- Tham gia
- 26/6/15
- Bài viết
- 223
- Điểm tương tác
- 163
- Điểm
- 43
Cái sai ở đây là rất nhiều Vị muốn làm thầy. Vì cái tôi trong Quý Vị quá lớn. Lớn hơn cái tâm con trò. Nên Tổ Sư dạy chúng ta xưng bằng trò để học hỏi, để tinh tấn và cũng để nhắc nhở mình quên mình là trụ trì, quên đi khái niệm số học về thời gian tu. Nên nhớ 1 điều là chúng ta sửa được bao nhiêu trong thời gian ấy. Mô Phật! Theo cách nhìn của riêng trò thì thời mạc pháp chính là hiểu sâu học rộng, kinh sách quá thừa mình không thực hành, vì mình nghĩ ứng dụng công phu tu tập làm chi mất nhiều thời gian, lên mạng ấn vài chữ rồi đọc hay nghe khoảng 1h - 2h bằng người khổ tâm tu tập tinh tấn 20 năm. Vì vậy có Pháp mà xài phí nên nghèo thực hành gọi là mạc. Giống như có tiền ăn chơi phun phí thì mạc.
Chúng ta không nên như thế vì đó là tự mình lừa mình, tự mình hại mình khi ứng dụng trong đời sống. Trò xin nêu 1 ví dụ cụ thể để Quý Vị biết cái nào cần buông và cái nào cần phát huy.
Có 2 người bạn người thứ nhất luôn ứng dụng tu hành tên Ta, người thứ 2 hiểu biết rất rộng tên Tôi, nhưng người này không thực hành. Khi gặp chuyện khó khăn giống như nhau. Vị pháp danh là Ta nói nhỏ nhẹ bản thân hoan hỷ không tùy vết. Tôi thì cũng không kém đưa ra giải pháp nhưng. .. Quý Vị đón ra chứ ạ? Nhưng sao đây? Nhưng sân si mặt đỏ, nói to hơn mọi khi, nổi cả gân cổ. Vì sao Quý Vị biết không? Vì nói với cái tôi hiểu biết, cái tôi làm thầy buộc người khác phải nghe nên sân. Như vậy hại mình, người khác vì lí do nào đó có thể không nói nhưng trong tâm người ta phục hay không mới là quan trọng? Người có tu sửa cho dù biết hay không họ vẫn góp ý đúng với tâm con trò không có hình bóng của bản ngã, không có cái tôi thì không sân giúp người tiếp xúc thấy nhẹ nhàng dễ chịu khi.
Tất cả những điều kể trên đem an lạc đến cho chính mình. Nên người tu phải sửa, phải an tâm 2 -3h trong ngày mới tự tin khuyên người khác định 1h / ngày. Người thiền định 5- 6h / ngày hướng dẫn người 2- 3h / ngày v.v.. thế mới nhiếp hộ mình và người khác.
Riêng mình không an định còn dính mắc khuyên người ta không hành theo mình sân si, chưa xong đâu, sân rồi ngại rồi cải chính người này người kia như thế này thế khác, để thêm cái đuôi dài thoàng mong để người ta tin. Thế càng làm càng sai. Chi cho mất công tốn thời gian vậy. Thay vào đó ta luôn trang nghiêm hạnh mình. Văn chương có câu, anh đừng sợ người ta không trọng dụng anh mà anh xem khả năng của mình có tài năng và trí tuệ để được mọi người trọng dụng hay không? Mô Phật! Còn nhiều câu nói hay tương đương như thế.
Còn Chư Tổ dạy chúng ta sao Quý Vị. Không phải gió bay, chẳng phải phướng bay là ông các ông bay. Người thật sự có tu cũng là nhân duyên ấy nhưng người đó ứng dụng rất linh hoạt không đổ tội cho người vật, người không tu có thể thuyết trình hay hơn người tu, nhưng nếu gặp chướng duyên như người tu thì thấy họ dài dòng phân bua, biện minh hình thức để bảo vệ cái tôi hơn cắt 1 cái không tùy vết để trở về tâm.
Trò cũng như Quý Vị đang trên đường tu sửa, nhưng nghe ai có thực hành thì tôn trọng và lắng nghe. Nếu Quý Vị thật sự lấy bản thân làm gương tu sửa mình rồi xây dựng cho đời thì dù là thân tướng cư sĩ, ít tuổi, không địa vị cũng là bạn là thầy của trò. Nhưng xin đừng lấy cái học ra để chứng minh tôi đây tiếp xúc nhiều bậc trưởng thượng, tranh luận thắng ông Thiền Sư kia. Thì trò xin Quý Vị 4 từ thôi đó là HÃY TỰ THẮNG MÌNH.
Cuối lời chúc toàn thể Quý Vị có mặt nơi đây cũng nhưng không có mặt trong ngày An Vị Phật này thực hành bất cứ pháp môn nào của Chư Tăng Ni, THẦY TỔ chỉ dạy đều hết lòng với tâm pháp để ứng dụng tự sửa mình xong khuyên người hữu duyên thực hành theo chánh Pháp với tâm con trò Qúy Vị nha.
Chúng ta không nên như thế vì đó là tự mình lừa mình, tự mình hại mình khi ứng dụng trong đời sống. Trò xin nêu 1 ví dụ cụ thể để Quý Vị biết cái nào cần buông và cái nào cần phát huy.
Có 2 người bạn người thứ nhất luôn ứng dụng tu hành tên Ta, người thứ 2 hiểu biết rất rộng tên Tôi, nhưng người này không thực hành. Khi gặp chuyện khó khăn giống như nhau. Vị pháp danh là Ta nói nhỏ nhẹ bản thân hoan hỷ không tùy vết. Tôi thì cũng không kém đưa ra giải pháp nhưng. .. Quý Vị đón ra chứ ạ? Nhưng sao đây? Nhưng sân si mặt đỏ, nói to hơn mọi khi, nổi cả gân cổ. Vì sao Quý Vị biết không? Vì nói với cái tôi hiểu biết, cái tôi làm thầy buộc người khác phải nghe nên sân. Như vậy hại mình, người khác vì lí do nào đó có thể không nói nhưng trong tâm người ta phục hay không mới là quan trọng? Người có tu sửa cho dù biết hay không họ vẫn góp ý đúng với tâm con trò không có hình bóng của bản ngã, không có cái tôi thì không sân giúp người tiếp xúc thấy nhẹ nhàng dễ chịu khi.
Tất cả những điều kể trên đem an lạc đến cho chính mình. Nên người tu phải sửa, phải an tâm 2 -3h trong ngày mới tự tin khuyên người khác định 1h / ngày. Người thiền định 5- 6h / ngày hướng dẫn người 2- 3h / ngày v.v.. thế mới nhiếp hộ mình và người khác.
Riêng mình không an định còn dính mắc khuyên người ta không hành theo mình sân si, chưa xong đâu, sân rồi ngại rồi cải chính người này người kia như thế này thế khác, để thêm cái đuôi dài thoàng mong để người ta tin. Thế càng làm càng sai. Chi cho mất công tốn thời gian vậy. Thay vào đó ta luôn trang nghiêm hạnh mình. Văn chương có câu, anh đừng sợ người ta không trọng dụng anh mà anh xem khả năng của mình có tài năng và trí tuệ để được mọi người trọng dụng hay không? Mô Phật! Còn nhiều câu nói hay tương đương như thế.
Còn Chư Tổ dạy chúng ta sao Quý Vị. Không phải gió bay, chẳng phải phướng bay là ông các ông bay. Người thật sự có tu cũng là nhân duyên ấy nhưng người đó ứng dụng rất linh hoạt không đổ tội cho người vật, người không tu có thể thuyết trình hay hơn người tu, nhưng nếu gặp chướng duyên như người tu thì thấy họ dài dòng phân bua, biện minh hình thức để bảo vệ cái tôi hơn cắt 1 cái không tùy vết để trở về tâm.
Trò cũng như Quý Vị đang trên đường tu sửa, nhưng nghe ai có thực hành thì tôn trọng và lắng nghe. Nếu Quý Vị thật sự lấy bản thân làm gương tu sửa mình rồi xây dựng cho đời thì dù là thân tướng cư sĩ, ít tuổi, không địa vị cũng là bạn là thầy của trò. Nhưng xin đừng lấy cái học ra để chứng minh tôi đây tiếp xúc nhiều bậc trưởng thượng, tranh luận thắng ông Thiền Sư kia. Thì trò xin Quý Vị 4 từ thôi đó là HÃY TỰ THẮNG MÌNH.
Cuối lời chúc toàn thể Quý Vị có mặt nơi đây cũng nhưng không có mặt trong ngày An Vị Phật này thực hành bất cứ pháp môn nào của Chư Tăng Ni, THẦY TỔ chỉ dạy đều hết lòng với tâm pháp để ứng dụng tự sửa mình xong khuyên người hữu duyên thực hành theo chánh Pháp với tâm con trò Qúy Vị nha.