Bạch Vân Nhi

Nhà Phật không phê phán tình dục đồng tính

Phithuydu

Registered
Phật tử
Reputation: 98%
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Nơi ở
Việt Nam
Kính Thầy KC
Kính Các ĐH

Cho nên khi mình nói tu Tâm Từ Bi mà chưa kết hợp với Quán Tánh Không đó là mình tu theo Phàm Phu.

Thầy KC nói rất đúng , phàm phu tu tâm từ bi phải quán Tánh Không !

Giác cạn nhỏ là Bồ Tát Thấp

Giác sâu rộng là Bồ Tát Lớn.

Như là sáng thì phải có thể soi vật tỏ hay mờ thì còn tùy sức sáng.

Thầy KC lấy ví dụ về những chiếc đèn ,thật tuyệt vời
Đèn sáng hết cỡ
Đèn sáng
Đèn sáng trung
Đèn sáng vừa
Đèn sáng mờ
Đèn chưa sáng
.........

Đèn sáng hết cỡ , là dụ cho trí tuệ thấy rõ không còn phân biệt
Đèn ít sáng chừng nào sự thấy càng kém
Bậc giải thoát càng cao tầm nhìn càng rõ trụ ở Tánh Không , khi hành từ bi không cần quán
Phàm phu như đèn sáng mờ hoặc đèn chưa sáng , khi hành từ bi phải quán tánh không
Nếu không sẽ sa vào chấp

Bồ Tát tu Tâm Từ thì luôn luôn kết hợp với Trí Tuệ Tánh không nếu không thành Si Ái của Phàm Phu.

Nhưng nếu không có tâm từ bi , chỉ có ái tự thân , sẽ còn si ái nặng nề hơn thế nữa , không biết Thầy Kim Cang có chịu công nhận điều này không ?
Vì từ bi là từ bi với chính mình đấy !
Điều gì mình không muốn ai làm cho mình , thì mình sẽ không làm cho người khác

Bồ Tát tu Tâm Từ không phải thương chúng sanh nghèo đói, bịnh tật...mà là thương chúng sanh bị si mê khiến chìm đắm trong khổ trong sanh tử luân hồi.

Phàm Phu tu Tâm Từ nhưng Chấp cho nên có Cái Tham Sân Si ẩn ở trong thí dụ thấy người đói khổ thì thương bố thí tiền bạc giúp đỡ cho họ rồi sau họ no đủ thành đạt lại chẳng biết ơn thì sau đó lại khởi Sân.





Thật ra viết điều sau đây Pt chỉ muốn nói :
_ Tu Từ Bi là một pháp môn trong 84.000 pháp môn của đạo Phật,nhưng quý vị có quyền lựa chọn pháp môn thích hợp , không phải ai cũng tu giống pháp môn như ai . Không ai bắt buộc người khác phải tu giống con đường của mình , pháp môn của mình
_ Đức Phật có tu từ bi

_Tu từ bi là pháp tu của Bồ Tát Đạo, vì từ bi là tâm của Bồ Tát

Bởi vì trong Lục Độ Ba La Mật để tu Bồ Tát Đạo dành cho các người sơ phát tâm Bồ Đề tu Bồ Tát Đạo , Độ đứng đầu là “Bố Thí “.

<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com<img src=" /><o:p></o:p>Bố Thí ( trong đó bao hàm luôn cả nghĩa cúng dường )
Bố thí là san sẻ cho người khác những gì mình có được.
Những gì mình có bao gồm tài vật , pháp tu , Sự dũng cảm hay tình thương , mình đều nên bố thí , nên có ba loại bố thí là : tài thí , pháp thí , vô úy thí như trong kinh dạy .
<o:p></o:p>
Vì sao phải bố thí ?
_ Vì lòng từ bi muốn bạt khổ rồi ban vui cho tha nhân
_ Vì trừ lòng tham cho mình ( tiền thân đức Phật đã chẳng từng bố thí, tất cả tài sản , bố thí cả vợ con , bố thí thân cho cọp đói … )
_Trong Kinh Bi Hoa phẩm PHÁP BỐ THÍ Phần 3 đức Phật có nói về việc ngài hành Bố Thí các phần của thân thể

<o:p></o:p>
Khi bố thí hết ,là không còn sở hữu cái gì nữa thì không còn luyến tiếc cái gì nữa , tự nhiên xả ly được tất cả , xa rời luyến ái , do đó không dẫn đến đời sau.
Đây là xét về phương diện pháp tu tâm của Bồ tát
<o:p></o:p>
Xét về phương diện phước đức của Bố thí ,
Kinh 42 Chương , chương thứ mười “Hoan hỷ bố thí tất được phước “ , <I>đức Phật dạy :” Thấy người tu đạo bố thí mà hoan hỷ trợ giúp thì sẽ được phước rất lớn ; chương 11 , “Sự Gia Tăng Của Công Đức “ , trong việc bố thí thức ăn , đức Phật dạy : “ Đãi 100 người ác ăn , không bằng đãi một người thiện ăn . Đãi một ngàn người thiện ăn , không bằng đãi một người trì ngũ giới ăn . Đãi một vạn người trì ngũ giới ăn , không bằng cúng dường cho một vị Tu Đà Hoàn ăn . Cúng dường một trăm vạn vị tu đà hoàn ăn , không bằng cúng dường cho một vị Tư Đà Hàm ăn … “ Như vậy thì bố thí cúng dường cho 100 người ác cũng cho ra công đức nhưng ít hơn là cúng dường cho một người thiện ăn .</I>
<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Xét về phương diện công đức
Bố thí là phước đức , nhưng phước đức hoàn toàn có thể hồi hướng thành công đức .
Từ phước đức của bố thì nếu hồi hướng vì làm phước đức này mà có công đức để cầu đạo giải thoát , là có công đức để tu giải thoát .
Kinh Bi Hoa :
<I>“ Thiện nam tử ! Khi ấy Phạm Chí Bảo Hải liền thưa với Thánh vương rằng : Xin Đại Vương hãy đem phước đức cúng dường những báu vật hôm nay cùng với tất cả những gì Đại Vương đã cúng dường đức Như Lai và chư tỳ kheo Tăng trong suốt ba tháng hồi hướng cầu quả vị ANậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề .. Đối với một ngàn người con của Đại Vương , tám mươi bốn ngàn vị Tiểu Vương , chin mươi hai ngàn ức nhân dân , cũng nên dạy bảo họ hồi hướng cầu quả vị A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề .”</I>
<o:p></o:p>
<I>“ Đại Vương nên biết , không nên dùng sự bố thí này để cầu được làm Đao Lợi Thiên Vương , Đại Phạm Thiên Vương … vì sao vậy ? Những phước báo , trân bảo mà vua có được ngày hôm nay đều là vô thường , không có tướng cố định , khác nào như cơn gió thoảng nhanh . Vì thế nên dùng những phước báo có được từ việc bố thí này để khiến cho tâm được tự tại , mau chóng thành tựu quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề , độ thoát vô số chúng sinh , khiến cho được vào cảnh giới Niết Bàn “ </I>
<I>(Phẩm Đại Thí Phần 2 )</I>

<I>Nói tóm lại tu từ bi bố thí là một trong nhiều pháp môn trong đạo Phật </I>
<I>Không biết lần này thì Thầy KC đã chấp nhận chưa ?</I>
<I>Mong câu trả lời về Thiền định </I>
<I>Kính</I>
<o:p></o:p>
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

kimcang

Registered
Phật tử
Reputation: 61%
Tham gia
26/9/06
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
Thực Hành Thiền Định đạt đến mức nào Định mà không trụ tâm vào Định đó thì vượt khỏi Định đó.

Đây là do không chấp vào định thì tự nhiên vượt qua còn dính mắc vào định thì bị kẹt nơi định.

Kinh Đại Bát Nhã nói Bồ Tát tu các Thiền Sắc, Vô Sắc mà chẳng trụ nơi định không bị định dẫn đi thọ sanh mà Bồ Tát tùy nguyện thọ sanh.

DH PDT có thể tìm đọc quyển Đại Thủ Ấn của thầy Trí Siêu dịch.

Đại Thủ Ấn dạy rất rõ ràng chi tiết về sự thực hành thiền quán.


Đại Thủ Ấn dạy Thiền giống như Thiền Tông chỉ có điều là nói thẳng ra không nói ẩn ngữ khó hiểu.

Người Tây Tạng khác người Trung Hoa là
Người Tây Tạng nói thẳng chứ không nói ẩn ngữ khó hiểu như Người Trung Hoa.



 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Reputation: 98%
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Nơi ở
Việt Nam
Thầy KC
Các ĐH

kimcang nói:
Thực Hành Thiền Định đạt đến mức nào Định mà không trụ tâm vào Định đó thì vượt khỏi Định đó.

Đây là do không chấp vào định thì tự nhiên vượt qua còn dính mắc vào định thì bị kẹt nơi định.

Pt chưa hiểu chỗ thầy KC nói này, vì Pt thấy trong Kinh Phật nói :

- Lại nữa A Nan! Từ trên đảnh của Sắc Giới, lại tẽ ra hai đường:
- Nếu nơi tâm xả, phát minh trí huệ, sáng suốt viên thông, bèn ra cõi trần, thành A La Hán, vào Bồ Tát Thừa, hạng này gọi là Hồi Tâm Đại A La Hán.<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com
FONT><FONT color=red>A <
<st1:place w:st="on">Nan</st1:place>! Cõi Tứ Không này, thân tâm dứt sạch, tánh định hiện tiền, chẳng có sắc thân của nghiệp quả; từ đây đến cùng, gọi là Vô Sắc Giới.<o:p></o:p>

- Ấy đều do chẳng rõ diệu tâm sáng tỏ, tích chứa vọng tưởng, chấp thân trung ấm, tùy loại thọ sanh, vọng có tam giới, nên vọng theo bảy loài mà chìm đắm.
(Kinh Thủ Lăng Nghiêm )
<o:p></o:p>

Theo đó Tứ Không Định - Khong , Thuc vo bien , Vo so huu , Phi tuong - của Vô Sắc Giới là còn chấp Không (vì vọng có Tam giới )
Đã chấp thân tâm là Không thì mới vào định này , sao còn nói vượt khỏi định đó . Những vị này hết định thì vào luân hồi theo nghiệp ( trừ Bồ Tát tu Tam Ma Địa thị hiện ở cõi đó )

Xin thầy KC nói rõ chỗ này nếu có thể .
Kính cảm ơn thầy KC đã chỉ dạy trong chủ đề này


KÍNH
 

kimcang

Registered
Phật tử
Reputation: 61%
Tham gia
26/9/06
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
Tứ Không Định không phải Chấp Thân Tâm là Không mà là Chấp Cái Không Lặng Lẽ Là Mình.

DH hành thiền được định không dấy vọng tưởng thì được lặng lẽ đi sâu vào thì sẽ thấy tâm rỗng không yên lặng.

Phàm Phu đến đây thì Chấp Cái Không Lặng Lẽ đó là Mình (ngã) cho nên nói là Chấp Không Định chứ không phải là nói Chấp Không Đoạn Diệt.

Phật dạy Cứu Cánh Vô Ngã là Chân Ngã chứ không phải Vô Ngã là Trống Không Không Có Gì Cả.

Thường Biết Sáng Suốt Lặng Lẽ Không Phân Biệt nên là nói là Vô Ngã.

Không Phân Biệt Mà
Thường Biết Sáng Suốt Lặng Lẽ nên nói là Ngã.

Đây chính là Thường Lạc Ngã Tịnh trong Kinh Đại Bát Niết Bàn nói.

Đại Thủ Ấn của Mật Tông Tây Tạng giảng rất rõ ràng về việc thực hành Thiền Định và các giai đoạn.

Biết thì chẳng Khởi Biết, Khởi Biết là Vọng.

Khởi Biết là Ngã Chấp.

 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Reputation: 98%
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Nơi ở
Việt Nam
Tứ Không Định không phải Chấp Thân Tâm là Không mà là Chấp Cái Không Lặng Lẽ Là Mình.

DH hành thiền được định không dấy vọng tưởng thì được lặng lẽ đi sâu vào thì sẽ thấy tâm rỗng không yên lặng.

Phàm Phu đến đây thì Chấp Cái Không Lặng Lẽ đó là Mình (ngã) cho nên nói là Chấp Không Định chứ không phải là nói Chấp Không Đoạn Diệt.

Phật dạy Cứu Cánh Vô Ngã là Chân Ngã chứ không phải Vô Ngã là Trống Không Không Có Gì Cả.

Thường Biết Sáng Suốt Lặng Lẽ Không Phân Biệt nên là nói là Vô Ngã.

Không Phân Biệt Mà Thường Biết Sáng Suốt Lặng Lẽ nên nói là Ngã.

Đây chính là Thường Lạc Ngã Tịnh trong Kinh Đại Bát Niết Bàn nói.

Đại Thủ Ấn của Mật Tông Tây Tạng giảng rất rõ ràng về việc thực hành Thiền Định và các giai đoạn.

Biết thì chẳng Khởi Biết, Khởi Biết là Vọng.

Khởi Biết là Ngã Chấp.

Kính thầy KC
_ Chấp Không Đoạn Diệt (cho là sau khi chết không còn gì cả ) là một tà kiến trong các loại tà kiến của chúng sanh
( tà kiến : sự hiểu biết sai lầm )
_ Chấp thân tâm là Không (Lặng Lẽ ), như P dùng nói trên , lại là một trạng thái thiền định của ngoại đạo
Đó là sự đạt được cái không lặng lẽ , mà có cái thấy về cái không lặng lẽ đó ,cái thấy đó là tâm vi tế ( ngã vi tế )
Cho nên đây là từ tà kiến về chấp có Tâm của chúng sinh , tu thiền thành trạng thái chấp Không (lặng lẽ )
Thầy KC gọi là chấp định
Đây không phải là Niết Bàn , mà chỉ là chấp tâm thân ở cái Không lặng lẽ
Khi hết sức định thì trở lại tà kiến chấp Ngã
Nếu không phải là từ kiến giải của ngoại đạo , mà vì do chấp không lặng lẽ từ tâm vi tế còn sót lại , thì dù muốn dù không cũng trở lại vọng tưởng , khi đã hết sức định.
Vọng tưởng này là vọng thấy Tam giới , ngã ... là thật , dù muốn dù không cũng còn là trong vòng luân hồi


Mong Thầy KC hiểu dùm
Kính chào
 

kimcang

Registered
Phật tử
Reputation: 61%
Tham gia
26/9/06
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
KC đâu có nói Cái Không Lặng Lẽ Là Niết Bàn.

Người Tu Thiền Phật Giáo mà đến đó nếu không có Thiện Tri Thức chỉ dạy cũng lạc vào Ngoại Đạo.

Cho nên Tu Thiền cần phải có
Thiện Tri Thức chỉ dạy lúc quan trọng nếu không thì bị Mê Trong Định.

Đây trong Kinh gọi là bị Định dẫn đi.

 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Reputation: 98%
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Nơi ở
Việt Nam
Kính Thầy KC

Mặc dù rằng trong nội dung Thầy KC hướng dẫn còn điều phật tử chưa thông ý

Kính Cảm Ơn Thầy Kim Cang đã chỉ dạy thêm
Cảm ơn nhiều


KÍNH
 

*Atula*

Registered
Phật tử
Reputation: 2%
Tham gia
6/7/12
Bài viết
11
Điểm tương tác
1
Điểm
3

Con là một đệ tử của Phật, đồng thời cũng là một người đồng tính. Con cảm thấy rất xấu hổ mỗi khi đi vào chùa, hoặc thậm chí mỗi khi thắp nhang ở nhà. Con không biết như vậy có phải là tội lỗi không? Nếu con kết hôn đồng tính, con có được đi vào chùa nữa không, con có được các sư tăng chấp nhận không? Nếu câu hỏi này mạo phạm đến các Phật, xin tha thứ cho con.

Chào em,

Trước hết phải nói ngay với em rằng đồng tính luyến ái, theo các nhà khoa học ngày nay cho biết không phải là một căn bệnh, cả về tâm lý lẫn sinh lý. Điều này đã được Tổ Chức Y tế Thế Giới Liên Hiệp Quốc (WHO: World Health Organization) và Hội Tâm Thần Học Hoa Kỳ (American Psychiatric Association) xác nhận bằng cách loại bệnh đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách các chứng bệnh trên thế giới.
Thật ra, bản chất của đồng tính luyến ái không phải là tốt hay xấu mà tốt hay xấu là do tư cách hành xử của chúng ta trong cuộc sống với môi trường chung quanh. Chính vì thế em không nên có mặc cảm xấu hổ, cần phải che dấu và chịu đau khổ một mình. Hiện nay có rất nhiều người đồng tính luyến ái trên thế giới đang phải chịu đau khổ do sự kỳ thị bởi thiếu hiểu biết và thiếu cảm thông giữa người với người. Đối với luật pháp hiện nay của Việt Nam cũng như của rất nhiều quốc gia trên thế giới chưa cho phép những người cùng giới tính kết hôn với nhau.

Đối với Phật Giáo, đạo Phật là đạo từ bi cứu khổ, bình đẳng và không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, mầu da và giới tính. Với nguyên tắc thương yêu tất cả mọi loài chúng sinh, Phật giáo không chủ trương xét xử, không chống đối hay chỉ trích người khác, đơn thuần chỉ dựa trên tính chất của người đó, vì điều này được xem như là một sự phê phán thiên vị và không công bằng. Vì thế, xuyên qua những lời giảng dạy của Đức Phật, chúng ta không thấy Ngài phê phán những người đồng tính về phương diện đạo đức.

Với hàng Phật tử tại gia đồng tính, Đức Phật không có điều luật hay lời khuyên nhủ nào về vấn đề kết hôn giữa những người cùng giới tính này. Ngài nói rằng Ngài chỉ là người hướng đạo, là người dẫn đường cho chúng sinh đến bến bờ giải thoát. Điều này được hiểu là ngài không có thẩm quyền để bắt buộc người khác phải theo Ngài hay phải làm gì. Nguyên tắc này cho chúng ta thấy, nguyên lý giáo pháp của Đức Phật không bao gồm những qui tắc, phong tục tập quán của xã hội cũng như hình thức nghi lễ đối với Phật giáo. Tỳ kheo Thanissaro, viện chủ Tu viện Metta Forest ở thành phố Escondido miền nam California cũng cho biết đức Phật chưa bao giờ cấm hàng Phật tử tu tại gia quan hệ đồng tính luyến ái. Sư Thanissaro trích dẫn kinh điển nguyên thủy nói rằng: “Khi đức Phật vạch ra ranh giới giữa quan hệ chăn gối hợp pháp và bất hợp pháp, ngài không hề đề cập đến bất cứ một điều gì về hương vị của quan hệ tình dục hoặc sở thích về giới tính. Dường như đức Phật chú trọng hơn đến việc không xâm phạm các đòi hỏi hợp pháp mà người khác có thể có đối với người hôn phối của bạn.” [1]
Tuy nhiên, khi đề cập đến vấn đề đồng tính vào ngày 11 tháng 6 năm 1997 tại San Francisco, [2] Đức Đạt Lai Lạt Ma đã “xác nhận nhân phẩm và quyền của những người đồng tính, nhưng Ngài cũng cho rằng, sự thủ dâm hay giao hợp đường miệng, hậu môn là không thích hợp và người tu Phật cần phải tránh. Ngài cho biết mục đích của tính dục như quan điểm người Ấn, là để sinh con, và cũng là điều để giải thích tại sao tất cả những hoạt động tình dục khác không đưa đến sinh con thì đều bị bài trừ”.


Đối với hàng xuất gia, đức Phật không cho phép những người đồng tính được thọ giới Tỳ kheo, trong đó bao gồm cả người ái nam ái nữ và cả loại người mà kinh điển Pali gọi là Pandakas.


***


Đạo Phật tin rằng, mọi sự mọi vật trên thế gian là vô thường, cuộc sống nhân sinh cũng chuyển dịch biến hoá không ngừng và tuỳ theo nghiệp của mỗi chúng sinh, giới tính có thể thay đổi từ giới này sang giới khác như người nam trở thành người nữ hay ngược lại và chuyển dịch từ đời này sang đời khác.[3] Ngay cả trong đời hiện tại cũng đã có nhiều người hoặc tự mình thay đổi với sự trợ giúp của y khoa hay tự nhiên thay đổi giới tính. Dù thế nào cũng không ra ngoài nhân quả. Mỗi người trong chúng ta mang trong mình cái nghiệp, nghiệp lành nghiệp dữ mình làm mình chịu, có gieo nhân tất có quả. Theo lý này, chúng ta thương yêu người nào, dù cùng giới tính hay khác giới tính đều là có duyên nợ với người đó ở quá khứ. Chính duyên và nợ quá khứ thúc đẩy chúng ta thương yêu trong hiện tại. Đó là quan hệ nhân quả bình thường.


Nếu chúng ta tin tưởng vào nhân quả nghiệp báo thì chúng ta có thể chuyển đổi được nghiệp quả của mình từ xấu thành tốt, kể cả từ giới tính này sang giới tính khác bằng cách tu tập những điều mà giáo lý nhà Phật chỉ bảo, như “Làm tất cả việc lành, không làm các điều ác và tự thanh tịnh hoá tâm”. Làm các việc lành và không làm các điều ác thì với sự hiểu biết của em, em có thể áp dụng thực hành trong đời sống hàng ngày, riêng việc thực hành “tự thanh tịnh hoá tâm” có liên quan đến việc tu tập thiền và trì chú cần phải có sự hướng dẫn ban đầu của quý thầy, quý cô, những người đang miệt mài thanh tịnh tâm tại các chùa, trong các tu viện. Ở Việt Nam, em có thể đăng ký tham dự một khoá tu ngắn hạn 10 ngày về thiền ở Tịnh Xá Ngọc Thành, Quận Thủ Đức hay Thiền Viện Nguyên Thuỷ, Quận 2 TP. HCM. Nếu ở các tỉnh phía Bắc em có thể đến Thiền Viện Sùng Phúc, Hà Nội gặp quý anh chị trong Câu Lạc Bộ Thanh Niên Phật Tử Hà Nội hay quý thầy cô thường trú tại Thiền Viện để được giúp đỡ học hỏi.

Em không có gì phải ngại ngùng khi bước vào cổng chùa, không có gì phải e dè khi đứng trước tôn tượng đức Phật hay khi nói chuyện với quý thầy cô trong chùa vì em đâu có làm một điều gì tội lỗi xấu xa, không làm gì phương hại đến đạo đức gia đình, và vi phạm pháp luật quốc gia.

[1] According to Thanissaro Bhikkhu, abbot of the Metta Forest Monastery in southern California, the Buddha never forbade gay sex for lay people as far as we know. "When he drew the line between licit and illicit sex, it had nothing to do with sexual tastes or preferences," he says, citing early texts. "He seemed more concerned with not violating the legitimate claims that other people might have on your sexual partner."

[2] www.shambhalasun.com
[3] Trong kinh Phật có kể lại mẫu chuyện ông Soreyya từ nam biến thành nữ và từ nữ biến thành nam, mỗi lần như vậy đều có gia đình và có con, sau đó xuất gia chứng đắc đạo quả. Đọc báo chí chúng ta cũng thấy nhiều trường hợp nam biến thành nữ và nữ biến thành nam. Thậm chí một số quốc gia đã giải phẩu nam thành nữ v.v


Coi Thêm :


*************************************************
Đức Phật nói gì về hôn nhân đồng tính



(San Francisco, USA): Nhiều người hỏi tôi, Phật tử nghĩ gì về hôn nhân đồng tính? Vâng, vấn đề này tùy thuộc vào đối tượng mà bạn nói đến. Cách đây vài năm, trong cuộc phỏng vấn với hãng CBC, đức Dalai Lama đã bác bỏ quan hệ đồng tính, khiến nhiều người cải đạo sang đạo Phật ngạc nhiên. Đôi khi, họ quá dễ dãi cho rằng đạo đức Phật giáo là phù hợp với quan điểm tiến bộ tiêu biểu của họ.
Khi cuộc phỏng vấn của người Gia-nã-đại được lên mạng internet, vài người bị choáng và bị rối, nhưng quan điểm của đức Dalai Lama đưa ra không làm ngạc nhiên đối với bất cứ ai lưu tâm theo dõi vấn đề này. Rốt cuộc thì lập trường của ngài vẫn trước sau như một. Tại một hội nghị cách đây 12 năm, khi các lãnh đạo đồng tính gặp đức Dalai Lama ở San Francisco để thảo luận vấn đề cấm Phật tử Tây Tạng phản đối việc đồng tính luyến ái, ngài đã nhắc đi nhắc lại quan điểm truyền thống rằng đồng tính luyến ái là “tà hạnh”.

Quan điểm này được dựa trên những hạn chế đã phát hiện trong kinh điển mà ngài không thể thay đổi. Tuy nhiên, ngài khuyên các lãnh đạo Phật tử đồng tính nên nghiên cứu sâu hơn để thảo luận vấn đề này và ngài cho rằng sự thay đổi có thể xảy ra thông qua một một số ý kiến nhất trí mang tính thần học. Nhưng tại thời điểm khi mà hôn nhân đồng tính đã trở thành chủ đề thời sự nóng trong nền chính trị Hòa Kỳ thì những phát biểu gần đây nhất của đức Dalai Lama đưa ra như là những tin tức bất lợi cho những người đề xướng quyền tự do cá nhân.
Phải chăng điều này có nghĩa là Phật giáo lên án quan hệ đồng tính? Hoàn toàn không. Trái với nhận thức phổ thông, đức Dalai Lama không thuyết giảng cho tất cả các Phật tử. Là lãnh đạo của tông phái Mũ vàng chiếm ưu thế của Phật giáo Tây Tạng, ngài thuyết giảng cho một phần dân chúng theo đạo Phật trên thế giới. Phần đông Phật tử không thực hành theo truyền thống của ngài mặc dù nhiều người tôn kính và ngưỡng mộ ngài và kinh điển Tây Tạng mà đức Dalai Lama đưa ra được viết trong những thế kỷ sau khi đức Phật nhập niết-bàn.


Có lẽ đạo Phật còn đa dạng hơn cả Thiên chúa giáo. Trên thực tế, sự khác biệt giữa các tông phái là rất lớn mà một vài nhà nghiên cứu coi các tông phái ấy như là những tôn giáo khác nhau. Thật vậy, theo Tỳ kheo Thanissaro, viện chủ Tu viện Metta Forest ở miền nam California, cho đến nay như chúng ta biết thì đức Phật chưa bao giờ cấm cư sỹ quan hệ đồng tính luyến ái. Sư Thanissaro trích dẫn kinh điển nguyên thủy nói rằng: “Khi đức Phật vạch ra ranh giới giữa quan hệ chăn gối hợp pháp và bất hợp pháp, ngài không hề đề cập đến bất cứ một điều gì về hương vị của quan hệ tình dục hoặc sở thích về giới tính. Dường như đức Phật chú trọng hơn đến việc không xâm phạm các đòi hỏi hợp pháp mà người khác có thể có đối với người hôn phối của bạn.”

Giới luật tự viện của Phật giáo có những hướng dẫn chi tiết – và đôi khi khôi hài (suy nghĩ của Leviticus) - chỉ áp dụng đối với tu sỹ, và đối cư sỹ thì vẫn còn có phần mở ra tranh luận.


Cộng đồng Phật tử phương Tây nổi tiếng vì đức khoan dung của họ và chính đức Dalai Lama cũng có các đệ tử đồng tính một cách công khai. Hiếm khi người ta nghe ai đó gõ trống khua chiên đuổi một cộng đồng Phật tử vì họ là những người đồng tính và trong hầu hết các truyền thống đã thực hành ở phương Tây – trong đó có cộng đồng Tây Tạng, tình dục là vấn đề hiếm khi được bàn đến nếu không muốn nói rằng đó chưa phải là một vấn đề. Dù sao, trong bối cảnh chính trị hiện nay, nghe một Phật tử nổi tiếng nhất thế giới tuyên bố đồng tính luyến ái là “tà hạnh”, khiến mọi người tin rằng giáo lý của đức Phật cấm quan hệ đồng tính. Họ không còn cách nào khác hơn là ủng hộ và tán thành những gì đã có trong giáo pháp.



Những người bạn của tôi tranh luận rằng đức Dalai Lama không hẳn thật sự kỳ thị quan hệ đồng tính, rằng ngài không có sự chọn lựa nào khác hơn ngoài việc tán thành những giới điều trong truyền thống của ngài; và rằng có thể đức Dalai Lama bị chấp vào những điều răn cấm của kinh điển cổ giống như cách của một người Thiên chúa giáo, hễ bất cứ nói ra điều gì thì lại liên hệ đến thánh Thomas Aquinas. Tuy nhiên, chúng ta không biết và nên coi những tuyên bố công khai của ngài chỉ có giá trị hình thức. Trong trường hợp của ngài, dẫu sao thì sự kỳ vọng của chúng ta có khuynh hướng khác với những người có thể là mục sư địa phương, giáo sỹ hoặc giáo sỹ chính thống giáo. Và rất nhiều người trong chúng ta đã hưởng lợi ích rất lớn từ những lời dạy của ngài thì dễ cảm thấy thất vọng.


Thích Minh Trí biên dịch
Nguyên tác Anh ngữ
Gay Marriage: What Would Buddha Do ?
by James Shaheen, The Huffington Post, July 13, 2009
San Francisco, USA -- A lot of people ask me what the "Buddhist take" on gay marriage is. Well, it depends on who you talk to. A few years back, in an interview with the CBC, the Dalai Lama rejected same-sex relationships to the surprise of many convert Buddhists, who sometimes too easily assume that Buddhist ethics are consistent with their typically progressive views.
As the Canadian interview bounced around the internet, some people were shocked and perplexed, but the Dalai Lama's position shouldn't have come as a surprise to anyone who has followed the issue. After all, he has been consistent. At a conference some 12 years ago, when gay leaders met with him in San Francisco to discuss the Tibetan Buddhist proscriptions against gay sex, he reiterated the traditional view that gay sex was "sexual misconduct."
This view was based on restrictions found in Tibetan texts that he could not and would not change. He did, however, advise gay Buddhist leaders to investigate further, discuss the issue, and suggested that change might come through some sort of theological consensus. But at a time when same-sex marriage has taken
front-stage center in American politics, the Dalai Lama's more recent statements come as unwelcome news to proponents of civil rights.
Does this mean Buddhism condemns same-sex relationships? Not at all. Contrary to popular perception, the Dalai Lama does not speak for all Buddhists. As the leader of the dominant Gelug sect of Tibetan Buddhism, he speaks for one slice of the world's Buddhist population. The vast majority of Buddhists do not practice in his tradition -- however much they respect and admire him -- and the Tibetan texts the Dalai Lama refers to were written centuries after the Buddha had come and gone.
Buddhism is perhaps even more diverse than Christianity. In fact, the differences among schools can be so vast that some scholars consider them different religions. Indeed, according to Thanissaro Bhikkhu, abbot of the Metta Forest Monastery in southern California, the Buddha never forbade gay sex for lay people as far as we know. "When he drew the line between licit and illicit sex, it had nothing to do with sexual tastes or preferences," he says, citing early texts. "He seemed more concerned with not violating the legitimate claims that other people might have on your sexual partner."
The Buddhist monastic code, which contains detailed -- and sometimes ludicrous -- guidelines (think Leviticus), applies only to monks, leaving the rest open to debate.
Western dharma communities are known for their tolerance, and the Dalai Lama himself has openly gay students. It's rare to hear of anyone being drum med out of a Western Buddhist community for being gay, and in most Buddhist traditions practiced in the West--including the Tibetan communities--sexuality is rarely if ever an issue. Nonetheless, in the current political climate, hearing the world's most famous Buddhist declare homosexuality to be "sexual misconduct" can't help but lead people to believe that the Buddha's teachings proscribe same-sex relationships. They don't, any more than they promote them.
Friends of mine have argued that the Dalai Lama doesn't really look askance same-sex relationships, that he has no choice but to uphold his tradition's dictates; and that maybe the Dalai Lama is just stuck with the old texts' proscriptions in the same way that a Catholic, say, must deal with Thomas Aquinas. Of course, we can't know and must take his public statements a face value. In his case, though, our expectations tend to be different than they might be for the local minister, priest or orthodox rabbi. And so many of us who have benefited greatly from his teachings are apt to feel disappointed.
Nguồn: www.buddhistchannel.tv
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Reputation: 98%
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Nơi ở
Việt Nam
Kính Thầy
Kính bạn Atula

ptd là người ít học không am tường nhất là về hiện tượng "đồng tính luyến ái "
Thấy bài này cũng xin góp ý thô thiển
Thầy và Bạn chỉ dạy

atula nói:
Đạo Phật tin rằng, mọi sự mọi vật trên thế gian là vô thường, cuộc sống nhân sinh cũng chuyển dịch biến hoá không ngừng và tuỳ theo nghiệp của mỗi chúng sinh, giới tính có thể thay đổi từ giới này sang giới khác như người nam trở thành người nữ hay ngược lại và chuyển dịch từ đời này sang đời khác
Theo lý này, chúng ta thương yêu người nào, dù cùng giới tính hay khác giới tính đều là có duyên nợ với người đó ở quá khứ. Chính duyên và nợ quá khứ thúc đẩy chúng ta thương yêu trong hiện tại. Đó là quan hệ nhân quả bình thường.
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com
P><P><FONT color=blue><FONT alt=
Theo lý này có thể giải thích đôi lời về nguyên nhân của hiện tượng “đồng tính luyến ái“ trong cộng đông nhân loại
<o:p>
</o:p>
atula nói:
<o:p></o:p>Trong kinh Phật có kể lại mẫu chuyện ông Soreyya từ nam biến thành nữ và từ nữ biến thành nam, mỗi lần như vậy đều có gia đình và có con, sau đó xuất gia chứng đắc đạo quả. Đọc báo chí chúng ta cũng thấy nhiều trường hợp nam biến thành nữ và nữ biến thành nam. Thậm chí một số quốc gia đã giải phẩu nam thành nữ v.v
<o:p></o:p><o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Theo thiễn ý , việc chuyển thân , như trong Kinh Phật hay nói chuyển thân nữ thành nam là nghĩa chuyển thân tướng , nhưng là nói nghĩa chuyển tánh , hay chuyển nữ tánh thành nam tánh .Tại sao phải chuyển nữ (tánh )thành nam (tánh )? Có thể tạm giải thích ( không hoàn toàn đúng )<o:p></o:p>
_ nữ tánh nhỏ hẹp , ích kỷ ?<o:p></o:p>
_ nam tánh : quảng đại , can đảm ?<o:p></o:p>

Riêng việc chuyển THÂN thật sự từ nữ thành nam , hay ngược lại , là phạm vi của thần thông <o:p></o:p>

Còn xã hội VN ngày nay , phụ nữ thường hay có hiện tượng đồng tính luyến ái là nữ yêu nữ , khởi đầu là tình yêu , được giải thích nguyên nhân là do vì phụ nữ đã từng có kinh nghiệm thấy người bạn tình nam giới của mình là ác ,ích kỷ , bội bạc , không chung thủy , tà dâm ,... nói chung là nhiều tính xấu và họ đã là nạn nhân của tính xấu của nam giới nên họ quay sang tình yêu với người đồng phái tính giống mình , người đồng phái có những tính tốt mà họ nhận thấy nơi người bạn đồng phái , luyến ái người đồng phái
P có suy nghĩ như trên
Xin Thầy và Bạn chỉ dạy
 

*Atula*

Registered
Phật tử
Reputation: 2%
Tham gia
6/7/12
Bài viết
11
Điểm tương tác
1
Điểm
3
Kính Bạn Phithuydu !
Bạn đưa ra luận điểm cũng đúng như Atula nghĩ có hiện tượng '' đồng tính luyến ái '' này cũng là do cái như cầu hạnh phúc của con người.Nên nếu nhu cầu hạnh phúc của con người bị chính con người khinh miệt hay đạo phật đạo từ bi bát ái cũng không chấp nhận thì có lẽ quá vô tâm ít kỉ với những người đó!
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Reputation: 78%
Tham gia
20/7/11
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63

Hiện nay sự lưu vong của đức Đạt Lai Lạt Ma, để tránh sự kiểm soát cũng như bắt giữ của chính quyền Trung Quốc. Ngài đang gắng sức đấu tranh và mong muốn xây dựng một chính phủ Tây Tạng độc lập. Thì chính cộng đồng người Tây Tạng là huyết mạch của Ngài, là máu thịt của Ngài. Tiếng nói của họ, hay tập quán sống của cộng đồng người Tây Tạng là tiếng nói của Ngài. Thiết nghĩ dầu Ngài có muốn làm gì cũng không dám đi ngược với mong muốn và suy nghĩ của người Tây Tạng. Đây chính là lý do chủ yếu vì sao dù Ngài đang sống trên những đất nước văn minh, văn hóa phát triển, nhưng vẫn không thể đưa ra những quan điểm rỏ ràng về vấn đề quan hệ giới tính, khi thì Ngài có ý chống đối, lúc thì mở ra
" Tuy nhiên, khi đề cập đến vấn đề đồng tính vào ngày 11 tháng 6 năm 1997 tại San Francisco, [2] Đức Đạt Lai Lạt Ma đã “xác nhận nhân phẩm và quyền của những người đồng tính,".
Cũng như ý kiến của Ngài về quan hệ vợ chồng thế nào là " tà hạnh " như sau " nhưng Ngài cũng cho rằng, sự thủ dâm hay giao hợp đường miệng, hậu môn là không thích hợp và người tu Phật cần phải tránh. Ngài cho biết mục đích của tính dục như quan điểm người Ấn, là để sinh con, và cũng là điều để giải thích tại sao tất cả những hoạt động tình dục khác không đưa đến sinh con thì đều bị bài trừ”. Đây là những điều thiết nghĩ không nên nói đến, vì không thuộc phạm vi quản giáo của người xuất gia. Là cuộc sống của chúng sanh, họ tự chọn cách họ sinh hoạt như thế nào. Không nằm trong quan điểm của nhà Phật. Những phát biểu của Ngài Đạt Lai Lạt Ma cũng có mâu thuẫn nằm ngay trong đó. Có thể vì Ngài không muốn làm mất lòng những con người nơi mỗi quốc gia mà ngài đang cư trú tị nạn và kêu gọi sự trợ giúp. Và Ngài lại càng không muốn làm mất lòng tin nơi người dân Tây Tạng đang chong đợi ở Ngài. Những phát biểu mang tính chính trị nhiều hơn đạo pháp.

Hòa thượng Tuyên Hóa khi còn là một vị tăng trẻ đã từng bảo như thế này " Những người đồng tính làm mất đi giống nòi, nếu tất cả ai cũng đồng tính thì nhân loại sẽ biến mất, vô hậu. Quả là một tội lớn. Nên xem là tà hạnh."
Ta thử hỏi, có bao giờ nhân loại tất cả sẽ đồng tính hết? Không có bao giờ! Mỗi chúng sanh mỗi nghiệp khác nhau.

Nhưng rồi, khi mọi người hỏi lại người tu xuất gia chúng ta như sau " Các vị đi tu hết, lấy ai lập gia đình, sinh con đẻ cái, làm mất đi giống nòi, nếu tất cả ai cũng đi tu hết thì nhân loại sẽ biến mất, vô hậu. Quả là tội lớn." Thì chúng ta sẽ trả lời ra sao? Bảo là chúng ta vì tu hành nên không sinh con đẻ cái là đúng, còn những người đồng tính không sinh con đẻ cái là sai, là tội ư?

Vì những điều trên không thể nào xảy ra, nên sao có cái gọi là đúng là sai?

Một điều nữa mà những người tu học theo giáo lý của Đức Phật ai cũng biết, cũng như
Tỳ kheo Thanissaro, viện chủ Tu viện Metta Forest ở thành phố Escondido miền nam California nói rằng:
" Khi đức Phật vạch ra ranh giới giữa quan hệ chăn gối hợp pháp và bất hợp pháp, ngài không hề đề cập đến bất cứ một điều gì về hương vị của quan hệ tình dục hoặc sở thích về giới tính. Dường như đức Phật chú trọng hơn đến việc không xâm phạm các đòi hỏi hợp pháp mà người khác có thể có đối với người hôn phối của bạn.”
Thì thiết nghĩ Đức Đạt Lai Lạt Ma Tây Tạng đi sâu vào vấn đề quan hệ của đời sống vợ chồng làm gì? trong khi ngay cả Đức Phật còn không đề cập đến. Giới cấm mà Đức Phật đặt ra cho người Phật tử tu tại gia, là dựa trên đạo lý cũng như pháp luật nước sở tại là chủ yếu. Nhằm đưa những người tu học tại gia đến với cuộc sống an ổn, để thân tâm tu học được dễ dàng. Đức Phật không dùng khuôn mẫu phép tắc hay phong tục để buộc người tu tại gia làm theo. Đạo Phật là đạo của trí tuệ, nhận định bằng trí tuệ, không có sự áp đặt cái mà con người cho là nên và không nên. Đạo Phật hướng dẫn con người tu học, từ từ rũ bỏ những si mê, những sai lầm tà kiến, những gì cho là của ta phải từ từ mất đi, thay vào đó là vì hạnh phúc của mọi người, và đến một lúc ta và người cũng không còn...Một tinh thần vô ngã tuyệt đối!.

Trong xuất gia tu học, Đức Phật chỉ không cho phép người không đầy đủ ngũ căn được thọ giới Tỳ Kheo ( điều này cũng vì thỉnh nguyện của các bậc vua chúa ngày xưa vì muốn tăng đoàn được thanh tịnh trang ngiêm mà xin với Đức Phật hạn chế người thiếu ngũ căn xuất gia ), cũng như Đức Phật không cho người bị Huỳnh Môn ( có đồng thời cả hai bộ phận sinh dục của nam và nữ trên cơ thể ) được xuất gia trong tăng đoàn và thọ giới Tỳ Kheo. Chứ không đề ra luật là không cho người đồng tính được xuất gia tu học và thọ giới Tỳ Kheo. Căn cứ trên phạm hạnh của người tu học là chủ yếu, tu học như thế nào, giới đức giữ gìn ra sao. Chúng ta không thể bảo là chính Đức Phật không cho phép, điều này không có trong các Kinh.

Có thể các vị Thầy ngại nhận đệ tử đồng tính xuất gia, khi thấy họ có những biểu hiện bên ngoài, cũng như những cử chỉ không giống với giới tính mà người đó đang mang lấy. Điều này có thể hiểu được, nhưng không có nghĩa là chúng ta đề ra luật không cho phép họ xuất gia và thọ giới. Không thể vì e ngại cái ngoại hình hơi khác bình thường mà làm mất đi ý chí tu học của họ. Không thể vì sợ khó quản lý và dạy dỗ mà từ chối họ. không thể vì khó khăn trong dạy bảo trông nom, mà chúng ta không cho phép. Vì một khi muốn bước vào cửa Phật xuất gia, chính người muốn xuất gia tu học đã có lòng rủ bỏ tất cả cái mà thế tục mang lấy, chọn cho mình một cuộc sống li dục và thoát trần. Thì bổn phận người Thầy, phải dìu dắt dạy dỗ người đệ tử tu học cho đến nơi đến chốn. Không thể vì khó khăn mà không cho phép người đồng tính xuất gia tu học, trong khi xưa kia Đức Phật đã không chế luật răn cấm, thì ngày nay chúng ta cũng vậy. Cái chính là người Thầy dạy dỗ trò như thế nào để trò trở thành một vị tu sĩ tốt cho đạo, tốt cho đời.

Suy nghĩ hay phong tục của một cộng đồng nào đó, không thể áp đặt lên đạo Phật, làm mất đi cái đẹp và trí tuệ rộng lớn của đạo Phật. Đừng biến đạo Phật thành lợi ích của một tập thể hay của cộng đồng nào cả. Đạo Phật là tiếng nói của chân lý, của tình thương và trí tuệ, dẫn dắt đến bờ giác, buông bỏ và giải thoát.


TH.
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Reputation: 78%
Tham gia
20/7/11
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
Một Trường Hợp Thay Hình Đổi Dạng
Mẹ của Hai và Cha của Hai
Tác giả: Piyadassi Mahathera
Dịch giả: Phạm Kim Khánh

--- o0o ---

‘Điều tốt đẹp mà không người mẹ, người cha, hay bất luận thân bằng quyến thuộc nào có thể làm, một cái tâm hướng thiện có thể, và nâng ta lên đến mức cao quý (2).

Lời dạy này được Đức Phật ban truyền trong khi Ngài ngự tại Tịnh Xá Jetavana (Kỳ Viên), trong thành Savatthi, chuyện liên quan đến một ông quan giữ kho. Câu chuyện bắt đầu tại thị trấn Soreyya và kết thúc tại Savatthi.

Trong khi cùng với một người bạn trên đường đi tắm trên một chiếc xe, Soreyya, quan giữ kho, nhìn thấy màu da vàng sáng ngời của Đại Đức Maha Kaccana, một vị Trưởng Lão A La Hán, khi Ngài sửa soạn đắp y vào thành trì bình.

Soreyya lấy làm say mê cái màu vàng sáng chói của nhục thân nhà sư, bỗng dưng nghĩ thầm: ‘-, phải chi vị sư này có thể là vợ ta, hay màu da của vợ ta có thể vàng chói như vị sư này.’ Vừa nghĩ như vậy thì thân người của Soreyya tức khắc biến thành đàn bà (3). Ông hoàn toàn kinh ngạc, vội vã xuống xe và bỏ chạy, trong khi người bạn ngẩn ngơ, nói một cách lúng túng, ‘Điều gì lạ kỳ vậy?’
Khi ông bạn về đến nhà, cha mẹ của quan giữ kho Soreyya hỏi thăm về người con thì ông không biết sao, vì tưởng tượng rằng Soreyya đã chạy về nhà rồi sau khi tắm. Cha mẹ Soreyya cho người đi tìm khắp nơi mà không gặp. Hai ông bà rất buồn, than khóc thảm thương, vô chùa làm phước trai tăng và dâng cùng lễ vật đến Tam Bảo và cũng xin các buổi lễ cầu an cho con.

Về phần Soreyya, giờ đây là một phụ nữ, theo một đoàn thương buôn đi Takkasila (người Hy Lạp gọi là Taxila). Những người trong đoàn nhìn thấy thiếu phụ xinh đẹp thì nghĩ rằng: ‘Quan giữ kho của thành Takkasila chúng ta chưa lập gia đình và đang cần tìm vợ. Ta sẽ mách với ông về sắc đẹp tuyệt trần của người đàn bà này và như vậy ông sẽ ban thưởng chúng ta.’

Khi về đến nơi họ giới thiệu người đẹp cho quan giữ kho, một món quà quý giá. Ông ta vô cùng thoả thích trước duyên dáng và sắc đẹp mỹ miều của người đàn bà, đem lòng thương và cưới làm vợ. Bà có hai con với quan giữ kho của thành Takkasila. Trước kia, lúc ở thành Soreyya ông Soreyya là cha của hai con, giờ đây là mẹ của hai con nữa.

Vào lúc bấy giờ, người bạn trước kia cùng đi tắm với Soreyya trên một xe, cũng rời thành Soreyya đi tìm bạn và vào thành Takkasila. Ngày kia thiếu phụ Soreyya từ trên lầu cao nhìn xuống đường thấy người bạn cũ của bà lúc ở thành Soreyya. Lập tức, bà cho gia đinh mời vào và giòn giã chuyện trò.

Ông khách không biết vì lẽ gì mà bà chủ nhà tiếp đón mình nồng hậu khác thường như vậy, hỏi tại sao bà có thái độ quá tự do đối với một người lạ như vậy. Bà chủ nhà trả lời, ‘Tôi biết ông nhiều lắm, có phải ông cư ngụ trong thành Soreyya hay không?’ ‘Đúng vậy, tôi từ Soreyya đến đây.’ Rồi bà hỏi thăm tin tức sức khoẻ của cha mẹ. và bà vợ và hai đứa con. Ông khách hỏi, ‘Bà có biết mấy người đó sao?’ ‘Dạ có, thưa ông, tôi biết rất nhiều. Ông bà ấy cũng có một người con trai. Người ấy hiện giờ ở đâu?’ ‘Kính thưa bà, tôi xin bà chớ nên nói về ông con ấy nữa,’ và ông ta tường thuật đầy đủ diễn biến lạ lùng đã xảy ra.

Trước sự kinh ngạc của khách, bà chủ nhà nói: ‘Chính tôi là người con ấy.’ ‘Bà nói gì lạ vậy? Người ấy là bạn thân với tôi, trẻ đẹp như thần tiên, và là một người nam.’ ‘Không có gì quan trọng đâu, chính tôi và người ấy là một.’

Rồi bà thuật lại lúc ấy bà - là người đàn ông - nhìn thấy vị Đại Trưởng Lão Kaccana và có những ý nghĩ như thế nào. Bà thổ lộ hết những bí ẩn mà từ lâu được gìn giữ sâu kín trong tâm.
Khi nghe hết câu chuyện, ông bạn vô cùng xúc động và lưu ý rằng hành vi của bà quả thật đáng bị khiển trách, ông khuyên nên đến sám hối với Đức Kaccana. Bà đồng ý.

Ông bạn tìm đến gặp Ngài, lúc bấy giờ cũng cư ngụ gần thành Takkasila và xin dâng cúng trai tăng (dana) ngày hôm sau. Vị Trưởng Lão chấp thuận, và trưa hôm sau ông bạn cùng đến với bà (Soreyya), hướng dẫn bà đảnh lễ sư, và xin sám hối. Đức Kaccana muốn biết lý do. Ông bạn giải thích vì sao bà, từ là một người nam đã chuyển biến thành người nữ.

Rồi Sư chú nguyện: ‘Tốt lắm, hãy đứng dậy, Sư đã tha lỗi cho con.’ Lời chú nguyện vừa dứt, bà liền chuyển biến, từ người nữ trở thành nam. Như thế ấy, Soreyya đã chịu thay hình đổi dạng hai lần trong một kiếp.

Giờ đây, ông không còn muốn sống đời tại gia cư sĩ nữa. Quan giữ kho của thành phố Takkasila - trước đó là chồng - nói với ông: ‘Này bạn chớ nên buồn phiền. Bạn là mẹ của hai đứa con và tôi là cha, chúng nó thật sự là con của chúng ta. Hãy tiếp tục sống ở đây.’ Soreyya trả lời: ‘Này bạn, trong chính kiếp sống này tôi đã chịu biến dạng hai lần. Trước tiên tôi là đàn ông, kế đó là đàn bà, và giờ đây tôi thành đàn ông trở lại. Trước, tôi là cha của hai đứa con, và sau đó là mẹ của hai đứa. Xin bạn đừng nghĩ rằng sau hai lần chuyển biến, từ nam ra nữ rồi từ nữ thành nam, tôi còn có thể sống đời tại gia cư sĩ nữa. Tôi sẽ gia nhập và Giáo Hội dưới sự hướng dẫn của vị Thầy cao quý của tôi, Ngài Maha Kaccana. Bạn có nhiệm vụ chăm sóc hai con. Xin chớ nên hờ hững bỏ lơ.’ Soreyya nói như vậy rồi ôm hai con vào lòng hôn và trao lại cho cha chúng. Ông từ bỏ đời sống trần tục và trở thành Soreyya Thera, Đại Đức Soreyya.

Khi hay biết câu chuyện, dân chúng tò mò đến gặp Đại Đức và hỏi: ‘Bạch Ngài, trong hai cặp con, Ngài thương cặp nào hơn?’ ‘Cái cặp mà tôi là mẹ’, nhà sư trả lời.
Về sau sư tìm nơi thanh vắng, chuyên cần hành thiền, và đắc Quả A La Hán, tuyệt đỉnh trong sạch, cùng với những oai lực thần thông.

Sau đó dân chúng đến viếng Ngài, nêu lên cũng câu hỏi trên và vị Trưởng Lão trả lời: ‘Không còn luyến ái với gia đình hay bất luận gì thì Sư còn gì bận bịu?’

Chư tăng nghe vậy không tin, đem vấn đề ra bạch với Đức Thế Tôn. Nhân đó Đức Bổn Sư dạy:

‘Này chư tỳ khưu, con của Như Lai không hề nói dối. Từ ngày trở thành thánh tăng, vị sư ấy không còn luyến ái bất luận gì. Điều mà không người mẹ hay người cha nào có thể cung cấp là một cái tâm hướng thiện ban rải đến chúng sanh.’

Chú thích:
(1). Dhammapada Attahakatha, Chú Giải Kinh Pháp Cú, Quyển I trang 325.
(2). Dhammapada, Kinh Pháp Cú, câu 43.
(3). Tình trạng thay đổi từ nam trở thành nữ, hay từ nữ trở thành nam thỉnh thoảng đã có được tường trình trong bao chí ngày nay. Trong Tạng Luật của Tam Tạng Kinh Điển Phật Giáo cũng có đoạn đề cập đến vấn đề này. Xem bài ‘Change of Sex in Buddhist Literature’ của P.V. Bapat.

Trích theo quyển ‘Phật Giáo, Nhìn Toàn Diện’, do Phạm Kim Khánh dịch, Sài Gòn, Việt Nam, 1996. (Nguyên tác: ‘The Spectrum of Buddhism’ của tác giả Piyadassi Mahathera).


Qua trường hợp của Ngài Soreyya, chúng ta thấy được điều gì?

- Thân nam hay nữ, cũng chỉ là biểu hiện của nghiệp báo. Khi nghiệp báo của thân nữ còn, thì mang thân nữ. Khi nghiệp báo của thân nam còn, thì mang thân nam. Cũng vậy, người đồng tính cũng bị chi phối bởi nghiệp báo mà có tư tưởng khác với giới tính đang hiện có.

- Một khi sám hối tu học, thì dù mang thân gì, là nam hay nữ cũng sẽ thanh tịnh theo tâm mà cảm hóa. Như khi Ông
Soreyya sám hối cùng trưởng lão Đại Đức Maha Kaccana.

- Một người khi muốn xuất gia tu học, thân tâm đã chuyển đổi rất lớn, chuyện tình ái nam nữ nếu còn cũng sẽ mảnh nhỏ rồi cũng tan mất theo thời gian tu học. Cũng như Ông
Soreyya đã trãi qua tất cả và ngao ngán tất cả những biến đổi vô thường của thân người. Tâm của Ông Soreyya giờ đây chỉ muốn tu học giải thoát là hạnh phúc nhất.

- Khi chưa tu hành đắc đạo, có người hỏi
Đại Đức Soreyya ‘Bạch Ngài, trong hai cặp con, Ngài thương cặp nào hơn?’ ‘Cái cặp mà tôi là mẹ’, nhà sư trả lời. Qua đó cho ta thấy, người nữ khác người nam ở chổ nặng tình ái hơn, nên đau khổ sẽ nhiều hơn.

-
Sau khi Đại Đức Soreyya đắc Quả A La Hán, tuyệt đỉnh trong sạch, cùng với những oai lực thần thông. Dân chúng đến viếng Ngài, nêu lên cũng câu hỏi trên và vị Trưởng Lão trả lời: ‘Không còn luyến ái với gia đình hay bất luận gì thì Sư còn gì bận bịu?’

Nhân đó Đức Bổn Sư dạy:


‘Này chư tỳ khưu, con của Như Lai không hề nói dối. Từ ngày trở thành thánh tăng, vị sư ấy không còn luyến ái bất luận gì. Điều mà không người mẹ hay người cha nào có thể cung cấp, là một cái tâm hướng thiện ban rải đến chúng sanh.’

Chỉ cần một cái tâm hướng thiện ban rải đến tất cả chúng sanh, không cần gì ở cái giới tính là thân nam hay nữ của nghiệp báo mà cha mẹ đã sanh ra.

Và Đức Phật đã dạy một câu tuyệt vời:

'Một cái tâm hướng thiện có thể, và nâng ta lên đến mức cao quý.'

Cha mẹ và quyến thuộc
Có điều không làm được
Khi cõi lòng thiện chân
Tạo vô vàn phúc đức

Pháp cú 43
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top