Nghệ thuật sống đẹp mà không vướng mắc

TamDuc

Phó Trưởng Ban Đại Biểu nhiệm kỳ I (2011-2012)
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 1 2010
Bài viết
890
Điểm tương tác
114
Điểm
43
Địa chỉ
Canada
Nghệ thuật sống đẹp mà không vướng mắc

thumbnail.php


Khi một số ngoại đạo ca ngợi về giới đức và thần thông của Bụt cùng các vị thánh đệ tử của Ngài, Đức Phật nói: tất cả những thứ đó chỉ thuộc về nghệ thuật bậc thấp. Trong giáo pháp mà Như Lai khai mở có những nghệ thuật sống cao đẹp hơn nhiều. Ngài ám chỉ đến một loại nghệ thuật cao thượng giúp người ta đoạn giảm tham sân si.Trong bài viết này Sư sẽ đề cập đến một loại hình nghệ thuật được Bụt ca ngợi và khuyến khích tất cả chúng ta thực hành. Trong tiếng Phạn, nó có tên là “ariya-iddhi” – Noble miracles or the miracle of the nobles:
Phép lạ cao thượng là gì? Trong (giáo pháp) này, hành giả nếu ước muốn: “Ta có thể an trú/ quán xét đổi tượng thiếu khả ái với tâm niệm là không đáng chối bỏ,” rồi an trú trong đó với ý tưởng là không ghê tởm. Nếu hành giả mong muốn: “Ta có thể an trú trong đó với ý tưởng là đáng ghê sợ.” Nếu hành giả ước mong rằng: “Ta có thể an trú vào đối tượng khả ái lẫn không khả ái với tâm niệm là chúng đáng ghê sợ”, rồi an trú với ý tưởng ghê sợ. Nếu hành giả mong ước rằng: “Đối với cả hai đối tượng trên, để ngăn ngừa (tham đắm hay ghê tởm), ta có thể quán xét chúng với chánh niệm, tỉnh giác và tâm xả”, rồi hành giả an trú vào đó với tâm chánh niệm tỉnh giác đi kèm với xả.

Thường thì chữ “iddhi” được dịch là “thần thông” như đi trên lửa, đi trên nước, chui vào lòng đất, bay trên không trung (nhanh hơn tốc độ ánh sáng!), hay biến đá cuội, cỏ rác thành vàng, niệm chú thuật để sai khiến người hay vật, v.v… Chúng ta cũng có thể gọi những thứ thần thông (hay chú thuật) này là khoa học hay nghệ thuật.
Một lần, khi Bụt và các đệ tử của ngài đến Nalanda, một thị trấn sầm uất thời đó ở Đông Bắc Ấn, một công dân trong thị trấn này đề nghị Bụt ra lệnh cho các đại đệ tử của ngài thi triển thần thông để thu phục tín đồ nhưng Đức Phật của chúng ta đã từ chối. Cũng nhân cơ hội này ngày dạy rằng: trong ba thứ thần thông được biết đến thời bấy giờ như iddhipada (đã liệt kê ở trên), đọc biết tâm tư người khác (telepathy) và thần thông của sự chuyển hóa do giáo dục, Như Lai chỉ khuyến khích loại thần thông thứ ba.
Loại thần thông thứ ba, hay trong trường hợp này, thần dược thì chính xác hơn, là: “hãy quán niệm / nghĩ tưởng như thế này, đừng quán niệm/ nghĩ tưởng như thế kia…” chính là nghệ thuật giáo dục và chuyển hóa tâm tính của con người hướng đến một cuộc sống cao đẹp hơn. Nghệ thuật giáo dục và chuyển hóa này được tổng hợp dưới ba tiêu đề là Giới, Định, Tuệ. Có ba giai đoạn trong việc thành tựu loại thần thông này. Học hỏi, thực hành, và thấu suốt chân lý.

Tại sao Sư lại gọi là thần dược? Vì Bụt cũng được gọi là vị lương y vĩ đại nhất, những bài pháp mà ngài đã giảng dạy chính là những đơn thuốc được kê ra tùy bệnh của chúng sanh, sự thực hành theo lời chỉ dạy chính là uống thuốc, và vui hưởng trạng thái khỏe mạnh vô bệnh tật bức bách chính là giải thoát. Thuốc mà Bụt cho chúng ta không phải là những thứ thuốc chỉ có công dụng giảm đau hay ra ngủ như nhiều người đã lầm tưởng. Thuốc của Bụt cho là thần dược vì nếu chúng được thực hành đúng đắn sẽ có công năng loại trừ mầm mống nguyên nhân của bệnh, khiến bệnh không bao giờ phát triển trong tương lai, chúng cũng có công năng ngay lập tức. Thuốc này rõ ràng là không chỉ chữa chạy hay xoa dịu triệu chứng. Trong ngữ cảnh này chúng ta có thể thấy rõ ràng câu nói “Tôn giáo là thuốc phiện của quần chúng” không thể áp dụng cho Đạo Phật.
Nghệ thuật sống đẹp được giảng trong nhiều bài pháp từ thấp đến cao, từ dễ đến khó dưới nhiều tiêu đề khác nhau như bố thí, trì giới, thiền tập, kính trọng những người đáng kính, giúp đỡ người khác làm việc tốt, nghe pháp, hoan hỷ với sự thành công của người khác, chia sẻ phước báu đã làm với người khác, nói pháp, tự chỉnh đốn quan kiến. Mười điều này được gọi là kusala kammapatha, con đường thành tựu thiện nghiệp. Tiêu đề này cho thấy đây là những hành động tích cực và hữu ích cho chính bản thân người thực hành chúng cũng như cho gia đình và xã hội. Ngoài ra còn có mười thiện nghiệp bao hàm trong việc giữ giới như không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm (thân thiện nghiệp); không nói dối, không nói hai lưỡi đâm thọc gây chia rẽ, không cường điệu bép xép, không nói lời khiến tổn thương như chửi bới mắng nhiếc (khẩu thiện nghiệp); không tham lam, không giận dữ, không ngu ngốc (ý thiện nghiệp). Mười thiện nghiệp này cũng có tên là những thành tựu do né tránh. Né tránh là cách để không rơi vào ác nghiệp mặc dù nó không chủ động tạo thiện nghiệp như kusala kammapatha.

Trong cuộc sống có những lúc chúng ta phải né tránh, có những lúc chúng ta có thể chủ động. Tùy lúc, tùy thời mà tiến thoái thì ít gặp rủi ro hoạn nạn. Tránh né và kiên định trong cách ứng xử giúp người ta giữ được lập trường và tư cách, ngoài ra tránh né chính là biện pháp tốt nhất để không phạm tội hay gây nghiệp xấu trong bất cứ hoàn cảnh nào. Tránh né thuộc về giới phần trong Tam Vô Lậu Học. Chủ động tạo thiện nghiệp chính là những hành động và cách ứng xử thiện xảo, một nghệ thuật sống trong Phật giáo.

Cho hay bố thí cúng dường là một nghệ thuật giúp người ta bớt ích kỷ và biết quan tâm đến người khác. Người ích kỷ thì không biết người khác thiếu gì, người khác cần gì hay muốn gì, chỉ biết chăm chú vào chính mình mà thôi. Cho chính là chủ động quan tâm đến tha nhân, và cũng là chủ động dứt bỏ lòng tham lam ích kỷ trong mình. Ngoài ra cho đi thì luôn được nhận lại: nhận lại sự kính trọng, lòng biết ơn, và nhận lại một mối giao hảo hòa ái. Đây chính là một việc làm từ thiện xuất phát từ tâm kính trọng, tin tưởng, hay từ bi bác á. Cũng nên nói rõ rằng hối lộ, móc ngoặc thì không thuộc về thiện nghiệp này; chúng là bất thiện nghiệp vì chúng xuất phát từ tham sân si.
Một nghệ thuật sống mà Bụt luôn khuyến khích, luôn luôn ủng hộ và giảng dạy là thiền tập (bhavana- meditation). Thiền cũng chính là một khoa học sống làm giảm thiểu những xung đột khổ đau bên trong mỗi cá nhân, làm cho tâm tư trở nên hiền hòa, mát mẻ và an tịnh hơn. Người không biết thiền thì thường ôm mang cả một khối đau khổ phiền não, luôn bị bức bách và thiêu đốt bởi lửa tham, sân, si. Sống không có thiền là sống với phiền não, rác rưởi mà thôi. Khi người ta ôm mang quá nhiều phiền não, chúng như những quả bom nổ chậm, chúng sẽ bùng nổ bất cứ lúc nào và ở đâu. Khi mà ích kỷ, tham lam, hận thù và vô mình thịnh hành, người ta sống xấu với nhau, sớm hay muộn, những chúng sang này sẽ tranh giành, gây lộn và rồi chiến tranh là điều không tránh khỏi.
Thiền (sati-mindfulness ) giúp chúng ta nhận ra đâu là tốt và hữu ích, đâu là xấu và có hại. Thiền cũng giúp chúng ta chủ động định hướng những gì nên theo và những gì nên bỏ. Thiền (sampajanna – wisdom in action) giúp chúng ta nhận biết ý tưởng vừa sanh khởi có đúng lúc, đúng thời để thực hiện không, và có ý tưởng đó nên được biểu lộ / thực hiện ra sao để có hiệu quả cao nhất. Thiền cần sự nỗ lực tinh tấn (viriya) một cách đúng mức và kịp thời để ngăn ngừa bất thiện pháp không cho chúng phát sanh hay phát triển; làm cho những thiện pháp sanh lên và tăng trưởng trong vườn tâm. Có nhiều phương pháp để phát triển thiền định (Samadhi). Trong hệ thống tâm và trí tuệ. Thiền (jhana) trong một nghĩa hẹp là bốn từng thiền hay tám loại chứng đạt (sampatti).
Trong bài viết này, Sư chỉ giới hạn trong việc giới thiệu một loại nghệ thuật bậc cao trong Phật giáo gọi là ariya-iddhi, pháp thành tựu của bậc thánh hay nghệ thuật sống không vướng mắc như tiêu đề của bài viết này. Kinh điển thường đề cập đến tiêu đề này như một nghệ thuật sống cao thượng nhất. Đó chính là Tứ Vô Lượng Tâm (Brahma vihara: từ, bi, hỉ, xả) và quán niệm trên đề mục bất tịnh để đoạn giảm tham đắm. Chữ Brahma cũng có nghĩa như chữ ariya, cao thượng hay cao quý; vihara có nghĩa là sống trong hay trú tâm trong. Thuật ngữ này ám chỉ sự trú tâm, hay sống trong những trạng thái cao thượng (như bậc phạm thiên).
Như ở phần đầu chúng ta đã nói, Bụt tùy bệnh của chúng sanh mà cho đơn thuốc đúng lúc, đúng thời, thuốc uống được (đôi khi hơi đắng) và sau khi uống thì bệnh thuyên giảm dần hay dứt hẳn. Người ta có khuynh hướng vị kỷ (narcissim) , và tự sự vị kỷ dẫn đến sân si (sân là do tham không được thỏa mãn – điều này đã được đề cập đến trong bài trước) và hẹp hòi.
Theo: Vẻ đẹp cuộc sống dưới ánh sáng Tứ Diệu Đế
Tác giả: Dhammananda Bikkhuni (Tỳ khưu ni Pháp Hỷ)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên