Tụng kinh khiến nghiệp đến nhanh hơn ?

le_ciel

Registered
Phật tử
Tham gia
1 Thg 12 2013
Bài viết
3
Điểm tương tác
1
Điểm
3
Kính chào BQT,
Em mới tu học Phật nên hiểu biết vẫn còn nông cạn. Mới đây em có đọc được một bài viết bên một diễn đàn khác và đọc được một thành viên có ý kiến như thế này khi đọc kinh Phật khiến em phân vân suy nghĩ.

Cuddy không có ý báng bổ Phật Giáo, phát biểu trên chỉ có ý là chấp nhận chịu đựng những nghiệp hiện có, đừng nên mong cầu gì nhiều vào khấn vái. Cuddy không hẳn nói niệm kinh Phật bị xui, mà có ý nói niệm kinh phật khiến nghiệp đến nhanh hơn mà thôi. Vấn đề là chính mình có chấp nhận trả nghiệp ngay lập tức hay không.

Cuddy nói trên cũng có cơ sở của mình, dựa trên những trải nghiệm được hướng dẫn. Ví dụ dẫn chứng sau:

1. Chú đại bi: mới đọc khoảng chừng vài ngày sau là ngay lập tức xảy ra chuyện cãi lộn rất lớn, đến nỗi mình sợ đọc chú vì sợ sau đó lại có chuyện cãi vã xảy ra. Có điều sau khi cãi lộn đó khiến mình suy nghĩ và tâm trở nên từ bi hơn, và thay đổi. Tác dụng của chú đại bi đúng như ý nghĩa của tên kinh. Về sau, có người nói rằng đọc chú đại bi phải ăn chay thì mới không bị tình trạng đó. Nhưng thử hỏi ăn chay thì làm sao ăn trong một khoảng thời gian dài được. Ăn chay chừng 7 ngày thì miệng lạt thết, người yếu đi chịu không nổi

2. Kinh Dược Sư: mất cả gần 1h đọc kinh, đọc liên tục trong 7 ngày và đồng thời ăn chay trong 7 ngày, sau đó cúng dường đúng như kinh đề cập. Mục đích đọc kinh để cầu nguyện cho chủ công ty và 500 công nhân qua khỏi cơn khốn khó, thoát khỏi kiện tụng. Khi đọc thành tâm hồi hướng cho họ. Kết quả ? Có điều khi đọc kinh được 1,2 ngày thì boss bị stress và nhiều chuyện lớn trong công ty xảy ra hihi làm mình tự hỏi hay ông ta bị thế do mình đọc kinh. Đọc tiếp thì ông ta bị chuyện bực mình khác xảy ra, nhưng cũng vượt qua được nên mình cũng cố đọc cho hết 7 ngày. Cuối cùng boss cũng tạm thoát qua kiện tụng. Còn hậu quả cho mình ? hihi cuối cùng mình bị te tua trong công việc và dzăng khỏi công ty đó luôn hehe. Từ đây mình nghiệm được là nghiệp của ai người nấy trả, đừng có tà lanh cầu khấn dùm cho người khác vì người ta có thoát được thì mình sẽ gánh nghiệp dùm cho người ta. Giống như kiểu định lý bảo toàn năng lượng của vật lý (năng lượng không tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác)

3. Đọc chú kinh bát nhã "Yết đế yết đế ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha" vì nghĩ mình có người âm theo. Hậu quả ngay tối đọc kinh đó, ngủ mắt nhắm mà thần thức vẫn tỉnh, toàn mơ thấy ma lớn bé đều có hiện ra đủ hình ảnh quái dị, giật tay chân mình đến tận sáng luôn. Hôm sau, phải tự khấn trong đầu là mình không làm hại gì họ cả thì họ mới để yên cho mình ngủ, và từ đó chừa đọc kinh này luôn. Nhưng thỉnh thoảng sợ ma thì đọc chú này hoặc niệm nam mô a di đà phật đỡ sợ

4. Trì tụng nghi thức sám hối: cũng tương tự như vậy, thật sự có nhiều chuyện xảy ra để thử thách mình.

Ngoài ra nhiều khi tụng kinh mà để thả lỏng người còn bị lắc người đủ kiểu, còn tự dưng bắt ấn, tay chân múa rất dẻo hehe Từ đó chừa không dám đọc kinh nữa thì bây giờ trở về trạng thái bình thường.


Thế nên mình chấp nhận nghiệp trên lá số làm sao thì để y như thế, nếu đến lúc mình phải trả nghiệp thì trả, có thế thôi. Vì chủ trương của Phật giáo là gây nghiệp thì phải trả mà
Có điều mình không chấp nhận được điều này là đi chùa có rất nhiều người âm, rất dễ bị nhập. Khi đó, có người nói là người nhập được vào phải có ân oán kiếp trước gì gì đấy và Phật không can thiệp vào chuyện "ân oán" này. Nhưng thử hỏi, người thành tâm đi chùa để lễ Phật mà lại bị như thế, tại sao Phật không bảo vệ họ, thử hỏi như thế có fair không. Thà không đi chùa để người âm không có điều kiện nhập vào thì tốt hơn

Nguồn: http://tuvilyso.org/forum/topic/405-niem-chu-lay-vo-tai-hoa-xay-ra/page__st__15

Kính mong nhận được sự giải đáp từ BQT. Em xin cám ơn!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn le_ciel,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
d/đ tuy không phải BQT nhưng vì thấy điều bạn Cuddy suy nghĩ có thể làm cho người chưa học Phật đạo hiểu lầm về Phật đạo - nên d/đ muốn góp lời về điều bạn Cuddy chia sẻ. Những điều d/đ nói đều căn cứ theo lời đức Phật Thích Ca lưu lại trong các kinh Đại thừa. Do đó, nếu lời giải thích nào của d/đ mà Bạn thấy nghi ngờ d/đ sẽ dẫn chứng…

Thật ra, luật nhơn quả luân hồi (gây nghiệp phải trả) là quy luật của pháp thế gian. Còn luật nhơn quả của pháp xuất thế là tu pháp nào thì đạt quả nấy. Nếu Bạn tu theo pháp thế gian thì quả Bạn đạt được là quả của pháp sanh tử. Còn nếu Bạn tu theo pháp xuất thế thì quả Bạn đạt được là quả của pháp thoát sanh tử. Nhưng khi còn trong vòng sanh tử luân hồi thì chúng ta vẫn bị chi phối bởi nghiệp quả của pháp sanh tử.

Và vị có thể giúp chúng ta thoát khỏi quả mà nghiệp chúng ta đã gây ra - là các vị có quyền lực đối với pháp thế gian. Tuy nhiên, muốn có được sự trợ giúp này - thì chúng ta phải tu theo pháp sanh tử của thế gian. Nghĩa là nếu Bạn muốn thoát vòng sanh tử thì Bạn không thể nhận sự trợ giúp của các vị có quyền lực đối với pháp thế gian - tức là - Bạn phải chấp nhận trả những nghiệp mà mình đã gây ra. Vì dầu là pháp thế gian hay pháp xuất thế cũng đều có các vị Bồ tát. Nhưng Bồ tát tu theo pháp xuất thế chỉ cứu giúp chúng ta trong việc thoát sanh tử. Và điểm quan trọng mà chúng ta cần nên lưu ý - là Bồ tát tu theo pháp xuất thế - không có cứu độ riêng lẽ từng người.

Trong khi, trì chú thì chỉ có người trì chú mới được tế độ - nghĩa là vị sử dụng chú thì tế độ từng người. Và sự tế độ của các vị sử dụng chú - cũng chỉ cứu độ về nghiệp quả. Cho nên, cũng không phải là việc làm của chư Phật Bồ tát tu theo pháp xuất thế.

Còn nói về tên gọi thì chỉ là danh từ tạm dùng nên không phải chỉ có vị tu theo pháp xuất thế mới có thể tạm dùng tên gọi đó. Còn các vị tu theo pháp thế gian không thể tạm dùng tên gọi giống như vậy. Do đó, chúng ta không thể căn cứ vào tên gọi để khẳng định vị Bồ tát tên gọi nào - là tu theo pháp thế gian hay tu theo pháp xuất thế. Trong khi, xét về pháp thì Bồ tát tu theo pháp xuất thế - không có sử dụng chú.


Do đó, việc bạn Cuddy nói :

1./ Đọc chú Đại bi mà phải ăn chay mới không xảy ra tình trạng như bạn Cuddy kể… thì tức là đọc chú Đại bi phải có sự kết hợp với việc giữ thân. Trong khi đạo Phật là đạo tâm và xem thân người là huyễn hóa - ví như hoa đốm. Và nếu là thân huyễn hóa như hoa đốm - thì việc có ăn chay hay không - sẽ không quan trọng. Vì vậy, xét về giáo lý thì trì chú Đại Bi không thuộc về Phật Pháp.

2./ Đọc kinh Dược Sư để cầu nguyện cho chủ công ty và 500 công nhân qua khỏi cơn khốn khó . Thì nếu có đạt được kết quả - thì kết quả đó là do từ các vị có quyền lực đối với pháp thế gian ban cho - chứ không phải từ nơi các vị Phật và Bồ tát tu theo pháp xuất thế.

3./ Đọc chú kinh Bát Nhã mà tối toàn mơ thấy ma lớn bé … giật tay giựt chân. Thì vì là “Bát Nhã” nên không phải ai cũng có thể sử dụng.

4./ Trì tụng nghi thức sám hối mà bị thử thách thì đó là điều tất nhiên. Nhưng sự thử thách này không phải của Phật - mà là do ma Ba Tuần “thử thách ý chí” của chúng ta.

Còn bắt ấn mà tay chân múa rất dẻo thì nếu d/đ không lầm - bắt ấn không phải tu theo Phật đạo. Vì d/đ không đọc thấy đức Phật Thích Ca có dạy chúng ta bắt ấn. Nếu Bạn nào có thấy nơi kinh nào đức Phật Thích Ca dạy chúng ta bắt ấn thì chỉ cho d/đ biết với. Cám ơn nhiều…


Tóm lại, việc bạn Cuddy nói - thì điều 1, điều 2 không thuộc về Phật Pháp. Điều 3 thì là do bạn Cuddy chọn pháp tu không hợp với căn duyên của mình. Còn điều 4 là sự thử thách của ma Ba Tuần đối với người tu học Phật đạo. Vì vậy, những điều bạn Cuddy nói đều không phải do Phật làm.

Riêng về việc trả nghiệp thì d/đ cũng cùng ý nghĩ với bạn Cuddy là chấp nhận trả nghiệp mà mình đã gây - không mong cầu giảm bớt… Còn việc đi chùa mà bị người âm nhập thì là những người âm này không được hướng dẫn tu theo Phật đạo. Vì nếu những người âm được hướng dẫn tu theo Phật đạo thì tâm của họ sẽ không còn bị vướng mắc vào những việc ân oán nữa. Và nếu chúng ta tu đúng theo lời Phật Thích Ca dạy thì chúng ta sẽ phát huy được thế lực của Phật tánh. Với thế lực của Phật tánh chúng ta sẽ khắc phục được những điều mà bạn Cuddy đã gặp phải…

Với lời chia sẻ này - hy vọng Bạn hiểu rõ hơn về Phật đạo.
Thân
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Các bạn hoan hỉ cho Ngọc Quế góp ý với !

Cuddy không có ý báng bổ Phật Giáo, phát biểu trên chỉ có ý là chấp nhận chịu đựng những nghiệp hiện có, đừng nên mong cầu gì nhiều vào khấn vái. Cuddy không hẳn nói niệm kinh Phật bị xui, mà có ý nói niệm kinh phật khiến nghiệp đến nhanh hơn mà thôi. Vấn đề là chính mình có chấp nhận trả nghiệp ngay lập tức hay không.

Ý này của bạn Cuddy rất hay !

Truyện tích xưa V/n có chuyện này :

Ngày xưa (vào thời Pháp thuộc) có một chủ tiệm "chạp phô" đã sắm một cái cân đĩa như vầy :


392.jpg


Các bạn chú ý loại cân này bao giờ cũng có cây đòn gánh 2 đĩa cân, nhưng cái cân của vị chủ quán này cây đòn gánh được đặc chế rỗng ruột, ở trong chứa thủy ngân (chừng 2/5 thể tích rỗng). Khi bán hàng ông luôn để vật phẫm lên cân trước, khiến cho đĩa cân chúc xuống, thủy ngân tràn vào bên đó. Tỉ trọng của thủy ngân thì nặng hơn bất kỳ kim loại nào, khiến cho vật phẫm ông bán ra chỉ 800 gram mà phải đặt ở đĩa bên kia quả cân 1 ký lô, nó mới thăng bằng cho.

Bằng cách cân "điêu" ấy mà ông trở nên giàu có, do chưa có con nên ông bà đi chùa cầu xin Trời Phật, kết quả vợ ông sinh được một con trai bụ bẫm dễ thương.

Thấm thoát cậu quý tử được khoảng 10 tuổi thì ông bà vì thương con mà muốn tích đức cho con, bèn bàn với nhau hủy cái cân điêu ấy. Lạ thay khi cái đòn gánh của cân bị bể ra thì ông bà thấy thủy ngân (nước bạc) lại đỏ như máu. Ông bà thường xuyên đi chùa, làm việc thiện, phóng sinh bố thí thường xuyên thì một hôm cậu quý tử lăn đùng ra chết.

Ông bà gào khóc thảm thiết, than rằng "hồi kia ăn ở thất nhơn mà càng ngày càng giàu có, bây giờ tu nhân tích đức thì cục cưng phải chết non". Ông tìm những vị cao tăng để hỏi vì sao, thì được giải thích "đứa bé ấy chính là oan gia, khi lớn lên nó sẽ phá sạch tài sản tài sản của ông bà, rồi đuổi ông bà ra đường, nhưng vì ông bà đã biết hồi đầu hướng thiện, tinh tấn làm nhiều việc phúc đức, cho nên "oan gia" phải ra đi !



Cuddy nói trên cũng có cơ sở của mình, dựa trên những trải nghiệm được hướng dẫn. Ví dụ dẫn chứng sau:

1. Chú đại bi: mới đọc khoảng chừng vài ngày sau là ngay lập tức xảy ra chuyện cãi lộn rất lớn, đến nỗi mình sợ đọc chú vì sợ sau đó lại có chuyện cãi vã xảy ra. Có điều sau khi cãi lộn đó khiến mình suy nghĩ và tâm trở nên từ bi hơn, và thay đổi. Tác dụng của chú đại bi đúng như ý nghĩa của tên kinh. Về sau, có người nói rằng đọc chú đại bi phải ăn chay thì mới không bị tình trạng đó. Nhưng thử hỏi ăn chay thì làm sao ăn trong một khoảng thời gian dài được. Ăn chay chừng 7 ngày thì miệng lạt thết, người yếu đi chịu không nổi

Chú Đại Bi sẽ rất linh nghiệm với người có lòng thành, có công đức.

2. Kinh Dược Sư: mất cả gần 1h đọc kinh, đọc liên tục trong 7 ngày và đồng thời ăn chay trong 7 ngày, sau đó cúng dường đúng như kinh đề cập. Mục đích đọc kinh để cầu nguyện cho chủ công ty và 500 công nhân qua khỏi cơn khốn khó, thoát khỏi kiện tụng. Khi đọc thành tâm hồi hướng cho họ. Kết quả ? Có điều khi đọc kinh được 1,2 ngày thì boss bị stress và nhiều chuyện lớn trong công ty xảy ra hihi làm mình tự hỏi hay ông ta bị thế do mình đọc kinh. Đọc tiếp thì ông ta bị chuyện bực mình khác xảy ra, nhưng cũng vượt qua được nên mình cũng cố đọc cho hết 7 ngày. Cuối cùng boss cũng tạm thoát qua kiện tụng. Còn hậu quả cho mình ? hihi cuối cùng mình bị te tua trong công việc và dzăng khỏi công ty đó luôn hehe. Từ đây mình nghiệm được là nghiệp của ai người nấy trả, đừng có tà lanh cầu khấn dùm cho người khác vì người ta có thoát được thì mình sẽ gánh nghiệp dùm cho người ta. Giống như kiểu định lý bảo toàn năng lượng của vật lý (năng lượng không tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác)

Đúng vậy !

3. Đọc chú kinh bát nhã "Yết đế yết đế ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha" vì nghĩ mình có người âm theo. Hậu quả ngay tối đọc kinh đó, ngủ mắt nhắm mà thần thức vẫn tỉnh, toàn mơ thấy ma lớn bé đều có hiện ra đủ hình ảnh quái dị, giật tay chân mình đến tận sáng luôn. Hôm sau, phải tự khấn trong đầu là mình không làm hại gì họ cả thì họ mới để yên cho mình ngủ, và từ đó chừa đọc kinh này luôn. Nhưng thỉnh thoảng sợ ma thì đọc chú này hoặc niệm nam mô a di đà phật đỡ sợ.

Uổng quá ! Chú này sẽ GIÚP CHO HÀNH GIẢ MỞ THÔNG TRÍ TUỆ.

4. Trì tụng nghi thức sám hối: cũng tương tự như vậy, thật sự có nhiều chuyện xảy ra để thử thách mình.

Đúng vậy !

Ngoài ra nhiều khi tụng kinh mà để thả lỏng người còn bị lắc người đủ kiểu, còn tự dưng bắt ấn, tay chân múa rất dẻo hehe Từ đó chừa không dám đọc kinh nữa thì bây giờ trở về trạng thái bình thường.

Vị Cuddy này có duyên với MẬT PHÁP.


Thế nên mình chấp nhận nghiệp trên lá số làm sao thì để y như thế, nếu đến lúc mình phải trả nghiệp thì trả, có thế thôi. Vì chủ trương của Phật giáo là gây nghiệp thì phải trả mà

Đúng vậy.

Có điều mình không chấp nhận được điều này là đi chùa có rất nhiều người âm, rất dễ bị nhập. Khi đó, có người nói là người nhập được vào phải có ân oán kiếp trước gì gì đấy và Phật không can thiệp vào chuyện "ân oán" này. Nhưng thử hỏi, người thành tâm đi chùa để lễ Phật mà lại bị như thế, tại sao Phật không bảo vệ họ, thử hỏi như thế có fair không. Thà không đi chùa để người âm không có điều kiện nhập vào thì tốt hơn.

Câu này KHÔNG ĐÚNG !

Chuyện có bị nhập hay không còn do rất nhiều yếu tố, không nên quy kết như thế !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên