K

Hàng phục tâm

Quay lại

Registered
Phật tử
Reputation: 20%
Tham gia
15/7/13
Bài viết
100
Điểm tương tác
76
Điểm
28


Nếu "hàng phục tâm" là "chí nguyện" thì lời rơi vào chỗ nhị nguyên đối đãi tức có bắt đầu là buông bỏ cái "ta", "của ta" (vui, buồn, thương, ghét, giận, hợn...v.v và...v.v.) để có cứu cánh tức mục đích không có gì là "ta", "của ta".
Thưa, trước là nói ở tầng cạn, tầng cạn phải dụng ngôn từ, có "bắt đầu" và "cứu cánh", có "buông bỏ" vọng tâm và không "Ta", không "của Ta". Ngay chử "chí nguyện" đã là cạn cợt lắm rồi vậy. Vì vậy, có lần thưa với đ/h :"Đạo bổn vô ngôn, ngôn sanh lý tán". Kinh có viết rằng Đức Bổn Sư có lần dùng im lặng mà trả lời câu hỏi của Ngoại đạo, Ngài Duy Ma Cật im lặng để trã lời câu hỏi "lý bất nhị", và Nhị Tổ Huệ Khả trả lời Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma bằng im lặng. Đạo hửu lý luận nhiều và cao, thật tình là tâm phục.

Hơn nữa công phu này cũng hơi bị...rườm rà nếu không muốn nói thừa; Bởi nếu không có ta thì làm gì có của ta hay không có của ta thì làm sao sanh ta; mà những cảm giác "buồn, giận, thương,..." này lại thuộc "Sở Nhiếp" tức của ta chứ không thuộc Năng nhiếp tức "Ta". Mà nếu muốn nói đồng điều ngự cả "Ta" lẫn "Của Ta" thành Không thì rơi vào chỗ Ngoan Không tức Vô Năng, Vô Sở thì làm gì có Thấy, Nghe, Cảm, Biết. Hay Trừng Hải này chưa không hiểu hết ý của đạo hữu? Nếu vậy xin đạo hữu nói rỏ thêm cho.
Thưa, năng nhiếp hay sở nhiếp thật ra tôi không rành cho lắm, kể cả chử vô năng vô sở, ngoan không!
Thấy, nghe, cãm biết thì chỉ là thấy nghe cãm biết, vậy thôi.
Thông thường, mắt thấy sắc, đối với sắc đáng nhớ thì khởi tâm yêu thích, lưu giử thậm chí sanh ra hàng dài phía sau sắc thấy, đối với sắc không đáng nhớ khởi tâm ghét bỏ, lưu giử tâm ghét bỏ ấy, tích chứa lâu dần tạo thành tính "ghét" không ưa khi thấy sắc ấy. Nghe, cảm, biết giống như vậy.
Phàm phu chúng ta, có "ta yêu" "ta ghét" ... v.v ... từ tàng thức, lưu giử, tích chứa mà ra đấy thôi. Lưu giử, tích chứa tất nhiên là "của Ta", và dùng từ "của Ta" là một phần nói tới tàng thức ấy. Thí dụ như người Việt thì thấy da trắng, môi mỏng, mũi thẳng,... là đẹp, còn người Châu Phi thấy đẹp là da đen bóng, môi dày, mũi mận ... củng là đẹp mà thôi.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,347
Điểm tương tác
965
Điểm
113


Thưa, trước là nói ở tầng cạn, tầng cạn phải dụng ngôn từ, có "bắt đầu" và "cứu cánh", có "buông bỏ" vọng tâm và không "Ta", không "của Ta". Ngay chử "chí nguyện" đã là cạn cợt lắm rồi vậy. Vì vậy, có lần thưa với đ/h :"Đạo bổn vô ngôn, ngôn sanh lý tán". Kinh có viết rằng Đức Bổn Sư có lần dùng im lặng mà trả lời câu hỏi của Ngoại đạo, Ngài Duy Ma Cật im lặng để trã lời câu hỏi "lý bất nhị", và Nhị Tổ Huệ Khả trả lời Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma bằng im lặng. Đạo hửu lý luận nhiều và cao, thật tình là tâm phục.

Thưa, năng nhiếp hay sở nhiếp thật ra tôi không rành cho lắm, kể cả chử vô năng vô sở, ngoan không!
Thấy, nghe, cãm biết thì chỉ là thấy nghe cãm biết, vậy thôi.
Thông thường, mắt thấy sắc, đối với sắc đáng nhớ thì khởi tâm yêu thích, lưu giử thậm chí sanh ra hàng dài phía sau sắc thấy, đối với sắc không đáng nhớ khởi tâm ghét bỏ, lưu giử tâm ghét bỏ ấy, tích chứa lâu dần tạo thành tính "ghét" không ưa khi thấy sắc ấy. Nghe, cảm, biết giống như vậy.
Phàm phu chúng ta, có "ta yêu" "ta ghét" ... v.v ... từ tàng thức, lưu giử, tích chứa mà ra đấy thôi. Lưu giử, tích chứa tất nhiên là "của Ta", và dùng từ "của Ta" là một phần nói tới tàng thức ấy.

___________________________

Chào đạo hữu Quay lại và kingvua:

_ Trước xin có đôi lời trao đổi với đạo hữu Quay lại: Đa tạ lời của đạo hữu dành cho Trừng Hải, thật ra khi chúng ta trao đổi thì cả hai đều chung một lòng cùng nhau thấu hiểu chỗ diệu lý của Phật Pháp là chí bảo vô thượng tại thế gian mà đến chỗ kiến giải đồng hòa nên cả hai đều có chỗ ích lợi mà thôi.
Trừng Hải cũng đồng ý và thán phục đạo hữu ở chỗ chỉ thẳng công phu là nơi kiến văn giác tri-thấy nghe cảm biết của tâm vô phân biệt mà hiện tâm đồng nhất cảnh tuyệt tích ái dục và tà kiến mới là chỗ tri hành của người dụng tâm tu học; Còn những tri thức về Năng, Sở , Ngoan không thì biết cũng được mà không biết cũng xong, hề hề. Trừng Hải xin có đôi lời đề cập đến kiến văn giác tri-thấy nghe cảm biết nhằm khởi tánh dụng của tâm vô phân biệt để cả hai tiếp tục trao đổi thêm.
Như ta biết thân ngũ uẩn có năm cửa ở ngoài là mắt tai mũi lưỡi thân và một cửa ở trong là Ý được gọi là Lục Quan Năng (khác với tâm lý học hiện đại thì chỉ có năm giác quan). Khi ngũ quan năng mắt tai mũi lưỡi thân tiếp xúc với cảnh trần là sắc thanh hương vị xúc sanh tiền ngũ thức; do bởi tiền ngũ thức tự nó không nhận biết được cảnh trần nên phải nương tựa vào Ý (Nếu tiền ngủ thức tự nhận biết được cảnh trần thì thức chuyển thành trí là Thành Sở Tác Trí theo Duy Thức tông hay như Pháp Bảo Đàn Kinh dạy lúc Ngộ thì Pháp Tánh chuyển nên Hàm Tàng Thức ra ngoài ngủ căn môn mà nhận biết cảnh trần); nên nếu Ý sanh Ý Thức tức Xúc ô nhiễm tức phân biệt Yêu, Ghét thì Kiến, Văn (tức thân biểu khẩu biểu) có Giác (tức Cảm giác-Thọ) là yêu ghét nên Tri (là Tri Giác tức Tưởng) là Yêu hay Ghét mà sanh tâm phân biện. Vậy thì công phu phải nằm ở chỗ điều ngự Ý tức Ý thức.

Vậy thì xin đạo hữu cho biết việc điều ngự Ý như thế nào để được gọi là Vô Tâm hay Vô Niệm mà khởi sanh tánh dụng của tâm vô phân biệt. Kính

_ Đạo hữu kingvua: Trước hết Trừng Hãi xin lập lại lời hoàn toàn đồng ý ở chỗ không khởi Ý, tức tâm bình ý tĩnh trong quá trình tu hành. Cái chỗ không chấp thân tứ đại bởi tứ đại giai không là Không Giới; Và tuyệt diệt hành nghiệp tức chấm dứt nhân quả mà an nhiên tự tại hoằng pháp cho chúng sanh thì Trừng Hải có biết chút chút, và cũng biết các cảnh giới này đều quá xa vời tới mức huyễn hoặc để mà đề cập đến đối với Trừng Hải này. Còn chỗ tác ý nảy sanh gây cảnh khổ thì cứ "ngang nhiên" lãnh nhận để "hàng phục tâm" là cảnh giới của bậc đắc đạo "Ngoài lìa chư duyên. Trong bặt nghĩ tưởng, Tâm như tường vách..." thì còn chi để nói nữa.
Còn chữ "Diệu" mà đạo hữu nói là không phân biệt như cảnh hiện trong gương (lại cũng quay về chuyện ý tĩnh, tâm bình) thì không lẽ, hề hề, đạo hữu chỉ thấy núi là núi sông là sông rồi là xong??? Và đạo hữu khuyên Trừng Hải này cứ lặng lẽ quan sát không ý niệm so sánh (cũng ý tĩnh tâm bình, không có gì khác nữa sao?) thì sẽ hiểu và chứng minh lời Phật Tổ dạy là xong thì quả thật Trừng Hải này không hiểu đạo hữu nói cái gì???!!! Hay đạo hữu muốn Trừng Hải này đình ngôn tức...game over??? Nếu vậy thì Trừng Hải xin y lời mà cúp pê i xì tức xì tốp. Thân

Đồng Kính, hề hề
 

thanhvan

Registered
Phật tử
Reputation: 24%
Tham gia
9/9/13
Bài viết
156
Điểm tương tác
56
Điểm
28
Gửi hai đạo hữu


“Chính ngay lúc dụng tâm, ngay đó không tâm dụng; không tâm ngay đó dụng, thường dụng ngay đó không”.
Nhờ đạo hữu Quay lại và KingVua nói về công phu này cho mọi người hiểu .Hãy nói trên công phu của mình đã đi qua, vì sẽ còn có câu hỏi sau nữa. Rất cám ơn nhiều
 

Chùa Phước Thành

Registered
Phật tử
Reputation: 21%
Tham gia
29/6/13
Bài viết
121
Điểm tương tác
58
Điểm
28
Kính các Bác.
Xin cho chúng con tham gia với nha:


“Chính ngay lúc dụng tâm, ngay đó không tâm dụng; không tâm ngay đó dụng, thường dụng ngay đó không”.
Nhờ đạo hữu Quay lại và KingVua nói về công phu này cho mọi người hiểu .Hãy nói trên công phu của mình đã đi qua, vì sẽ còn có câu hỏi sau nữa. Rất cám ơn
nhiều



Đó là DIỆU DỤNG.
 

kingvua

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 8%
Tham gia
11/5/11
Bài viết
51
Điểm tương tác
16
Điểm
8

“Chính ngay lúc dụng tâm, ngay đó không tâm dụng; không tâm ngay đó dụng, thường dụng ngay đó không”.
Nhờ đạo hữu Quay lại và KingVua nói về công phu này cho mọi người hiểu .Hãy nói trên công phu của mình đã đi qua, vì sẽ còn có câu hỏi sau nữa. Rất cám ơn nhiều
Chào bạn thanhvan.Bạn viết
Chính ngay lúc dụng tâm, ngay đó không tâm dụng
Lúc dụng tâm :thấy nghe,xúc,...qua đối cảnh nếu có tâm khởi ý so sánh đẹp,xấu,hơn,thua,...bạn sẽ không thấy cảnh như thật.Hay thấy,nghe,...bằng vọng tâm,thấy sanh diệt,niệm tan thấy dừng.Ngược lại khi không tâm dụng tức tâm thanh tịnh ,bạn thấy cảnh như thật.Cảnh hiện trong tâm bạn.Nhưng thực hiện điều nầy lại không dễ vì chúng ta thường có cảnh lại có ý.Còn câu sau cũng như vậy.Vài lời trau đổi.Monh bạn thực hành để hiểu lời nầy.Thân.
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,347
Điểm tương tác
965
Điểm
113

“Chính ngay lúc dụng tâm, ngay đó không tâm dụng; không tâm ngay đó dụng, thường dụng ngay đó không”.
Nhờ đạo hữu Quay lại và KingVua nói về công phu này cho mọi người hiểu .Hãy nói trên công phu của mình đã đi qua, vì sẽ còn có câu hỏi sau nữa. Rất cám ơn nhiều
__________________________

Kính chào đạo hữu thanhvan,

Trừng Hải còn đồng cuối cùng để dành cũng xin vào đây vỗ tay tán thưởng vì bội phục.

"Chính ngay lúc dụng tâm, ngay đó không tâm dụng; không tâm ngay đó dụng, thường dụng ngay đó không" Câu khẳng định đáp này thật là tuyệt cú, hề hề. Đạo hữu đã tự mình HỘI THÔNG TÔNG CHỈ VÔ NIỆM của LỤC TỔ HUỆ NĂNG? Xin nói rỏ nếu tự thông đạt hay được gợi ý mà tự thông đạt để Trừng Hải này mở rộng mắt thịt mà lãnh hội được chỗ CHÁNH PHÁP NHÃN TẠNG. Đạ tạ, đa tạ.

Kính, hề hề

TB: Góp ý đôi lời về chữ Hàng Phục Tâm.

Kính thưa quý hữu, chữ Hàng Phục vốn khởi sanh từ Vị Tằng Hữu Sự lúc Phật Đà Sakyamuni đắc Chánh Đẳng Chánh Gíác dưới cội cây Bồ Đề đối với Ma Vương trời Tha Hóa Tự Tại Thiên và ba người con gái nên gọi là Hàng Ma Đại Định, mà trong Kinh Đại Nhật gọi là Hàng Phục Tứ Ma Kim Cương Hí Tam Muội.

Cũng được đề cập đến trong Hàng Long Phục Hổ tức Hàng Phục Ma của chư vị Đại Bồ Tát Ma Ha Tát có thân lấy từ Không Giới là Thể, với Tánh là Phật Tịnh Quốc Độ và Dụng là Thành Tựu Chúng Sanh nên lấy việc độ sanh là hàng phục ma làm chỗ hành Lục Ba La Mật mà trong Kinh Bát Nhã có đề cập lúc Phật Đà trả lời Ngài Tu Bồ Đề là phép An Trụ Tâm-Hàng Phục Tâm.

Còn đối với chúng sanh hữu tình như chúng ta thì như trong Thiền Tông thì Lục Tổ Huệ Năng lấy Vô Tướng làm bổn thể tức Tâm vốn là Không thì làm gì có chuyện hàng phục tâm. Vì vậy khi sử dụng ngôn ngữ cho việc điều ngự tâm chư cổ đức gọi là Tu Tâm.

Vì vậy thưa quý hữu, khi dụng chữ dụng từ ta nên bỏ ra chút ít thời gian tìm hiểu kỷ rồi mới dùng cho chính xác cũng là giữ gìn thuật ngữ Phật Học không bị biến tướng.

Đồng Kính, hề hề.
 

Quay lại

Registered
Phật tử
Reputation: 20%
Tham gia
15/7/13
Bài viết
100
Điểm tương tác
76
Điểm
28

Theo như chỗ Trừng Hải biết có bốn luận thuyết nói về Pháp Tánh. Trong đó thuyết Pháp tánh là Chơn Không Diệu Hữu thuộc Tam Luận Tông của Ngài Cưu Ma La Thập với cải cách của Ngài Gia Tường. Xin cả hai đạo hữu nói rỏ thêm chỗ Diệu Hữu của Chơn Không nó nằm ở nơi nao? Là tâm là tánh là tri, là ngộ..tức nó Hữu ở chỗ nào mà thành Diệu.
Đây xin thưa chuyện về "Chơn Không Diệu Hửu", chuyện nầy củng là "Diệu" mà thôi!

Thưa, như có sân khấu lớn hoành tráng nhưng không có tuồng tích, không có diển viên thì sẻ không có vở diển, tức là : Sân khấu + tuồng tích + diển viên = vở diển (tuồng hát). Trong từng thành tố của vế trái đều là từ "Không", (không diển viên thì có củng như không) thế mà ráp lại thành "Có" vở diển và vở diển có hay, có đạt chính là nhờ tài diển xuất của diển viên , diển viên là thành tố chính làm nên tuồng hát.
Chúng ta là những diển viên trên "vở tuồng đời"., trong đó mỗi người khoác lên mình vai diễn, kỷ sư, bác sĩ, công nhân, làm ruộng, Thầy tu.... v.v.và ..v.v, nhận ra chỉ là "Diễn" thôi thì tất cả biến thành "Diệu", "Diệu diển".

Thưa, ở thí dụ khác, như tấm gương soi. (điều này Đ/H "kinhvua" đã trình bày). Ảnh trong gương "Có" vì ta soi, ngắm nghía, thật sự trong gương chẳng có gì "Chơn Không", nhưng "tánh" của gương là chiếu rọi mọi cảnh vật đến, đi qua nó, nên là "Diệu hửu", chúng ta cứ phẳng lặng như tấm gương, cái gì đến phùng mang trợn mắt, thì "Ta" phùng mang trợn mắt, cái gì đến yểu điệu thục nữ thì "ta" hiện ảnh yểu điệu thục nữ.

Và cuối cùng là vì "Bởi ta sanh sự, nên sự tình mới sanh" "Nếu không sanh sự thì sự nào có sanh". Trong cảnh "Chơn Không" nếu sanh sự thì sanh "Diệu sự", hung hăng, trộm cướp, uống rượu, ăn thịt đều là "Diệu sự" .

Kính
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,347
Điểm tương tác
965
Điểm
113
Đây xin thưa chuyện về "Chơn Không Diệu Hửu", chuyện nầy củng là "Diệu" mà thôi!

Thưa, như có sân khấu lớn hoành tráng nhưng không có tuồng tích, không có diển viên thì sẻ không có vở diển, tức là : Sân khấu + tuồng tích + diển viên = vở diển (tuồng hát). Trong từng thành tố của vế trái đều là từ "Không", (không diển viên thì có củng như không) thế mà ráp lại thành "Có" vở diển và vở diển có hay, có đạt chính là nhờ tài diển xuất của diển viên , diển viên là thành tố chính làm nên tuồng hát.
Chúng ta là những diển viên trên "vở tuồng đời"., trong đó mỗi người khoác lên mình vai diễn, kỷ sư, bác sĩ, công nhân, làm ruộng, Thầy tu.... v.v.và ..v.v, nhận ra chỉ là "Diễn" thôi thì tất cả biến thành "Diệu", "Diệu diển".

Thưa, ở thí dụ khác, như tấm gương soi. (điều này Đ/H "kinhvua" đã trình bày). Ảnh trong gương "Có" vì ta soi, ngắm nghía, thật sự trong gương chẳng có gì "Chơn Không", nhưng "tánh" của gương là chiếu rọi mọi cảnh vật đến, đi qua nó, nên là "Diệu hửu", chúng ta cứ phẳng lặng như tấm gương, cái gì đến phùng mang trợn mắt, thì "Ta" phùng mang trợn mắt, cái gì đến yểu điệu thục nữ thì "ta" hiện ảnh yểu điệu thục nữ.

Và cuối cùng là vì "Bởi ta sanh sự, nên sự tình mới sanh" "Nếu không sanh sự thì sự nào có sanh". Trong cảnh "Chơn Không" nếu sanh sự thì sanh "Diệu sự", hung hăng, trộm cướp, uống rượu, ăn thịt đều là "Diệu sự" .

Kính

___________________________

Chào đạo hữu Quay lại,

Đa tạ lời giải thích của đạo hữu về CHƠN KHÔNG DIỆU HỮU.

Nếu muốn am tường đến chỗ tận tuyệt lâm ly chí thiết thâm mật lại bác đại huyền vi ngời ngời như ánh quang minh hằng hiện tồn bất biến khởi từ nơi xa xôi không thể nghĩ bàn bởi vô minh chưa sanh khởi, mà bí hiểm vị tằng hữu sự phi thường phi phi thường "Thời hồng hoang trời xanh chưa có mặt đất chưa hình thành mắt không thấy tai không nghe trí hôn muội mà, lại hồng bác muôn sự thông đạt" bởi chỉ hiện tồn một chữ DIỆU KHÔNG TRÍ thì e rằng đạo hữu phải trải qua thêm một thời gian dài công phu trên đường VẠN LÝ TẦM CHÂN nhiều nhiều nữa. Hề hề, Trừng Hải cũng chỉ thuật lại lời dạy của người xưa chớ không có ý gì gọi là chỉ trích vì lời vốn thật sự khó hiểu chớ không phải Trừng Hải cố làm cho nó khó hiểu mà thật ra như Ngài Huệ Năng tuyên giảng trên đàn thì lại cực kỳ đơn giản bởi tất cả cũng chỉ bắt đầu từ KIẾN VĂN GIÁC TRI đồng VÔ TƯỚNG VÔ NIÊM VÔ TRÚ là Thể là Tông Chỉ-Bổn Nhiên Tánh nơi mỗi chúng sanh hữu tình mà cũng là ĐẠI SỰ NHÂN DUYÊN bởi đó chính là HỒNG PHƯỚC VÔ BIÊN của MƯỜI PHƯƠNG CHƯ PHẬT.

Đoạn giải thích trên có lẽ lấy từ Kinh Lăng Già ví thân ngủ uẩn chỉ là hóa thân (castle) trên sân khấu với Ý thức là diễn viên, vọng tưởng là khán giả mà cũng là nền tảng của phép KHÁN THOẠI ĐẦU (Xin đọc Kinh Lăng Già, quyển ba) trong Tổ Sư Thiền chỉ để chỉ tâm đó là vọng, là không.
Đoạn sau thì ví tâm như gương sáng (nói rỏ đầu tiên trong Tứ Thập Nhị Chương Kinh, chương không nhớ, hề hề, và ở nhiều kinh luận khác nữa...) chỉ tâm là không.
Tóm lại cả hai không hề có gì gọi là DIỆU mà chỉ là BÌNH nơi chữ HÀNH; bình bồng trên sóng nước phù sanh mà biết về nơi nao??? Là bước đầu của người quy hướng Phật Đạo nên như nhiên trước BÁO CHƯỚNG bởi chỉ gọi là sơ tâm biết chữ Khổ-KHỔ, Vô Thường-KHỔ hay Vọng tức thị KHỔ.

Vài lời góp ý gọi là với lòng chân thành của người đồng tu, đồng chí chớ không có ý gì. Xin chớ cho là lời chê trách, mong lắm thay.

Kính, hề hề
 

thanhvan

Registered
Phật tử
Reputation: 24%
Tham gia
9/9/13
Bài viết
156
Điểm tương tác
56
Điểm
28
Kính chào mọi người

Vậy là câu hỏi về công phu trong Thiền Tông đã đi qua. Thật tiếc là cả hai đạo hữu Kingvua và Quay lại không nói đúng chỗ của Thiền Tông. Thanhvan xin được nói một chút hiểu biết về vấn đề này. Thiền Tông khác với các pháp môn khác ở chỗ là không cho suy lường , lìa ngôn ngữ, chính là chỉ cái chỗ Hành. Người chân thật dụng công ( Tham Thiền ) cốt ở nghi tình. Câu thoại đầu phải thực sự chính trong tâm mình. Câu thoại đầu đề lên đứng đắn, ngay khi dụng tâm quay lại xem thì thấy chẳng có tâm để mà dụng, lúc không có nổi tâm dụng thì ngay đó đang được dụng, dụng lâu rồi thì cái đang đó cũng không có.
ngay khi có tâm dụng, ngay đó không có tâm biết, đều không ngoài cái hữu tâm dụng, vô tâm dụng. Thế nào hữu tâm dụng? Thế nào là vô tâm dụng? Trước hết phải biết câu thoại đầu ta tham là của chính ta, nếu là từ người mà đến thì hữu tâm và vô tâm đều dùng không được.
Tham thiền cốt ở chỗ có nghi tình thì mới đúng là câu thoại đầu của chính mình, cũng là tiêu tiền của mình… chỉ tiếc rằng hai người đã dùng tâm ý thức suy lường mà không ở ngay trên công phu mà lĩnh hội.Thiền Tông không cho ghi nhớ , những gì học được cần phải xả bỏ, đến cái xả bỏ cũng xả bỏ luôn mới có phần. Tham Thiền cốt nhìn vào chỗ khi mà niệm chưa sanh khởi mà Tham ( cũng gọi là Thoại Đầu ) mà Khán. Nếu chân thật dụng công thì chắc chắn ai cũng sẽ đến đoạn này. Đây cũng chỉ là mới đoạn đầu của sơ tâm tham cứu mà thôi. Kính mong hai đạo hữu thử soi xét xem công phu của bản thân đã thực sự chân thật hay chưa?
Thanhvan xin được nói rằng toàn bộ những gì bác Trừng Hải nói là điều chân thật như lời người Thầy chỉ bảo ,mà lòng tràn đầy yêu thương như cha, mẹ đối với con. Người thực sự tham cứu vì sanh tử không lẽ nào lại không hiểu được lời bác ấy nói. Thanhvan tôi từ ngày quyết chí , tự mình tham cứu ( Tham Thiền ), nghiền ngẫm ngữ nghĩa ở ngữ lục ,kinh điển, luật, luận của Phật Tổ để lại qua các trang mạng internet, cùng với sự tiếp xúc trao đổi với nhiều người. Đặc biệt bởi có nhân duyên mà được gặp bác Trừng Hải ở đây. Bác đã không ýt lần vạch lối mở đường, Thanhvan tôi vô cùng cảm phục và quí trọng. Với TínTâm như lời Phật tổ dạy, đồng tin tưởng không một chút nghi ngờ lời Phật,Tổ chẳng bao giờ hư dối. ngày đêm đặt thân tâm trên hai chữ Sanh Tử mà bám chặt thoại đầu khởi nghi tình. Quả thực cũng có lúc tưởng chừng phải tháo lui…Nhưng giờ thì đã khác, câu thoại đầu đã là cơm, là nước là gần như tất cả cuộc sống này. Cám ơn tất cả mọi người , dù có là lời không đồng thuận với Thanhvan thì cũng là lời khích lệ cho Thanvan tôi quyết chí khám phá cái chân thật ở lời chư tổ…
Kính cảm phục bác TRỪNG HẢI, xin được coi lời Thanhvan như là lời của một đệ tử kính lên người thầy tôn kính. Kính chúc bác cùng các đạo hữu mạnh khỏe, hòa hợp chân tình, cùng nhau nối truyền chánh pháp của Như Lai. Thanvan xin đa tạ mọi người
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/9/11
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Đây xin thưa chuyện về "Chơn Không Diệu Hửu", chuyện nầy củng là "Diệu" mà thôi!

Thưa, như có sân khấu lớn hoành tráng nhưng không có tuồng tích, không có diển viên thì sẻ không có vở diển, tức là : Sân khấu + tuồng tích + diển viên = vở diển (tuồng hát). Trong từng thành tố của vế trái đều là từ "Không", (không diển viên thì có củng như không) thế mà ráp lại thành "Có" vở diển và vở diển có hay, có đạt chính là nhờ tài diển xuất của diển viên , diển viên là thành tố chính làm nên tuồng hát.
Chúng ta là những diển viên trên "vở tuồng đời"., trong đó mỗi người khoác lên mình vai diễn, kỷ sư, bác sĩ, công nhân, làm ruộng, Thầy tu.... v.v.và ..v.v, nhận ra chỉ là "Diễn" thôi thì tất cả biến thành "Diệu", "Diệu diển".

Thưa, ở thí dụ khác, như tấm gương soi. (điều này Đ/H "kinhvua" đã trình bày). Ảnh trong gương "Có" vì ta soi, ngắm nghía, thật sự trong gương chẳng có gì "Chơn Không", nhưng "tánh" của gương là chiếu rọi mọi cảnh vật đến, đi qua nó, nên là "Diệu hửu", chúng ta cứ phẳng lặng như tấm gương, cái gì đến phùng mang trợn mắt, thì "Ta" phùng mang trợn mắt, cái gì đến yểu điệu thục nữ thì "ta" hiện ảnh yểu điệu thục nữ.

Và cuối cùng là vì "Bởi ta sanh sự, nên sự tình mới sanh" "Nếu không sanh sự thì sự nào có sanh". Trong cảnh "Chơn Không" nếu sanh sự thì sanh "Diệu sự", hung hăng, trộm cướp, uống rượu, ăn thịt đều là "Diệu sự" .

Kính

Rơi vào "hư vô luận" rồi
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/1/13
Bài viết
1,013
Điểm tương tác
289
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<p style="padding-left: 56px;">
Đạo không cầu do đâu mà được
Coi giấy xưa chấp trước hữu vô
Lân mần dưới gốc cây khô
Mà trông có trái gẫm âu nực cười
Trong mắt người có ngươi mới tỏ
Sách không thầy nói ngỏ làm sao (ngộ!?)
Xưa nay chánh pháp truyền trao
Không thầy há dễ mặt nào nên thân
Khổng thánh nhân ân cần Lão Tử
Huỳnh Đế còn sư Sự Quảng Thành
Thiện Tài ngũ thập tam tham
Thiếu Lâm đoạn tý Thần Quang lưu truyền
Xem lịch sử tiên hiền cổ thánh
Biết bao nhiêu khổ hạnh tham cầu
<BR>(Trích Sám Hồi Tâm)
</span></span>
 

thanhvan

Registered
Phật tử
Reputation: 24%
Tham gia
9/9/13
Bài viết
156
Điểm tương tác
56
Điểm
28
helo

<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<p style="padding-left: 56px;">
Đạo không cầu do đâu mà được
Coi giấy xưa chấp trước hữu vô
Lân mần dưới gốc cây khô
Mà trông có trái gẫm âu nực cười
Trong mắt người có ngươi mới tỏ
Sách không thầy nói ngỏ làm sao (ngộ!?)
Xưa nay chánh pháp truyền trao
Không thầy há dễ mặt nào nên thân
Khổng thánh nhân ân cần Lão Tử
Huỳnh Đế còn sư Sự Quảng Thành
Thiện Tài ngũ thập tam tham
Thiếu Lâm đoạn tý Thần Quang lưu truyền
Xem lịch sử tiên hiền cổ thánh
Biết bao nhiêu khổ hạnh tham cầu
<BR>(Trích Sám Hồi Tâm)
</span></span>

Người chỉ thích ăn sẵn đờm giãi của người khác thì có khác chi...
Hỏi thẳng liệu lời những người đang sống có ai vượt qua lời Phật Tổ. Chỉ tiếc cho hạng người vô tri ,chấp trước, đuổi theo lời nói mà không thấu được diệu nghĩa của chư Phật. cũng là do tự ty hèn nhát mà sinh ra. Chỉ cần dám xả bỏ thân tâm trì cái giới hạnh của chư Phật và Bồ Tát thì tự khắc trong tự tánh sẽ xuất hiện đại thiện tri thức ngay liền đâu phải ở xa.Thử hỏi rằng Người đã ngộ được cái gì ở nơi hai lần qui y chưa? Toàn bộ những gì trên diễn đàn của người chỉ là sao kinh chép luận , hoặc giả chỉ là vài ba câu tiếng Anh thì có gì là minh tâm ?
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/1/13
Bài viết
1,013
Điểm tương tác
289
Điểm
83
Người chỉ thích ăn sẵn đờm giãi của người khác thì có khác chi...
Hỏi thẳng liệu lời những người đang sống có ai vượt qua lời Phật Tổ. Chỉ tiếc cho hạng người vô tri ,chấp trước, đuổi theo lời nói mà không thấu được diệu nghĩa của chư Phật. cũng là do tự ty hèn nhát mà sinh ra. Chỉ cần dám xả bỏ thân tâm trì cái giới hạnh của chư Phật và Bồ Tát thì tự khắc trong tự tánh sẽ xuất hiện đại thiện tri thức ngay liền đâu phải ở xa.Thử hỏi rằng Người đã ngộ được cái gì ở nơi hai lần qui y chưa? Toàn bộ những gì trên diễn đàn của người chỉ là sao kinh chép luận , hoặc giả chỉ là vài ba câu tiếng Anh thì có gì là minh tâm ?
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<p style="padding-left: 56px;">Ai đang nổi sân vậy? Cơn sân này là cái gì?
Tập khí còn quá sâu dầy
Sân, si quen nết, (bởi) không thầy dạy khuyên.

</span></span>
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/1/13
Bài viết
1,013
Điểm tương tác
289
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hi, hi! Thả sợi dây nhợ ngàn thước, câu được con cá "tham, sân, si" quá mập. Con cá háu ăn (vì phải nhịn đói một ngày), tham mồi, đang nổi sân, cố vùng vẫy thì càng thêm đau đớn.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Con cá này tham, sân, si có đầy đủ thì làm sao mà nói là "hàng phục tâm". Có biết chữ "thầy" ở bài trên là gì không!? Thôi! Duyên tới đây đủ rồi, thả cá về sông biển để sống vui và sống đẹp nhé! Bye, bye! tất cả những người thương tôi và ghét tôi!
</span></span>
 

thanhvan

Registered
Phật tử
Reputation: 24%
Tham gia
9/9/13
Bài viết
156
Điểm tương tác
56
Điểm
28
lại helo

<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hi, hi! Thả sợi dây nhợ ngàn thước, câu được con cá "tham, sân, si" quá mập. Con cá háu ăn (vì phải nhịn đói một ngày), tham mồi, đang nổi sân, cố vùng vẫy thì càng thêm đau đớn.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Con cá này tham, sân, si có đầy đủ thì làm sao mà nói là "hàng phục tâm". Có biết chữ "thầy" ở bài trên là gì không!? Thôi! Duyên tới đây đủ rồi, thả cá về sông biển để sống vui và sống đẹp nhé! Bye, bye! tất cả những người thương tôi và ghét tôi!
</span></span>
Loài Bạch Cốt Tinh chuyên đi hãm hại người lấy kinh, nếu không cho một gậy sao hiện được xương cốt ?
Khi bí đường lại dùng mấy miếng võ cẩu , mèo để tháo thân , sao dám sánh với Cân Đẩu Vân của Tôn Hành Giả.
Chỉ mới mấy tháng đây thôi ,ba chữ Tổ Sư Thiền còn mơ mơ màng màng không biết phải nhờ người dẫn đường mới tìm ra . Nay lại dám bước vào cửa Thiền Tông mà đòi dùng ma thuật . Chuyện này chỉ xảy ra cho kẻ tha hương nơi đất khách mà không biết cội nguồn là đâu. Người chân thật không cần lời khuyên bảo giả dối. vì tự tâm đã sáng rõ ngụy chân. đâu cần mấy món giả cầy để lừa mồm mấy kẻ tham dục...

 

Hoàng Mai

Registered
Phật tử
Reputation: 60%
Tham gia
22/9/13
Bài viết
370
Điểm tương tác
188
Điểm
43
Loài Bạch Cốt Tinh chuyên đi hãm hại người lấy kinh, nếu không cho một gậy sao hiện được xương cốt ?
Khi bí đường lại dùng mấy miếng võ cẩu , mèo để tháo thân , sao dám sánh với Cân Đẩu Vân của Tôn Hành Giả.
Chỉ mới mấy tháng đây thôi ,ba chữ Tổ Sư Thiền còn mơ mơ màng màng không biết phải nhờ người dẫn đường mới tìm ra . Nay lại dám bước vào cửa Thiền Tông mà đòi dùng ma thuật . Chuyện này chỉ xảy ra cho kẻ tha hương nơi đất khách mà không biết cội nguồn là đâu. Người chân thật không cần lời khuyên bảo giả dối. vì tự tâm đã sáng rõ ngụy chân. đâu cần mấy món giả cầy để lừa mồm mấy kẻ tham dục...

"vì tự tâm đã sáng rõ ngụy chân"

Kính anh thanhvan !

Xin cho em hỏi :

_ Anh đã học "khán thoại đầu" hay tham công án ?
_ Phải chăng nay đã xong rồi ?
_ Anh chứng đắc được những gì ?
_ Anh đã "sáng rõ ngụy chân" vậy anh dạy cho em đi, trước tiên anh phải giảng cho em biết "thế nào là ngụy ?" "thế nào là chân ?"

Mong anh chỉ dạy.
 

kingvua

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 8%
Tham gia
11/5/11
Bài viết
51
Điểm tương tác
16
Điểm
8
Loài Bạch Cốt Tinh chuyên đi hãm hại người lấy kinh, nếu không cho một gậy sao hiện được xương cốt ?
Khi bí đường lại dùng mấy miếng võ cẩu , mèo để tháo thân , sao dám sánh với Cân Đẩu Vân của Tôn Hành Giả.
Chỉ mới mấy tháng đây thôi ,ba chữ Tổ Sư Thiền còn mơ mơ màng màng không biết phải nhờ người dẫn đường mới tìm ra . Nay lại dám bước vào cửa Thiền Tông mà đòi dùng ma thuật . Chuyện này chỉ xảy ra cho kẻ tha hương nơi đất khách mà không biết cội nguồn là đâu. Người chân thật không cần lời khuyên bảo giả dối. vì tự tâm đã sáng rõ ngụy chân. đâu cần mấy món giả cầy để lừa mồm mấy kẻ tham dục...

chào bạn thanhvan.Tôi là kẻ ngu nên trước hết xin lỗi bạn nếu có điều gì sai lầm.Xin cho tôi hòi bạn vì sao bạn phải tham thoại đầu?
Vì tông chỉ của thiền tông là:
_trực chỉ chân tâm
-kiến tánh thành Phật
Vì thiền tông không dạy pháp thiền chỉ luận minh tâm kiến tánh.Vây bạn lại dùng pháp tham thoại đầu để luận thiền sao?Theo tôi biết
thì tham thoại đấu là mượn cái không biết để chặn và sau đó quét sạch cái ham biết của tâm trí.Vây cho tôi hỏi bạn tham như vậy có cái biết chen vào không?Nếu không nghi tình có thành khối chưa?Nếu có bạn dùng cái biết có tham để so sánh phân biệt pháp với mọi người
thí có vẽ trái ngược lối tham thoại đầu của mình?Vì chân tâm thanh tịnh đau nhiểm ô vậy tham hay không tham đâu có ảnh hưởng gì.Chẳng qua tham thoại đầu là pháp phương tiện áp dụng hậu sanh như chúng ta vì còn đại bịnh,vọng tâm,chấp ý,chấp cảnh,chấp người,...Còn giử pháp tham thì chưa buông bỏ làm sao hàng phục tâm.Vì còn chấp nên tứ tướng vẫn còn,ngã vẫn còn nặng.Cửa tâm khép kín
thì cái gì hiện tiền.Tu Tâm không khó chỉ vì ta không buông.Thân.
 

thanhvan

Registered
Phật tử
Reputation: 24%
Tham gia
9/9/13
Bài viết
156
Điểm tương tác
56
Điểm
28
Chào Hoàng Mai

"vì tự tâm đã sáng rõ ngụy chân"

Kính anh thanhvan !

Xin cho em hỏi :

_ Anh đã học "khán thoại đầu" hay tham công án ?
_ Phải chăng nay đã xong rồi ?
_ Anh chứng đắc được những gì ?
_ Anh đã "sáng rõ ngụy chân" vậy anh dạy cho em đi, trước tiên anh phải giảng cho em biết "thế nào là ngụy ?" "thế nào là chân ?"

Mong anh chỉ dạy.
Chẳng chứng chẳng đắc.
Anh có thể nhận ông hàng xóm là cha mình được?

 

Hoàng Mai

Registered
Phật tử
Reputation: 60%
Tham gia
22/9/13
Bài viết
370
Điểm tương tác
188
Điểm
43
Chẳng chứng chẳng đắc.
Anh có thể nhận ông hàng xóm là cha mình được?

Trời ơi !
Em hỏi anh

_ Anh đã học "khán thoại đầu" hay tham công án ?
_ Phải chăng nay đã xong rồi ?
_ Anh chứng đắc được những gì ?
_ Anh đã "sáng rõ ngụy chân" vậy anh dạy cho em đi, trước tiên anh phải giảng cho em biết "thế nào là ngụy ?" "thế nào là chân ?"

Anh chỉ trả lời được một câu, 3 câu kia không nói, mà đi nói "Ông hàng xóm là Cha anh" hoặc "Ông hàng xóm không phải là cha anh". Ôi ! chuyện đó là bí mật của Mẹ anh, em không cần biết để làm gì.
Riêng câu trả lời : "Chẳng chứng chẳng đắc" của anh thì em hiểu, anh cũng giống như mọi người, chạy "lông bông" ngoài đường thì nào có chứng gì, đắc gì; phải thế không anh ?
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,347
Điểm tương tác
965
Điểm
113
Trời ơi !
Em hỏi anh

_ Anh đã học "khán thoại đầu" hay tham công án ?
_ Phải chăng nay đã xong rồi ?
_ Anh chứng đắc được những gì ?
_ Anh đã "sáng rõ ngụy chân" vậy anh dạy cho em đi, trước tiên anh phải giảng cho em biết "thế nào là ngụy ?" "thế nào là chân ?"

Anh chỉ trả lời được một câu, 3 câu kia không nói, mà đi nói "Ông hàng xóm là Cha anh" hoặc "Ông hàng xóm không phải là cha anh". Ôi ! chuyện đó là bí mật của Mẹ anh, em không cần biết để làm gì.
Riêng câu trả lời : "Chẳng chứng chẳng đắc" của anh thì em hiểu, anh cũng giống như mọi người, chạy "lông bông" ngoài đường thì nào có chứng gì, đắc gì; phải thế không anh ?

___________________

Chào đạo hữu Hoàng Mai,

Trừng Hải thấy đạo hữu thanhvan đã trả lời hết cả bốn câu hỏi của đạo hữu rồi đấy chứ!!!

_ Câu hỏi khán thoại đầu hay tham công án thì đã nói trong bài viết trước (có lẽ do đạo hữu đọc không kỹ).
_ Câu hỏi học xong chưa và chứng đắc gì thì trả lời "chẳng chứng chẳng đắc"
_ Còn câu nói rỏ ngụy chân thì trả lời với ý "thấy thân ta đồng là thân chúng sanh" nên nói xem "ông hàng xóm..." tức với tâm vô phân biệt thì tức thị phân rỏ ngụy chân.

À mà này, đạo hữu Hoàng Mai, Trừng Hải thấy các câu hỏi, trả lời của đạo hữu mang mang âm hưởng trần gian du hí (cũng là cảnh giới mà Trừng Hải ái kiến, hề hề) nên để cho xu hướng đó ngày càng thượng thặng thì xin để "văn phong" trí xảo thuộc trần gian vạn tướng biến hóa thu tận xuân tàn, hề hề, thắng vinh bại nhục sang một bên vì hỏi điều chân thành sẽ nhận được lời thành tâm đối đáp là điều chân thật hiện hành cũng là chuyện mà Trừng Hải thường bất khinh. Góp ý với lòng chân thành muốn vì tha nhân bước vào cảnh giới "nhân tòng kiều thượng quá..." là đóa Hoàng Mai quý ở chỗ cốt cách thanh cao chúm chím môi cười giữa trời thương tâm như lệ.

Mến chào, hề hề
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top