Thientu Tran
Ý KIẾN : GIẢI THOÁT KHỔ CỦA CON NGƯỜI.
Sự truy tìm và khát vọng đạt được chỉ là VÔ MINH...sai lầm....
Thật vậy. Nếu chúng ta nhìn kỹ lại - liệu có một hành động nào của con người trong đời sống bình nhật hay bắt đầu tu Đạo giải thoát đau khổ mà có ai lại không dựa trên nguyên tắc của lý tưởng, của lòng mong muốn và của ý chí, cho dù nhiều người đã nói rằng :" đây là hành động tự phát ", họ có thể nghĩ rằng họ có thể tự ý, nhưng xét cho cùng - không có chuyện đó - bởi mỗi hành động của con người đều bởi có lý do và ý chí của CÁI TÔI ; " tôi phải như thế này " , " tôi sẽ không làm điều kia " , Nó được phát sinh bởi " sự đào thoát, trốn chạy " khỏi tội đồ, tội Tổ tông, nghiệp xấu hay địa ngục....hoặc nó được thúc đẩy bởi " sự ước muốn, mong được " nghĩa là sở hữu một tri giác tuyệt vời - TUỆ, một ân huệ của Phật, Chúa, Thượng đế hay ít ra cũng " vãng sanh cực lạc "......v......v và ..v...v.,,,,như một KHẢ NĂNG LẠ hay một PHẦN THƯỞNG xứng đáng.
Xin lỗi, xin đừng cho rằng tôi ngạo mạn, bất kính với bất cứ Vị nào, với bất cứ người nào, bởi khi chúng ta không hiểu tường tận, chính xác, tỉ mỉ, bởi khi chúng ta không sáng suốt suy nghĩ, thì chúng ta không phải là một Phật tử rồi - do không nhớ lời dạy của Đức Phật - chứ đừng nói chi đến việc tu tập theo Ngài.
Thế nên chúng ta có thể nói - con người bình thường như các con người khác : Thái Tử Tất Đạt Đa, cúng ...cũng như chúng ta....cũng bắt đầu bằng sự LẦM LẨN, CẢ TIN ....nên Ngài theo hai Tôn giáo nổi tiếng thời bấy giờ, rồi Ngài giải thoát đau khổ được chăng ?. Không.
Qua hai Vị Thiền sư danh giá, lỗi lạc - đầu tiên - Alãrãma Kãlãma; rồi Vị Đạo sĩ nổi danh lổi lạc khác - Uddaka Rẫmaputta và không bao lâu (trích trong Đức Phật và Phật pháp ) " Vị đệ tử thông minh xuất chúng Gotama đã thấu triệt giáo lý của hai Vị Thầy :
Với Thiền sư Alãrãma Kalãma, Ngài nói : " Này Đạo hữu Kãlãma, có phải đây là mức tận cùng của giáo lý mà Đạo hữu nói rằng Đạo hữu đã chứng ngộ bằng trí tuệ trực giác và sống ẩn náu trong sư thành đạt ấy chăng ?.". Bằng cố gắng nổ lực, nghiêm mật tu tập Thái Tử Tất Đạt Đa đã đạt đến khả năng mà Kalãma gọi là Àkincannayatana Vô Sở Hữu Xứ Thiền và Arũpa Jhãna Thiền Vô Sắc giới thứ ba.
Với Thiền sư Uddaka Rẫmaputtaqua, thì Ngài cũng bằng cố gắng nổ lực, nghiêm mật tu tập và người đệ tử thông minh xuất chúng này cũng chứng đắc Đệ Bát thiền Vô Săc - tức tầng Thiền cao nhất của Thiền Vô Sắc giới Arũpa Jhãna, cảnh giới Phi Tưởng Phi Phi Tưởng, không còn Tưởng ( tri giác saóóa ) mà cũng không còn Không-tưởng ( N'eva saóóa N'asaóóa-yatana ), tầng Thiền cao nhất trong tam giới, khi đắc thiền này tâm trở nên vô cùng tinh vi, tế nhị đến nỗi không thể nói là có tâm hay không có tâm.
Nhưng Đạo sĩ Gotama - Cồ Đàm nghĩ rằng ( trong Đức Phật và Phật pháp ) :' không thỏa mãn, bởi với một kỷ luật và giáo lý chỉ đưa đến khả năng, dú cho là khả năng tầng cao của tâm định mà không dẫn đến trạng thái ghê gớm, buông xã - không luyến ái, CHẤM DỨT MỌI ĐAU KHỔ, tình trạng tĩnh lặng, trực giác, giác ngộ và Niết-bàn. Ngài cảm thấy rằng đó chưa phải là mục tiêu cứu cánh, tuy rằng Ngài đã hoàn toàn chế ngự, làm chủ tâm mình, nhưng mục tiêu cuối cùng vẫn còn ở mãi xa....xa...
KHÔNG THỎA MÃN, bởi tất cả cũng chỉ là khát vọng nghĩa là chưa thoát khỏi vô minh. Ngài giả từ cả hai Vị Thầy. Ngài lại ra đi.... tuy rằng những Vị Thiền sư " rất hài lòng, rất vừa ý " mời Ngài lưu lại thay Họ để phát huy, để xiển dương Tông phái của Họ nhưng đối với Ngài , đối với Ngài là chưa giải thoát khổ.
Đối với chúng ta, con người thì có phải chăng Ngài cũng thực hiện những khái niệm, giả thuyết, những tiêu chí, những giáo pháp, tựu chung là những QUI ĐỊNH NGHIÊM NHẶT CỦA TƯ TƯỞNG - để rồi TƯ TƯỞNG TRUY TÌM cũng " tịt ngòi " ở cuối bức tường hiểu biết cho dù kiểm chứng được ĐÚNG những DỰ TƯỞNG của mình ....Đối với Thái Tử Tất Đạt Đa cũng thế....,
GIẢI THOÁT KHỔ....chấm dứt khổ...KHÔNG PHẢI LÀ SỰ HỌC HỎI..., TUÂN PHỤC, NHÁI LẠI VIỆC NGƯỜI KHÁC ĐÃ LÀM vì " cảm thọ khổ " là ray rứt, ưu tư, lo sợ...CỦA RIÊNG MỖI CON NGƯỜI.....
Giải thoát khổ...chấm dứt khổ...CHỈ CÓ MỘT CÁCH là CHẤM DỨT NGUYÊN NHÂN GÂY RA KHỔ....
Sau 49 ngày an tâm, tỉnh tâm...dưới côi Bồ đề Thái Tử Tất Đạt Đa phát hiện ra...nhận ra...VÔ THƯỜNG chỉ là chuyển biến thay đổi với mọi hiện tượng giới từ sanh, trưởng, già, chết....qui luật tất yếu NHƯNG ....cái quái quăm " cái tôi " ......cái tôi - hữu ngã đã song hành với tôi từ lúc trẻ thỏ KHÔNG THỂ Ý THỨC, KHÔNG CHỊU CHẤP NHẬN VÔ THƯỜNG mà làm ĐIỀU TRÁI NGHỊCH .......người có MUỐN có thêm và không hụt mất......người không MUỐN có và mãi tồn tại....người già không MUỐN cái chết đến với mình .v...v... như thế KHÔNG THỂ ĐƯỢC...không cưỡng lại được... Con người MUỐN....THAM.....SAI LẦM, SAI TRÁI.....sanh KHỔ là do mình THAM....
CỐ MUỐN, cố tham....thì tham " kéo theo người anh em họ Si của nó " và hụt hẩn không thỏa mãn, không vừa lòng " cái tôi " .....Sân..v..v..
Ngài nhận ra sự thật...và sự thật đó NGUYÊN NHÂN KHỔ : VÔ THƯỜNG ...KHỔ....VÔ NGÃ. Hay : " Sở dĩ con người KHỔ bởi con người mãi u mê, SAI TRÁI do Tham, Sân, Si của chính mình gây nên ".
Tu Phật......CHỈ CHẤM DỨT NGUYÊN NHÂN gây KHỔ thì mới HẾT KHỔ và HẾT KHỔ mới có KHÔNG KHỔ.......chứ không bao giờ GIẢM BỚT TỪ TỪ " cái khổ " rồi sẽ " hết khổ ", chứ không bao giờ như con người chúng ta nghĩ..... như chúng ta tưởng....như chúng ta được dạy bảo......thì đến bao giờ " nhiều cái lành, nhiều cái thiện, nhiều phước báu thì MẤT ĐI NGUYÊN NHÂN GÂY KHỔ sao?.
Không, chỉ có CHẤM DỨT NGUYÊN NHÂN KHỔ thì HẾT KHỔ - đó cũng là tâm nguyện, là mong mỏi của Thái Tử Tất Đạt Đa đối với con người...HÃY Ý THỨC việc làm của chính mình...... giải thoát khổ cho chính con người, chứ Ngài hay bất cứ Người hiểu biết, đàng hoàng nào mong đợi sự tuân theo, thuần phục, tôn vinh hay cầu xin...