Lợi Ích Về Việc Đánh Chuông

123456789

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 6 2009
Bài viết
491
Điểm tương tác
76
Điểm
28
21687797_853652208145350_7222860461349338198_n.jpg


LỢI ÍCH VỀ VIỆC ĐÁNH CHUÔNG

Sớ quyên mộ đúc chuông U Minh chùa Pháp Vân sông Tam Xoa, Nam Kinh
- Tổ Sư Ấn Quang (Hóa Thân Của Đại Thế Chí Bồ Tát)

Thế giới Sa Bà dùng âm thanh làm Phật sự, pháp khí chốn tùng lâm chỉ có chuông lớn là bậc nhất. Bởi lẽ [tiếng chuông] phát khởi kẻ mù, lay động kẻ điếc, khơi động tai mắt của trời người, thông cõi âm, thấu cõi dương, thật sự cứu giúp cho [những người đang ở trong] đường ác. Kinh Tăng Nhất A Hàm nói: “Như khi đánh chuông, nguyện cho các sự khổ trong hết thảy ác đạo đều được ngưng nghỉ. Nếu nghe tiếng chuông và kinh chú của Phật, sẽ trừ được trọng tội trong năm trăm ức kiếp sanh tử”. Vì thế, Phó Pháp Truyện[1] có ghi vua Kế Nị Tra[2] do sát hại quá nhiều, chết đi đọa làm con cá có một ngàn đầu, có vầng kiếm xoay quanh thân, chặt đứt đầu này lại mọc ra cái khác. Vị La Hán làm Tăng Duy Na[3] đúng giờ đánh chuông, hễ nghe tiếng chuông, vầng kiếm bèn dừng trên không. Do vậy, cá nhắn lời xin đánh chuông cho lâu, qua bảy ngày liền hết bị chịu khổ. Sách Phiên Dịch Danh Nghĩa Tập[4] lại chép: Thời Nam Đường, ở huyện Thượng Nguyên có một người dân chết bất ngờ, ba ngày sau sống lại, kể:

- Chết rồi đi vào cõi âm, thấy tiên chúa[5] bị gông xiềng rất ngặt, bảo: “Ta bị Tống Tề Khâu xui dại, giết những người ở Hòa Châu ra hàng hơn một ngàn người, họ oán hận tố cáo nên bị tù ở đây. Hễ nghe tiếng chuông liền tạm dứt khổ. Ngươi về bảo cùng tự quân vì ta đúc một cái chuông, gõ mãi. Nếu nó chẳng tin, lấy bức tượng Thiên Vương bằng ngọc ta giấu ở gối trái tượng Phật chùa Ngõa Quan không ai biết để làm bằng chứng.
Người dân thuật chuyện đầy đủ, kiểm nghiệm đúng thực, vua bèn tạo một quả chuông đặt ở chùa Thanh Lương, khắc bài văn rằng: “Cầu cho liệt tổ Hiếu Cao Hoàng Đế thoát chốn tối tăm, khỏi khổ”. Đấy là duyên do đánh chuông U Minh vậy.

Huống chi chùa Pháp Vân phỏng theo cách thức ngài Vân Thê, niệm Phật, phóng sanh, nuôi dạy cô nhi, là đạo tràng từ thiện bậc nhất ở Giang Nam. Gần đây, sát kiếp quá thảm, hãng Hòa Ký của người Tây Dương ở Nam Kinh lại giết hết thảy những loài trâu, dê, những con vật bay chạy không biết là bao nhiêu. Do vậy, các cư sĩ Phùng Mộng Lão, Ngụy Mai Tôn v.v… nhóm họp mấy vị Tăng tục đề xướng kiêng giết phóng sanh, ăn chay niệm Phật hòng vãn hồi kiếp vận, bèn mua bốn trăm bốn mươi mẫu đất bên sông Tam Xoa, mở ra ao phóng sanh chín khu, chiếm hơn một trăm mẫu. Lại còn lập viện mồ côi nuôi dạy cô nhi, nay đã nuôi được sáu mươi trẻ. Cư sĩ Đặng Phác Quân quyên mộ bốn mươi tám nguyện để dựng đại điện, mỗi nguyện là một ngàn đồng, hiện đã sắp tròn nguyện. Sang năm sẽ kiến tạo. Đại điện dựng xong, sẽ dựa vào tiền bạc sẵn có mà an trụ Tăng chúng, chuyên tu Tịnh nghiệp kiêm giảng diễn. Cư sĩ Thôi Ích Vinh phát tâm quyên mộ đúc hồng chung, tùy lòng tùy sức mỗi người bố thí, một ngàn, một trăm, mười đồng hay một đồng đều được! Nhưng chuông này thường gõ suốt ngày đêm, cho nên phải dùng loại đồng có tiếng vang, cần tối thiểu ba ngàn cân. Loại đồng có tiếng vang khá mắc, mỗi cân giá hơn một đồng. Tính ra vật liệu và công xá phải đến bốn, năm ngàn đồng. Nếu tiền quyên mộ có dư sẽ dùng để đúc báo chung, đại khánh, hô bản[6] mỗi loại một cái. Những thứ này chẳng thể thiếu để làm Phật sự.

Phải biết: Pháp Vân Tự vừa dựng lên, hãng Hòa Ký của người Tây Dương bèn ngừng sát nghiệp, chỉ còn là hãng sản xuất trứng. Mối quan hệ thật chẳng phải nông cạn. Ấy là do tâm thành của mọi người, cảm Tam Bảo ngấm ngầm gia bị nên mới được như thế. Mong rằng các đại đàn-việt thiện tín đều cùng phát thiện tâm, thành tựu việc này. Tất cả công đức có thể dùng để siêu tiến cho tổ tiên đã khuất đều được sanh về Liên Bang, che chở cho quyến thuộc hiện tại ai nấy đều hưởng phước khánh. Tên những người bỏ tiền ra đều được khắc vào một bài vị lớn đặt ở dưới chuông. Quanh thân chuông khắc mọi kinh chú, chỉ ghi tổng cộng có bao nhiêu người thí tiền, thí tất cả bao nhiêu tiền mà thôi! Ví như một giọt gieo vào biển cả cũng liền sâu rộng như biển cả. Nếu ai do lòng tịnh tín hoan hỷ bố thí, liền sẽ khế hợp cùng biển pháp đại giác của Như Lai, công đức ấy há có thể nêu được ư?

Chú Thích:

[1] Gọi đủ là Phó Pháp Tạng Nhân Duyên Truyện, do ngài Cát Ca Dạ và Đàm Diệu cùng dịch vào thời Nguyên Ngụy. Tác phẩm này còn có tên gọi khác là Phó Pháp Tạng Nhân Duyên Kinh, Phó Pháp Tạng Truyện hay Phó Pháp Tạng Kinh. Sách ghi chép sự tích phó chúc pháp, truyền pháp của hai mươi ba vị tổ Ấn Độ kể từ ngài Ca Diếp trở đi. Vị Tổ cuối cùng là Sư Tử tôn giả bị vua nước Kế Tân là Di La Quật giết hại, nên việc phó pháp bị đoạn tuyệt. Truyền thống Trung Hoa thường nói đến Tây Thiên Tứ Thất (23 vị tổ Ấn Độ), tức là căn cứ theo sách này. Tổ Trí Khải kể thêm vị tổ thứ 24 là ngài Ma Điền Đề. Ngài Đạo Nguyên trong Cảnh Đức Truyền Đăng Lục, kể thêm năm vị Bà Tu Mật, Bà Xá Tư Đa, Bất Như Mật Đa, Bát Nhã Đa La, Bồ Đề Đạt Ma, trở thành 28 vị Tổ Ấn Độ của Thiền Tông. Truyền thống Trung Hoa thường theo thuyết của ngài Đạo Nguyên.

[2] Tức vua Ca Sắc Nị Ca (Kaniska), còn phiên âm là Đàn Kế Nị Tra, hay Cát Ni Thi Cát, Ca Nị Sắt Tra v.v… Ông là vua nước Kiền Đà La (Gandhara), tức đời vua thứ ba của vương triều Quý Sương (Kushana). Niên đại của ông có nhiều thuyết khác nhau, nhưng nay đa phần công nhận ông sống nhằm thế kỷ thứ hai sau Công Nguyên. Đế quốc của ông rất lớn, chiếm trọn miền Bắc Ấn Độ. Trong sử Phật giáo, ông cùng với vua A Dục được gọi là hai vị đại vương hộ trì Phật pháp. Thoạt đầu, vua tôn thờ Tỏa La A Tư Đức giáo (Bái Hỏa Giáo), không tin tội phước, khinh nhục Phật pháp. Về sau được Mã Minh Bồ Tát cảm hóa bèn quy hướng Phật pháp, cực lực hộ trì Phật pháp, kiến lập tự viện. Vua chiêu tập năm trăm vị thánh giả như các vị Hiếp Tôn Giả, Thế Hữu, Pháp Cứu, Giác Thiên v.v… kết tập Tam Tạng tại thành Ca Thấp Di La (Kashmir). Trước khi quy ngưỡng Phật pháp, vua chinh phạt bốn phương giết người quá nhiều nên mới bị ác báo như vậy.

[3] Hai chữ Duy Na vốn là hợp dịch của tiếng Phạn và tiếng Hán. Duy là giềng mối, quản trị, coi sóc. Na là lược âm từ tiếng Phạn Karma-dàna. Karma-dàna có nghĩa là chấp sự, hàm nghĩa người phân phối mọi việc cho đại chúng. Như vậy, Duy Na là người quản trị tăng chúng trong chùa. Theo Thập Tụng Luật, do xưa kia Phật ở Xá Vệ quốc, muốn cho Tăng chúng lần lượt lo liệu mọi việc trong chùa nên lập ra chức Duy Na. Sách Tứ Phần Luật San Phiền Bổ Khuyết Sao giảng: “Thập Tụng Luật nói trong Tăng phường có người biết thời hạn, đến giờ xướng tụng bèn đánh kiền chùy. Lại do không có người quét tước, dọn dẹp giảng đường, nhà ăn, không ai liên tục trông nom giường tòa, dạy người khác làm sạch trùng kiến khỏi trái cây, thức ăn. Lúc ăn uống không có ai lo nước nôi, lúc đại chúng nói chuyện lung tung không có ai khảy ngón tay [nhắc nhở] v.v… nên Phật lập ra chức Duy Na. Thanh Luận phiên là Thứ Đệ, nghĩa là biết thứ tự các việc, còn gọi là Duyệt Chúng (làm cho chúng vui đẹp)”. Như vậy, Duy Na là chức vụ do Phật chế định để cai quản tạp sự trong Tăng chúng. Xưa nay, các đại tự viện lập ra Tam Cương tức Thượng Tọa, Trụ Trì, Duy Na. Trong nhà Thiền, Duy Na là một trong sáu chức tri sự, là chức vụ trọng yếu quản lý oai nghi tăng chúng. Trong các tông phái khác, Duy Na thường là người hướng dẫn, nhắc nhở đại chúng tu hành pháp yếu, kiêm nhiệm việc dẫn xướng trong khi tụng niệm, hồi hướng. Nay chữ Duy Na thường bị hiểu theo nghĩa hẹp chỉ là người giữ chuông, xướng giọng dẫn lễ trong các buổi tụng kinh. Tuy Duyệt Chúng là dịch nghĩa của chữ Duy Na, nhưng nay chữ Duyệt Chúng lại thường được hiểu là người giữ mõ trong khi tụng kinh.

[4] Phiên Dịch Danh Nghĩa Tập là một bộ từ điển Phạn Hán do ngài Pháp Vân soạn vào đời Tống. Từ năm Thiệu Hưng 13 (1143) đời Tống Cao Tông, Sư thâu thập tài liệu suốt 20 năm, qua nhiều phen chỉnh lý mới hoàn thành. Bộ sách này chú giải 2.040 từ ngữ trọng yếu trong kinh Phật, chia làm 64 thiên theo bộ loại. Với mỗi từ ngữ, nêu đại ý và liệt kê những cách dịch khác nhau cũng như xuất xứ của những từ ngữ ấy.

[5] Tiên chúa: vua đã mất. Tự quân: vua nối ngôi.

[6] Báo chung: Chuông nhỏ thường treo trong thiền đường, hay tăng xá dùng để báo giờ ngồi Thiền, tụng kinh, niệm Phật, hoặc triệu tập đại chúng. Hô bản: Theo Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy, Bản có hình dạng gần như một tấm gỗ phẳng, có nhiều thứ, tùy theo công dụng mà làm bằng gỗ hay kim loại. Trong các Đường có loại gọi là Báo Danh Bản (khi hòa thượng trụ trì vào thiền đường, trực nhật tăng sẽ đánh một tiếng cho đại chúng biết. Khi khách viếng thăm, bước vào khách đường đánh hai tiếng. Vị đứng đầu Đường ấy vào Đường thì đánh ba tiếng). Trong mỗi Đường loại có các loại bản khác như bản để đánh khi chạy hương, bản để đánh khi thắp hương v.v… Mộc Dục Bản treo trong nhà tắm, được đánh lên khi nước nóng đã sẵn sàng. Các loại này đều bằng gỗ. Hô Bản được nói ở đây là loại bản đúc bằng đồng hay sắt treo trước cửa nhà bếp, được đánh lên để báo giờ cơm đã bắt đầu. Đại khánh là chuông gia trì, tức chuông để gõ trong khi tụng kinh.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

H

hoiquangphanchieu

Guest
Dạ! đúng vậy, đúng vậy...
Đánh chuông rất lợi ích! vô cùng lợi lạc...

Nhưng... ta đánh chuông hay chuông đánh động tai ta!?
đánh động cái nghe nghe tiếng chuông!?
hay đánh cho chuông kêu thanh thót vang rền âm vang trầm bỗng như mấy chàng nhạc công long nhông theo tiếng nhạc?
...


CẢM ƠN TIẾNG CHUÔNG của ông bạn 987654321 và Tổ sư ẤN QUANG
(dạ, ngài ẤN Quang có còn khỏe không ạ?)

- Dạ! Tiếng chuông của ông bạn làm tôi thức giấc! hi hi
Nhân tiếng chuông của ông bạn mà tôi nhớ lại tiếng chuông năm xưa kể LA HẦU LA gõ chuông cho đại chúng nghe!
Nhưng ít có ai nghe đặng lắm! nghe được tiếng chuông, chứ nghe được cái nghe thì ít ai lắm...
 

123456789

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 6 2009
Bài viết
491
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Dạ! đúng vậy, đúng vậy...
Đánh chuông rất lợi ích! vô cùng lợi lạc...

Nhưng... ta đánh chuông hay chuông đánh động tai ta!?
đánh động cái nghe nghe tiếng chuông!?
hay đánh cho chuông kêu thanh thót vang rền âm vang trầm bỗng như mấy chàng nhạc công long nhông theo tiếng nhạc?
...


CẢM ƠN TIẾNG CHUÔNG của ông bạn 987654321 và Tổ sư ẤN QUANG
(dạ, ngài ẤN Quang có còn khỏe không ạ?)

- Dạ! Tiếng chuông của ông bạn làm tôi thức giấc! hi hi
Nhân tiếng chuông của ông bạn mà tôi nhớ lại tiếng chuông năm xưa kể LA HẦU LA gõ chuông cho đại chúng nghe!
Nhưng ít có ai nghe đặng lắm! nghe được tiếng chuông, chứ nghe được cái nghe thì ít ai lắm...
Trung Bộ Kinh, Kinh Số 42, Kinh Veranjaka của Phật Giáo Tiểu Thừa nói như vầy:

Này các Gia chủ, thế nào là bốn loại khẩu hành phi pháp, phi chánh đạo? Ở đây, này các Gia chủ, có người vọng ngữ, đến chỗ tập hội, hay đến chỗ chúng hội, hay đến giữa các thân tộc, hay đến giữa các tổ hợp, hay đến giữa vương tộc, khi được dẫn ra làm chứng và được hỏi: "Này người kia, hãy nói những gì Ông biết"; dầu cho người ấy không biết, người ấy nói: "Tôi biết"; dầu cho người ấy biết, người ấy nói: "Tôi không biết"; hay dầu cho người ấy không thấy, người ấy nói: "Tôi thấy"; hay dầu cho người ấy thấy, người ấy nói: "Tôi không thấy". Như vậy, lời nói của người ấy trở thành cố ý vọng ngữ, hoặc vì nguyên nhân tự kỷ, hoặc vì nguyên nhân tha nhân, hoặc vì nguyên nhân một vài quyền lợi gì. Và người ấy là người nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, đến chỗ kia, nói để sanh chia rẽ ở những người này, nghe điều gì ở chỗ kia, đi nói với những người này để sanh chia rẽ ở những người kia. Như vậy, người ấy ly gián những kẻ hòa hợp hay xúi dục những kẻ ly gián, ưa thích phá hoại, vui thích phá hoại, thích thú phá hoại, nói những lời đưa đến phá hoại. Và người ấy là người nói lời thô ác. Bất cứ lời gì thô ác, tàn ác, khiến người đau khổ, khiến người tức giận, liên hệ đến phẫn nộ, không đưa đến Thiền định, người ấy nói những lời như vậy. Và người ấy nói những lời phù phiếm, nói phi thời, nói những lời phi chơn, nói những lời không lợi ích, nói những lời phi pháp, nói những lời phi luật, nói những lời không đáng gìn giữ. Vì nói phi thời, nên lời nói không có thuận lý, không có mạch lạc, hệ thống, không có lợi ích. Như vậy, này các Gia chủ, có bốn loại khẩu hành phi pháp, phi chánh đạo.

Và này các Gia chủ, thế nào là ba loại ý hành phi pháp, phi chánh đạo? Ở đây, này các Gia chủ, có người có tham ái, tham lam tài vật kẻ khác, nghĩ rằng: "Ôi, mong rằng mọi tài vật của người khác trở thành của mình!" Lại có người có tâm sân, khởi lên hại ý, hại niệm như sau: "Mong rằng những loài hữu tình này bị giết, hay bị tàn sát, hay bị tiêu diệt, hay bị tàn hại, hay mong chúng không còn tồn tại!" Lại có người có TÀ KIẾN, có TƯỞNG ĐIÊN ĐẢO như: "Không có bố thí, không có kết quả của bố thí, không có tế lễ, không có cúng dường, các hành vi thiện ác, không có kết quả dị thục, không có đời này, không có đời sau, không có mẹ, không có cha, không có các loại hóa sanh, trong đời không có các Sa-môn, Bà-la-môn chân chính hành trì, chân chánh thành tựu, sau khi tự tri, tự chứng lại tuyên bố cho đời này và cho đời sau". Như vậy, này các Gia chủ, là ba ý hành phi pháp, phi chánh đạo. Như vậy do nhân hành phi pháp, hành phi chánh đạo, này các Gia chủ, ở đây, một số loài hữu tình sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.
 

Tào Tháo

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 11 2016
Bài viết
254
Điểm tương tác
67
Điểm
28
Hỏng biết sao chứ mỗi lần vô chùa tụng kinh tối, khi trống/chuông vang lên là có thiên nhân, long thần, hộ pháp đến.

À à cái này thì thật sự là xin được hỏi rồi, vì chưa lên chùa tụng kinh khi nào cả nên cho hỏi.

khi trống/chuông vang lên là có thiên nhân, long thần, hộ pháp đến.
nghĩa là thế nào . mong nói rõ một tí
 

123456789

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 6 2009
Bài viết
491
Điểm tương tác
76
Điểm
28
17190376_680778678772035_6145548239459077423_n.jpg


20882270_784097571773478_7024965052619802258_n.jpg


20596963_774201506096418_6375034837886930540_n.jpg


20914248_785878338262068_115271494602181308_n.jpg


21743246_799595756890326_3840131053484847585_n.jpg


20841992_783514201831815_2641737293525467968_n.jpg


20294306_770104429839459_2539171165469526093_n.jpg


21231956_791920954324473_1130107784036240289_n.jpg


20664680_778076072375628_5575802292003086115_n.jpg


Khinh Pháp Tịnh Độ Chính Là Khinh Chê Luôn Cả Chư Phật‏

Tây Phương Tịnh Độ Cực Lạc thế giới không phải là cảnh ảo tượng hay truyền thuyết, mà là thế giới có thật như cõi Ta Bà này; vì Phật không khi nào nói dối, và có rất nhiều người niệm Phật được vãng sanh, hiện tiền hoặc lúc lâm chung đã mục kích cảnh giới ấy, như trong Vãng Sanh Truyện và Tịnh Độ Thánh Hiền Lục đã có chép.

Nếu cho rằng Tịnh Độ không phải lối tu của hàng trí thức, chỉ sợ e trí “trí thức” của những vị ấy chưa đủ sức thấu hiểu Tịnh Độ mà thôi. Như khi xưa Phật nói Kinh Pháp Hoa, có đến năm ngàn bậc Đại Đức Thanh Văn chứng từ Sơ Quả đến Tứ Quả, vì chưa tin hiểu nổi nên lui ra khỏi pháp hội. Những vị ấy đã vào hàng Thánh, đâu phải tầm thường, nhưng trước diệu lý quá cao, họ đành thối bại. Nếu bảo rằng hàng trí thức sáng suốt đều phải tu Thiền, niệm Phật để cho hạng dốt nát tầm thường, tại sao vị Tổ thứ mười bốn bên Thiền Tông là Long Thọ Bồ Tát sau khi chứng ngôi Sơ Hoan Hỷ Địa rồi, lại niệm Phật “cầu sanh Cực Lạc?” Và tại sao có rất nhiều bậc thạc đức bên Thiền Tông, như các ngài Vĩnh Minh, Triệt Ngộ, Liên Trì, sau khi tham thiền ngộ đạo, lại chuyển hướng cầu về Tịnh Độ? Phải biết Niệm Phật là pháp môn cao siêu mầu nhiệm, gồm nhiếp ba căn, từ đức Thích Tôn cho đến các bậc đại Bồ Tát như Văn Thù, Phổ Hiền, Mã Minh, Long Thọ đều tuyên dương. Cho nên khi đức Thích Ca nói Kinh A Di Đà, hằng hà sa chư Phật ở sáu phương đều hiện tướng lưỡi rộng dài mà khen ngợi. Và trong Kinh Hoa Nghiêm, sau khi đức Phổ Hiền nói mười đại nguyện vương rồi, liền khuyến tấn các bậc Bồ Tát ở những ngôi Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hướng, Thập Địa, Đẳng Giác, đều nên phát nguyện cầu sanh về Cực Lạc? Nếu cảnh Cực Lạc là ảo tượng không phải thật có, và môn Tịnh Độ là tầm thường, tại sao các vị ấy lại cầu sanh? Cho nên Ấn Quang đại sư đã bảo: “Sự cao siêu mầu nhiệm của pháp môn Niệm Phật, chư Tổ bảo là chỉ có Phật với Phật mới hiểu biết hết được. Những kẻ khinh chê Niệm Phật, không phải chỉ khinh chê hạng ông già bà cả tu Tịnh Độ đâu, mà chính là khinh chê luôn cả chư Phật và các bậc Đại Bồ Tát như Văn Thù, Phổ Hiền, Mã Minh, Long Thọ đó!”

Trích Niệm Phật Thập Yếu
Cố hoà thượng Thích Thiền Tâm
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên