nguyenjobvn

Hết vô minh

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,832
Điểm tương tác
766
Điểm
113
VNBN càng nói càng sai :D Nhưng ở đây tôi không muốn lạc đề, chỉ nói nhiêu đó để thấy rằng bạn đã sai khi cho rằng vạn vật có bản chất khác nhau không liên hệ với nhau được. Ví dụ 'thủy tinh' còn cho thấy dù là sự vật hiện tượng hay bản chất đều theo đúng lời Phật đã nói là 'cái này có do cái kia có' chứ không có gì là sẵn có hết. Nó khác với mọi quan điểm khác của ngoại đạo, cho rằng phải có một bản thể, một cái'gốc' của các sự vật hiện tượng trên thế gian này.

Nhắc lại căn bản phật học cho các phật tử đang lầm đường lạc lối nghe lại:

Vì Đức Phật tuyên thuyết vô ngã - duyên khởi cho nên:

1. Phật giáo bác bỏ quan niệm'vạn vật đồng nhất thể' của ngoại đạo.
2. Phật giáo bác bỏ nguyên nhân đầu tiên.
3. Do vạn vật không có bản thể nên không có chỗ nào để trụ, để bám chấp vào.
4. Hễ còn bám chấp thì sẽ còn chỗ bị kẹt, do đó không thấy được sự thật của vạn pháp.

VNBN cũng đã nhắc nhở bạn bởi câu màu đỏ rồi nhưng xem ra chẳng có tác dụng gì với một người luôn dụng lý luận ngôn từ như bạn.

Bạn hiểu cái chất thủy tinh là cái gốc sanh ra vạn vật thì chẳng hiểu chút nào về ý VNBN đã nói. Đã nhắc rằng đừng bao giờ tách "thủy tinh" ra khỏi các vật dụng, thế mà bạn vẫn tách ra và hiểu là gốc sinh ra vạn vật.

Bởi vậy, bạn nói người khác sa vào hố lầy, bạn thấy lẽ thật sự nhưng thật ra bạn vẫn chưa lãnh ngộ chỗ thật mà chỉ đang rất cảnh giác với những con đường sai lầm thôi. Cũng như một người có thể lãnh ngộ Vô Ngã nhưng chưa lãnh ngộ được cái gì chứng vô ngã, rốt ráo sau cùng.

Cái chỗ nhất như giữa thủy tinh và vật dụng thủy tinh (Như Lai), chính là cái thật sự. Ngay cả chất thủy tinh hiểu còn không xong thì làm sao bạn hiểu được chỗ nhất như đó?! Bạn rành ngoại đạo nên bạn không là ngoại đạo nhưng trong đạo bạn cũng chưa thông suốt cái chỗ chân thật.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,295
Điểm tương tác
924
Điểm
113
Tôi không hiểu sao mod lại khóa, đành lập nhà mới để nói tiếp :D

Trích lại những gì bạn trừng hải giải thích về PHÁP để cho thấy bạn nói năng mâu thuẫn, trước sau bất nhất như thế nào nhé:

............
1. Pháp là gì? Vạn vật, vạn sự trên thế gian dù là sắc hoặc thọ, tưởng, hành, tư tưởng dưới dạng vi mô như chữ cái abc, nguyên tử...hay vĩ mô như thuyết tương đối, vũ trụ...đều gọi là Pháp (Để dễ thảo luận nên quy ước Pháp này là Pháp giới tức đối tượng của tri giác)


2. Pháp chính là Phật Pháp, Pháp của Phật.

..............


Lúc thì cho rằng PHÁP là vạn vật, lúc thì cho rằng PHÁP là nhận thức đúng đắn về vạn vật

:D :D :D

Trời ah! Nói rõ ràng như vậy rồi mà bạn vẫn không "chịu hiểu" nghĩa là sao??? vẫn cho là mâu thuẩn!!!???

PHÁP là vạn vật, vạn sự qua sự sáng rõ của Phật Pháp, Pháp của Phật nghĩa là Lời Đức Phật Dạy cho nên vạn sự, vạn vật đó là đúng y như chân lý hay nói cách khác vạn vật, vạn sự như nó là; nhưng dưới quan niệm, kinh nghiệm, giả thuyết...vân vân & vân vân...của con người nghĩa là Thế gian pháp tức Phi Pháp, không phải là Pháp của Phật, thì vạn vật, vạn sự đó bị khiếm khuyết, không toàn hảo...không đúng "như nó là", cho nên không phải là chân lý vì vậy VẠN VẬT_ VẠN SỰ đó không gọi là PHÁP (Điều này rất dễ hiểu qua ví dụ viên kim cương ở bài trước).

Có lẽ bạn chỉ "nghiên cứu" kinh luận mà chưa từng...một ngày, một giờ, một giây sống trong ánh sáng Bát Chánh Đạo nên bị sa vào chỗ Duy Vật Luận có tánh hình nhi hạ mà kết luận rằng thế giới ở ngoài kia chỉ là hiện tượng (vật chất và tinh thần) do chưa bao giờ có cái nhìn vạn vật, vạn sự như nó là gọi là công phu Tâm Cảnh Đồng Nhất (Đáng tiếc thay chỗ công phu Tâm Đồng Nhất Cảnh đem lại "cái thấy" vạn vật, vạn sự như nó là y nghĩa NHƯ THỊ là chỗ "thận vật khinh hứa" nên khó trình bày qua màn hình điện toán toàn cầu).

Hề hề, Trừng Hải
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22/5/16
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
Trời ah! Nói rõ ràng như vậy rồi mà bạn vẫn không "chịu hiểu" nghĩa là sao??? vẫn cho là mâu thuẩn!!!???

Pháp là vạn vật, vạn sự qua sự sáng rõ của Phật Pháp, Pháp của Phật nghĩa là Lời Đức Phật Dạy cho nên vạn sự, vạn vật đó là đúng y như chân lý hay nói cách khác vạn vật, vạn sự như nó là; nhưng dưới quan niệm, kinh nghiệm, giả thuyết...vân vân & vân vân...của con người nghĩa là Thế gian pháp tức Phi Pháp, không phải là Pháp của Phật, thì vạn vật, vạn sự đó bị khiếm khuyết, không toàn hảo...không đúng "như nó là", cho nên không phải là chân lý vì vậy VẠN VẬT_ VẠN SỰ đó không gọi là PHÁP (Điều này rất dễ hiểu qua ví dụ viên kim cương ở bài trước).

Có lẽ bạn chỉ "nghiên cứu" kinh luận mà chưa từng...một ngày, một giờ, một giây sống trong ánh sáng của Bát Chánh Đạo nên bị sa vào chỗ Duy Vật Luận có tánh hình nhi hạ nên cho rằng thế giới ở ngoài kia chỉ là hiện tượng (vật chất) mà chưa bao giờ có cái nhìn vạn vật, vạn sự như nó là gọi là công phu Tâm Cảnh Đồng Nhất (Đáng tiếc thay, chỗ công phu Tâm Đồng Nhất Cảnh đem lại "cái thấy" vạn vật, vạn sự như nó là y nghĩa NHƯ THỊ là chỗ "thận vật khinh hứa" nên khó trình bày qua màn hình điện toán toàn cầu).

Hề hề, Trừng Hải



Ha ha...

Sự phụ nói nhiều cũng vô ích vì tên đen này chỉ biết chữ và nghĩa làm gì đã thấy mặt trăng, đã cho hắn cái ví dụ sóng nước một thể mà cũng không ngộ được thì học nhiều thêm nặng óc mà thôi hê hê... :042:
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
VNBN cũng đã nhắc nhở bạn bởi câu màu đỏ rồi nhưng xem ra chẳng có tác dụng gì với một người luôn dụng lý luận ngôn từ như bạn.

Bạn hiểu cái chất thủy tinh là cái gốc sanh ra vạn vật thì chẳng hiểu chút nào về ý VNBN đã nói. Đã nhắc rằng đừng bao giờ tách "thủy tinh" ra khỏi các vật dụng, thế mà bạn vẫn tách ra và hiểu là gốc sinh ra vạn vật.

Bởi vậy, bạn nói người khác sa vào hố lầy, bạn thấy lẽ thật sự nhưng thật ra bạn vẫn chưa lãnh ngộ chỗ thật mà chỉ đang rất cảnh giác với những con đường sai lầm thôi. Cũng như một người có thể lãnh ngộ Vô Ngã nhưng chưa lãnh ngộ được cái gì chứng vô ngã, rốt ráo sau cùng.

Cái chỗ nhất như giữa thủy tinh và vật dụng thủy tinh (Như Lai), chính là cái thật sự. Ngay cả chất thủy tinh hiểu còn không xong thì làm sao bạn hiểu được chỗ nhất như đó?! Bạn rành ngoại đạo nên bạn không là ngoại đạo nhưng trong đạo bạn cũng chưa thông suốt cái chỗ chân thật.


Chính VNBN cũng như các phật tử trong đây hiểu sai về Tuyệt đối của Phật giáo ,biến nó thành Tuyệt đối của ngoại đạo :icon_mrgreen:

Ví dụ về nước, đất sét, thủy tinh...cho thấy rõ điều đó.

Cái quan điểm về phật tánh của bạn VNBN khác với đại ngã của Ấn giáo ở chỗ nào? Đố bạn chỉ ra được, nhưng nói bạn theo ngoại đạo thì lại giãy nảy cho mà xem :icon_mrgreen: Thôi kệ đi, nói nhiêu đó đủ rồi.


Trời ah! Nói rõ ràng như vậy rồi mà bạn vẫn không "chịu hiểu" nghĩa là sao??? vẫn cho là mâu thuẩn!!!???

PHÁP là vạn vật, vạn sự qua sự sáng rõ của Phật Pháp, Pháp của Phật nghĩa là Lời Đức Phật Dạy cho nên vạn sự, vạn vật đó là đúng y như chân lý hay nói cách khác vạn vật, vạn sự như nó là; nhưng dưới quan niệm, kinh nghiệm, giả thuyết...vân vân & vân vân...của con người nghĩa là Thế gian pháp tức Phi Pháp, không phải là Pháp của Phật, thì vạn vật, vạn sự đó bị khiếm khuyết, không toàn hảo...không đúng "như nó là", cho nên không phải là chân lý vì vậy VẠN VẬT_ VẠN SỰ đó không gọi là PHÁP (Điều này rất dễ hiểu qua ví dụ viên kim cương ở bài trước).

Có lẽ bạn chỉ "nghiên cứu" kinh luận mà chưa từng...một ngày, một giờ, một giây sống trong ánh sáng Bát Chánh Đạo nên bị sa vào chỗ Duy Vật Luận có tánh hình nhi hạ mà kết luận rằng thế giới ở ngoài kia chỉ là hiện tượng (vật chất và tinh thần) do chưa bao giờ có cái nhìn vạn vật, vạn sự như nó là gọi là công phu Tâm Cảnh Đồng Nhất (Đáng tiếc thay chỗ công phu Tâm Đồng Nhất Cảnh đem lại "cái thấy" vạn vật, vạn sự như nó là y nghĩa NHƯ THỊ là chỗ "thận vật khinh hứa" nên khó trình bày qua màn hình điện toán toàn cầu).

Hề hề, Trừng Hải


Đỏ: chỉ cần nhiêu đó là thấy bạn hiểu sai về PHÁP rồi :icon_mrgreen:

Nếu bạn đúng thì hóa ra câu'vạn pháp vô ngã' của Phật sai. Thật ra cái định nghĩa ban đầu của bạn là đúng, nhưng múa may lung tung một hồi thành ra sai :icon_mrgreen:

Tôi nói sai là do bạn không hiểu đúng ngữ cảnh khi nói về PHÁP. Khi bàn đến câu nói'vạn pháp vô ngã' của Phật thì phải hiểu cái nghĩa'pháp' trong câu này là 'vạn vật'. Nói khác đi, 'vạn pháp vô ngã' có nghĩa là 'vạn vật không có bản ngã'. Đơn giản chỉ có vậy thôi.

Cũng vậy, khi nói'Phật' là phải hiểu cái nghĩa hay dùng nhất đó là nói đến người sáng lập ra đạo Phật. Nhưng khi nói'tức tâm tức phật' thì nó lại có nghĩa khác mất rồi.


Ha ha...

Sự phụ nói nhiều cũng vô ích vì tên đen này chỉ biết chữ và nghĩa làm gì đã thấy mặt trăng, đã cho hắn cái ví dụ sóng nước một thể mà cũng không ngộ được thì học nhiều thêm nặng óc mà thôi hê hê... :042:


cái ví dụ sóng nước nó y chang của ngoại đạo chứ khác chỗ nào? :icon_mrgreen:
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Nói thêm chút kẻo lại tranh cãi vô bổ nhé bạn trừng hải :D

Chữ PHÁP trong câu'vạn pháp vô ngã' có nghĩa là vạn vật hiện tượng. Còn cả câu nói đó (vạn pháp vô ngã) mới đúng như bạn nói, tức là "vạn vật, vạn sự qua sự sáng rõ của Phật Pháp", bởi vì con người cứ nhầm tưởng'vạn pháp hữu ngã'.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,832
Điểm tương tác
766
Điểm
113
Chính VNBN cũng như các phật tử trong đây hiểu sai về Tuyệt đối của Phật giáo ,biến nó thành Tuyệt đối của ngoại đạo :icon_mrgreen:

Ví dụ về nước, đất sét, thủy tinh...cho thấy rõ điều đó.

Cái quan điểm về phật tánh của bạn VNBN khác với đại ngã của Ấn giáo ở chỗ nào? Đố bạn chỉ ra được, nhưng nói bạn theo ngoại đạo thì lại giãy nảy cho mà xem :icon_mrgreen: Thôi kệ đi, nói nhiêu đó đủ rồi.

Ka ka, đừng có phán theo cái nhìn phiến diện nữa bạn, VNBN đã vạch ra rõ ràng rồi. Đại ngã Ấn Giáo chấp vào thao tác, vẫn là định tướng về sự tuyệt đối, chấp vào huyền năng rộng lớn. Còn Phật Tánh là Tánh không hai, tánh không khác, không giống,..., bất nhị, vốn đã nhất như phi lập phi phi lập,... (đừng chấp ngôn từ phương tiện, nếu không thì rơi vào cách hiểu định tướng, rồi lại suy luận ta đúng người sai).

Tóm lại, Các giáo lý khác chấp vào sự tuyệt đối không thấy lối ra thật sự. Mọi lời nói Phật dạy để phá chấp, là phương tiện, đích đến là chỗ Ngài đã đến, là giải thoát thật sự.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,295
Điểm tương tác
924
Điểm
113
Nói thêm chút kẻo lại tranh cãi vô bổ nhé bạn trừng hải :D

Chữ PHÁP trong câu'vạn pháp vô ngã' có nghĩa là vạn vật hiện tượng. Còn cả câu nói đó (vạn pháp vô ngã) mới đúng như bạn nói, tức là "vạn vật, vạn sự qua sự sáng rõ của Phật Pháp", bởi vì con người cứ nhầm tưởng'vạn pháp hữu ngã'.

Lời "Chữ PHÁP trong câu'vạn pháp vô ngã' có nghĩa là vạn vật hiện tượng" đã chỉ rõ ra chỗ mà bạn mơ hồ nên nhập nhằng giữa NHẬN THỨC và BẢN THỂ hay nói cách khác là Chân Lý Tương Đối/Tục Đế và Chân Lý Tuyệt Đối/Chân Đế.

Tam Pháp Ấn gồm có ba: Vô thường, Khổ, Vô ngã; trong đó Vô thường, Khổ là chân lý tương đối, Vô ngã là chân lý tuyệt đối. Chân lý tương đối thì chỉ đúng với các pháp hữu vi duyên sanh, còn chân lý tuyệt đối thì đúng cả Hữu Vi Pháp lẫn Vô Vi Pháp.

Hề hề, Trừng Hải
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
THÔI KHỎI TRANH CÃI NỮA, THẬT LÀ VÔ ÍCH! (Tranh luận cho đã lại lòi ra là không thuộc bản cửu chương lại cứ đòi tranh cãi chuyện làm toán :D)

Bản ngã (bản thể, bản chất...) cũng không hiểu là gì mà cứ tranh cãi xem là nó có hay không làm tôi thấy buồn cười quá. xưa nay cứ tưởng phật tử nào cũng biết hết rồi nên cứ tranh luận hoài, giờ doccoden chỉ còn biết cười thôi.

---------

Tóm lại về các quan điểm của những tư tưởng triết lý từ xưa đến nay như sau:

1. Mọi tôn giáo cũng như khoa học đều cho rằng vạn vật trong vũ trụ có bản thể của nó. Bản thể là nguồn gốc của vạn vật.

2. Bản thể là cái có sẵn, tạo sinh ra những sự vật hiện tượng. Nó là cái có trước, tạo ra cái có sau, chứ không thể có chuyện cái có sau tạo ra cái có trước. Ví dụ như thủy tinh, nó tạo ra ly, kính...chứ ly hay kính không tạo ra thủy tinh. Ví dụ như nước và sóng, nước có sẵn tạo ra sóng chứ sóng không thể tạo ra nước...

3. Mỗi tư tưởng có những quan niệm khác nhau về bản thể của vũ trụ.

4. Phật giáo có quan niệm khác hẳn, cho rằng vạn vật không hề có bản thể (vạn pháp đều vô ngã). Mọi sự vật hiện tượng đều theo nguyên lý 'cái này có do cái kia có'.

Do con người còn vô minh chấp ngã nên quan niệm vô ngã hoàn toàn đi ngược lại với cách hiểu thông thường của mọi người. Cho nên không lạ gì khi các phật tử đều hiểu sai Phật pháp và có quan điểm của Ấn độ giáo :D
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
4. Phật giáo có quan niệm khác hẳn, cho rằng vạn vật không hề có bản thể (vạn pháp đều vô ngã). Mọi sự vật hiện tượng đều theo nguyên lý 'cái này có do cái kia có'.

Hề hề

Phật ngôn: Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn.

Hoa Nghiêm Kinh:
Ưng quán pháp giới tánh, nhất thiết duy tâm tạo.

Sao lại nói "vạn pháp đều vô ngã" ?

Phật thấy tướng vạn vật vô thường,
Chẳng phải vì thế nói nghĩa thường;
Ngoại đạo chấp trước lập thường ngã;
Phật bèn lập danh: vô ngã, không.

Nay người học Phật chấp Duyên sinh;
Chấp thật tướng cảnh, có bên mình.
Chẳng rõ vạn pháp duy tâm tạo,
Không hiểu vạn pháp từ đâu sanh ?!

Mộ Phần
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,295
Điểm tương tác
924
Điểm
113
THÔI KHỎI TRANH CÃI NỮA, THẬT LÀ VÔ ÍCH! (Tranh luận cho đã lại lòi ra là không thuộc bản cửu chương lại cứ đòi tranh cãi chuyện làm toán :D)

Bản ngã (bản thể, bản chất...) cũng không hiểu là gì mà cứ tranh cãi xem là nó có hay không làm tôi thấy buồn cười quá. xưa nay cứ tưởng phật tử nào cũng biết hết rồi nên cứ tranh luận hoài, giờ doccoden chỉ còn biết cười thôi.

---------

Tóm lại về các quan điểm của những tư tưởng triết lý từ xưa đến nay như sau:

1. Mọi tôn giáo cũng như khoa học đều cho rằng vạn vật trong vũ trụ có bản thể của nó. Bản thể là nguồn gốc của vạn vật.

2. Bản thể là cái có sẵn, tạo sinh ra những sự vật hiện tượng. Nó là cái có trước, tạo ra cái có sau, chứ không thể có chuyện cái có sau tạo ra cái có trước. Ví dụ như thủy tinh, nó tạo ra ly, kính...chứ ly hay kính không tạo ra thủy tinh. Ví dụ như nước và sóng, nước có sẵn tạo ra sóng chứ sóng không thể tạo ra nước...

3. Mỗi tư tưởng có những quan niệm khác nhau về bản thể của vũ trụ.

4. Phật giáo có quan niệm khác hẳn, cho rằng vạn vật không hề có bản thể (vạn pháp đều vô ngã). Mọi sự vật hiện tượng đều theo nguyên lý 'cái này có do cái kia có'.

Do con người còn vô minh chấp ngã nên quan niệm vô ngã hoàn toàn đi ngược lại với cách hiểu thông thường của mọi người. Cho nên không lạ gì khi các phật tử đều hiểu sai Phật pháp và có quan điểm của Ấn độ giáo :D

Hề hề, đến đây Trừng Hải nhận thấy đã tròn bổn phận vì đã tận tình trao đổi rồi vậy. Ngưng thảo luận thôi.

Phật Pháp trường tồn
Hẹn ngày tái ngộ?

Trừng Hải

 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Hề hề

Phật ngôn: Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn.

Hoa Nghiêm Kinh:
Ưng quán pháp giới tánh, nhất thiết duy tâm tạo.

Sao lại nói "vạn pháp đều vô ngã" ?

Phật thấy tướng vạn vật vô thường,
Chẳng phải vì thế nói nghĩa thường;
Ngoại đạo chấp trước lập thường ngã;
Phật bèn lập danh: vô ngã, không.

Nay người học Phật chấp Duyên sinh;
Chấp thật tướng cảnh, có bên mình.
Chẳng rõ vạn pháp duy tâm tạo,
Không hiểu vạn pháp từ đâu sanh ?!

Mộ Phần

Đúng vậy, vạn pháp duy tâm tạo.

Do chấp thường, ngã, nên nói vô thường vô ngã chứ thực tướng của các pháp không có tự tánh. Do tâm phân biệt ra có - không chứ thực tướng của các pháp không phải là có hay không có. Do tâm phân biệt ra thiện và ác chứ thực tướng của các pháp không phải là thiện hay ác...

Cái gọi là 'phật tánh' cũng là do tâm tạo. Do có thế gian tương đối sinh tử nên tâm sinh ra một cái tuyệt đối vô sanh bất diệt, đây là hai phạm trù đối lập nhau và bình đẳng với nhau. Tâm tạo ra thế gian này thì nó cũng tạo ra phật tánh để đối lập lại. Nó khác với "tuyệt đối' của ngoại đạo là thứ có sẵn, còn tuyệt đối do tâm tạo thì cũng như tương đối. vì chúng dựa nhau mà thành.

Ví dụ: nói'tuyệt đối không có phía trên hay phía dưới' thì đúng theo Phật giáo, còn nói'có cái tuyệt đối không có phía trên hay phía dưới' thì đúng theo ngoại đạo.

Khi đã nắm vững căn bản phật học thì dù kinh phật nói'các pháp không có bản thể' hay'các pháp có bản thể trống không' hay' bản thể của các pháp là không'...đều cùng một nghĩa. Do cách nói xác định ngược với cách nói phủ định lại hợp với quan điểm chấp ngã của mọi người nên các phật tử dễ dàng hiểu sai, biến phật giáo thành ra ấn giáo :D
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Đúng vậy, vạn pháp duy tâm tạo.

Cái gọi là 'phật tánh' cũng là do tâm tạo
.

Hề hề

Phật dạy: Bản giác tánh không, chẳng minh chẳng vô minh, tùy theo nghiệp thức biến hiện nên vô minh bắt đầu; một niệm vô minh bỗng khởi, thì bản giác lìa tánh không mà sanh vọng minh, tánh không cũng lìa bản giác mà sanh ám muội. Bản giác sanh vọng minh thì phát ra thức.

Do có thức này nên phát sinh lời nói: "Cái gọi là "phật tánh" cũng là do tâm tạo".

Đây là sản phẩm của vô minh vậy !

Cái gọi là "Phật tánh" còn có danh khác chính là "bản giác".

Cái gọi là "tâm" còn có danh khác chính là "tánh không".

Mộ Phần.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,832
Điểm tương tác
766
Điểm
113
Cái gọi là 'phật tánh' cũng là do tâm tạo.

Ka ka, bạn thâm nhập tới chỗ duyên khởi xem như được lớp da Phật Pháp, nhưng bạn nói câu trên thì bạn chưa thâm nhập vào xương tủy Phật Pháp.

Chính vì chưa xương tủy nên bạn mới phán là "Phật Tánh do Tâm tạo", nó trái ngược lại với những gì chư Phật đã tuyên thuyết về Phật Tánh. Trong tất cả các Kinh Đại Thừa, Phật đều giảng thuyết Phật Tánh giữa chúng sanh và chư Phật là vốn đồng, chẳng do chúng sanh hay Phật tạo ra.

Phật Tánh là tánh thật của tâm, còn bạn thì nói ngược ngạo "tâm tạo ra Phật Tánh"=> Cái gì tạo ra tâm, chẳng phải rơi vào cái vòng lẩn quẩn đấy sao?.

Phật Tánh là bản chất không hai của vạn pháp, nó chẳng phải pháp, chẳng phải phi pháp. Là chỗ rốt ráo không mà chư Phật thuyết giảng.

Đã là cái rốt ráo không mà bạn lại đi định hình nó thì đó là sản phẩm của thức, chẳng phải Phật Tánh nhất như rốt ráo.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên