N

Nhân- quả

Ngọc Quang

Registered
Phật tử
Tham gia
9/6/15
Bài viết
186
Điểm tương tác
86
Điểm
28
Kính thưa quí Thiện Tri thức ở diễn đàn.

Con thường nghe rằng: Căn bản đầu tiên của Đạo Phật là Luật Nhân quả.

Vậy nhân quả là gì ?

Nhân quả có cần thiết đối với người tu học Đạo Phật hay không ?

Hình tướng của Luật Nhân quả ra thế nào ?

Có thể nào quí Đạo Hữu chỉ cho chúng con được hiểu rõ.

Kính.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Thiên Anh

Active Member
Quản trị viên
Tham gia
12/4/07
Bài viết
145
Điểm tương tác
66
Điểm
28
Chào bạn Ngọc Quang,

Chào mừng bạn đến với diễn đàn.

Rất mong sự đóng góp và thiện ý của bạn.

Kính chúc sức khỏe.
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5/5/14
Bài viết
993
Điểm tương tác
392
Điểm
83
Ngọc Quang đã viết:
Kính thưa quí Thiện Tri thức ở diễn đàn.

Con thường nghe rằng: Căn bản đầu tiên của Đạo Phật là Luật Nhân quả.

Vậy nhân quả là gì ?

Nhân quả có cần thiết đối với người tu học Đạo Phật hay không ?

Hình tướng của Luật Nhân quả ra thế nào ?

Có thể nào quí Đạo Hữu chỉ cho chúng con được hiểu rõ.

Kính.

Chào bạn,

Rất vui khi bạn tham gia diễn đàn

Về câu hỏi của bạn Ng-chiếu có vài ý kiến sau :

-Nhân quả tức là gieo gì thì đạt được cái đó.

Ví dụ: Trồng lúa thu hoạch được lúa

-Nhân quả là một quy luật mà không một ai tránh khỏi, nên người Phật tử lấy nhân quả làm gốc cho quá trình tu học.

-Hình tướng của nhân quả vô định, nó thay đổi, biến chuyển tùy theo người gieo trồng nó.

Ví dụ : Người trồng lúa, nếu chăm sóc tốt, bón phân đầy đủ, đất đai màu mỡ thì hạt lúa sẽ chín và ngon.
Nếu người trồng lúa, ít bón phân, ít chăm sóc thì hạt lúa sẽ không ngon và hạt bị lép.

Chúc bạn an vui.
 

Vô Ưu

Registered
Phật tử
Tham gia
7/3/13
Bài viết
115
Điểm tương tác
52
Điểm
28
Chào bạn,

Rất vui khi bạn tham gia diễn đàn

Về câu hỏi của bạn Ng-chiếu có vài ý kiến sau :

-Nhân quả tức là gieo gì thì đạt được cái đó.

Ví dụ: Trồng lúa thu hoạch được lúa

-Nhân quả là một quy luật mà không một ai tránh khỏi, nên người Phật tử lấy nhân quả làm gốc cho quá trình tu học.

-Hình tướng của nhân quả vô định, nó thay đổi, biến chuyển tùy theo người gieo trồng nó.

Ví dụ : Người trồng lúa, nếu chăm sóc tốt, bón phân đầy đủ, đất đai màu mỡ thì hạt lúa sẽ chín và ngon.
Nếu người trồng lúa, ít bón phân, ít chăm sóc thì hạt lúa sẽ không ngon và hạt bị lép.

Chúc bạn an vui.

Kính chào quí Thầy.

Xin cho Vô Ưu được hỏi: Nếu nhân quả gọi là quy luật, thì sao con thấy có người làm ác lại không bị khổ mà lại được giàu sang, có người làm thiện sao lại nghèo khổ không được sung sướng trong cuộc sống ?

Xin cảm ơn.
 

Ngọc Quang

Registered
Phật tử
Tham gia
9/6/15
Bài viết
186
Điểm tương tác
86
Điểm
28
Kính chào quí Thầy.

Xin cho Vô Ưu được hỏi: Nếu nhân quả gọi là quy luật, thì sao con thấy có người làm ác lại không bị khổ mà lại được giàu sang, có người làm thiện sao lại nghèo khổ không được sung sướng trong cuộc sống ?

Xin cảm ơn.

Kính thưa bạn Vô Ưu.

Người xưa có câu:

Thiện ác đáo đầu chung hữu báo, chỉ tranh lai tảo dữ lai trì. ”
nghĩa là: Thiện ác cuối cùng rồi sẽ báo, chỉ còn sớm muộn đó mà thôi.

Bởi vậy nên nhà Phật có nói đến NHÂN QUẢ 3 ĐỜI.

Có những cái nhân vừa tạo, thì liền có quả, ví như nhân cầm một cái cây gỏ xuống bàn thì liền có tiếng vang.

Có những cái nhân đã tạo rồi phải đủ nhiều duyên , một thời gian sau mới có quả, ví như trồng cây ăn trái.

Có những cái nhân đã tạo ra, mà phải rất rất lâu sau mới kết quả, ví như những nhà máy trên thế gian nhả khói vào bầu khí quyển, do "hiệu ứng nhà kính", nhưng phải rất rất lâu mới làm tan chảy băng hà ở 2 cực Nam Bắc quả địa cầu, làm ngập lụt thế gian.

Do vậy đối với vấn đề nhân quả, người học Phật nên quán sát lâu dài, chiêm nghiệm trong đời sống, mới có thể thấu triệt được.

Rất mong bạn thường xuyên thảo luận.

Kính.
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28/4/14
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Kính chào quí Thầy.

Xin cho Vô Ưu được hỏi: Nếu nhân quả gọi là quy luật, thì sao con thấy có người làm ác lại không bị khổ mà lại được giàu sang, có người làm thiện sao lại nghèo khổ không được sung sướng trong cuộc sống ?

Xin cảm ơn.
Trí Từ xin góp ý,
- Phật tử vừa mới vào đạo thì gọi là Quy Luật Nhân Quả
- Phật tử vào đạo và chịu học đạo thì gọi là Nhân Duyên Quả.
=> Vậy Để đáp lại câu hỏi của Vô Ưu thì ở đây tại sao Nhân Quả chậm đến chậm đi là do Duyên. Duyên chính là tác nhân để nhận Quả Báo tốt hoặc xấu do Nhân tạo ban đầu.


Nói thêm điều này:
- Khi một người làm ác mà Quả Báo Xấu đến chậm thì vô cùng nguy hiểm, vì Nhân xấu tích tạo lâu ngày mà không trả liền thì càng tích tụ thì càng sâu dày, đến khi phải trả thì Quả báo Xấu này sẽ chịu không nỗi đâu. Và ngược lại cho việc tạo Nhân Lành và Quả Báo Lành. Lấy ví dụ này:
. Vô Ưu có thể thấy rằng tại sao cũng là trường hợp tai nạn giao thông thì có người bị đụng xe xong đứng dây bình thường, có người bị đụng xong là đắp chiếu nằm ngay đơ luôn. Đây là ví dụ giải thích của việc Duyên đã đến và Nhân Tốt và Nhân Xấu tích tụ bao lâu.
- Vậy cho nên Phật luôn dạy Việc Thiện Nhỏ cũng không nên bỏ mà không làm, Việc Ác Nhỏ cũng nên từ bỏ mà tránh xa là như vậy.
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5/5/14
Bài viết
993
Điểm tương tác
392
Điểm
83
Kính chào quí Thầy.

Xin cho Vô Ưu được hỏi: Nếu nhân quả gọi là quy luật, thì sao con thấy có người làm ác lại không bị khổ mà lại được giàu sang, có người làm thiện sao lại nghèo khổ không được sung sướng trong cuộc sống ?

Xin cảm ơn.

Chào bạn Vô ưu,

Ngoài những ý kiến của Ngọc Quang và Trí Từ, Nguyên Chiếu xin có thêm ý kiến này:

Nhân quả được chia làm 3 trường hợp, một là hiện tại, hai là vị lai , thứ ba là quá khứ . Vậy những trường hợp như bạn Vô Ưu hỏi nó đều nằm trong 3 trường hợp này, nhưng nó có thể biến chuyển theo quá trình, tùy theo Duyên mà đối tượng chịu quả báo đã gieo.

Nguyên Chiếu xin đưa ra vài ý kiến để mọi người tự chiêm nghiệm nhé:

-Nhân quả luôn luôn biến chuyển, thay đổi.
-Khi một người suốt đời làm thiện, nhưng đến lúc lâm chung vì một sự sân hận nào đó làm cho thần thức đi tái sanh nơi cõi dữ.
-Hay một người thường làm việc thiện, nhưng tâm người đó là vì lợi ích cá nhân, vì bản thân không vì tình thương, không vì tâm Từ Bi ………nên khi tái sanh sẽ tái sanh được giàu có mà tâm lại ác độc và ngược lại.
.....vvv

Chúc ban an vui.
 

Ngọc Quang

Registered
Phật tử
Tham gia
9/6/15
Bài viết
186
Điểm tương tác
86
Điểm
28
Nghiệp và quả báo

Nghiệp và quả báo có liên hệ như thế nào ?

Kính thưa quí Thầy cô vào các bạn đạo.

Thi hào Nguyễn Du có câu nói:

"Đã mang lấy nghiệp vào thân,

cũng đừng trách lẫn trời xa, trời gần"


Quí vị có thể nào cho con biết: Nghiệp- quả báo- và con người có sự liên hệ nào không ạ ?
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,012
Điểm tương tác
977
Điểm
113
Nghiệp và quả báo

*Tác ý chính là nghiệp.

Kính thưa các Bạn. Xin cho Thu tử tham gia với nhen.

Bài kinh Nibbedhikasutta hệ Nikaya. Đức Phật dạy:

“Cetanā’haṃ bhikkhave kammaṃ vadāmi, cetayitvā kammaṃ karoti kāyena vācāya manasā”.

Này chư Tỳ khưu, sau khi đã có tác ý, rồi mới tạo nghiệp bằng thân, bằng khẩu, bằng ý. Do đó Như Lai dạy “Tác ý gọi là nghiệp”.


* Như vậy, mọi hành động, tạo NHÂN của chúng sanh, khi có tác ý, thì tạo nên, NGHIỆP, và nghiệp này chính là Nhân duyên dẫn dắt chúng sanh phải trả quả, chịu luân hồi sanh tử.


images
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28/4/14
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Nghiệp và quả báo có liên hệ như thế nào ?
Kính thưa quí Thầy cô vào các bạn đạo.
Thi hào Nguyễn Du có câu nói:
"Đã mang lấy nghiệp vào thân,
cũng đừng trách lẫn trời xa, trời gần"

Quí vị có thể nào cho con biết: Nghiệp- quả báo- và con người có sự liên hệ nào không ạ ?
Theo Trí Từ hiểu thế này,
Nghiệp: là hành động đã tạo bao gồm xấu và tốt.
Quả báo: thường thì nghe từ này thì nghĩ đến tiêu cực nghĩa là sẽ gặp điều không may. Nhưng hiểu rõ hơn thì phải biết có Quả báo Xấu và Quả báo Tốt.
Con người: bao gồm phần thân và tâm. Tâm lại làm chủ điều khiển thân cho nên ở đây ta nói về Con Người theo góc độ nhà Phật thì nói về Tâm Làm Chủ.

Sự tương quan giữa Nghiệp, Quả Báo, Con Người thì Trí Từ thấy rằng:
Con người tạo nên các Nghiệp sau đó thọ lãnh Quả Báo từ cái Nghiệp đang đeo mang ở trạng thái dù muốn hay không muốn. Thì lúc này ta thường nghe nói đến Nhân Quả Nghiệp Báo.

Thi hào Nguyễn Du nói câu
"Đã mang lấy nghiệp vào thân,
cũng đừng trách lẫn trời xa, trời gần"


Thì Trí Từ thấy rằng câu này chỉ nói ở mặt tiêu cực, không tốt chứ không bao gồm cả 2 phương diện tốt và xấu. Đó như là một câu than trách oán than gặp phải chuyện không tốt xảy ra với ta mà thôi. Trí Từ cũng xin có 2 câu ngược ý trên:

Đã được nghiệp lành vào thân
Thì nên hoan hỉ tiếp phần tu tâm.

Chuyện gì cũng vậy, ta nhìn tích cực nhiều hơn tiêu cực thì đời an vui hơn nhiều !!!
 

Ngọc Quang

Registered
Phật tử
Tham gia
9/6/15
Bài viết
186
Điểm tương tác
86
Điểm
28
10 nghiệp

Có 10 nghiệp.

Vâng. Xin đồng ý với Đại Biểu Trí từ.- Nghiệp có xấu có tốt, có thiện, có ác.

Chúng sanh tạo nghiệp tuy vô lượng, nhưng có thể qui vào 3 loại:

1. Thân nghiệp,

2. Khẩu nghiệp,

3 Ý nghiệp.​

Kinh thập thiện nghiệp đạo, cụ thể thành 10 món.

+ Thân nghiệp có 3:

- Sát sanh,

- Trộm cướp.

- Tà dâm.

+ Khẩu nghiệp có 4:

- Nói dối.

- Nói lưỡi đôi chiều.

- Nói lời hung ác.

- Nói thêu dệt.

+ Ý nghiệp có 4:

- Tham.

- Sân.

- Si.

Giữ gìn, không làm 10 nghiệp này gọi là 10 thiện nghiệp. Làm 10 điều này, gọi là ác nghiệp.

10 nghiệp này dẫn chúng sanh luân hồi trong lục đạo. Nên nói "Nghiệp dẫn luân hồi trong lục đạo".


4-ac-nghiep-cua-doi-nguoi-phai-chiu-qua-bao11421038970.jpg
 

Ngọc Quang

Registered
Phật tử
Tham gia
9/6/15
Bài viết
186
Điểm tương tác
86
Điểm
28
Luân Hồi

Luân hồi là gì ?

BANDO_zps15438f22.jpg


Vạn pháp giai tùng tâm tự hiện,

Lục phàm tứ Thánh thể hà thù,

Mê thời vọng hiên thiên sai biệt,

Nhất niệm hồi quang tánh tự tri.


Vạn pháp đều do tâm mà hiện,

6 phàm, 4 Thánh cũng như như,

Vọng tâm mê tánh ngàn sai khác,

Một phút hồi quang lý nhất Như.
 

Ngọc Quang

Registered
Phật tử
Tham gia
9/6/15
Bài viết
186
Điểm tương tác
86
Điểm
28
Luân Hồi

Luân hồi là một khái niệm về sự tái sanh của chúng sanh.

Luân là bánh xe, hồi là quay trờ lại. Ví như chiếc bánh xe, có 6 chân câm, quay tròn chung quanh một trục.

Tất cả chúng sanh, chết rồi không phải là mất hẳn, mà sẽ tái sanh tùy theo nghiệp thiện hay ác, sẽ luân chuyển trong 6 nẽo. Đó là: Trời, người, A tu la, địa ngục, ngã quỷ, và súc sanh. quay tròn chung quanh một trục.- Đó là Ngã chấp.

Có thể một chúng sanh nào đó, nay thì làm trời, lúc làm người, nhưng cũng có khi đọa vào ngạ quỉ, súc sanh, không cố định một hình tướng nào cả.

Đây là quan niệm sống của người Ấn Độ cỗ, và Đạo Phật cũng đã dung nạp vào nền giáo lý của mình.



images


10432787.jpg
 

Ngọc Quang

Registered
Phật tử
Tham gia
9/6/15
Bài viết
186
Điểm tương tác
86
Điểm
28

Luân hồi là sự tái sanh, và do Nghiệp làm năng lượng để tái sanh. Nghĩa là nếu không có Nghiệp, thì không có tái sanh. Ngoài ra chư Phật và chư Bồ tát thị hiện thì dùng nguyện lực để thay Nghiệp lực mà tái sanh (cũng là một hình thức khác của thiện nghiệp).

Như vậy: Kính thưa các bạn. Theo các bạn Những gì có tái sanh ? Những gì bất biến không sanh ?


images
 

chualinhbuu

Registered
Phật tử
Tham gia
1/12/14
Bài viết
2
Điểm tương tác
1
Điểm
3
Kính chào các vị.

Theo tôi nghĩ:

+ Những gì là Vô thường, thì có tái sanh.

+ Những gì Chân thường thì bất biến không sanh.

Xin chỉ dạy thêm ạ.
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5/5/14
Bài viết
993
Điểm tương tác
392
Điểm
83
Luân hồi là một khái niệm về sự tái sanh của chúng sanh.

Luân là bánh xe, hồi là quay trờ lại. Ví như chiếc bánh xe, có 6 chân câm, quay tròn chung quanh một trục.

Tất cả chúng sanh, chết rồi không phải là mất hẳn, mà sẽ tái sanh tùy theo nghiệp thiện hay ác, sẽ luân chuyển trong 6 nẽo. Đó là: Trời, người, A tu la, địa ngục, ngã quỷ, và súc sanh. quay tròn chung quanh một trục.- Đó là Ngã chấp.

Có thể một chúng sanh nào đó, nay thì làm trời, lúc làm người, nhưng cũng có khi đọa vào ngạ quỉ, súc sanh, không cố định một hình tướng nào cả.

Đây là quan niệm sống của người Ấn Độ cỗ, và Đạo Phật cũng đã dung nạp vào nền giáo lý của mình.


Chào bạn Ngọc Quang,

Nguyên Chiếu có ý kiến này một tí, ngoài những ý kiến trên thì có 1 ý Nguyên Chiếu cần làm rõ thêm một chút:

Với câu :

Đây là quan niệm sống của người Ấn Độ cỗ, và Đạo Phật cũng đã dung nạp vào nền giáo lý của mình.

Câu này chưa chính xác lắm, theo Nguyên Chiếu nghĩ câu này phải chỉnh lại như sau:

Đây là quan niệm sống của người Ấn Độ cỗ, nhưng do trí tuệ của họ chưa thấy được nguyên nhân của sự luân hồi. Đức Phật ngày đó vì do tu tập, có trí tuệ và từ bi nên đã thấy rõ sự Khổ của chúng sanh, đã thấy rõ nguyên nhân chúng sanh sống trong lục đạo nên đã tìm ra con đường giải thoát. Và chính đó là giáo lý mà đức Phật muốn hàng đệ tử của mình học và hành.
 

Ngọc Quang

Registered
Phật tử
Tham gia
9/6/15
Bài viết
186
Điểm tương tác
86
Điểm
28
Dạ, kính Thầy Nguyên Chiếu. Con xin tiếp thu ý kiến sánh suốt của Thầy ạ.


Với câu :
Đây là quan niệm sống của người Ấn Độ cỗ, và Đạo Phật cũng đã dung nạp vào nền giáo lý của mình.

Câu này chưa chính xác lắm, theo Nguyên Chiếu nghĩ câu này phải chỉnh lại như sau:

Đây là quan niệm sống của người Ấn Độ cỗ, nhưng do trí tuệ của họ chưa thấy được nguyên nhân của sự luân hồi. Đức Phật ngày đó vì do tu tập, có trí tuệ và từ bi nên đã thấy rõ sự Khổ của chúng sanh, đã thấy rõ nguyên nhân chúng sanh sống trong lục đạo nên đã tìm ra con đường giải thoát. Và chính đó là giáo lý mà đức Phật muốn hàng đệ tử của mình học và hành.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên