Đường tu "vãng sanh" - Ứng dụng tu hành.

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

nguyenjobvn

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 7 2016
Bài viết
226
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Đối với pháp môn vãng sinh, đệ tử chẳng có gì nghi hoặc. Nên đem lòng tin của mình gom góp lời dạy của chư Phật, Tổ thành một hệ thống: nguyện mong người hữu duyên tín tâm phát khởi, tín tâm tăng trưởng, tin tâm quyết định thì mai này giây phút lâm chung, tâm niệm hướng Phật, quyết định vãng sinh Tây Phương Tịnh Độ của đức Phật A Di Đà không chút sai lầm vậy.

Ngưỡng nguyện:

Người chẳng có duyên đối với pháp này, quyết chẳng phỉ báng.

Người có tín tâm đối với pháp này, quyết không nghi ngờ.

Người đang khổ đau, đối với pháp này quyết định theo học.

Lưu ý các đạo hữu nguyên tắc trả lời bài viết chủ đề này:

1. Không đả kích, chê bai lẫn nhau.
2. Không sử dụng ngôn từ "cơ xảo", "thiện xảo", "chuyển ngữ".
3. Không nói lời vô căn cứ. (Xa lìa Kinh Phật, lời dạy của chư Tổ, kinh nghiệm trực tiếp của bản thân !)
4. Tập trung vào chủ đề chính, không bàn luận ngoài chủ đề.

Nam mô A Di Đà Phật.
Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát.
Nam mô Đại Thế Chí Bồ Tát.

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát.
Nam mô Thường Bất Khinh Bồ Tát.
Nam mô Hoan Hỷ Địa Bồ Tát
Nam mô Hộ pháp chư Tôn Bồ Tát.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

nguyenjobvn

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 7 2016
Bài viết
226
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Ở vô lượng vô số kiếp về đời quá khứ lâu xa có đức Phật xuất thế hiệu là Thế Gian Tự Tại Vương Như Lai. Đức Phật đó trụ thế hóa độ 42 kiếp. Vì hàng chư Thiên và nhân loại thuyết giảng Kinh Pháp.

Bấy giờ có vị Vua tên là Thế Nhiêu nghe Phật thuyết giảng đạo lý, tâm sanh hoan hỷ lãnh ngộ, liền phát tâm Vô thượng Chân chánh, bèn trao ngôi Vua theo Phật xuất gia làm sa môn hiệu là Pháp Tạng.

Pháp Tạng Tỳ Kheo tu hạnh Bồ Tát, đức hạnh cao siêu, trí tuệ dũng mãnh, thâm tín lý giải đệ nhất, định huệ tăng thượng kiên cố bất động, tu hành tinh tấn, đến trước đức Phật đảnh lễ quỳ gối chắp tay bạch đức Phật rằng:
- " Bạch đức Thế Tôn! Con nay tu hạnh Bồ Tát, đã phát tâm Vô thượng Chánh giác, giữ nguyện làm Phật, tất được như Phật. Nguyện đức Phật vì con rộng giảng Kinh pháp, con xin phụng trì, như pháp tu hành, dứt sạch gốc khổ sinh tử, mau chứng Vô Thượng Chánh đẳng Chánh giác."

- "Nguyện khi con thành Phật: trí huệ sáng suốt, hào quang sáng chói, tiếng tăm quốc độ lan khắp mười phương; trời người cho đến súc sinh, sinh vào cõi nước con đều thành Bồ Tát. Nguyện con lập đây tất cả đều hơn các cõi Phật khác, có được chăng ?"

Đức Phật Thế Gian Tự Tại Vương liền nói với Pháp Tạng rằng:
- "Ví như có người lường nước biển, trải qua nhiều kiếp, còn có thể đến đáy. Ngươi đã hết lòng cầu đạo, tinh tấn không ngừng, tất nhiên đặng quả, nguyện nào chẳng thành"

- Đức Phật Thế Gian Tự Tại Vương biết rõ chí nguyện sâu rộng của Pháp Tạng, liền nói công đức nghiêm tịnh rộng lớn viên mãn cõi nước của 210 ức đức Phật, trải qua ngàn ức năm.

Bấy giờ, Pháp Tạng Tỳ Kheo nghe Phật nói rồi, đã được thấy rõ, liền phát nguyện vô thượng thù thắng: nơi các cõi xấu đẹp, thiện ác của Trời người suy lường rốt ráo. Chuyên tâm chọn lựa, kết thành đại nguyện, tinh cần cầu tiến, kính cẩn duy trì, tu tập công đức đầy đủ 5 kiếp. Ở nơi vô số cõi Phật công đức trang nghiêm, rõ ràng thông suốt thành một nước Phật. Khi đã tu tập rồi, lại đến chỗ của Như Lai Thế Tự Tại Vương, cúi đầu lạy sát chân, nhiều Phật ba vòng, rồi đứng yên chắp tay bạch đức Phật rằng:

- "Bạch đức Thế Tôn! Con đã thành tựu viên mãn hạnh nguyện trang nghiêm thanh tịnh nước Phật. Cúi xin đức Thế Tôn thương xót nghe cho:

1. Khi con thành Phật, chúng sinh trong mười phương nghe danh hiệu con, hết lòng tin tưởng, nếu có điều lành nào, tâm tâm hồi hướng, nguyện sanh về cõi nước con, cho đến mười niệm, nếu không được vãng sanh, thề không thành Chánh giác. Ngoại trừ những kẻ phạm tội ngũ nghịch, phỉ báng chánh pháp.

2. Khi con thành Phật, chúng sanh khắp mười phương nghe danh hiệu con, phát tâm Bồ Đề, tu các công hạnh, hành sáu Ba La Mật, kiên cố không lùi, lại đem các căn lành hồi hướng nguyện sanh về cõi nước con, một lòng nghĩ đến con ngày đêm không dứt, đến khi mạng chung, con cùng Thánh chúng Bồ Tát liền đến tiếp đón, khoảnh khắc sanh về cõi con được Bất thối chuyển. Nếu không được như nguyện thề không thành Chánh giác.

3. Khi con thành Phật, chúng sanh trong mười phương nghe danh hiệu con, nhớ nghĩ nước con, phát tâm Bồ Đề, kiên cố không thối lui, trồng các căn lành, hết lòng hồi hướng sanh về, đều được toại ý.
- Nếu có ác nghiệp đời trước, nghe danh hiệu con, hết lòng sám hối, làm các điều lành, lại Trì Kinh giữ Giới, nguyện sanh về nước con, mạng chung không lạc vào ba đường ác, liền sanh về nước con. Nếu không được như vậy thề không thành Chánh giác.

Pháp Tạng Tỳ Kheo ở trước Như Lai Thế Tự Tại Vương và giữa đại chúng Trời Người phát hoằng thệ nguyện này rồi, an trụ trong huệ chân thật, dũng mãnh tinh tấn, một hướng chuyên tâm trang nghiêm cõi nước, xây dựng Phật Quốc rộng lớn, siêu việt thắng diệu, kiến lập vĩnh viễn, tuyệt không hư hoại, không biến đổi. Trong vô lượng kiếp vun trồng đức hạnh...

Pháp Tạng Tỳ kheo nay đã thành Phật, hiệu là A Di Đà, hiện ở phương Tây cách Diêm Phù Đề này 10 vạn ức cõi Phật, thế giới đó gọi là Cực Lạc. Thành Phật đến nay đã được 10 kiếp, hiện đang thuyết pháp, có Vô lượng vô số chúng Bồ Tát, Thanh Văn cung kính vây quanh.


Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh - Ngài Hạ Liên Cư hội tập (lược trích)
(Ở đây chỉ ghi ra 3 nguyện trọng yếu, liên quan trực tiếp tới sự vãng sanh của hành giả, những nguyện còn lại của Phật A Di Đà, xin đọc đầy đủ tại bản Kinh trên)
 

nguyenjobvn

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 7 2016
Bài viết
226
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Anan! Tất cả sanh tử tương tục trên thế gian, sống thì tùy thuận theo tập khí, chết thì biến đổi theo dòng nghiệp, đến lúc lâm chung, còn chút hơi ấm, các việc thiện ác của một đời đồng thời hiện ra, sống thì thuận, chết thì nghịch, hai tập khí giao xen lẫn nhau, thuần tưởng thì bay lên ắt sinh cõi Trời, nếu cái tâm bay lên ấy gồm cả phước đức, trí huệ và tịnh nguyện thì tự nhiên tâm được mở mang, thấy tất cả Tịnh Độ với mười phương chư Phật, theo nguyện vãng sanh.

Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 8.
 

nguyenjobvn

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 7 2016
Bài viết
226
Điểm tương tác
79
Điểm
28
<iframe width="420" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/XX6N4V2k8pk" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

Cư sĩ Lưu Tố Thanh - Tự tại Vãng Sanh.
 

nguyenjobvn

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 7 2016
Bài viết
226
Điểm tương tác
79
Điểm
28
<iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/WscviIMpBak?list=PLpWmgnDYhUTu8xemnnz9NSbXF3J0azaGd" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

Hòa thượng Thích Giác Khang.



"Trước kia tôi cũng không tin Pháp môn Tinh Độ, cuối cùng khi đi sâu vào Duy Thức tôi mới thấy có hai thế giới: Một thế giới của dòng nước biển, một thế giới của sóng biển.
- Dòng nước biển là thế giới tánh cảnh, thế giới vô lượng vô biên, thế giới chuyển biến từng sát na, thế giới hiện tiền.
- Còn thế giới uế độ của sóng biển là thế giới chu kỳ, thế giới có hình có tướng, có sanh có già có bệnh có chết. Thế giới của chướng ngại, còn thế giới kia là thế giới xuyên suốt.

Một vị vãng sanh về cõi Cực Lạc của Phật A Di Đà rồi, sẽ có cái nhìn có cái hiểu biết tương đương với một vị A La Hán. Dóc ! Nhưng mà nếu nghiên cứu sâu thì Đúng ! Tương đương chứ không phải là của mình.

Chẳng hạn như bây giờ: Tôi muốn biết cõi trời Sắc giới, thì tự lực tôi tu, tôi phải chứng tới tứ thiền, rồi tôi dùng cái thần thức của tôi xuất khỏi sắc thân này qua cõi Trời Tứ thiền Sắc giới. Còn cái cách thứ 2 là tôi không chứng đắc, giống như Ananđà ấy. Đức Phật mới nâng cao cái thần thức của tôi, dẫn tôi về thế giới đó, tôi thấy được thế giới tứ thiền.

Hay nói như vầy đi: Từ đây mấy ông bà đi qua Mỹ, thì mấy ông bà phải nương chiếc phản lực mới về Mỹ được, thì thấy cái thành phố Nưu Ước thế nào thế nào đấy...Còn tôi không cần phản lực, tôi ngồi đây tôi bắt kiết già một cái là tôi xuất thần, xuất hồn ra tôi đi qua bên Mỹ, thì thấy thành phố NY với mấy ông bà thấy có khác nhau không ? Thì cái thấy cũng giống nhau chứ gì phải không ? Thì mấy ông bà cũng dùng con mắt để thấy, còn tôi xuất thần tôi cũng thấy giống hệt vậy thôi. Nhưng mà cái thấy của mấy ông mấy bà, với cái thấy của tôi có khác nhau không ? Khác ! Mấy ông mấy bà nhờ phản lức mà thấy được thành phố NY, tôi ngồi ở Việt Nam, tôi xuất thần ra tôi thấy thành phố NY, 2 cái thấy giống nhau, nhưng cái định lực bên trong hoàn toàn khác nhau. Mấy ông mấy bà phải nhờ tha lực, tôi tự lực thôi !

Thi dụ như bây giờ tôi ở đây, tôi đắc quả A La Hán rồi ( tôi nói thí dụ thôi nhé, chứ tôi chưa đắc à !). Rồi bây giờ tôi xuất thần ra, tôi qua thế giới Cực Lạc, tôi khỏi cần A Di Đà tiếp dẫn. Còn mấy ông bà không đắc A La Hán, không xuất thần được, thì mấy ông bà: Phật A Di Đà ơi ! Con đã nhất niệm rồi ! Chứ con chưa tới Vô niệm. Chưa tới A La Hán. Con đã nhất niệm rồi, con đã dứt bỏ 4 đường ác rồi, con bây giờ đang ở Người Trời, tự lực con có thể về Người Trời, chứ con không thể về thế giới Cực Lạc được, A Di Đà tiếp dẫn con ! Thì A Di Đà mới dùng cái Phật lực, tiếp dẫn cái linh hồn ( cái thần thức) mình về thế giới Cực Lạc. Thì mấy ông bà thấy cảnh giới Cực Lạc, với tôi thấy thì hai cái thấy giống nhau. Phải thế không ? Nhưng mấy ông bà đi về đó phải nhờ tha lực A Di Đà, tôi không cần. Tôi đắc quả, tự lực tôi có thể về đó.

Thành ra cái thấy thì giống nhau, nhưng cái định lực khác nhau hoàn toàn ! Bây giờ hiểu chưa ? Hiểu tại sao mình phải cầu vãng sanh chưa ? Nếu quý vị là A La Hán thì khỏi cần cầu. A La Hán là 24/24 Phật Tánh. Còn Bất lai mới có 3/4 Phật Tánh, còn 1/4 tư tưởng. Tư tưởng là uế độ, Phật Tánh là Tịnh Độ.

Thành ra nếu đã 24/24 là Phật Tánh rồi, thì một vị A La Hán có thể tự tạo thế giới Cực Lạc của mình để độ hết tất cả chúng sanh giống như Phật Di Đà vậy ! Phật Di Đà hồi đó là Pháp Tạng Tỳ Kheo đắc quả A La Hán rồi, thành ra mới ngồi phát 48 lời nguyện và phải tu 5 A tăng kỳ Kiếp thì mới tạo thành Thế giới Cực Lạc bây giờ, mới tiếp độ chúng sanh. Mà chúng sanh 4 đường ác: Địa ngục, ngã quỷ, súc sanh, A tu la; Ngài có kéo về cũng về không nỗi nữa ! Vì nó tạp niệm ! Thành ra bên xứ Cực Lạc không có 4 đường ác. Chỉ có người, Trời dục giới, sắc giới, vô sắc thì Ngài tiếp dẫn được. Bởi vì cái thần lực của người ta mạnh, nhưng mà mạnh là mạnh ở cõi sóng đó, chứ sóng làm sao qua cái dòng nước được.

Bởi vì cái thế giới sóng và thế giới dòng nước là hai thế giới khác nhau. Thế giới của dòng nước linh hồn là thế giới vô lượng vô biên, còn thế giới của sóng là thế giới hữu lượng hữu biên...Một vị Nhập Lưu - người ta tu trên dòng nước linh hồn - nhưng người ta chỉ có nhận được 1/4 Phật tánh, còn 3/4 là tu trên uế độ, trên tư tưởng thành ra không tự lực vãng sanh được. Còn Thánh thứ 2, Thánh Nhất Vãng Lai được 2/4 Bát Nhã (2/4 Phật Tánh), còn 2/4 tư tưởng cũng không tự lực vãng sanh được. Còn Thánh thứ 3 là Bất Lai được 3/4 Phật Tánh, còn 1/4 Tư tưởng cũng không tự lực vãng sanh được. Thánh A La Hán 4/4 là Bát Nhã hết, không có tư tưởng nữa thành ra tự lực Ngài có thể đi về Thế giới Cực lạc của Phật A Di Đà, không cần A Di Đà tiếp dẫn. "


(Ghi lại video giảng trên của Hòa Thượng Thích Giác Khang)
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Kính chào bạn nguyenjobvn, bạn có trích dẫn Kinh điển thì nên nói rõ.
 

nguyenjobvn

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 7 2016
Bài viết
226
Điểm tương tác
79
Điểm
28
"Mình có chết không ? Có cái gì không chết không ?

Cái thể xác phải chết, Phật Thích Ca còn phải chết mà ! Nhưng mà có một cái không chết, cái đó chính là "linh hồn", mà cái đó ở đâu ? Nó ở khắp nơi, bàn bạt trên không gian. Giống như điện này, giống như làn sóng điện vậy. Nó mượn cái thể xác này để phát hiện qua 6 căn.
- Con mắt là bóng đèn
- Cái lỗ tai là quạt máy
- Cái lỗ mũi là bàn ủi điện
- Cái miệng là cái tủ lạnh, chẳng hạn...nó nhiều cái, mà nói bóng đèn cho gọn một chút.

Khi tôi ghim luồng điện linh hôn vô, thì quạt máy nó quay, bóng đèn phát ra ánh sáng, bàn ủi nó cho sức nóng, tủ lạnh nó cho hơi lanh...phải thế không ?
- Thế là cái quạt máy quay là nhờ cái gì ?.
- Cái bóng đèn cho ánh sáng là nhờ cái gì ?
- Cái tủ lạnh cho cái lạnh là nhờ cái gì ?
Nếu rút luồng điện linh hồn ra rồi thì cái này còn hoạt động nữa không ?

Ờ bây giờ chúng ta tu, đợi cái quạt máy này nó hư rồi, thì đút luồng điện linh hồn vào thì cái quạt máy có quay không ? Rồi bóng đèn nó đứt rồi, đút luồng điện vô nó cho ánh sáng không ?...

Nếu như bây giờ mắt, tai, mui, thân còn tốt, mà tôi rút cái luồng điện linh hồn này ra thì mắt còn thấy, tai còn nghe được không ?

Nếu quy vị tu trên sắc thân này thì lẩn quẩn lắm, quý vị có thể bị nghiệp khảo, có thể bị bỏ cuộc !

1. Niệm Phật đếm từ 1 đến 10
2. Niệm Phật khỏi đếm
3. Khỏi cần niệm Phật.
4. Chìm đắm trong trạng thái niệm Phật.
5. Ra khỏi trạng thái chìm đắm này.

Thì đó là tu trên sắc thân ấy đấy ! Tu trên nhất niệm. Tập trung vào một cái đối tượng, gạt hết tất cả mọi đối tượng khác ra...Có người tập trung mạnh, cho tới nhức cái đầu, rồi hỏi tôi làm sao cho hết sư ? Tôi nói làm sao là không hết đâu. Bây giờ cô bớt tập trung lại, cô nói nếu mà bớt tập trung thì nó bớt nhức, mà tập trung mạnh vào cái câu niệm Phật thì nó nhức cái đầu. Tôi nói cái đó là dĩ nhiên rồi, nó còn ấn chứng nữa đấy ! Cái đó là một trong vô lượng ấn chứng: cô còn có thể thấy cảnh giới Tiên, cảnh giới này, cảnh giới kia...thấy cảnh giới A Di Đà, thấy đủ cảnh giới hêt. Có khi thấy mình bay bổng. Mà nếu cô cho cái đó là thật, cô lọt ngũ ấm ma. Cô thích thú nó, lọt ngũ ấm ma. Còn cô chán ghét nó, lọt ngũ ấm ma.

Cô chỉ nhìn nó như là nó, nó chỉ là cái tuồng hát thôi !

Chúng ta tu là tu trên tư tưởng hoặc trên bát nhã. Trên vấn đề tập trung hoặc trên vấn đề lắng nghe của "linh hồn". Tu trên "linh hồn" là tu theo đạo Phật, tu theo tư tưởng là tu theo uế độ."


(Lời giảng trực tiếp của Ngài Giác Khang, ghi lại từ video)
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Mình có chết không ? Có cái gì không chết không ?

Cái thể xác phải chết, Phật Thích Ca còn phải chết mà ! Nhưng mà có một cái không chết, cái đó chính là "linh hồn", mà cái đó ở đâu ? Nó ở khắp nơi, bàn bạt trên không gian. Giống như điện này, giống như làn sóng điện vậy. Nó mượn cái thể xác này để phát hiện qua 6 căn.
- Con mắt là bóng đèn
- Cái lỗ tai là quạt máy
- Cái lỗ mũi là bàn ủi điện
- Cái miệng là cái tủ lạnh, chẳng hạn...nó nhiều cái, mà nói bóng đèn cho gọn một chút.

Khi tôi ghim luồng điện linh hôn vô, thì quạt máy nó quay, bóng đèn phát ra ánh sáng, bàn ủi nó cho sức nóng, tủ lạnh nó cho hơi lanh...phải thế không ?
- Thế là cái quạt máy quay là nhờ cái gì ?.
- Cái bóng đèn cho ánh sáng là nhờ cái gì ?
- Cái tủ lạnh cho cái lạnh là nhờ cái gì ?
Nếu rút luồng điện linh hồn ra rồi thì cái này còn hoạt động nữa không ?

Ờ bây giờ chúng ta tu, đợi cái quạt máy này nó hư rồi, thì đút luồng điện linh hồn vào thì cái quạt máy có quay không ? Rồi bóng đèn nó đứt rồi, đút luồng điện vô nó cho ánh sáng không ?...

Nếu như bây giờ mắt, tai, mui, thân còn tốt, mà tôi rút cái luồng điện linh hồn này ra thì mắt còn thấy, tai còn nghe được không ?

Nếu quy vị tu trên sắc thân này thì lẩn quẩn lắm, quý vị có thể bị nghiệp khảo, có thể bị bỏ cuộc !

1. Niệm Phật đếm từ 1 đến 10
2. Niệm Phật khỏi đếm
3. Khỏi cần niệm Phật.
4. Chìm đắm trong trạng thái niệm Phật.
5. Ra khỏi trạng thái chìm đắm này.

Thì đó là tu trên sắc thân ấy đấy ! Tu trên nhất niệm. Tập trung vào một cái đối tượng, gạt hết tất cả mọi đối tượng khác ra...Có người tập trung mạnh, cho tới nhức cái đầu, rồi hỏi tôi làm sao cho hết sư ? Tôi nói làm sao là không hết đâu. Bây giờ cô bớt tập trung lại, cô nói nếu mà bớt tập trung thì nó bớt nhức, mà tập trung mạnh vào cái câu niệm Phật thì nó nhức cái đầu. Tôi nói cái đó là dĩ nhiên rồi, nó còn ấn chứng nữa đấy ! Cái đó là một trong vô lượng ấn chứng: cô còn có thể thấy cảnh giới Tiên, cảnh giới này, cảnh giới kia...thấy cảnh giới A Di Đà, thấy đủ cảnh giới hêt. Có khi thấy mình bay bổng. Mà nếu cô cho cái đó là thật, cô lọt ngũ ấm ma. Cô thích thú nó, lọt ngũ ấm ma. Còn cô chán ghét nó, lọt ngũ ấm ma.

Cô chỉ nhìn nó như là nó, nó chỉ là cái tuồng hát thôi !

Chúng ta tu là tu trên tư tưởng hoặc trên bát nhã. Trên vấn đề tập trung hoặc trên vấn đề lắng nghe nghe "linh hồn". Tu trên "linh hồn" là tu theo đạo Phật., tu theo tư tưởng là tu theo uế độ.

Những lời này của vị nào nói vậy bạn hay là của bạn?
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Tháng 5 2016
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
Mình có chết không ? Có cái gì không chết không ?

Cái thể xác phải chết, Phật Thích Ca còn phải chết mà ! Nhưng mà có một cái không chết, cái đó chính là "linh hồn", mà cái đó ở đâu ? Nó ở khắp nơi, bàn bạt trên không gian. Giống như điện này, giống như làn sóng điện vậy. Nó mượn cái thể xác này để phát hiện qua 6 căn.
- Con mắt là bóng đèn
- Cái lỗ tai là quạt máy
- Cái lỗ mũi là bàn ủi điện
- Cái miệng là cái tủ lạnh, chẳng hạn...nó nhiều cái, mà nói bóng đèn cho gọn một chút.

Khi tôi ghim luồng điện linh hôn vô, thì quạt máy nó quay, bóng đèn phát ra ánh sáng, bàn ủi nó cho sức nóng, tủ lạnh nó cho hơi lanh...phải thế không ?
- Thế là cái quạt máy quay là nhờ cái gì ?.
- Cái bóng đèn cho ánh sáng là nhờ cái gì ?
- Cái tủ lạnh cho cái lạnh là nhờ cái gì ?
Nếu rút luồng điện linh hồn ra rồi thì cái này còn hoạt động nữa không ?

Ờ bây giờ chúng ta tu, đợi cái quạt máy này nó hư rồi, thì đút luồng điện linh hồn vào thì cái quạt máy có quay không ? Rồi bóng đèn nó đứt rồi, đút luồng điện vô nó cho ánh sáng không ?...

Nếu như bây giờ mắt, tai, mui, thân còn tốt, mà tôi rút cái luồng điện linh hồn này ra thì mắt còn thấy, tai còn nghe được không ?

Nếu quy vị tu trên sắc thân này thì lẩn quẩn lắm, quý vị có thể bị nghiệp khảo, có thể bị bỏ cuộc !

1. Niệm Phật đếm từ 1 đến 10
2. Niệm Phật khỏi đếm
3. Khỏi cần niệm Phật.
4. Chìm đắm trong trạng thái niệm Phật.
5. Ra khỏi trạng thái chìm đắm này.

Thì đó là tu trên sắc thân ấy đấy ! Tu trên nhất niệm. Tập trung vào một cái đối tượng, gạt hết tất cả mọi đối tượng khác ra...Có người tập trung mạnh, cho tới nhức cái đầu, rồi hỏi tôi làm sao cho hết sư ? Tôi nói làm sao là không hết đâu. Bây giờ cô bớt tập trung lại, cô nói nếu mà bớt tập trung thì nó bớt nhức, mà tập trung mạnh vào cái câu niệm Phật thì nó nhức cái đầu. Tôi nói cái đó là dĩ nhiên rồi, nó còn ấn chứng nữa đấy ! Cái đó là một trong vô lượng ấn chứng: cô còn có thể thấy cảnh giới Tiên, cảnh giới này, cảnh giới kia...thấy cảnh giới A Di Đà, thấy đủ cảnh giới hêt. Có khi thấy mình bay bổng. Mà nếu cô cho cái đó là thật, cô lọt ngũ ấm ma. Cô thích thú nó, lọt ngũ ấm ma. Còn cô chán ghét nó, lọt ngũ ấm ma.

Cô chỉ nhìn nó như là nó, nó chỉ là cái tuồng hát thôi !

Chúng ta tu là tu trên tư tưởng hoặc trên bát nhã. Trên vấn đề tập trung hoặc trên vấn đề lắng nghe nghe "linh hồn". Tu trên "linh hồn" là tu theo đạo Phật., tu theo tư tưởng là tu theo uế độ.


Vừa phải thôi đại ca, tưởng ông vào đây đi dẹp loạn hóa ra là đi truyền bá tà tưởng thế gian là thế nào?

Rõ khổ đông tây y kết hợp tưởng là thuốc tốt hóa ra là thầy cúng hì hì...
 

nguyenjobvn

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 7 2016
Bài viết
226
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Những lời này của vị nào nói vậy bạn hay là của bạn?

Đây là lời của Ngài Giác Khang giảng, vì tranh thủ thì giờ chép lại từ video giảng, nên sơ sót chưa ghi rõ tác giả! Thực ra thì ngay từ đầu mình cũng nói rõ là gom góp lời chư Phật, Tổ. Nên ở chủ đề này, nội dung bên trong sẽ không có lời riêng của cá nhân mình. Nếu có thì sẽ ghi rõ sau. Cảm ơn Mod đã quan tâm để ý và nhắc nhở kịp thời.

Vừa phải thôi đại ca, tưởng ông vào đây đi dẹp loạn hóa ra là đi truyền bá tà tưởng thế gian là thế nào?

Rõ khổ đông tây y kết hợp tưởng là thuốc tốt hóa ra là thầy cúng hì hì..

Chắc bạn hơi nhạy cảm khi nghe từ "linh hồn", phải chăng trong tâm đã có kiến chấp về danh từ đó ?

Thường nghe chư cổ đức có dạy, được ý quên lời - chớ nên chấp lời nghịch ý. Hà huống là lời giảng ở nơi thôn dã, lại dành cho những người có tuổi, tâm tánh không lanh lẹ, với thế gian pháp đã chấp trước nhiều. Này nói "linh hồn", "pháp thân", "Phật Tánh", "Thật tướng Bát Nhã"...hết thảy đều đồng nghĩa trong hoàn cảnh này, chỉ khác tướng danh tự mà thôi !

Danh từ "linh hồn" khi mình ghi lại theo đúng nguyên văn lời giảng trực tiếp, đã để trong "..." là có hàm ý của nó ! Nếu nó chỉ mang hàm nghĩa trong dân gian, nói về cái tồn tại sau khi chết đi, thì chỉ cần viết bình thường là được, hà tất phải kỳ công như thế ! Mong đạo hữu hoan hỷ liễu tri cho.

Nam mô A Di Đà Phật !
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Đây là lời của Ngài Giác Khang giảng, vì tranh thủ thì giờ chép lại từ video giảng, nên sơ sót chưa ghi rõ tác giả! Thực ra thì ngay từ đầu mình cũng nói rõ là gom góp lời chư Phật, Tổ. Nên ở chủ đề này, nội dung bên trong sẽ không có lời riêng của cá nhân mình. Nếu có thì sẽ ghi rõ sau. Cảm ơn Mod đã quan tâm để ý và nhắc nhở kịp thời.



Chắc bạn hơi nhạy cảm khi nghe từ "linh hồn", phải chăng trong tâm đã có kiến chấp về danh từ đó ?

Thường nghe chư cổ đức có dạy, được ý quên lời - chớ nên chấp lời nghịch ý. Hà huống là lời giảng ở nơi thôn dã, lại dành cho những người có tuổi, tâm tánh không lanh lẹ, với thế gian pháp đã chấp trước nhiều. Này nói "linh hồn", "pháp thân", "Phật Tánh", "Thật tướng Bát Nhã"...hết thảy đều đồng nghĩa trong hoàn cảnh này, chỉ khác tướng danh tự mà thôi !

Danh từ "linh hồn" khi mình ghi lại theo đúng nguyên văn lời giảng trực tiếp, đã để trong "..." là có hàm ý của nó ! Nếu nó chỉ mang hàm nghĩa trong dân gian, nói về cái tồn tại sau khi chết đi, thì chỉ cần viết bình thường là được, hà tất phải kỳ công như thế ! Mong đạo hữu hoan hỷ liễu tri cho.

Nam mô A Di Đà Phật !

Như vậy thì không nên chép ra thành chữ nghĩa, cứ để nguyên video vậy. Không nên truyền bá rộng rãi bằng văn tự vì như vậy gây hiểu lầm 100%. Truyền bá sai lệch là hại cho người ta nếu như người đó tin theo, hoặc người không tin có khi lại phỉ báng pháp Tịnh Độ.

VNBN đã nhắc đạo hữu là cái gì không phải bạn viết thì phải ghi rõ nguồn, tác giả,... Bạn có lòng đóng góp nhưng phải cân nhắc kỹ lưỡng lại cách làm.

Rất vui nếu nhận được những bài chia sẽ pháp Tịnh Độ do chính bạn viết.
 

nguyenjobvn

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 7 2016
Bài viết
226
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Như vậy thì không nên chép ra thành chữ nghĩa, cứ để nguyên video vậy. Không nên truyền bá rộng rãi bằng văn tự vì như vậy gây hiểu lầm 100%. Truyền bá sai lệch là hại cho người ta nếu như người đó tin theo, hoặc người không tin có khi lại phỉ báng pháp Tịnh Độ.

VNBN đã nhắc đạo hữu là cái gì không phải bạn viết thì phải ghi rõ nguồn, tác giả,... Bạn có lòng đóng góp nhưng phải cân nhắc kỹ lưỡng lại cách làm.

Rất vui nếu nhận được những bài chia sẽ pháp Tịnh Độ do chính bạn viết.

Lời này thật đáng trân trọng. Mod có lòng từ bi liễu tri giúp, lại có trạch nhãn pháp để biện biệt chánh - tà. Cảm phiền mod xóa giúp những bài nào Mod nhận thấy có thể gây nguy hại cho người đọc giúp mình ! Sau khi xóa, mình sẽ biết được giới hạn để trích dẫn đúng nội quy !

Nam mô A Di Đà Phật !
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Lời này thật đáng trân trọng. Mod có lòng từ bi liễu tri giúp, lại có trạch nhãn pháp để biện biệt chánh - tà. Cảm phiền mod xóa giúp những bài nào Mod nhận thấy có thể gây nguy hại cho người đọc giúp mình ! Sau khi xóa, mình sẽ biết được giới hạn để trích dẫn đúng nội quy !

Nam mô A Di Đà Phật !

Cám ơn đạo hữu đã hợp tác. Những giáo lý được đông đảo các pháp sư, hòa thượng tuyên dương thì nên đem ra lưu truyền rộng. Còn những gì mới, lại mang tính chất cục bộ thì nên để nguyên. Chẳng hạn những lời giảng của Sư Giác Khang với bà con thôn quê thì nên để nguyên video sẽ tốt hơn. Trong đó có nhiều thuật ngữ mang tính chất tình huống, rất dễ gây hiểu lầm.

Những gì mà Sư Giác Khang giảng về Tịnh Độ cũng không hẳn đúng. VNBN cũng từng xem qua thấy không nói nhiều đến Tịnh Độ, cũng chưa toát lên ý nghĩa chính của pháp môn này. Do đó, cứ để nguyên videos làm một tài liệu tham khảo, không thể xem đó là y cứ.

Y cứ cho pháp Tịnh Độ là các Kinh A Di Đà, Vô Lượng Thọ Phật, Quán Vô Lượng Thọ Phật, Niệm Phật Ba La Mật,... và các luận giảng ứng hiệp với các Kinh này.

Trân trọng!
 

nguyenjobvn

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 7 2016
Bài viết
226
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Cám ơn đạo hữu đã hợp tác. Những giáo lý được đông đảo các pháp sư, hòa thượng tuyên dương thì nên đem ra lưu truyền rộng. Còn những gì mới, lại mang tính chất cục bộ thì nên để nguyên. Chẳng hạn những lời giảng của Sư Giác Khang với bà con thôn quê thì nên để nguyên video sẽ tốt hơn. Trong đó có nhiều thuật ngữ mang tính chất tình huống, rất dễ gây hiểu lầm.

Những gì mà Sư Giác Khang giảng về Tịnh Độ cũng không hẳn đúng. VNBN cũng từng xem qua thấy không nói nhiều đến Tịnh Độ, cũng chưa toát lên ý nghĩa chính của pháp môn này. Do đó, cứ để nguyên videos làm một tài liệu tham khảo, không thể xem đó là y cứ.

Y cứ cho pháp Tịnh Độ là các Kinh A Di Đà, Vô Lượng Thọ Phật, Quán Vô Lượng Thọ Phật, Niệm Phật Ba La Mật,... và các luận giảng ứng hiệp với các Kinh này.

Trân trọng!

Mô Phật, như vậy là mình đã rõ giới hạn. Phiền Mod xóa giúp tất cả các bài trong chủ đề này, xin để lại 2 bài trích dẫn đầu tiên trong Kinh là đủ !

Nam mô A Di Đà Phật !
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Mô Phật, như vậy là mình đã rõ giới hạn. Phiền Mod xóa giúp tất cả các bài trong chủ đề này, xin để lại 2 bài trích dẫn đầu tiên trong Kinh là đủ !

Nam mô A Di Đà Phật !

Kính chào nguyenjobvn, có người luận bàn và bạn cũng có giải thích rõ. Đạo hữu không phiền thì cứ để vậy đi, rút kinh nghiệm lần sau là được, không có sao cả!

PS. Nếu admin xóa là quyền của ngài ấy thì bạn cũng nên tùy hỷ nha.
 

nguyenjobvn

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 7 2016
Bài viết
226
Điểm tương tác
79
Điểm
28
"Như trong Quán Kinh Sớ quyển thứ tư có viết:

“Kính bạch tất cả thiện tri thức hữu duyên, tôi là một phàm phu sinh tử, trí tuệ cạn cợt, lời dạy của Phật sâu xa vi tế, tôi không dám tự chuyên, bèn thành tâm phát nguyện, thỉnh cầu sự linh nghiệm, sau đó mới dám biên soạn sớ giải: “Nam mô quy mạng tận hư không pháp giới, tất cả Tam Bảo, Thích Ca Mâu Ni Phật, A Di Đà Phật, Quán Âm, Thế Chí, chư Bồ tát đại hải chúng của cõi Cực Lạc, cùng tất cả cảnh tướng trang nghiêm. Con nay muốn đề xuất yếu nghĩa của Quán Kinh, khải định cổ kim. Nếu như xứng đáng với Đại bi nguyện ý của chư Phật ba đời, Đức Phật Thích Ca, Đức Phật A Di Đà, v.v.., xin được trong giấc mộng, thấy được tướng trạng của cảnh giới giống như lời nguyện của con.” Sau khi phát nguyện trước tượng Phật, tôi bèn tụng kinh A Di Đà ba biến, niệm danh hiệu Phật A Di Đà ba vạn biến, chí tâm phát nguyện. Ngay đêm hôm đó, thấy trên không trung ở phía tây, các cảnh giới như trong lời nguyện đều hiện trước mắt, các núi báu nhiều màu, trùng trùng điệp điệp, đủ loại quang minh, chiếu xuống mặt đất, mặt đất màu vàng ròng, trên không có chư Phật Bồ tát, hoặc ngồi hoặc đứng, hoặc nói hoặc im lặng, hoặc cử động tay chân, hoặc đứng yên bất động. Thấy những cảnh giới ấy rồi, tôi bèn chắp tay đứng quán sát, sau một lúc rất lâu mới chợt tỉnh, lúc đó trong lòng vui mừng khôn tả, và sau đó mới bắt đầu biên soạn phần Nghĩa Môn của Quán Kinh Sớ. Từ đó về sau, mỗi đêm trong mộng, thường thấy một vị tăng đến chỉ dạy về khoa văn của phần Huyền Nghĩa, sau khi phần này hoàn tất, thì không còn thấy nữa.

Sau khi bản cảo của Quán Kinh Sớ hoàn thành, tôi lại chí tâm cầu trong bảy ngày bảy đêm thấy được điềm lành chứng minh. Mỗi ngày tôi tụng kinh A Di Đà mười biến, niệm danh hiệu Phật A Di Đà ba vạn biến. Vào cuối đêm thứ nhất, trong lúc quán tưởng cảnh tướng trang nghiêm của cõi Cực Lạc, thành tâm quy mệnh, thấy ba cối xay đá, bên vệ đường tự chuyển động, hốt nhiên, lại thấy một người cỡi lạc đà trắng đến trước mặt khuyến tấn: “Thầy phải nên nỗ lực, quyết định sẽ vãng sinh, chớ nên thoái chuyển, cõi này trược ác nhiều khổ, đừng nên tham luyến, v.v..” Tôi trả lời rằng: “Nay nhờ hiền giả có lòng tốt chỉ bảo, tôi nguyện trọn đời không dám sinh tâm giải đãi, kiêu mạn, v.v..” Đêm thứ hai, thấy Đức A Di Đà, thân màu vàng ròng, ngồi trên tòa sen vàng dưới cây thất bảo, mười vị tăng vây quanh, mỗi vị ngồi dưới một cây báu. Trên cành cây chỗ Phật ngồi, có treo nhiều thiên y, tôi ngồi xoay mặt hướng tây, chắp tay quán sát. Đêm thứ ba, thấy có hai cây bảo tràng, cao to chất ngất, trên có treo
tràng phan ngũ sắc, đường xá ngang dọc, xa tít ngoài tầm mắt. Sau khi thấy những điềm lành này, tôi bèn đình chỉ, tuy là chưa hết thời hạn bảy ngày.

Những điềm lành thuật lại trên đây, vốn là vì chúng sinh chứ không phải vì chính mình. Tôi thấy được điềm lành, không dám dấu diếm, xin cung kính ghi lại phía sau quyển Sớ, để cho đời sau được nghe biết. Nguyện chư chúng sinh nghe xong, sinh khởi lòng tin, những người thấy biết đều sinh Tịnh Độ, đồng thành Phật Đạo. Nghĩa lý này đã được thỉnh cầu sự chứng minh xong, mỗi câu mỗi chữ, không thêm không bớt. Vị nào muốn sao chép, phải nên y theo phương pháp sao chép kinh điển!”

Quán Kinh Sớ của ngài Thiện Đạo là chỉ nam cho sự vãng sinh Tây Phương, là mắt là chân cho hành giả, bởi vậy, hành giả tu hạnh vãng sinh Tây Phương, phải nên trân kính!

Trong đây mỗi đêm mộng thấy một vị tăng đến chỉ dạy phần Huyền Nghĩa, vị tăng đó có thể là Đức Phật A Di Đà. Nếu vậy, quyển Sớ này có thể gọi là “A Di Đà Truyền Sớ ”, vả lại, đời Đường tương truyền rằng ngài Thiện Đạo là hóa thân của Đức A Di Đà, nếu vậy, quyển Sớ này lại có thể gọi là “A Di Đà Trực Thuyết Sớ ”. Ở trên nói: “Muốn sao chép, phải nên y theo phương pháp sao chép kinh điển”, đây là lời thành thực.

Ngước tìm bổn địa, Ngài là Pháp Vương của Bốn mươi tám nguyện, nói mười kiếp thành Phật, quyết định nương tựa câu Niệm Phật.
Cúi hỏi thùy tích, Ngài là Đạo Sư của Chuyên tu Niệm Phật, giảng tám muôn chánh thọ, không chút nghi ngờ sự Vãng sinh.
Bổn môn, tích môn tuy khác, nhưng sự giáo hóa dẫn đạo thì giống nhau.

Bần đạo (Pháp Nhiên) đã đọc kỹ quyển Sớ này, tuy chỉ hiểu sơ sài vài ý chính, liền vội xả bỏ các tạp hạnh khác, quy tâm Niệm Phật. Từ đó đến nay, hoặc tự mình tu tập, hoặc dạy bảo người khác, cũng chỉ là một hạnh Niệm Phật. Như vậy đối với người đến hỏi đạo, chỉ bày cho họ tu hạnh vãng sinh, còn như đối với người khế cơ, dạy bảo cho họ công hạnh Niệm Phật. Phần đông đều tin theo, nhưng vẫn có một số ít không tin.
Nên biết:
Giáo lý Tịnh Độ, thích ứng thời cơ mà phát triển,
Công hạnh Niệm Phật, tùy theo thời tiết mà đổi thay.​

Bần đạo tuy không cầu sự cung kính, nhưng cũng không có cách nào từ chối sự yêu cầu của đại chúng, bèn gom góp, chỉnh lý những lời dạy quan yếu thành tập sách này, thuật lại một cách dư thừa những yếu nghĩa Niệm Phật. Vả lại, bần đạo do vì chỉ chiếu cố đến lời chỉ thị của hai Đức Như Lai, mà quên đi kiến thức hủ lậu của mình, đây cũng là một điều rất ư là “không tự biết hổ thẹn”, hy vọng các bậc cao nhân sau khi xem xong, đem chôn kín vào góc tường, đừng để rơi rớt trước sân, e rằng có những kẻ phá pháp, nhân đây sẽ đọa vào ác đạo .

Tuyên Trạch Bổn Nguyện Niệm Phật tập - Ngài Pháp Nhiên. (Thích Tịnh Nghiêm dịch Hán Việt)

Ngài Pháp Nhiên vãng sanh vào lúc giữa trưa ngày 25 tháng 2 năm 80 tuổi (1212). Trước đó vài ngày, ngài nói với các đệ tử:

“ Tiền thân của Thầy là một vị tăng ở bên Thiên Trúc (Ấn độ cổ thời), thường tu hạnh đầu đà. Nay đến chốn này học Thiên Thai Tông, sau rốt mở Tịnh Độ Tông, hoằng dương Niệm Phật.”

Đệ tử Thế Quán hỏi: Thưa Thầy! Là vị nào?

Ngài đáp: Là ông Xá-Lợi-Phất.

Lại có đệ tử khác hỏi: Thầy nay có vãng sanh về Thế-giới Cực-Lạc không?

Ngài đáp: Thầy vốn là người của Cực Lạc thì dĩ nhiên trở về Cực Lạc.
Niệm Phật Tông Yếu
 

nguyenjobvn

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 7 2016
Bài viết
226
Điểm tương tác
79
Điểm
28
"Nếu muốn mau thoát khỏi nỗi khổ luân hồi thì không gì bằng trì danh niệm Phật, cầu sanh thế giới Cực Lạc. Nếu muốn quyết định được sanh về thế giới Cực Lạc thì lại không gì bằng lấy Tín để dẫn đường, lấy Nguyện để thúc đẩy. Tin xác quyết, nguyện khẩn thiết, dù tán tâm niệm Phật cũng chắc chắn được vãng sanh. Lòng tin chẳng chân thật, nguyện chẳng dũng mãnh, dù nhất tâm bất loạn cũng chẳng được vãng sanh.

Thế nào là Tín?
- Một là tin vào nguyện lực của Phật A Di Ðà.
- Hai là tin vào lời dạy của đức Thích Ca Văn Phật.
- Ba là tin vào lời khen ngợi của sáu phương chư Phật.
Phàm là bậc chánh nhân quân tử trong thế gian còn chẳng nói dối, huống hồ là Di Ðà, Thích Ca, sáu phương chư Phật há lại vọng ngữ sao? Chẳng tin điều này thì thật chẳng còn cách nào cứu được nữa. Vì thế, trước hết phải sanh lòng tin sâu xa.

Thế nào là Nguyện?
- Trong hết thảy thời, chán ghét nỗi khổ sanh tử cõi Sa Bà, ưa thích, hâm mộ niềm vui Bồ Ðề cõi Cực Lạc.
- Làm bất cứ điều gì thiện hay ác, nếu thiện thì hồi hướng cầu vãng sanh, ác thì sám nguyện cầu vãng sanh, không còn chí gì khác. Ðấy gọi là Nguyện.

Tín - Nguyện đã đầy đủ thì Niệm Phật chính là chánh hạnh; cải ác tu thiện đều là trợ hạnh. Tùy theo công sức sâu cạn mà chia thành chín phẩm, bốn cõi Tịnh Ðộ, mảy may chẳng lạm. Chỉ cần tự kiểm điểm lấy mình, chẳng cần phải hỏi người khác nữa.

Nghĩa là:
1. Tín sâu nguyện thiết niệm Phật, nhưng lúc niệm Phật, tâm nhiều tán loạn thì là Hạ Phẩm Hạ Sanh.
2. Tín sâu, nguyện thiết niệm Phật nhưng lúc niệm Phật tán loạn giảm thiểu thì là Hạ Phẩm Trung Sanh.
4. Tin sâu, nguyện thiết niệm Phật, nhưng lúc niệm Phật lại chẳng tán loạn thì là Hạ Phẩm Thượng Sanh.
5. Niệm đến Sự Nhất Tâm Bất Loạn, chẳng khởi tham, sân, si thì thuộc vào ba phẩm Trung Sanh.
6. Niệm đến Sự Nhất Tâm Bất Loạn, tùy ý đoạn Kiến Tư Hoặc hay Trần Sa Hoặc trước và cũng hàng phục được vô minh thì thuộc vào ba phẩm Thượng Sanh.

Vì thế, tín nguyện trì danh niệm Phật sanh trong chín phẩm, đích xác chẳng lầm.

Hơn nữa,
1. Tín nguyện trì danh, tiêu phục nghiệp chướng, đới nghiệp vãng sanh chính là Phàm Thánh Ðồng Cư Tịnh Ðộ.
2. Tín nguyện trì danh, đoạn sạch Kiến Tư Hoặc mà vãng sanh thì là Phương Tiện Hữu Dư Tịnh Ðộ.
3. Tín nguyện trì danh, phá tan một phần vô minh mà vãng sanh chính là Thật Báo Trang Nghiêm Tịnh Ðộ.
4. Tín nguyện trì danh, trì đến chỗ cứu cánh, đoạn sạch vô minh mà vãng sanh thì chính là Thường Tịch Quang Tịnh Ðộ.

Vì thế trì danh sanh trong tứ độ cũng là điều đích xác chẳng lầm vậy. "


Luận về Trì danh niệm Phật - Ngài Ngẫu Ích Trí Húc.
 

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2014
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Bạn Nguyenjobvn thân mến, mình chưa hiểu đoạn này
Thế nào là Tín?
- Một là tin vào nguyện lực của Phật A Di Ðà.
- Hai là tin vào lời dạy của đức Thích Ca Văn Phật.
- Ba là tin vào lời khen ngợi của sáu phương chư Phật.
Tại sao lại phân chia ba niềm tin nơi 3 ông Phật ? Phải chăng bạn dựa theo kinh A Di Đà, và Kinh Vô lượng Thọ để nói điều trên?
Lời Phật Thích Ca thuyết về cõi Tịnh Độ
Lời phát nguyện của Pháp Tạng Tỳ Kheo ?
Lời khen ngợi sáu phương Phật đối với Kinh A Di Đà ?
Cảm ơn bạn
 

chieuquan

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
3 Thg 2 2016
Bài viết
125
Điểm tương tác
58
Điểm
28
"Mình có chết không ? Có cái gì không chết không ?

Cái thể xác phải chết, Phật Thích Ca còn phải chết mà ! Nhưng mà có một cái không chết, cái đó chính là "linh hồn", mà cái đó ở đâu ? Nó ở khắp nơi, bàn bạt trên không gian. Giống như điện này, giống như làn sóng điện vậy. Nó mượn cái thể xác này để phát hiện qua 6 căn.
- Con mắt là bóng đèn
- Cái lỗ tai là quạt máy
- Cái lỗ mũi là bàn ủi điện
- Cái miệng là cái tủ lạnh, chẳng hạn...nó nhiều cái, mà nói bóng đèn cho gọn một chút.

Khi tôi ghim luồng điện linh hôn vô, thì quạt máy nó quay, bóng đèn phát ra ánh sáng, bàn ủi nó cho sức nóng, tủ lạnh nó cho hơi lanh...phải thế không ?
- Thế là cái quạt máy quay là nhờ cái gì ?.
- Cái bóng đèn cho ánh sáng là nhờ cái gì ?
- Cái tủ lạnh cho cái lạnh là nhờ cái gì ?
Nếu rút luồng điện linh hồn ra rồi thì cái này còn hoạt động nữa không ?

Ờ bây giờ chúng ta tu, đợi cái quạt máy này nó hư rồi, thì đút luồng điện linh hồn vào thì cái quạt máy có quay không ? Rồi bóng đèn nó đứt rồi, đút luồng điện vô nó cho ánh sáng không ?...

Nếu như bây giờ mắt, tai, mui, thân còn tốt, mà tôi rút cái luồng điện linh hồn này ra thì mắt còn thấy, tai còn nghe được không ?

Nếu quy vị tu trên sắc thân này thì lẩn quẩn lắm, quý vị có thể bị nghiệp khảo, có thể bị bỏ cuộc !

1. Niệm Phật đếm từ 1 đến 10
2. Niệm Phật khỏi đếm
3. Khỏi cần niệm Phật.
4. Chìm đắm trong trạng thái niệm Phật.
5. Ra khỏi trạng thái chìm đắm này.

Thì đó là tu trên sắc thân ấy đấy ! Tu trên nhất niệm. Tập trung vào một cái đối tượng, gạt hết tất cả mọi đối tượng khác ra...Có người tập trung mạnh, cho tới nhức cái đầu, rồi hỏi tôi làm sao cho hết sư ? Tôi nói làm sao là không hết đâu. Bây giờ cô bớt tập trung lại, cô nói nếu mà bớt tập trung thì nó bớt nhức, mà tập trung mạnh vào cái câu niệm Phật thì nó nhức cái đầu. Tôi nói cái đó là dĩ nhiên rồi, nó còn ấn chứng nữa đấy ! Cái đó là một trong vô lượng ấn chứng: cô còn có thể thấy cảnh giới Tiên, cảnh giới này, cảnh giới kia...thấy cảnh giới A Di Đà, thấy đủ cảnh giới hêt. Có khi thấy mình bay bổng. Mà nếu cô cho cái đó là thật, cô lọt ngũ ấm ma. Cô thích thú nó, lọt ngũ ấm ma. Còn cô chán ghét nó, lọt ngũ ấm ma.

Cô chỉ nhìn nó như là nó, nó chỉ là cái tuồng hát thôi !

Chúng ta tu là tu trên tư tưởng hoặc trên bát nhã. Trên vấn đề tập trung hoặc trên vấn đề lắng nghe của "linh hồn". Tu trên "linh hồn" là tu theo đạo Phật, tu theo tư tưởng là tu theo uế độ."


(Lời giảng trực tiếp của Ngài Giác Khang, ghi lại từ video)

Đây là suy nghĩ rất phổ biến, nhưng lại rất sai lầm về sự nối tiếp trong Phật giáo. Nếu bạn nghĩ rằng có một linh hồn, một bản ngã, tồn tại trong một thể xác và linh hồn đó thoát ra ngoài khi thể xác không còn nữa và rồi biến thành một dạng sống khác,... thì đó không phải là lối tư duy của Phật giáo.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên