Phật tánh cùng với pháp Định Huệ xuất thế

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
Trước khi chia sẻ cùng các Bạn một phương pháp ứng dụng tánh của Phật tánh trong việc tu tập pháp định huệ xuất thế - d/đ muốn giải thích sơ qua về phương pháp d/đ tìm hiểu Phật Pháp và cách chọn tài liệu trích dẫn.


d/đ chọn kinh Đại Bát Niết Bàn làm căn bản - là vì kinh Đại Bát Niết Bàn - là bộ kinh ghi lại buổi giảng sau cùng trước khi đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn. Nên qua những lời dặn dò và những câu hỏi đáp trong kinh Đại Bát Niết Bàn - những điểm chính yếu về Phật Pháp đều được nói đến.

Theo sự hướng dẫn của kinh Đại Bát Niết Bàn - d/đ tìm đọc thêm các kinh có liên quan khác - để tìm hiểu những điều d/đ thắc mắc. Theo phương pháp này thì khi d/đ hiểu đến đâu là thông đến đó.

Những kinh d/đ tìm đọc đều là kinh dịch - nên những tài liệu d/đ trích dẫn cũng đều là dịch lại lời Phật giảng - không có phần luận giải của dịch giả. Còn về bản dịch thì do duyên d/đ gặp bản dịch nào trước thì d/đ hiểu theo lời dịch của bản dịch đó.
Vì d/đ quan niệm - lời giảng nào d/đ hiểu - thì lời giảng đó hợp với duyên của d/đ - nên d/đ chỉ tìm hiểu sâu về những điều d/đ hiểu. Còn những lời giảng d/đ thấy khó hiểu thì d/đ không có dùng trí để suy nghĩ. Vì d/đ sợ với trí còn đang mê lầm của d/đ - mà suy đoán lời Phật giảng thì sẽ hiểu sai ý của Phật.
Vì quan niệm như vậy - nên d/đ không có khó khăn trong việc chọn bản dịch.

d/đ chọn bản Việt dịch của Hòa thượng Thích Trí Tịnh là vì quyển kinh đầu tiên d/đ đọc là bản dịch của Hoà thượng Thích Trí Tịnh. Còn d/d trích từ trang web thuvienhoasen là vì những kinh d/đ muốn tìm đều có trong trang web này. Vì vậy, không có gì đặc biệt trong việc d/đ chọn bản dịch và trang web trích dẫn.



Giờ chúng ta bắt đầu vào chủ đề chính… là tìm hiểu về tánh của Phật tánh và cách tu pháp Định, Huệ xuất thế.

Nói về tánh của Phật tánh thì tuy Phật tánh có tên gọi _ Tâm Chơn Như. Nhưng d/đ còn thấy trong kinh Đại Bát Niết Bàn - phẩm Sư Tử Hống Bồ Tát - đức Phật nói :

Phật tánh đã gọi là đệ nhứt nghĩa không, đệ nhứt nghĩa không gọi là trí huệ.

http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-79_5-50_6-1_17-198_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Cho nên, Phật tánh cũng nói về trí huệ. Do đó, trí và tâm là hai phần của Phật tánh.Riêng về tâm thì có tâm vọng và tâm chơn. Nên chúng ta sẽ tìm hiểu vì sao từ tâm Chơn Như - tánh của Phật tánh lại phân chia thành _ tâm vọng, tâm chơn - cùng với sự sai khác giữa tâm chơn và tâm vọng.

Như các Bạn biết - đặc tính của tâm Chơn Như thì tuy thanh tịnh. Nhưng khi trí bị ngăn che - không thể tỏa sáng -/ thì _ khởi sinh vọng tưởng
Phần tâm vọng động - chạy theo vọng tưởng thì gọi là tâm vọng.
Phần tâm không vọng động - không chạy theo vọng tưởng thì gọi là tâm chơn.
Cho nên, tâm vọng thì vọng động - còn tâm chơn thì thanh tịnh. Hai tâm này như hình với bóng. Tâm chơn là hình, tâm vọng là bóng. Có bóng tất phải có hình. Có tâm vọng tất phải có tâm chơn. Khi hai tâm này nhập lại thành một thì gọi là tâm Chơn Như.

Phật tánh là nói về tâm Chơn Như. Còn trí của Phật tánh là trí huệ đệ nhứt nghĩa không.


Ngoài ra, trong phẩm Ai Thán - khi kể về nhóm người, chơi thuyền làm rớt chìm ngọc lưu ly _ dụ cho Phật tánh, đức Phật nói :

Nhóm người ấy ,liền cùng nhau hụp lặn tìm ngọc, bóc nhằm hòn sõi viên đá, bụng mừng cho là ngọc, đến lúc đem ra khỏi nước mới rõ là không phải. Lúc ấy ngọc lưu ly vẫn ở dưới nước, do thế lực của ngọc mà nước hồ đều đứng trong.Bấy giờ nhóm người ấy mới nhìn thấy viên ngọc.

http://www.hoalinhthoai.com/buddhistbook/detail/book-123/index-2170/Kinh-Dai-Bat-Niet-Ban.html
Vì trong ẩn dụ - nhóm người chơi thuyền nhìn thấy được viên ngọc - là do nước hồ đứng trong. Trong khi chúng ta không thấy được Phật tánh của mình - là do chúng ta chạy theo sự suy xét phân biệt của tâm vọng. Nên qua ý của ẩn dụ - đức Phật gián tiếp cho chúng ta biết _ khi tâm vọng - vọng động _ chạy theo sự suy xét phân biệt, của tâm vọng - thì ví như nước hồ chưa đứng trong. Còn khi tâm vọng không vọng động, thì ví như nước hồ đã đứng trong. Nghĩa là, chúng ta có thấy được Phật tánh của mình, hay không - là tùy vào tâm vọng - không phải tùy thuộc tâm chơn.
Tâm vọng, vọng động thì không thấy Phật tánh. Tâm vọng, không vọng động thì thấy được Phật tánh.


Như vậy, thì các Bạn thấy - qua ý của ẩn dụ - đức Phật đã cho chúng ta biết - ngoài tâm và trí. Phật tánh còn có thêm phần thế lực - có thể làm cho tâm vọng không vọng động _ giúp chúng ta thấy được Phật tánh của mình.

Nghĩa là, Phật tánh _ gồm có ba phần : tâm, trí và thế lực. Tâm thì là tâm Chơn Như. Trí thì là trí huệ đệ nhứt nghĩa không. Còn đặc tính của thế lực - là có thể làm cho tâm vọng không vọng động _ chạy theo vọng tưởng.



Nhưng thực tế - thì d/đ chưa thấy ai nói đến thế lực này của Phật tánh… Nếu các Bạn cũng chưa được nghe biết về thế lực này của Phật tánh - thì các Bạn hãy đọc kỷ lại ẩn dụ này để xác định.
Nếu các Bạn không đồng thuận thì chúng ta cùng nhau trao đổi. Vì nhờ Phật tánh có thế lực - chúng ta mới có thể chỉ cần tu giữ giới Ba la đề mộc xoa - là có thể có được định huệ xuất thế.


Vì như d/đ vừa trình bày - do tâm Chơn Như - tánh của Phật tánh _ khởi vọng - phân chia tâm Chơn Như thành hai phần : tâm vọng và tâm chơn.
Khi tâm vọng và tâm chơn nhập lại thành một thì chúng ta có lại được tâm Chơn Như - tánh của Phật tánh.
Muốn tâm vọng và tâm chơn nhập lại thành một - thi tâm vọng cũng phải thanh tịnh _ như là _ tâm chơn vậy.


Trong khi Phật tánh chúng ta có thế lực làm cho tâm vọng không vọng động. Nên, ngay lúc tâm vọng khởi vọng - chúng ta có thể dùng thế lực của Phật tánh để giữ tâm vọng không vọng động _ chạy theo vọng tưởng. Khi tâm vọng và tâm chơn - có cùng một thể thanh tịnh - thì sẽ hiệp lại với nhau thành một. Nghĩa là, chúng ta đã có lại được tâm Chơn Như ; và trí thì cũng không còn bị che mờ.


Như vậy, là trí và tâm _ đã trở về được với chơn tính - tánh của Phật tánh.

Khi trí tâm cùng trở về chơn tính - thì trí tâm sẽ hợp nhất.
Khi trí tâm hợp nhất - thì tâm vọng không thể khởi.
Khi tâm vọng không thể khởi - thì trí huệ đệ nhứt nghĩa không - sẽ sáng mãi, không _ còn bị che mờ trở lại.

Nghĩa là, chúng ta đã định được tâm và huệ thì lúc nào cũng tỏa sáng.



Chúng ta đã luận giải xong phần lý thuyết. Giờ chúng ta tìm hiểu cách thực hành. Cũng trong kinh Đại Bát Niết Bàn - phẩm Di Giáo - đức Phật nói :

Này A Nan ! Ông hỏi sau khi Phật diệt độ lấy gì làm Thầy ? Nên biết _ giới _ Ba-la-đề-mộc-xoa Đại sư của các ông. Nương theo đó tu hành - thời có thể được định, huệ xuất thế.

http://www.hoalinhthoai.com/buddhistbook/detail/book-123/index-2205/Kinh-Dai-Bat-Niet-Ban.html
Rồi trong phẩm Tứ Tướng đức Phật giải thích :

Ba la đề mộc xoa - là lìa nghiệp_ tà _ bất thiện của thân, khẩu và ý.

http://www.hoalinhthoai.com/buddhistbook/detail/book-123/index-2174/Kinh-Dai-Bat-Niet-Ban.html
Cho nên, đức Phật đã dạy chúng ta - sau khi Phật nhập Niết Bàn nếu chúng ta muốn được định huệ xuất thế - thì phải lìa nghiệp tà bất thiện của thân khẩu và ý.

Ngoài ra, trong phẩm Sư Tử Hống Bồ Tát - đức Phật cho biết - ngài Sư Tử Hống Bồ tát :

Vì khiến chúng sanh đầy đủ Thi La Ba La Mật nên rống như Sư Tử .

Sư Tử rống gọi là quyết định thuyết :
“ Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, Như Lai thường trụ không có biến đổi.”


http://www.hoalinhthoai.com/buddhistbook/detail/book-123/index-2202/Kinh-Dai-Bat-Niet-Ban.html
Thì nếu vì muốn khiến chúng sanh đầy đủ Thi La Ba La Mật mà ngài Sư Tử Hống Bồ tát quyết định thuyết : “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”. Thì có nghĩa là _ Phật tánh của chúng sanh sẽ giúp chúng sanh _ đầy đủ Thi La Ba La Mật.
Trong khi Thi La Ba La Mật là nói về giới luật. Nên, qua ý của lời giảng _ đã gián tiếp cho chúng ta biết : chính Phật tánh của chúng ta sẽ giúp chúng ta giữ đầy đủ giới luật xuất thế.


Thật ra, chúng ta vẫn thường sử dụng thế lực này của Phật tánh _ trong đời sống hằng ngày. Vì khi chúng ta khởi tham, sân, si _ do từ sự suy xét phân biệt của tâm vọng - thì có hai trường hợp xảy ra : một là chúng ta có thể dằn nén được ; còn hai là chúng ta không thể dằn nén được. Mặc dầu chúng ta dằn nén được - là do chúng ta có quyết tâm.


Nhưng vì Phật tánh của chúng ta - sẽ giúp chúng ta tu tập đầy đủ giới luật. Trong khi muốn tu tập đầy đủ giới luật - thì trước hết - chúng ta phải dằn nén được tham sân si. Cho nên không phải - do có quyết tâm - mà chúng ta dằn nén được tham, sân, si.
Chúng ta dằn nén được tham sân si, là vì chúng ta đã vô tình sử dụng được thế lực của Phật tánh. Nghĩa là khi chúng ta quyết tâm - là chúng ta đã sử dụng thế lực của Phật tánh. Cho nên muốn sử dụng được thế lực của Phật tánh - thì chúng ta cần phải có sự quyết tâm.

Vì vậy, trong cuộc sống hàng ngày - chỉ cần chúng ta, có sự quyết tâm _ trong việc tu sửa tâm -/ và - giữ cho thân khẩu, không tạo nghiệp ác - thì cũng đã thực hành pháp Ba la đề mộc xoa - để có được định huệ xuất thế. Cho nên, Phật tử tại gia cũng có thể vừa sống _ thuận theo đời, vừa tu tập - pháp _ định huệ xuất thế.

Nhanh hay chậm là tùy vào sự chuyên cần tu sửa tâm trong kiếp đời hiện tại, cùng với cái duyên riêng sẵn có trong mỗi chúng ta.


Cách tu này tuy không có mới mẻ - nhưng vì trọng tâm của cách tu này là _ sự quyết tâm. Nếu không có sự quyết tâm thì chúng ta không thể _ sử dụng được thế lực của Phật tánh. Cho nên, khi giữ giới thì chúng ta phải tăng dần từ dễ đến khó. Vì giới chúng ta giữ không có quan trọng - mà quan trọng là ở sự quyết tâm.

Vì tuy đức Phật dạy chúng ta lấy giới Ba la đề mộc xoa - lìa nghiệp tà bất thiện của thân khẩu ý làm thầy sau khi Ngài nhập Niết Bàn. Nhưng trong phẩm Phẩm Phạm Hạnh - đức Phật lại nói :

Chư Phật Bồ Tát dạy bảo chúng sanh : Các người nên xa nghiệp chẳng lành nơi thân, vì nghiệp ác nơi thân là thứ có thể xa lìa, để được giải thoát, nên ta đem pháp nầy dạy các ngươi. Nếu nghiệp ác chẳng thể xa lìa để được giải thoát, thời ta trọn chẳng dạy các ngươi... Khẩu và ý cũng như vậy.

http://www.hoalinhthoai.com/buddhistbook/detail/book-123/index-2199/Kinh-Dai-Bat-Niet-Ban.html
Cho nên, đức Phật đã gián tiếp cho chúng ta biết - giữ giới Ba la đề mộc xoa - lìa nghiệp tà bất thiện của thân, khẩu, ý _ chỉ là phương tiện giúp chúng ta có thể tu pháp giải thoát ; chứ không phải _ lìa nghiệp tà bất thiện của thân, khẩu, ý là _ pháp tu giải thoát.
Do đó, chúng ta thọ giới nào và hiểu sao về cách giữ _ giới đã thọ _ không quan trọng ; miễn sao chúng ta phải có sự cố gắng - phải có sự quyết tâm _ để giữ _ không phạm giới đã thọ (theo chỗ hiểu của mình) … là chúng ta đã thực hành pháp tu định huệ xuất thế.

========

Nhưng _ vì khi chúng ta quyết tâm - là sử dụng thế lực của Phật tánh. Nên, sự quyết tâm của chúng ta đạt được hiệu quả như thế nào, là tùy vào thế lực của Phật tánh chúng ta đang có.

Trong khi, cái chúng ta muốn dằn nén - là cái thế lực chúng ta đang có - không đủ sức hàng phục. Vì vậy, chúng ta luôn cảm thấy sự quyết tâm của mình không có hiệu quả.

Nhưng vì khi chúng ta quyết tâm - là chúng ta _ đã sử dụng thế lực của Phật tánh, Cho nên, dầu chúng ta chưa thể khắc phục được tâm vọng. Nhưng trí thì lại nhờ đó mà sáng tỏ hơn.
Do trí sáng tỏ hơn - mới làm cho thế lực tăng _ và tâm vọng bớt vọng động. Vì vậy, sau một thời gian tu tập - tâm vọng sẽ thanh tịnh dần - và trí cũng sáng theo.


Sở dĩ tâm thanh tịnh _ mà trí sáng và thế lực tăng - là vì tâm, trí và thế lực là ba phần của Phật tánh - nên lúc nào ba phần này cũng ảnh hưởng vào nhau. Vì vậy, tâm càng thanh tịnh - thì trí càng sáng, thế lực càng mạnh. Thế lực càng mạnh - thì tâm càng thanh tịnh, trí càng sáng… Còn sự quyết tâm của chúng ta - thì, ví như _ ngọn lửa mồi.

Và vị Đại sư, đức Phật dạy chúng ta nương theo - khi tu pháp Ba la đề mộc xoa - chính là thế lực của Phật tánh. Nên khi chúng ta không biết Phật tánh có thế lực khiến tâm vọng thanh tịnh - là chúng ta đã mất đi vị Đại sư để nương theo.
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Chào Cô D/Đ,

là chúng ta đã sử dụng thế lực của Phật tánh

Cô có thể giải thích cho mọi người hiểu vì sao gọi là thế lực Phật tánh.
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào Cô D/Đ,

Cô có thể giải thích cho mọi người hiểu vì sao gọi là thế lực Phật tánh.


Chào bạn Nguyên Chiếu,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
Như d/đ trình bày - Phật tánh gồm có ba phần : tâm, trí, và thế lực. Đặc tính của thế lực là có thể làm cho tâm vọng _ không vọng động _ chạy theo vọng tưởng. Cho nên, thế lực của Phật tánh là sức mạnh của Phật tánh.

Ngoài ra, trong phẩm Trường Thọ - cũng có đoạn Phật nói với ngài Ca Diếp Bồ tát :

Ông phải biết Như-Lai là vị ban bố sự vô úy cho chúng sanh ác. Nếu Như-Lai phóng ra một tia sáng, hoặc hai, năm tia sáng, kẻ nào gặp được thời đều xa lìa tất cả các điều ác. Nay Như lai đầy đủ vô lượng thế lực như vậy.

http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-60_5-50_6-1_17-198_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Thì cũng nói thế lực của Phật (khi “tâm, trí” đã đạt đến mức thường trụ) là sức mạnh _ trợ giúp chúng sanh xa lìa tất cả điều ác. Do đó, d/đ hiểu - thế lực của Phật tánh là sức mạnh sẵn có trong mỗi chúng ta - có thể trợ giúp chúng ta trong việc tìm về chơn tính - tánh của Phật tánh.

Vì vậy, khi dùng thế lực của Phật tánh trong việc tu sửa tâm và giữ cho thân, khẩu không tạo nghiệp ác _ khi thực hành giới Ba la đề mộc xoa _ để được Định Huệ xuất thế. Chúng ta không cần phải “trì chú” để nhờ vào “lực” bên ngoài trợ giúp. Còn d/đ niệm Phật là chỉ để nguyện với Phật - d/đ quyết tâm đi theo con đường của Phật.

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->Thân

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

minh thức

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
6 Thg 1 2014
Bài viết
158
Điểm tương tác
86
Điểm
28

Chúng ta không cần phải “trì chú” để nhờ vào “lực” bên ngoài trợ giúp.

Kính cô Diệu Đức !

_ Liệu có thể có TỰ LỰC hay không, khi ta đang nói đến Phật Lực ? Hay nói khác đi :

_ Tự lực là gì ? Nó có thể đứng một mình mà không có cái gốc từ Phật lực (mà Kinh đã nói :"Như lai đầy đủ vô lượng thế lực như vậy.") ?

Theo con, cái mà người ta lầm tưởng rằng TỰ LỰC, thực ra chỉ là một vài "tia sáng" nhận được từ Như Lai theo như câu Kinh trên :


Ông phải biết Như-Lai là vị ban bố sự vô úy cho chúng sanh ác. Nếu Như-Lai phóng ra một tia sáng, hoặc hai, năm tia sáng, kẻ nào gặp được thời đều xa lìa tất cả các điều ác. Nay Như lai đầy đủ vô lượng thế lực như vậy.

http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_...etail_bookmark
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn Minh Thức,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
d/đ trích dẫn lời Phật nói :

Ông phải biết Như-Lai là vị ban bố sự vô úy cho chúng sanh ác. Nếu Như-Lai phóng ra một tia sáng, hoặc hai, năm tia sáng, kẻ nào gặp được thời đều xa lìa tất cả các điều ác. Nay Như lai đầy đủ vô lượng thế lực như vậy.
La` để giải thích : “thế lực của Phật tánh” là sức mạnh của Phật tánh.

Còn bạn trích câu Phật nói : “Như Lai đầy đủ vô lượng thế lực như vậy” để giải thích

cái mà người ta (tức _ d/đ) lầm tưởng rằng TỰ LỰC, thực ra chỉ là một vài tia sáng nhận được từ Như Lai.

Thì d/đ xin giải thích :


Sở dĩ d/d giải thích "thế lực" là sức mạnh. Vì nếu thế lực là sức mạnh - thì qua lời Phật kể về nhóm người, chơi thuyền làm rớt chìm ngọc lưu ly _ dụ cho Phật tánh :

Nhóm người ấy ,liền cùng nhau hụp lặn tìm ngọc, bóc nhằm hòn sõi viên đá, bụng mừng cho là ngọc, đến lúc đem ra khỏi nước mới rõ là không phải. Lúc ấy ngọc lưu ly vẫn ở dưới nước, do thế lực của ngọc mà nước hồ đều đứng trong. Bấy giờ nhóm người ấy mới nhìn thấy viên ngọc.
Thì Phật tánh của chúng ta đã có sẵn thế lực có thể làm cho tâm vọng _ không vọng động _ chạy theo vọng tưởng. Còn Phật thì có đầy đủ vô lượng thế lực.
Do đó, d/đ mới cho rằng chúng ta có thể dùng thế lực sẵn có của chính mình để tu tập - không cần phải “trì chú” để mong cầu “lực” trợ giúp bên ngoài.


Vì nếu thế lực là sức mạnh - mà sức mạnh lại ở nơi tia sáng ; và chỉ cần _ một tia sáng (nghĩa là chỉ cần một chút xíu _ thế lực của Phật tánh) _ thì Phật có thể độ chúng ta xa lìa tất cả các điều ác. Như vậy, thì với thế lực sẵn có của mỗi chúng ta - cũng đã đủ giúp chúng ta tự mình tu tập - đâu cần phải nhờ thêm “lực” bên ngoài.

Và chắc Bạn cũng có nghe Phật thường dạy chúng ta - phải tự mình tu tập - đừng trông nhờ …

Cám ơn Bạn đã góp ý
Thân
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

Hoàng Mai

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Thg 10 2013
Bài viết
370
Điểm tương tác
188
Điểm
43
Và chắc Bạn cũng có nghe Phật thường dạy chúng ta - phải tự mình tu tập - đừng trông nhờ …


<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->

Kính cô Diệu Đức !

Xin cho con được hỏi :


_ mình là cái gì ? Là một người đàn bà "gần đất xa trời" chăng ? Nếu quả đúng như vậy thì TU làm sao ? TẬP làm sao ? Hay cũng chỉ là "bi bô" cái miệng ?

Kính thắc mắc !
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Kính cô Diệu Đức !

Xin cho con được hỏi :


_ mình là cái gì ? Là một người đàn bà "gần đất xa trời" chăng ? Nếu quả đúng như vậy thì TU làm sao ? TẬP làm sao ? Hay cũng chỉ là "bi bô" cái miệng ?

Kính thắc mắc !


Chào bạn Hoàng Mai,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
Nếu là ĐHV thì d/đ sẽ không hỏi thành viên của mình như Bạn. Còn nếu Bạn chưa đến tuổi “gần đất xa trời” thì cũng không nên nói với d/đ như vậy.

Bạn hỏi : “d/đ TU làm sao ? TẬP làm sao ?”
Thì trên diễn đàn này có lúc nào mà d/đ không đang TU TẬP … Nếu Bạn không nhận ra - thì d/đ khuyên Bạn đừng chỉ “đánh đánh, gỏ gỏ” mà còn phải dùng mắt để nhìn, dùng tâm để đọc.

d/đ cám ơn Bạn đã tạo cơ duyên cho d/đ có cơ hội TU TẬP khi ở tuổi “gần đất xa trời”. Nhưng nếu Bạn không là Bồ tát nghịch hạnh - thì d/đ khuyên Bạn đừng dùng cách này để tạo cơ hội cho người khác. Và d/đ cũng không muốn người ơn của d/đ phải bị nghiệp quả đâu…

Chào Bạn

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

Mục đồng

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
10 Thg 12 2012
Bài viết
438
Điểm tương tác
298
Điểm
63
Kính cô Diệu Đức !

Xin cho con được hỏi :


_ mình là cái gì ? Là một người đàn bà "gần đất xa trời" chăng ? Nếu quả đúng như vậy thì TU làm sao ? TẬP làm sao ? Hay cũng chỉ là "bi bô" cái miệng ?

Kính thắc mắc !

Cám ơn Hoàng Mai !

Hề hề ! Câu hỏi hay lắm ! Nếu MÌNH là mụ đàn bà chanh chua "gần đất xa trời" thì khi mụ ấy tắt thở, MÌNH cũng chít luôn hay sao ?!

Tất cả chúng ta đều biết : Khi mụ ấy không còn "nhóp nhép" nữa, thì không có nghĩa là mụ ấy đã chít, mà chỉ là bỏ xác.

Vậy MÌNH là cái gì ? Cái linh hồn ? Cái Thần Thức ? Chở theo một mớ kiến thức vụn vặt vừa mới lượm được trong cuộc sống chăng ?

Hà hà ! Suy nghĩ một lát chắc "đứt dây thần kinh số 8" quá !
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Chào bạn Hoàng Mai,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
Nếu là ĐHV thì d/đ sẽ không hỏi thành viên của mình như Bạn. Còn nếu Bạn chưa đến tuổi “gần đất xa trời” thì cũng không nên nói với d/đ như vậy.

Bạn hỏi : “d/đ TU làm sao ? TẬP làm sao ?”
Thì trên diễn đàn này có lúc nào mà d/đ không đang TU TẬP … Nếu Bạn không nhận ra - thì d/đ khuyên Bạn đừng chỉ “đánh đánh, gỏ gỏ” mà còn phải dùng mắt để nhìn, dùng tâm để đọc.

d/đ cám ơn Bạn đã tạo cơ duyên cho d/đ có cơ hội TU TẬP khi ở tuổi “gần đất xa trời”. Nhưng nếu Bạn không là Bồ tát nghịch hạnh - thì d/đ khuyên Bạn đừng dùng cách này để tạo cơ hội cho người khác. Và d/đ cũng không muốn người ơn của d/đ phải bị nghiệp quả đâu…

Chào Bạn

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->


Chào cô Diệu Đức,

Minh định nghĩ cô nên đối phó với các vị "Bồ Tát" này bằng cách im lặng,cô cứ tiếp tục công việc của mình một cách thầm lặng là được.

P/s : Càng ngày minh định càng cảm thấy Bồ Tát chính là những "thuận duyên" giúp cho TÂM mình vững vàng. Đâu dó đã có bài thơ rằng:

Gạo giã đem vào bao đau đớn
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông
Sống ở trên đời người cũng vậy
Gian nan rèn luyện mới thành công.

Và Đạo Phật cũng dạy rằng :

MƯỜI ĐIỀU TÂM NIỆM

[FONT=&quot]01. [/FONT][FONT=&quot]Nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bệnh khổ, vì không bệnh khổ thì dục vọng dễ sanh.[/FONT]
[FONT=&quot]
02. [/FONT][FONT=&quot]Ở đời đừng cầu không hoạn nạn, vì không hoạn nạn thì kiêu sa nổi dậy.[/FONT]

[FONT=&quot]
03. [/FONT][FONT=&quot]Cứu xét tâm tánh thì đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc thì sở học không thấu đáo.[/FONT]


[FONT=&quot]04. [/FONT][FONT=&quot]Xây dựng đạo hạnh thì đừng cầu không bị ma chướng, vì không bị ma chướng thì chí nguyện không kiên cường.[/FONT]
[FONT=&quot]
05.[/FONT][FONT=&quot] Việc đã làm thì đừng cầu mong dễ thành công, vì việc dễ thành công thì lòng mình thường kiêu ngạo.[/FONT]

[FONT=&quot]
06. [/FONT][FONT=&quot]Khi giao tiếp thì đừng cầu lợi cho mình, vì cầu lợi cho mình thì sẽ mất đạo nghĩa.[/FONT]


[FONT=&quot]07. [/FONT][FONT=&quot]Với người, đừng cầu mong tất cả sẽ đều thuận theo ý mình, vì được thuận theo ý mình thì lòng tất kiêu căng.[/FONT]

[FONT=&quot]08.[/FONT][FONT=&quot]Thi ân thì đừng cầu đền đáp, vì cầu đền đáp là thi ân có mưu đồ.[/FONT]

[FONT=&quot]09.[/FONT][FONT=&quot] Thấy lợi thì đừng nhúng vào, vì nhúng vào lợi lộc thì si mê phải động, mà tâm trí thì hắc ám.[/FONT]

[FONT=&quot]10. [/FONT][FONT=&quot]Oan ức vẫn không cần biện bạch, vì biện bạch là nhân quả chưa xa, vì làm như vậy là hèn nhát, mà oán thù lại càng thêm tăng.[/FONT]


Thân.
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào các Bạn,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
Thật là một duyên may. d/đ đang chia sẻ với các Bạn về cách dùng thế lực của Phật tánh - sức mạnh của chính mình để tu tập - để được định huệ xuất thế - không cần nhờ đến sự trợ giúp từ bên ngoài.

Nhưng đó là d/đ nhận hiểu lời Phật giảng trong các kinh Đại thừa. Nay lại thấy nơi chủ đề : “Cho * tu với…” bạn Kim Tú có trích lại lời giáo huấn ngắn gọn của đức Phật trong kinh Trung A Hàm : “Không được bám víu vào bất cứ gì cả”

Trong kinh Majjhima Nikaya (Trung A Hàm) có thuật lại rằng một hôm có một người bước đến đảnh lễ Đức Phật và thỉnh cầu Ngài hãy tóm lược giáo huấn của Ngài bằng một câu thật ngắn gọn, và nếu được thì câu ấy sẽ là gì. Đức Phật đáp lại rằng Ngài có thể làm được việc ấy và đã nói lên câu trên đây: "Sabbe dhamma nalam abhinivesaya" tức là "Không được bám víu vào bất cứ gì cả".

Đức Phật còn nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của câu này bằng cách nói thêm rằng nếu ai được nghe những lời cốt tủy ấy thì cũng có nghĩa là nghe được tất cả giáo huấn, và nếu ai tiếp nhận được quả của việc tu tập ấy (không bám víu vào bất cứ gì) thì cũng có nghĩa là tiếp nhận được tất cả các quả do giáo huấn của Ngài mang lại.

Nếu ai nắm vững được sự thật trong những lời giáo huấn ấy một cách hoàn hảo - tuyệt đối không được bám víu vào bất cứ gì cả - thì người ấy cũng sẽ không còn bị những con vi khuẩn gây ra các thứ bệnh thèm muốn, ghét bỏ và vô minh thâm nhập, đấy là các thứ bệnh đưa đến những hành động sai lầm, dù là trên thân xác, bằng ngôn từ hay trong tâm thức.

http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?24634-Cho-*-tu-v%C6%A1%CC%81i.../page4
Vì đây là lời tóm lược về cách tu tập _ có sự tiếp nhận quả. Cho nên, "không được bám víu" - là hiểu theo nghĩa :

Không được “mong cầu", không được "nương tựa" vào đâu - mà phải "tự chính mình" tu tập… thì mới tiếp nhận được quả

Trong kinh Trung A Hàm đức Phật nói lời giáo huấn.
Trong kinh Đại Bát Niết Bàn thì đức Phật giải thích và hướng dẫn cách thực hành.


Phương pháp d/đ chia sẻ cùng các Bạn - thì ngay khi tu tập - chúng ta cũng được _ tiếp cận dần với quả định huệ xuất thế.


Cám ơn bạn Kim Tú đã cho d/đ có được tài liệu này…
Thân

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên