Làm thế nào để hóa giải Nghiệp chướng ?

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Kính các Đ/H
Tôi xin trích dẩn bài pháp thoại của Sư Ông _Đại Lão Hòa Thượng_Thích Trí Tịnh ra đây, xin quý Đ/H đọc kỷ và chú ý vào những đoạn có chử "Nghiệp Chướng".
Bài này chỉ nói riêng về việc "Tụng Kinh", nhựng tôi nghĩ, có những ý rất cao và rất hay làm lợi ích cho cả diễn đàn.
_____________

Bạch Sư ông, tại Việt Nam, có người dùng từ đọc kinh, có người dùng từ tụng kinh. Ý nghĩa của hai thuật ngữ này thế nào?

Các huynh đệ nên hiểu “tụng” là học thuộc lòng, những khi lên chánh điện mặc áo tràng đắp y, thắp nhang lễ Phật, có chuông có mõ, mở kinh ra rồi cho đó là tụng. Kỳ thật đó không phải là tụng kinh mà chỉ là đọc kinh. Tụng kinh là phải đọc thuộc lòng kinh. Nên nhớ kỹ điều đó!Khi đã thuộc lòng rồi, mình tụng mới có lợi ích lớn. Không những lúc mặc áo tràng đắp y lên điện Phật, mà trong những khi đi đứng nằm ngồi, thỉnh thoảng những lời kinh do mình thuộc nó sẽ khởi lên trong tâm.

Như người đời thuộc những bài ca mà họ ưa thích, thì những khi đi đứng nằm ngồi họ thường khe khẽ cất lên vài câu, hay trong tâm cũng thường nghĩ nhớ đến những bài ca bài hát đó. Cũng vậy, nếu mình thường niệm Phật thì nó khởi lên câu niệm Phật. Còn nếu mình thuộc lòng kinh thì những lời kinh thường hay khởi lên thì ngay lúc đó là mình đã tụng kinh rồi.

Sư ông thường dạy rằng lời Phật thật quý báu. Vậy, người tụng kinh do tôn kính lời Phật sẽ đạt được lợi ích gì?

Mỗi khi tụng kinh, mình nhớ lại những lời dạy của Phật thì đó là mình niệm Pháp. Khoảng thời gian mình tụng kinh thì những niệm phiền não, những niệm xấu, niệm ác bị đè phục nên không khởi lên; do bị đè phục nên nó yếu đi, nó đã yếu thì lúc có khởi lên cũng khởi yếu. Đây là nói phục, còn đoạn là khác nữa. Nhưng nhờ cái phục nên nó yếu. Vì yếu nên tội chướng nghiệp chướng cũng yếu dần. Khi bên tội chướng, nghiệp chướng yếu thì thiện căn công đức sẽ khởi dậy. Hai cái đó như hai cái giá cân. Nếu bên này nặng thì bên kia bị nhẹ. Nếu bên này nhẹ thì bên kia nặng, lẽ đương nhiên là như vậy. Nói cách khác, ngoài phước báu do tôn kính Phật pháp, người tụng kinh có thể làm tiêu trừ nghiệp chướng.

Trong đời tu của Sư ông, hẳn nhờ tụng kinh Sư ông ngộ ra nhiều điều. Xin Sư ông đơn cử một ví dụ về cái ngộ nhờ tụng kinh?


Nay tôi sẽ nói rõ điều này cho các huynh đệ nghe, vì thông thường ít ai nghĩ đến. Nhân khi tụng kinh Kim Cang tôi đã khám phá ra một điều mà từ lâu suy nghĩ không biết vì sao trong kinh nói một vị Tu đà hoàn dứt trừ được kiến phiền não, còn tư phiền não thì chậm nhất là trong bảy đời dứt hết thành A la hán. Vị Tu đà hoàn không có đời thứ tám, chỉ đến đời thứ bảy là cuối cùng. Trong kinh nói rõ ràng, chứ không nói việc tu hành gì cả.

Tôi thường suy nghĩ việc đó hoài, nghiệm mãi không ra. Cho đến khi tụng kinh Kim Cang đến đoạn Phật hỏi ngài Tu Bồ Đề: Vị Tu đà hoàn có tự nói mình là Tu đà hoàn không? Ngài Tu Bồ Đề đáp là không. Bởi vì Tu đà hoàn gọi là nhập lưu. Nói nhập mà không chỗ nhập. Không nhập vào sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, do đó gọi là Tu đà hoàn. Ngay đó tôi hoát nhiên phá giải được cái điều mà tốn không biết bao nhiêu thời gian suy nghĩ vềlý do tại sao mà vị Tu đà hoàn không có đời thứ tám, chỉ nội trong bảy đời dứt tư hoặc chứng A la hán.

Nghĩa là vị Tu đà hoàn sau khi kiến hoặc đã dứt rồi thì tâm của vị ấy không còn bị chi phối bởi sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Do không bị chi phối nên tư hoặc không có dịp phát khởi. Vì không phát khởi nên lần lần nó mòn yếu đi. Do mòn yếu nên nó dứt lần lần. Dứt một phần thì thành Tư đà hàm. Dứt thêm phần nữa thì thành A na hàm. Dứt thêm nữa cho đến dứt sạch hết thì thành A la hán. Nó dứt từng phần, dứt lần lần.

Cũng thế, hằng ngày mình có niệm Phật tụng kinh, thì lúc đó phiền não, nghiệp chướng nó không khởi. Nó không khởi trong khoảng thời gian mình có niệm Phật, tụng kinh, chứ không phải nó luôn luôn không khởi. Nhưng có như vậy thì nó yếu lần đi. Nó yếu lần đi thì cái lành cái tốt phát triển lên thì gọi là mình có tu. Phiền não nghiệp chướng bị dằn bị phục thì thiện căn công đức phát sanh, cho đến lúc nào đó sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp không còn chi phối nội tâm mình là thành công. Mà cũng không biết đến lúc nào, bởi vì chủng tử phàm phu trong vòng sanh tử luân hồi của mình nó nặng nề lắm, phiền não nghiệp chướng nặng nề lắm. Nhưng nếu hằng ngày mình có phương pháp để dằn để phục, thì nó sẽ yếu lần lần. Bằng không nếu bị sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp chi phối thì mỗi ngày chẳng những nó không yếu mà lại mạnh thêm, thì mình càng chui đầu sâu vào vòng sanh tử luân hồi. Lẽ tất nhiên hai ngả rõ ràng như vậy. Trên đây chỉ là một ví dụ. Nếu các huynh đệ mỗi ngày đều tụng kinh thì sẽ tỏ rõ nhiều điều bổ ích. Do đó, tôi khuyên các huynh đệ siêng năng tụng kinh để thâm nhập trí Phật.

Tại Việt Nam, khi tụng kinh, các chùa còn niệm Phật. Xin Sư ông khai thị về phương pháp niệm Phật trong tụng kinh?

Tôi nói rõ để huynh đệ biếtrằng tụng kinh và niệm Phật đúng cách là thật tu. Khi niệm Phật thì không duyên việc khác. Không duyên theo sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Chỉ duyên nơi âm thanh câu niệm Phật. Huân tập mỗi ngày một mạnh lên nơi hạnh niệm Phật thì những niệm sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp khác, mỗi ngày một bớt đi, vì trong khoảng thời gian đó nó không khởi được thì nó phải giảm bớt. Mà nếu thời gian niệm Phật càng ngày càng nhiều thì tất nhiên mỗi ngày mình lần lần tiến lên.

Cũng như người tu thiền giữ tâm đừng cho khởi vọng, tất nhiên là làm sao cho nội tâm đừng bị chi phối bởi sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Nó không chi phối thì phiền não nghiệp chướng không do đâu mà sanh khởi. Phiền não nghiệp chướng không khởi được thì lần lần nhẹ đi, cho đến lúc nào đó cũng như cái màn che bị rách, bị tan thì ánh sáng từ trong nội tâm phát ra, gọi là tỏ ngộ. Hai đường tu dù Thiền dù Tịnh giống nhau, chứ không chi khác.

Vậy, theo Sư ông tu thật chất là không để tâm dính vào sáu trần cảnh?

Đúng vậy! Hằng ngày mình bị sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp chi phối là không có tu. Lúc nào sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp nó không chi phối nội tâm của mình được, thì chính lúc đó là lúc mình tu. Nên nhớ kỹ như vậy! Chứ không phải đợi đến lúc mặc áo, đắp y lên chánh điện. Mặc áo đắp y lên chánh điện, lễ Phật mà bị cảnh ngoài sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp nó chi phối thì chưa phải là có tu.

Pháp của Phật dạy nói cho rõ là tu tâm. Còn nơi thân và khẩu chỉ trợ giúp cho nội tâm mà thôi. Nói vậy không phải phế bỏ những thời khóa tu tập, ban đầu sức tu còn yếu thì phải nương vào thời khóa, quan trọng ở chỗ là ngoài thời khóa cũng phải tu. Do đó niệm Phật không luận là lúc đi, đứng, nằm, ngồi gì, nếu có niệm luôn thì có tu, mà bị gián đoạn là không có tu. Đó là điểm chánh yếu. Tất cả các pháp môn khác cũng đều như vậy.

Bạch Sư ông, để thâm nhập kinh tạng khi tụng kinh, người tụng phải làm gì để đạt được?

Để được như thế, khi tụng kinh phải thuộc lòng kinh. Chẳng những các thời khóa trong chùa phải thuộc mà các kinh mình thích cũng phải thuộc. Như tôi cũng vậy, thích Phổ Môn phải thuộc Phổ Môn, thích Kim Cang phải thuộc Kim Cang, thích phẩm Phổ Hiền phải thuộc phẩm Phổ Hiền, cho đến thích Pháp Hoa phải thuộc Pháp Hoa. Lúc trước mỗi ngày giữ đều đặn như vậy, riêng kinh Pháp Hoa thì mỗi ngày tụng một biến hoặc hai ngày một biến. Ai làm được như thế thì thâm nhập kinh tạng không khó.

Bạch Sư ông, người bận rộn với nhiều công việc không có thời gian để tụng nhiều thì làm thế nào có thể hiểu kinh được?

Người bận rộn có thể chọn các phần kinh quan trọng để tụng. Tôi đơn cử cách sắp thời gian của tôi trong quá khứ.Năm 1963 khởi lên việc tranh đấu với ông Diệm và năm 1964 thành lập GHPGVN Thống Nhất, tôi phải bận nhiều công việc nên mỗi ngày không có thời gian tụng kinh Pháp Hoa. Ai cũng biết tụng kinh phải tụng luôn nếu không lại quên nên không thể tiếp tục việc tụng kinh Pháp Hoa, mà chỉ giữ lại bài kệ phẩm Phương Tiện làm thời khóa cho đến bây giờ. Bài kệ phẩm Phương Tiện cũng nhiều lắm, gần 500 câu chứ đâu phải ít. Khi có thểthu xếp thời gian thì ta tụng cố định và đều đặn hơn thì mới hiểu kinh thấu đáo được.

Hiện nay, thời khóa mỗi ngày của tôi nhất định phải có là: sáng sớm thức dậy tụng phẩm Phổ Hiền trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Kim Cang, bài kệ phẩm Phương Tiện của kinh Pháp Hoa, kinh Phổ Môn, kinh A Di Đà” rồi hoàn kinh niệm Phật. Nếu tụng ra tiếng thì hơn 2 tiếng đồng hồ, nếu tụng thầm thì trên dưới một tiếng rưỡi. Năm nay tôi đã 94 tuổi nên chỉ thực hiện thời khóa bằng cách tụng thầm mà thôi, chứ tụng ra tiếng thì không nỗi nữa rồi. Sở dĩ tôi nói kỹ như vậy để chúng ta biết rõ cách tu tập của mình là phải có sự liên tục hằng ngày. Không nên lúc có, lúc không.

Tụng kinh niệm Phật ngoài mục đích chính yếu là vãng sanh Cực Lạc ra, còn có tác dụng hàng phục những phiền não nghiệp chướng, khiến cho những thiện căn công đức được tăng trưởng. Nếu mỗi ngày tu hành đều đặn như vậy, tất nhiên lần lần bớt đi phần phàm phu sanh tử mà tiến lần trên con đường Hiền Thánh giải thoát.

Bạch Sư ông, khi hiểu kinh rồi thì lộ trình tu bao lâu mới đạt kết quả?

Ngay đức Phật cũng phải trải qua vi trần số kiếp tu tập chứ không phải con số ức muôn mà mình thường tính toán. Phải lấy số vi trần để tính số kiếp tu hành. Rõ ràng như vậy, chính đức Phật nói chứ không ai khác. Như Phẩm Đề Bà Đạt Đa trong kinh Pháp Hoa, ngài Trí Tích Bồ tát nói: “Tôi xem trong cõi Tam thiên Đại thiên nhẫn đến không có chỗ nhỏ bằng hột cải mà không phải là chỗ của Bồ tát (chỉ cho Phật Thích Ca) bỏ thân mạng để vì lợi ích chúng sanh, vậy sau mới thành đạo Bồ đề”. Chứ không phải thường thường như chúng ta, làm được chút ít công đức gì đó mà đòi thành ông Hiền ông Thánh liền đâu. Trong kinh dạy rất đầy đủ, nhất là kinh Đại Bửu Tích nói về công hạnh của các vị Bồ tát rõ ràng lắm. Mọi người nên cố gắng tìm đọc. Tôi bây giờ phải nhờ người khác đọc để biết được công hạnh của các ngài quá khứ tu thế nào, hiện tại thành tựu thế nào.

Nói chung, việc dứt trừ nghiệp chướng phiền não để ra khỏi sanh tử luân hồi không phải là chuyện dễ. Nhưng mình có tu tập đều đặn là mình có bước đi. Mà đã có bước đi là có lúc đến. Có bước một bước là có giải thoát một bước, chứ không phải đợi đến đích rồi mới giải thoát. Thường nghĩ như vậy lại thấy vui. Bởi vì biết mình mỗi ngày có bước là mỗi ngày gần thêm bờ giải thoát. Nên nhớ kỹ là vi trần số kiếp chứ không phải ít đâu. Không phải nghe nói: “Tức tâm tức Phật” rồi cho rằng thấy tâm là thành Phật. Vì nếu như vậy là mình hơn Phật Thích Ca xa lắm rồi.

Thích Hoằng Trí_thực hiện.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Xin cám ơn chú Chiếu Thanh !
Bài chú trích đăng là để dạy cho hàng Nhân Nhân đó !
Ngày hôm nay hoatihon xin trình bày tiếp về Nhân Nhân.
5. NHÂN NHÂN thì ra sao ?
nhannhan_zps3fe378bc.jpg

Nhân Nhân là những người tính tình ôn hòa, dễ tin Phật pháp hoặc bất cứ tôn giáo nào dạy "ăn hiền ở lành", nhưng chỉ tin để cầu an ổn trong cuộc sống, cầu phước báu Nhân Thiên, chứ không phải tin cầu Chân lý hay quyết tâm cầu Giải thoát Sinh Tử Luân Hồi.
Hạng người này không thích, không cần biết những "chuyện cao xa".
Thường trong những buổi thuyết giảng của Chư Tăng Ni, hạng người này chiếm 80% thính giả. Họ ngồi nghe rất chăm chú, nhưng nghe xong nếu có ai hỏi "hồi này đến giờ Giảng sư giảng điều chi ?" thì nhiều lắm họ chỉ nhớ cái Chủ đề và một vài mẩu chuyện vui vui.
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Kính Quý Trưởng bối, Quý đạo hữu !
Hôm nay hoatihon xin trình bày tiếp về nhận định của hth về một "chủng loại" ưu tú trong cõi người, đó là Nhân Thiên :

6. NHÂN THIÊN

nhanthien_zps9ca14153.jpg

Đây là những người nhẹ Nghiệp (nếu chúng ta chấp nhận "Ác Nghiệp là NẶNG, Thiện Nghiệp là NHẸ").

Đa phần những vị này đã có tu hành từ muôn kiếp trước, đã từng sống trên những cảnh Trời, nay vì hưỡng phước trên Trời đã đủ hay vì muốn tu học thêm, muốn trợ duyên cho Phật pháp mà đầu thai xuống Nhân gian, chư Sư Thông Giáo thường rất vui khi gặp lại hạng người này, sẵn sàng tiếp độ cho họ xuất gia tu hành, vì hạng này lòng trong trí sáng, dễ tiếp thu Giáo Lý Phật pháp (Thông giáo), dễ nghiêm trì Giới Luật, họ đối với Giới luật nhà Phật cảm thấy rất thoải mái, thấy không có trở ngại gì, thậm chí dù không thọ Giới họ cũng sống thuận hợp với Đạo lý.

Nhưng đối với Giáo Lý Tối Thượng Thừa họ rất khó chấp nhận, vì họ CHẤP THIỆN, nghĩ rằng Thiện là quy chuẫn bắt buột (không thể khác) cho tất cả mọi tôn giáo, họ có biết đâu Phật giáo vốn vượt ngoài mọi tôn giáo. Cho nên chính những tư tưởng CHẤP THIỆN này làm cho họ dụng công thì nhiều nhưng đạo quả thì vói không tới, học thì nhiều nhưng giải ngộ chẳng bao nhiêu, đa số trải qua vô lượng kiếp tu hành _ họ có thể tiếp thu, giảng nói thao thao bất tuyệt về Phật pháp _ nhưng vẫn là người "đứng ngoài cổng Tam Quan", đối với Phật Tri Kiến họ vẫn không làm sao Ngộ Nhập được.
 

Ngọc Tuấn

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2012
Bài viết
630
Điểm tương tác
278
Điểm
63

Đa phần những vị này đã có tu hành từ muôn kiếp trước, đã từng sống trên những cảnh Trời, nay vì hưỡng phước trên Trời đã đủ hay vì muốn tu học thêm, muốn trợ duyên cho Phật pháp mà đầu thai xuống Nhân gian, chư Sư Thông Giáo thường rất vui khi gặp lại hạng người này, sẵn sàng tiếp độ cho họ xuất gia tu hành, vì hạng này lòng trong trí sáng, dễ tiếp thu Giáo Lý Phật pháp (Thông giáo), dễ nghiêm trì Giới Luật, họ đối với Giới luật nhà Phật cảm thấy rất thoải mái, thấy không có trở ngại gì, thậm chí dù không thọ Giới họ cũng sống thuận hợp với Đạo lý.

Kính chị hoatihon !
Quả thật Ngọc Tuấn đã có may mắn được gặp một vài vị "rất tuyệt vời" !
Em nghĩ đối với những vị này thì bức minh họa của chị đã sai, đáng lý ra phải xóa hẵn nghiệp Địa Ngục, Nghiệp Ngạ Quỷ, Nghiệp Súc Sinh, Nghiệp Tu La ra khỏi bức minh họa, cớ sao chị lại ghi là còn 10% ?
Kính !
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Kính thưa Các Đạo Hửu !
CT xin có vài ý nhỏ.
1/Nghiệp chướng là gì?
Thưa, là danh tự.
Như "Phật", "Chúng sanh", "Bồ Tát" ... là những danh tự! .
Như "Có", "Không" ... củng là danh tự.
"Thiện" và "Ác" ... củng là danh tự.
"Giác ngộ", "Vô minh" ... củng là danh tự.
Tất cả những danh tự như vậy nhưng có chung một "tánh" là "KHÔNG"
Kính thưa quý Đ/H.
Những danh tự nầy nếu chúng ta cứ mãi trụ vào đấy thì chẳng bao giờ thấy được tánh Viên Giác, nhận rỏ được bản lai diện mục, vốn đồng với Chư Phật Mười Phương.
Vô minh thật tánh tức Phật Tánh​
Và Cư Sỉ Tâm Minh_Lê Đình Thám dịch Kinh Thủ Lăng Nghiêm, có đoạn kệ:
Đức Thế Tôn bất động.
Tổng trì tính diệu trạm
Nói pháp Thủ Lăng Nghiêm.
Thật hy hửu trong đời
Khiến chúng tôi tiêu diệt
Vọng tưởng trong ức kiếp.
Không trải qua tăng kỳ
Mà chứng dược Pháp Thân.
Bơi vì. chúng sanh vọng tưởng, từ vọng tưởng sanh ra phân biệt, ý thức phân biệt sanh muôn pháp, Từ vô thỉ chúng sanh chấp có, chấp không, chấp thân thể vật chất là mình, nhận ý thức phân biệt làm tâm tính, tất cả thành nghiệp thức rồi mang theo vào con đường sanh tử luân hồi.

Chiếu Thanh đã viết:
2/ Do đâu có nghiệp chướng?
Do "Tâm" sinh ra mà thôi! Kinh Hoa Nghiêm có câu :"Nhất thiết duy Tâm tạo".
Lúc trước tôi có nuôi Mẹ mình ở BV 115, ở đấy củng có người nuôi mẹ, tối chúng tôi trò chuyện cùng nhau, người bạn có nói "Không biết mình từ kiếp trước tạo nhân gì, bây giờ chịu quả thế này!" Ý là nói bây giờ chịu cực khổ, nằm co ro muỗi cắn. Tôi trả lời:"Ồ! có gì đâu mà nhân với quả, có người muốn như anh em mình mà chưa được đấy thôi"
Chử "Tâm" mà CT dùng đó là ý thức phân biệt củng có nghĩa là vọng tâm, nhưng thưa quý Đ/H, cái vọng tâm củng từ cái nền chơn tâm mà ra thôi, như sắc và không từ cái nền Hư Không mà có.
Nói về Vọng tâm, Thưa, nuôi Mẹ thì có phải là "Nhân quả" hay không? có phải là "nghiệp chướng" hay không? Nếu chúng ta nuôi mẹ một cách kính trọng, thương yêu, và cách nuôi như phải "trả nợ" "ép buộc" "tránh tiếng thế gian" thì cái nào là Nghiệp chướng?
Chúng ta vẩn thường thấy có người lúc khó khăn về kinh tế nuôi Mẹ cãm thấy không tròn, nhưng tới lúc giàu, Mẹ mất rồi, thì nuối tiếc, ân hận.
Và chúng ta củng thấy có người lắm tiền nhiều của lại nhờm gớm thân già bịnh tật hôi hám của Mẹ mình, phải mướn người làm thay!
Cho nên CT nói "có người muốn như mình mà không được "

Chiếu Thanh đã viết:
3/Những biễu hiện của nghiệp chướng ra sao? Thế nào là nghiệp nặng ? Thế nào là nghiệp nhẹ ?
Do "Tâm" sinh nên biểu hiện củng ở "Tâm" và "nặng" hay "nhẹ" củng ở "Tâm". Một người quét rác chợ mỗi ngày nhưng với tâm thư thái thì đó là "Nghiệp nhẹ" , một vị Giám đốc CTy mà lo lắng sinh trầm uất thì đó là nghiệp nặng.
Vĩnh gia Huyền Giác có câu:
Cùng Thích Tử, khẩu xưng bần.
Thực thị thân bần, Đạo bất bần.
Chử "Tâm" này củng giống như trên, là vọng tâm không rời chơn tâm.
Nhưng ở Bậc Chứng Đạo là:
Liểu tức nghiệp chướng bổn lai không

...
Duy chứng nải tri nan khả trắc

...
Đạt giả đồng du Niết Bàn lộ​
Đây là những câu thơ nói (và củng không phải là chỉ thẳng) về "Chơn Tâm"
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Ngọc Tuấn đã viết:
Kính Quý Trưởng bối, Quý đạo hữu !
Hôm nay hoatihon xin trình bày tiếp về nhận định của hth về một "chủng loại" ưu tú trong cõi người, đó là Nhân Thiên :

6. NHÂN THIÊN

nhanthien_zps9ca14153.jpg

Đây là những người nhẹ Nghiệp (nếu chúng ta chấp nhận "Ác Nghiệp là NẶNG, Thiện Nghiệp là NHẸ").

Đa phần những vị này đã có tu hành từ muôn kiếp trước, đã từng sống trên những cảnh Trời, nay vì hưỡng phước trên Trời đã đủ hay vì muốn tu học thêm, muốn trợ duyên cho Phật pháp mà đầu thai xuống Nhân gian, chư Sư Thông Giáo thường rất vui khi gặp lại hạng người này, sẵn sàng tiếp độ cho họ xuất gia tu hành, vì hạng này lòng trong trí sáng, dễ tiếp thu Giáo Lý Phật pháp (Thông giáo), dễ nghiêm trì Giới Luật, họ đối với Giới luật nhà Phật cảm thấy rất thoải mái, thấy không có trở ngại gì, thậm chí dù không thọ Giới họ cũng sống thuận hợp với Đạo lý.

Nhưng đối với Giáo Lý Tối Thượng Thừa họ rất khó chấp nhận, vì họ CHẤP THIỆN, nghĩ rằng Thiện là quy chuẫn bắt buột (không thể khác) cho tất cả mọi tôn giáo, họ có biết đâu Phật giáo vốn vượt ngoài mọi tôn giáo. Cho nên chính những tư tưởng CHẤP THIỆN này làm cho họ dụng công thì nhiều nhưng đạo quả thì vói không tới, học thì nhiều nhưng giải ngộ chẳng bao nhiêu, đa số trải qua vô lượng kiếp tu hành _ họ có thể tiếp thu, giảng nói thao thao bất tuyệt về Phật pháp _ nhưng vẫn là người "đứng ngoài cổng Tam Quan", đối với Phật Tri Kiến họ vẫn không làm sao Ngộ Nhập được.
Kính chị hoatihon !
Quả thật Ngọc Tuấn đã có may mắn được gặp một vài vị "rất tuyệt vời" !
Em nghĩ đối với những vị này thì bức minh họa của chị đã sai, đáng lý ra phải xóa hẵn nghiệp Địa Ngục, Nghiệp Ngạ Quỷ, Nghiệp Súc Sinh, Nghiệp Tu La ra khỏi bức minh họa, cớ sao chị lại ghi là còn 10% ?
Kính !

Chào Ngọc Tuấn !
Quả thật trong cuộc sống chúng ta thỉnh thoảng có gặp những vị "Thánh sống", có thể vị ấy ăn chay từ "lúc lọt lòng", có thể vị ấy chưa hề sát sinh dù là một con kiến con muỗi, có thể vị ấy chưa hề phạm dù là một Giới khinh, có thể vị ấy là một bậc "mô phạm" đáng để cho ta học hỏi và noi gương.

Nhưng Ngọc Tuấn ơi ! Nói đến "hóa giải Nghiệp chướng" thì phải khách quan, trung thực "chẫn bệnh" cho chính xác; không thể chủ quan hời hợt chỉ nhìn biểu hiện bên ngoài. (Tây y cũng vậy mà Đông Y cũng vậy, cái việc chẫn đoán bệnh cho chính xác rất quan trọng).

Những bậc đạo cao đức trọng là những bậc biết kềm chế Thân, Khẩu, Ý chứ không phải Thân Khẩu Ý của họ đã sạch Nghiệp. Ngay cả những vị đã chứng ngộ từng bậc cũng hãy còn DƯ NGHIỆP, hà huống chi những vị chưa đắc quả vị gì.

Khi Ngài Thần Quang nói "Tâm con chưa an" là nói những cái Nghiệp Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sinh, Tu La ngấm ngầm trong lòng nó đang tranh đấu với nghiệp Nhân, nghiệp Thiên tạo nên một cuộc chiến tranh "du kích" trường kỳ trong lòng hành giả.
Khi Ngài Thần Tú nói "Thời thời cần phất thức" (hãy thường xuyên lau chùi) là đã gián tiếp nói rằng rất nhiều Ác Nghiệp hã̉y còn ngổn ngang trong lòng _ như đá 4x6, như hạt cát trong mắt _ khó chịu vô cùng.

Những vị "đạo cao đức trọng" với cái bề ngoài đạo mạo trang nghiêm, Phật tử bình dân chúng ta ngở rằng họ là ông "Thánh sống", thực chất lòng của họ cũng phiền não dữ lắm, chẳng qua họ chế ngự quản thúc được Thân Khẩu Ý của mình mà thôi.

Ngọc Tuấn hãy chú ý, trong 6 bức minh họa luôn có đủ lục chủng (6 giống) dù là hạng "cùng hung cực ác" thì những Thiện Nghiệp trong lòng họ vẫn không mất hẵn, dù là bực "đạo cao đức trọng" những Ác Nghiệp trong lòng họ vẫn còn _ và vì thế cho nên họ vẫn còn phải TU.


 

Ngọc Tuấn

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2012
Bài viết
630
Điểm tương tác
278
Điểm
63
Em cám ơn chi hoatihon đã "mở mắt" cho em !
Chị ơi ! Theo chị, có cách nào xóa sạch những cái 10% trong bức minh họa trên hay không ?
Nếu có, xin chị nói lun cách đó cho em bít đi !
Kính !
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Em cám ơn chi hoatihon đã "mở mắt" cho em !
Chị ơi ! Theo chị, có cách nào xóa sạch những cái 10% trong bức minh họa trên hay không ?
Nếu có, xin chị nói lun cách đó cho em bít đi !
Kính !
Chào Ngọc Tuấn !
Lần sau bạn nên cố gắng viết đúng chính tả, không nên dùng ngôn ngữ chat, vì như thế sẽ hủy hoại tiếng Việt (ngoại trừ khi bạn đóng ngoặc kép, ra hiệu cho mọi người biết là từ ngữ này đã bị "biến tấu").

-----------

Theo hoatihon, muốn làm biến mất những cái 10% Ác Nghiệp (Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sinh, Tu La) đó, thì phải THÀNH ĐẠO HOÀN TOÀN. Khi ấy chẳng những Ác Nghiệp tiêu tan mà những Thiện Nghiệp cũng không còn.

Ắt hẵn bạn không hề muốn những Thiện Nghiệp bị biến mất chứ gì ? (Vì nhờ có nó _ Thiện Nghiệp _ mà chúng ta gặp nhiều thuận lợi trong cuộc sống Nhân gian, nhờ có nó mà chúng ta sẽ được thác sinh lên những cõi Trời thượng diệu.)

Nhưng bạn ơi, cũng chính nó _ Thiện Nghiệp _ đã "giữ chân" chúng ta lại trong vòng Sinh Tử Luân Hồi này đấy.
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Kính quý trưởng bối, kính các đạo hữu !

Chứng Đạo Ca có câu "Liễu tức nghiệp chướng bổn lai không" vậy chúng ta có cần phải hóa giải hay chuyển hóa nghiệp chướng hay không ?

Xin thưa, VẪN RẤT CẦN THIẾT phải hóa giải, VẪN RẤT CẦN THIẾT phải chuyển hóa.

Như có một hành giả khi xếp cẳng ngồi Thiền thì đau nhức vô cùng _ nghiệp Địa Ngục _ nếu không hóa giải nghiệp Địa Ngục cho nhẹ bớt thì không thể ngồi Thiền được.

Như có một hành giả thoáng nhìn thấy "người trong mộng" liền bị hình ảnh người ấy ngự trị trong tim 24/24 _ nghiệp Nhân, Tình Ái _ thì còn có xem Kinh sách, tụng niệm gì được nữa, cho nên rất cần thiết phải hóa giải nó, chuyển hóa nó cho nhẹ bớt mới có thể xem Kinh sách, suy tư được.

Như có một hành giả cứ mãi bị ám ảnh bởi "chuyện kia" (giải quyết sinh lý) _ nghiệp Súc Sinh _ thì làm sao còn tinh thần để tu học Phật pháp được, cho nên cũng rất cần thiết phải hóa giải, chuyển hóa cho nó nhẹ bớt để có thể an tâm tu học.

Như thế tuy là "Nghiệp chướng bổn lai không" nhưng là người tu Phật chúng ta vẫn phải cố công làm cho nó _ nghiệp chướng, những Ác Nghiệp _ được nhẹ nhàng bớt, không gây áp lực nữa thì chúng ta mới có thể Ở AN TRONG PHẬT PHÁP được.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Kính quý trưởng bối, kính các đạo hữu !

Chứng Đạo Ca có câu "Liễu tức nghiệp chướng bổn lai không" vậy chúng ta có cần phải hóa giải hay chuyển hóa nghiệp chướng hay không ?

Xin thưa, VẪN RẤT CẦN THIẾT phải hóa giải, VẪN RẤT CẦN THIẾT phải chuyển hóa.

Như có một hành giả khi xếp cẳng ngồi Thiền thì đau nhức vô cùng _ nghiệp Địa Ngục _ nếu không hóa giải nghiệp Địa Ngục cho nhẹ bớt thì không thể ngồi Thiền được.

Như có một hành giả thoáng nhìn thấy "người trong mộng" liền bị hình ảnh người ấy ngự trị trong tim 24/24 _ nghiệp Nhân, Tình Ái _ thì còn có xem Kinh sách, tụng niệm gì được nữa, cho nên rất cần thiết phải hóa giải nó, chuyển hóa nó cho nhẹ bớt mới có thể xem Kinh sách, suy tư được.

Như có một hành giả cứ mãi bị ám ảnh bởi "chuyện kia" (giải quyết sinh lý) _ nghiệp Súc Sinh _ thì làm sao còn tinh thần để tu học Phật pháp được, cho nên cũng rất cần thiết phải hóa giải, chuyển hóa cho nó nhẹ bớt để có thể an tâm tu học.

Như thế tuy là "Nghiệp chướng bổn lai không" nhưng là người tu Phật chúng ta vẫn phải cố công làm cho nó _ nghiệp chướng, những Ác Nghiệp _ được nhẹ nhàng bớt, không gây áp lực nữa thì chúng ta mới có thể Ở AN TRONG PHẬT PHÁP được.
Kính Hoatihon.
Chúng Đạo Ca không những có câu :
Liểu tức nghiệp chướng bổn lai không.
Mà còn có câu:
Giác tức liểu, bất thi công.
Nhất thiết hửu vi pháp bất đồng.

Nghĩa là: "Giác ngộ rồi không còn phải làm gì nửa cả, tất cả các pháp hửu vi (trong đó có "Nghiệp chướng") vốn không đồng".

Thế thì có gì cần phải hóa giải? Và có hóa giải được không?
Chuyện xưa, kể rằng khi Lục Tổ Huệ Năng được truyền Y bát, chứng tỏ đã thấy được bản lai diện mục, thế mà phải sống chung với nhóm thợ săn, hàng ngày phải ăn rau nấu chung với thịt sống như vậy suốt 15 năm. Dưới con mắt của Lục Tổ lúc ấy có phải nghiệp chướng?
Thưa, thật ra chỉ từ con mắt nhìn sự việc của chính mỗi người chúng ta mà thôi. Phật pháp gọi là "kiến hoặc". Và hóa giải trước tiên là xoay trở ngược lại "kiến chấp" của chính mình.

Hóa giải nghiệp chướng, một danh từ nghe "kêu" dể sợ, rồi nào nghiệp nga quỷ, súc sinh, a tu la, người, trời... củng chỉ là danh từ mà thôi. Thế rồi người Phật Tử sơ cơ học lõm ba chử. rồi lại sanh ra con mắt nhìn người khác nào là như vậy là nghiệp súc sinh, nào là như thế là nghiệp nga quỷ... thật là tai hại vô cùng.

Hóa giải nghiệp chướng là không có nghiệp chướng, không nghiệp chướng nào được hóa giải và không hóa giải nghiệp chướng nào, thì mới hóa giai nghiệp chướng.

Con trâu ăn cỏ, nhai cỏ dù là cánh đồng cỏ xanh rì, mêng mông bát ngát hay bải cỏ khô cháy thì nó vẩn nhai một cách từ từ chậm rải.
Con heo ăn cám dù có thơm tho hay tanh tưởi nó vẩn ... phập phập.
Bảo con heo ăn từ từ chậm rải là chuyện không tưởng.
Bảo con trâu ăn phập phập củng là chuyện không tưởng

Thế Đạo Phật có "Hóa giải Nghiệp chướng" không?

Thứ nhất, tự mình hóa giải lấy nghiệp của mình, nghiệp người chẳng mắc mớ gì mình. Đừng cầu Phật Trời chi.
Thú hai, phải hiểu và dẹp "cái thấy biết bậy bạ" về nghiệp chướng. Đó là trừ "kiến hoặc"
Thứ ba, hóa giải ở chổ không hóa giải, không hóa giải mà hóa giải đó chính là hóa giảii Tu vô tu_Tu. hành vo hành_Hành, đó là diệt trừ "Tư hoặc"
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Kính chú Chiếu Thanh !

Cám ơn chú đã góp lời, khi cháu viết bài cháu luôn ý thức rằng "đây chỉ là Phật học Tổng Quan, chứ không phải là Phật Học Chuyên đề", "len" _ lane _ này giới hạn tốc độ 60 Km/giờ, nếu chạy "hết gas" thì "a-ci -đăng" (accident _ tại nạn) đó !

--------------

Kính các bạn, ở bài trên chúng ta đã xác định là RẤT CẦN THIẾT PHẢI HÓA GIẢI BỚT NGHIỆP CHƯỚNG để tạm an ổn trong cuộc sống phù du này mà tu hành. Với chđề này hoatihon nhận thấy có nhiều giải pháp :


1. CÓ THẦY LÀ BẬC CHÂN TU _ CAO TĂNG :

Nếu các bạn may mắn được tu học với một vị Cao Tăng thì vị ấy sẽ quan tâm TRỊ những thói hư tật xấu cho bạn, đó chính là sự hóa giải, làm giảm bớt Nghiệp Chướng cho ta đó !
Còn tự tu thì thường chúng ta không thấy lỗi của mình _ luôn thấy mình đúng, điều này rất thiệt thòi cho hành giả.
Nhân gian có câu "con không cha như nhà không nóc", còn với người tu mà không có Thầy bên cạnh thì bơ vơ, cái trí si mê của chúng ta thường không biết phải làm thế nào cho đúng, và thường thì trôi lăn theo dục vọng, sống theo bản năng, phản ứng thụ động với Nghiệp chướng, đôi khi bế tắc.

THẦY LÀ NGỌN ĐUỐC SÁNG SOI ĐƯỜNG CON ĐI.
THẦY LÀ NGỌN HẢI ĐĂNG TRÊN BIỂN CHO CON BIẾT BẾN BỜ.
THẦY LÀ CHIẾC THUYỀN LỚN CHE CHỞ CHO CON TRONG GIÔNG BẢO CUỘC ĐỜI.
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Kính thưa các bạn!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chúng ta đã bàn về "Nghiệp chướng" tạm đầy đủ với các phương pháp "chuyển nghiệp" và "diệt nghiệp". Trong Phật giáo có nhiều pháp môn để tu (chuyển nghiệp) như trong bài kệ:
<p style="padding-left: 30px;">Chư ác mạc tác
Chúng thiện phụng hành
Tự tịnh kỳ ý
Thị chư Phật giáo.
(Các điều ác chớ làm
Vâng làm các điều thiện
Tự lóng sạch ý mình
Đó là lời Phật dạy).
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chuyển mười điều ác (thập ác) thành mười điều thiện (thập thiện) áp dụng trên Thân, khẩu, ý. Pháp tu Thập thiện là pháp thiện, nghiệp lành. Từ nghiệp lành này sẽ đưa chúng sanh vào cảnh giới tốt như cõi trời v.v... Vậy pháp Thập thiện là nhân lành chuyển được nghiệp ác, thay đổi được nghiệp báo tốt hơn. Tu như vậy tức là tu chuyển nghiệp nhưng chư diệt hẳn nghiệp vì còn nghiệp thiện, tức là pháp tu còn trong vòng luân hồi, gọi là "nghiệp hữu lậu". Dù sau đây là pháp tu của phần đông chúng ta còn trong vòng luân hồi, chứ chưa phải là pháp tu của các bậc Thánh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đến pháp tu diệt nghiệp, tức là pháp tu của các bậc Thánh không còn bị chi phối bởi vòng luân hồi, vì họ biết tánh nghiệp là tánh Không nên không còn tạo nhân và không có quả để thọ báo. Họ đã ra khỏi luân hồi và giải thoát được sanh tử.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Có nhiều phương pháp tu "diệt nghiệp" như: Thiền, Quán, Niệm.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Thiền quán: Tu pháp quán mười hai nhân duyên, do quán mười hai nhân duyên mà diệt sạch "Hành nghiệp", diệt vòng Nhân duyên, diệt sạch Vô minh, đoạn dòng sanh tử, thoát khỏi ảnh hưởng Nhân quả luân hồi, thành Chánh đẳng chánh giác.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Thiền kiến tánh hay thiền trực chỉ: Tức là "thấy tánh" rồi theo đó mà tu, và giải trừ nghiệp, gọi là "Kiến tánh khởi tu", tức là ngộ tánh Không của nghiệp rồi thì sống với tự tánh của mình chứ không theo nghiệp nữa. Đây là lối tu theo nhân quả đồng thời.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Niệm: tức là dùng câu niệm Phật để diệt nghiệp, như trong kinh có nói: "Một câu niệm Phật giải được oan khiên nghiệp báo".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tóm lại, đã biết "Nghiệp chướng bổn lai không", nghiệp chướng thật tánh là tánh Không, thì xá gì trả và không trả. Tấm thân, đời sống của thân là hư mục, sớm muộn gì cũng phải tan rã, hết thở tức là chết. Chết rồi thì sanh lại làm người hay làm thú trả nghiệp tiếp là điều bình đẳng. Tu phải trả nghiệp, trả oán thù xưa và an nhiên trả, đây gọi là "Báo oán hạnh". Chúng ta tu trong một đời này không thể thành đạo quả liền được, vì mãi lo trả, chết (nghiệp chướng) trong đời này, phải chờ sang nhiều đời nữa mới dứt sạch nghiệp báo, tức tu trả nghiệp trong vòng luân hồi, trả sạch "túc nghiệp".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Kính.
</span></span>
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
2. TỰ LO CHO MÌNH :

Không phải ai cũng có duyên may được tu học với những bậc Chân tu _ bậc Cao Tăng.
Đa số chúng ta hoặc là phải tự tu, hoặc là "sư phụ" của chúng ta chỉ biết "phơn phớt" về Phật pháp, vị "sư phụ" của chúng ta lo cho mình còn chưa xong, cho nên không thể trợ giúp gì cho ta trong việc "hóa giải Nghiệp chướng" được.

Là Phật tử phát tâm chân chính buộc chúng ta phải tự lo cho mình, có nhiều phương tiện trợ duyên đã được đức Phật dạy đầy đủ :

_ a. Tích cực tu Giới, Định, Tuệ để hóa giải Nghiệp chướng.

_ b. Tích cực Bố thí, Phóng sanh để hóa giải Ác Nghiệp.

_ c.
Tích cực làm việc Thiện để độ Ác Nghiệp.

_ d.
Tích cực làm công quả để gieo bòn phước duyên.

_ e. Thực hiện câu "Chư Ác mạc tác, chúng Thiện phụng hành, ......"

_ f. Tụng Kinh, Trì Chú để nhờ tha lực Phật Bồ tát hổ trợ.

_ g. Phát Tâm Bồ Đề để được công đức lớn.


 

suongphale

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 12 2011
Bài viết
241
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Chào mọi người
Nói đến nghiệp và sự hóa giải của nghiệp , chúng ta cần xem các khía cạnh của Nghiệp
_ Nghiệp tướng - bộ phận của A lại da thức có liên quan đến nghiệp và chịu ảnh hưởng của nghiệp lực
_Nghiệp lực - sức chi phối của nghiệp đến Thức , đây là ảnh hưởng của hành động tạo tác từ thân , khẩu , ý.
_ Nghiệp báo - sự báo ứng của Nghiệp từ Nhân đặc thù đã gây ,thành Quả đặc thù phải bị
_ Nghiệp chướng - chướng ngại của người tu do nghiệp đã có
Hóa giải nghiệp là dùng trí tuệ quán xét thấy và tự thoát ra khỏi ảnh hưởng của nghiệp lực
Còn nhân đã gây thì quả vẫn bị
Dụ như một cái bình trà dùng pha trà .Sau mỗi lần thay trà đều rửa , nhưng hơi hám của trà ( tức Tinh của trà )còn bám vào thành bình .Sau rất nhiều lần pha trà uống trà , tinh trà thấm vào bình .Có rửa mấy cũng không sạch được vì tinh trà và mùi trà, vị trà không có hết, do đã thấm vào mặt thành bình cũng như bên trong thành bình.Bình trà càng cũ pha trà uống càng đậm ngon.Sau không cần bỏ trà vào chỉ cần chế nước sôi là như trà thật.Đây gọi là nghiệp trà của bình, không thể diệt được.Muốn tiêu nghiệp trà thì bỏ cái bình ấy thay bằng bình mới .Chọn thức uống mới đựng trong bình.Đây gọi là hóa giải nghiệp trà .
Kính
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên