Một sát na lựa chọn!

vovi

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 12 2012
Bài viết
54
Điểm tương tác
12
Điểm
8
Bác Tuấn Tú

Tôi nói may mắn ở đây là mình không phải đưa ra lựa chọn trong những hoàn cảnh như vậy.Một sát na nhưng có thể dẫn ta đi qua vô vàn cảnh ngộ
Chẳng phải Minhdinh đã quyết định không trả lời 3 câu hỏi đó còn gì! sao lại bảo không phải đưa ra lựa chọn!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
minhđịnh nói chắc như đinh đóng cột nhỉ! Đã nói không lựa chọn (tôi bảo là không bị dính mắc bởi câu chuyện), thế tại sao lại có cái thí dụ ở trong đó để so sánh. Rõ ràng là do duyên mà có nghiệp (có suy nghĩ tạo ra hành động hay lời nói, tức là nghiệp). Lúc trước không kể ra, đợi khi tôi khích tướng mới chịu phun ra ý nghĩ so sánh trên. Ngay đây thì biết, ít có ai chịu để tâm trí mình lặng yên trước muôn vàn thử thách trong cuộc sống đâu!? Kể cả những người theo dõi câu chuyện trên, tuy không tham gia nhưng trong tâm họ cũng đã có sự lựa chọn rồi. Phật và Bồ tát cũng vậy, đọc những câu chuyện của các ngài trong kinh điển sẽ thấy rõ.

Nói vắn tắt: Bỏ ác theo lành cũng là sự lựa chọn rồi:
Chọn nghề sống đẹp sống thanh
Chớ không sống ác, sống tanh con người.
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Chào 2 bác Tuấn Tú và Vôvi,

Chúng ta đang nói kiểu " Ông nói gà bà nói vịt" ,hihihii...

Tôi đang nói trên thực tế còn các bác đang nói đến những phản ứng của tâm...Mãi sẽ chẳng kết thúc được.
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Chào bạn Phithuydu,

d/đ cũng rất vui khi thấy Bạn vui và cảm ơn Bạn đã kể câu chuyện thú vị tặng d/đ. Nhưng vì Bạn kể tặng riêng d/đ. Cho nên, có phải Bạn muốn nói d/đ cũng giống như người con trong câu chuyện. Nếu phải, thì Bạn đã hiểu lầm d/đ. Vì d/đ cũng như Bạn không phản đối sự suy nghĩ của người con trai. Nhưng d/đ lại cho rằng - chỗ hiểu của người con trai đó còn quá nghèo nàn… nên người con trai đó mới không biết - những gì hiện hữu … trong giấc mộng đều là thật đối với người còn đang trong cảnh mộng.

Cho nên, d/đ tuy không phản đối sự suy nghĩ của người con trai trong câu chuyện. Nhưng d/đ cũng không cho rằng sự suy nghĩ của người con trai đó là đúng. Vì khi còn đang trong cảnh mộng mà chối bỏ những điều có ra trong cảnh mộng … LÀ ĐIỀU KHÔNG THỂ.

Vì vậy, đối với d/đ cái gì cũng là thật cả - không giống như người con trai trong câu chuyện Bạn kể. d/đ giơ tay xin giải thích... hihi...
Thân

Chị Diệu Đức
Em không nói chị giống người con hay người cha trong câu chuyện(người dân thành phố sống trên nhung lụa ), cũng không nhất định so sánh chị diệu đức với người dân ở nông thôn.

Nhưng nếu phải nhận định theo quan niệm của người con trai , thì td nghĩ chị d/đ chắc phải giống NGƯỜI NÔNG DÂN trong câu chuyện , sống tự tại và thảnh thơi gần thiên nhiên .

Hai cha con người dân thành thị nhiều tiền lắm bạc nhưng thật sự họ chẳng có được phút giây sống an lạc tự do , mà lúc nào cũng bị trói buộc bởi những lo âu muộn phiền của đời sống.Cho nên người con đã nhận thấy người nông dân có an lạc thảnh thơi hơn mình

Nhưng gút lại thì chị d/đ muốn là người con trai ở thành thị hay người con trai nông dân nè ?
Thân kính
(Ồ còn nghĩ và biết mình đang sống trong mộng là người Phật tử biết thôi chị ạ)
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
May ư! Chưa hẳn đâu minhđịnh à! Đã bước vào và bối rối thì bị nó trói buộc rối. Không tin, minhđịnh thử ngồi thiền kiểm tra lại những gì mình đã đọc, xem có thoát khỏi bị nó ám ảnh không?

Kính ĐH Tuấn Tú
Theo thụy du nghĩ , thầy của ĐH Chiếu Thanh muốn cho ĐH Chiếu Thanh có sự chánh niệm tỉnh giác để thoát ra
ba tình huống ấy .Nếu không thì chúng ta sẽ luôn luôn luân chuyển để ở trong một trong ba tình huống ấy hay nhiều tình huống nan giải hơn nữa .Qua bài này chúng ta ghi nhận được bài học từ thầy của ĐH Chiếu Thanh ạ
Kính
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Kính thưa quý Thầy, quý Sư Cô_
Mong quý Thầy, quý Sư Cô có đôi lời giáo huấn.

Thưa quý huynh, tỷ!
Cám Ơn tất cả xem và quan tâm vấn đề một cách sôi nổi.

Ba câu chuyện tình huống của CT chỉ là câu chuyện thôi! Nhưng thử đặt mình vào tình huống cho phép lựa chọn trong "tích tắc".

Phithuydu đã viết:
Cũng như ở tình huống thứ nhất , người lái xe đã thiếu sót việc bảo hành định kỳ máy móc thiết bị cho xe mình ,( nên gây tai nạn chết người khi giao thông ), có thể ví như người tu không tròn đạo hạnh nên bị nghiệp dẫn , tạo nghiệp ác.

Đúng vậy, người lái xe phải bảo dưỡng máy móc cho xe mình, cái quan trọng nhất là cái thắng. Củng vậy, người tu Đạo Phật phải giử gìn "Giới hạnh" như là Tài xế kiễm tra thường xuyên cái thắng xe.

"Tâm bình hà dụng trì giới" lời Tổ Sư Huệ Năng là muốn nói "Đừng có cố mà đạp hoài cái thắng khi chưa có sự cố". Nhưng phải thường xuyên kiễm tra, "test" thử, lúc đậu củng như lúc chạy.

CT không có nói gì cao xa, tình huống 1, khi chiếc xe có chở thêm nhiều hành khách nửa, thì chắc chắn phải cán chiếc xe đạp. Một người chết hơn cã xe xuống vực.

Thưa các bạn, sự đời củng vậy, chúng ta luôn phải có những hành khách bất đắc dỉ, chúng ta luôn nhân danh "Tôi còn cha mẹ, tôi có anh em, vợ con" cho nên... phải cán qua thôi những người cản đường. Sau đó, thấy họ chết oan chết ức, thì cúng giãi oan cầu cho linh hồn siêu sanh Tịnh Độ
. Các bạn Phật Tử có như vậy không?

Thưa các bạn, cho dù các bạn là "bậc tối thượng thừa" thì câu kết của tình huống một là: Phải thường kiễm tra và test thử "cái thắng" tức là "GIỚI HẠNH" lúc đi đứng nằm ngồi, và đừng "Nhân danh" bất cứ ai và cái gì cả. Lúc tu (né xe đạp) là tu, và ai tu người ấy biết (xuống vực thì mình biết)

____
Tình huống 3

dieuduc đã viết:
Vì nếu đã là huyễn hóa thì mất hay còn có gì là quan trọng. Cứ hãy để tùy duyên. Ví như đói ăn, khát uống, mệt nghĩ… Vì khi gặp chuyện Tâm Chơn Như của mình tất sẽ tự biết phải làm sao trong giây phút đó.

Theo CT, chẳng phải đơn thuần là tùy duyên, đói ăn, khát uống. Vì giửa sa mạc mà đói thì ăn, có khi ăn cả con của mình, khát thì uống, thì có khi chưa được một phần đường là chết khát ngay.

Chúng ta nên hiểu đúng và đầy đũ chử "Tùy duyên", và câu chử đầy đủ là "Tùy duyên tiêu cựu nghiệp".
Nghiệp lành hay nghiệp dử củng làm cho nó tiêu, sang trọng, giàu có, sung sướng, nhàn nhã ... củng là cái nghiệp, mà cơ cực, nghèo đói, đê hèn, vất vã ...củng là cái nghiệp. Đan xen những danh từ đó như là: sang trọng, giàu có, đê hèn, vất vã... v.v. củng là cái nghiệp. Và, mình đã lựa chọn, mình đã cỏng nó đi qua sa mạc, thì mình phải chịu, thế thì chỉ có là "Tùy duyên tiêu cựu nghiệp"


(còn viết nữa)
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
Chào 2 bác Tuấn Tú và Vôvi,

Chúng ta đang nói kiểu " Ông nói gà bà nói vịt" ,hihihii...

Tôi đang nói trên thực tế còn các bác đang nói đến những phản ứng của tâm...Mãi sẽ chẳng kết thúc được.

<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thì chúng ta đang bàn chuyện phản ứng của tâm qua ba câu chuyện không thực tế (giả tưởng) của đạo hữu Chiếu Thanh đó chứ. Đọc bài viết sau này của Chiếu Thanh thì thấy rõ bạn ấy đang cố gắng "như lý tác ý" để giải thích cho lập trường (cũng là giả tưởng) của mình.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vậy "một sát na lựa chọn" trở thành hằng hà sa số lựa chọn do tư tưởng tạo thành, phải không nào!?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chúc vui trong chánh kiến, chánh tư duy và chánh niệm.
</span></span>
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Riêng về tình huống thứ 2 mà tôi (CT) nghĩ là hay nhất.

Vâng, thưa các bạn, điều quan trọng chính là "tâm, tư, tưởng" của người tài xế xe ôm lúc phát hiện hình như có xe đuổi theo mình với hung khí trong tay. Dừng lại, là có thể gây họa cho khách, còn chạy nhanh mang tội đồng phạm. Làm sao đây?

Thưa các bạn, các bạn có bao giờ nghĩ rằng mình đã từng đồng phạm với chính bản thân mình?
Đó là nhửng giây phút ăn năn hối hận, tức là chính mình đồng phạm với mình.

Và, thưa các bạn, có bao giờ bạn tự thấy gây họa cho mình?
Đó chính là những giây phút tự mãn với chính mình, cãm thấy hài lòng với chính mình, thực sự là bạn đang gây họa cho chính mình rồi đó vậy.


Làm sao đây?
CT, chỉ lấy lời Phật (chưa kiễm chứng nỗi) là "Không dừng lại, không bước tới, Như Lai đã vượt qua khỏi bộc lưu" khuyên các bạn.

Kính.

 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
Bạn là người chạy xe ôm, hôm đó trời chạng vạng tối, một người khách bước tới nhờ chở đi tới (A) giùm. Thỏa thuận giá cả xong, bạn lên xe cầm lái.

Bổng, từ phía sau, xa xuất hiện, một chiếc mô tô khác, dáng vội vả đang đuổi theo và chở theo một người cầm gậy lớn.
Người khách bạn chở, vội giục:
_Nhanh lên bác tài.

Riêng bạn, là một Phật Tử, xử lý như thế nào, Chạy tiếp hay dừng lại?

<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Cách giải quyết tình huống thứ hai của tôi theo lối "Trung Đạo" như sau:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Theo hợp đồng đã thỏa thuận (tới điểm A), tôi cứ giữ tốc độ trung bình theo luật lệ giao thông, mặc dù cho ông khách hối thúc vì gặp tại vạ do chính ông gây ra với người đuổi theo. Đến điểm A theo hợp đồng, tôi dừng lại lịch sự mời ông ta xuống và yêu cầu trả tiền, còn ông muốn đi tiếp thì kiếm xe khác, tôi đưa ông tới chỗ an toàn, chuyện giữa ông và người kia tự ông giải quyết, tôi không dính vào. (hi, hi đừng nghĩ đây là nụ cười tự mãn nhé!)
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">"Vượt bộc lưu" chỉ có Phật mới làm được, chúng ta phàm phu liệu có vượt qua được không, chỉ cần áp dụng còn đường "Trung Đạo" do Phật đề ra trong buổi ngộ đạo là an toàn.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Áp dụng bài pháp "Chánh kiến đi hàng đầu" do Phật dạy là hay nhất.
</span></span>
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
[video=youtube;UHZYMItHtY8]http://www.youtube.com/watch?v=UHZYMItHtY8[/video]
Nếu bạn nằm trong tình huống "thoát chết trong gang tấc'' liệu bạn có đủ thời gian để tính toán hay không?

Cũng vậy, phản ảnh trong các tình huống. "Sanh mạng và thân quyến" bạn sẽ không có thời gian suy nghĩ (Giác 6), mà tùy vào sự huân tập trong đời sống thiện/ác hàng ngày. Ngay khi đó bạn làm gì... Sẽ tự biết.

Tình huống xảy ra rồi, bạn có thể chỉ dạy hay lấy kinh nghiệm để làm giống như vậy, cho lần sao nữa được không? (- Xem chuyện Tôn tẩn dụng binh đâu có lập lại lần thứ hai)
- Tất nhiên là không rồi, Do đó chủ đề rất hay, mà viết ra những tình huống trong đời thường cá nhân và thực tế, thì càng hay hơn nữa.
Nhưng việc đời thường " xấu che, tốt khoe." hi hi, Nên ít ai đem chuyện cá nhân mình đem ra phơi bày, hé.
**************************

Câu chuyện có thật 1:

Lúc đó, tôi ở tuổi khoản 10/11. Ăn còn chưa no, lo chưa tới thì làm sao biết được việc sanh già bệnh tử. Chết như thế nào, hay đau khổ như thế nào.

Hàng ngày, ăn no rồi đi chơi đáo, đánh lộn, bắc chước chưởi tục, ai chơi môn gì, là có tôi chơi môn đó. Sau nhiều lần tất nhiên phải có chuyện sát thủ với nhau...

Hồi lúc đó tôi mới học bơi, thường tắm sông với các bạn trẻ trong xóm. Thì trong bọn có một đứa lớn hơn. Và thường chơi thua các bạn bè, có tâm ganh tỵ và lòng độc ác rất lớn, Nó chấm tôi và quyết tâm muốn hạ sát thủ, bằng cách nhận nước mình cho tới chết.
Trong thời gian đó tôi cũng không biết là bao lâu, và cũng không có cách nào để thoát khỏi. Nhưng làm sao bạn thoát chết đây...?

1. Bạn dùng sức mạnh để kháng cự tới cùng ?
2. Bạn dùng trí của giác thứ 6. Để giải thoát ?
3. Bạn để tùy duyên, nó nhấn nước tới chết ?

- Nếu tôi sử dụng sức hay dùng trí đối với một kẻ mạnh hơn và cố tình muốn giết mình thì giờ này tôi chắc chắn sẽ không còn gỏ bàn phiếm, kể ra câu chuyện thực tế như vầy.

- Còn dùng cho tùy duyên, để nó nhấn nước cho chết, thì càng sai hơn nửa, Và có nói ra cũng không ai tin! Còn bạn thì có tin không?

Nhưng sự thật thì lúc đó, tôi biết rằng kể như mình sẽ chết thôi. Không sợ, mà cũng không oán thù nó. Để nó nhấn nước cho đã. Rốt cuộc nó thấy mình chết, không còn cử động. Nó buông và thả lỏng cho mình trôi đi đâu thì đi.
Nhờ vậy, mà tôi đã thoát chết. Câu chuyện là như vậy.
*************************
Trong tình huống chuyện có thật như vậy, thì các bạn chọn câu 1; 2 hay 3 ?
Riêng đ/h CT lập ra chủ đề này tất là có những tích chuyện còn ly kỳ hơn nửa, có phải vậy hay không, xin cho cộng đồng biết...! Thân cp.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Riêng về tình huống thứ 2 mà tôi (CT) nghĩ là hay nhất.

Vâng, thưa các bạn, điều quan trọng chính là "tâm, tư, tưởng" của người tài xế xe ôm lúc phát hiện hình như có xe đuổi theo mình với hung khí trong tay. Dừng lại, là có thể gây họa cho khách, còn chạy nhanh mang tội đồng phạm. Làm sao đây?

Thưa các bạn, các bạn có bao giờ nghĩ rằng mình đã từng đồng phạm với chính bản thân mình?
Đó là nhửng giây phút ăn năn hối hận, tức là chính mình đồng phạm với mình.

Và, thưa các bạn, có bao giờ bạn tự thấy gây họa cho mình?
Đó chính là những giây phút tự mãn với chính mình, cãm thấy hài lòng với chính mình, thực sự là bạn đang gây họa cho chính mình rồi đó vậy.


Làm sao đây?
CT, chỉ lấy lời Phật (chưa kiễm chứng nỗi) là "Không dừng lại, không bước tới, Như Lai đã vượt qua khỏi bộc lưu" khuyên các bạn.

Kính.

Tình huống 2 là tình huống gây ra nhiều bối rối cho "bác xe ôm" nhất!

Chúng ta (những người học Phật) củng vậy, thường biết rỏ thân này giả tạm, tâm thức củng là giả tạm. Ở đây dụ rằng: "Tự tánh_là bác xe ôm_ còn thân tứ đại duyên hợp là khách đi xe", và "Chủ và khách" cùng trên một chiếc xe đang chạy, khi khách đi xe đang bị "Thần chết" đuổi ráo riết, củng biết rằng "Thần chết" chẳng làm gì với "bác xe Ôm", nhưng "bác xe ôm" thì phải làm sao?
Hỏi chính là có câu trả lời trong đó.

"làm những gì có lợi cho người, cho mình thì làm"


Vâng, lúc này đây là lúc nêu lên câu hỏi như vậy, và chỉ nên hỏi trong tâm thức của chính mỗi người.

Làm gì?_là có lợi cho tự tánh, cho thân tứ đại duyên hợp, Làm gì có lợi cho Tâm Chơn Như và cho vọng tâm? .Tức là, làm gì có lợi cho chủ xe, và khách đi xe vậy, khi thấy và biết sau lưng "Thần chét" rượt sát nút
Thật là may mắn khi sinh ra đời, có Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã giãi cho ta bài toán khó nầy rồi vậy!

"Không bước tới, không dừng lại, Như Lai đã vượt khỏi bộc lưu"


Tàu dịch là: "Hành vô hành_hành, tu vô tu_Tu, Chứng vô chứng_Chứng"

Chúng ta hiện diện trên cỏi Ta Bà chính là chúng ta đang vướng chử "NGHIỆP". Thân tứ đại duyên hợp này củng là cái "Nghiệp" đấy thôi. giống tình huống thứ hai phải chở cái nghiệp của mình và giống như câu chuyện tình huống thứ ba. Người cỏng đứa bé, như người cỏng "Nghiệp" của mình.

Tổ Lâm Tế thì nói : "Tùy duyên tiêu cựu nghiệp". Có nghĩa là sống phải "Biết" tùy duyên cho tiêu tan đi nghiệp cũ, chớ không phải tùy duyên đễ thã trôi theo dòng sinh diệt, nghiệp cũ không tiêu mà còn thêm nghiệp mới. Như một người nghiện rượu, đã không bỏ mà thấy người đem rượu tới mời, thì bảo tùy duyên?


Và Thiền Sư Huyền Giác có câu :
Chứng thật tướng vô nhân pháp
Sát na diệt khước A Tỳ nghiệp
Khuyên chúng ta nên tinh tấn tu hành cho đến lúc thấy rỏ "Thật tướng", gốc là "vô nhân, vô pháp". Khi rỏ biết Thật tướng rồi thì tha hồ mà "tùy duyên". Như Tổ sư Lâm Tế nói : "Người biết rỏ thật tướng rồi thì ngày có thể tiêu mười lạng vàng ròng"






 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chẳng phải bay lên không trung, chẳng phải lặn xuống đáy biển, chẳng phải chui vào hang sâu, núi thẳm, dù tìm khắp thế gian này, chẳng có nơi nào trốn khỏi <B>ác nghiệp</B> đã gây (Pháp Cú 127).
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chẳng phải bay lên không trung, chẳng phải lặn xuống đáy biển, chẳng phải chui vào hang sâu, núi thẳm, dù tìm khắp thế gian này, chẳng có nơi nào trốn khỏi <B>tử thần</B> (Pháp Cú 128, cố Hòa thượng Thích Thiện Siêu dịch).
<p style="padding-left: 56px;">Khi nghiệp đến không phương đào tẩu
Luật trả vay khó dấu dung ai!</p>
</span></span>
 
P

phamvandung57

Guest
trả lời bạn Chiếu Thanh

trước hết phải nói cái người nhàn cư vi bất thiện ,vô công rồi nghề ngồi hoang tưởng tạo một nghiệp vào địa ngục như tên bắn, điều này chắc như đinh đóng cột.
điều thứ hai: số phận của mỗi nhân vật sẽ được quyết định bởi nghiệp của ai người ấy chịu. người nào có nhân quả tốt thì sống , hoặc cả hai tốt thì sống cả hai hoặc xấu cả thì sẽ chết cả hai. người học Phật hiểu nhân quả rõ ràng thì có chi là khó giải. chỉ mong rằng lần sau đừng có tạo tội vào ngục vô gián nữa nhé
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Đáp lời Đ/H PhamVanDung57.

Chân thành tri ân lời đóng góp của Đ/H, Xin "ngừng ngay nghiệp vô công rõi ("rõi" chứ không phải "rồi") nghề tạo nghiệp vô gián địa ngục.

Tất bật hơn thua rồi củng bỏ.
Nhàn cư vô sự vậy mà vui.


Chiếu Thanh.
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
trước hết phải nói cái người nhàn cư vi bất thiện, vô công rồi nghề ngồi hoang tưởng tạo một nghiệp vào địa ngục như tên bắn, điều này chắc như đinh đóng cột.
điều thứ hai: số phận của mỗi nhân vật sẽ được quyết định bởi nghiệp của ai người ấy chịu. người nào có nhân quả tốt thì sống , hoặc cả hai tốt thì sống cả hai hoặc xấu cả thì sẽ chết cả hai. người học Phật hiểu nhân quả rõ ràng thì có chi là khó giải. chỉ mong rằng lần sau đừng có tạo tội vào ngục vô gián nữa nhé

"vô công rồi nghề": Viết như vậy cũng đúng.

Đáp lời Đ/H PhamVanDung57.
Chân thành tri ân lời đóng góp của Đ/H, Xin "ngừng ngay nghiệp vô công rõi ("rõi" chứ không phải "rồi") nghề tạo nghiệp vô gián địa ngục.

Tất bật hơn thua rồi củng bỏ.
Nhàn cư vô sự vậy mà vui.

Chiếu Thanh.

Viết "rõi" là sai, đúng ra phải là "rỗi".
Tất bật đúng sai rồi cũng bỏ
Nhàn rỗi vô sự vậy mà vui.
Kính.




 
P

phamvandung57

Guest
nhắn tới Chiếu Thanh

nhắn với bạn Chiếu Thanh! "vô công rồi nghề " là cách nói theo địa phương của tôi. hơn nữa người học Phật mà xem ra còn bám chấp nhiều quá. ngay nơi kinh phật cũng chỉ cần hiểu nghĩa mà chẳng cần nhớ lời. hơn nữa nếu có ai đánh chữ sai một chút cũng là lỗi nhỏ trong trong khi soạn thảo, thì có gì là to tát.
đừng có cho là mình bao giờ cũng đúng. nhất là đưa những câu chuyện thách đố. học phật mà như thế thì ngày càng chìm đắm trong luân hồi thôi. cũng xin đừng trích dẫn kinh điển nhiều làm gì. vì ngay phật cũng chưa hề nói một chữ, bạn có hiểu điều này ?
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Chào các bạn!

Một tình huống nữa cho các bạn lựa chọn.

Bạn vô tình phải thử "máu" vì ... (TD như đau răng chẳng hạn), BS thông báo bạn nhiễm HIV... !.!.!

1/ ... tìm căn cơ, nguyên nhân, tại sao và tại sao ???

2/ ... sống thỏa mái cả ... tháng ngày còn lại.
 

Vô Ngã

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 6 2013
Bài viết
4
Điểm tương tác
0
Điểm
1
Địa chỉ
.:: Vô Niệm ::.
Chào các bạn!

Một tình huống nữa cho các bạn lựa chọn.

Bạn vô tình phải thử "máu" vì ... (TD như đau răng chẳng hạn), BS thông báo bạn nhiễm HIV... !.!.!

1/ ... tìm căn cơ, nguyên nhân, tại sao và tại sao ???

2/ ... sống thỏa mái cả ... tháng ngày còn lại.
nếu là mình :

- thử lại nhiều lần mà vẫn thế , thôi đành chấp nhận , tìm nguyên nhân thông báo cho người đã nhiễm cho mình là họ cũng bị bệnh.

- phòng lây nhiễm cho những người khác, chắc là ko nên trả thù đời rồi vì m tự gây ra cho m (hiện tại thông tin phòng tránh bệnh rất nhiều)

- hoan hỉ trả nghiệp báo của ta thôi , biết đâu khi ta chưa xuống địa ngục thì phát minh ra thuốc chữa thì sao.
Vạn vật vô thường bất sinh bất diệt , chúng sinh là ta rồi cũng đến lúc chuyển hóa :khicon07: :khicon07: :khicon07:

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
 

vovi

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 12 2012
Bài viết
54
Điểm tương tác
12
Điểm
8
Chào các bạn!

Một tình huống nữa cho các bạn lựa chọn.

Bạn vô tình phải thử "máu" vì ... (TD như đau răng chẳng hạn), BS thông báo bạn nhiễm HIV... !.!.!

1/ ... tìm căn cơ, nguyên nhân, tại sao và tại sao ???

2/ ... sống thỏa mái cả ... tháng ngày còn lại.
Chào ĐH CT có thể nào trả lời ngoài 2 cau trả lời của ĐH được không?

VOVI cũng đưa ra một tình huống cho ĐH CT nhé:
Thiền tông và Tịnh độ ĐH chọn tu tông nào?
1, tu thiền tông
2, tu tịnh độ
3, tu cả 2.
4, Chẳng tu tông nào cả.
và ĐH lựa chon nhớ phải diễn giải tại sao lại chọn nhé.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Thời nay, khi biết mình bị nhiễm HIV thì coi như bản án "tử" cho mình là chắc chắn vì chưa có thuốc điều trị, và người ta xem đây là căn bịnh thế kỷ.

Thế nhưng có ai mà tránh khỏi chết, con người khi vừa sanh là đã gắn trên thân chử "Tử", ký cho mình bản án "TỮ" khi vừa sanh chứ chẳng đợi đến khi mang căn bịnh thế kỷ. Điều này thì đa phần ai củng rỏ biết, nhưng củng đa phần người ta vời quên.

Người con Phật chúng ta đừng nên quên, phải nhớ, điều này.

Tại sao con người thường cố quên "Có sanh thì dỉ nhiên phải Tử"?

Nhịp sống con người chạy theo chữ "sanh", chẳng còn thì giờ đâu để nghĩ chữ "tử", lâu dần thành thói quen lưu truyền, đời ông bà giáo dục đời cha mẹ, đời cha mẹ giáo dục con cháu. Ngày sinh nhật đầu tiên thường là “con mau ăn chóng lớn, …”

Khi gặp chuyện, khóc than thương tiếc đỗ lỗi cho "vô thường khắc nghiệt", quên rằng "sanh thì tử" đấy là chuyện thường chẳng phải vô thường.

Kế đó là thời gian qua đi trên cuộc đời, con người chạy theo phù du vật chất tiện nghi, cứ ngở thế gian vật chất là vì mình, cho mình, và của mình. Vì thế con người cố quên “Có sanh thì có tữ”.

Và, con người càng kéo dài cuộc sống hiện đời càng tốt, vì thụ hưởng là chính, nên các BS chuyên khoa “kéo dài cuộc sống ” ra đời. Kéo dài thì có nhưng “Có sanh thì có tữ”.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên