Thầy cho con hỏi. Học đạo thầy chân chính có lấy tiền mình ko thầy? (câu hỏi của người học đạo Pháp sư, nhưng lấy ví dụ từ điển tích đạo Phật cho dễ hiểu)
~Cũng tùy, lấy không có nghĩa là xấu mà không lấy chưa chắc là tốt, ở Tây Tạng, khi đến cầu pháp 1 vị Đạo sư, người học trò phải mang một chút lễ vật tùy theo khả năng nhưng phải thành thật hết lòng để cầu, không có sẽ không đúng quy tắc, có khi còn không được dạy nữa đó.
Vì Pháp truyền phải đúng người, nhưng cũng không thể tùy tiện trao truyền, nếu không người cầu pháp sẽ không thành tâm, không thành tâm thì dù có nhận pháp tu hành cũng không dc hộ pháp gia hộ và thành tựu.
Bằng chứng là tổ Milarepa cầu pháp ngài Marpa, mẹ ngài đã phải bán mảnh đất khô cằn duy nhất của gia đình đổi lấy 1 con ngựa, 1 miếng Ngọc và ít đồng vàng cho ngài mang đi, tổ Milarepa đã dâng cúng toàn bộ cho tổ Marpa mong được học đạo.
Về quy tắc thì người học trò phải tự giác điều này, người thầy chỉ nhận và xem đệ tử có thành tâm để dc mình truyền dạy hay không.
Thầy xưa học phải tốn mấy cây vàng và vài bao gạo để xin học, Thầy nay giản tiện 1 mâm trái cây và một bao lì xì có con số 36. Dù xưa hay nay, hoặc trải qua nghìn đời sau, quy củ này vẫn luôn tồn tại không thay đổi.
Huyền Tráng Pháp Sư (tôi đọc đúng tên Huyền Tráng chứ không phải Trang) thỉnh kinh, còn phải lấy Kim Bát ra đổi, đó không phải là hối lộ, mà là quy tắc cái Tâm phải đi chung cái Lễ, bằng không pháp truyền ra một cách bừa bãi thiên hạ sẽ không quý trọng.
Thêm một minh chứng nữa là Tăng Huệ Khả cầu pháp với Đạt Ma Tổ Sư quỳ dưới tuyết 3 ngày 3 đêm, sau Tổ hỏi ông lấy cái gì chứng minh tấm lòng của mình, Huệ Khả liền chặt đứt cánh tay dâng Tổ, Tổ liền bằng lòng truyền Y Bát. Cho nên người học Đạo chưa từng trải qua đau khổ, nước mắt và máu rơi thì không thể nào quý trọng Đạo Pháp.
Pháp Thiện
~Cũng tùy, lấy không có nghĩa là xấu mà không lấy chưa chắc là tốt, ở Tây Tạng, khi đến cầu pháp 1 vị Đạo sư, người học trò phải mang một chút lễ vật tùy theo khả năng nhưng phải thành thật hết lòng để cầu, không có sẽ không đúng quy tắc, có khi còn không được dạy nữa đó.
Vì Pháp truyền phải đúng người, nhưng cũng không thể tùy tiện trao truyền, nếu không người cầu pháp sẽ không thành tâm, không thành tâm thì dù có nhận pháp tu hành cũng không dc hộ pháp gia hộ và thành tựu.
Bằng chứng là tổ Milarepa cầu pháp ngài Marpa, mẹ ngài đã phải bán mảnh đất khô cằn duy nhất của gia đình đổi lấy 1 con ngựa, 1 miếng Ngọc và ít đồng vàng cho ngài mang đi, tổ Milarepa đã dâng cúng toàn bộ cho tổ Marpa mong được học đạo.
Về quy tắc thì người học trò phải tự giác điều này, người thầy chỉ nhận và xem đệ tử có thành tâm để dc mình truyền dạy hay không.
Thầy xưa học phải tốn mấy cây vàng và vài bao gạo để xin học, Thầy nay giản tiện 1 mâm trái cây và một bao lì xì có con số 36. Dù xưa hay nay, hoặc trải qua nghìn đời sau, quy củ này vẫn luôn tồn tại không thay đổi.
Huyền Tráng Pháp Sư (tôi đọc đúng tên Huyền Tráng chứ không phải Trang) thỉnh kinh, còn phải lấy Kim Bát ra đổi, đó không phải là hối lộ, mà là quy tắc cái Tâm phải đi chung cái Lễ, bằng không pháp truyền ra một cách bừa bãi thiên hạ sẽ không quý trọng.
Thêm một minh chứng nữa là Tăng Huệ Khả cầu pháp với Đạt Ma Tổ Sư quỳ dưới tuyết 3 ngày 3 đêm, sau Tổ hỏi ông lấy cái gì chứng minh tấm lòng của mình, Huệ Khả liền chặt đứt cánh tay dâng Tổ, Tổ liền bằng lòng truyền Y Bát. Cho nên người học Đạo chưa từng trải qua đau khổ, nước mắt và máu rơi thì không thể nào quý trọng Đạo Pháp.
Pháp Thiện