Chiếu Thanh

Một sát na lựa chọn!

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26/10/06
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Kính các bạn Phật Tử!
CT có một vài câu đố tình huống (chỉ là vui thôi), xin tùy mỗi người cho lời giải.

Bạn đang cầm lái một chiếc Ô_tô, xe xuống dốc đèo, đường thì nhỏ lại gấp khúc.
Bổng, phát hiện phía trước có một chiếc xe đạp chạy cùng chiều và đồng thời bạn phát hiện xe của bạn "mất thắng", một bên là vực thẫm, phía trước là chiếc xe đạp tình tang. Tông thẳng vào xe đạp là xe đạp dẹp lép, một mạng người. Lấy sang phải, vực thẫm đang chờ bạn.
Các bạn Phật Tử cho lời giải giùm, nhanh như là đang trong tình huống đó vậy.

_________________

Bạn là người chạy xe ôm, hôm đó trời chạng vạng tối, một người khách bước tới nhờ chở đi tới (A) giùm. Thỏa thuận giá cả xong, bạn lên xe cầm lái.

Bổng, từ phía sau, xa xuất hiện, một chiếc mô tô khác, dáng vội vả đang đuổi theo và chở theo một người cầm gậy lớn.
Người khách bạn chở, vội giục:
_Nhanh lên bác tài.

Riêng bạn, là một Phật Tử, xử lý như thế nào, Chạy tiếp hay dừng lại?

__________

Bạn đang cõng trên vai đứa bé, phải băng ngang sa mạc Gobi, chỉ có một cái nón và ít nước đũ để một người lớn uống dè xẻn băng qua sa mạc.

Dành phần cho mình,Bạn sống thì đứa bé chết. Công như "Dả tràng se cát".

Ngược lại, Giử đứa bé sống thì bạn ngũm củ tỏi. Liệu có ích gì?.

Là một Phật Tử bạn nên như thế nào?

_____________

Kính.

Nam mô Tương lai hạ sanh ... một, hai... trặm, vạn, muôn ức ... hằng hà sa số... Di Lặc Tôn Phật.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18/1/13
Bài viết
1,018
Điểm tương tác
290
Điểm
83
Bạn đang cõng trên vai đứa bé, phải băng ngang sa mạc Gobi, chỉ có một cái nón và ít nước đũ để một người lớn uống dè xẻn băng qua sa mạc.

Dành phần cho mình,Bạn sống thì đứa bé chết. Công như "Dả tràng se cát".

Ngược lại, Giử đứa bé sống thì bạn ngũm củ tỏi. Liệu có ích gì?.

Là một Phật Tử bạn nên như thế nào?

Cả hai đang ở trong sa mạc, tôi nhường nước cho đứa bé để sống, còn tôi hy sinh. Nhưng chuyện sau đó thì thế nào? Ai cứu đứa bé ra khỏi sa mạc!?
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18/1/13
Bài viết
1,018
Điểm tương tác
290
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trả lời xong tình huống thứ ba, thì tắt máy ngồi thiền với tình huống thứ nhất trong đầu (nghi tình) và một lúc sau có câu giải đáp ngay. Tui vào lại thì thấy mình đã được một điểm rồi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đáp án tình huống thứ nhất, tuy không xảy ra chớp nhoáng (sát na). Hai xe chạy cùng chiều, tôi lái xe sang bên phải tránh chiếc xe đạp, biết thế nào xe mình cũng lọt xuống vực thẵm. Trước khi xe lao xuống vực, tôi phóng ra khỏi xe, tuy không chết nhưng cũng bị thương và sau đó tôi sẽ được người đi xe đạp chở tôi vào bệnh viện cứu cấp. Cả hai cùng được an toàn và sống sót (hi, hi! giống trong xi nê quá hé!). Sao không ai tham gia vậy cà! Thôi tui đi ngủ đây!
</span></span>
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26/10/06
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Cả hai đang ở trong sa mạc, tôi nhường nước cho đứa bé để sống, còn tôi hy sinh. Nhưng chuyện sau đó thì thế nào? Ai cứu đứa bé ra khỏi sa mạc!?
Hay lắm vậy!

Ban đầu tôi (CT) củng có câu trã lời như bạn vậy! Và, Thưa các bạn, người hỏi tôi là "Thầy của tôi", lắc đầu.
Thầy bảo:
_Về tư duy nửa đi!


Khó quá phải không ?


Kính.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,012
Điểm tương tác
977
Điểm
113
Gửi bởi Tuấn Tú
Cả hai đang ở trong sa mạc, tôi nhường nước cho đứa bé để sống, còn tôi hy sinh. Nhưng chuyện sau đó thì thế nào? Ai cứu đứa bé ra khỏi sa mạc!?
Hay lắm vậy!

Chiếu Thanh:Hay lắm vậy!

Ban đầu tôi (CT) củng có câu trã lời như bạn vậy! Và, Thưa các bạn, người hỏi tôi là "Thầy của tôi", lắc đầu.
Thầy bảo:
_Về tư duy nửa đi!


Khó quá phải không ?
images


Coi chừng "Con lừa đó !"
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26/10/06
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
images


Coi chừng "Con lừa đó !"
Cám ơn bạn Thu Tử, đọc và quan tâm vấn đề.

Thưa các bạn.
Chẳng có lừa gì đâu, các bạn ạ.

Và, thưa các bạn, bởi vì lúc ban đầu khi chưa cõng đứa trẻ thì "Ai, cái gì bắt mình cõng?".

Đã cõng rồi, sao lại hy sinh, sao lại tự bỏ mình?. Đây là lý do vì sao "Thầy của tôi" lắc đầu.

CT, tôi tự nghĩ thêm, là tỉ dụ đó chính đứa con của mình thương yêu !?!, là tỉ dụ đó là người con gái đẹp!?!, là vợ đầu ấp tay gối!?!, là tỉ dụ đó chính là Mẹ của mình !?! thì thế nào, các bạn?
Mình bỏ Mẹ mình mà "đi trước" là bất hiếu đấy các bạn!

Kính.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,012
Điểm tương tác
977
Điểm
113
Kính Bác Chiếu Thanh.

Thu tử tôi sợ bị lừa...!

CHÍNH LÀ SỢ THANH TRẦN VÀ Ý THỨC CỦA MÌNH, NÓ LỪA MÌNH CHẠY THEO VỌNG TƯỞNG MÀ MẤT CHÁNH NIỆM Ạ !...
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18/1/13
Bài viết
1,018
Điểm tương tác
290
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đầu hàng các vị cao thủ! Đọc câu chuyện đời và trả lời liền (tuy không gọi là sát na) không suy nghĩ dông dài, giải quyết tình huống tốt đẹp, lợi mình và lợi người, chứ tôi đâu có nghĩ tới lý thiền trong câu chuyện này. Nếu trong những câu chuyện này mà hỏi lý thiền, thì đó là "thiền bệnh". Xin lỗi quý vị!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thôi thì bắt chước vua Trần Nhân Tông, đọc bài kệ "Sống đời vui đạo" vậy:
<p style="padding-left: 56px;">Ở đời vui đạo hãy tùy duyên
Đói đến thì ăn, mệt ngủ liền
Trong nhà sẵn báu thôi đừng kiếm
Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Kính.
</span></span>
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26/10/06
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113

Đầu hàng các vị cao thủ! Đọc câu chuyện đời và trả lời liền (tuy không gọi là sát na) không suy nghĩ dông dài, giải quyết tình huống tốt đẹp, lợi mình và lợi người, chứ tôi đâu có nghĩ tới lý thiền trong câu chuyện này. Nếu trong những câu chuyện này mà hỏi lý thiền, thì đó là "thiền bệnh". Xin lỗi quý vị!

Thôi thì bắt chước vua Trần Nhân Tông, đọc bài kệ "Sống đời vui đạo" vậy:

Ở đời vui đạo hãy tùy duyên
Đói đến thì ăn, mệt ngủ liền
Trong nhà sẵn báu thôi đừng kiếm
Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền.

Kính.

Kính bạn Tuấn Tú!
Trong một lần thưa chuyện cùng Thầy, CT nói ra ý tưởng "phục vụ chúng sanh là cúng dường Chư Phật". Thầy chăm chú lắng nghe, rồi Thầy hỏi (tình huống thứ 3) bảo CT trả lời thử, CT trả lời giông giống như bạn, và Thầy lắc đầu. Trả lời ngược lại_sai bét. Trả lời tùy duyên... Thầy đăm chiêu bảo: _Về tư duy thêm!



CTcho rằng đây là câu hỏi mà không có đáp án. Và tự mỗi người tự tìm đáp án cho chính mình. T như cái áo, người này mặc vào thấy đường bệ, oai vệ... người khác thì thúng tha thúng thín.


____


Ở tình huống 1. Người có tâm "vô ngã, vị tha", đánh xe né, cái gì đến cho nó đến.


Mình có hỏi một bạn già có tâm đạo rất nhiều. (nhưng Thiên Thừa). Bạn già ấy cho thêm sự vụ là nếu chiếc xe Ô tô không chỉ có một mình, mà phía sau đó còn có 5,7 hành khách đi chung. Thì... dứt khoát phải cán xe đạp dẹp lép như "con tép".


Thưa các bạn, con người sanh ra là có kèm theo"hành khách bất đắc dỉ", Cha Mẹ ngồi ghế đầu, anh em, vợ con huynh đệ.... thì xem ra ... cái "anh chàng tài xế" muốn té xuống vực củng không phải là dễ. Huống hồ là cái "bản năng sinh tồn" từ muôn đời muôn kiếp trước qua luân hồi lục đạo, mang tới ngày hôm nay. Không phải dễ để đánh lái né xe đâu?


Kính






 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18/1/13
Bài viết
1,018
Điểm tương tác
290
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thưa bạn Chiếu Thanh,
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngay trong ba bài bạn mang ra đố, trong đó chỉ mô tả có các nhân vật chính trong hoàn cảnh <B>hiện tại</B>. Người trả lời cũng phải lấy theo bối cảnh trong đó (chánh kiến) mà trả lời với sự khôn khéo của mình hợp với thời tiết, nhân duyên. Mình <B>làm chủ tâm ý mình</B> trong lúc đó, chứ không phải nghe theo những đều thêm thắt sau này thì sự việc đã khác rồi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đây chỉ là đố vui chứ không phải là "công án" thiền, hay thoại đầu và người trong cuộc phải sống chết với nó bằng cả ý chí của mình, chứ không thể bằng những tư tưởng giả tạo do người khác góp ý.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Kính.
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Thưa bạn Chiếu Thanh,

Ngay trong ba bài bạn mang ra đố, trong đó chỉ mô tả có các nhân vật chính trong hoàn cảnh hiện tại. Người trả lời cũng phải lấy theo bối cảnh trong đó (chánh kiến) mà trả lời với sự khôn khéo của mình hợp với thời tiết, nhân duyên. Mình làm chủ tâm ý mình trong lúc đó, chứ không phải nghe theo những đều thêm thắt sau này thì sự việc đã khác rồi.

Đây chỉ là đố vui chứ không phải là "công án" thiền, hay thoại đầu và người trong cuộc phải sống chết với nó bằng cả ý chí của mình, chứ không thể bằng những tư tưởng giả tạo do người khác góp ý.

Kính.

Kính thưa các đạo hữu
Kính thưa đạo hữu Tuấn Tú , đạo hữu Chiếu Thanh , đạo hữu Thu Tử
td đồng ý với ĐH Tuấn Tú , cái mà ĐH Chiếu Thanh đưa ra là hỏi để xin chia sẻ về cách xử trí trong các tình huống ngặt nghèo nhằm giảm bớt tai nạn , và không phải là CÔNG ÁN THIỀN hay THOẠI ĐẦU.
Nếu ĐH Chiếu Thanh và các ĐH đồng ý như vậy thì td xin chia sẻ về tình huống thứ nhất

Bạn đang cầm lái một chiếc xe ô tô , xe xuống dốc đèo ,đường thì nhỏ lại gấp khúc
Bỗng phát hiện phía trước có một chiếc xe đạp chạy cùng chiều và đồng thời bạn phát hiện xe của bạn "mất thắng"
Phía trước là xe đạp tình tang, một bên là vực thẳm
Tông thẳng vào xe đạp là xe đạp dẹp lép một mạng người
Lấy sang phải , vực thẳm đang chờ bạn
Các bạn cho lời giải dùm , nhanh như là trong tình huống đó vậy

Đây là một cảnh giao thông mà chúng ta đều có thể gặp phải
Nhưng nếu chúng ta đi xe ô tô có thắng thì chúng ta thắng mạnh
Xe của bạn "mất thắng" là nghĩa gì ?Vì sao bạn sử dụng xe ô tô không thắng ?Theo td , thầy của bạn Chiếu Thanh dặn bạn về tư duy thêm để nhận thấy lỗi của tài xế là trước khi sử dụng xe ô tô đã không kiểm tra tay thắng của mình, hoặc tránh dùng những con đường đèo quá dốc mà mình không đủ tài lái để vượt qua cho dù xe có thắng tốt , thay vì vậy chúng ta nên tìm con đường khác bằng phẳng hơn để đi đến nơi chúng ta muốn đến.Điều này thầy của bạn muốn bạn học hỏi để có kinh nghiệm hầu tránh tai nạn ?
Riêng ở VN chúng ta hay dùng xe gắn máy .Mình có một người quen đã chạy xe gắn máy lỡ cán phải chó chạy xô ra đường bất ngờ mà anh ta không nhìn thấy .Người này bị té xe và vợ con nhỏ ngồi phía sau thì bị té xuống lòng đường , bị xe khác trờ tới cán chết .
Xin chia sẻ cùng các ĐH
KÍNH
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26/10/12
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Kính bạn Tuấn Tú!
Trong một lần thưa chuyện cùng Thầy, CT nói ra ý tưởng "phục vụ chúng sanh là cúng dường Chư Phật". Thầy chăm chú lắng nghe, rồi Thầy hỏi (tình huống thứ 3) bảo CT trả lời thử, CT trả lời giông giống như bạn, và Thầy lắc đầu. Trả lời ngược lại_sai bét. Trả lời tùy duyên... Thầy đăm chiêu bảo: _Về tư duy thêm!



CTcho rằng đây là câu hỏi mà không có đáp án. Và tự mỗi người tự tìm đáp án cho chính mình. T như cái áo, người này mặc vào thấy đường bệ, oai vệ... người khác thì thúng tha thúng thín.


____


Ở tình huống 1. Người có tâm "vô ngã, vị tha", đánh xe né, cái gì đến cho nó đến.


Mình có hỏi một bạn già có tâm đạo rất nhiều. (nhưng Thiên Thừa). Bạn già ấy cho thêm sự vụ là nếu chiếc xe Ô tô không chỉ có một mình, mà phía sau đó còn có 5,7 hành khách đi chung. Thì... dứt khoát phải cán xe đạp dẹp lép như "con tép".


Thưa các bạn, con người sanh ra là có kèm theo"hành khách bất đắc dỉ", Cha Mẹ ngồi ghế đầu, anh em, vợ con huynh đệ.... thì xem ra ... cái "anh chàng tài xế" muốn té xuống vực củng không phải là dễ. Huống hồ là cái "bản năng sinh tồn" từ muôn đời muôn kiếp trước qua luân hồi lục đạo, mang tới ngày hôm nay. Không phải dễ để đánh lái né xe đâu?


Kính





Chào đ/h Chiếu Thanh,

Theo như mình hiểu là đ/h đang trắc nghiệm lại sự tu tập từ bấy lâu nay có tinh tấn hay không thì phải.

3 tình huống tuy khác, nhưng cùng một ý. Theo Duy thức, những tình huống này là do thức thứ 7 và 8 làm chủ. (Nhưng có nhiều dịch giả thuyết, còn một thức thứ 9...?) Hay nói nôm na cho dể nhận. Những tình huống này, nếu trong giấc mộng thì phải làm sao, có đúng không ? - Nếu là ý như vậy, thì cp xin nói tiếp.
***
**
*
- Nếu một hành giả dùng lý thuyết hay trích dẫn trong kinh điển để giải 3 tình huống của đ/h Chiếu Thanh thì điều là sai. Bởi hành giả đó đang sử dụng trí phân biệt của thức thứ 6.

- 3 tình huống nói trên phải đi đôi với sự chấp thủ "Ngã, Nhân, Chúng sanh, thọ giả". Vì bản năng sinh tồn. Ví dụ: Khi thấy người cầm dao đâm mình, thì bạn phản ứng thế nào.

Trả lời:

1. Đối với người tình nhiều tưởng ít thì đánh lại, hoặc đánh không lại tìm cách trả thù...
2. Còn người tình ít tưởng nhiều thì phản ứng rất "nhẹ nhàng" bằng cách chuyển tâm từ đến người hại họ...(bản ngã sẽ dựa vào căn bản trí.)
========
Trong một lần thưa chuyện cùng Thầy, CT nói ra ý tưởng "phục vụ chúng sanh là cúng dường Chư Phật". Thầy chăm chú lắng nghe, rồi Thầy hỏi (tình huống thứ 3) bảo CT trả lời thử, CT trả lời giông giống như bạn, và Thầy lắc đầu. Trả lời ngược lại_sai bét. Trả lời tùy duyên... Thầy đăm chiêu bảo: _Về tư duy thêm!

"Trả lời tùy duyên...Thầy đăm chiêu bảo: _Về tư duy thêm!" .

Nếu bạn đang tu tập để giải thoát phiền não tức là tu tập phá bỏ 10 kết sử. Thì trong 3 tình huống bất thiện dẫn đến cực đoan "về sanh mạng, người thân..." tùy vào sự huân tu của hành giả tới đâu thì giải tình huống tới đó.
(Nghịch duyên Bồ Tát cũng là ở cái chổ này, hi hi.)

*************
Chú thích:
"Theo như mình hiểu là đ/h đang trắc nghiệm lại sự tu tập từ bấy lâu nay có tinh tấn hay không thì phải." Riêng mình thì ngoài đời ai cũng có một lần xảy ra. Ví dụ Bạn đang bị bóng đè thì phải làm sao?
Còn tình huống thực tế, mình sẽ tiếp tục tiếp cho bài sau, Cảm ơn các Độc-giả hoan hỉ và tham khảo bài của cp.
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Cám ơn bạn Thu Tử, đọc và quan tâm vấn đề.

Thưa các bạn.
Chẳng có lừa gì đâu, các bạn ạ.

Và, thưa các bạn, bởi vì lúc ban đầu khi chưa cõng đứa trẻ thì "Ai, cái gì bắt mình cõng?".

Đã cõng rồi, sao lại hy sinh, sao lại tự bỏ mình?. Đây là lý do vì sao "Thầy của tôi" lắc đầu.

CT, tôi tự nghĩ thêm, là tỉ dụ đó chính đứa con của mình thương yêu !?!, là tỉ dụ đó là người con gái đẹp!?!, là vợ đầu ấp tay gối!?!, là tỉ dụ đó chính là Mẹ của mình !?! thì thế nào, các bạn?
Mình bỏ Mẹ mình mà "đi trước" là bất hiếu đấy các bạn!

Kính.

Kính thưa đạo hữu
Thiền tham CÔNG ÁN , THOẠI ĐẦU là khởi nghi tình, không phải là thiền để tìm đáp án của vấn đề , trong khi ở đây bạn Chiếu Thanh đưa ra là câu hỏi , hỏi về đáp án của sự tình.
Tình huống thứ ba , việc một người đàn ông cõng một đứa bé băng qua sa mạc Gobi và bị thiếu nước , hay có thể không rành đường , không đủ sức khỏe nên đi chậm ...
Như bạn Chiếu Thanh đã gợi ý. Nếu quán chiếu bằng thiền ý , chúng ta có thể ví như việc người tu thể hiện tâm từ bi của Bồ tát đạo đưa người qua sa mạc nóng bức .Nếu không đủ nước , sức khỏe , và rành đường thì không thể thể hiện thành công hạnh độ tha .Nước ,(và sức khỏe , sự rành đường) là dụ cho sự căn bản của trí tuệ chứng ngộ đạo .Sa mạc là dụ cho sanh tử .
Mỗi lúc tư duy thêm có thể quán xét thấy điều mới lạ của câu hỏi bạn đưa ra.
Cũng như ở tình huống thứ nhất , người lái xe đã thiếu sót việc bảo hành định kỳ máy móc thiết bị cho xe mình ,( nên gây tai nạn chết người khi giao thông ), có thể ví như người tu không tròn đạo hạnh nên bị nghiệp dẫn , tạo nghiệp ác.
Không được đọc sách Thiền Quán ,td chỉ trình bày ý tưởng thô sơ ,đúng sai tùy quý vị tư duy .
Và tình huống thứ hai ?
Kính
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Chào đạo hữu Cầu Pháp
Sáng nay chủ nhật thấy bài này không có ai thảo luận nên vô .Đạo hữu Cầu Pháp đã nhìn vấn đề ở một khía cạnh khác với td.Đó là nhìn từ Duy Thức học.
Xin đạo hữu chỉ dẫn thêm như đã nói
KÍNH
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào các Bạn,
Theo d/đ nghĩ sở dĩ Thầy của bạn Chiếu Thanh không đồng ý câu trả lời của bạn Chiếu Thanh là vì cho rằng bạn Chiếu Thanh vẫn còn thấy THÂN NÀY là thật. Vì nếu đã là huyễn hóa thì mất hay còn có gì là quan trọng. Cứ hãy để tùy duyên. Ví như đói ăn, khát uống, mệt nghĩ… Vì khi gặp chuyện Tâm Chơn Như của mình tất sẽ tự biết phải làm sao trong giây phút đó.
d/đ hiểu như vậy, xin cũng góp li cho vui
Thân
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Chào chị diệu đức kính mến
thụy du rất vui khi được gặp chị diệu đức nơi đây
Ở trước ĐH Chiếu thanh đã tặng chúng ta ba mẩu chuyện
Bây giờ thụy du xin tặng chị diệu đức một mẩu chuyện hay
Một hôm , người cha của một gia đình giàu có đưa con trai mình đi về miền quê với mục đích chỉ cho cậu thấy những người nghèo sống như thế nào để cậu biết quý trọng của cải cậu đang có .
Họ đã ở tại nông trại của một gia đình rất nghèo hai ngày hai đêm .
Trên đường trở về nhà , người cha hỏi cậu con trai :
_ Con thấy chuyến đi thế nào ?

_Thưa cha, chuyến đi thật thú vị

Người cha hỏi :
_Con đã thấy người nghèo sống như thế nào rồi chứ ?

Cậu con trai trả lời :
_ Thưa cha , con thấy rồi ạ

Người cha lại hỏi :
_Vậy con biết thêm được những gì sau chuyến đi ?

Cậu con trai trả lời :
_Con thấy chúng ta có một con chó nhưng người nghèo có bốn con.Chúng ta có hồ bơi rộng đến nửa khu vườn nhà nhưng họ lại có một dòng suối bất tận .Chúng ta phải mua những chiếc đèn lồng để treo trong vườn trong khi họ có đầy sao sáng lấp lánh vào ban đêm .Hiên nhà chúng ta chỉ đến sân trước còn họ có cả chân trời .Chúng ta chỉ có một mảnh đất nhỏ để sống còn họ có những cánh đồng vượt ra xa tầm mắt .Chúng ta có những người hầu phục vụ mình còn họ lại được phục vụ người khác .Chúng ta mua thức ăn còn họ thì tự trồng lấy .Chúng ta xây tường bao quanh nhà để bảo vệ nhưng họ có những người bạn bảo vệ họ .

Nghe người con trai nói xong, người cha quá đổi ngạc nhiên nhưng không thể mở miệng nói lời nào .

Cậu con trai còn nói thêm :
_ Cám ơn cha đã cho con biết rằng chúng ta nghèo như thế nào
(Truyện dịch Nguyễn Trà My )

Thưa chị diệu đức
td đồng ý với người con trong câu chuyện về quan niệm giàu nghèo .
Trong khi người cha quan niệm giàu nghèo nhờ của cải phù dung , thì người con trai ông có vẻ quan niệm giàu nghèo ở sự sống tinh thần .
Tuy người Phật tử tu diệt dục và không nghĩ chấp giàu nghèo , nhưng những hiện tượng ấy vẫn hiện hữu ...trong giấc mộng của chúng ta
Cám ơn ĐH Chiếu thanh đã cho td góp lời với chị diệu đức và xin dứt lời
KÍNH
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18/9/11
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Sau khi minhđiịnh đọc xong 3 chuyện,ngẫm lại thấy bối rối,chả biết mình sẽ hành động ra sao khi rơi vào hoàn cảnh đấy nên mừng thầm tự an ủi mình : may mà mình không rơi vào hoàn cảnh như thế.

May quá !!!!
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18/1/13
Bài viết
1,018
Điểm tương tác
290
Điểm
83
Sau khi minhđiịnh đọc xong 3 chuyện,ngẫm lại thấy bối rối,chả biết mình sẽ hành động ra sao khi rơi vào hoàn cảnh đấy nên mừng thầm tự an ủi mình : may mà mình không rơi vào hoàn cảnh như thế.

May quá !!!!

May ư! Chưa hẳn đâu minhđịnh à! Đã bước vào và bối rối thì bị nó trói buộc rối. Không tin, minhđịnh thử ngồi thiền kiểm tra lại những gì mình đã đọc, xem có thoát khỏi bị nó ám ảnh không?
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn Phithuydu,

d/đ cũng rất vui khi thấy Bạn vui và cảm ơn Bạn đã kể câu chuyện thú vị tặng d/đ. Nhưng vì Bạn kể tặng riêng d/đ. Cho nên, có phải Bạn muốn nói d/đ cũng giống như người con trong câu chuyện. Nếu phải, thì Bạn đã hiểu lầm d/đ. Vì d/đ cũng như Bạn không phản đối sự suy nghĩ của người con trai. Nhưng d/đ lại cho rằng - chỗ hiểu của người con trai đó còn quá nghèo nàn… nên người con trai đó mới không biết - những gì hiện hữu … trong giấc mộng đều là thật đối với người còn đang trong cảnh mộng.


Cho nên, d/đ tuy không phản đối sự suy nghĩ của người con trai trong câu chuyện. Nhưng d/đ cũng không cho rằng sự suy nghĩ của người con trai đó là đúng. Vì khi còn đang trong cảnh mộng mà chối bỏ những điều có ra trong cảnh mộng … LÀ ĐIỀU KHÔNG THỂ.

Vì vậy, đối với d/đ cái gì cũng là thật cả - không giống như người con trai trong câu chuyện Bạn kể. d/đ giơ tay xin giải thích... hihi...
Thân
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18/9/11
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
May ư! Chưa hẳn đâu minhđịnh à! Đã bước vào và bối rối thì bị nó trói buộc rối. Không tin, minhđịnh thử ngồi thiền kiểm tra lại những gì mình đã đọc, xem có thoát khỏi bị nó ám ảnh không?

Bác Tuấn Tú

Tôi nói may mắn ở đây là mình không phải đưa ra lựa chọn trong những hoàn cảnh như vậy.Một sát na nhưng có thể dẫn ta đi qua vô vàn cảnh ngộ.Từ 1 sát na nhưng ta có thể tạo vô số nghiệp cho ta.Cái hay của những câu truyện trên chính là như vậy.Do những cơ duyên khiến ta rơi vào hoàn cảnh như vậy và cũng từ hoàn cảnh như vậy ta có thể tạo ra những nghiệp cảnh khác nhau trong 1 sat na.

Đó là lựa chọn khó cho chúng ta.

Đọc câu truyện ở trên sa mạc làm tôi nhớ đến câu truyện của nhà văn Chingiz Ajmatov "Con chó khoang chạy ven bờ biển".Trong câu truyện đó kể về chuyến đi biển đầu tiên của cậu bé Kirixk với Ông,Cha và Chú của mình.Rồi thuyền của họ bị lạc trong suơng mù không lối thoát nhiều ngày,thức ăn nước uống cạn dần...Cuối cùng những bậc phụ huynh lần lượt tự nhảy xuống biển hy sinh để cho cậu bé được sống sót.Trước khi hy sinh,họ truyền lại hết cho cậu bé những kiến thức của mình với hy vọng cậu bé sẽ là người sống sót và kế thừa tất cả những kinh nghiệm của Cha Ông...Đại khái câu truyện là vậy.

Và trong câu truyện đó,khi đứng trước cái sống và chết,họ chẳng hề băn khoăn như chúng ta rằng : Tôi hy sinh như vậy có ích gì không?Tôi hy sinh thân mình nhưng cậu bé có sống nổi không?...Họ không hề tự hỏi như vậy.họ hy sinh vì lẽ đơn giản : còn sống là còn hy vọng,và cậu bé sống thêm được giây phút nào là còn hy vọng giây phút ấy...Sự hy sinh của họ chẳng như chúng ta,những người đứng ngoài bên ngoài cảnh ngộ đó,chỉ những ai chưa lâm vào cảnh ngộ đó mới băn khoăn,suy nghĩ mà thôi.

Và khi đọc câu truyện đó tôi hiểu ra 1 điều rằng,tất cả tùy thuộc vào chữ Duyên và Nghiệp.Dù chúng ta có quyết định như thế nào chăng nữa,tuy chỉ trong 1 sát na thôi mà nó sẽ khởi đầu 1 dòng nghiệp bất tận...

Còn quyết định như thế nào thì tùy vào Tâm thức của chúng ta.Tâm chúng ta đến đâu thì sẽ quyết định đến đấy.Đó là điều khó biết được chắc chắn trừ khi chúng ta là các bậc Giác ngộ...

Cho nên tôi mới nói thật may mắn là như vậy!!!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên