Kim Cang Thoi Luan

NHẬT KÝ CỦA MỘT NGƯỜI NGU DỐT.

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43

NHẬT KÝ CỦA MỘT NGƯỜI NGU DỐT.

Bởi vì tôi là người ở nông thôn quê mùa, tôi muốn bản thân sống lạc hậu mọi người một chút, nhìn vẻ ngoài thì đơn giản một chút, vì thế bản thân tôi đã khóa sóng điện thoại và wifi khi không cần thiết.

Nỗi đau xót của tôi bấy lâu, bởi vì tôi thấy tôi không tự chủ được thực phẩm, tôi hằng ngày phải ăn thức uống lúa ngắn ngày, phân bón hóa học, sóng 5G vũ khí giết người, hoàn cảnh mỗi người hằng ngày tiếp xúc tâm người như rắn độc, rồng dữ. Một xã hội điên loạn, khi xã hội thế giới này đa phần những người điên loạn quá đông, thì cảm thấy giường như lời nói của tôi không khuyên được người nào. Tôi cũng không có cách nào ngăn hoàn cảnh bên ngừng làm ác, hay khuyên họ vừa ý mình, bởi rất nhiều yếu tố lẫn bên trong và bên ngoài, khiến lòng tôi càng nguội lạnh, và chẳng muốn nói gì nữa.

Đức Phật nhập bát Niết bàn vào thời vua Mục Vương năm thứ 53 tức là năm 949 trước năm công nguyên, năm đó là Nhâm Thân. Năm nay là 2024 + 949= 2973. Tôi đang sống cách quá xa thời đức Phật.

Nói chung theo cá nhân tôi, mọi thứ tính toán chỉ là tương đối, vì nhìn nhận bên ngoài nơi tôi đang sống ung thư chết quá nhiều đa phần 40 -50 tuổi, còn số nhỏ cũng không ít. Nên tôi lấy 80 tuổi của Phật – 30 tuổi cách 3000 năm, mỗi một trăm năm giảm 1 tuổi, vậy thì 3000 năm trừ 30 tuổi = thì hiện nay còn 50 tuổi trung bình.

Suy luận của một đứa ngu, viết những thứ linh tinh để mình biết ơn đức Phật, không phải là bài viết hay thảo luận, ngưỡng mong các vị tri thức bỏ qua thông cảm một đứa khờ dại viết bậy.

Tôi là người ngu so với thế gian này, tôi biết rằng những thứ mình ghi ra, đôi khi quấy nhiễu người khác, cũng đau xót biết chẳng khuyên hay cảm động 1 người nào. Nhưng có lẽ, sẽ là với tôi có ý nghĩa lớn tự khích lệ sau màn đêm tự khóc và tự lau nước mắt; tự vấp ngã và tự mình đứng dậy giữa cõi luân hồi này.

Không ai biết tôi là ai. Tôi cũng chẳng khoe mẻ gì. Nhưng tôi ghi lại vào ngày 9/10/2024. Tôi Minh Châu đã cố gắng trì được 50.000 biến chú Thập Cam Lộ đà la ni, chú vãng sinh tịnh độ, hay nói cách khác là Chú căn bản của đức Vô Lượng Thọ, trên thân thể bệnh tật quá yếu đuối, trong khi thể xác lẫn tinh thần vẫn đau đớn, tôi xin ghi lại mốc lịch sử của một đời người đáng thương xót như tôi, phải cố gắng sống mỗi ngày để chờ đợi Mẹ A Di Đà Phật.

Mẹ A Di Đà Phật cứu độ con về cõi Cực Lạc.

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
Mấy ngày trước tôi tình cờ xem một vị Thầy người Tàu vãng sinh Tịnh độ.
Đặc biệt vị thầy này bệnh chết, nhìn lúc Thầy sắp chết cũng khá đau đớn, không có gì đặc biệt cả.

Tôi mới nói mẹ tôi rằng: Không phải ai niệm Phật cũng thấy Phật, hay hoa sen.

Nhưng khi Thầy này chết, ngay lúc này trên bầu trời phát hào quang, và những vầng mây tín rất nhiều.

Ai đó đã chụp hình khi thầy chết, thấy ánh hào quang của Phật phủ xuống vàng ương vào xác thầy ấy.

Đúng như câu trong Quán Vô Lượng Thọ Phật do ngài Cương Lương Da Xá dịch: (Quang minh chiếu khắp 10 phương, nhiếp thủ chúng sinh niệm Phật bất xả) -đoạn này trong quán Phật A Di Đà.

Dịch là:

Ánh hào quang của Phật A Di Đà chiếu khắp 10 phương, không nỡ bỏ rơi chúng sinh niệm Phật

Và có một tấm hình khi thầy ấy chết rồi, tuy thân thể tái mét, nhưng nước mắt rơi nơi thầy đã in vào thể xác, có lẽ là thầy đã thấy Mẹ A Di Đà Phật khi chết, vì quá cảm động khi gặp Phật nên thầy rơi nước mắt, nhìn khuôn mặt thầy rất hoan hỷ, vui vẻ.

Con vui mừng được ánh sáng của Mẹ A Di Đà luôn dõi theo
Những che chướng vô minh cản trở mắt con và con không thấy Mẹ
Tuy nhiên lòng từ bi vĩ đại luôn soi sáng, và luôn gia trì không mệt mỏi.


Youtube gõ:​

《已是蓮邦彼岸人-德亮法師往生紀實》【視頻】2017年7月-廬山東林寺​

 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
14/10/2024.



Người xưa nói: Người trí không cải với người hiểu không đồng.



Mà thôi, đó là chuyện xã hội đương nhiên trong mọi thời đại.



Tôi đọc rất kỹ An Lạc Tập của Tổ Đạo Xước vài chục lần, cầm hoài quyển sách này, tôi nhận ra quyển sách này giống bách khoa toàn thư cho người tu Tịnh Độ, cần kinh nghiệm thực tế, lẫn lý thuyết vững chắc.



An Lạc Tập từng nói: ~Nay xin khuyên các hành giả, lý tuy vô sinh, nhưng đạo lý của hai đế (thế tục đế - chân lý thế gian, đạo đế -chân lý cứu cánh của đạo) KHÔNG PHẢI VÔ DUYÊN CẦU mà tất cả được vãng sinh.~



Tức là Tổ đã khuyên tha thiết chúng ta cầu sinh Tịnh độ. Tôi lại chợt nhớ lời dạy của thánh Bồ Tát Long Thọ trong Căn Bản Trung Quán Luận - chương quán Khổ:



Chư Phật nương hai đế (2 chân lý) thuyết pháp

Thuyết pháp cho chúng sinh

Một là thế tục đế

Hai là đệ nhất nghĩa đế (chân lý rốt ráo).



Nếu người không thể biết

Phân biệt hai đế (2 chân lý) thì

Đối Phật pháp sâu xa

Không biết nghĩa chân thật.



Nếu không nương tục đế (nương chân lý thế gian)

Không thể đắc đệ nhất nghĩa (không thể hiểu nghĩa rốt ráo)

Không đắc đệ nhất nghĩa

Thì không đắc Niết bàn.



Ôi! Thế gian thời đại của bóng tối tà kiến bao phủ, bác bỏ không có ma quỷ, cõi này, phương khác, không thần này thần nọ nói trong kinh Hoa Nghiêm và kinh Địa Tạng Bổn Nguyện nhắc đến hàng trăm vạn quỷ thần.



Thánh nhân Thân Loan đã nói: Vô minh phiền não thịnh hành như vô số bụi đầy khắp. (từ thời 20. 000 tuổi trở xuống, hiện nay thời 70 tuổi trung bình trở xuống)



Chấp vào không của ngoại đạo, không ngơ không khác, còn không thuyết phục được những người phổ thông thấy ma thấy quỷ.



Thôi kệ thế gian, hôm nay khi mỗi sáng thức dậy và khi rảnh rổi tôi đã đọc nhiều lần trong ngày.



Vô Lượng Thọ Kinh Luận của ngài Thế Thân, tôi chỉ chọn những đoạn thích và đọc to cho Mẹ tôi nghe:

Thế Tôn ! Con một lòng

Quy mạng tận mười phương

Đức Vô Ngại Quang Như Lai

Nguyện sinh nước An Lạc.



Quán tướng Thế Giới ấy

Siêu việt hơn cả Tam Giới (3 cõi dục, sắc, vô sắc)

Cứu cánh như hư không

Rộng lớn không bờ mé.



Cỏ Công Đức,Tính báu

Mềm mại xoay trái phải

Người chạm sinh Thắng Lạc (niềm vui thù thắng)

Hơn Ca Chiên Lân Đà.

(Kācilindi: tên của Thủy Điểu, loài chim ở trong biển,

khi tiếp chạm thì sinh niềm vui lớn)



Hoa báu, ngàn vạn loại

Phủ khắp ao, sông, suối

Gió nhẹ lay cánh hoa

Ánh sáng chen nhau chuyển



Cung điện, các lầu gác

Quán mười phương không ngại

Cây tạp, màu sáng lạ

Lan can báu vây quanh.



Vô lượng báu quấn nhau

Lưới, võng đầy hư không

Mọi loại chuông phát tiếng

Tuyên bày âm Diệu Pháp

Mưa hoa, áo trang nghiêm

Vô lượng hương xông khắp.



Yêu thích vị Phật Pháp

Dùng Thiền Tam Muội ăn

Thân Tâm lìa phiền não

Đại lạc không gián đoạn



Chúng sinh: nguyện ưa thích

Tất cả hay đầy đủ

Nên con nguyện vãng sinh

Nước Phật A Di Đà.



Tôi chỉ đọc những đoạn thích trong kệ, đọc mỗi khi thích. Tôi rất vui khi đã áp dụng Phật pháp vào chút cuộc sống tức là tôi yêu thích đọc kệ Tịnh độ. Hôm nay tôi được bà hàng xóm kể lại: Những câu chuyện chết rớt xuống giếng, có một phụ nữ vô tình bị rớt xuống giếng khi lấy nước về dùng, bà ta bị chết thần giếng bắt nhốt không cho đưa lên khoảng 4 lần, cứ mỗi lần đưa đến nửa giếng thì bị rớt, họ cúng bái quá trời thần mới cho lên. Hoặc có người lấp giếng không xin thần, hoặc chặt cây rừng lâu năm bị thần họ lấy mạng.

Nói chung: Biết sự hiện diện của họ, đôi khi sống cũng nên thận trọng một chút cũng tốt.

Hôm nay sức khỏe không được tốt nên tạm không đọc chú vãng sinh vài hôm.

Mẹ A Di Đà Phật cứu độ con về cõi Cực Lạc.

 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
Thưa bạn Tự Độ tôi từng nghe người xưa nói: “những vật giống nhau sẽ chống đối nhau”.

Thật tế: Tôi là hạng người ngu dốt, nên khá mặc cảm.
Còn bạn: Có khả năng đọc hiểu nghiên cứu, những bậc trí thức trí tuệ, đó là may mắn riêng cho bạn. Tôi xin chân thành chúc mừng cho bạn.

Nhưng thật sự tôi chỉ là một người quê mùa ở nông thôn, người phổ thông nói là: hạng người dốt; thật khó cho bạn, khi bạn viết chân thành tỉ mĩ nhưng trí tuệ tôi không đủ hiểu lời của bạn.

Khi tôi nhìn sự vật, nhìn vào người càng ngu như tôi –tôi chợt hiểu họ sẽ có trí tuệ lớn.
Khi nhìn vào con gà, tôi nhận ra nó sẽ là con người.
Khi nhìn vào người nam, tôi nhận ra họ sẽ là người nữ.
Khi nhìn vào con người, tôi nhận ra tương lai họ sẽ làm chó, mèo, ma, quỷ.
Khi nhìn vào ma quỷ, tôi nhận ra tương lai họ sẽ thành Phật.
Nó chỉ là đơn giản, mọi thứ nghiệp đang ẩn bên trong con người.
Đức Phật từng nói: “Mọi vật trong thế giới luân hồi, vô thường, biến chuyển liên tục”.

Đời này đối với xã hội tôi là một người ngu, không trình độ, nhận thức kém, không nhạy bén. Do đó chỉ biết tin tưởng vào lời Phật dạy trong kinh, ngài Long Thọ, ngài Thế Thân và người trí tuệ hơn tôi đã đi trước, những vị này có lẽ đã thuyết phụ được tôi, nhưng chưa chắc phù hợp với bạn.v....
Nhưng tôi tin chắc đời sau, và sau cái chết đời này, tôi sẽ không còn ngu si nữa – do gặp được nhiều chư Phật.

Tôi từng đọc trong kinh thấy ngài Châu Lợi Bàn Đà đọc hoài 4 chữ cũng không nhớ. Tôi cũng y hệt ngài ấy, đầu óc lúc nhớ, lúc quên. Do thân thể của tôi bệnh hoạn đau yếu, nên đối với những lời thâm diệu, uyên áo của bạn, hầu như nhét không vào đầu óc.
Bạn thông cảm, không phải tôi không muốn hiểu ý bạn, nhưng bạn xin hiểu cho trình độ không đủ thì sẽ không hiểu được ý bạn, dù đã nỗ lực hết khả năng của mình.

Tôi nghĩ rằng: Đối với thế gian tôi ngu hơn họ, nhưng đối với đức Phật ngài sẽ nói: “Con làm đúng lắm, con hiểu ý của ta, ta hài lòng về con” thì sao? Đây chỉ là giả thuyết nêu ra mà thôi. Hy vọng là như vậy.

Mong bạn đừng trách người ngu nói không hợp ý bạn, vì người ngu là đối tượng đức Phật và các Thánh thương xót.


Nam mô Bất Khả Tư Nghị Quang Như Lai.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
Vào youtube gõ:

Chia sẽ về sự linh ứng của Chú Vãng Sanh()​




sự linh ứng của chú vãng sanh. (thầy Pháp Hòa kể chuyện ngắn về đọc chú vãng sinh)


*Riêng bản thân tôi hầu như đã đọc gần hết Đại Tạng Kinh, tôi chỉ thấy có duy nhất 1 câu chuyện được ghi lại trong bộ Bảo Tích là TRÂN thiền sư, đọc chú khi chết thấy Phật, và có những đốm lửa lớn như bánh xe vài chục đuốc chiếu sáng chùa đơn giản như vậy, ghi trong Bất Tư Nghị Thần Lực Truyện.


Riêng tôi, thấy đức Phật nhắc đi nhắc lại chỉ cần đọc đủ 300. 000 lần thì người này quyết định vãng sinh, mẹ tôi nói: bỏ thời gian đọc vài năm mình có mất gì đâu, luân hồi chịu khổ vô số kiếp quá nhiều rồi. Thế là tôi đọc khoảng 20. 000 lần (hai mươi ngàn lần) chú vãng sinh, tôi mới thấy nghiệp mình dễ thở hơn một chút.

Tôi xin ghi lại chút nhật ký này.
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,327
Điểm tương tác
955
Điểm
113
Chú vãng sinh chỉ là cách đè vọng tưởng (cái gì?) là (tôi? kim cang thời luận?) biết vãng sinh cõi Cực Lạc?

Hề hề,

Nói đọc chú để đè nén vọng tưởng cũng đúng. Công phu đè nén vọng tưởng rốt ráo cũng chỉ ngang mực cận định thôi; vì vậy để đạt cảnh trạng Nhất tâm/Sơ thiền cần phải thêm công phu tu tập vượt thoát Ngũ Triền Cái mới hữu dụng.

Nói đến chỗ dụng của việc đọc chú vãng sanh thì:
- Trước hết nói về số lượng ví dụ pháp số 300.000 lần. Trừng Hải thấy một lần đọc một bài chú Vãng sanh trung bình thì mất khoảng 20 giây, tụng thuần thục thì giảm còn khoảng 10 giây (giảm 50% là chỉ số lý tưởng theo luật vật lý về công suất có lợi), tính tròn thì 6 bài/ phút hay 60 bài/ giờ tức 1440 bài/ngày. Vậy để đọc đủ 300.000 bài chú thì mất khoảng 20,000 ngày (làm tròn số lẽ) vị chi 2/3 đời người của 36.000 ngày nếu tuổi thọ là 100 năm (!!!)
Như vậy thì trừ đi thời gian ngủ chiếm khoảng 1/3 đời người thì phải mất khoảng 100 năm đọc đúng, đủ và liên tục mới đạt số 300.000 lần chú vãng sanh.
- Nói về âm ngữ
Phật đà ngôn (Kinh Pháp cú Phạn ngữ/The Penguin Classics, Verses from the Sanskrit Dharmapada; chuyển Anh ngữ Edward Conge)
"Trì tụng mật chú sai âm trật giọng thì không linh nghiệm...
Mantras (Scriptural Passagges) have rust when there is no repeated, recitation..."
(Câu 240, Phẩm Cấu nhiễm)
Các bài chú cần phải có hành giả đạo sư đích thân truyền thụ vì các bài chú thừơng là Bản mẫu.
- Nói về Đà la ni, thường kèm theo thủ chưởng khi trì chú. Các thủ chưởng này cũng do thầy truyền cho trò trực tiếp.
Ở Vn ta thường quen gọi là ấn. Như ấn tiếp dẫn, ấn hoàng pháp, ấn xúc địa...trên các tôn tượng chư Phật, Bồ tát...

Hề hề

Trừng Hải
 
Sửa lần cuối:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,879
Điểm tương tác
773
Điểm
113
Người nào có lòng cầu đạo giải thoát, một lòng hướng về Đức A Di Đà Phật, thường hay khẩn thiết niệm "Nam Mô A Di Đà Phật", một lòng nhẫn nại như vậy đến lúc khẩn thiết lià đời nhất định sẽ được Phật tiếp dẫn.

Hiện đời, mình còn chịu trói buộc của nghiệp lực và thân mạng còn nên khó tránh khỏi những cái khổ. Chỉ cần một lòng hướng về Đức Thế Tôn A Di Đà Phật, dù trước mắt có khó khăn, khổ đau nhưng cuối cùng cái "lòng chân thành" của mình sẽ được vãng sanh như ý.

Cầu mong, chúng sanh đời mạt pháp này, một lòng sâu sắc cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
Thần chú vãng sinh, thực tế tiếng Phạn không phải tên này, nó tên gốc là: Vô Lượng Thọ Như Lai căn bản thần chú; nói chung dịch như vậy rất hay và dễ hiểu của ngài Cưu Ma La Thập.
Trong Đại Tạng kinh có rất nhiều phiên bản, phiên bản đầy đủ nhất của ngài Bất Không Tam Tạng dịch từ nước Tích Lan và của ngài Thật Xoa Nan Đà nước Vu Điền – ngày nay thuộc tỉnh Tân Cương do Trung Quốc quản lý.
Nếu 1 ngày đọc được 200 lần. 1 năm 365 ngày, tôi bỏ còn 360 ngày.
Nếu mỗi ngày đọc 200 lần x (nhân) 360 = 72. 000 (bảy mươi hai ngàn)
-72000 x 5 năm = 360. 000 (ba trăm sáu mươi ngàn lần).
Tụng 5 năm là dư sức đủ 300. 000 lần.
Tính lẻ: 1 tháng 30 ngày. 200 x 30 = 6000 lần.
Vậy thì chính xác là:
72. 000 (bảy mươi hai ngàn) (nhân) x 4 năm = 288. 000 lần + 2 tháng = 12. 000 lần = 300. 000 lần.
Tức là 4 năm 2 tháng – với mỗi ngày đọc 200 lần.

*Nếu người sức khỏe tốt thì có thể đọc 500 lần 1 ngày.
360 x 500 = 180. 000 lần /1 năm
1 tháng: 30 x 500= 15. 000 lần
-15. 000 ngàn/ 1 tháng x 20 tháng = 300. 000 lần.
Vậy thì 1 năm 8 tháng là hoàn tất đủ 300. 000 lần

Đó là nói sức khỏe người yếu như tôi, đọc lai rai, từ từ dư sức 10 năm hoàn thành.
Còn về âm vực, nếu người trẻ thì nên tìm kiếm phiên âm tiếng Phạn chú vãng sinh đã có rất nhiều phiên bản tiếng Tàu, tiếng anh, tiếng Việt hướng dẫn đọc có quá nhiều.
Còn về đọc không giống phạn văn hoàn toàn, chính Mẹ tôi, lúc bà đau xương khớp đêm bà không ngủ được, nên niệm chú vãng sinh cả đêm và bà nói cho tôi là: đọc chú vãng sinh thấy một đóa sen trắng như dĩa cúng ngay trước mặt, khi bà muốn lại gần thì nó đi xa dần và mất luôn.
Và có rất nhiều Phật tử, và sự chia sẻ linh ứng của Thầy Pháp Hòa, nên tôi cũng thấy điều quan trọng nên tin tưởng. Nếu đọc được âm Phạn thì tốt, nếu không đọc tiếng Việt vẫn linh ứng như thường.
Có nhiều người đi vượt biên họ cầu cứu ngài Quán Thế Âm, họ niệm Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát, Bồ tát cũng hiện thân cứu họ.
Họ đâu có niệm là: Na mô A VA LÔ KI TÊ XOA RA DA, BÔ ĐI SÁT TOA đâu mà vẫn linh ứng?

Những người sắp chết có người niệm: Nam mô A Di Đà Phật, hoặc có người A Di Đà Phật, hoặc A Mi Tuo Po kiểu Tàu, hay niệm kiểu Hàn Quốc: Nam mô A MI TA BU. Vẫn thấy Phật A Di Đà như thường.
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,327
Điểm tương tác
955
Điểm
113

Nếu 1 ngày đọc được 200 lần. 1 năm 365 ngày, tôi bỏ còn 360 ngày.
Nếu mỗi ngày đọc 200 lần x (nhân) 360 = 72. 000 (bảy mươi hai ngàn)
-72000 x 5 năm = 360. 000 (ba trăm sáu mươi ngàn lần).

Tụng 5 năm là dư sức đủ 300. 000 lần.
Tính lẻ: 1 tháng 30 ngày. 200 x 30 = 6000 lần.
Vậy thì chính xác là:
72. 000 (bảy mươi hai ngàn) (nhân) x 4 năm = 288. 000 lần + 2 tháng = 12. 000 lần = 300. 000 lần.
Tức là 4 năm 2 tháng – với mỗi ngày đọc 200 lần.

*Nếu người sức khỏe tốt thì có thể đọc 500 lần 1 ngày.
360 x 500 = 180. 000 lần /1 năm
1 tháng: 30 x 500= 15. 000 lần
-15. 000 ngàn/ 1 tháng x 20 tháng = 300. 000 lần.
Vậy thì 1 năm 8 tháng là hoàn tất đủ 300. 000 lần

Đó là nói sức khỏe người yếu như tôi, đọc lai rai, từ từ dư sức 10 năm hoàn thành.

Trừng Hải tạ lỗi và xin sám hối vì bài tính nhẫm sai.

Hề hề,

Trừng Hải
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
17/10/2024. Minh Châu



I, Sau Phật nhập diệt, có lẽ xu hướng cầu về Tịnh độ chư Phật rất thịnh hành, nhìn vào hồ sơ lịch sử thì biết rõ. Hồ sơ lịch sử - chính là bộ Đại Tạng Kinh Đại Chánh Tạng.

Riêng kinh Vô Lượng Thọ còn lại trong Đại Tạng có đến: 5 phiên bản khác nhau, không trùng lặp.

Trong kinh Đại Bát Niết Bàn do ngài Đàm Vô Sấm dịch, có nói: “Trước khi Niết bàn 3 tháng cuối Phật mới độ cho vua A Xà Thế, quay về với Phật”.

Vậy thì thời gian, kinh Vô Lượng Thọ, và Quán Vô Lượng Thọ đều có nhân vật: A Xà Thế thì biết rằng: “khi đức Thế Tôn gần diệt độ mới thuyết bộ kinh này.”

Quán Vô Lượng Thọ thuyết: Khi Vi Đề Hy bị A Xà Thế muốn giết Bà, vậy thì trước 3 tháng, hoặc gần kề ba tháng, bản kinh này mới được nói ra.

Và tất cả những kinh có mặt A Xà Thế đều là giai đoạn cuối đời của đức Phật.

Nhìn tổng quát kinh Vô Lượng Thọ thấy rằng: “nội dung các bản đa phần giống nhau về phần căn bản”, còn khác nhau về phần nội dung chi tiết nhỏ, thêm bớt không đồng cho chỉnh sửa trau chuốt nội dung, do rất nhiều bộ phái Đại thừa kết tập nên không giống nhau, nhưng nhìn vào liền có thể hiểu được.



II. CHƯA TỪNG THẤY KINH ĐIỂN NÀO ĐƯỢC PHIÊN DỊCH QUÁ NHIỀU NHƯ THẦN CHÚ VÃNG SINH của Vô Lượng Thọ Phật thấy trong Tam tạng kinh điển.



1. Phiên bản của ngài Bất Không (Vô Lượng Thọ căn bản Đà La Ni) số 930 dịch:

Namo ratnatrayāya Namaḥ ārya amitābhāya tathāgatāya arhate samyaksaṃbuddhāya Tadyathā:

amṛte, amṛtodbhave, amṛta saṃbhave, amṛtagarbhe, amṛta siddhe, amṛta teje, amṛta vikrānte, amṛta vikrānta gamine, amṛta gagana kīrtti kare, amṛta duṇḍubhisvare, sarvārtha sādhane, sarva karma kleśa kṣayaṃ kare svāhā



2. Phiên bản của ngài Thật Xoa Nan Đà (Cam Lộ Đà La Ni) số 1317 dịch:

Namo amitābhāya tathāgatāya arhate samyaksaṃbuddhāya Tadyathā:

Oṃ amṛte, amṛtodbhave, amṛta saṃbhave, amṛta garbhe, amṛta siddhe, amṛta teje, amṛta vikrānte, amṛta vikrānta gamine, amṛta gagana kīrti kare, amṛta duṇḍubhisvare, sarvārtha sādhane, sarva kleśa kṣayaṃ kare, svāhā



3. Phiên bản của ngài Pháp Hiền số 934 dịch:

Namo ratnatrayāya Namaḥ ārya amitābhāya tathāgatāya arhate samyaksaṃbuddhāya Tadyathā:

amṛte, amṛta bhave, amṛtodbhave, amṛta saṃbhave, amṛta vikrānta gamine, gagana kīrtti kare, sarva karma kleśayaṃ kare svāhā

4. Phiên bản của ngài Cầu Na Bạt Đà La số 368 dịch:

Namo amitābhāya tathāgatāya Tadyathā:

amṛtodbhave, amṛta siddhaṃbhave, amṛta vikrānte, amṛta vikrānta gamine, gagana kīrtti kare svāhā



5. Phiên bản của ngài Bồ Đề Lưu Chi số 1188a dịch:

Namo amitābhāya tathāgatāya Tadyathā:

amṛtodbhave, amṛta saṃbhave, amṛta vikrānte svāhā



6. Phiên bản của ngài A Địa Cù Đa số 901 quyển 2 dịch:

Namo ratna-trayāya

Namaḥ ārya amitābhāya tathāgatāya arhate samyaksaṃbuddhāya Tadyathā:

amṛte, amṛta bhave, amṛtodbhave, amṛta vikrānta gamine, gagana kīrtti kare, amṛta duṇḍubhisvare, sarva karma kleśa kariye svāhā



7. Phiên bản của ngài Pháp Thiên dịch (số 978):

OṂ_ AMṚTE AMṚTE _ AMṚTA-UDBHAVE _ AMṚTA-VIKRĀNTI _ AMṚTA-ĀYURJÑĀNA _ GAGANA KIRTTI-KARI_ SARVA KLEŚA KṢAYAṂ KARIYE _ SVĀHĀ



8. Phiên bản không tên người dịch – tựa A Di Đà Phật thuyết chú số 369:

Namo buddhāya Namo dharmāya Namo saṃghāya Namaḥ ārya amitābhāya tathāgatāya arhate samyaksaṃbuddhāya Tadyathā: amṛte, amṛtodbhave, amṛta saṃbhave, amṛta vikrānte gamine, gagana kīrtti kare, sarva pāpatā kṣayaṃ kare svāhā



9. Phiên bản của ngài Cưu Ma La Thập dịch số 366:

Namo amitābhāya tathāgatāya

Tadyathā: amṛtodbhave, amṛta siddhaṃbhave, amṛta vikrānta gamine, gagana kìrtti kare svāhā.



Chú thích ngắn gọn:

“Người tụng Chú này thường có Đức Phật A Di Đà trụ trên đỉnh đầu, sau khi mệnh chung, tùy ý vãng sinh”.

“Bồ Tát Long Thọ nguyện sinh về cõi An Dưỡng, nằm mộng mà cảm được Chú này”.

III. ỨNG DỤNG THỰC TẾ VỀ CHÚ VÃNG SINH.

NHỮNG NGƯỜI TRÌ TỤNG CHÚ VÃNG SINH CÓ CÁI CHẾT RẤT ĐẶC BIỆT, GHI LẠI TRONG ĐẠI TẠNG KINH. (ĐẠI TẠNG KINH – TỨC LÀ HỒ SƠ LỊCH SỬ)

1. Vương Nhật Hưu còn gọi là ông Vương Long Thơ ông soạn Long Thơ Tịnh Độ nổi tiếng mà từ xưa đến nay chẳng ai không biết về ông, nếu có nghiên cứu Tịnh độ.

Trong tác phẩm của ông, ông liên tục nhắc về thọ trì chú vãng sinh sẽ sớm hoàn tất trong 2 năm, nếu mỗi ngày tụng đủ 500 lần.



Trong Vãng Sinh Tập số 2072 thuộc Bộ Chư Tông có ghi lại cái chết của ông như sau:

“Khi sắp mất trước ba ngày, ông từ biệt khắp bạn thân hữu, có người không gặp ông. Đến hẹn, thì thấy ông vẫn đọc sách và lễ niệm như thường. Bỗng lớn tiếng niệm Phật A Di Đà, rồi bảo Phật đến rước ta, nói xong mà đứng chết như trời trồng”.



Như ngài Cưu Ma La Thập dạy: “Người tụng Chú này thường có Đức Phật A Di Đà trụ trên đỉnh đầu, sau khi mệnh chung, tùy ý vãng sinh”.



Ông chết đứng.

2. Ông làm chức Thừa vụ - tên là: Diêm Bang Vinh.

Cũng trong bản Vãng Sinh Tập số 2072 có ghi như sau:

Đời Tống, có ông Diêm Bang Vinh, người ở Trì Châu, 20 năm trì chú vãng sinh, niệm Phật.

Khi qua đời người nhà mộng thấy Phật phát ra ánh sáng đón rước ông Vinh, đến sáng hôm sau thì ông Vinh ngồi kiết già xoay về hướng Tây, BỖNG ĐỨNG DẬY MẤY BƯỚC RỒI ĐỨNG MÀ CHẾT.



*Kết luận: Những người áp dụng trì chú Vãng Sinh có cái chết đều ghi lại là chết đứng, cái chết rất thanh nhàn, an ổn, họ đã áp dụng thành công lời Phật dạy – những trí tuệ của người Ấn Độ.



IV. PHẬT NÓI KINH VÔ LƯỢNG CÔNG ĐỨC ĐÀ LA NI (chú vãng sinh tên khác) số 934.

Đại Sư PHÁP HIỀN phụng chiếu dịch:

Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo A Nan rằng: “Ông hãy lắng nghe! Nay Ta vì ông với chúng sinh đời Mạt Pháp diễn nói về Vô Lượng Công Đức Đà La Ni. Ông hãy ghi nhớ đừng để quên mất nhằm giúp cho các chúng sinh trong đời Uế Ác sau này được đại thiện lợi.



-TƯỜNG TẬN ĐỨC PHẬT NÓI RÕ RÀNG: “NAY TA VÌ ÔNG VÀ CHÚNG SINH THỜI MẠT PHÁP”.

-Tiếp theo đức Phật nói: “nhằm giúp chúng sinh thời Ác Trược” được “đại thiện lợi”.

-Nói lợi ích như sau: “bao nhiêu nghiệp ác mà người ấy đã gom chứa trong một ngàn kiếp đều được tiêu diệt, hiện thân (thân trong đời hiện tại) gặt hái được sự an ổn khoái lạc”.

-An ổn và khoái lạc, đúng như kinh nói rõ, tôi Minh Châu đã cảm nhận được sâu sắc khi trì đủ 20. 000 lần trở lên.

*Đức Phật đã nói rõ vì “căn cơ đời Mạt pháp” vì “thời ác năm trược”.



V. Tên tiếng Phạn: Aparimitaguṇānuśāṁsadhāraṇī

Tên Tiếng Tây Tạng: ’phags pa yon tan bsngags pa dpag tu med pa zhes bya ba’i gzungs



Bản dịch Tây Tạng về chú vãng sinh giống bản của ngài Pháp Hiền, tên Vô Lượng Công Đức Đà La Ni số 934.

Số thứ tự trong bản Đại Tạng Kinh Tây Tạng là: Số 679 và số 851.

Số 679, Degé Kangyur vol. 91 (rgyud ’bum, ba), trang 223.a.

Số 851, Degé Kangyur vol. 100 (gzungs ’dus, e), trang 64.b.



Nội dung như sau:

namo ratnatrayāya

namo bhagavate amitabhāya tathāgatāya arhate saṃyaksambuddhāya |

tadyathā oṃ amite amitodbhave amitasaṃbhave amitavikrānte amitagamini gaganakīrtikare sarvakleśakṣayaṃkare svāhā |



VI. Kết luận:

Chưa thấy một kinh điển nào mà quá nhiều lần dịch như chú vãng sinh ở bên Tàu dịch ít nhất cũng là 9 lần, chưa nói đến bản kinh đã bị mất.

Thần chú này quá nổi tiếng ở Ấn Độ đến nổi, bản Tây Tạng vẫn còn, và có bản dịch, tên gốc tiếng Phạn.



Nam mô A Di Đà Phật
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
CẦU VỀ CÕI TRỜI ĐÂU SUẤT NƠI PHẬT DI LẶC CỦA PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY.

*Tam Tạng kinh điển Pali của Phật giáo nguyên thủy sớm nhất kết tập là Phật giáo Tích Lan (Sri Lanka) từ đó đã phiên dịch sang tiếng Miến Điện (Myanma), tiếng Thái v.v...
-Trong đây có ghi lại tường tận trong Tam Tạng Pali của Tích Lan, về ông vua Tích Lan là Duṭṭhagāmaṇi được Tỳ Kheo A La Hán Abhaya hướng dẫn ông ấy CẦU SINH VỀ CÕI TRỜI ĐÂU SUẤT NƠI DI LẶC BỒ TÁT đang ở đó.

[thành phố Ðâu suất đà (Tusita), tâu đại vương, là khả ái nhất, những bậc thiện nhân nghĩ như vậy. Ở thành phố Tusita ấy có Bồ-tát Metteyya, đầy lòng bi mẫn, đang trú ngụ để chờ đợi thời gian trở thành một vị Phật. ]

-Tỳ kheo A La Hán hướng dẫn, chứ không phải là người hay tỳ kheo chưa đắc quả.
-Rõ ràng là xu hướng cầu về các cõi Tịnh Độ không chỉ có Phật giáo Đại thừa.
-Trước khi chết ông đã thấy rất rõ ràng chư thiên ở cõi trời Đâu Suất rước ông về với Phật Di Lặc.

ĐẠI TẠNG KINH PALI - ÐẠI VƯƠNG THỐNG SỬ - MAHÀVAMSA

XXXII

ÐẠI VƯƠNG THỐNG SỬ - MAHÀVAMSA - 17
Tỳ kheo MINH HUỆ dịch
________________________________________
[10]
CHƯƠNG XXXII
SỰ ÐI VÀO CÕI TRỜI ÐÂU SUẤT
Trước khi công việc làm đỉnh tháp và công trình tô quét trên cái vòm được hoàn thành, thì đức vua ngã bịnh, báo trước giờ phút lâm chung. Vua cho mọi người em trai Tissa từ Diighavaapi đến và nói rằng: "hoàng đệ hãy ráng làm cho xong công trình xây dựng bảo tháp còn dang dở." Vì sức của người anh đã cạn kiệt nên vị hoàng tử em sai những người thợ may làm một tấm vải phủ bằng vải trắng đắp lên bảo tháp, rồi sai những người thợ sơn làm một khung chắn ở trên đó và những dãy bình lọ có đựng nước và một dãy vật trang sức hình năm ngón tay (pa~nca"ngulikapantikaa). Rồi vị ấy sai những người thợ đan làm một cái đỉnh tháp bằng những cây trúc và ở khung chắn bên trên, sai làm một mặt trời và hình mặt trăng của Kharapatta. Và khi đã dùng mẹo sai người làm bảo tháp bằng sơn và Ka"nku.t.thaka (một loại đất có màu của vàng hay bạc) Tissa bèn công bố với đức vua rằng "những công việc mà vẫn còn phải làm đối với bảo tháp đã được làm xong."

Nằm trên chiếc cáng, đức vua đi đến đó, và khi nằm ở trên chiếc cáng, nhiễu quanh bảo tháp, đi theo chiều kim đồng hồ, vua làm lễ bảo tháp ở lối vào phía nam, sau đó, khi nằm trên chiếc long sàng được kê ở trên đất, nghiêng người về bên phải, nhìn ngắm Ðại bảo tháp uy nghi, rồi nằm nghiêng về phía trái, nhìn ngắm Thanh đồng điện (Lohapaasaada), vị ấy vui sướng thỏa mãn, được vây quanh bởi chúng Tỳ kheo.
Vì người ta đã đến từ chỗ này chỗ kia để nghe tin tức về tình trạng bịnh hoạn của vua, nên có hiện diện trong hội chúng ấy chín mươi sáu Ko.ti Tỳ kheo. Những vị Tỳ khưu, nhóm này đến nhóm khác, cùng nhau tụng kinh. Vì không thấy trưởng lão Theraputtaabhaya ở đâu nên vua suy nghĩ rằng "vị đại dũng sĩ, đã đánh thắng trong hai mươi tám trận chiến lớn cùng với ta, chưa bao giờ chịu đầu hàng, xét thấy rằng cuộc chống chọi với tử thần đã bắt đầu, nên bây giờ trưởng lão không đến để giúp ta, vì vị ấy đã thấy trước sự chiến bại của ta."
Khi vị trưởng lão, đang trú ngụ ở bên ngoài của con sông Karinda, trên núi Pa~njali, biết được ý nghĩ của vua, bèn đi đến cùng với một hội chúng gồm năm trăm vị Tỳ khưu đã đoạn tận các lậu hoặc, dùng thần thông bay xuyên qua hư không, và trưởng lão đã đứng trong số vị Tỳ khưu đứng quanh đức vua.

Khi vua trông thấy trưởng lão, đầy vui sướng, vua thỉnh trưởng lão ngồi trước mặt mình và bạch rằng: "trước kia trẫm đã cùng với ngài ra chiến trận, bên cạnh trẫm có mười dũng sĩ; Bây giờ một mình trẫm không thể nào đánh thắng kẻ thù là tử thần được."
Trưởng lão trả lời rằng: "tâu đại vương, đừng sợ, hỡi đấng trị vì của muôn dân, nếu không đánh thắng được kẻ thù là tội lỗi, thời không thể nào đánh thắng kẻ thù là tử thần được. Tất cả pháp nào sanh lên trong cõi hữu đổi thay này đều phải diệt mất, tất cả những gì có hiện hữu đều phải diệt mất; Bậc Ðạo Sư đã dạy như thế. Tử thần còn chinh phục cả chư Phật, là những bậc không bị sự xấu hổ hay ghê sợ đụng chạm đến;

Do đó bệ hạ nên nghĩ rằng: tất cả pháp nào có tồn tại đều phải bị diệt mất, những pháp ấy đem lại sầu khổ và có tánh chất không thật. Trong kiếp sanh tử cuối cùng của bệ hạ, tình cảm của bệ hạ đối với chánh pháp quả thật to lớn. Dẫu cõi chư thiên ở trước mặt của bệ hạ, tuy thế bệ hạ hãy từ bỏ hạnh phúc của thiên giới, hãy trở lại thế gian này và làm nhiều việc phước bằng nhiều cách.

Hơn nữa, sự xây dựng quyền bá chủ của bệ hạ đã giúp đem lại sự vinh quang cho giáo pháp, ôi! bệ hạ là người giàu về phước đức, hãy nghĩ đến tất cả những việc phước mà bệ hạ đã làm ngay trong kiếp sống hiện tại đây, như thế mọi chuyện sẽ kiết tường ngay cho bệ hạ!"

Khi nghe qua những lời của trưởng lão, đức vua hoan hỉ và bạch rằng: "ngài đã giúp trẫm trong một cuộc chiến đơn độc."

Và đầy vui sướng, vua truyền lịnh đem đến cuốn sách ghi lại những việc phước, và bảo người sao chép bản thảo đọc to nó lên, và ông ta đọc to cuốn sách công đức:
"Chín mươi chín tịnh xá đã được xây dựng bởi đại vương, tịnh xá Marivava.t.tivihaara được dựng lên với phí tổn mười chín ko.ti đồng tiền vàng, Thanh đồng điện nguy nga được xây dựng với chi phí ba mươi ko.ti. Còn những thứ khác được dùng để làm Ðại bảo tháp bởi vị vua có trí tuệ trị giá đến một ngàn ko.ti, tâu đại vương", người sao chép sách đã đọc như vậy. Khi ông ta đọc thêm rằng: "ở vùng núi có tên là Ko.t.ta, vào thời có nạn đói gọi là nạn đói Akkaayika, hai chiếc bông tai quí báu đức vua đã cho đi, và như vậy kiếm được một món cháo kê chua dành cho năm vị trưởng lão đã đoạn tận các lậu hoặc, và đã dâng đến các ngài với tâm tịnh tín. Khi bị chiến bại ở trận Cu.langaniya, vua bỏ chạy, và khi công bố giờ ăn, vua đã dâng vật thực của mình mà chẳng nghĩ gì đến chính mình, đến vị Sa-môn Tissa, đã thoát khỏi các lậu hoặc, đi đến đó xuyên qua hư không - sau đó đức vua làm mới câu chuyện:
"Trong một tuần lễ hiến dâng tịnh xá Paricava.t.tivihaara cũng như ở lễ hiến dâng Thanh đồng điện, trong tuần lễ mà Ðại bảo tháp được bắt đầu cũng như khi Xá-lợi được tôn trí, một cuộc bố thí vật thực đắt giá, to lớn và toàn diện do ta sắp xếp đến tập thể nam nữ đông đảo từ khắp bốn phương. Ta đã tổ chức hai mươi bốn đại lễ Vesaakha (lễ mừng đản sanh, thành đạo, và nhập Niết bàn của Ðức Phật); Ba lần ta đã cúng dường ba chiếc áo đến chúng tăng trên hải đảo.

Năm lần, mỗi lần bảy ngày, ta, với lòng tịnh tín, đã dâng địa vị cai trị khắp đảo này đến Giáo pháp. Ta đã sai đốt một ngàn cây đèn với những tim bấc trắng thường xuyên ở mười hai chỗ, để cúng dường Ðức Phật bằng lễ vật này. Ở mười tám chỗ, ta đã sai bố thí đều đặn món cơm đê hồ có trộn mật ong, và cũng đã bố thí những cục cơm có dầu ở nhiều chỗ, và những cái bánh lớn tên là bánh Jaala ở nhiều chỗ, được nướng bằng bơ và có giả thêm gạo nữa. Ở tám tịnh xá trên hải đảo Tích Lan này, ta đã truyền lịnh phân phát dầu, mỗi tháng một ngày, để đốt đèn. Vì ta đã nghe rằng sự bố thí pháp cao quí hơn bố thí của cải trên thế gian này, nên ta đã nói rằng: ở dưới chân của Thanh đồng điện, trên chiếc ghế của vị Pháp sư, giữa chúng tăng, ta sẽ thuyết giảng bài kinh Hạnh phúc (Mangalasutta) đến chư tăng; Nhưng khi ta ngồi ở trên đó, thì ta không thể nào thuyết được vì lòng kính trọng của ta đối với chư tăng. Từ đó ta truyền lịnh cho thuyết pháp ở khắp mọi nơi trong các tịnh xá ở Tích Lan, cho những phần thưởng đến những pháp sư. Mỗi vị pháp sư ta cho một naalii bơ, mật mía và đường; Ngoài ra ta còn cho họ một nắm cam thảo, dài bốn inch, ta còn cho họ một bộ y. Nhưng tất cả sự bố thí này trong khi ta còn trị vì, vẫn không làm ta vui sướng. Chỉ có hai sự bố thí, không quan tâm đến mạng sống của ta trong khi ta ở trong thời kỳ khốn đốn, hai vật thí ấy làm ta vui sướng.

Khi trưởng lão Abhaya nghe qua điều này, ngài mô tả hai vật thí ấy, để làm cho đức vua hoan hỉ thêm, bằng nhiều cách:
"Khi một trong năm vị trưởng lão là trưởng lão Malayamahaadeva, sau khi nhận lãnh món cháo kê chua, và đã dâng món cháo ấy đến chín trăm vị Tỳ khưu ở trên núi Sumanakuu.ta, trưởng lão mới tự mình ăn nó. Còn trưởng lão Dhammagutta, người có thể làm cho quả đất rung chuyển, đã chia phần vật thực ấy cho các vị Tỳ khưu ở tịnh xá Kalyaa.nika-vihaara gồm năm trăm vị, rồi mới tự mình ăn. Trưởng lão Dhammadinna, ngụ ở núi Tala"nga đã chia vật thực đến mười hai ngàn Tỳ kheo ở núi Piya"ngudiipa, rồi mới tự mình ăn. Trưởng lão Khuddatissa, bậc có thần thông lực, ngụ ở Manga.na, đã chia phần vật thực cho sáu chục ngàn vị Tỳ khưu ở tịnh xá Kelaasa, rồi mới tự mình ăn. Trưởng lão Mahaavyaggha đã phân phát vật thực cho bảy trăm vị Tỳ khưu ở tịnh xá Ukkanagaravihaara rồi mới tự mình ăn.

Một vị trưởng lão nọ nhận lãnh vật thực rồi chia cho mười hai ngàn vị Tỳ khưu ở Piyandiipa rồi mới tự mình ăn.

Bằng những lời như vậy trưởng lão Abhaya đã làm cho tâm của đức vua thêm hoan hỉ, và đức vua đầy sung sướng, bèn bạch vơi trưởng lão rằng: "Trong hai mươi bốn năm, trẫm đã làm người bảo trợ cho chúng tăng, và thân của trẫm cũng sẽ là người bảo trợ cho chúng tăng! Tại một chỗ mà đứng từ đó người ta có thể trông thấy Ðại bảo tháp, ở trong một khu vực có vòng rào quanh để chư tăng tiến hành những buổi lễ, tại đó, xin ngài hãy đốt xác của trẫm, là người hầu của chúng tăng."

Rồi đức vua nói với vị hoàng đệ rằng: "tất cả công trình xây dựng Ðại bảo tháp vẫn chưa được hoàn thành, này ngự đệ, hãy làm cho xong công trình này, hãy quan tâm đúng mức. Sáng chiều ngự đệ hãy cúng dường hoa đến Ðại bảo tháp một cách long trọng, ba lần một ngày. Tất cả những buổi lễ mà ta đã kể ra để cúng dường Chánh pháp, ngự đệ hãy thực hiện, đừng bám bíu vào một cái gì. Ðừng bao giờ buông lơi với phận sự đối với chư tăng", khi đức vua đã khuyên vị hoàng đệ rồi, vị ấy nín thinh.
Ngay khi ấy chúng Tỳ kheo bắt đầu tụng kinh, và chư thiên đem đến đó sáu chiếc xe có sáu vị chư thiên đi theo, và chư thiên đã nhiều lần mời mọc đức vua khi họ đứng trong những chiếc xe: "hãy đi vào cõi thần tiên đầy vui sướng của chúng tôi, tâu đại vưong."
Khi đức vua nghe qua những lời của họ, vị ấy khiến họ dừng lại bằng cử chỉ vẫy tay: "các ngươi hãy đợi để ta nghe pháp đã."

Khi ấy các vị Tỳ khưu suy nghĩ rằng: "đức vua muốn ngưng tụng kinh", họ bèn ngưng tụng, đức vua hỏi lý do của sự gián đoạn. "Vì dấu hiệu bảo chúng tôi giữ yên lặng do bệ hạ dưa ra", họ trả lời. Nhưng đức vua nói rằng: "không phải vậy, bạch chư đại đức tăng." vua cho họ biết vấn đề vừa mới xảy ra.
Khi nghe qua điều này, một số người suy nghĩ rằng "bị khiếp đảm vì nỗi sợ chết, nên vua mới nói ra những lời lảm nhảm."

và để đoạn trừ những hoài nghi của họ, Abhaya bèn nói với đức vua như vầy: "làm sao có thể cho người khác biết được rằng có những chiếc xe đã được đem đến đây?" vị vua có trí tuệ bèn sai người tung những tràng hoa vào trong không trung, những tràng hoa này tự chúng quấn quanh nhiều lần vào những gọng xe và thòng xuống như thế.

Khi mọi người trông thấy những tràng hoa đang đứng lơ lửng trong khung trung như thế, thì họ diệt được hoài nghi; Còn đức vua thì nói với trưởng lão rằng: "bạch đại đức cõi chư thiên nào khả ái nhất?" và trưởng lão trả lời rằng: "thành phố Ðâu suất đà (Tusita), tâu đại vương, là khả ái nhất, những bậc thiện nhân nghĩ như vậy. Ở thành phố Tusita ấy có Bồ-tát Metteyya, đầy lòng bi mẫn, đang trú ngụ để chờ đợi thời gian trở thành một vị Phật.

Khi vị vua có trí tuệ nhất nghe qua những lời của trưởng lão, sau khi nhìn vào Ðại bảo tháp lần cuối, bèn nhắm mắt lại.

Ngay khi ấy, sau khi mạng chung, vị ấy được trông thấy đã tái sanh và đang đứng trong chiếc thiên xa mang hình tướng một vị chư thiên. Ðó là chiếc thiên xa đến từ cõi trời Ðâu suất đà. Và để phô trương quả báu của những việc phước mà đức vua gieo tạo, khi đứng ở trong chính chiếc thiên xa ấy, để cho mọi người trông thấy mình với tất cả sự vinh quang rực rỡ, sau khi đi như thế với vai phải hướng về Ðại bảo tháp, và sau khi đã làm lễ Ðại bảo tháp và chúng tăng, vị ấy đi vào cõi trời Tusita.

Ngay tại chỗ mà những vũ nữ đã đi đến đó và cởi ra những nữ trang trên đầu của họ, tại chỗ đó có một giảng đường được dựng lên gọi là Maku.tamuttasaalaa. Ngay tại chỗ mọi người than khóc khi xác thân của đức vua được đặt trên hỏa đài, tại đó có tòa nhà Raviva.t.tisaalaa được dựng lên.

Ở khu vực có rào quanh ở bên ngoài khuôn viên của tịnh xá, nơi mà người ta đốt xác của đức vua, chỗ ấy mang tên là Raajamaalaka. Ðại vương Du.t.thagaama.ni, người xứng danh với một vị vua, sẽ là người đệ tử đầu tiên của đức Metteyya tối thắng, cha và mẹ của đức vua sẽ là cha mẹ của vị ấy (tức của đức Metteyya). Người em trai Saddhaatissa sẽ là người đệ tử thứ hai của ngài, nhưng Saaliraajakumaara, con trai của đức vua, sẽ là con trai của đức Metteyya tối thắng.

Người mà hằng xem đời sống thiện là việc thiện vĩ đại nhất, làm những những việc phước, khi lấp kín nhiều điều đã từng là việc ác, sẽ đi về thiên giới như đi vào chính nhà của mình vậy; Do đó người có trí tuệ hãy thường xuyên vui thích trong những việc phước.

Ở đây chấm dứt chương thứ ba mươi hai, được gọi là "Sự đi vào cõi trời Ðâu suất", trong bộ Mahaava.msa, được biên soạn vì niềm tín lạc và xúc động của những thiện nhân.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,879
Điểm tương tác
773
Điểm
113
Hai cái Tên gọi (?kim cang thời luận? vô nhất bất nhị?) Nói đọc chú (vãng sinh?) với vọng tưởng (vãng sinh? cõi Cực Lạc?) Thì đọc như Hai cái Tên gọi (?kim cang thời luận? vô nhất bất nhị?) Tâm Loạn tiền hậu bất nhất cãi nhau cách thức niệm Phật của tui mới đúng ý (Phật A di đà?)

Tưởng sao cái Tên gọi (trừng hải?)
Khởi (vọng tưởng?) làm tính sai nói đọc chú (vãng sinh?) phải đọc chú cho đúng điệu (vãng sinh?) cho cái Tên gọi (kim cang thời luận?) Nên đọc (vọng tưởng?) phải đọc vọng tưởng cho đúng điệu là sao?
Đúng là Hề Hề hài hước đạo lý Phật đà.

Đức Phật chỉ cách niệm Phật cũng là một cách Thiền làm sao cho (vọng tưởng?) Lắng Động.

“Khi Vọng tưởng lắng động là Tâm Thức Bất Loạn.!”
“Khi Tâm Thức Bất Loạn được lúc nào thì lúc đó là đang ở cõi Cực Lạc”.
Nên biết "Tâm Thức Thanh Tịnh không vọng tưởng thì thực tại Cực Lạc vô lượng.“
Nói bạn thì chỉ cần hành thập thiện, khỏi cần gặp Phật Di Lặc.
Lục Tổ chỉ cần ở nhà tu học, không cần tìm đến Ngũ Tổ để làm gì.

Hoặc kiểu như là: Tôi thích người Mỹ, nước Mỹ; vậy thì tôi chỉ cần học tính chất của người Mỹ mà không cần đến nước Mỹ làm gì. Bạn nên biết: bạn có thể học tập cách sống của người Mỹ và nước Mỹ nhưng bạn có đến được nước Mỹ hay không thì không đồng nhất với nhau.

Cõi trời Đâu Suất, nơi Bồ Tát Di Lặc đang ngự trị. Dù bạn hiện nay tu tập rất giỏi nhưng bạn có đến được cõi Trời Đâu Suất hay không là một chuyện khác. Để được lên cõi trời Đâu Suất đó, bạn phải tu tập làm sao tương ưng với cảnh giới đó.


Thời Phật tại thế có một vị A LA HÁN (Ngài Mục Kiền Liên), muốn tự mình tòm đến cõi Cực Lạc nhưng không thể tìm được. Vì cảnh giới Cực Lạc là thị hiện của 48 đại nguyện viên mãn của Phật A Di Đà, Thánh Nhân còn phải nương vào 48 nguyện mới đến.

Bản thân bạn hiện nay có phải là A LA HÁN chưa? Các bậc A LA HÁN còn chưa dám nói "tâm tôi đang ở Cực Lạc" thì bạn có tư cách gì để nói. TÂM TƯ CỦA BẠN CHỈ LÀ MỘT MỚ LÝ THUYẾT SUÔNG MÀ THỰC TẾ VẪN LÀ MỘT PHÀM PHU.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
Đức Phật ở trong Tam Tạng Pali cũng đã từng, lúc đức Phật mới chứng ngộ tại gốc cây Bồ Đề: "pháp của ta chứng ngộ, không một ai trên thế gian này hiểu nổi".

Ngài liền muốn vô Đại Bát Niết Bàn. Bấy giờ Đế Thích, Phạm Thiên, các vị trời: 3 lần năng nỉ, ỉ ôi, và đưa ra nhiều vi dụ. Mong đức Như Lai, dùng phuơng tiện, phuơng tiện tức là: hạ thấp trình độ xuống để phù hợp căn cơ chúng sinh, rồi từ từ dạy nâng cao lên. Thế tôn im lặng chấp nhận.

Sau Phật nhập diệt, một đám ngu và lũ dốt cùng nhau kích bác lẫn nhau: ANH PHẢI THẾ NÀY, ANH PHẢI THẾ KIA. GIỐNG Y HỆT VĂN HÓA KHỐNG CHẾ THEO DÕI CỦA NGƯỜI: VIỆT NAM, NGƯỜI TÀU, NGƯỜI HÀN QUỐC.

Từ cách ăn mặc, cử chỉ, ngôn từ, cho đến sách vở, soạn tác đều MUỐN NGƯỜI KHÁC PHẢI THEO MÌNH.

Đức Phật nói: Tất cả pháp chỉ là phuơng tiện tạm thời đưa đến chúng sinh giác ngộ.

Còn mấy đứa giành được cái xe phuơng tiện nói: Tao giành được xe ngon, xe mày dỏm hơn, tao giỏi hơn mày, đồ xe dỏm, đồ ngu, tao khôn hơn.

Tất cả lũ ngu này, chỉ tranh cải hơn thua, cái xe nào tốt hơn:

"MÀ QUÊN ĐI MỤC ĐÍCH VÀ KHẢ NĂNG NGƯỜI LÁI".

MỘT LŨ NGU CŨNG GIÀNH CHIẾC XE BẢO XE TAO NGON HƠN, TRONG KHI NGƯỜI YẾU PHẢI CHỌN ĐI THUYỀN XE NHỎ, CÒN NGƯỜI MẠNH THÌ PHẢI CHỌN XE LỚN VỚI KHẢ NĂNG MẠNH HƠN.

Đức Phật chưa hề bảo: Con phải chọn xe này, phuơng tiện này, mà không chọn phuơng tiện kia.

Đức Phật nói: Cứ chọn đi con, thích cái nào ta cho cái đó. RỒI SAU NÀY TA MỚI KHUYÊN BẢO CÁI ĐÓ KHÔNG TỐT HÃY CHỌN CÁI KIA TỐT HƠN.

Cũng như vậy, chỉ có lũ ngu với cùng nhau cải vả, trình độ bằng nhau mới nhau chửi lộn. BỞI VÌ KHÔNG HIỂU CĂN CƠ, KHÔNG HIỂU NGHIỆP LỰC, KHÔNG HIỂU PHUƠNG PHÁP HÓA GIẢI, KHÔNG HIỂU SỰ ƯA THÍCH, KHÔNG HIỂU KHẢ NGƯỜI LÁI XE, KHÔNG HIỂU HỌ CÓ THẾ LÁI TỚI ĐÂU, QUÁ SỨC CỦA HỌ THÌ HỌ KHÔNG LÀM NỔI.

Cũng vậy, những đứa dốt ưa làm người nhất thiết trí (tức là biết tất cả), họ không biết giới hạn bản thân mình là gì, không biết cũng nói tao biết, sợ người thế gian nói mình ngu độn, tự ái cao lắm.


Ưa làm thánh Bồ Tát, chư Phật mà không biết họ hiểu gì, cần gì và mong đợi. Chỉ ngắn gọn là: đưa một chiếc xe bảo lái đi, trong khi người lái không thích lái, thời gian không phù hợp, tâm trạng không phù hợp.

Mà nhắm mắt, lái đi, lái, phải, phải, phải theo tôi mới lái đúng, tụi nó lái sai. Trong khi không biết mục đích lái xe chỉ là đến địa điểm đó.

Lái xe cũng tốt, nhưng đứa ngu thích đi bộ, hay bản thân thích đi bộ, mà không thích lái xe?

Bản thân ở Ấn Độ cũng có rất nhiều chi phái Phật giáo, nhiều quan điểm, hà tất phải khống chế người khác. Hãy đến đích, hãy tới đỉnh núi, sau đó dơ tay cũng chả muộn.

Đừng có ngu quá đòi làm thầy thiên hạ, làm bậc nhất thiết trí như Phật? Hãy biết khả năng của mình, người này thật sự người trí. Người trí tuệ, không phải là người buộc người khác phải làm như mình.

Người trí tuệ có khả năng, xoay chuyển mọi tình thế, khả năng của họ là vô hạn, từ bi của họ là vô hạn, phước của họ là vô hạn DÙ CHO HỌ KHÔNG KIẾM MÌNH, NHƯNG BẢN THÂN MỌI NGƯỜI TÌM ĐẾN.

Giống như NĂM CHÂM THÌ TỰ HÚT SẮT.
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,327
Điểm tương tác
955
Điểm
113
Phật dạy
Thấy cảnh mà chẳng vọng tưởng là khó.

Hề hề,

"Thấy cảnh mà chẳng vọng tưởng" là gì? Nói thử xem nào, hề hề

Trừng Hải
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,327
Điểm tương tác
955
Điểm
113
Bất cứ điều gì quí vị làm, bất cứ điều gì quí vị nghĩ, bất cứ điều gì quí vị nói.
Quí vì đều làm với ý niệm về cái gì đó hay ai đó. Nhưng sự thật là không phải cái gì đó, không phải ai đó.
Đó là nguyên do tất cả các hành động bình thường về thân, khẩu, ý của quí vị chỉ là những kiến tạo, không có thật.
Nếu thực sự hiểu Sự Thật Vô Ngã, tất cả những câu hỏi sẽ không xuất hiện.

Hề hề,

Không ưa hỏi đáp trao đổi hả.?! Vậy thì, au revoir, hề hề

Trừng Hải
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,879
Điểm tương tác
773
Điểm
113
Đức Phật chỉ 84000 cách cho quí vị làm sao hết vọng tưởng vậy thôi.
Thật vô lý nếu đức Phật chỉ cách cho quí vị có đầy vọng tưởng thành Phật, hay a la hán, hay đi đến cõi nào đó thì đó có phải là đức Phật không?
Có bệnh thì dùng thuốc. Thuốc của Phật thì bạn hiểu hết sao? Nếu hiểu hết thì bằng với Phật rồi.
Trí tuệ bạn còn nhỏ hẹp, lấy pháp này lại bác bỏ pháp kia, trong khi tất cả các pháp ấy đều do Phật dạy.
Nhưng bạn lại không dung thông được, bèn thuận theo thức biết phân biệt mà suy luận bác bỏ cái này cái kia, ruốt cuộc chỉ là hạng báng bổ pháp môn nhà Phật.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
PHÁT HIỆN THẦN CHÚ VÃNG SINH BẢN GỐC TIẾNG PHẠN – TẠI ĐỘNG ĐÔN HOÀNG.



Amitabha_Mantra.png


ĐỘNG ĐÔN HOÀNG NƠI NGƯỜI TÀU CẤT GIẤU RẤT NHIỀU BẢN KINH TIẾNG PHẠN, KINH ĐIỂN, VĂN HÓA, CÙNG CÁC KINH NGOẠI ĐẠO ĐƯỢC DỊCH SÁNG CHỮ TÀU.



THẦN CHÚ VÃNG SINH CỦA PHẬT A DI ĐÀ VẪN CÒN NGUYÊN BẢN TIẾNG PHẠN – PHẠN SIDDHAM , ĐƯỢC TÌM THẤY TẠI ĐỘNG ĐÔN HOÀNG, DO MỘT NGƯỜI ANH TÌM ĐƯỢC BẢN THẦN CHÚ GỐC.





Đôn hoàng thạch thất. Quần thể hang động ở huyện Đôn hoàng, tỉnh Cam túc, Trung Quốc. Đôn hoàng là vùng đất ở đầu cực tây của tỉnh Hà Tây.





Giới thiệu đây là bản khắc gỗ bằng mực trên giấy, có kích thước 13,7 × 16,7 cm, với hình ảnh trung tâm là Đức Phật A Di Đà hai tay ngồi trên hoa sen trong một hình vuông chữ Phạn được viết bằng chữ Phạn Siddham.

Người ta ước tính bản khắc bằng gỗ này có thời gian khoảng năm 926–975 công nguyên. (thế kỷ thứ 9)



Nó được ông Sir Aurel Stein (1862–1943) thu thập trong Hang 17 của Hang Ngàn Phật, Đôn Hoàng, trong thời gian ông chuyến thám hiểm thứ hai đến Turkestan của Trung Quốc vào năm 1907 và được Bảo tàng

Anh mua lại khoảng năm 1910.



Phiên âm:

[Phạn siddham]

Namo ratnatrayāya

Namaḥ ārya amitābhāya tathāgatāya arhate samyaksaṃbuddhāya Tadyathā:

amṛte, amṛtodbhave, amṛta saṃbhave, amṛtagarbhe, amṛta siddhe, amṛta teje, amṛta vikrānte, amṛta vikrānta gamine, amṛta gagana kīrtti kare, amṛta duṇḍubhisvare, sarvārtha sādhane, sarva karma kleśa kṣayaṃ kare svāhā


[ Na mô rát na tra già da:
Na mắc a ri a, a mi ta ba gia, ta tha ga ta gia, a ra ha tê sam giắc sam bút đa gia.
Tát gia tha: Ôm am rít tê, am rít tốt ba vê,
am rít ta sam ba vê, am rít ta ga bê,
am rít ta sít đê, am rít ta tê dê, am rít ta víc ran tê,
am rít ta víc ran ta, ga mi nê, am rít ta ga ga na kiếc ti ca rê, am rít ta đun đu bi xoa rê, sạt va tha xa đa nê, sạt va cát ma lê sắt sa dâm ca rê xóa ha. ]

 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,327
Điểm tương tác
955
Điểm
113
Hề hề,

Mộc bản Trung hoa là kỷ thuật in ấn bằng văn tự điêu khắc chữ trên gỗ xuất hiện vào cuối Đường và phát triển rực rỡ vào đời Tống. Vì vậy bản chú vãng sanh xuất lộ tại Đôn hoàng động có tuổi đời # 12 thế kỷ tương đương với thời kỳ xuất hiện mộc bản và khởi công tạo động Đôn hoàng thì làm sao gọi là bản...gốc, he he. Nói quá hay nói cường điệu làm mất đi tánh chân thực dễ gây ra sự hồ nghi và giảm lòng tin nơi người nghe.

Trừng Hải
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
Về việc ngày khởi tạo động Đôn Hoàng?
Bản thần chú vãng này có từ thời đại nào?


Bản thân tôi hoàn toàn không biết, và bản thân thầy được hoài nghi bọn họ.

Đây chỉ là nghiên cứu của nhóm Liên Minh Châu Âu, có thể họ nói đúng và có thể họ nói chênh lệch thời gian.

Còn muốn biết độ chính xác 100% thì hãy đến tận bảo tàng Anh và các chuyên gia khảo cổ học, và chuyên gia nghiên cứu lịch sử, sẽ có độ chuẩn xác nhất định.


Tôi chỉ trích dẫn nghiên cứu của họ từ:

"Tiến sĩ Michael Willis đã chỉ về hai bản khắc gỗ này.


Tiến sĩ Péter-Dániel Szántó, GerdMevissen,

Giáo sư Gudrun Bühnemann,

Giáo sư Harunaga Isaacson và Rolf W. Giebel đã đưa ra những bình luận. Nghiên cứu này được tài trợ bởi khoản tài trợ từ Liên minh châu Âu, đồng tài trợ bởi Quỹ xã hội châu Âu".

Không những thần chú vãng sinh, mà kinh điển do Huyền Trang thỉnh về, rất nhiều bản kinh tiếng Phạn còn thấy trong động Ngàn Phật.

Nam mô A Di Đà Phật
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
CHỨNG ĐẮC BÊN TRONG CỦA PHẬT A DI ĐÀ (NỘI CHỨNG CỦA PHẬT A DI ĐÀ)

Chú vãng sinh, còn gọi Đại Thân chú của đức A Di Đà Như Lai, nội dung được chia làm 3 phần.

1. Phần kính lễ. (từ đoạn đầu: na mô rát na tra dạ da)

2. Phần khen ngợi danh hiệu. (từ đoạn: na mắc a ri a, a mi ta ba da cho đến sám giắc sam bút đa gia)

3. Phần đức Phật A Di Đà nói: “nội chứng của mình”. (từ đoạn: tát gia tha đến hết)



I. Đức A Di Đà Như Lai đã chứng đắc, cần gì phải nêu ra nội chứng của mình?

Vì đức Phật dùng tâm từ bi, thương xót chúng sinh, muốn cứu độ chúng sinh những nghiệp và phiền não của họ mới nói ra thần chú, để chúng sinh diệt tội, tăng phước.



Mục đích ban đầu là giúp cho chúng sinh diệt tội tăng phước.

Mục đích cuối cùng là để họ được vãng sinh Cực Lạc.



Như ngài Cưu Ma La Thập nói số 366: “Người tụng Chú này thường có Đức Phật A Di Đà trụ trên đỉnh đầu, sau khi mệnh chung, tùy ý vãng sinh”.



Nên bản dịch thần chú vãng sinh số 368 của ngài Cầu Na Bạt Đà La dịch bài chú này là: “nhổ sạch – xé toạt tất cả nghiệp chướng, được vãng sinh Tịnh độ thần chú”.



Trong bản dịch số 934 của đại sư Pháp Hiền – Phật nói kinh Vô Lượng Công Đức Đà La Ni nói:

“bao nhiêu nghiệp ác mà người ấy đã gom chứa trong một ngàn kiếp đều được tiêu diệt, hiện thân (thân trong đời hiện tại) gặt hái được sự an ổn khoái lạc”.



II, Nội dung bài thần chú:

1. PHẦN KÍNH LỄ

Na mô rát na tra già da - NAMO RATNA-TRAYĀYA (Quy mệnh Tam Bảo)

2. GỌI TÊN DANH HIỆU CỦA ĐỨC A DI ĐÀ NHƯ LAI.

NAMAḤ (Kính lễ) ĀRYA (Thánh) AMITĀBHĀYA (Vô Lượng Quang) TATHĀGATĀYA (Như Lai) ARHATE (Ứng Cúng, Sát Tặc, Vô Sinh, A La Hán) SAMYAKSAṂBUDDHĀYA (Chính Đẳng Chính Giác)

Na mắc a ri a, a mi ta ba gia, ta tha ga ta gia, a ra ha tê sam giắc sam bút đa gia.



3. CHỨNG ĐẮC BÊN TRONG CỦA A DI ĐÀ – NỘI CHỨNG CỦA NHƯ LAI A DI ĐÀ.



TADYATHĀ (Như vậy, liền nói Chú là)

Tát gia tha:

OṂ (Cảnh giác)

AMṚTE (Cam lộ)

AMṚTA (Cam Lộ) TODBHAVE (Hiện lên)

AMṚTA (Cam Lộ) SAṂBHAVE (Phát sinh)

AMṚTA (Cam Lộ) GARBHE (Tạng, kho tàng)

AMṚTA (Cam Lộ) SIDDHE (Thành tựu)

AMṚTA (Cam Lộ) TEJE (Uy quang, uy đức)

AMṚTA (Cam Lộ) VIKRĀNTE (Dũng mãnh)

AMṚTA (Cam Lộ) VIKRĀNTA (Dũng mãnh) GAMINE (Đạt đến được)

AMṚTA (Cam Lộ) GAGANA (Hư Không) KĪRTTI (Tương xứng) KARE (Tác

làm, tạo tác)

AMṚTA (Cam Lộ) DUṆḌUBHI (Cổ, cái trống) SVARE (Âm Thanh)

SARVĀRTHA (Tất cả nghĩa lợi) SĀDHANE (Nghi thức thành tựu)

SARVA KARMA (Tất cả nghiệp) KLEŚA (Phiền não) KṢAYAṂ (cùng tận,

không còn sót) KARE (Tạo tác)

SVĀHĀ (Quyết định thành tựu, thọ hưởng mùi vị an lạc của Đại Niết Bàn)





Ôm am rít tê, am rít tốt ba vê,

am rít ta sam ba vê, am rít ta ga bê,

am rít ta sít đê, am rít ta tê dê, am rít ta víc ran tê,

am rít ta víc ran ta, ga mi nê, am rít ta ga ga na kiếc ti ca rê, am rít ta đun đu bi xoa rê, sạt va tha xa đa nê, sạt va cát ma lê sắt sa dâm ca rê xóa ha.



Phần thần chú từ xưa đến nay, các vị Thánh tổ ít khi giải thích vì: đôi khi thần chú có nhiều nghĩa, chứng đắc sâu xa, thâm mật vi tế, khó hiểu khó bàn nên không giải thích nội dung bài chú – chỉ lấy âm thanh gốc của đức Phật dạy bảo sao nên làm vậy.



Như ngài Cưu Ma La Thập nói số 366: “Thánh Bồ Tát Long Thọ nguyện sinh về An Dưỡng (cõi Cực Lạc) mà nằm mộng cảm ứng được bài chú này”.



Bản dịch của ngài Bất Không số 930 thỉnh về từ nước Tích Lan (Sri Lanka) nói lợi ích bài thần chú như sau:

Lúc mệnh chung thời nhìn thấy Đức Vô Lượng Thọ Như Lai cùng với vô lượng câu chi chúng Bồ Tát vây quanh, đi đến nghinh đón Hành Giả, an ủi Thân Tâm, liền sinh về Thế Giới Cực Lạc, Thượng Phẩm Thượng Sinh, chứng địa vị của Bồ Tát”.



-Nay thấy trong Tạng Đa phần ghi tụng đủ 300. 000 lần, nay bản của ngài Bất Không giảm lại chỉ còn

10. 000 lần (mười ngàn lần), tôi e rằng chưa hợp với ý kiến đa số, trong bản Pháp Uyển Châu Lâm, bản Cầu Na Bạt Đà La, bản Pháp Hiền.



-Nên chọn số lần tụng chí ít là đủ: 300. 000 lần.



“Thanh văn và Bồ Tát

Chẳng biết được tâm Phật”



Lại nói: “Giả sử các chúng sinh

Đều đắc đạo tất cả

Tuệ thanh tịnh vốn không

Ức kiếp nghĩ trí Phật

Tận lực để giảng thuyết

Suốt đời chẳng biết được”.

(*Kinh Vô Lượng Thọ quyển Hạ của ngài Khang Tăng Khải dịch)



*Tức là đức Phật nói rằng: Tất cả chúng sinh đều đắc đạo thành A La Hán (tuệ thanh tịnh vốn không), dùng vô số kiếp để xét đoán, suy luận, quán sát, ngôn từ cũng không có nào hiểu rõ ràng thâm ý của đức Như Lai.





Đức Phật nói: “pháp mà ta đã chứng đắc là vi diệu, và thật hết sức vi diệu. Là sâu dày, là cực kỳ sâu dày.

Khó giác ngộ và thật khó giác ngộ là: tướng Nhất Thiết trí (là tướng biết hết tất cả, biết trùm khắp).

(*Nhập Lăng Gìa kinh số 675 của ngài Bồ Đề Lưu Chi phẩm 5 – Tuệ Mạng Tu Bồ Đề thưa hỏi)



Lại nói:

Chứng ngộ từ bên trong (nội chứng đắc)

Vô tướng lãnh hội

Không thể nói hết phô bày

Tuyệt hết biểu thị, ví dụ

Đình chỉ tranh luận

Thắng nghĩa như vậy

Siêu việt hết thảy

Sắc thái “suy xét”.

(*Giải Thâm Mật kinh số 676 của ngài Huyền Trang dịch)

Nam mô A Di Đà Phật

Minh Châu viết ngày 20/10/2024
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top