Phải Hành như thế nào?

Anh Nhi Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 4 2013
Bài viết
12
Điểm tương tác
2
Điểm
3
Thân chào các huynh tỷ đạo hửu,

Trong quyễn sách "Đức Phật và Phật Pháp" của Cố Đại Đức Nãrada Mahã Thera được Sunanda Phạm Kim Khánh biên dịch năm 1980. Tiểu đệ rất tâm đắc lời dạy của Đức Phật đối với Ngày La Hầu La rằng: "Những điều gì có lợi cho người, cho mình thì làm. Những điều gì không có lợi cho mình, cho người thì đừng làm". Tâm đắc là một chuyện. Hiểu và hành đúng mới là vấn đề. Tiểu đệ thử thảo luận với những Phật tử mà mình quen biết về đề tài này. Đa số họ có chung một câu trả lời không cần suy nghĩ rằng: "Làm cho người vui thì mình vui"! Một lời dạy của Đức Giác Ngộ Vô Thượng Bồ Đề có đơn giản như vậy không nhỉ?

Dĩ nhiên tiểu đệ củng phải tư duy để có cái nhìn riêng nhưng đó củng chỉ là một cái nhìn chủ quan. Cho nên tiểu đệ rất mong muốn quý huynh tỷ chỉ giáo cho tiểu đệ thêm nhiều cái nhìn khách quan hơn.

Cám ơn quý Huynh Tỷ
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Kính hiền huynh Anh Nhi Hạnh, Kính các trưởng bối và các bạn !

Hoatihon xin được phép "quá giang" :

1. Lợi cho người _ nói chung tất cả chúng sinh _ về tính mạng, sức khỏe, hạnh phúc là quan trọng hay lợi cho người về sự tiến bộ tâm linh trên hành trình tìm về Chân lý là quan trọng ?

2. Lợi cho mình về tính mạng, sức khỏe, hạnh phúc là quan trọng hay lợi cho mình về sự tiến bộ tâm linh là quan trọng ?

3. Có khi lợi cho người về tính mạng, sức khỏe, hạnh phúc mà tổn hại cho mình về tính mạng, sức khỏe, hạnh phúc thì ta phải làm sao ?

4. Có khi lợi cho người về tính mạng, sức khỏe, hạnh phúc mà tổn hại cho mình về đạo lý cho mình _ như phải làm cho ta bị phá Giới, hay thố̀i thất tâm Bồ Đề....v....v... _ thì ta phải làm sao ?

5. Có khi lợi cho mình về tính mạng, sức khỏe, hạnh phúc mà tổn hại cho người về đạo lý _ như phải làm cho người bị phá Giới, hay thối thất tâm Bồ Đề ....v....v... _ thì ta phải làm sao ?

Kính xin được chỉ dẫn thêm.
 

lavinhcuong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
30 Thg 7 2010
Bài viết
803
Điểm tương tác
677
Điểm
93

.........
Đa số họ có chung một câu trả lời không cần suy nghĩ rằng: "Làm cho người vui thì mình vui"! Một lời dạy của Đức Giác Ngộ Vô Thượng Bồ Đề có đơn giản như vậy không nhỉ?
.......
Kính Anh Nhi Hạnh ! Kính các tiền bối, Kính quý Phật tử thành viên !

Cường xin phép góp lời.

Cường có nghe ông bà xưa kể lại rằng :

_ Ngày xưa có một cậu bé tinh nghịch, trèo lên cây đa đầu làng chơi, thoạt trông thấy một Ông Thầy Đồ _ dạy chữ, giáo viên trong làng _ "khăn đống áo dài" đi ngang bên dưới, một ý nghĩ chợt lóe lên trong đầu, cậu ta chờ Ông Đồ đi ngang đúng tầm liền "tè" xuống.

Ông Đồ giận lắm, nhưng cố nén dùng giọng ôn tồn kêu cậu bé leo xuống đất, thưởng cho ba đồng tiền kẻm. Cậu bé hí hửng VUI lắm, Ông đồ cũng VUI ngầm.

Ngày hôm sau cậu bé cũng trèo cây chơi, chợt thấy quan Huyện đang ngồi võng đi đến, liền nghĩ "Hôm qua mình tè lên Thầy Đồ được cho ba đồng tiền kẻm, nay nếu mình 'tè' lên quan lớn, ắt sẽ được thưởng nhiều hơn", nghĩ là làm, cậu vạch quần mở "vòi nước", cho chảy hết lên người quan Huyện.

Quan thét lính lôi cậu bé xuống đánh cho ba mươi roi "tứa máu", còn bắt cha mẹ cậu bé "đóng trăng" 3 ngày vì "cái tội không biết dạy con".

Kính các huynh đệ, "làm cho người vui mình vui" điều này đã đúng chưa ? !

Kính !

 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đúng là chuyện đời khéo lắm trò quanh quẩn...
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thôi thì học theo pháp "Lục Hòa kính" của Phật dạy là làm cho "người vui mình cũng vui".

:icon_lol1:
 

lavinhcuong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
30 Thg 7 2010
Bài viết
803
Điểm tương tác
677
Điểm
93
Kính hiền huynh Anh Nhi Hạnh, Kính các trưởng bối và các bạn !

Hoatihon xin được phép "quá giang" :

1. Lợi cho người _ nói chung tất cả chúng sinh _ về tính mạng, sức khỏe, hạnh phúc là quan trọng hay lợi cho người về sự tiến bộ tâm linh trên hành trình tìm về Chân lý là quan trọng ?

2. Lợi cho mình về tính mạng, sức khỏe, hạnh phúc là quan trọng hay lợi cho mình về sự tiến bộ tâm linh là quan trọng ?

3. Có khi lợi cho người về tính mạng, sức khỏe, hạnh phúc mà tổn hại cho mình về tính mạng, sức khỏe, hạnh phúc thì ta phải làm sao ?

4. Có khi lợi cho người về tính mạng, sức khỏe, hạnh phúc mà tổn hại cho mình về đạo lý cho mình _ như phải làm cho ta bị phá Giới, hay thố̀i thất tâm Bồ Đề....v....v... _ thì ta phải làm sao ?

5. Có khi lợi cho mình về tính mạng, sức khỏe, hạnh phúc mà tổn hại cho người về đạo lý _ như phải làm cho người bị phá Giới, hay thối thất tâm Bồ Đề ....v....v... _ thì ta phải làm sao ?

Kính xin được chỉ dẫn thêm.

Kính đạo hữu hoatihon, kính các vị tiền bối, cùng các bạn !

Trong Lục độ _ Bố thí, Trì Giới, Nhẫn Nhục, Tinh Tiến, Thiền Định, Trí Tuệ _ thì Bố Thí đứng hàng đầu; trong Tứ Nhiếp Pháp _ Bố thí, Ái Ngữ, Đồng sự, Lợi Tha _ thì Bố thí cũng được nhắc đến trước tiên.
Cho nên chúng ta nếu có điều kiện giúp đở được cho người thì nên cố hết khả năng làm, đó là Bố thí đó (cho niềm vui); tuy nhiên không phải trong bất cứ trường hợp nào chúng ta cũng cho mà không cân nhắc tính toán.

1. Lợi cho người _ nói chung tất cả chúng sinh _ về tính mạng, sức khỏe, hạnh phúc là quan trọng hay lợi cho người về sự tiến bộ tâm linh trên hành trình tìm về Chân lý là quan trọng ?

_ Lợi cho người về sự tiến bộ tâm linh trên hành trình tìm về Chân lý là quan trọng hơn. Vì sao ?
_ Vì nếu đối tượng là một người tham dục quá nhiều, đang đam mê theo những danh lợi phù phiếm thế gian thì chúng ta không nên bố thí hay chìu theo những dục vọng thấp hèn ấy, vì như thế sẽ giúp cho đương sự vào địa ngục nhanh hơn.

2. Lợi cho mình về tính mạng, sức khỏe, hạnh phúc là quan trọng hay lợi cho mình về sự tiến bộ tâm linh là quan trọng ?
_ Lợi cho mình về sự tiến bộ tâm linh là quan trọng hơn.
3. Có khi lợi cho người về tính mạng, sức khỏe, hạnh phúc mà tổn hại cho mình về tính mạng, sức khỏe, hạnh phúc thì ta phải làm sao ?
_ Bố thí, nếu có thể.

4. Có khi lợi cho người về tính mạng, sức khỏe, hạnh phúc mà tổn hại cho mình về đạo lý cho mình _ như phải làm cho ta bị phá Giới, hay thố̀i thất tâm Bồ Đề....v....v... _ thì ta phải làm sao ?
_ Khéo léo, không thể bố thí trong trường hợp này được.
Ví dụ : Một Phật tử khác phái đem lòng yêu mến một vị Tu sĩ _ Tăng hoặc Ni _ thì vị Tu sĩ ấy phải xét lại mình, xem có đủ bản lỉnh để độ cho "người ấy" hay không ? hay là sẽ bị "người ấy" độ ? Nếu không nắm chắc phần thắng thì "thắt" lòng mình lại, chúng ta không thể bố thí trong trường hợp này.

5. Có khi lợi cho mình về tính mạng, sức khỏe, hạnh phúc mà tổn hại cho người về đạo lý _ như phải làm cho người bị phá Giới, hay thối thất tâm Bồ Đề ....v....v... _ thì ta phải làm sao ?
_ Hãy hy sinh phần mình để vun bồi Đạo lý cho người.

Trên đây chỉ là quan điểm _ có thể sai _ của Cường.

Kính xin được chỉ giáo thêm.
 

Anh Nhi Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 4 2013
Bài viết
12
Điểm tương tác
2
Điểm
3
Hai huynh tỷ lavinhcuong và hoatihon đã mổ xẽ vấn đề ra khá chi tiết, đã cho tiểu đệ và cho bất cứ ai có tâm vô chấp có thêm cái nhìn khách quan hơn. Rất cám ơn hai huynh tỷ.

Tiểu đệ củng cám ơn huynh tuantu đã đưa lời chỉ giáo rằng: "Học theo pháp Lục Hòa Kính của Đức Phật để làm người vui mình củng vui". Tiểu đệ liền tìm hiểu Lục Hòa Kính là gì ngay lập tức. Có thể Lục hòa Kính đối với nhiều huynh tỷ không gì lạ lùng nhưng đối với tiểu đệ thì rất là mới. Qua tìm hiểu, cho thấy Đức Phật đã đặt ra Sáu Phép Hòa Kính nầy làm nguyên tắc cho các bậc xuất gia chung sống với nhau, đem sự hòa đồng trong chúng để cùng nhau sống theo lời dạy của Đức Phật, tinh tấn trên con đường giải thoát và giác ngộ. Chúng ta là những Phật Tử, phải luôn luôn cố gắng sống theo tinh thần Lục Hoàn nhầm mục đích tinh tấn trên đường tu học. Hoàn toàn đúng phải không các huynh tỷ? Tiểu đệ mạn phép thử tư duy và trình bày cái nhìn của mình, mong các huynh tỷ xem xét và phê phán dựa trên tính vô chấp và bình đẳng. Như chúng ta thấy Đức Phật đưa ra Lục Hòa Kính Pháp để răng dạy các vị tu sĩ, có nghĩa là dạy những ai muốn tu hành theo đường lối giác ngộ và giải thoát của Đạo Phật, một phạm vi đã được giới hạn. Bài viết "Nói lời lợi ích" của huynh tt_chuyenphapluan củng cho thấy Đức Phật củng chỉ dạy các tu sĩ trong tăng đoàn. Nhưng chúng ta hiện nay không chỉ sống và làm việc với Phật tử xuất gia và tại gia mà chúng ta đang và sẽ sống với "bàn dân thiên hạ" đang sở hửu đầy đủ "ngủ chủng tánh" như là: Đại Thừa, Tiểu thừa, Ngoại đạo, Bất định và Phàm phu. Những người xuất gia, không những họ đã ra khỏi căn nhà thế tục mà họ còn phải tinh tấn để ra khỏi ba căn nhà "Tam giới" thì nhất định chủng tảnh của họ phải từ Tiểu Thừa đến Đại Thừa. Có thể họ đã, đang và sẽ ngộ và chứng được "Vạn Pháp Giai Không" hay "Ngũ Ấm Vô Ngã" hay "Đối cảnh vô tâm, mạc vấn thiền". Như vậy sẽ không có chuyện họ sẽ vui khi mình làm cho họ vui để rồi mình vui. Thế cho nên "làm điều gì mà người vui, thì mình vui" mà chúng ta phải hành chính là đối với những người có một trong ba chủng tánh còn lại: "Ngoại Đạo, Bất Định và Phàm Phu".

Có đơn giản không khi:
"làm những gì có lợi cho người, cho mình thì làm
làm gì không lợi cho người, cho mình thì đừng làm".?
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
Kính đạo hữu hoatihon, kính các vị tiền bối, cùng các bạn !

Trong Lục độ _ Bố thí, Trì Giới, Nhẫn Nhục, Tinh Tiến, Thiền Định, Trí Tuệ _ thì Bố Thí đứng hàng đầu; trong Tứ Nhiếp Pháp _ Bố thí, Ái Ngữ, Đồng sự, Lợi Tha _ thì Bố thí cũng được nhắc đến trước tiên.
Cho nên chúng ta nếu có điều kiện giúp đở được cho người thì nên cố hết khả năng làm, đó là Bố thí đó (cho niềm vui); tuy nhiên không phải trong bất cứ trường hợp nào chúng ta cũng cho mà không cân nhắc tính toán.
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bố thí mà còn khởi tâm cân nhắc tính toán, thì không đúng nghĩa Bố thí Ba la mật.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Một sự bố thí được xem là trong sạch và đem lại phước đức quả báo vô lượng vô biên cần phải có ba yếu tố sau đây:
<p style="padding-left: 56px;">1. Người bố thí phải có tâm trong sạch.
2. Vật được thí phải chân chính.
3. Người nhận phải được kính trọng tối đa.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong kinh Đại Niết Bàn, phẩm Phạm hạnh thứ 15, Phật dạy: <B>"Này Thiện Nam! Bồ tát lúc thực hành bố thí, đối với chúng sanh khởi lòng thương tưởng như con. Lại nữa, lúc thực hành bố thí, đối với chúng sanh khởi lòng xót xa giống như cha me săn sóc đứa con đang bệnh. Lúc thực hành bố thí, tâm Bồ tát vui mừng như cha mẹ thấy con lành bệnh. Sau khi bố thí, tâm Bồ tát buông xả như cha mẹ thấy con đã lớn khôn, có thể sinh sống tự tại"</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đoạn kinh này đã diễn tả một cách chính xác tấm lòng của Bồ tát đối với chúng sanh, khi thực hành hạnh bố thí, các vị xem chúng sanh như con đẻ của mình. Chúng ta khi có con, lo cho máu mủ của mình một cách chu đáo từ lúc nhỏ đến lúc lớn, tâm chúng ta thương con như thế nào thì Bồ tát thương chúng sanh như thế ấy. Tuy nhiên, tình thương của chúng ta đôi khi chan rải không đều giữa đứa con này với đứa con khác, còn Bồ tát thì bình đẳng. Các Ngài thương muôn loài chúng sanh không hạn cuộc, không phân biệt, còn chúng ta lại quên các Ngài như những đứa con hoang, bỏ cha mẹ ra đi lang thang trong ba cõi sáu đường.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lúc thực hành bố thí, tâm lượng Bồ tát lo cho chúng sanh như cha mẹ săn sóc đứa con đang bệnh. Tình thương của cha mẹ bao la như biển cả, bất tận như suối nguồn, và đôi khi chúng ta cũng hiểu được, cảm nhận và biết ơn đối với tình thương đó. Nhưng rất ít người hiểu được tình thương của Bồ tát giành cho chúng sanh. Nếu cha mẹ chỉ lo được cho cái thân vật chất hữu hình hữu hoại của con, thì Bồ tát rất chú trọng đến đời sống tinh thần. Mà đời sống tinh thần thì vô vàng quý giá hơn so với đời sống vật chất, vì đó là hành trang cho tất cả chúng sanh đi suốt lộ trình đến giải thoát viên mãn. Bồ tát biết rõ, có rất nhiều người thiếu thốn, đau khổ về tinh thần, dù họ đang ở địa vị nào, hoàn cảnh nào và chỉ có thuốc chánh pháp mới điều trị được bệnh khổ cho chúng sanh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Khi hành hạnh bố thí và nhiếp phục được chúng sanh, hướng dẫn họ đi theo chánh đạo để được giác ngộ và giải thoát, tâm Bồ tát vui mừng như cha mẹ thấy con lành bệnh. Và sau đó tâm các Ngài buông xả như cha mẹ thấy con lớn khôn, đã vững bước trên đường đời. Sự buông xả này rất phù hợp với tinh thần Ba la mật, tức vô trước, vô trú, vô nhiễm. Dù làm tất cả mọi việc để được lợi ích cho chúng sanh, tâm các Ngài vẫn thênh thang như hư không, <B>không thấy có người ban ơn, có kẻ chịu ơn và có một pháp để làm ơn</B>. Đó gọi là <B>"Tam luân không tịch"</B>.
</span></span>
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Bố thí mà còn khởi tâm cân nhắc tính toán, thì không đúng nghĩa Bố thí Ba la mật.

Một sự bố thí được xem là trong sạch và đem lại phước đức quả báo vô lượng vô biên cần phải có ba yếu tố sau đây:

1. Người bố thí phải có tâm trong sạch.
2. Vật được thí phải chân chính.
3. Người nhận phải được kính trọng tối đa.

Trong kinh Đại Niết Bàn, phẩm Phạm hạnh thứ 15, Phật dạy: "Này Thiện Nam! Bồ tát lúc thực hành bố thí, đối với chúng sanh khởi lòng thương tưởng như con. Lại nữa, lúc thực hành bố thí, đối với chúng sanh khởi lòng xót xa giống như cha me săn sóc đứa con đang bệnh. Lúc thực hành bố thí, tâm Bồ tát vui mừng như cha mẹ thấy con lành bệnh. Sau khi bố thí, tâm Bồ tát buông xả như cha mẹ thấy con đã lớn khôn, có thể sinh sống tự tại".

Đoạn kinh này đã diễn tả một cách chính xác tấm lòng của Bồ tát đối với chúng sanh, khi thực hành hạnh bố thí, các vị xem chúng sanh như con đẻ của mình. Chúng ta khi có con, lo cho máu mủ của mình một cách chu đáo từ lúc nhỏ đến lúc lớn, tâm chúng ta thương con như thế nào thì Bồ tát thương chúng sanh như thế ấy. Tuy nhiên, tình thương của chúng ta đôi khi chan rải không đều giữa đứa con này với đứa con khác, còn Bồ tát thì bình đẳng. Các Ngài thương muôn loài chúng sanh không hạn cuộc, không phân biệt, còn chúng ta lại quên các Ngài như những đứa con hoang, bỏ cha mẹ ra đi lang thang trong ba cõi sáu đường.

Lúc thực hành bố thí, tâm lượng Bồ tát lo cho chúng sanh như cha mẹ săn sóc đứa con đang bệnh. Tình thương của cha mẹ bao la như biển cả, bất tận như suối nguồn, và đôi khi chúng ta cũng hiểu được, cảm nhận và biết ơn đối với tình thương đó. Nhưng rất ít người hiểu được tình thương của Bồ tát giành cho chúng sanh. Nếu cha mẹ chỉ lo được cho cái thân vật chất hữu hình hữu hoại của con, thì Bồ tát rất chú trọng đến đời sống tinh thần. Mà đời sống tinh thần thì vô vàng quý giá hơn so với đời sống vật chất, vì đó là hành trang cho tất cả chúng sanh đi suốt lộ trình đến giải thoát viên mãn. Bồ tát biết rõ, có rất nhiều người thiếu thốn, đau khổ về tinh thần, dù họ đang ở địa vị nào, hoàn cảnh nào và chỉ có thuốc chánh pháp mới điều trị được bệnh khổ cho chúng sanh.

Khi hành hạnh bố thí và nhiếp phục được chúng sanh, hướng dẫn họ đi theo chánh đạo để được giác ngộ và giải thoát, tâm Bồ tát vui mừng như cha mẹ thấy con lành bệnh. Và sau đó tâm các Ngài buông xả như cha mẹ thấy con lớn khôn, đã vững bước trên đường đời. Sự buông xả này rất phù hợp với tinh thần Ba la mật, tức vô trước, vô trú, vô nhiễm. Dù làm tất cả mọi việc để được lợi ích cho chúng sanh, tâm các Ngài vẫn thênh thang như hư không, không thấy có người ban ơn, có kẻ chịu ơn và có một pháp để làm ơn. Đó gọi là "Tam luân không tịch".
1. Người bố thí phải có tâm trong sạch? - Nếu được tâm trong sạch thì càng tốt. Còn không được theo như ý muốn vẫn còn hơn người chưa bao giờ khởi tâm bố thí.
Thứ hai, một khi đã bố thí rồi, thì người đó đã có chủng tử lành kết duyên với Phật Pháp Tăng.(Cần nên tập cho con trẻ hạnh bố thí, thương người.)

2. Vật được thí phải chân chính? - Đó là những vật thuận duyên làm lợi người, lợi mình (Nhưng vật nào mới gọi là chân chính thì không thể khẩn định, mọi sự trong nhà Phật đều tùy duyên.)

3. Người nhận phải được kính trọng tối đa? - Chưa đủ xác nghĩa. Vì sự kính trọng có thể trở thành một kẻ yếu nhược, nịnh bợ người bố thí...)
Mình cũng đã từng mở tiêu đề khảo nghiệm này.
"Tìm một người bố thí đã khó, nhưng tìm đúng một người nhận bố thí lại càng khó hơn".
Bởi những ai chưa đủ trí huệ ''Bố thí Ba La Mật" thì đừng nên ham và bắt chước, rất dể bị lợi dụng và rơi vào nhân ngã bỉ thử của kẻ "Nhận Bố Thí''. Hãy cẩn thận, thực hành Pháp môn này. Nếu bạn không đủ trí huệ và sự Bình đẳng. Thì chỉ nên làm bố thí, từ thiện theo khả năng của mình thôi.


Bởi trong kinh Tứ Thập Nhị Chương,

Tỉ dụ: Bố thí cho 10 người hành khất, không bằng bố thí cho một người trì giới. Bố thí cho 10 người trì giới, không bằng bố thí cho một Sa Di giới, Bố thí 10 Sa Di cũng không bằng bố thí một vị Tỳ Kheo... Như thế, người nào là hành khất và người nào mới là người xứng đáng cúng dường...!?


Cỏ dại phá ruộng vườn
Tham làm hỏng thế nhân
Cúng dường bậc ly tham
Mang lại công đức lớn

Cỏ dại phá ruộng vườn
Sân làm hỏng thế nhân
Cúng dường bậc ly sân
Mang lại công đức lớn

Cỏ dại phá ruộng vườn
Si làm hỏng thế nhân
Cúng dường bậc ly si
Mang lại công đức lớn

Cỏ dại phá ruộng vườn
Dục làm hỏng thế nhân
Cúng dường bậc ly dục
Mang lại công đức lớn.
356-359 (Pháp Cú Kinh)
 

lavinhcuong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
30 Thg 7 2010
Bài viết
803
Điểm tương tác
677
Điểm
93

.......
Có đơn giản không khi:
"làm những gì có lợi cho người, cho mình thì làm (1)
làm gì không lợi cho người, cho mình thì đừng làm".?(2)
Kính huynh Anh Nhi Hạnh !

Theo ý của Cường, chuyện này cũng không đơn giãn.

Mỗi chúng ta còn ở đây vì còn Nghiệp chướng, điều này tuy không thấy nhưng nó ảnh hưởng đến mọi hành vi của chúng ta.

1. _ "làm những gì có lợi cho người, cho mình thì làm"

Chuyện này chỉ dễ làm với những Phật tử nhiều Thiện Nghiệp _ kiếp trước đã từng tu tập Thập Thiện Nghiệp _ kiếp trước đã từng sống trên những cảnh Trời. Với những người nhiều Thiện Nghiệp thì họ sẵn sàng giúp đở mọi người vô vụ lợi, thậm chí không có lợi gì cho mình hay là phải chịu thiệt thòi về phần mình thì họ cũng vui làm. Đây là bản chất của Thiên Giới !

Tuy nhiên có một số Phật tử khác dù biết rằng Phật dạy như vậy, đây là điều nên làm, nhưng không thể làm theo, vì Ác Nghiệp _ tính ích kỹ _ của chúng ta không thích làm việc Thiện, và chúng ta đã không thể làm chủ _ sai khiến mình _ không thể bắt mình phải làm việc mà tính ích kỹ không cho phép.

2. _ "làm gì không lợi cho người, cho mình thì đừng làm"

Cũng chính đa số Phật tử chúng ta, dẫu biết rằng làm việc ấy "không lợi cho người, cho mình" NHƯNG VẪN CỨ LÀM, nhưng vẫn không ngăn được mình.

Nghiệp chướng là thế đấy ! Làm thế nào hóa giải Nghiệp chướng thuộc về chủ đề khác, Ở đây chúng ta chỉ biết rằng : CÓ NHỮNG VIỆC, CHÚNG TA KHÔNG THỂ LÀM CHỦ LÒNG MÌNH, HÀNH VI CỦA MÌNH.

Như thế, chúng ta có thể xem mình là "Người lớn" hay chăng ? Không, đôi khi chúng ta chỉ là "baby" _ luôn cần được nuông chiều theo Nghiệp chướng.

Bước đầu học Phật là tập làm theo Lý Trí, chế ngự bản năng. Dẫu biết rằng chuyện này không phải đơn giãn, ..............

(Kính bác Tuấn Tú, nếu có thể, xin bác kiếm dùm cho mấy câu thơ nói lên chuyện "ta dặn lòng ta phải thế này, mà sao nó cứ chẳng nghe theo ? Để ta mãi sống trong sầu muộn, một bước sa chân vạn kiếp sầu")

Kính !
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
(Kính bác Tuấn Tú, nếu có thể, xin bác kiếm dùm cho mấy câu thơ nói lên chuyện "ta dặn lòng ta phải thế này, mà sao nó cứ chẳng nghe theo ? Để ta mãi sống trong sầu muộn, một bước sa chân vạn kiếp sầu")

Văn thơ Phật giáo thì tôi chẳng biết chi nhiều ngoài mấy cuốn sách hiện có và đã đăng, lại nữa nói về hạnh Bố thí thì càng không thể nào tìm ra. Có lẽ phải nhờ cô Bạch Vân Nhi hoặc thầy Chuyển Pháp Luân vậy.

Kính.
 

Anh Nhi Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 4 2013
Bài viết
12
Điểm tương tác
2
Điểm
3
Kính huynh Lavinhcuong, cám ơn huynh đã phân tích, đưa ra nhiều khía cạnh để cho chúng ta có thể "hành" theo lời dạy của Đức Phật:

" những điều gì có lợi cho người, cho mình thì làm
những gì không có lợi cho người, cho mình thì đừng làm"



Bước đầu học Phật là tập làm theo Lý Trí, chế ngự bản năng. Dẫu biết rằng chuyện này không phải đơn giãn, ..............

(

Câu nói này của huynh, tiểu đệ rất thích. Rất đơn giản, rất đời thường nhưng tiểu đệ thấy có sự tương đồng trong giáo lý của Đức Phật. "Lý Trí" có thể nói đó là "TRI". "Bản năng" có thể nói đó là "NGŨ ẤM""LỤC TRẦN". Dùng Lý Trí để chế phục bản năng, củng có nghĩa là dùng Tri dể chế phục cái thân ngủ ấm của chúng ta, chế ngự lục căn không để cho chúng bị trói buộc với lục cảnh.

Dĩ nhiên để có TRI thì đòi hỏi ta phải thiền định tư duy rồi, đúng không huynh? Có "TRI" thì ta sẽ biết "LY" cái gì, đúng không huynh? "LY" củng chính là ta đã và đang "HÀNH" rồi, đúng không huynh?

Quả thật qua sự luận bàn của huynh tỷ, tiểu đệ thấy "BỐ THÍ" chính là cách chính xác để hành theo lời dạy của Đức Phật: "Những gì có lợi cho người, cho mình thì làm. Không lợi cho người, cho mình thì đừng làm". Tuy nhiên tùy căn cơ và khả năng của từng người mà chúng ta có thể "hành" được bao nhiêu thì hay bấy nhiêu. Muốn "BỐ THÍ" trước hết ta phải có lòng từ bi, có thể là từ bi thế tục hay cao hơn nữa chính là từ bi ba la mật. Không có lòng từ bi thì sự bố thí sẽ không đem lại sự an lạc cho cái "Tâm" của ta.

Kính
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
" những điều gì có lợi cho người, cho mình thì làm
những gì không có lợi cho người, cho mình thì đừng làm"

Câu này chẳng phải quay ra ngoài, sơn hà địa đại, thập phương pháp giới chúng sanh. Nếu quay ra ngoài thì điều gì là "lợi"?, có những "sự" lợi mình, lợi người, có những "pháp" lợi mình, lợi người, thế mà là điều hại cho những người còn lại, thì sao? (Thí dụ như khũng bố). Cho nên (theo CT) câu này phải quay lại tự tánh của mình mà quán chiếu, đâu là "NGƯỜI", cái gì là "MÌNH" thì rỏ tất cã


Câu nói này của huynh, tiểu đệ rất thích. Rất đơn giản, rất đời thường nhưng tiểu đệ thấy có sự tương đồng trong giáo lý của Đức Phật. "Lý Trí" có thể nói đó là "TRI". "Bản năng" có thể nói đó là "NGŨ ẤM""LỤC TRẦN". Dùng Lý Trí để chế phục bản năng, củng có nghĩa là dùng Tri dể chế phục cái thân ngủ ấm của chúng ta, chế ngự lục căn không để cho chúng bị trói buộc với lục cảnh.
Kính Huynh Anh Nhi Hạnh !
Trong câu trã lời, huynh dùng các từ "chuyên môn" nhiều lắm vậy. Và không biết huynh có lầm lẩn hay không (hoặc CT lầm lẩn) khi nói về "bản năng" lại so sánh như "Ngũ ấm" và "LỤC TRẦN" (chổ này thay vì "LỤC CĂN") Vì "Lục trần" chưa từng kết duyên với "Ngũ ấm" nếu "Ngũ ấm" không chịu. Hi hi .
Và chử "LỤC CẢNH" thì CT chưa từng nghe vậy.


Dĩ nhiên để có TRI thì đòi hỏi ta phải thiền định tư duy rồi, đúng không huynh? Có "TRI" thì ta sẽ biết "LY" cái gì, đúng không huynh? "LY" củng chính là ta đã và đang "HÀNH" rồi, đúng không huynh?

Trong câu này Huynh lại thiếu (hoặc CT tôi lại nghĩ thừa) hai chử "NHƯ HUYỄN".
Trong kinh Viên Giác có câu " Tri huyễn tức Ly, Ly huyễn tức Giác".
Thưa các huynh tỷ,
Chỉ có thấy và biết được "Nhất thiết Pháp Như Huyễn" thì mới có được LY, và Ly huyễn thì là Giác rồi vậy. Chứ còn Thiền định tư duy cả đời mà thấy pháp nào cũng thật. Thánh là thật, phàm là thật thì dễ gì Ly và Giác.


Muốn "BỐ THÍ" trước hết ta phải có lòng từ bi, có thể là từ bi thế tục hay cao hơn nữa chính là từ bi ba la mật. Không có lòng từ bi thì sự bố thí sẽ không đem lại sự an lạc cho cái "Tâm" của ta.
Đây là suy nghĩ đúng, tư duy đúng và cho CT nói thêm là có hai hình thức Bố Thí (tạm gọi như vậy). Bố Thí có hình tướng và Bố Thí không hình tướng, và Từ Bi thì phải ở nơi "Vô duyên đại Từ" "Đồng thể đại Bi".

Kính.
 

Anh Nhi Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 4 2013
Bài viết
12
Điểm tương tác
2
Điểm
3
Cám ơn huynh Chieu Thanh rất nhiều. Phân tích và lý giải của huynh đã làm cho tiểu đệ có thêm một cái nhìn và thấy được mình thiếu sót ở đâu. Tiểu đệ nhận thấy cái nhìn của huynh thuộc về Đại Thừa Liễu Nghĩa. Quá hay khi huynh nói: "...quay lại tự tánh mà quán chiếu, đâu là NGƯỜI, cái gì là MÌNH...". Một chủ đề cho tiểu đệ tham thiền rồi hihihi...

Huynh nói đúng, tiểu đệ đã sai khi dùng "lục trần" để diẽn giải, lẽ ra phải là "lục căn" như là NHÃN, NHĨ, TỶ, THIỆT, THÂN, Ý. Một sự nhắc nhở quý báo cho tiểu đệ trên con đường học Phật. Theo đúng ra đối với các huynh tỷ trong diẽn đàn, những danh tự mà tiểu đệ dùng sẽ không có gì là chuyên môn. Vàng sẽ không quý hiếm nếu tất cả chúng ta đều sống trên vàng, đúng không huynh? Củng như vậy, diễn đàn ở đây giống như mảnh đất giáo lý của Đức Phật, mọi danh ngôn của giáo lý không còn là "chuyên môn" cho những ai đang sống trong đó. Theo cách định nghĩa trong kinh điễn thì "lục trần" chính là "SẮC, THANH, HƯƠNG, VỊ, XÚC, PHÁP. Nữ trang quý giá, giọng ca rên rĩ, mùi hôi rác rưởi, tách cafe sữa vừa đắng vừa ngọt, cái áo dài lụa mát rượi, những hình ảnh, âm thanh, hương vị, cảm giác vẩn còn lưu lại và mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý tánh chất của chúng rất trung thực, vô ngại. Nó là nó thế thì tại sao chúng ta thấy đẹp xấu, ghét thương, thèm muốn... Cho nên tiểu đệ cho rằng "lục trần" chính là sự nhiểm ô của "lục căn" đối với "lục cảnh". Đó là cái nhìn của tiểu đệ mà thôi.

Vấn đề TRI và LY, dĩ nhiên tiểu đệ không thiếu đâu và huynh củng không thừa chút nào. Khía cạnh huynh đưa ra thuộc pháp môn "Đốn ngộ, đốn tu". Trong kinh Viên Giác có câu "BIẾT HUYỄN LÀ ĐÃ LY HUYỄN LY HUYỄN LÀ PHẬT RỒI". Chữ TRI trong kinh Viên Giác này rõ ràng là chữ TRI của Bát Nhã Ba La Mật rồi, chữ TRI của Liễu nghĩa thượng thừa rồi. Cho nên huynh không thừa đâu. Tiểu đệ thì dùng TRI của Bất liễu nghĩa mà thôi. Cho nên tiểu đệ củng không thiếu. Thiền Định tư duy là điều cần thiết cho bất cứ ai muốn đi theo con đường giải thoát giác ngộ của Đức Phật nhưng phải xem chủng tánh, căn cơ ra sao. Có lẽ huynh gặp những người thiền định tư duy cả đời nhưng vẩn chưa thấy "thật tướng của vạn pháp là vô tướng" nhưng không có nghĩa là không có đâu.

Câu nói: "Vô duyên đại từ" và "Đồng thể đại bi" hay quá! Có lẽ có sự tương đồng với
"Từ mà không từ gì cả, không từ gì cả mà là Đại từ
Bi mà không bi gì cả, không bi gì cả mà là Đại Bi"


Kính
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Bố Thí

Ngày xưa, có một cô gái mồ côi cha mẹ, không ai nuôi. Cô phải đi ăn xin ngoài chợ. Tối lấy chiếu quấn nằm ngủ. Một hôm nghe nói rằm tháng bảy cúng dường Tam bảo có phước lắm, cô tự nghĩ làm sao mình tạo phước để khỏi nghèo khổ nữa. Hôm đó xin được có hai xu, cô muốn cúng cái gì mà chư tăng trong chùa đều hưởng được hết. Nghĩ vậy cô mua hai xu muối, đem vô chùa năn nỉ vị nấu cơm: “Con xin được có hai xu để mua muối, xin được cúng hết chư Tăng trong chùa, mong người giúp cho”. Vị ấy liền bỏ nắm muối của cô vào nồi canh to, thế là chư Tăng đều được hưởng đầy đủ. Bẵng đi một thời gian, cô cũng không còn nhớ chuyện cúng muối ấy nữa.

Lần lần lớn khôn, cô càng xinh đẹp lạ thường. Khi đó trong triều đình nhà vua muốn chọn người cưới cho Thái tử làm vợ. Thấy mỹ nhân nào Thái tử cũng từ chối. Vua mới ra lệnh cho các quan tìm người nào Thái tử vừa ý sẽ được trọng thưởng. Bấy giờ một ông quan đi ngang vùng đó, thấy trên trời có vầng mây đỏ, ông nghĩ nơi đây chắc có dị nhân phước lớn. Giờ trưa, trên đường trở về, ông thấy cô bé mười sáu, mười bảy tuổi đang trùm chiếu ngủ. Ông đến gần nhìn, bất chợt cô bé thức dậy tốc chiếu ra. Thấy người con gái đẹp đẽ phi thường lại sống đầu đường xó chợ như vầy, ông tội nghiệp đem về nuôi. Được vài năm, cho ăn mặc dạy dỗ đàng hoàng, tới cô mười tám tuổi ông dẫn đến trình nhà vua.

Vua gọi Thái tử lại, vừa thấy cô bé Thái tử đẹp lòng ngay. Cô được Đông cung Thái tử cưới làm vợ. Thời gian sau nhà vua mất, Thái tử lên ngôi vua và cô bé trở thành Hoàng hậu. Khi làm Hoàng hậu cô cứ nghĩ, không biết mình đã làm phước gì được thế này. Chừng ấy mới nhớ chắc do việc cúng muối năm xưa mà ra.

Một hôm Hoàng hậu sắm đủ thứ vật dụng sang trọng truyền chở vô ngôi chùa ngày xưa. Nhưng lúc trước chỉ với hai xu muối của cô bé ăn xin, mà thầy Trụ trì nói bữa nay có đại thí chủ đến cúng dường, bảo chư Tăng đánh chuông trống đón. Bây giờ Hoàng hậu đem rất nhiều tài vật đến nhưng thầy Trụ trì không đánh chuông trống đón. Lấy làm lạ, Hoàng hậu gặp thầy Trụ trì hỏi:

- Thưa thầy ngày xưa con là đứa ăn mày, chỉ cúng dường có hai xu muối mà nghe chuông trống đánh rình rang. Ngày nay con là Hoàng hậu cúng cả xe trân bảo mà sao không nghe chuông trống gì hết?

Thầy Trụ trì nói:

- Ngày xưa hai đồng xu quí vì đó là mạng sống của con. Muốn cúng chùa con phải nhịn đói, nên hai xu ấy lớn vô cùng. Ngày nay con là Hoàng hậu, của cải đầy xe nhưng đó là của dân chớ đâu phải của con. Lấy của người làm phước cho mình thì đâu có gì quan trọng.

Nghe vậy Hoàng hậu giựt mình, thức tỉnh.


Theo chuyện kể của HT_Thích Thanh Từ. (ThuongChieu.net)
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113

Kính huynh Anh Nhi Hạnh !

Theo ý của Cường, chuyện này cũng không đơn giãn.

Mỗi chúng ta còn ở đây vì còn Nghiệp chướng, điều này tuy không thấy nhưng nó ảnh hưởng đến mọi hành vi của chúng ta.

1. _ "làm những gì có lợi cho người, cho mình thì làm"

Chuyện này chỉ dễ làm với những Phật tử nhiều Thiện Nghiệp _ kiếp trước đã từng tu tập Thập Thiện Nghiệp _ kiếp trước đã từng sống trên những cảnh Trời. Với những người nhiều Thiện Nghiệp thì họ sẵn sàng giúp đở mọi người vô vụ lợi, thậm chí không có lợi gì cho mình hay là phải chịu thiệt thòi về phần mình thì họ cũng vui làm. Đây là bản chất của Thiên Giới !

Tuy nhiên có một số Phật tử khác dù biết rằng Phật dạy như vậy, đây là điều nên làm, nhưng không thể làm theo, vì Ác Nghiệp _ tính ích kỹ _ của chúng ta không thích làm việc Thiện, và chúng ta đã không thể làm chủ _ sai khiến mình _ không thể bắt mình phải làm việc mà tính ích kỹ không cho phép.

2. _ "làm gì không lợi cho người, cho mình thì đừng làm"

Cũng chính đa số Phật tử chúng ta, dẫu biết rằng làm việc ấy "không lợi cho người, cho mình" NHƯNG VẪN CỨ LÀM, nhưng vẫn không ngăn được mình.

Nghiệp chướng là thế đấy ! Làm thế nào hóa giải Nghiệp chướng thuộc về chủ đề khác, Ở đây chúng ta chỉ biết rằng : CÓ NHỮNG VIỆC, CHÚNG TA KHÔNG THỂ LÀM CHỦ LÒNG MÌNH, HÀNH VI CỦA MÌNH.

Như thế, chúng ta có thể xem mình là "Người lớn" hay chăng ? Không, đôi khi chúng ta chỉ là "baby" _ luôn cần được nuông chiều theo Nghiệp chướng.

Bước đầu học Phật là tập làm theo Lý Trí, chế ngự bản năng. Dẫu biết rằng chuyện này không phải đơn giãn, ..............

(Kính bác Tuấn Tú, nếu có thể, xin bác kiếm dùm cho mấy câu thơ nói lên chuyện "ta dặn lòng ta phải thế này, mà sao nó cứ chẳng nghe theo ? Để ta mãi sống trong sầu muộn, một bước sa chân vạn kiếp sầu")

Kính !
Kính huynh Lavinhcuong !
Về mấy câu thơ thì .... còn tìm đâu nữa, lời huynh đã là thơ rồi đó :

Ta dặn lòng ta phải thế này,
mà sao nó cứ chẳng nghe theo ?
Để ta mãi sống trong sầu muộn,
một bước sa chân vạn kiếp sầu"


Bi giờ H/p xin tặng chủ đề này 4 câu thơ "con cóc" nè !

Vẫn biết yêu ai là khổ nhiều
Mà sao tâm trí cứ liêu xiêu ?
Một ngày không gặp ba Thu ấy
Thà khổ, không thà thôi chẳng yêu.


Kính !
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn Anh Nhi Hạnh,
Chào tất cả các Bạn,


<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--> Vì bận nên đến nay mới đọc được bài Bạn viết . Vì vậy, d/đ góp ý hơi muộn. Mong Bạn đọc được.

Bạn nói :

Tiểu đệ rất tâm đắc lời dạy của Đức Phật đối với Ngày La Hầu La rằng: "Những điều gì có lợi cho người, cho mình thì làm. Những điều gì không có lợi cho mình, cho người thì đừng làm". Tâm đắc là một chuyện. Hiểu và hành đúng mới là vấn đề. Tiểu đệ thử thảo luận với những Phật tử mà mình quen biết về đề tài này. Đa số họ có chung một câu trả lời không cần suy nghĩ rằng: "Làm cho người vui thì mình vui"! Một lời dạy của Đức Giác Ngộ Vô Thượng Bồ Đề có đơn giản như vậy không nhỉ?
Thì vì ngài La Hầu La là Đại Tỳ kheo - nên d/đ hiểu : lợi mình - tức là lợi cho người tu học Phật đạo. Và lời Phật nói với ngài La Hầu La - cũng là lời Phật dạy chúng ta - những người đang tu học Phật đạo. Còn, lợi người - tức là lợi cho người đời. Vì vậy, d/đ hiểu ý của lời giảng này là đức Phật _ dạy chúng ta :

Những gì lợi cho người đời, lợi cho người tu học Phật đạo thì làm. Những gì không lợi cho việc tu học Phật đạo, không lợi cho đời thì đừng làm.

Hay nói một cách ngắn gọn - là điều gì có lợi cho đời, cho đạo thì làm. Những gì không lợi cho đạo, cho đời thì đừng làm.


Và ý nghĩa sâu xa của lời giảng này - mà d/đ hiểu được _ là : Phật đạo không rời xa đời. Từ đời mà chúng ta tu học Phật đạo.

d/đ hiểu đơn giản như vậy. Xin chia sẻ.
Thân
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên