm từ có nghĩa.

Từ này trong tiếng Anh là ouija (/ˈwiːdʒə/ WEE-jə), một từ bắt nguồn từ từ tiếng Pháp oui và tiếng Đức/Hà Lan ja, đều có nghĩa là có, vâng, phải. Những bàn cầu cơ thường được sản xuất và bán bởi hãng Parker Brothers, nó đã trở thành một thương hiệu khá phổ biến trong lĩnh vực này.

Sau khi được giới thiệu ra thị trường lần đầu tiên bởi doanh nhân Elijah Bond vào những năm cuối thập niên 1890, bàn cầu cơ được xem như vô hại và không có gì liên quan đến huyền bí, cho đến khi nhà ngoại cảm Pearl Curran sử dụng nó để tiên đoán trong thế chiến thứ I thì cầu cơ mới trở nên phổ biến.

Thiên Chúa giáo chính thống và một số nhà huyền học đã cảnh báo không nên cầu cơ vì nó có liên quan đến các thế lực ma quỷ.

Trong khi những tín hữu của cầu cơ cảm thấy sự huyền bí và siêu nhiên trong hành động cầu cơ, tuy nhiên các nhà tâm lý học đã giải thích sự chuyển động của con trỏ là kết quả của hiệu quả vô thức (ideomotor effect). Mặc dù sự thật đã bị các nhà khoa học lột trần, nhưng cầu cơ vẫn còn rất phổ biến trong giới trẻ.

Trung Quốc

Một trong những đề cập đầu tiên đến phương pháp cơ bút (zh: 扶乩 là một kiểu cầu cơ bằng cách viết chữ) được sử dụng đã được tìm thấy ở Trung Quốc vào khoảng năm 1100 trước Công nguyên và lần đầu tiên được ghi trong các tài liệu lịch sử của nhà Tống. Toàn Chân đạo đã sử dụng cơ bút như là một phương tiện để liên lạc với những người đã chết hoặc thế giới tâm linh được thực hiện theo một nghi lễ đặc biệt có sự giám sát, cho đến khi nó bị cấm bởi nhà Thanh. Một số kinh sách của Đạo giáo được cho là tác phẩm của cơ bút. Phương pháp cầu cơ tương tự cũng đã được áp dụng rộng rãi tại Ấn Độ cổ đại, Hy Lạp, La Mã và Châu Âu vào thời Trung cổ.

Việt Nam

Chịu ảnh hưởng cả hai nền văn hóa Trung Quốc và Phương Tây, Việt Nam là quốc gia phát triển hình thức cầu cơ để hình thành một tôn giáo: Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, hay còn được biết đến với tên gọi đạo Cao Đài. Hình thành từ phong trào cơ bút chịu ảnh hưởng của Minh Sư đạo và Thông linh học của phương Tây, các tín đồ Cao Đài cho rằng hệ thống tổ chức đạo, cấp bậc giáo phẩm, kinh sách của họ là được giáng truyền bởi Thượng đế thông qua hình thức cơ bút.

Dù hình thức cầu cơ được xem là mê tín và gần như bất hợp pháp, nhưng tôn giáo Cao Đài lại có số tín đồ lớn thứ 3 tại Việt Nam và được công nhận tổ chức giáo hội hợp pháp bởi nhà nước Việt Nam.
(hết trích)
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
945
Điểm tương tác
913
Điểm
93
Bài 12.- Lá rụng về cội.

PG và Đạo Cao Đài có nhiều điểm tương quan. Như cùng có Quy y và tín ngưỡng Phật. Chỗ phát tích của ĐCĐ là ngôi chùa Phật.

Có lẻ vì nhân duyên đó, mà ngày nay rất nhiều tín đồ ĐCĐ trở về chùa Gò kén TN để lạy Phật, nghe kinh...Đay là nhân duyên thù thắng đáng hoan hỷ.

Tín đồ và các vị chức sắc, chức việc trong ĐCĐ cũng thân thiện ,hài hòa với tín đồ PT PG. Ở trong tỉnh TN là vùng Thánh Địa thì cùng với tín đồ các đạo khác không xảy ra bất đồng ý.
Với tín đồ PG. Vào các ngày lễ lớn của Đ. CĐ như Hội yến Diêu Trì Cung v.v... cũng đến Tòa Thánh cùng tham gia với Tín Đồ Đ. CĐ- Rất Đáng mừng.

Tại TN. Phật Giáo (riêng vùng TN) đã có sự lai tạp tín ngưỡng ĐCĐ.- Nhất là ở núi Bà Đen TN.

Cũng mong sẽ càng ngày 2 đạo giáo càng giao hảo và cùng học hỏi để tiến hóa.

goken.png
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
945
Điểm tương tác
913
Điểm
93
Bài 13.- Kể tiếp chuyện Ma (Thần).

Đó là câu chuyện được lưu truyền rộng rãi trong Phật giáo. Câu chuyện kể rằng:

Trong một trận đại bão lụt nọ, Tu Đà Cấp Cô Độc (một đệ tử của Đức Phật, vị trưởng giả giàu có thời Phật còn tại thế) bị nước cuốn trôi đi toàn thể tiền dự trữ gồm mười tám triệu đồng tiền vàng. Rồi những người vay tiền ông tổng cộng đến mười tám triệu đồng tiền vàng khác, cũng quỵt luôn không trả.

Tu Đà Cấp Cô Độc mới ngày nào là một đại triệu phú thì giờ là một người nghèo. Nhưng điều đáng quí là đối diện với nghịch cảnh, ông vẫn tiếp tục làm bổn phận của một người hộ pháp, nuôi dưỡng các tu sĩ. Nếu ngày trước ông đủ điều kiện để dâng cúng những bữa ăn đầy đủ, thì ngày nay ông có món gì, thành kính đem dâng chư Tăng món ấy, để cùng nhau thanh tịnh tu tập, sống qua ngày.

Trên đỉnh tháp trên tầng lầu thứ bảy tòa nhà của Tu Đà Cấp Cô Độc có một vị Thọ thần. Nhân dịp, Tu Đà Cấp Cô Độc khánh kiệt, Thọ thần liền hiện đến trước mặt Tu Đà Cấp Cô Độc để khuyên ông không nên tiếp tục bố thí nữa bởi vàng bạc là của quí trên đời, không có nó đời sống sẽ vô cùng cơ cực.

Nhưng nào ngờ Tu Đà Cấp Cô Độc điềm tĩnh trả lời : « Này Thọ thần! Đối với tôi, trên đời quí nhất đó là Phật, đấng thân, khẩu, ý trọn lành, hoàn toàn giải thoát, sống đúng phạm hạnh, diệt tận tham, sân, si phiền não, làm phước điền cho chúng sanh nhân loại, ngoài ra không ưa thích bất cứ vật gì khác! Bây giờ yêu cầu Thọ thần hãy đi chỗ khác, vì trong nhà này không có chỗ để cho một Thọ thần chống lại Phật, Pháp, Tăng ».

Sống trong cảnh không có trú sở nhất định, rày đây mai đó vị Thọ thần bắt đầu xét lại việc mình đã làm và ý thức được ấy là nghiệp xấu nên âm thầm hối hận. Khi Thọ thần đến trước Đế Thích cầu sám hối. Để chuộc tội thì Đế Thích phán rằng: « Này Thọ thần! Bây giờ muốn chuộc tội, người phải làm cách nào để hoàn lại gia sản cho Tu Đà Cấp Cô Độc”.

Vị Thọ thần vô cùng mừng rỡ nhận thi hành lập tức những phán quyết của Đế Thích để phục thiện. Tìm xong kho tàng Thọ thần đem tặng tất cả cho Tu Đà Cấp Cô Độc. Nhờ vậy, chẳng bao lâu sau, Tu Đà Cấp Cô Độc bỗng tự nhiên giàu có như cũ. Ngoài việc thu hồi số của cải xưa, ông còn được hoạch tài thêm năm mươi bốn triệu đồng tiền vàng nữa.

Sau đó, Thọ thần hiện ra trước mặt Đức Phật để sám hối, xin ngài tha thứ cho những nghiệp ác mà y đã tối tăm phạm phải. Đức Phật đã giảng cho Thọ thần hiểu rằng: “Một bậc đại hạnh khi đã dùng pháp bố thí để trở thành hoàn toàn giải thoát, thì không có sức mạnh nào trên thế gian này có thể ngăn cản họ được, dù cho sức mạnh ngăn cản đó phát xuất từ vua chúa, phát xuất từ hiền thần hay hung thần, phát xuất từ ác tiên hay thiện tiên, và ngay cả phát xuất từ thần chết”.

(Linh Thụy)
Đoãn khúc bóng đen PGVN cận & đương đại. Phần II Thn_ma10
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
945
Điểm tương tác
913
Điểm
93
Bài 14.- Hành giả Minh Tuệ.
Đoãn khúc bóng đen PGVN cận & đương đại. Phần II Thich-10


8 thg 6, 2024 — Sư Thích Minh Tuệ với đầu trần, chân đất đi bộ từ nam chí bắc, ôm lõi nồi cơm điện để khất thực và nhặt vải vá lại thành áo đã trở thành một hiện tượng đặc thù...

(lượt Trích)

Thực ra, Thích Minh Tuệ cũng không làm điều gì quá dị thường. Ông chỉ đang “tự tu” theo cách thức hạnh đầu đà (khổ hạnh).

Rất nhiều nhà tu hành cũng đang thực hành hạnh đầu đà như vậy - mặc áo vá, khất thực, ngày ăn một bữa, tối ngủ dưới gốc cây hoặc nơi nhà hoang, nghĩa địa, không nhận tiền cúng dường, khước từ mọi tiện nghi…

Trong giáo pháp của Đức Phật có 8 vạn 4 ngàn pháp môn tu. Thích Minh Tuệ chọn cách hạnh đầu đà là quyền lựa chọn riêng của ông, những người khác chọn pháp tu khác cũng là quyền của họ. Không có sự đúng - sai, hơn - kém ở đây.

Để lôi kéo người dùng mạng vì mục đích bán hàng, muốn được chú ý hay do bị chi phối bởi động cơ nào đó, một số youtuber, tiktoker, facebooker đã làm quá lên về Thích Minh Tuệ, kích động tính hiếu kỳ của mọi người, nhất là giới trẻ. Hùa theo đám đông, chạy theo trào lưu, nhiều người đón lõng “sư thầy đi bộ”, rồng rắn đi theo cả một quãng đường dài, xô đẩy, tranh chỗ đứng gần ông để chụp ảnh, quay phim… Cảnh tượng lộn xộn đó gây phản cảm và phản tác dụng đối với mong muốn của chính Thích Minh Tuệ.
(Trần Quang Vinh - TTXVN)

Không bỏ lỡ cơ hội, những thế lực Tôn Giáo , có một số Linh Mục, Cư Sĩ HH (không kể Bạn) như Thiên Chúa, hòa Hảo .- đã lợi dụng “hiện tượng Thích Minh Tuệ” để khen đểu, xúi con nít ăn cứt gà sáp. nhằm chống phá PG trên mạng xã hội.(con nít là chỉ cho VQ và những người yếu kém về nhận thức Chánh pháp, u mê trong tín ngưỡng. Mầ Không có chỉ cho Sư M Tuệ)

cha hồng.png
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
945
Điểm tương tác
913
Điểm
93
Bài 15.- Gió Hắc ám Địa Ngục:

* Hai ngọn "gió" thổi vào Đất Phật.

Theo bước chân Hành giả Minh Tuệ trên nẽo đường PG VN. Kể từ 8 thg 6, 2024 nổi lên 2 ngọn gió :

  • Hắc Ám Địa Ngục
  • Thanh lương Cõi Trời.

1/. Gió Hắc ám Địa Ngục:

Để lôi kéo người dùng mạng vì mục đích bán hàng, muốn được chú ý hay do bị chi phối bởi động cơ nào đó, một số youtuber, tiktoker, facebooker (gọi chung là Truyền thông bẩn) đã làm nổi lên cơn gió dữ. Nó mang các Ác Tâm:

a). Phá diệt Đạo Phật bằng lời nói đả kích.
b). Phỉ báng Tăng Đoàn PG (là tu tiền, là ở chùa to, xàm Tăng, Ma Tăng, Ác Tăng, thợ tu, giả tu và nhiều ác khẩu, ác ngôn mà họ nghĩ ra được v.v...)
c). Ngăn chặn sự phát tâm bố thí cúng dường của Phật Tử.- Cho Sư bị chết đói !
d). khen ngợi sự xin ăn bần cùng._ Định hướng cho PG bị tụt hậu vì đói rách.
e). Làm chao đảo Tâm Tu, làm loạn Tâm phước thiện để hướng Tăng Ni và Phật Tử về Ma Đạo.
d). Quan trọng nhất là phá hoại sự hòa hợp giữa tu sĩ với tu sĩ, giữa Phật tử với Phật tử, và giữa Tu sĩ với PT.

Một số kẻ ác Tâm ,tạo nên cơn gió dữ như:

1. ts Vũ thế Dũng
2. Nhà báo Mạc Lâm
3. Luật gia Trần Đình Thu
4. LS Hoàng duy Hùng
5. youtuber nhạc chế nhất phương
6. youtuber tâm chánh pháp
7. thích minh tánh
8. Một vài cha LM thiên chúa giáo rảnh việc
9. Một vài Chú bác hòa hảo nhàn cư.
10. HAN VLOG (từ 28.6.24).SG-vivu..Phương Hai Lúa.TRANG VINA. Huy Khểnh TV, Nhân gà vlog, Tuấn container


Đoãn khúc bóng đen PGVN cận & đương đại. Phần II Screen65
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
945
Điểm tương tác
913
Điểm
93
Bài 16.- Ngọn Gió Thanh lương Cõi Trời.

* Hai ngọn "gió" thổi vào Đất Phật.(tt)

Nhớ lời Chư Tổ dạy: Hàng phục Ma quân, Thiệu long Tam Bảo.

Kính các Bạn:

Sau một thời gian bị Cơn gió dữ càn quét trên Đất Phật. Có lẽ các vị Bồ Tát, Thanh Văn, Chư Thiên , các vị Long thần, Hộ Pháp của PG, đã động lòng thuơng quý mến Đạo Phật đã đau lòng xót dạ cho nền Đạo Từ Bi bị "đồ sát không thương tiếc".- Nên đã từ nơi "đầu sóng, ngọn gió" mà đương đầu với "gió dữ địa ngục".

Các ngài đã dùng (cũng là) youtuber, tiktoker, facebooker mà "thiện Tâm" (gọi chung là phản biện tự vệ) làm nên làng gió Thanh lương mát mẻ cõi Trời, để thổi tan cuồng phong Địa ngục.

Ngọn gió mang điều tốt, như:

a).Phản biện những chụp mũ, sai lầm.
b). chỉ rõ những sai lầm trong tín ngưỡng Phật ,
c). vạch trần u mê ở việc tu tập sai pháp...
d). Mang Đạo Phật về đúng vị trí bằng lời nói chân chính.
e). Chấn chỉnh những Phỉ báng Tăng Đoàn PG (là tu tiền, là ở chùa to, xàm Tăng, Ma Tăng, Ác Tăng, thợ tu, giả tu và nhiều ác khẩu mà họ đã nghĩ ra được v.v...)
f). phá vở rào Ngăn khuyến khích sự phát tâm bố thí cúng dường của Phật Tử.- Để các Sư không bị không bị thối tâm vì "Đói" !(như Nhuận Đức phải đi bán bánh cam)
g). Làm ổn định Tâm Tu, làm phát Tâm phước thiện để hướng Tăng Ni và Phật Tử về Phật Đạo.
h). Nhất là hòa giải - hòa hợp giữa tu sĩ với tu sĩ, giữa Phật tử với Phật tử, và giữa Tu sĩ với PT .- Theo tinh thần Lục hòa Cộng trụ.

Một số Các Vị Nhiệt Tâm ủng hộ Phật Pháp, như:

1. Thích Thiện Tài đạo tràng bát nhã
2. Huệ Thuận vlog
3. Lê thị Miễn
4. Thích Chân Tín
5. châu huỳnh 89
6. Thiện Thông TV
7. Happytv
8. Diệu Trúc
9. Phậtgiáonguyênthuỷ (youtube)
10. Nguyễn Phương Hằng (Cty Đại Nam) Và một số Thiện tri thức quý mến PG...

Đoãn khúc bóng đen PGVN cận & đương đại. Phần II Ho_ph_10


Kính các Bạn. Kính Trân trọng các Vị Hộ Pháp trên, đã thổi Ngọn Gió Thanh lương Cõi Trời.- Vào Đất Phật.
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

TOP 5 Tài Thí

Bên trên