- Tham gia
- 14/7/16
- Bài viết
- 249
- Điểm tương tác
- 93
- Điểm
- 28
Bạn Nguyenjobvn thân mến, mình chưa hiểu đoạn này
Thế nào là Tín?
- Một là tin vào nguyện lực của Phật A Di Ðà.
- Hai là tin vào lời dạy của đức Thích Ca Văn Phật.
- Ba là tin vào lời khen ngợi của sáu phương chư Phật.
Tại sao lại phân chia ba niềm tin nơi 3 ông Phật ? Phải chăng bạn dựa theo kinh A Di Đà, và Kinh Vô lượng Thọ để nói điều trên?
Lời Phật Thích Ca thuyết về cõi Tịnh Độ
Lời phát nguyện của Pháp Tạng Tỳ Kheo ?
Lời khen ngợi sáu phương Phật đối với Kinh A Di Đà ?
Cảm ơn bạn
Kính bạn hungmq,
Sự phân chia này là do Ngài Ngẫu Ích phân định, chẳng phải do tự trí của mình.
Theo thiển ý của mình,
Đúng như bạn nói, Ngài đã y cứ nơi 2 bộ Kinh Tịnh độ là Kinh Vô Lượng Thọ Phật và Kinh A Di Đà.
Chỗ "Tin vào Nguyện lực Phật A Di Đà" được ghi trong Kinh Vô Lượng thọ; còn chỗ tin "vào lời dạy của đức Thích Ca Văn Phật" và tin vào "lời khen ngợi của sáu phương chư Phật" thì được chép nơi Kinh A Di Đà.
Tại sao sự phân định Tín là "đủ" lại quyết định nơi 3 chỗ này ?
1. "nguyện lực của Phật A Di Đà":
(Lưu ý là Ngài dùng từ "nguyện lực" thay vì nói là "bổn nguyện" là bởi bổn nguyện đã thành tựu, sự thành tựu này là nơi công hạnh thật hành huân tu nhiều kiếp chẳng phải nơi phát nguyện "suông".
Vd: nguyện như "tôi sẽ mua cho anh một cái nhà"; thì hạnh là đi kiếm tiền sau khi đủ tiền thì công hạnh viên mãn nên nói "tôi đã có thể mua cho anh một cái nhà". Cho nên do "hạnh" thành tựu mà nguyện có "lực", lực này ám chỉ nơi thật hạnh, thât chứng vậy ! Là khả năng có thật, chẳng phải hư dối ! Là "anh sẽ có nhà", anh cứ tin tôi ! )
Tại sao chẳng Tin thì chẳng thể vãng sanh ? Vì tự lực chúng sanh nghiệp chướng chẳng thể "mua nhà riêng cho mình có nơi cư trú an ổn lâu dài". Nay có người hứa nguyện rằng sẽ "cho ở nhờ miễn phí nơi an ổn lâu dài" lại chẳng tin rằng người ta có nhà. Thì dù rằng người ta có mời mọc, chờ đón để đưa về nhà thật tâm tới đâu đi nữa, người này khi "vô gia cư" quyết chẳng tới nơi đã hẹn, mà theo ý nguyện tín tâm đặt nơi nào mà sẽ chạy về nơi đó cư trú !
Đây là chỗ trong Kinh Lăng Nghiêm nói "sống thì tùy thuận theo tập khí, chết thì biến đổi theo dòng nghiệp". Để cho "dòng nghiệp" lôi dẫn, lỗi chẳng phải do Phật hứa nguyện mà chẳng làm, mà bởi vì thật lòng "chưa tin" Phật sẽ lai nghinh tiếp dẫn về nơi an ổn !
Không tin chỗ này, thì Phật tới rước, cũng chẳng thấy được Phật ! Do không thấy được Phật nên tâm chẳng được chỗ không "điên đảo", vì thế mà trí nguyện vãng sanh không thành tựu được vậy !
2. "lời dạy của đức Thích Ca Văn Phật".
Lời dạy của đức Phật rất nhiều, nay lại nhấn mạnh phải tin lời Phật là muốn ám ý tin vào pháp "chấp trì danh hiệu" Ngài chỉ dạy nơi pháp hội Kinh A Di Đà. Vì sao ? Vì nếu chẳng có pháp hành tương ưng với bổn nguyện của đức Phật A Di Đà, thì chẳng được Ngài tiếp dẫn; Nơi pháp hành để được tiếp dẫn lại nhiều, nay dùng Phật Nhãn quán sát, Phật Trí tuyển chọn, lấy pháp "chấp trì danh hiệu" làm chỗ y cứ, phế bỏ tất cứ các công hạnh khác ! Là muốn chúng sanh chuyên tâm nhất ý nơi Pháp thù thắng nhất, pháp lợi ích nhất, pháp gần gũi phù hợp căn cơ chúng sanh nhất !
Phật đã tự mình tuyển trọn, tự mình răn dạy, tự mình phó chúc, tự vấn tự thuyết là bởi đại nguyện độ tấn hết thảy chúng sanh tới nơi giải thoát rốt ráo. Chúng sanh mê lầm chẳng rõ bổn nguyện, chẳng biết trạch pháp, này nếu chẳng tin sự phó chúc ấy, là y cứ nơi các pháp khác thì là làm trái ý nguyện của đức Thích Ca vậy.
Hơn nữa, sau khi nói về Tín Nguyện, Ngài Ngẫu Ích có bàn tới chỗ công hạnh và sự thù thắng của pháp Trì Danh, nên lấy chỗ phó chúc của Phật dạy pháp này làm chỗ phát khởi tín tâm cho hành giả, để người học pháp biết rằng chẳng phải Ngài ức niệm, ức trí tự mình tuyển trạch mà là Ngài y cứ tuân theo lời phó chúc của Phật mà thôi !
3. "lời khen ngợi của 6 phương chư Phật"
Nơi Kinh A Di Đà, sáu phương chư Phật (thực ra là 10 phương, do có sự lược giản của Ngài Cưu Ma La Thập khi dịch từ phạn văn sang hoa văn) đồng chứng minh
"Chúng sanh các ngươi phải nên tin Kinh: Xưng Tán Bất
Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này".
Vãng Sinh Lễ Tán của Ngài cũng dẫn A Di Đà Kinh nói: Hằng sa chư Phật ở phương đông, các phương nam, tây, bắc, cùng phương trên dưới, mỗi phương cũng đều có hằng sa chư Phật, mỗi vị đều ở cõi nước của mình, hiện tướng lưỡi rộng dài, biến khắp tam thiên đại thiên thế giới, nói lời thành thực như sau:
Tất cả chúng sinh, phải nên tin tưởng kinh Tất Cả Chư Phật Hộ Niệm này. Vì sao gọi là Hộ Niệm? Nếu có chúng sinh xưng niệm Phật A Di Đà, hoặc bảy ngày, một ngày, nhẫn đến mười tiếng, một tiếng, hoặc một niệm, v.v.., ắt được vãng sanh, chư Phật chứng thành sự việc này, nên gọi là Hộ Niệm Kinh.
Lại nói:
Sáu phương Phật, tướng lưỡi chứng minh
Chuyên xưng danh hiệu, sinh Tây Phương
Đến đó, hoa nở, nghe diệu pháp
Thập địa hạnh nguyện, tự nhiên thành.
Lại nữa, Quán Kinh Sớ của Ngài cũng dẫn A Di Đà Kinh nói: Thập phương chư Phật, v.v.., e rằng chúng sinh không tin lời dạy của Phật Thích Ca, các Ngài bèn đồng tâm, đồng thời, mỗi vị hiện
tướng lưỡi, biến khắp tam thiên đại thiên thế giới, nói lời thành thực như sau: Này các chúng sinh, phải nên tin nhận lời dạy dỗ, khen ngợi, chứng minh của Đức Phật Thích Ca: Tất cả phàm phu, bất luận tội phước nhiều ít, thời cơ gần xa, chỉ cần, hoặc trọn một đời, hoặc chỉ một ngày, bảy ngày, một lòng chuyên niệm danh hiệu Phật A Di Đà, nhất định sẽ được vãng sinh, chắc chắn không nghi.
(Tuyên Trạch Bổn Nguyện Niệm Phật tập - Ngài Pháp Nhiên)
Cần phải nói tới điểm thứ 3 này là muốn chúng sanh hoàn toàn tin tưởng nơi pháp chấp trì danh hiệu mà đức Phật đã chỉ dạy vậy ! Hễ niệm Phật là nhất định sẽ được vãng sanh !
Tin "nguyện lực" của Phật A Di Đà, tin "pháp môn chấp trì danh hiệu" của đức Thích Ca. Tin mình cũng có khả năng vãng sanh, hễ tha thiết cầu sanh mà niệm Phật là lâm chung Phật sẽ lai nghinh tiếp dẫn. 3 điều này (nguyện, pháp và bản thân) không nghi gọi là Tin đầy đủ !
Nam mô A Di Đà Phật !