Hỏi về 3 thân Phật

Tin Tin

Registered
Phật tử
Tham gia
11 Thg 7 2015
Bài viết
164
Điểm tương tác
46
Điểm
28
Kính thưa các vị tôn túc cùng quý hữu!
Tin Tin nghe rằng Phật có tam thân gồm: Pháp thân, hóa thân và báo thân. Rồi được nghe Phật đã nhập niết bàn tịch diệt. Tin Tin không rõ về tam thân cũng không biết Phật đã dùng thân nào nhập niết bàn? Có phải là Phật dùng pháp thân nhập niết bàn hay dùng cả tam thân nhập niết bàn? Nay Tin Tin muốn tham hỏi mọi người về điều đó. Mong được quý hữu hồi đáp.
Mến!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chùa Phước Thành

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 6 2013
Bài viết
121
Điểm tương tác
58
Điểm
28
Kính thưa các vị tôn túc cùng quý hữu!
Tin Tin nghe rằng Phật có tam thân gồm: Pháp thân, hóa thân và báo thân. Rồi được nghe Phật đã nhập niết bàn tịch diệt. Tin Tin không rõ về tam thân cũng không biết Phật đã dùng thân nào nhập niết bàn? Có phải là Phật dùng pháp thân nhập niết bàn hay dùng cả tam thân nhập niết bàn? Nay Tin Tin muốn tham hỏi mọi người về điều đó. Mong được quý hữu hồi đáp.
Mến!

Kính thưa Quí Hữu Tin Tin.

Quan niệm Phật có nhiều thân, chỉ phát sinh sau khi Phật nhập Niết Bàn.

Đầu tiên, Thượng Tọa Bộ nhận thấy rằng :

- Phật có Sanh Thân, là thân bình thường như bao nhiêu người khác.

- Nhưng những lời dạy của Phật là Pháp, thì quí giá giống như Thân của Phật, nên gọi 4 bộ kinh Trường Bộ, Trung Bộ, Tiểu Bộ, Tăng Chi Bộ là Pháp Thân Phật.

Sau đó Đại Chúng Bộ nhận thấy, giải thích 2 thân Phật chưa thỏa mãn được nhu cầu tri thức và tâm linh, nên đã chế tác ra 3 Thân Phật. Là:

- Hóa thân Phật.

- Báo Thân Phật.

- Pháp thân Phật.

Tất cả những quan điểm nhị thân, tam thân đó. Có ngừoi vẫn không chấp nhận, vì cho rằng: Phật 1 thân còn không có (Vì vô ngã), thì 3 thân do đâu mà có.

Kính.
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
29 Thg 4 2015
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
.????????

Kính thưa các vị tôn túc cùng quý hữu!
Tin Tin nghe rằng Phật có tam thân gồm: Pháp thân, hóa thân và báo thân. Rồi được nghe Phật đã nhập niết bàn tịch diệt. Tin Tin không rõ về tam thân cũng không biết Phật đã dùng thân nào nhập niết bàn? Có phải là Phật dùng pháp thân nhập niết bàn hay dùng cả tam thân nhập niết bàn? Nay Tin Tin muốn tham hỏi mọi người về điều đó. Mong được quý hữu hồi đáp.
Mến!

Người ơi! mới có mấy ngày thôi mà sao đã thay tính đổi nết ra như vậy. thật làm xấu mặt cái lão khùng auduongphong này quá. không biết người có uống nhầm thứ gì không đó
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
29 Thg 4 2015
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
Kính thưa Quí Hữu Tin Tin.

Quan niệm Phật có nhiều thân, chỉ phát sinh sau khi Phật nhập Niết Bàn.

Đầu tiên, Thượng Tọa Bộ nhận thấy rằng :

- Phật có Sanh Thân, là thân bình thường như bao nhiêu người khác.

- Nhưng những lời dạy của Phật là Pháp, thì quí giá giống như Thân của Phật, nên gọi 4 bộ kinh Trường Bộ, Trung Bộ, Tiểu Bộ, Tăng Chi Bộ là Pháp Thân Phật.

Sau đó Đại Chúng Bộ nhận thấy, giải thích 2 thân Phật chưa thỏa mãn được nhu cầu tri thức và tâm linh, nên đã chế tác ra 3 Thân Phật. Là:

- Hóa thân Phật.

- Báo Thân Phật.

- Pháp thân Phật.

Tất cả những quan điểm nhị thân, tam thân đó. Có ngừoi vẫn không chấp nhận, vì cho rằng: Phật 1 thân còn không có (Vì vô ngã), thì 3 thân do đâu mà có.

Kính.

Kính chào Chùa Phước Thành! thật lâu lắm mới lại thấy tái xuất giang hồ. vẫn khỏe mạnh bình an đó chứ. duy chỉ có một điều là không thay đổi. là câu trả lời nào cũng thiếu dứt khoát , e dè như em gái mới ở quê ra tỉnh hề hề.
Thân Phật được ví như thân hư không vô biên từ vô thỉ đến giờ thì làm gì có xuất và có nhập.
nơi nào mà chẳng là Phật, lúc nào mà chẳng là Phật. quá khứ, hiện tại, vị lai đâu có gì thay đổi.
chỉ vì còn thấy có Thánh , có phàm, có Phật có chúng sinh, mới có sanh có diệt, có niết bàn..
hề hề cái này cũng cần các vị chung tay giải thích cho "Người" ( Tin Tin ) biết thêm một tí.
Chúc Phước Thành an vui
 

Chùa Phước Thành

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 6 2013
Bài viết
121
Điểm tương tác
58
Điểm
28
Thân Phật được ví như thân hư không vô biên từ vô thỉ đến giờ thì làm gì có xuất và có nhập.
nơi nào mà chẳng là Phật, lúc nào mà chẳng là Phật. quá khứ, hiện tại, vị lai đâu có gì thay đổi.
chỉ vì còn thấy có Thánh , có phàm, có Phật có chúng sinh, mới có sanh có diệt, có niết bàn..
hề hề cái này cũng cần các vị chung tay giải thích cho "Người" ( Tin Tin ) biết thêm một tí.

* Đây là đại biểu cho tư tưởng Pháp Thân Phật.

Kính thưa Quý Đạo hữu. từ thể Vô Thân, tịch diệt vô ngôn tuyệt lự thì không có gì gọi là "thân". Nhưng khi đã khởi niệm thì liền có sơn hà vạn tượng, có Thánh có phàm, có Phật, có chúng sanh, có sanh diệt, có niết bàn v.v...

Ở trong mớ hổn độn càn khôn, vọng tâm phân biệt đó. Để "Vạn pháp qui nhất", thì quan niệm ở trên của Đạo hữu auduongphong là đại biểu cho tư tưởng Pháp Thân Phật.


Pháp thân được xem là thường hằng, vô tướng, nhất nguyên, là thể tính chung của các vị Phật, là dạng tồn tại thật sự của chư Phật. Pháp thân có nhiều tên gọi khác nhau, tuỳ trường hợp sử dụng. Có lúc người ta xem nó là thể tính của mọi sự, là Pháp giới (sa. dharmadhātu, dharmatā), là Chân như (sa. tathatā, bhūtatathatā), là tính Không (sa. śūnyatā), A-lại-da thức (sa. ālayavijñāna), hay xem nó như là Phật, Phật tính (sa. buddhatā), là Như Lai tạng (sa. tathāgatagarbha). Trong nhiều trường phái, người ta xem Pháp thân là thể trừu tượng không có nhân trạng, có trường phái khác lại xem Pháp thân hầu như có nhân trạng (xem kinh Nhập Lăng-già, kinh Hoa nghiêm). Đạt trí huệ siêu việt đồng nghĩa với sự trực chứng được Pháp thân.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tam_thân

* Pháp Thân Phật thì thường trụ, Niết bàn thì vô trụ xứ, nên Pháp Thân Phật không nhập mà nhập, nhập mà không nhập. Vì Pháp Thân là Như, Niết Bàn là Như. Nên không thể Pháp Thân mà nhập Pháp Thân, niết Bàn mà đến Niết Bàn.

"Thân tại hải trung hưu mít thủy,

Nhật hành lãnh thượng mạc tầm sơn".

nghĩa:

"Thân đã ở trong nước đừng tìm nước,

Đi trên núi cao, tìm núi làm gì"

(???)
 

Tin Tin

Registered
Phật tử
Tham gia
11 Thg 7 2015
Bài viết
164
Điểm tương tác
46
Điểm
28
* Đây là đại biểu cho tư tưởng Pháp Thân Phật.

Kính thưa Quý Đạo hữu. từ thể Vô Thân, tịch diệt vô ngôn tuyệt lự thì không có gì gọi là "thân". Nhưng khi đã khởi niệm thì liền có sơn hà vạn tượng, có Thánh có phàm, có Phật, có chúng sanh, có sanh diệt, có niết bàn v.v...

Ở trong mớ hổn độn càn khôn, vọng tâm phân biệt đó. Để "Vạn pháp qui nhất", thì quan niệm ở trên của Đạo hữu auduongphong là đại biểu cho tư tưởng Pháp Thân Phật.




* Pháp Thân Phật thì thường trụ, Niết bàn thì vô trụ xứ, nên Pháp Thân Phật không nhập mà nhập, nhập mà không nhập. Vì Pháp Thân là Như, Niết Bàn là Như. Nên không thể Pháp Thân mà nhập Pháp Thân, niết Bàn mà đến Niết Bàn.

"Thân tại hải trung hưu mít thủy,

Nhật hành lãnh thượng mạc tầm sơn".

nghĩa:

"Thân đã ở trong nước đừng tìm nước,

Đi trên núi cao, tìm núi làm gì"

(???)
Cảm ơn quý hữu Phước Thành đã hồi đáp.
A Di Đà Phật.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên