Chiếu Thanh

Làm sao cho bớt SÂN .

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26/10/06
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113

Sân là trạng thái của tướng, tâm, là một trong ba độc. Làm sao để bớt sân, dẫn đến không còn không có sân, đây là điều các phật tử nên trao đổi học hỏi để tịnh hóa thân tâm chính mình.
Vậy hãy cùng nhau trao đổi.

TAM ĐỘC.
Sân là một trong ba độc, Tham, Sân, Si (đó là tại gọi cho vần, đúng thứ tự là Si, Tham, Sân), sân là độc đàn em theo thứ tự. Nên trao đổi từ nhỏ đến lớn, đó là chủ ý bài viết.
Rắn độc là thứ người đời rất kinh sợ, nhưng không đáng sợ bằng Tam Độc, vì rắn hại chỉ một thân này, kiếp này, còn tam độc hại người đến bao nhiêu đời bao nhiêu kiếp.

TRẠNG THÁI CỦA TƯỚNG.
Rất dễ nhận biết, đó là nóng giận, đỏ mặt tía tai, mắt trợn ngược, trong con người tim đập mạnh, mạch máu căng. Sẵn sàng lâm chiến với sự dữ dằn, hung tợn. Một khi nổi sân thì mọi tội ác nào cũng dám làm, mọi khổ đau nào cũng dám tạo. Lý trí chẳng còn màng tới, bất kể Ông Bà, Cha mẹ, anh chị em, quyến thuộc, hàng xóm,...

TRẠNG THÁI CỦA TÂM.

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5/5/14
Bài viết
993
Điểm tương tác
392
Điểm
83

Sân là trạng thái của tướng, tâm, là một trong ba độc. Làm sao để bớt sân, dẫn đến không còn không có sân, đây là điều các phật tử nên trao đổi học hỏi để tịnh hóa thân tâm chính mình.
Vậy hãy cùng nhau trao đổi.



Chào Chú Chiếu Thanh và các đạo hữu,

Nguyên Chiếu nghĩ để bớt Sân thì:

1)Đối với mọi người chúng ta luôn luôn tôn trọng họ, lấy từ bi làm thuốc diệt Sân.

2)Đối với chính Ta, hãy lấy Vô Ngã ( cái Tôi ) làm kim chỉ nam cho quá trình sống. Nếu còn Ngã thì còn Sân...và ngược lại.

==>> Nhưng để có được hai yếu tố trên thì đòi hỏi người thực hành phải có duyên lành với đạo lý, có hiểu biết nhất định về Phật Pháp, nếu không có thì xem như phá sản.

Kính.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26/10/06
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Chào Chú Chiếu Thanh và các đạo hữu,

Nguyên Chiếu nghĩ để bớt Sân thì:

1)Đối với mọi người chúng ta luôn luôn tôn trọng họ, lấy từ bi làm thuốc diệt Sân.

2)Đối với chính Ta, hãy lấy Vô Ngã ( cái Tôi ) làm kim chỉ nam cho quá trình sống.

==>> Nhưng để có được hai yếu tố trên thì đòi hỏi người thực hành phải có duyên lành với đạo lý, có trình độ nhất định về Phật Pháp, nếu không có thì xem như phá sản.

Kính.

Cám ơn NC !
Rất đúng.
1/ Lửa sân đốt cháy mọi công đức, dập lửa chỉ có nước, nước cam lồ diệt được lửa sân, nước cam lồ ở đây là tâm từ bi đó.

2/CHẤP NGÃ (CÁI TÔI, CÁI CỦA TÔI) là nhân sinh ra quả Tam độc. Ví như cây sinh ba trái THAM, SÂN, SI.
---------------------------

(tiếp)
TRẠNG THÁI CỦA TÂM.
Thường dân ta có câu:"Một câu nhịn, chín câu lành", là khuyên bỏ qua đi, nhưng bỏ không được thì sao? Nhịn là nhục (nhục nhã) hoặc Nhịn là nhụt (nhụt chí anh hùng)? Nên "HẢY ĐỢI ĐẤY".
Đó là trạng thái Sân của Tâm. (Tâm cay cú)
Tâm dẩn đầu các pháp. (Kinh Pháp cú). Nên tâm sân nguy hiễm gấp vạn lần tướng. Trùm A nói chuyện với B lúc nào cũng cười, nhưng khi dồ đệ C tới phán một câu :"Tao không muốn thấy mặt thằng B, cả vợ con của nó" thì thế nào B cũng chết và cả vợ con của hắn.
Tâm đố kỵ, cũng là một dạng tâm sân.
Thấy cái mặt không ưa nỗi. Vì sao? Nó chỉ hơn mình tao, chứ có hơn ai ! Đó chính là tâm đố kỵ.
Hằng ngày rất là nhiều câu chuyện diễn ra phơi bày ra có khi rỏ như ban ngày, có khi khi mờ mờ ảo ảo, cho thấy tâm đố kỵ, tâm hơn thua mà chính đó là một trong những Tâm sân mà thôi.

Lòng sân thầm lặng mà ác độc vô kể, với đối phương không biết được để mà ngăn, để mà ngừa, đối với chính mình nó bào mòn âm đức, bào mòn công đức, lụng bại như cây mất đọt, mãi mãi không vượt được thế gian pháp chứ đừng nói chi pháp xuất thế gian.
Người ôm lòng sân như ngôi nhà đẹp mà chứa toàn hơi độc vậy.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26/10/06
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113


Trị liệu "SÂN" :

Có hai lãnh vực trị liệu : 1/Thụ động. 2/Tích cực.

1/Trị liệu sân trên lãnh vực thụ động:

Là chăm chú để ý khi nổi sân biết là sân, dừng lại không gây hậu quả.
Nói vậy thì đơn giản quá, phải không? Không cho "nó" nổi, thì phải làm sao?
Xin trình bày những phương pháp đơn giản tùy cơ mỗi người, và sân tánh mỗi người.
a/Trì giới:
Người Phật Tử phải giữ 5 giới, trong đó có hai giới quan trọng liên quan tới chủng tử "Sân" , 1/Sát sanh, ăn mạng. 2/Uống rượu, chất gây mê, gây loạn.
1/Khi chính tay ta cầm dao, cầm súng, cung, ná, gậy, gộc ... cướp đi sinh mạng một người, con vật, hay chúng sanh hữu tình là chính chúng ta đã gieo vào a lại da thức của ta một chủng tử "Sân" rồi đấy. Xúi người khác làm là khơi dậy hòn than trong tâm thức ta âm ỉ trong tro làm cho nó bùng lên, hoặc thấy người làm mà vui mừng cũng vậy. Bởi vậy, là Phật Tử nên từ bỏ sát sanh, sám hối nghiệp sát sanh từ vô thủy đến nay, hoặc tự mình làm, hoặc xúi người làm, hoặc thấy người làm vui mừng.
Khi ta giết một con vật, nó sẽ vẫy vùng, đạp cấu, giận dữ, rên xiết, thậm chí van xin ... tâm sân hận ngay lúc ẩy lan tỏa khắp con vật, máu thịt da lông móng ... vì vậy người muốn bớt sân hận thì không nên ăn mạng (ăn mặn), ăn vào thì giao thoa cùng với chủng tử sân có sẵn từ đời kiếp trước thành tánh hay sân thực sự
2/ Khi uống rượu vào mất khả năng kiểm soát của lý trí như than cháy gần cũi, rồi sẽ bùng phát. Chất gây mê gay loạn tâm trí cũng vậy.
b/Lạy lễ Phật, niệm danh hiệu Phật, tụng kinh, trì chú.
Là luôn luôn tưới tẩm chánh pháp vào a lại da thức. Một chất cháy, dễ cháy đi nữa, thì ta nên thường xuyên tưới nước vào, không bao giờ phát hoả. Chẳng những vậy, còn nở hoa sen. Biết đâu !
c/Chẳng gần người (kết bạn) xấu ác.
Gần bạn mà có duyên độ bạn hoặc bạn độ mình thì nên kết bạn, còn bạn mà không duyên như đã nói thì giữ quan hệ dưới mức bình thường, cũng không sao.
.
 

thienvienchontam.com

Registered
Phật tử
Tham gia
12/11/15
Bài viết
33
Điểm tương tác
16
Điểm
8
Cám ơn NC !
Rất đúng.
1/ Lửa sân đốt cháy mọi công đức, dập lửa chỉ có nước, nước cam lồ diệt được lửa sân, nước cam lồ ở đây là tâm từ bi đó.

2/CHẤP NGÃ (CÁI TÔI, CÁI CỦA TÔI) là nhân sinh ra quả Tam độc. Ví như cây sinh ba trái THAM, SÂN, SI.
---------------------------

(tiếp)
TRẠNG THÁI CỦA TÂM.
Thường dân ta có câu:"Một câu nhịn, chín câu lành", là khuyên bỏ qua đi, nhưng bỏ không được thì sao? Nhịn là nhục (nhục nhã) hoặc Nhịn là nhụt (nhụt chí anh hùng)? Nên "HẢY ĐỢI ĐẤY".
Đó là trạng thái Sân của Tâm. (Tâm cay cú)
Tâm dẩn đầu các pháp. (Kinh Pháp cú). Nên tâm sân nguy hiễm gấp vạn lần tướng. Trùm A nói chuyện với B lúc nào cũng cười, nhưng khi dồ đệ C tới phán một câu :"Tao không muốn thấy mặt thằng B, cả vợ con của nó" thì thế nào B cũng chết và cả vợ con của hắn.
Tâm đố kỵ, cũng là một dạng tâm sân.
Thấy cái mặt không ưa nỗi. Vì sao? Nó chỉ hơn mình tao, chứ có hơn ai ! Đó chính là tâm đố kỵ.
Hằng ngày rất là nhiều câu chuyện diễn ra phơi bày ra có khi rỏ như ban ngày, có khi khi mờ mờ ảo ảo, cho thấy tâm đố kỵ, tâm hơn thua mà chính đó là một trong những Tâm sân mà thôi.

Lòng sân thầm lặng mà ác độc vô kể, với đối phương không biết được để mà ngăn, để mà ngừa, đối với chính mình nó bào mòn âm đức, bào mòn công đức, lụng bại như cây mất đọt, mãi mãi không vượt được thế gian pháp chứ đừng nói chi pháp xuất thế gian.
Người ôm lòng sân như ngôi nhà đẹp mà chứa toàn hơi độc vậy.

Có tham sân si là do tâm
Tâm là một anh họa sĩ rất tài giỏi. Anh có thể vẽ cảnh đẹp hay cảnh xấu. Nên rèn luyện tâm của chúng ta trong từng giây phúc hiện tại là điều rất cần thiết cho người học tu Phật.
Tôi muốn chia sẽ đề tài tham thiền sau để chúng ta thử nhé.
" Lục trần bất cấu, hoàn đồng chánh Giác". Chúc mọi người đều được an lạc!
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26/10/06
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113


Trị liệu "SÂN" :

Có hai lãnh vực trị liệu : 1/Thụ động. 2/Tích cực.

1/Trị liệu sân trên lãnh vực thụ động:

Là chăm chú để ý khi nổi sân biết là sân, dừng lại không gây hậu quả.
Nói vậy thì đơn giản quá, phải không? Không cho "nó" nổi, thì phải làm sao?
Xin trình bày những phương pháp đơn giản tùy cơ mỗi người, và sân tánh mỗi người.
a/Trì giới:
Người Phật Tử phải giữ 5 giới, trong đó có hai giới quan trọng liên quan tới chủng tử "Sân" , 1/Sát sanh, ăn mạng. 2/Uống rượu, chất gây mê, gây loạn.
1/Khi chính tay ta cầm dao, cầm súng, cung, ná, gậy, gộc ... cướp đi sinh mạng một người, con vật, hay chúng sanh hữu tình là chính chúng ta đã gieo vào a lại da thức của ta một chủng tử "Sân" rồi đấy. Xúi người khác làm là khơi dậy hòn than trong tâm thức ta âm ỉ trong tro làm cho nó bùng lên, hoặc thấy người làm mà vui mừng cũng vậy. Bởi vậy, là Phật Tử nên từ bỏ sát sanh, sám hối nghiệp sát sanh từ vô thủy đến nay, hoặc tự mình làm, hoặc xúi người làm, hoặc thấy người làm vui mừng.
Khi ta giết một con vật, nó sẽ vẫy vùng, đạp cấu, giận dữ, rên xiết, thậm chí van xin ... tâm sân hận ngay lúc ẩy lan tỏa khắp con vật, máu thịt da lông móng ... vì vậy người muốn bớt sân hận thì không nên ăn mạng (ăn mặn), ăn vào thì giao thoa cùng với chủng tử sân có sẵn từ đời kiếp trước thành tánh hay sân thực sự
2/ Khi uống rượu vào mất khả năng kiểm soát của lý trí như than cháy gần cũi, rồi sẽ bùng phát. Chất gây mê gay loạn tâm trí cũng vậy.
b/Lạy lễ Phật, niệm danh hiệu Phật, tụng kinh, trì chú.
Là luôn luôn tưới tẩm chánh pháp vào a lại da thức. Một chất cháy, dễ cháy đi nữa, thì ta nên thường xuyên tưới nước vào, không bao giờ phát hoả. Chẳng những vậy, còn nở hoa sen. Biết đâu !
c/Chẳng gần người (kết bạn) xấu ác.
Gần bạn mà có duyên độ bạn hoặc bạn độ mình thì nên kết bạn, còn bạn mà không duyên như đã nói thì giữ quan hệ dưới mức bình thường, cũng không sao.
.

d/ Tránh tranh luận.
Khi tranh luận có mầm mống hơn thua, nên tránh xa như tránh đám lửa cháy. Ngày nay, internet phát triển rộng khắp thì ta cũng biết tận dụng nhưng có chọn lọc và tỉnh táo. Tốt nhất nói không.
Riêng lãnh vực hoc pháp, nên không tranh luận, không đánh giá với bất kỳ một ai, vì pháp dụ như thuyền bè.
e/Nở hoa tâm từ bi.
Tu phải tập, tập nở hoa tâm từ bi, mang lại an lạc là tâm từ, chia sẻ nỗi khổ là tâm bi. Từ năng bố lạc, Bi năng bạt khổ. Phục vụ chúng sanh là cúng dường Chư Phật

Tóm lại trị liệu sân tánh bằng liệu pháp thụ động gồm :
_Giữ giới, không sát sanh, không uống rượu, không ăn mặn.
_Lạy lễ Phật, niệm danh hiệu Phật, tụng kinh trì chú.
_ Không kết bạn với người xấu, ác.
_Tránh tranh luận.
_Nở hoa tâm từ bi.


Quý vị nào có gì hay hơn, hãy chia sẻ. Cám ơn.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26/10/06
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Có tham sân si là do tâm
Tâm là một anh họa sĩ rất tài giỏi. Anh có thể vẽ cảnh đẹp hay cảnh xấu. Nên rèn luyện tâm của chúng ta trong từng giây phúc hiện tại là điều rất cần thiết cho người học tu Phật.
Tôi muốn chia sẽ đề tài tham thiền sau để chúng ta thử nhé.
" Lục trần bất cấu, hoàn đồng chánh Giác". Chúc mọi người đều được an lạc!

Cám ơn "thienvien... .com".
Lục trần....,... giác. Sẽ nói tiếp phần sau, "Trị liệu SÂN bằng liệu pháp tích cực."
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26/10/06
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Trị liệu "SÂN" bằng liệu pháp "Tích cực".

Khi mà một người xác lập cho mình một quyết tâm, trừ "sân tánh" diệt sân tánh thì sử dụng liệu pháp này mới có kết quả. Đây không phải trò thử nghiệm, thử qua cho biết, cũng không dành cho ai thích tò mò, khám phá, vì vậy "không nói cho người chẳng có duyên" là vậy.

Nhưng sẵn sàng trao đổi học hỏi quý vị, thiện hữu tri thức
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26/10/06
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Trị liệu "SÂN" bằng liệu pháp "Tích cực".

Khi mà một người xác lập cho mình một quyết tâm, trừ "sân tánh" diệt sân tánh thì sử dụng liệu pháp này mới có kết quả. Đây không phải trò thử nghiệm, thử qua cho biết, cũng không dành cho ai thích tò mò, khám phá, vì vậy "không nói cho người chẳng có duyên" là vậy.

Nhưng sẵn sàng trao đổi học hỏi quý vị, thiện hữu tri thức
Liệu pháp tích cực là "mỗ xẻ cắt bỏ khối ung", nhưng ... như câu chuyện Tổ Đạt Ma trả lời Huệ Khả.
Huệ Khả thưa :
_Con thường hay SÂN, Xin Thầy trừ Sân tánh cho con ?
Tổ bảo:
_Đem Sân tánh ra đây ta trị cho?
...
_Giờ con tìm Sân tánh không có !
_Ta đã trừ tánh sân của con rồi đó.

Hi hi , đây là chế bản, nhưng nghiệm lại vẩn đúng, thưa quý vị !
Chúng ta vì chấp ngã nên sinh tam độc Tham Sân Si, nhưng bây giờ hỏi rằng đem cái Bản Ngã cho xem thử thì không biết cái gì, cái nào là bản ngã
thân thể (sắc) ? không phải
cảm thọ ? không
tưởng tri ? không
hành tướng? không
thức ấm? không
cộng cả 5 cái đó? củng không phải
nhưng chấp ngã (cái tôi, cái của tôi) vẫn có, vẫn còn.

Liệu pháp tích cực là hành giả (người đã xác lập quyết tâm gọi là hành giả) phải QUÁN (nhìn thấu, nhìn rỏ) Sân tánh.
Trước khi Quán (muốn quán được) thì phải Thiền_kiếm một nơi yên tịnh, không có côn trùng, ruồi, muỗi, kiến, v.v. dựng lập tượng Phật hay Bồ Tát, thắp hương đèn cầu Phật Bồ Tát nhiếp thọ hộ trì, ngồi kiết già, nhập thiền. (không có xã thiền, nghĩa là xã chỉ là xã hình thức thôi, liên tục quán niệm từ một cho đến bảy ngày rồi tiếp tuc như thế, không dứt, không gián đoạn, ngoại trừ ngũ vì mệt, sau khi ngũ dậy làm thủ tục nhập thiền để lấy lại mục tiêu quán).
Theo tôi Thiền tứ niệm xứ là dể dàng, chỉ dạy cặn kẻ, và thành tựu trong vòng một cho đến 7 năm.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26/10/06
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Xin lượt dẫn vài ý trong quyển sách nhỏ "Thiền Tứ niệm xứ" của TT. Thích Trí Siêu.


Ðức Phật Thích Ca xưa kia do tu Thiền mà giác ngộ giải thoát. Ngày nay những ai có chí xuất trần, nhận rõ cảnh đời nhiều đau khổ và muốn giải thoát ngay trong kiếp hiện tại hãy nên tu Thiền. Nhưng khi nói đến Thiền thì nhiều người hoang mang vì có cả một rừng Thiền nào là Như Lai Thiền, Tổ Sư Thiền, Thiền Ðốn Ngộ, Thiền Ông Tám, Thiền Yoga, Thiền Tây Tạng, Thiền Zen... không biết theo ai bây giờ? Nếu đến chùa hỏi Thầy thì hầu hết những chùa chiền đều tu theo Tịnh Ðộ, chỉ chuyên tụng kinh, làm đám. Vì không ai chỉ dạy nên người chán nản thì theo đại một phái Thiền khác. Nếu là Thiền Phật giáo như Tây Tạng hay Zen thì còn đỡ, nhưng nếu chẳng may rơi vào Thiền ngoại đạo thì ôi thôi, không những uổng một kiếp này mà còn uổng cả muôn ngàn kiếp sau, vì sai một ly đi ngàn dặm. Cổ nhân có câu: "Thà đành ngàn năm không ngộ, không cam một phút sai lầm".
Tứ Niệm Xứ là một pháp hành Thiền do chính Ðức Phật xưa đã đích thân chỉ dạy cho các đệ tử. Nhờ hành theo đó, các đệ tử đã giải thoát đắc quả vô sanh (A La Hán). Cũng một phần do đó mà một số người theo Ðại Thừa đã bỏ qua và lãng quên pháp hành này, cho rằng đó là pháp Tiểu Thừa. Phật pháp không có đại hay tiểu, có chăng là do chính chúng ta ưa phân biệt đặt ra mà thôi.

Ðể giới thiệu và giúp cho độc giả có một ý niệm về tầm quan trọng của pháp này, tôi sẽ so sánh trong phần đầu Kinh Tứ Niệm Xứ với Bát Nhã Tâm Kinh. Thiền Niệm Xứ hay Minh Sát với Tổ Sư Thiền, và sau đó sẽ nói về phương thức tu tập Thiền Tứ Niệm Xứ.

Vì không ngoài mục đích giới thiệu sơ qua về "pháp hành" Thiền Tứ Niệm Xứ, chắc chắn độc gỉa sẽ cảm thấy nó khô khan, vô vị, không mấy hứng thú. Nhưng không có một sự giác ngộ nào có thể có được nếu chính ta không chịu thực hành, không chịu trở về quan sát nội tâm, theo dõi và ghi nhận tất cả những hoạt động biến chuyển của pháp, không chịu nương theo Giới, Ðịnh, Huệ. Các bạn hãy suy nghĩ và tu tập theo Tứ Niệm Xứ, nếu thấy hợp và có nhân duyên thì các bạn chịu khó lên đường tìm Thầy hoặc bạn để học hỏi thêm, nếu ngược lại thì chắc bạn không có nhân duyên rồi, tốt hơn là nên đi tìm phương pháp khác vậy.

"Tu là cõi phúc, Tình là giây oan", "Ðời là bể khổ, Tu là giải thoát". Nhưng tu là tu cái gì? Tu làm sao? Tu có phải ăn hiền ở lành, ăn chay niệm Phật không? Hay phải vào chùa cạo tóc xuất gia là tu chăng?Ở đây xin miễn nói về triết lý đạo Phật vì Kinh sách nói về triết lý đạo Phật đã có rất nhiều, nhưng quy tụ cũng không ngoài Tứ Diệu Ðế. Quý vị có thể tìm sách nghiên cứu, hoặc là đến chùa thăm hỏi quý Thầy, quý Cô chỉ cho.

Về Tứ Diệu Ðế, trong các kinh sách thường nói như vầy: Khổ đế là quả luân hồi. Tập đế là nhân luân hồi. Diệt đế là quả Niết Bàn. Ðạo đế là nhân Niết Bàn. Chắc chắn Tứ Diệu Ðế là chân lý cao thượng, nhưng theo tôi nghĩ thì Ðạo đế quan trọng hơn cả. Vì chỉ có Ðạo đế mới làm đạo Phật khác hẳn các đạo khác. Vì sao? Vì các đạo khác cũng biết đời là khổ, biết tu hành để cầu sự sung sướng, nhưng con đường đi của họ không thể đưa tới sự giải thoát rốt ráo.Khổ thì chúng ta đã khổ rồi, nguyên nhân của khổ thì chúng ta đã tạo rồi, Niết Bàn thì chưa đạt tới, chỉ có con đường đưa đến Niết Bàn mà chúng ta cần và đang tiến bước là hiện tại. Chỉ có giờ phút hiện tại là chúng ta có thể sung sướng hay khổ đau, là tốt hay xấu mà thôi. Ngày hôm qua anh B có thể đã giết bao mạng người, nhưng ngày hôm nay đây anh đang cứu sống tôi. Nói như thế, độc giả có thấy được tầm quan trọng của giờ phút hiện tại không?Nếu thấy được chỉ có trong giờ phút hiện tại mà ta có thể là một người hiền hay ác, sung sướng hay đau khổ, giác ngộ hay vô minh, thì các bạn sẽ cảm thấy hứng thú hành theo pháp Thiền này.

Tu Thiền vì sao ít có người hành? Vì đa số chỉ thấy ngày hôm qua và ngày mai thôi, họ ít thấy hiện tại. Những người tu theo Tịnh Ðộ cũng vậy, họ không chịu thấy hiện tại, họ chỉ muốn thấy ngày sau (khi chết) được ở Cực Lạc. Bây giờ chỉ lo đếm tiền, đến tối mới đi niệm Phật vài chuỗi gọi là lấy công với Ðức Phật Di Ðà. Người tu theo pháp môn tụng Kinh thì chỉ ưa tụng những Kinh Ðại Thừa nổi tiếng như Pháp Hoa, Niết Bàn, Hoa Nghiêm, Kim Cang... Mỗi khi đến chùa, có ai hỏi độ này tu hành ra sao, thì trả lời: "Ðộ này tôi tụng được 7 bộ Pháp Hoa, 4 bộ Niết Bàn..." rồi lấy đó làm hãnh diện cho là mình tu nhiều. Kỳ thực tham, sân, si ngã mạn của mình không giảm, mà có điều lại tăng thêm. Ðến chùa thì chỉ hay ăn nói khoe khoang, khen Thầy này, chỉ trích Thầy kia, thế này thế nọ... Ðây không phải chỉ trích ai cả mà để nói lên tình trạng tâm lý của đa số những người tu theo pháp môn tụng Kinh, niệm Phật.

Còn Thiền thì sao? Tình trạng tâm lý của những người tu Thiền có hơn gì người tu Tịnh Ðộ không? Người tu ngày nay chỉ chuyên nghiên cứu Thiền, rõ biết lịch sử của chư Thiền Ðức thuở xưa. Mỗi khi nói đến Thiền, thường đem ra kể cho Phật tử nghe để rồi gieo cho họ ý nghĩ là Thiền dành cho những hàng thượng căn thượng trí, còn thời nay mạt pháp, chúng ta là hạ căn độn trí chỉ nên niệm Phật cho chắc ăn. Những hành động, cũng như thành tích của các Thiền Sư chứng ngộ đều có tính cách lạ kỳ, phá chấp, nên nhiều người học Thiền thời nay đều hay bắt chước để rồi tưởng mình cũng phá chấp, phá ngã, đó thật là một điều tai hại và lầm lẫn. Là bậc Thầy, nên chỉ dẫn cho Phật tử phương pháp hành Thiền, chứ đừng nên kể chuyện Thiền. Dĩ nhiên khi nói về phương pháp hành Thiền thì thấy khô khan và dễ làm chán nản cho người nghe, còn nếu kể chuyện Thiền thì hấp dẫn và vui hơn. Ðó có khác chi một đàng chỉ dẫn cách thức làm bánh, và đàng khác là tả sự ngon ngọt của một cái bánh đã thành hình. Một đàng là nhân, một đàng là quả. Người trí học tạo nhân vì biết quả sẽ do đó tự thành, người thường chỉ lo biết quả bỏ quên nhân.

Ðức Phật xưa kia không nói nhiều về cảnh giới của Niết Bàn, ngược lại, Ngài đã giảng dạy suốt 45 năm về những phương pháp đưa đến giải thoát mà ngày nay chúng ta quen gọi là Ðạo Phật.
Ðiều sai lầm của một số người "tu Thiền" (hay là học Thiền) thời nay là chỉ thích đem Kinh sách Thiền ra bàn luận và giảng giải xuyên qua sự hiểu biết của mình.Thay vì nói nhiều về Thiền, một vị Thầy có thể bảo Thiền sinh nhẹ nhàng ngồi xuống, bắt chéo chân theo tư thế bán già hoặc kiết già rồi theo dõi hơi thở. Thay vì ăn uống vội vã hấp tấp cho xong để còn lo đi làm việc khác, một vị Sư có thể lặng lẽ, chậm chạp nâng tách trà lên uống thong thả, đó là dạy Thiền một cách trực tiếp, không cần dùng ngôn ngữ danh từ. Thay vì bắt một chú tiểu học thuộc làu bộ Tỳ Ni, Oai Nghi rồi bắt chú trả bài có lệ trước khi cho thọ giới, vị Thầy đó có thể kiểm soát trực tiếp hoặc cho đệ tử biết giữ chánh niệm, làm việc thong thả, chậm rãi, theo dõi từng cử động của thân thể v.v...

Các nước tu theo Ðại Thừa thường không có địa thế và hoàn cảnh thuận lợi cho việc tu hành nội tâm, chư Tăng phải thường tiếp xúc việc xã hội, quốc gia nhiều, ở trong tình thế dễ làm mất chánh niệm, Nhất là ngày nay, quý Thầy lo tạo chùa to, tượng lớn muốn "hoằng dương chánh pháp", báo Phật ân đức, hành Bồ Tát đạo, thế nên nhiều đầu công mối nợ, Tăng Ni trong chùa phải chấp tác nhiều hơn, và các công việc chùa chẳng khác những việc ngoài đời là bao. Khi các đệ tử ở vào tình thế, hoàn cảnh dễ mất chánh niệm, dễ phiền não, lúc đó các bậc Thầy mới sáng chế ra những phương thức mới mẻ hầu giúp cho đệ tử trở về chánh niệm, thúc liễm thân tâm.

Kinh sách Ðại Thừa của chúng ta rất phong phú, nhưng ngày nay người tu theo Ðại Thừa phần đông chỉ còn là những học giả. Với danh nghĩa hành Bồ Tát đạo, tùy thuận chúng sanh để độ họ, chúng ta đã biến đổi nhiều, và đã đi quá xa mục đích chính của đạo Phật là tìm cầu giác ngộ giải thoát.

Có người bảo Ðại Thừa là sửa đổi giáo pháp làm sao cho hợp thời cơ để độ càng nhiều chúng sanh càng tốt. Nhưng ta hãy nhìn lại xem, hãy so sánh Phật tử Ðại Thừa (Việt Nam, Tàu, Nhật, Ðại Hàn) và Phật tử Tiểu Thừa (Thái Lan, Tích Lan, Miến Ðiện...) xem ai thuần thành hơn, ai sùng đạo và đông hơn? Phật tử Ðại Thừa, nhất là Việt Nam, thường hay xem thường và chỉ trích chư Tăng. Chắc hẳn có những Phật tử không hiểu đạo, ăn không nói có, nhưng cũng có một số người xuất gia tu hành chân chánh. Tuy nhiên chúng ta không nên "vơ đũa cả nắm". Chuyện gì xẩy ra cũng có nhân duyên của nó, không có ai đúng và không có ai lỗi cả, nếu đúng thì đúng hết, nếu lỗi thì lỗi cả. Ở đây ta chỉ nên nhận định một cách khách quan tình trạng Phật giáo Việt Nam mà thôi.

Học rộng, giao dịch nhiều, tụng Kinh, thuyết pháp, đó là "nghề" của chư Tăng. Còn sống lặng lẽ, xa lìa ngũ dục, trở về nội tâm thì sao? Quý Thầy ít cho Phật tử thấy cái gương đó! Vẫn biết phải "y pháp bất y nhân", nhưng ngày nay là đời mạt pháp, căn cơ chúng sanh yếu kém, họ đâu có thể y theo câu đó một cách dễ dàng. Và đến lúc nào đó, người thuyết pháp phải ngưng thuyết pháp và bắt đầu "thực hành" để làm gương cho họ thấy rõ hơn, để lòng tin của họ vững chắc hơn.

Nhìn lại các quốc gia theo Phật giáo Nguyên thủy, mang tiếng chỉ lo tự độ, ích kỷ, nhưng tại sao Phật giáo ở những nơi đó lại là quốc giáo? Tại sao chư Tăng ở đó không cần ứng phú, làm đám, cầu an, cầu siêu, độ sanh, mà Phật tử vẫn theo, vẫn kính nể? Vì mỗi người biết và lo làm bổn phận của mình. Các Sư chỉ lo tu hành, còn Phật tử thì chỉ biết mình có bổn phận hộ trì cúng dường chư Tăng để các vị ấy sớm thành đạo quả, và không đòi hỏi gì khác hơn là Thầy tu chỉ lo tu thôi.

Còn Phật giáo Việt Nam thì sao? Quý Thầy (chịu ảnh hưởng Tàu) chế đặt ra nhiều nghi thức cúng kiến, các lễ lược, văn nghệ để "tùy thuận chúng sanh" để rồi cuối cùng bị kẹt trong ấy, bị biến thành nhân viên của những nghi thức lễ lược ấy. Phật tử chỉ đến chùa khi trong gia đình có người chết hay bị bệnh để cầu siêu, cầu an, hoặc khi có đám chay, đám tiệc, lúc xong thì lấy tiền ra cúng dường quý Thầy hay nói đúng hơn là trả công cho quý Thầy, không còn biết cúng dường hay bố thí một cách trong sạch, bất vụ lợi. Nhất là hầu hết các chùa Việt Nam hải ngoại đều theo Tịnh Ðộ, lấy tụng Kinh ứng phú làm đầu, khiến Phật tử trở nên xem các vị Sư như những "thợ tụng". Thầy nào tụng không hay, giọng không tốt thì không đến chùa đó nữa. Rồi thì quý Thầy sống trong vòng lẩn quẩn, không làm thợ tụng thì không được, vì sẽ không còn được coi như là một ông thầy nữa. Vị nào ý thức điều đó mà muốn thoát ra cũng khó, vì nếu thoát ra lại sợ sẽ không có Phật tử cúng dường, nên đành nhắm mắt, xuôi tay trôi theo thế tình. Trong một gia đình, ai có đông con là tự biết mình có nhiều oan gia ràng buộc, trong chùa cũng vậy, vị Thầy nào có nhiều Phật tử ưa chuộng mình thì cũng có nhiều sự ràng buộc, nhưng đa số quý Thầy lại lấy đó làm hãnh diện, tưởng là mình khéo hướng dẫn Phật tử, mà thật ra đã vô tình làm nô lệ cho Phật tử.Chùa to, nổi tiếng, đông Phật tử là những điều mà đa số người xuất gia ngày nay đều lấy đó làm mục đích đánh dấu sự thành công của mình trên đường đạo.

Là Ðại Thừa, theo Bồ Tát đạo, ta được quyền mở mang, dùng mọi phương tiện phát triển đạo, nhưng xin đừng quên và đi quá xa nguồn gốc.Thiền trong Phật giáo Việt Nam bị lãng quên, không những bị lãng quên mà có khi không có chỗ đứng nữa. Số Phật tử lui tới chùa thường là những người già lớn tuổi, trong đó đa số lại là phụ nữ, tính tình hay cầu cạnh, nương tựa, nên rất thích hợp với lối tu cầu tha lực (Tịnh Ðộ). Thể theo nhu cầu đó, các chùa đã được dựng lập khá nhiều, nhưng đều lấy cúng kiến làm Phật sự chính.

Những người thanh niên tuổi trẻ, ưa chuộng đạo Phật lại thường không hay đến chùa, không khí ở chùa không hợp với họ. Họ là những người thích tự lực, không thích nương tựa mãi nơi cha mẹ, muốn tạo dựng hạnh phúc với chính hai bàn tay của họ. Ðến với đạo Phật, họ chỉ thích tu Thiền, nói Thiền. Nhưng tu Thiền là tu làm sao? Tôi thấy có nhiều người chỉ "quy y sách Thiền" chứ không quy y Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng). Vì không thích lạy Phật, không biết Phật pháp căn bản, không biết kính trọng các nhà Sư. Có việc phải đến chùa thì nghênh ngang, tự tại tựa như "Tổ Ðạt Ma", họ bảo Thiền là phá chấp, "gặp Phật giết Phật, gặp Ma giết Ma". Họ có biết đâu là đang gây cái nhân đọa địa ngục. Tuy vậy ta cũng không nên trách cứ mà ngược lại nên cảm thương họ thì đúng hơn.

Như vậy nếu có người muốn tu Thiền thì phải làm sao? Phải tu theo Thiền nào? Sách viết về Thiền tông tương đối có khá nhiều, nhưng đa số viết về Thiền học, về văn chương ngôn ngữ Thiền, về triết lý Thiền, về Thiền Trung Hoa... Ở đây tôi muốn giới thiệu, hay đúng hơn là nhắc lại một phương pháp hành Thiền do chính Ðức Phật Thích Ca đã dạy cho các đệ tử, đó là pháp Tứ Niệm Xứ. Pháp hành Thiền này, trong Phật giáo Ðại Thừa hầu như ít ai nhắc tới, mặc dầu các sách Phật học phổ thông có nói sơ qua trong 37 phẩm trợ đạo, nhưng nói một cách quá ngắn gọn về phần lý thuyết và thiếu sót về cách thức tu tập.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26/10/06
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113


Trị liệu "SÂN" :

Có hai lãnh vực trị liệu : 1/Thụ động. 2/Tích cực.

1/Trị liệu sân trên lãnh vực thụ động:


b/Lạy lễ Phật, niệm danh hiệu Phật, tụng kinh, trì chú.
Là luôn luôn tưới tẩm chánh pháp vào a lại da thức. Một chất cháy, dễ cháy đi nữa, thì ta nên thường xuyên tưới nước vào, không bao giờ phát hoả. Chẳng những vậy, còn nở hoa sen. Biết đâu !
.
Thắc mắc : Tôi thấy, những tôn giáo khác, tín đồ cũng đi nhà thờ, thánh đường, thánh thất, ... , cũng lễ lạy Thánh Thần (của tôn giáo đó), mà sân tánh không hề giảm là thế nào ?

Đáp : Đừng nói TG #, ngay trong Đạo Phật có người đi Chùa Lễ Phật, ăn chay niệm Phật, tụng kinh trì chú cũng lung lắm, nhưng tham, sân, si, cũng còn, có chăng là biến tướng, xưa là tham nay thành thâm (tham), xưa lửa có ngọn nay thành than âm ỉ, xưa thấy mờ mờ nay tối thui.
Vì vậy, phải lấy trí tuệ làm đạo nghiệp, Chư Tăng phải hướng Phật tử về đúng Chánh pháp. Nếu chỉ tin không thôi, chỉ tín ngưỡng không thôi, biến người phật tử như "tín đồ" Chư Tăng thành Thánh ban phước, chùa thành nơi trình diễn âm nhạc PG, thì có gì khác tôn giáo khác !.

Thành tâm 1/quy y, 2/sám hối, 3/hồi hướng, ba bước cần phải có với một người Phật Tử.

Tôn giáo khác tưới tẩm vào chất cháy chất dễ cháy chất lỏng gì giống nước chứ không phải nước, xăng hay dầu hay ... , còn Đạo Phật chỉ có nước Cam lồ.
Nhưng chúng sanh cang cường, (tưới nước lên lại "né" cũng như không !)

Nam Mô Thanh Tịnh Bình Thùy Dương Liễu Quán Âm Như Lai Cam Lồ Sái Tâm Nguyện.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26/10/06
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113


Trị liệu "SÂN" :

Có hai lãnh vực trị liệu : 1/Thụ động. 2/Tích cực.

1/Trị liệu sân trên lãnh vực thụ động:

c/Chẳng gần người (kết bạn) xấu ác.
Gần bạn mà có duyên độ bạn hoặc bạn độ mình thì nên kết bạn, còn bạn mà không duyên như đã nói thì giữ quan hệ dưới mức bình thường, cũng không sao.
.
Vì sao hạn chế kết bạn, "Tứ hải giai huynh đệ" mà? Làm sao biết được người "xấu, ác", trong khi đánh giá người khác là chính mình đã "xấu" rồi?

Đáp: Đúng vậy, bốn biển đều anh em, không kết thân chứ không phải xa lánh, mà phải luôn luôn tập nở hoa từ bi, mang đến an lạc cho người (bất luận) là từ, sẻ chia nổi khổ với người là bi, vậy.
Kết thân là mở toan cửa sổ tâm hồn sẻ sinh ra lắm chuyện phiền phức (phiền nảo, phức tạp) đố kỵ, thương yêu, ganh ghét,... trong khi mình tập "bớt sân" mà !

Đức Phật có dạy : "Này các tỳ kheo, khi nói chuyện thì nói chuyện Phật Pháp hoặc im lặng như bậc Thánh". Giao kết bạn hữu là, họặc là bạn độ mình hoặc là mình (có khả năng) độ bạn, hoặc trao đổi về Phật Pháp như lời Phật dạy. Xấu ác, chỉ là cách nói thôi, tức là ngoài phạm vi bằng hữu, chứ "xấu" thì có ai không "xấu", ngoại trừ bậc thánh.


12359844_189404828073075_6160949438476502842_n.jpg
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên