Hỏi: Định nghĩa hai chữ "Sám hối" là gì?

Thiện Nhẫn

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 2 2012
Bài viết
52
Điểm tương tác
21
Điểm
8
Định nghĩa hai chữ "Sám hối" là gì?

images.jpg
Chữ "Sám", tiếng Phạn gọi là Samma; Tàu dịch là "Hối quả".

Kinh nói: "Sám giả sám kỳ tiền khiên, Hối giả hối kỳ hậu quá". Nghĩa là, Sám là ăn năn lỗi trước, còn Hối là chừa bỏ lỗi sau. Nếu dùng một chữ Sám hay một chữ Hối không thì chưa đủ ý nghĩa, nên các Tổ xưa ghép hai chữ lại thành danh từ "Sám hối", dịch theo tiếng Việt là "ăn năn chừa lỗi".

Như thế trong chữ Sám hối có hàm nghĩa ăn năn, hối hận vì những lỗi lầm trong quá khứ, bất luận là lâu mau, và bây giờ cho đến về sau, mình nguyện là không tái phạm nữa. Nếu biết lỗi cũ là bậy, bây giờ mình xin chuộc lỗi, mà sau nầy vẫn còn làm lại, thì không phải là đúng nghĩa Sám hối trong Ðạo Phật. Trích đoạn: PHPT
Wiki vấn đáp Phật học ?

  • Ăn năn nếu dịch sát nghĩa thì chẳng có nghĩa. Hay đây là ngôn ngữ dân gian!
Ví dụ: Bạn lở làm đổ ly nước vào người bạn...! "Xin lỗi, cho xin lỗi! Như vậy cũng chưa đủ của sự xin lỗi đâu nhé.
  • Nếu bạn mua, hay lấy một ly nước khác, nhiều hơn.v.v. Thì đó mới thật sự là "ăn năn". Thông thường thì kèm theo hai chữ "chừa lỗi". Thi mới đủ ý nghĩa.
  • Thực hành: Tự mình cảnh giác, cẩn thận, mọi hành động của Thân, miệng, ý. Đừng để sự đáng tiếc xẩy ra thì tốt hơn phải sử dụng hai từ "sám hối".
(Chú thích: Những câu nghi vấn, có khi không đúng văn phạm việt ngữ, có khi sai chánh tả, cách hành văn nhiều lúc quá khích. Người viết sẽ cố gắng tu sửa cho hoàn chỉnh hơn. Quí Độc giả thấy có những ý kiến hay, lời văn sai lầm. Xin hãy giúp đở chúng tôi. Tu sửa. Rất cảm ơn Quí vị.)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
Định nghĩa hai chữ "Sám hối" là gì?

View attachment 6071
Chữ "Sám", tiếng Phạn gọi là Samma; Tàu dịch là "Hối quả".

Kinh nói: "Sám giả sám kỳ tiền khiên, Hối giả hối kỳ hậu quá". Nghĩa là, Sám là ăn năn lỗi trước, còn Hối là chừa bỏ lỗi sau. Nếu dùng một chữ Sám hay một chữ Hối không thì chưa đủ ý nghĩa, nên các Tổ xưa ghép hai chữ lại thành danh từ "Sám hối", dịch theo tiếng Việt là "ăn năn chừa lỗi".

Như thế trong chữ Sám hối có hàm nghĩa ăn năn, hối hận vì những lỗi lầm trong quá khứ, bất luận là lâu mau, và bây giờ cho đến về sau, mình nguyện là không tái phạm nữa. Nếu biết lỗi cũ là bậy, bây giờ mình xin chuộc lỗi, mà sau nầy vẫn còn làm lại, thì không phải là đúng nghĩa Sám hối trong Ðạo Phật. Trích đoạn: PHPT

Wiki vấn đáp Phật học
Thực hành: Tự mình cảnh giác, cẩn thận, mọi hành động của Thân, miệng, ý. Đừng để sự đáng tiếc xẩy ra thì tốt hơn phải sử dụng hai từ "sám hối"
Hỏi: Sám hối và cẩn thận, Hành giả chọn cái nào?







Trong từ SÁM HỐI đã chứa đựng cả nghĩa " cẩn thận " rồi Đạo hữu ạ!.

Hối là chừa bỏ lỗi sau, nghĩa là từ nay về sau, trong ba nghiệp Thân Khẩu Ý, hành giả đã chú ý suy xét không làm nên lỗi ( tội ) nữa. Nên từ " cẩn thận " đã có đủ trong từ Hối.


Mến!
 

Thiện Nhẫn

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 2 2012
Bài viết
52
Điểm tương tác
21
Điểm
8
Trong từ SÁM HỐI đã chứa đựng cả nghĩa " cẩn thận " rồi Đạo hữu ạ!.

Hối là chừa bỏ lỗi sau, nghĩa là từ nay về sau, trong ba nghiệp Thân Khẩu Ý, hành giả đã chú ý suy xét không làm nên lỗi ( tội ) nữa. Nên từ " cẩn thận " đã có đủ trong từ Hối.

Mến!
:icon_irre: Tỉnh từ tiếng việt thật là khó dùng.

Nhưng tn còn thắc mắc chưa được rõ lắm, có thể giải thích thêm một lần nữa, cho các em nhỏ nó nhờ.

Sám Hối có phải thuộc về thì Quá khứ?


Cẩn thận = có phải tỉnh giác = tự kiểm soát trong mọi việc = thì hiện tại?


Cải thiện = Có lỗi rồi, xin cải tà quy chánh... = Có phải là thì tương lai?

============Xem ví dụ dưới này chữ nào đúng! Trong 3 thì ==================

1. Khi xưa con đã lầm lỗi, nay con ăn năn, hối hận, con nguyện (Xám hối) (cẩn thận) (cải thiện) .....? :icon_slash:

2. Con đi chợ mua cá, rau cải, hành hẹ, giá, mà lại thiếu tỏi, cùng chai rượu đế cho ba con. lần sau con phải (Xám hối) (cẩn thận) (cải thiện) .....? :Angry:

3. Anh đã vào tù ba lần rồi về tội ăn cắp vặc, lần sau còn nữa chắc là bị tội to! - Dạ, con biết việc ăn cắp vặc là sai rồi con sẽ (Xám hối) (cẩn thận) (cải thiện) .....? :Tounge:
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
:icon_irre: Tỉnh từ tiếng việt thật là khó dùng.

Nhưng tn còn thắc mắc chưa được rõ lắm, có thể giải thích thêm một lần nữa, cho các em nhỏ nó nhờ.


Sám Hối có phải thuộc về thì Quá khứ?



Cẩn thận = có phải tỉnh giác = tự kiểm soát trong mọi việc = thì hiện tại?


Cải thiện = Có lỗi rồi, xin cải tà quy chánh... = Có phải là thì tương lai?

============Xem ví dụ dưới này chữ nào đúng! Trong 3 thì ==================


1. Khi xưa con đã lầm lỗi, nay con ăn năn, hối hận, con nguyện (Xám hối) (cẩn thận) (cải thiện) .....? :icon_slash:


2. Con đi chợ mua cá, rau cải, hành hẹ, giá, mà lại thiếu tỏi, cùng chai rượu đế cho ba con. lần sau con phải (Xám hối) (cẩn thận) (cải thiện) .....? :Angry:


3. Anh đã vào tù ba lần rồi về tội ăn cắp vặc, lần sau còn nữa chắc là bị tội to! - Dạ, con biết việc ăn cắp vặc là sai rồi con sẽ (Xám hối) (cẩn thận) (cải thiện) .....? :Tounge:




Từ SÁM HỐI có ý nghĩa ở cả ba thời: Quá khứ, Hiện tại và Tương lai.

- Quá khứ : Thấy mình làm sai, biết lỗi lầm gây ra ở ba nghiệp Thân Khẩu Ý đã tạo tác. Nay xin sám hối lỗi lầm xưa đã tạo, quay về chánh đạo tu học sửa sai, nguyện làm các điều lành ở ba nghiệp Thân Khẩu Ý.

- Hiện tại : Thân Khẩu Ý đã tu sửa, mọi việc đều cân nhắc suy xét. Trong các hành động của Thân, lời nói của Khẩu, suy nghĩ của Ý, hành giả điều cố gắng hoàn thiện để tránh gây ra lỗi lầm. Đây là điều quan trọng nhất của nghĩa Sám Hối.

- Tương lai : Vì hiện tại luôn luôn cân nhắc hoàn thiện. Ý thức trong tất cả hành đông, lời nói nên không gây ra lỗi lầm ngay hiện tại, nên tương lai cũng theo hiện tại mà hoàn thiện theo.

Chánh niệm của đạo Phật luôn đặt ngay ở hiện tại. Hiện tại là cái thực đang xảy ra. Ba nghiệp Thân Khẩu Ý đều hoàn thiện ngay hiện tại, thì khi nó trở thành quá khứ nó cũng tốt vì đã không tạo ra lỗi để phải sám hối, tương lai sẽ trở thành hiện tại, mà hiện tại lúc nào cũng có ý thức hoàn thiện ba nghiệp, thì tương lai không cần phải nghĩ đến.

SÁM HỐI, tự nó đã hoàn thiện, giải trừ ba nghiệp Thân Khẩu Ý ở cả ba thời Quá khứ, Hiện tại và Vị lai.



 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên