E

Người mới vào Đạo

emlanh21

Registered
Phật tử
Tham gia
27/8/16
Bài viết
9
Điểm tương tác
1
Điểm
3
Cho em hỏi là người mới học Phật sẽ học những gì đầu tiên ? (Kinh, Sách gì, hoặc trang web nào hướng dẫn không ?)
Và khi học Đạo Phật mình sẽ ứng dụng cho cuộc sống hàng ngày như thế nào ?

Em xin cảm ơn ạ
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
19/5/16
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
Cho em hỏi là người mới học Phật sẽ học những gì đầu tiên ? (Kinh, Sách gì, hoặc trang web nào hướng dẫn không ?)
Và khi học Đạo Phật mình sẽ ứng dụng cho cuộc sống hàng ngày như thế nào ?

Em xin cảm ơn ạ

kinh nhân quả thiện ác :D theo mình là vậy, sau đó nghe các thời pháp của các giảng sư đại đức. Nếu chọn tu chuyên môn thì hãy ghé các tự viện để các thầy hướng dẫn
 

phucphamphapan

Registered
Phật tử
Tham gia
8/7/16
Bài viết
18
Điểm tương tác
9
Điểm
3
Bốn Pháp Tu Căn Bản

Cho em hỏi là người mới học Phật sẽ học những gì đầu tiên ? (Kinh, Sách gì, hoặc trang web nào hướng dẫn không ?)
Và khi học Đạo Phật mình sẽ ứng dụng cho cuộc sống hàng ngày như thế nào ?

Em xin cảm ơn ạ

emlanh21 thử xem bài giảng này thử, Bốn Pháp Tu Căn Bản do Thầy Thích Minh Thành giảng tại chùa Quảng Phước- thị xã Sa Đéc- tỉnh Đồng Tháp ngày 3/2/2009

Hy vọng đáp ứng phần nào sở nguyện tu tập của bạn ^^
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Người mới vào Đạo.

1. Về Kinh Sách:

Trước đọc Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Vô Lượng Thọ (bản Ngài Hạ Liên Cư hội tập).

Đọc Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Vô Lượng Thọ nếu không tin được, không hiểu được thì đọc Kinh Kim Cang.

Đọc Kinh Kim Cang nếu không tin được, không hiểu được thì đọc Kinh Lăng Nghiêm.

Đọc Kinh Lăng Nghiêm nếu không tin được, không hiểu được thì đọc Kinh Pháp Hoa.

Đọc Kinh Pháp Hoa nếu không tin được, không hiểu được thì đọc Kinh A Hàm (Trung Bộ).

Đọc Kinh A Hàm, Trung Bộ cũng không tin được, không hiểu được thì đọc Kinh Thiện Ác Nghiệp Báo, Nhân Quả Ba Đời và Bộ Phật Học Phổ Thông - Ht Thiện Hoa soạn.

2. Về thực hành:

Quy y Tam Bảo, thọ trì Ngũ giới.

1. Không được tự mình sát sinh, khuyên người sát sinh, vui mừng khi thấy sự sát sinh.

2. Không được trộm cắp, khuyên người trộm cắp, vui mừng khi thấy sự trộm cắp.

3. Không được tà dâm (quan hệ bất chính), khuyên người tà dâm, vui mừng khi thấy sự tà dâm.

4. Không được nói dối, khuyên người nói dối, vui mừng khi thấy sự nói dối.

5. Không được sử dụng các chất gây nghiện, khuyên người sử dụng các chất gây nghiện, vui mừng khi thấy người sử dụng các chất gây nghiện.

6. Thường ngắm, nghĩ tới hình, tượng Phật; lễ hình, tượng Phật; xá hình, tượng Phật; niệm danh hiệu Phật.

7. Năng tới Chùa, lễ Thầy, ngắm Phật. Ngắm Kinh, Lễ Kinh, xem Kinh.

3. Về băng đĩa:

- Nên nghe cuốn Đường xưa mây trắng - Ht Nhất Hạnh.

- Xem phim Trăm Năm Hư Vân.

Xin hết !

Mộ Phần.
 

phucphamphapan

Registered
Phật tử
Tham gia
8/7/16
Bài viết
18
Điểm tương tác
9
Điểm
3

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,832
Điểm tương tác
766
Điểm
113
Tùy theo trình độ, căn cơ mà chọn cho phù hợp, không có khuôn mẫu chung. Người nào đưa ra công thức chung cho tất cả mọi người là chưa hiểu rõ việc giáo hóa.

Người học nên tùy theo sự thắc mắc nơi bản thân mình mà cầu học.
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
19/5/16
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
Tùy theo trình độ, căn cơ mà chọn cho phù hợp, không có khuôn mẫu chung. Người nào đưa ra công thức chung cho tất cả mọi người là chưa hiểu rõ việc giáo hóa.

Người học nên tùy theo sự thắc mắc nơi bản thân mình mà cầu học.

:D cái này giống sàng thóc vậy. Cứ chia sẽ cơ duyên bản thân, còn người muốn học cái gì là do họ chọn. Giống tui mới vô học đạo có duyên với thiền tông này. Chứ bình thường nghe kinh, nghe pháp cả đống có ngộ được cái gì đâu. Chỉ 5 câu thoại đầu mà ngộ được lý không vậy. Rồi từ từ tìm hiểu, cứ cơ duyên đến thì tự động sẽ ngộ. Nhiều khi suy nghĩ chẳng hiểu tại sao mình rõ, cứ học nhiều kinh điển, xong quan sát cuộc sống hằng ngày. Tự nhiên lâu lâu thấy vài chuyện y như phật nói, thấy thế thì tự nhủ rằng : " Thì ra là vậy"
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
:D cái này giống sàng thóc vậy. Cứ chia sẽ cơ duyên bản thân, còn người muốn học cái gì là do họ chọn. Giống tui mới vô học đạo có duyên với thiền tông này. Chứ bình thường nghe kinh, nghe pháp cả đống có ngộ được cái gì đâu. Chỉ 5 câu thoại đầu mà ngộ được lý không vậy. Rồi từ từ tìm hiểu, cứ cơ duyên đến thì tự động sẽ ngộ. Nhiều khi suy nghĩ chẳng hiểu tại sao mình rõ, cứ học nhiều kinh điển, xong quan sát cuộc sống hằng ngày. Tự nhiên lâu lâu thấy vài chuyện y như phật nói, thấy thế thì tự nhủ rằng : " Thì ra là vậy"

Hề hề

Nên chia sẽ 5 câu này thì nhiều người sẽ được lợi ích vậy !

Mộ Phần.
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
19/5/16
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
Hề hề

Nên chia sẽ 5 câu này thì nhiều người sẽ được lợi ích vậy !

Mộ Phần.

Nói Tham thoại đầu, thoại đầu thì nhiều lắm, muôn muôn ngàn ngàn kể không hết, bây giờ tôi chỉ đề ra năm câu thoại đầu để cho người Tham thiền tự mình lựa một câu, câu nào tự mình cảm thấy rất khó hiểu, hiểu không nổi thì câu đó thích hợp cho mình Tham. Chỉ được lựa một câu không cho lựa hai câu và sau khi quyết định câu nào rồi không cho đổi qua đổi lại, thẳng tới mà tham đến kiến tánh mới thôi.
Năm câu thoại đầu là :

1. Khi chưa có trời đất, ta là cái gì ?
2. Muôn pháp về một, một về chổ nào ?
3. Trước khi cha mẹ chưa sanh, mặt mũi bổn lai của ta ra sao ?
4. Sanh từ đâu đến, chết đi về đâu ?
5. Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật, là cái gì ?
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,832
Điểm tương tác
766
Điểm
113
:D cái này giống sàng thóc vậy. Cứ chia sẽ cơ duyên bản thân, còn người muốn học cái gì là do họ chọn. Giống tui mới vô học đạo có duyên với thiền tông này. Chứ bình thường nghe kinh, nghe pháp cả đống có ngộ được cái gì đâu. Chỉ 5 câu thoại đầu mà ngộ được lý không vậy. Rồi từ từ tìm hiểu, cứ cơ duyên đến thì tự động sẽ ngộ. Nhiều khi suy nghĩ chẳng hiểu tại sao mình rõ, cứ học nhiều kinh điển, xong quan sát cuộc sống hằng ngày. Tự nhiên lâu lâu thấy vài chuyện y như phật nói, thấy thế thì tự nhủ rằng : " Thì ra là vậy"

Nếu vậy thì cũng nên ghi rõ là "theo quan điểm cá nhân" vì câu hỏi mang tính tổng quát, tránh hiểu lầm.
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
19/5/16
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
Nếu vậy thì cũng nên ghi rõ là "theo quan điểm cá nhân" vì câu hỏi mang tính tổng quát, tránh hiểu lầm.

:D tùy duyên tùy duyên ha ha ha. Có người cả đời cũng chẳng rõ. Thấy rõ không đạo hữu VNBN, người chỉ rõ chổ thấy, người lại chẳng tường. Hoa cứ mặc tình rơi, nước chảy cuốn theo hoa mà thôi hề hề. Chẳng biết đạo hữu VNBN đã rõ cục đá chưa hì hì
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
19/5/16
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
Sao hỏi câu thấm nhuộm mùi của sở đắc vậy đạo hữu?

dạo trước được nghe thuyết cục đá của đạo hữu cho đến bây giờ vẫn còn rúng động thân tâm. Nên giờ chỉ xác minh lại tâm của mình mà thôi. Chẳng hay ngài có thể vì tôi mà thuyết lại bài " tánh cục đá" được chăng?
 

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27/5/14
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Cho em hỏi là người mới học Phật sẽ học những gì đầu tiên ? (Kinh, Sách gì, hoặc trang web nào hướng dẫn không ?)
Và khi học Đạo Phật mình sẽ ứng dụng cho cuộc sống hàng ngày như thế nào ?

Em xin cảm ơn ạ

Bạn thân mến,
cái này khó nói lắm bạn à, tuỳ duyên mỗi người sở ngộ. Tuy nhiên mình mạo muội đưa ra ý kiến đơn giản nhất có thể theo ý mình, giúp bạn tham khảo nhé.

(Kinh, Sách gì, hoặc trang web nào hướng dẫn không ?) : Mới học Phật tốt nhất nên trọn 1 câu danh hiệu Phật, như:
Nam mô A Di Đà Phật, hay Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật, hay Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát chẳng hạn. Hiện nay nhiều người hay niệm danh Phật Di Đà, ít hơn nữa là Quan Âm Bồ Tát, cứ theo thế mà niệm.
Hoặc 1 câu thần chú nào đó ngắn thôi như: Om mani padme hum của Đức Quan Âm hay Om tare tutare ture soha của Phật mẫu Tara.

Trì niệm thường xuyên, chưa quen thì cứ mỗi lần nhớ tới là trì, trì nhiều. Bởi vì sao ? Mình lại nói vậy, vì Tâm chúng ta thường nhận cảnh sắc bên ngoài làm cha, làm bạn hữu, gặp vui thì vui, gặp buồn thì buồn, để nó chay lăng xăng làm cho phiền não đủ cả, muốn kiểm soát chúng thì phải có Định lực tốt, nhưng vì định lực chúng ta kém nên chúng ta nên để Tâm duyên với danh hiệu Phật, hay 1 câu thần chú, duyên mãi như vậy. Cứ trì trong tâm. Câu được câu mất không thành vấn đề

Về Kinh thì có thời gian thì hãy tụng, mới tu thì đừng có gò bó ép buộc. Tuỳ sức mà làm.

Về ứng dụng đời sống hàng ngày thì mình chia sẻ với bạn thế này nhé:
Tu là gì? Tu là giải thoát,
Giải gì ? Giải thói hư tật xấu, ngoan cố , cố chấp, nóng tính, tham, giân hờn, si mê, mê muội. ....
Thoát cái gì ? Thoát khỏi phiền não, sinh lão bệnh tử.
Khi giải đước rồi thì sẽ thoát, vì phiền não, sinh lão bệnh tử đều được sinh ra từ Tham sân si mà ra cả.
Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, ngẫm lại xem hôm nay ta có nói gì không, ta nói câu này đúng vì sao họ buồn phản ứng? Nếu là găng quá, phải thay đổi thái độ, rút kinh nghiệm sửa đổi.
Đó vậy đó bạn
Mình giới thiệu bạn tới trang web:
www.thuvienhoasen.org
http
www.phatam.com

Cứ tu đi, làm hết sức mình, đừng cầu mong đòi hỏi điều gì, hãy tự vấn những tính xấu của mình, mọi chuyện đã có Nhân Quả sắp xếp,
Đừng tốn công nhọc lòng đi tìm hiểu các khái niệm, hãy để cho tâm mình tự tìm hiểu, và tự ngộ ra. Khi ngộ ra rồi mới tham khảo. Nhưng rồi cũng phải buông, đừng để chúng trói buộc mình.
Không xa vào tranh luận nhiều. Chưa rõ thì hỏi, nói lên điều mình nghi, nhưng đưng bao giờ cho rằng lời họ nói có vấn đề. Thấy có vấn đề thì im lặng.
Tìm về sự thanh thản trong tâm hồn, sự yên bình, và chia sẻ niềm vui tới tất cả, mong tất cả lợi lạc đấy mới là mấu chốt.

À bạn ơi, mình bổ sung, người tu sẽ hay gặp những cảnh giới, hay cảnh sắc hay hiện tượng mà bạn cho là linh ứng, Bạn mới tu hay tu lâu hay về sau này cũng vậy. Nếu gặp thì biết vậy đừng có chia sẻ với người lạ, nếu có chỉ chia se với người tin mình. Nhưng tốt nhất là đừng để Tâm mình lưu lại những điều kỳ bí đó. Thấy là phải xoá liền, vì Phật Bồ Tát là trong tâm. Chớ để linh ảnh, sự huyền diệu lưu giữ trong tâm. Gặp cảnh đó hãy niệm Phật nhiều vào
Hàng ngày bạn hiền hơn chút, bớt tham sân si dần dần, yêu thương lớn hơn chút là bạn đã đảnh lễ chư Phật Bồ Tát và cúng dường chư Phật tốt nhất rồi.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,832
Điểm tương tác
766
Điểm
113
dạo trước được nghe thuyết cục đá của đạo hữu cho đến bây giờ vẫn còn rúng động thân tâm. Nên giờ chỉ xác minh lại tâm của mình mà thôi. Chẳng hay ngài có thể vì tôi mà thuyết lại bài " tánh cục đá" được chăng?

Cần có cái búa (loại xịn) và một cục đá.
Đầu tiên, mang đến các nhà địa chất hỏi: cục đá này do đâu mà có? Thì các vị đó trả lời nó được hình thành từ nhiều thành phần, qua từ giai đoạn. Cái đó gọi là duyên khởi, cái này có là do cái kia có. Đó chưa phải là tánh của nó.

Lấy cái búa, đập cục đá, ... xem coi rút cuộc nó chứa gì ở trong đó. Nếu thấy nó chỉ là giả hợp, không thể nói là có hay không có. Đó gọi là tánh không. Tuy nhiên cũng chưa phải Tánh của nó.

Khi Duyên khởi và tánh không, bạn đã rất rành rồi, bây giờ quan sát xem giữa bạn và cục đá, tánh thật sự là như thế nào. Đó là tánh của nó, cũng đồng thấy của bạn, vẫn đảm bảo bình đẳng không pha trộn mà chẳng trái duyên khởi và tánh không, tức nhiên chẳng trái với vô ngã nữa! Phật thường dạy là Rốt ráo không đó, thậm thâm lắm chẳng phải theo một định hình nào đó đâu.

Cái rốt ráo không giữa tôi và bạn, lại không phải một, không phải hai,.... (nói mỏi cả miệng mà chẳng trúng vào đâu ráo trọi).
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
19/5/16
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
Cần có cái búa (loại xịn) và một cục đá.
Đầu tiên, mang đến các nhà địa chất hỏi: cục đá này do đâu mà có? Thì các vị đó trả lời nó được hình thành từ nhiều thành phần, qua từ giai đoạn. Cái đó gọi là duyên khởi, cái này có là do cái kia có. Đó chưa phải là tánh của nó.

Lấy cái búa, đập cục đá, ... xem coi rút cuộc nó chứa gì ở trong đó. Nếu thấy nó chỉ là giả hợp, không thể nói là có hay không có. Đó gọi là tánh không. Tuy nhiên cũng chưa phải Tánh của nó.

Khi Duyên khởi và tánh không, bạn đã rất rành rồi, bây giờ quan sát xem giữa bạn và cục đá, tánh thật sự là như thế nào. Đó là tánh của nó, cũng đồng thấy của bạn, vẫn đảm bảo bình đẳng không pha trộn mà chẳng trái duyên khởi và tánh không, tức nhiên chẳng trái với vô ngã nữa! Phật thường dạy là Rốt ráo không đó, thậm thâm lắm chẳng phải theo một định hình nào đó đâu.

Cái rốt ráo không giữa tôi và bạn, lại không phải một, không phải hai,.... (nói mỏi cả miệng mà chẳng trúng vào đâu ráo trọi).

:D đạo hữu có thể nói rõ hơn về "tánh không" được chăng? Đạo hữu có tin rằng vật chất trên thế giới này được cấu tạo từ "chân không" chăng? Đây là điều thú vị hề hề
 

ngokhong

Registered
Phật tử
Tham gia
2/12/09
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
:D đạo hữu có thể nói rõ hơn về "tánh không" được chăng? Đạo hữu có tin rằng vật chất trên thế giới này được cấu tạo từ "chân không" chăng? Đây là điều thú vị hề hề

câu hỏi đã thấy mùi lừa gạt rồi...
 

ngokhong

Registered
Phật tử
Tham gia
2/12/09
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
Bạn thân mến,
cái này khó nói lắm bạn à, tuỳ duyên mỗi người sở ngộ. Tuy nhiên mình mạo muội đưa ra ý kiến đơn giản nhất có thể theo ý mình, giúp bạn tham khảo nhé.

(Kinh, Sách gì, hoặc trang web nào hướng dẫn không ?) : Mới học Phật tốt nhất nên trọn 1 câu danh hiệu Phật, như:
Nam mô A Di Đà Phật, hay Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật, hay Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát chẳng hạn. Hiện nay nhiều người hay niệm danh Phật Di Đà, ít hơn nữa là Quan Âm Bồ Tát, cứ theo thế mà niệm.
Hoặc 1 câu thần chú nào đó ngắn thôi như: Om mani padme hum của Đức Quan Âm hay Om tare tutare ture soha của Phật mẫu Tara.

Trì niệm thường xuyên, chưa quen thì cứ mỗi lần nhớ tới là trì, trì nhiều. Bởi vì sao ? Mình lại nói vậy, vì Tâm chúng ta thường nhận cảnh sắc bên ngoài làm cha, làm bạn hữu, gặp vui thì vui, gặp buồn thì buồn, để nó chay lăng xăng làm cho phiền não đủ cả, muốn kiểm soát chúng thì phải có Định lực tốt, nhưng vì định lực chúng ta kém nên chúng ta nên để Tâm duyên với danh hiệu Phật, hay 1 câu thần chú, duyên mãi như vậy. Cứ trì trong tâm. Câu được câu mất không thành vấn đề

Về Kinh thì có thời gian thì hãy tụng, mới tu thì đừng có gò bó ép buộc. Tuỳ sức mà làm.

Về ứng dụng đời sống hàng ngày thì mình chia sẻ với bạn thế này nhé:
Tu là gì? Tu là giải thoát,
Giải gì ? Giải thói hư tật xấu, ngoan cố , cố chấp, nóng tính, tham, giân hờn, si mê, mê muội. ....
Thoát cái gì ? Thoát khỏi phiền não, sinh lão bệnh tử.
Khi giải đước rồi thì sẽ thoát, vì phiền não, sinh lão bệnh tử đều được sinh ra từ Tham sân si mà ra cả.
Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, ngẫm lại xem hôm nay ta có nói gì không, ta nói câu này đúng vì sao họ buồn phản ứng? Nếu là găng quá, phải thay đổi thái độ, rút kinh nghiệm sửa đổi.
Đó vậy đó bạn
Mình giới thiệu bạn tới trang web:
www.thuvienhoasen.org
http
www.phatam.com

Cứ tu đi, làm hết sức mình, đừng cầu mong đòi hỏi điều gì, hãy tự vấn những tính xấu của mình, mọi chuyện đã có Nhân Quả sắp xếp,
Đừng tốn công nhọc lòng đi tìm hiểu các khái niệm, hãy để cho tâm mình tự tìm hiểu, và tự ngộ ra. Khi ngộ ra rồi mới tham khảo. Nhưng rồi cũng phải buông, đừng để chúng trói buộc mình.
Không xa vào tranh luận nhiều. Chưa rõ thì hỏi, nói lên điều mình nghi, nhưng đưng bao giờ cho rằng lời họ nói có vấn đề. Thấy có vấn đề thì im lặng.
Tìm về sự thanh thản trong tâm hồn, sự yên bình, và chia sẻ niềm vui tới tất cả, mong tất cả lợi lạc đấy mới là mấu chốt.

À bạn ơi, mình bổ sung, người tu sẽ hay gặp những cảnh giới, hay cảnh sắc hay hiện tượng mà bạn cho là linh ứng, Bạn mới tu hay tu lâu hay về sau này cũng vậy. Nếu gặp thì biết vậy đừng có chia sẻ với người lạ, nếu có chỉ chia se với người tin mình. Nhưng tốt nhất là đừng để Tâm mình lưu lại những điều kỳ bí đó. Thấy là phải xoá liền, vì Phật Bồ Tát là trong tâm. Chớ để linh ảnh, sự huyền diệu lưu giữ trong tâm. Gặp cảnh đó hãy niệm Phật nhiều vào
Hàng ngày bạn hiền hơn chút, bớt tham sân si dần dần, yêu thương lớn hơn chút là bạn đã đảnh lễ chư Phật Bồ Tát và cúng dường chư Phật tốt nhất rồi.


bổ sung thêm với bạn VNBN là không nên vội theo một Pháp môn nào cả ... theo kinh nghiệm riêng của ngộ không thì chúng ta nên bắt đầu bằng việc tìm hiểu cái nền,cái khung của Đạo Phật : Tứ Diệu Đế,Bát Chánh Đạo,Vô Thường,Vô Ngã ... Sau một thời gian làm quen và hiểu được các khái niệm của Đạo Phật,hiểu được cái nền thì lúc đó chúng ta hãy bắt đầu tìm hiểu Pháp môn,bắt đầu tụng đọc các bài kinh,trì chú...

Tóm lại là trước tiên phải làm quen với các từ ngữ,câu văn.Sau đó tìm hiểu ý nghĩa các khái niệm.Sau nữa mới tìm hiểu các Pháp môn và cuối cùng mới bắt đầu các thời công phu khi chúng ta đã có một nền tảng về Đạo Phật.Không nên lao ngay vào các thời công phu bởi nó sẽ dễ sinh chán nản hoặc mất thời gian vô ích.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,832
Điểm tương tác
766
Điểm
113
:D đạo hữu có thể nói rõ hơn về "tánh không" được chăng?

Lấy thí dụ như thế này nhé: cái ly, cái kính, ... đều làm từ thủy tinh. Cái chất thủy tinh chính là tánh không đó, còn cái chỗ nhất như giữa thủy tinh và mỗi vật dụng làm bằng thủy tinh chính là rốt ráo không. (Đừng chấp tướng thủy tinh).

Tánh không là thể tánh vắng lặng của tất cả pháp. Một mình nó không tạo ra bất kì vật nào nhưng bất kì vật nào cũng có mặt của nó. Như chất thủy tinh không tạo ra được cái ly cái kính, cái ly cái kính là do nhân duyên tạo thành và đều có mặt chất thủy tinh. Tánh không chưa phải là thực tánh của mỗi chúng sanh.

Tánh không cũng không luôn thì chính là rốt ráo không, là cái chỗ nhất như giữa tánh không và vạn vật, là thực tánh mỗi mỗi chúng sanh.


Đạo hữu có tin rằng vật chất trên thế giới này được cấu tạo từ "chân không" chăng? Đây là điều thú vị hề hề

Chân không là gì?
Trở lại thí dụ cục đá và cục đất. Nếu quy chúng về cùng một chỗ sanh là trật với cái gọi là "rốt ráo không", hoặc lại nói khác chỗ sanh, cũng trật luôn.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Có vẻ mọi người khoái dùng thuyết Duyên sinh, để giải thích Đệ nhất nghĩa, Tánh không của Phật nhỉ.

Khác gì dùng toán Sơ cấp mà giải thích toán Cao Cấp. Làm sao mà có thể hiểu đúng cho được, lại càng sanh thêm sự phân biệt sai lầm, sự mâu thuẫn rối rắm, sự bất hợp lý !

Tánh Không, Phật hay dùng thí dụ như Hư Không, bởi vì:

1. Cùng khắp không gian thời gian.

2. Bất sinh bất diệt.

3. Vô chướng ngại.

4. Vô sở cầu.

5. Vô sở trụ.

6. Vô phân biệt, vô ngôn thuyết, vô sở tạo, vô tạo tác...

Sở dĩ còn thấy có tạo, có tác là vì còn vô minh !

Nền tảng của thuyết Duyên Sinh là Nhân - Quả. Luôn luôn tìm thấy có một cái này làm nhân cho cái kia, do có cái này mà sinh ra cái kia.

Đây là vòng kim cô vô minh trói buộc tâm thức chúng ta.

Tại sao nói là kim cô vô minh ! Là vì không thể tìm thấy điểm bắt đầu, cũng như điểm kết thúc ! Là vòng lặp vô hạn.

Tại sao Phật lại thuyết vòng này ? Vì muốn người ngừng cố gắng đi tìm một nguyên nhân khởi đầu cho tất cả sự vật! Vì nó không thể tìm được !

Vậy thì không có sự khởi đầu sao ?

Có ! Có sự khởi đầu, nhưng lại không có sự kết thúc ! Đây là điều mà khiến tất cả khó hiểu !

Phàm có sinh ắt có diệt, tại sao nay nói có sinh mà không có diệt ?

Vì sinh là mơ, diệt là tỉnh.

Sinh là lầm nhận, diệt là biết sự lầm nhận. Vì biết sự lầm nhận cho nên không nhận lầm lại được nữa ! Cho nên tuy có sinh, mà lại không có diệt ! Lại vì khởi ngôn thuyết hướng dẫn giúp người tự tỉnh, cho nên lập danh là tỉnh là mơ ! Để người còn chấp tâm dễ nhận, dễ hành ! Nên nói: Ta thuyết pháp như bè qua sông là vậy ! Đây là điểu khó !

Khó hiểu, khó thuyết vì trái với logic lý, là nền tảng mà trên đó ý thức nương tựa vào !

Bởi vì nó vượt ngoài ý thức, siêu việt suy lường, chỉ có thể sát na ngộ nhập mà chẳng thể ngôn từ giải thích !

Miễn cưỡng giải thích thì sẽ bị kẹt bởi do người nghe dùng ý thức lãnh hội, dùng logic luận giải thích, thấy bất hợp lý, thấy trái chân lý - kỳ thực là trái chấp tâm, phân biệt tâm của chính họ - chứ thực ra là chân lý tuyệt đối !

Cho nên cổ đức nói:

Khó nói cái thấy của người đã ngộ cho người chưa ngộ nghe, như người mù từ thủa sơ sinh, chưa từng thấy ánh sáng mặt trời, cho dù nói ra người đó cũng chẳng thể biết được vậy !

Muốn dùng lời nói để nhập Tri Kiến Phật đâu có thể được !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên