Sống để làm gì ?

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Sống để làm gì ?

bandsawsk5-Tv Trang DĐ Đại tạng kinh Việt Nam đã viết:
Sống để làm gì ?

Theo mọi người thì chúng ta sống để làm gì ? Có phải là sống để hưởng thụ ? Có phải sống là để nhập niết bàn để hưởng hạnh phúc ? Hay là sống để tu nhân tích đức để kiếp sau tốt hơn ? Hay là sống để yêu thương ?

Cùng bàn luận nha mọi người
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Từ Từ xin nói trước,
Theo Từ Từ thì
1. Sống để trả hết những gì đã mắc nợ trong kiếp trước cũng như hiện tại nếu tạo ra.
2. Cố gắng sống đạo đức, làm điều thiện lành, tạo sự an lạc cho mình và cho mọi người để góp nhặt công đức để mai kia Vô Thường đến gọi đi thì cũng không phải lo lắng gì.
3. Sông không mong cầu dư giả, chỉ mong giữ được thân khoẻ mạnh, tâm trí minh mẫn mà tu học.
4. Sống với mục tiêu giúp người giúp ta cùng vượt khó khăn trong cuộc đời này và hướng người về với Phật đạo để cùng giải thoát đạt an vui ngay trong đời này và đời sau....

Nói chung hiện tại cách sống là như trên, tuy nhiên khó khăn gặp nhiều quá và vẫn đang tranh đấu để vượt qua !

Ai có cách sống khác hay thế nào hoan hỷ chia sẽ nha các đạo hữu...
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63

Câu hỏi rất hay và rất rộng.

Sống để làm gì ? Trước hết chúng ta phải trả lời được là : Chúng ta sinh ra để làm gì ? Có ý nghĩa gì không ? Có mục đích gì không ? Con người xuất hiện trong Vũ trụ này mang mục đích gì ? Hay chỉ đơn thuần là ngẫu nhiên mà thôi.

Từ những câu hỏi như vậy chúng ta có lẽ sẽ lần đến cái gốc của vấn đề : Sống để hoàn thiện,sống để tiến hóa,sống để tìm về Bản Tâm thanh tịnh.Mọi sự xoay vần quanh đời sống của một Con người chỉ là phụ.Cái chính là bản chất của cuộc đời con người đó.Anh là ai? Anh là người như thế nào? Anh "Tốt" hay anh "Xấu" ? Điều đó quyết định đến việc : Sống để làm gì ?

Nói tóm lại : Sống là để hành động,làm,thực hiện ... những gì mình muốn."Muốn" ở đây sẽ là tập khí lâu dài qua nhiều kiếp.
 

abcde

Registered
Phật tử
Tham gia
28 Thg 10 2014
Bài viết
14
Điểm tương tác
6
Điểm
3
không có câu trả lời dứt khoát được trong trường hợp này.Nếu nói sống là để tu ,để trả nghiệp,để nhập niết bàn thế thì phải từ bỏ tất cả để đi tu ,vậy làm gì để nuôi sống bản thân ?Nếu nói sống để làm nuôi thân ,phát triển kinh tế ,để hưởng thụ cuộc sống thế thì trái giáo lý Phật dạy vì vẫn tiếp tục tạo nghiệp -->luân hồi hoài.Còn nếu nói vừa sống vừa làm việc vừa tu thì e rằng rất rất khó .Cho nên câu hỏi "sống để làm gì "đã có từ rất lâu rồi có thể nói từ khi con người có tư tưởng,biết suy nghĩ và dĩ nhiên chưa bao giờ có câu trả lời thỏa đáng .Chúng ta chỉ thấy sanh là khổ mà chả bao giờ biết "sanh ra để làm gì "
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Nếu
Sống để trả hết những gì đã mắc nợ trong kiếp trước cũng như hiện tại nếu tạo ra.
thì cuộc sống rất ư là thụ động và tạo ra nghiệp nhân mới _ nghiệp "trả nợ". Người sống để luôn luôn "trả nợ" thì thật là tội nghiệp và đáng thương.
Người đã mắc nợ rồi thì phải trã dù muốn hay không muốn, đừng bao giờ nảy sinh tư tưởng "quịt nợ", hay "chậm trã" khuất nợ, còn đáo hạn nợ thì lải mẹ sinh lải con càng "chết" sớm.
Bồ Tát, Thánh Hiền không sợ "nợ" chỉ sợ "vay".

Nếu
Cố gắng sống đạo đức, làm điều thiện lành, tạo sự an lạc cho mình và cho mọi người để góp nhặt công đức để mai kia Vô Thường đến gọi đi thì cũng không phải lo lắng gì. Sống không mong cầu dư giả, chỉ mong giữ được thân khoẻ mạnh, tâm trí minh mẫn mà tu học
thì cuộc sống là vị ngã, tất cả đều vì "cái Ta" .
"Ta" sống có đạo đức, "Ta" làm điều thiện, "Ta" góp nhặt công đức, "Ta" không lo lắng gì , "Ta" mong thân mạnh khỏe, tâm trí minh mẫn và "Ta" tu học. Tất cả đều vì "cái Ta" to tổ bố.
Sao chẳng nghỉ "cái Ta tạm thời" nầy do chủng chủng nhân duyên mà thành và nhân duyên diệt thì "cái Ta tạm thời" nầy củng diệt, theo đó tạo ra "cái Ta tạm thời" mới.

Nếu
" Sống với mục tiêu giúp người giúp ta cùng vượt khó khăn trong cuộc đời này và hướng người về với Phật đạo để cùng giải thoát đạt an vui ngay trong đời này và đời sau...."
thì câu giải nầy xem ra cao thượng nhưng củng còn ẩn chứa vi tế của mầm vị ngã.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
658
Điểm tương tác
592
Điểm
93
Chơi

"Sống đời vui đạo mặc tùy duyên,
Hể đói thì ăn, mệt ngủ liền."
Nếu ai muốn hỏi : Làm gì thế ?
... CHƠI !....
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Câu hỏi rất hay và rất rộng.

Sống để làm gì ? Trước hết chúng ta phải trả lời được là : Chúng ta sinh ra để làm gì ? Có ý nghĩa gì không ? Có mục đích gì không ? Con người xuất hiện trong Vũ trụ này mang mục đích gì ? Hay chỉ đơn thuần là ngẫu nhiên mà thôi.

Từ những câu hỏi như vậy chúng ta có lẽ sẽ lần đến cái gốc của vấn đề : Sống để hoàn thiện,sống để tiến hóa,sống để tìm về Bản Tâm thanh tịnh.Mọi sự xoay vần quanh đời sống của một Con người chỉ là phụ.Cái chính là bản chất của cuộc đời con người đó.Anh là ai? Anh là người như thế nào? Anh "Tốt" hay anh "Xấu" ? Điều đó quyết định đến việc : Sống để làm gì ?

Nói tóm lại : Sống là để hành động,làm,thực hiện ... những gì mình muốn."Muốn" ở đây sẽ là tập khí lâu dài qua nhiều kiếp.
Câu này có vẻ cao hơn. Nhưng câu kết thì ... sao ấy? Tất cả những gì "mình" muốn điều sai lầm , đều vô minh, tất cả tập khí lâu dài qua nhiều kiếp củng đều sai lầm, đều vô minh.
"Mình" muốn tu hành để diệt trừ tập khí lâu dài qua nhiều kiếp thì trước là "đúng", sau củng "sai lầm, vô minh".
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Câu này có vẻ cao hơn. Nhưng câu kết thì ... sao ấy? Tất cả những gì "mình" muốn điều sai lầm , đều vô minh, tất cả tập khí lâu dài qua nhiều kiếp củng đều sai lầm, đều vô minh.
"Mình" muốn tu hành để diệt trừ tập khí lâu dài qua nhiều kiếp thì trước là "đúng", sau củng "sai lầm, vô minh".

Chào bạn Chiếu Thanh,

Chính vì có Vô Minh nên mới có sự "Tu" để hết vô minh,nếu không có vô minh thì còn cần gì Đạo.Trong Như có Huyễn trong Huyễn có Như,có Ta Bà nên mới có Tịnh Độ,có chúng sinh vô minh nên mới có các vị Bồ Tát.

Cho nên con người chúng ta sinh ra từ Vô Minh thì Sống để làm gì nếu không phải là làm những việc vô minh.Còn những vị nào muốn thoát khỏi vô minh thì phải tu tập,muốn tu tập thành công thì đâu chỉ trong một kiếp người,phải trải qua sự tích lũy của nhiều kiếp,của nhiều sự cố gắng thường xuyên và liên tục mới có ngày đạt Đạo được."Dục tốc bất đạt" là vậy,không có sự vội vàng trong tu tập được,cũng không có đường tắt hay đốt cháy giai đoạn trong tu tập được.Đó là Nhân Quả rồi,là Chân Lý vậy.

Đức Phật đã nói : Cái này sinh thì cái kia sinh,cái này diệt thì cái kia diệt ... là vậy.Trong mọi vấn đề,cứ lấy Duyên khởi mà đối chiếu thì sẽ chẳng phải băn khoăn nhiều làm gì cả.
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Nếu thì cuộc sống rất ư là thụ động và tạo ra nghiệp nhân mới _ nghiệp "trả nợ". Người sống để luôn luôn "trả nợ" thì thật là tội nghiệp và đáng thương.
Người đã mắc nợ rồi thì phải trã dù muốn hay không muốn, đừng bao giờ nảy sinh tư tưởng "quịt nợ", hay "chậm trã" khuất nợ, còn đáo hạn nợ thì lải mẹ sinh lải con càng "chết" sớm.
Bồ Tát, Thánh Hiền không sợ "nợ" chỉ sợ "vay".

Nếu
thì cuộc sống là vị ngã, tất cả đều vì "cái Ta" .
"Ta" sống có đạo đức, "Ta" làm điều thiện, "Ta" góp nhặt công đức, "Ta" không lo lắng gì , "Ta" mong thân mạnh khỏe, tâm trí minh mẫn và "Ta" tu học. Tất cả đều vì "cái Ta" to tổ bố.
Sao chẳng nghỉ "cái Ta tạm thời" nầy do chủng chủng nhân duyên mà thành và nhân duyên diệt thì "cái Ta tạm thời" nầy củng diệt, theo đó tạo ra "cái Ta tạm thời" mới.

Nếu thì câu giải nầy xem ra cao thượng nhưng củng còn ẩn chứa vi tế của mầm vị ngã.

Chào chú Chiếu Thanh, chúng ta trao đổi thêm chút nhé.
Trước nhất Từ Từ xin hỏi rõ, ở đây là Trả Lời cho câu hỏi Sống Để Làm Gì theo cách mình đang sống hay là nói cách sống từ cách học hiểu trong đạo Phật hay tự thân nói ra ? Vì Từ Từ thấy chưa ai nói cách sống của bản thân mà chỉ đang hướng theo chiều chỉ bảo hoặc chỉ nói cách chung chung chứ không đưa ra cách sống cá nhân !!!

Từ Từ đã nói cách sống hiện nay như trên của Từ Từ và được chú Chiếu Thanh (gọi bằng chú nhé vì hình như chú lớn tuổi hơn con, con năm năy 30 tuổi) chia sẽ về cách sống đó, tuy nhiên có nhiều điều con muốn nói cho rõ:

Nếu
Sống để trả hết những gì đã mắc nợ trong kiếp trước cũng như hiện tại nếu tạo ra.

thì cuộc sống rất ư là thụ động và tạo ra nghiệp nhân mới _ nghiệp "trả nợ". Người sống để luôn luôn "trả nợ" thì thật là tội nghiệp và đáng thương.
Người đã mắc nợ rồi thì phải trã dù muốn hay không muốn, đừng bao giờ nảy sinh tư tưởng "quịt nợ", hay "chậm trã" khuất nợ, còn đáo hạn nợ thì lải mẹ sinh lải con càng "chết" sớm.
Bồ Tát, Thánh Hiền không sợ "nợ" chỉ sợ "vay".


Không rõ ở đây sao chú cho là Thụ Động ? và tạo ra nghiệp mới được gọi là nghiệp trả nợ ? Vì con thấy rằng bản thân sinh ra là do còn mắc nợ như lục đạo là 6 cõi để trả nợ còn đeo mang. Vì khi đã trả hết nợ, hết nợ nghĩa là không còn nợ bất kỳ chúng sanh nào nữa và chuyên tâm tu học thì rõ là đã có thể thoát khỏi thế gian này, chấm dứt cuộc sống ở thế gian này rồi.

Chú nói: "Người sống để luôn luôn "trả nợ" thì thật là tội nghiệp và đáng thương." Con không thấy sự đáng thương gì ở đây cả mà phải vui mừng cho người đó (là con đây) vì như câu tiếp theo chú đã nói : "phải trã dù muốn hay không muốn..." con chấp nhận trả nợ cũ, không tạp nợ mới kia mà.

Và câu này con đọc tới đọc lui, không biết chú dùng sai từ hay sao "Bồ Tát, Thánh Hiền không sợ "nợ" chỉ sợ "vay"" hay từ này hâu như trong câu này là đồng nghĩa nhau kìa mà, chú có thể nói rõ hơn ở câu này không ?
-------------------------------

Nếu
Cố gắng sống đạo đức, làm điều thiện lành, tạo sự an lạc cho mình và cho mọi người để góp nhặt công đức để mai kia Vô Thường đến gọi đi thì cũng không phải lo lắng gì. Sống không mong cầu dư giả, chỉ mong giữ được thân khoẻ mạnh, tâm trí minh mẫn mà tu học
thì cuộc sống là vị ngã, tất cả đều vì "cái Ta" .
"Ta" sống có đạo đức, "Ta" làm điều thiện, "Ta" góp nhặt công đức, "Ta" không lo lắng gì , "Ta" mong thân mạnh khỏe, tâm trí minh mẫn và "Ta" tu học. Tất cả đều vì "cái Ta" to tổ bố.
Sao chẳng nghỉ "cái Ta tạm thời" nầy do chủng chủng nhân duyên mà thành và nhân duyên diệt thì "cái Ta tạm thời" nầy củng diệt, theo đó tạo ra "cái Ta tạm thời" mới.


Ở câu chia sẽ này, con cảm thấy có vẻ chú cháu ta hiểu nhầm ý nhau. Con xin có vài điều cần nói:

Không rõ chú hiểu cách sống trên của con ra sao mà cho rằng cái Ta tồn tại ở đây, hoặc chú dùng từ Ta cho các cách sống liệt kê của con nên chú hình dung cái Ta trong con mạnh mẻ như vậy, nếu là thế thì con xin nói thêm...

Vì câu hỏi là: SỐNG ĐỂ LÀM GÌ ? Con liệt kê cách sống của con ngay hiện tại và cho tương lai, nêu cho rằng các cái TA chú nói trên là không nên vậy lẻ nào Ta không nên sống đạo đức, ko làm thiện, ko góp công đức..... theo con nghĩ có sự nhầm lẫn ở đây, nếu ko phải mong chú nói rõ thêm.

Vì chú nói câu này : "Sao chẳng nghỉ "cái Ta tạm thời" nầy do chủng chủng nhân duyên mà thành và nhân duyên diệt thì "cái Ta tạm thời" nầy củng diệt, theo đó tạo ra "cái Ta tạm thời" mới."

Học Pháp bao năm con xin ngắn gọn ý nghĩa câu trên là: Cái Ta Tam Thời mà chú nói thì rõ ràng tất cả trên thế gian này đều là tạm thời chẳng riêng gì cá Ta cả, chẳng gì là vĩnh hằng cả, đúng không chú? cho nên chú nhận xét cách sống trên của con đặt cái Ta to tổ bố con thấy không thuyết phục .
--------------------------------------

Nếu
" Sống với mục tiêu giúp người giúp ta cùng vượt khó khăn trong cuộc đời này và hướng người về với Phật đạo để cùng giải thoát đạt an vui ngay trong đời này và đời sau...."
thì câu giải nầy xem ra cao thượng nhưng củng còn ẩn chứa vi tế của mầm vị ngã.

Nói thật là từ Hán văn con dốt lắm à, nên vi tế, vị ngã là gì nếu được xin chú nói rõ cho con biết. Chứ giờ con hiểu sơ sơ là: có sự chấp ngã vào mục tiêu trên của con, đúng không chú ? Nếu là vậy thì con lại nói thêm:

Luôn tâm đắt 1 câu: Phụng Sự Chúng Sanh là cúng dường Chư Phật.

Với câu trên có lẻ chú sẽ hiểu rõ hơn tại sao con chọn cách sống Lợi Người Lợi Mình (1 trong bốn cách sống mà Phật dạy) rồi phải không chú !!!

À mà chú Chiếu Thanh, chú chưa chia sẽ cách sống của chú kìa.... Chú có thể nói ra ở đây cho con cũng như các đạo hữu khác học tập không ?

Trân trọng mọi lời khuyên, nhận xét xuất phát từ chân ý muốn làm tốt đẹp cho người !!!​
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
"Sống đời vui đạo mặc tùy duyên,
Hể đói thì ăn, mệt ngủ liền."
Nếu ai muốn hỏi : Làm gì thế ?
... CHƠI !....

Hay thì hay thật là hay.
Đọc rồi ngẫm lại như …gai …thế nào?


Hình như học theo Tông Phái của Thầy “Như Huyển Thiền Sư”?
Thầy dạy :
“Ăn_ăn chơi,
ngũ_ngũ chơi,
mặc_mặc chơi,

sống_sống chơi,
chết_chết chơi”.
Vì vạn pháp không có tự tánh, như huyển như hóa, ăn, mặc, ngũ, …, cho đến sống và chết thực chất chỉ là trò chơi.

Nhưng ...
Thầy chưa dạy hết còn nửa là :
Luân hồi_luân hồi chơi.
Đọa Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sanh_đọa chơi.

Và “chơi” như vậy không biết ngày trở lại.

Chử “chơi”Thầy dạy mang hàm ý đừng dính mắc vào nó, đừng để nó trói buộc mình thì như vậy mới thoát.
Tu_ tu chơi,
Bố thí_bố thí chơi,
Trì giới_trì giới chơi,
Nhẩn nhục_nhẩn nhục chơi,
Tinh tấn_tinh tấn chơi,
Thiền định_thiền định chơi,
Nhưng đó lại là ... Bát Nhã Trí thật.


Chử chơi theo chủ nghĩa thực dụng và bất cần đời là đọa ngay. Hể đói thì ăn, nhưng ăn lại sinh tâm muốn ăn phải ngon, ngon hơn, ngon nửa, có món ngon với giá phải trả bằng với công sức lao động của một người làm 2,3 năm trời, một đỉa yến sào là 16.000.000 đ không những vậy để làm đỉa yến sào phải 24 công nhân làm vất vã mới có được tổ yến để xào một đỉa. Ngũ thì ngũ trên “cở Long Sàng” có giá 2,3 trăm triệu, mà đâu có yên giấc nồng phải dọng vô 2,3 viên an thần vô mới ngũ được.

Trước đây 20 năm, chỉ cần ăn no mặc ấm, che nắng che mưa. Ngày nay thay bằng ăn ngon mặc đẹp , nhà cao cửa rộng. Chùa chiền củng vậy, chùa phải to để "độ chúng", tượng phải bự thế mới "uy nghiêm", nên có chuyện Thầy tu khui Iphone 6. Đó là “CHƠI” mà lị.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Chào bạn Chiếu Thanh,

Chính vì có Vô Minh nên mới có sự "Tu" để hết vô minh,nếu không có vô minh thì còn cần gì Đạo.Trong Như có Huyễn trong Huyễn có Như,có Ta Bà nên mới có Tịnh Độ,có chúng sinh vô minh nên mới có các vị Bồ Tát.

Cho nên con người chúng ta sinh ra từ Vô Minh thì Sống để làm gì nếu không phải là làm những việc vô minh.Còn những vị nào muốn thoát khỏi vô minh thì phải tu tập,muốn tu tập thành công thì đâu chỉ trong một kiếp người,phải trải qua sự tích lũy của nhiều kiếp,của nhiều sự cố gắng thường xuyên và liên tục mới có ngày đạt Đạo được."Dục tốc bất đạt" là vậy,không có sự vội vàng trong tu tập được,cũng không có đường tắt hay đốt cháy giai đoạn trong tu tập được.Đó là Nhân Quả rồi,là Chân Lý vậy.

Đức Phật đã nói : Cái này sinh thì cái kia sinh,cái này diệt thì cái kia diệt ... là vậy.Trong mọi vấn đề,cứ lấy Duyên khởi mà đối chiếu thì sẽ chẳng phải băn khoăn nhiều làm gì cả.

Trong kinh "maha bát nhả ba la mật đa tâm kinh" có nói: Bản Tâm vốn Không có vô minh, và không có hết vô minh. (không có thì hết cái gì!)

Nếu còn thấy vô minh thì "cái thấy" trước tiên là ”VÔ MINH” (kiến hoặc), muốn diệt vô minh thì phải biết tâm “muốn” là vọng tâm hư dối, lấy cái hư dối để diệt cái chẳng có, khác gì nằm mộng mà đánh ma.

Muốn tu tập thành công thì phải biết "nhân" tu tập. Chứ không nai bao nhiêu kiếp,vô lượng vô biên A Tăng kỳ kiếp củng chấp nhận, chẳng là gì quan trọng. Quan trọng là "Nhân Tu Tập".
 

abcde

Registered
Phật tử
Tham gia
28 Thg 10 2014
Bài viết
14
Điểm tương tác
6
Điểm
3
"Từ Từ xin hỏi rõ, ở đây là Trả Lời cho câu hỏi Sống Để Làm Gì theo cách mình đang sống hay là nói cách sống từ cách học hiểu trong đạo Phật hay tự thân nói ra ? Vì Từ Từ thấy chưa ai nói cách sống của bản thân mà chỉ đang hướng theo chiều chỉ bảo hoặc chỉ nói cách chung chung chứ không đưa ra cách sống cá nhân"
Từ Từ mến! mình chỉ góp chút ý .Cách sống cá nhân chỉ là 1 cách nói tương đối vì còn chấp ngã .Tất cả những gì thuộc về tính cách cá nhân 1 người (thói quen, cách nghĩ ...đều là nghiệp)đều đến từ môi trường người đó sống.Người đó học hỏi từ môi trường xung quanh,học từ người khác ,người đó bị chi phối bởi hoàn cảnh ,bởi người khác .Bạn thử suy nghĩ xem có cái gì là do bạn tự sáng tạo ra ko ?Ví dụ :bạn tự xây 1 căn nhà ,bạn nói:"chính tôi sáng tạo ra ngôi nhà này???"Bạn chỉ tùy duyên mà tạo ra căn nhà ,bạn ko sáng tạo được gì cả .Nếu đi hỏi từ người 1 trên quả địa cầu này " sống để làm gi"thì chắc chắn mỗi người trả lời 1 kiểu tùy vào hiểu biết mỗi người .Hiểu biết này là tri thức từ bên ngoài ko phải tự thân như bạn nghĩ đâu .Chỉ có những bậc giác ngộ đạt đến "vô hoc" thì mới ko bị chi phối bởi ngoại cảnh thôi.
Chỉ là chút hiểu biết từ kinh sách (ko phải của mình nha)mong bạn trao đổi thêm.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
"Từ Từ xin hỏi rõ, ở đây là Trả Lời cho câu hỏi Sống Để Làm Gì theo cách mình đang sống hay là nói cách sống từ cách học hiểu trong đạo Phật hay tự thân nói ra ? Vì Từ Từ thấy chưa ai nói cách sống của bản thân mà chỉ đang hướng theo chiều chỉ bảo hoặc chỉ nói cách chung chung chứ không đưa ra cách sống cá nhân"
Từ Từ mến! mình chỉ góp chút ý .Cách sống cá nhân chỉ là 1 cách nói tương đối vì còn chấp ngã .Tất cả những gì thuộc về tính cách cá nhân 1 người (thói quen, cách nghĩ ...đều là nghiệp)đều đến từ môi trường người đó sống.Người đó học hỏi từ môi trường xung quanh,học từ người khác ,người đó bị chi phối bởi hoàn cảnh ,bởi người khác .Bạn thử suy nghĩ xem có cái gì là do bạn tự sáng tạo ra ko ?Ví dụ :bạn tự xây 1 căn nhà ,bạn nói:"chính tôi sáng tạo ra ngôi nhà này???"Bạn chỉ tùy duyên mà tạo ra căn nhà ,bạn ko sáng tạo được gì cả .Nếu đi hỏi từ người 1 trên quả địa cầu này " sống để làm gi"thì chắc chắn mỗi người trả lời 1 kiểu tùy vào hiểu biết mỗi người .Hiểu biết này là tri thức từ bên ngoài ko phải tự thân như bạn nghĩ đâu .Chỉ có những bậc giác ngộ đạt đến "vô hoc" thì mới ko bị chi phối bởi ngoại cảnh thôi.
Chỉ là chút hiểu biết từ kinh sách (ko phải của mình nha)mong bạn trao đổi thêm.
Đây là câu hỏi thảo luận từ trang DĐ.đại tạng kinh việt nam.
Và tôi có đồng quan điễm với thành viên "Nhu Thuận".
Sống là thi hành một "Đặc vụ bí mật và bất khã thi".
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Trong kinh "maha bát nhả ba la mật đa tâm kinh" có nói: Bản Tâm vốn Không có vô minh, và không có hết vô minh. (không có thì hết cái gì!)

Nếu còn thấy vô minh thì "cái thấy" trước tiên là ”VÔ MINH” (kiến hoặc), muốn diệt vô minh thì phải biết tâm “muốn” là vọng tâm hư dối, lấy cái hư dối để diệt cái chẳng có, khác gì nằm mộng mà đánh ma.

Muốn tu tập thành công thì phải biết "nhân" tu tập. Chứ không nai bao nhiêu kiếp,vô lượng vô biên A Tăng kỳ kiếp củng chấp nhận, chẳng là gì quan trọng. Quan trọng là "Nhân Tu Tập".

Chào bạn Chiếu Thanh,

Tôi thường thấy Phật tử chúng ta khi trao đổi và thảo luận thường có một sai lầm rất hay mắc phải : đó là khi trích dẫn kinh sách thì thường hay tự cho rằng bản thân chúng ta hoặc mọi người đã đạt đến những điều kinh sách muốn nói.Ví dụ như đoạn Bát Nhã Tâm kinh mà bạn trích dẫn : Bản Tâm vốn Không có vô minh, và không có hết vô minh.

Ở đây bạn quên rằng ai trong chúng ta đã tìm thấy Bản Tâm,ai trong chúng ta sống đúng với Bản Tâm để mà Vô vô minh diệc,vô vô minh tận ...cơ chứ.Kinh Bát Nhã là nói cho các Bậc đã ngộ Vô Ngã(chiếu kiến Ngũ uẩn giai không) còn chúng ta ai đã đạt đến đó.Muốn tìm thấy được Bản Tâm thì phải trải qua bao nhiêu công phu đây,trải qua bao nhiêu kiếp đây?

Cho nên có thể nói, chúng ta Vô Minh thì Sống để làm gì có ngoài những chuyện vô minh đâu.Chúng ta còn Vô Minh mà đã tự coi mình ngang với các Bậc Giác Ngộ thì thử hỏi làm sao thoát khỏi Vô Minh.
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
"Từ Từ xin hỏi rõ, ở đây là Trả Lời cho câu hỏi Sống Để Làm Gì theo cách mình đang sống hay là nói cách sống từ cách học hiểu trong đạo Phật hay tự thân nói ra ? Vì Từ Từ thấy chưa ai nói cách sống của bản thân mà chỉ đang hướng theo chiều chỉ bảo hoặc chỉ nói cách chung chung chứ không đưa ra cách sống cá nhân"
Từ Từ mến! mình chỉ góp chút ý .Cách sống cá nhân chỉ là 1 cách nói tương đối vì còn chấp ngã .Tất cả những gì thuộc về tính cách cá nhân 1 người (thói quen, cách nghĩ ...đều là nghiệp)đều đến từ môi trường người đó sống.Người đó học hỏi từ môi trường xung quanh,học từ người khác ,người đó bị chi phối bởi hoàn cảnh ,bởi người khác .Bạn thử suy nghĩ xem có cái gì là do bạn tự sáng tạo ra ko ?Ví dụ :bạn tự xây 1 căn nhà ,bạn nói:"chính tôi sáng tạo ra ngôi nhà này???"Bạn chỉ tùy duyên mà tạo ra căn nhà ,bạn ko sáng tạo được gì cả .Nếu đi hỏi từ người 1 trên quả địa cầu này " sống để làm gi"thì chắc chắn mỗi người trả lời 1 kiểu tùy vào hiểu biết mỗi người .Hiểu biết này là tri thức từ bên ngoài ko phải tự thân như bạn nghĩ đâu .Chỉ có những bậc giác ngộ đạt đến "vô hoc" thì mới ko bị chi phối bởi ngoại cảnh thôi.
Chỉ là chút hiểu biết từ kinh sách (ko phải của mình nha)mong bạn trao đổi thêm.

Thì Từ Từ có tự cho là tạo ra cái gì đâu, cũng là thu gom lượm lặc khắp nơi rồi tự mình cảm nhận đến đâu thì hay đến đó.

Còn ở đây do chú Chiếu Thanh đặt ra câu hỏi và có phần ghi là "Cùng bàn luận nha mọi người". Thì Từ Từ có lẻ hiểu lầm ý chú là muốn đưa ra cái hay nhất, tốt nhất chứ không phải nói cách sống cá nhân của mọi người cho nên Từ Từ mới nói những lời trên.

1000 người thì không phải 1000 ý mà có thể là 2000 ý vì ý cũng thay đổi muôn nẻo đường. Nhưng ở đây là diễn đàn Phật pháp, với 1 câu hỏi SỐNG ĐỂ LÀM GÌ chúng ta bình thường sẽ không đặt câu hỏi mà sẽ đặt ra khi gặp nghịch cảnh, khi chán nãn khi không biết làm gì hoặc khi đã ở đỉnh cao nào đó thì câu hỏi này mới được sinh ra cũng như Từ Từ đã gặp nhiều trường hợp liên quan xoay quanh câu hỏi Sống Để Làm Gì này ...

Nhưng xem ra sau bài viết trên của Từ Từ, không ai muốn chia sẽ cách sống tốt đẹp hiện tại của họ mà chỉ thích đưa ra cái lý luận cao siêu của nhà Phật mà xa rời thực tại là chúng ta đang nương tựa nhau để vượt qua cuộc sống "vui ít khổ nhiều" này.

Cũng như đạo hữu Minh Định nói:
Tôi thường thấy Phật tử chúng ta khi trao đổi và thảo luận thường có một sai lầm rất hay mắc phải : đó là khi trích dẫn kinh sách thì thường hay tự cho rằng bản thân chúng ta hoặc mọi người đã đạt đến những điều kinh sách muốn nói.Ví dụ như đoạn Bát Nhã Tâm kinh mà bạn trích dẫn : Bản Tâm vốn Không có vô minh, và không có hết vô minh.

Ở đây bạn quên rằng ai trong chúng ta đã tìm thấy Bản Tâm,ai trong chúng ta sống đúng với Bản Tâm để mà Vô vô minh diệc,vô vô minh tận ...cơ chứ.Kinh Bát Nhã là nói cho các Bậc đã ngộ Vô Ngã(chiếu kiến Ngũ uẩn giai không) còn chúng ta ai đã đạt đến đó.Muốn tìm thấy được Bản Tâm thì phải trải qua bao nhiêu công phu đây,trải qua bao nhiêu kiếp đây?

Cho nên có thể nói, chúng ta Vô Minh thì Sống để làm gì có ngoài những chuyện vô minh đâu.Chúng ta còn Vô Minh mà đã tự coi mình ngang với các Bậc Giác Ngộ thì thử hỏi làm sao thoát khỏi Vô Minh.

Tôi thấy việc này hầu như những ai thích lý lẻ, thích nói gặp phải rất nhiều vì tự nghĩ có lẻ cái nói đó chỉ là nói, còn bản thân họ chưa chắc được như vậy . Tôi nói câu này là do trước đây tôi cũng từng mắc phải, sau này nhờ nghe học hỏi nhiều hơn nên phần nào thoát được và chỉ thích nói Thực Tại chứ nói quá cao siêu những gì trong nhà Phật mà bản thân chưa đạt được hoặc chỉ muốn nói thể hiện ta biết nhiều thì Từ Từ bây giờ bớt lại, chỉ nói cái biết xa vời ấy khi có người hỏi mà thôi.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Không rõ ở đây sao cho là Thụ Động ? và tạo ra nghiệp mới được gọi là nghiệp trả nợ ? Vì thấy rằng bản thân sinh ra là do còn mắc nợ như lục đạo là 6 cõi để trả nợ còn đeo mang. Vì khi đã trả hết nợ, hết nợ nghĩa là không còn nợ bất kỳ chúng sanh nào nữa và chuyên tâm tu học thì rõ là đã có thể thoát khỏi thế gian này, chấm dứt cuộc sống ở thế gian này rồi.

Nói: "Người sống để luôn luôn "trả nợ" thì thật là tội nghiệp và đáng thương." Con không thấy sự đáng thương gì ở đây cả mà phải vui mừng cho người đó (là con đây) vì như câu tiếp theo chú đã nói : "phải trã dù muốn hay không muốn..." con chấp nhận trả nợ cũ, không tạp nợ mới kia mà.

Và câu này con đọc tới đọc lui, không biết chú dùng sai từ hay sao "Bồ Tát, Thánh Hiền không sợ "nợ" chỉ sợ "vay"" hay từ này hâu như trong câu này là đồng nghĩa nhau kìa mà, chú có thể nói rõ hơn ở câu này không ?
-------------------------------
Thật tình, những câu chữ dưới đây là để dạy mình, chứ không dám chỉ đường cho ai. Đọc xong để trên đầu suy nghĩ, rồi bỏ ra ngoài tai.

Thụ động nghĩa là không chủ động. Phàm phu chúng ta thường là thụ động trong chuyện “trả nợ”, dùng từ Nhà Phật là “thọ quả”. Nợ nầy là nợ “tiền tài”, nợ “tình cãm”, và nợ “thọ mạng” và chủ nợ là Cha Mẹ, Anh em, họ hàng, bà con quyến thuộc, vợ chồng con cái, oan gia trái chủ, nghiệp chướng, …, từ nhiều đời nhiều kiếp ,…, do chử “ÁI” gây ra.

Đã mang thân người vào cỏi ngũ trược ác thế là “mắc nợ”. “Lụy thế oan thân” là ý nầy. Và nếu còn chử “ÁI” là còn “nợ”, còn sẻ “nợ” và còn phải luân hồi để trả nợ.

Bồ Tát, Thánh Hiền chủ động trả vì “Xã vạn kiếp chi Ái triền” nghĩa là “bỏ tất cả “ái triền” từ vạn kiếp” (củng nói thêm là Đau khổ là nợ, mà hạnh phúc, an lạc củng là nợ), không những vậy mà “ái” ngay hiện kiếp cũng bõ luôn. Nên nói Bồ tát sợ nhân (vay) , chúng sanh sợ quả (nợ).

Phàm phu chúng ta còn “Ái” là còn “vay nợ”, chớ đừng bảo không gây tạo nợ mới.Ăn một chén cơm khen ngon, chê dở, uống một ly nước chê dở khen ngon, thấy sắc vướng sắc, nhà này đẹp, nhà kia sang, nầy xe đẹp, nầy cô gái đẹp, Iphone 6 hơn Nokia cùi bắp…Nghe âm thanh vướng âm thanh…. Thấy vậy Quỷ Ma vui mừng vì biết dứt khoát sẻ còn vay nợ nửa !

sẻ còn tiếp
 

muathularung

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 8 2014
Bài viết
263
Điểm tương tác
102
Điểm
43
...

Thật tình, những câu chữ dưới đây là để dạy mình, chứ không dám chỉ đường cho ai. Đọc xong để trên đầu suy nghĩ, rồi bỏ ra ngoài tai.

Thụ động nghĩa là không chủ động. Phàm phu chúng ta thường là thụ động trong chuyện “trả nợ”, dùng từ Nhà Phật là “thọ quả”. Nợ nầy là nợ “tiền tài”, nợ “tình cãm”, và nợ “thọ mạng” và chủ nợ là Cha Mẹ, Anh em, họ hàng, bà con quyến thuộc, vợ chồng con cái, oan gia trái chủ, nghiệp chướng, …, từ nhiều đời nhiều kiếp ,…, do chử “ÁI” gây ra.

Đã mang thân người vào cỏi ngũ trược ác thế là “mắc nợ”. “Lụy thế oan thân” là ý nầy. Và nếu còn chử “ÁI” là còn “nợ”, còn sẻ “nợ” và còn phải luân hồi để trả nợ.

Bồ Tát, Thánh Hiền chủ động trả vì “Xã vạn kiếp chi Ái triền” nghĩa là “bỏ tất cả “ái triền” từ vạn kiếp” (củng nói thêm là Đau khổ là nợ, mà hạnh phúc, an lạc củng là nợ), không những vậy mà “ái” ngay hiện kiếp cũng bõ luôn. Nên nói Bồ tát sợ nhân (vay) , chúng sanh sợ quả (nợ).

Phàm phu chúng ta còn “Ái” là còn “vay nợ”, chớ đừng bảo không gây tạo nợ mới.Ăn một chén cơm khen ngon, chê dở, uống một ly nước chê dở khen ngon, thấy sắc vướng sắc, nhà này đẹp, nhà kia sang, nầy xe đẹp, nầy cô gái đẹp, Iphone 6 hơn Nokia cùi bắp…Nghe âm thanh vướng âm thanh…. Thấy vậy Quỷ Ma vui mừng vì biết dứt khoát sẻ còn vay nợ nửa !

sẻ còn tiếp

Và tất cả những người đã vào đây còn một món nợ cuối cùng và lớn nhất. đó là đọc kinh , xem luận , học phật pháp. nếu món nợ này mà trả xong thì tất cả nợ từ vô thỉ đến giờ đều được trả sạch sành sanh, và thế là mãi mãi an vui. hề hề nếu nói sai xin được chỉ dạy

http://phamvandung57.blogspot.com/
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Chuyện thực tế, có một đôi vợ chồng già tuổi ngoài 80, cách nay khoảng 10 năm vợ bị tai biến liệt cả hai chân, vợ chồng sống với nhau cũng được mấy người con, lớn cả rồi có tư riêng cả, bây giờ ông bà lên chức "cố". Nhưng nhà cũng chỉ có hai ông bà chăm sóc lẩn nhau, đúng hơn ông chăm sóc bà, trừ hôm chủ nhật cả nhà về tề tựu.

Tôi thỉnh thoảng xuống chơi, đối ẫm xị một xị hai với chú Bảy (ông chồng), lúc cao hứng tôi nói:
_Chú thấy kinh Phật nói đúng hông! "Lụy thế oan thân, hiện tồn quyến thuộc", như Chú bây giờ mắc nợ Thiếm, phải ẵm phãi bồng, lên xe (xe lăn tay) xuống vỏng, tôi thấy chú cực khổ quá.
_Cực gì dượng ơi! (tôi về quê bên vợ ở nên thường kêu bằng dượng, là dượng em) cái mình “thấy” mới quan trọng, thấy nợ là nợ, thấy cực là cực. Có người đối xử với nhau dù là người dưng nước lả mà quan tâm chăm sóc nhau như ruột thịt, huống gì tôi với bả là vợ chồng. Uống một ly chú bảy nói tiếp. Con cái bây giờ phải mưu sinh kiếm sống, mình không lo được cuôc sống cho tụi nó, thì mình tự lo thân mình cho tụi nó đở lo. Chũ nhật tụi nó về củng vui vui. Vậy là được rồi.
Tôi cười! Khâm phục Chú Bảy.
Chỉ cần chuyễn cái “thấy” của mình là Phiền nảo hóa Bồ Đề.
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Chú Chiếu Thanh, cho con nói cái này: tình cảm, chuyển, đối ẩm.... hầu như chú đều ghi dấu ngã, nhưng nó là dấu hỏi mới đúng chú ơi.

Hầu như chúng ta đang qua chủ đề là Nợ. Và cái nợ mà chú nói trên con hiểu rất rõ, làm gì không khéo là tạo ngay nợ nhưng có lẻ chúng ta bàn quá xa so với người tại gia như chúng ta hay không ? Vì con thấy để nhìn nhận rõ vấn đề trên và thực hành những cái nợ trên như chú nói thì có lẻ đến ngay hàng xuất gia hiện nay với vô vòng vật chất, cám dổ xung quanh còn có lẻ chưa trụ lòng nỗi...

Không ai đưa ra cái ý gần gủi thực tại để hàng tại gia nương vào đó mà đi lên... Thôi lắng nghe tiếp vậy
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên