Nhờ mọi người giúp giải đáp một câu hỏi vui của Sư Thầy!

Diệu Nhàn

Registered
Phật tử
Tham gia
19 Thg 2 2012
Bài viết
1
Điểm tương tác
3
Điểm
3
Nam Mô A Di Đà Phật!

Kính thưa mọi người, ( hix lần đầu viết bài nên run quá!!! )

Mấy hôm trước mẹ chồng con đi chùa tu một ngày, có nghe Sư Thầy kể một câu chuyện như sau:

" Có một vị hòa thượng và một đệ tử đi dạo, chợt có một bầy nhạn bay qua. Sư phụ hỏi đệ tử đàn chim nhạn đâu rồi, người đệ tử nói chim đã bay đi mất nhưng sư phụ không đồng ý, cứ hỏi đi hỏi lại đàn chim nhạn đâu rồi ,vừa hỏi vừa dùng tay ngắt mũi của người đệ tử,đệ tử la đau quá, con không biết."

Sư thầy hỏi mọi người có hiểu gì không? Cứ về suy nghĩ, vài hôm nữa trả lời.

Mong mọi người tiếp sức!

Chân thành cám ơn!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
Nam Mô A Di Đà Phật!

Kính thưa mọi người, ( hix lần đầu viết bài nên run quá!!! )

Mấy hôm trước mẹ chồng con đi chùa tu một ngày, có nghe Sư Thầy kể một câu chuyện như sau:

" Có một vị hòa thượng và một đệ tử đi dạo, chợt có một bầy nhạn bay qua. Sư phụ hỏi đệ tử đàn chim nhạn đâu rồi, người đệ tử nói chim đã bay đi mất nhưng sư phụ không đồng ý, cứ hỏi đi hỏi lại đàn chim nhạn đâu rồi ,vừa hỏi vừa dùng tay ngắt mũi của người đệ tử,đệ tử la đau quá, con không biết."

Sư thầy hỏi mọi người có hiểu gì không? Cứ về suy nghĩ, vài hôm nữa trả lời.

Mong mọi người tiếp sức!

Chân thành cám ơn!


Chú giải :

+ Theo Pháp 12 nhân duyên giải thích:

Vì người đệ tử thấy đàn nhạn, biết đàn nhạn bay qua và biến mất. Nghĩa là thấy " thật " có một đàn nhạn bay qua, xuất hiện và biến mất. Như người bình thường, chưa liễu ngộ, thấy muôn pháp thật có, thấy có cái xuất hiện và có cái biến mất, thấy có cái được sanh ra và có cái bị diệt đi. Thấy muôn pháp thật có dưới cái nhìn của nhục nhãn, có tên gọi, có danh hiệu, có hình tướng, nhưng không biết rằng muôn pháp như hoa đớm trong hư không, theo duyên biến hiện mà có, chứ không thật có.

+ Theo Chánh niệm giải thích :

Nơi cái nhìn của mắt, khi mắt thấy đàn nhạn, biết là thấy ( chánh niệm ), vậy thôi. Nếu nhìn theo, biết đàn nhạn bay hướng nào, bay mất hay chưa là đã khởi vọng niệm theo trần cảnh ( không còn chánh niệm nữa ). Vọng niệm ít thì dừng mau khi đàn nhạn biến mất, còn vọng niệm nhiều thì tiếc rẻ đàn nhạn, muốn nhìn thêm, hay tưởng tượng thêm những thứ khác từ hình ảnh đàn nhạn bay qua( vọng niệm khác ăn theo liên tục ). Lúc đó gọi là quên mất chính mình chạy theo trần cảnh. Chánh niệm là cái hằng biết - thấy, nghe, ngửi, nếm, tiếp xúc ( ngũ căn ) mà không sanh vọng niệm. Khi ngũ căn đối với ngũ trần vẫn biết rõ mà không sanh niệm chạy theo thì gọi là chánh niệm.

+ Theo tinh thần kinh Lăng Nghiêm giải thích :

Cái thấy lúc nào cũng có, chỉ có đàn nhạn xuất hiện và biến mất, nhưng cái thấy thì vẫn luôn luôn có, không mất. Giả như khi không còn thấy đàn nhạn thì bảo là bay mất, nhưng khi đàn nhạn quay đầu bay trở lại thì lúc này bảo là có. Vậy cái xuất hiện và biến mất của đàn nhạn chỉ là duyên biến hiện của pháp trần, pháp trần khi có khi không, khi sanh khi diệt, nhưng cái thấy thì không mất, vẫn luôn hằng biết. Chạy theo cảnh thì quên mất cái hằng biết của chính mình. Nên người đệ tử đã bị lỗi !

+ Theo Thiền đốn ngộ. Nếu như người đệ tử muốn trả lời bằng ý Thiền, không bị Thầy ngắt mũi, thì khi Thầy hỏi đàn nhạn đâu rồi thì đứng im như hóa đá, hay ngã lăn ra đất, hay dậm chân dưới đất... Mạnh dạn hơn thì quay lại Thầy mà hét lên " Nhạn đâu ! ", hay " Ông già! '..., còn liều hơn nữa thì lấy cây đuổi Thầy chạy vì cái tội gài bẫy học trò!.




 

Thiện Nhẫn

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 2 2012
Bài viết
52
Điểm tương tác
21
Điểm
8
Bạn tìm được lý giải thật là hay, chính xác, qua đúng. tn muốn học thêm về Chánh niệm.

Chánh niệm là cái hằng biết - thấy, nghe, ngửi, nếm, tiếp xúc ( ngũ căn ) mà không sanh vọng niệm. Khi ngũ căn đối với ngũ trần vẫn biết rõ mà không sanh niệm chạy theo thì gọi là chánh niệm.
Xin hỏi: Tôi chỉ là một Phật tử tại gia, rất bình thường, biết rằng Chánh niệm là vậy, giống như lời giải của đ/h là vậy.

* Nhưng trên thực tế thì tôi không thể thực hành được. Tại sao? Ví dụ: Khi nhìn một nử minh tinh đẹp, truyền cảm. và đóng vai một người con gái, ai ai cũng mến yêu! Vậy ta có tưởng không?
* Ngoài đời thấy người đẹp, cao sang đi ngang qua ta! Có tường không?
* Thấy người giàu có, sang trọng đi ngang qua ta! Có nhìn và tưởng không?

Do đó: Trên thực tế Chánh niệm nói dể, thực hành khó.

Xin hoan hỉ lược giải.
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
Bạn tìm được lý giải thật là hay, chính xác, qua đúng. tn muốn học thêm về Chánh niệm.


Xin hỏi: Tôi chỉ là một Phật tử tại gia, rất bình thường, biết rằng Chánh niệm là vậy, giống như lời giải của đ/h là vậy.

* Nhưng trên thực tế thì tôi không thể thực hành được. Tại sao? Ví dụ: Khi nhìn một nử minh tinh đẹp, truyền cảm. và đóng vai một người con gái, ai ai cũng mến yêu! Vậy ta có tưởng không?
* Ngoài đời thấy người đẹp, cao sang đi ngang qua ta! Có tường không?
* Thấy người giàu có, sang trọng đi ngang qua ta! Có nhìn và tưởng không?

Do đó: Trên thực tế Chánh niệm nói dể, thực hành khó.

Xin hoan hỉ lược giải.




Phật tử tại gia, có hai hình thức. Một là nương theo Tam Bảo chỉ dạy tu học mà lần lần tiến lên ( tu từ từ ), hai là nhất quyết tu học đến nơi đến chốn ngay trong đời này ( dù không xuất gia nhưng vẫn muốn tu giải thoát ).

Theo Đ/h hỏi "
Khi nhìn một nử minh tinh đẹp, truyền cảm. và đóng vai một người con gái, ai ai cũng mến yêu! Vậy ta có tưởng không?
* Ngoài đời thấy người đẹp, cao sang đi ngang qua ta! Có tường không?
* Thấy người giàu có, sang trọng đi ngang qua ta! Có nhìn và tưởng không? "

Thì đây là tâm bình thường của người Phật tử tu từ từ. Không có lỗi gì cả. Tu từ từ, là thân khẩu ý không làm ác, không nói ác, không nghĩ ác. Từ từ tăng trưởng lên, làm các điều lành, nói các điều lành, nghĩ các điều lành. Sau đó tiến thêm, tu học thêm, bước vào giáo lý sâu hơn của Đức Phật, bước thêm vào ý nghĩa giải thoát.

Một người Phật tử, có những suy nghĩ ( tưởng ) như trên thì đâu có gì bất ổn !. Bất ổn chỉ xảy ra khi chạy theo những cái tưởng đó mà không dừng. Có tưởng thì phải có dừng, đây mới gọi là người không bị mê. Đã gọi là tưởng thì đâu có thật, do suy nghĩ lập nên, nếu biết lẽ thật của tưởng là không chân thật, không đem đến an lạc thì đừng chạy theo. Giữ tâm chánh niệm được bao nhiêu, thì an lạc được bấy nhiệu. Giờ nào chánh niệm, giờ đó an lạc. Từ từ tiến lên, hai giờ chánh niệm, rồi ba giờ chánh niệm...Đến một lúc nào đó, suốt một ngày chánh niệm, an lạc suốt một ngày.

TH xin nói thêm với Đ/h, khi thấy một người đẹp, Đ/h còn mê, còn tưởng là đạo hữu chưa thấy được lẽ thật. Nếu xét trên pháp quán thân vô thường, quán thân bất tịnh thì đạo hữu chưa dụng công. Cái đẹp nào rồi cũng mất, không tồn tại. Lâu thì vài mươi năm cũng hoại, nhanh thì chớp mắt thấy đó mất đó. Mỗi ngày sinh tử không phút giây nào dừng. Nếu nhìn ai cũng là người thân của mình, thì Đ/h sẽ khóc suốt vì đau khổ không phút giây nào khô nước mắt.

Bất tịnh! Cái thân thể thịt máu chúng sanh không tịnh. Đẹp hay xấu, sinh hoạt y như nhau, bài tiết suốt cả ngày y như nhau. Sửa soạn tắm rửa thì còn dễ nhìn, nhưng chỉ cần vài ngày không tắm rửa, không sửa soạn thì đẹp cở nào, cho đạo hữu nhìn, đạo hữu ngửi sẽ hết tưởng ngay!. Vả lại, máu vẫn còn chảy trong cơ thể, các lớp nội tạng vẫn còn y vị trí, chứ nếu người đẹp đang đi ngang qua Đ/h, hay vì tai nạn gì đó trước mắt Đ/h, máu xì ra ngoài, nội tạng rơi ra, thử hỏi đạo hữu nhìn thấy sự thật bên trong cơ thể như vậy, có còn tưởng nữa không !.

Không phải chúng ta tu học là vô tri trước cái đẹp, làm ngơ không nhìn, hay tự gạt mình là không tưởng về nó. Mà là nhìn đúng sự thật về bản chất của cơ thể con người. Đẹp hay xấu đều mang tính chất vô thường và bất tịnh. Nhìn thật, quán thật bản chất của cơ thể con người để từ từ mà buông bỏ cái tưởng, bớt đắm vào cái dục, thì sẽ bớt khổ. Người Phật tử biết tu là tu như vậy.

Còn vấn đề giàu có sang trọng hay cao sang mà làm cho Đ/h phải tưởng, xin Đ/h đọc lại đoạn viết này sẽ hiểu rõ hơn:

"
Một con người nghèo, là nghèo do không có trí tuệ. Không biết chân lý cuộc sống và chân lý giải thoát. Quên cái hạt ngọc nơi chéo áo, người đó chính là người cùng tử mà Đức Phật đã dạy.

Chính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã thể hiện đầy đủ nhất ý nghĩa của giàu nghèo hơn ai cả. Một thái tử giàu vật chất, quyền lực nhưng nghèo trí tuệ giải thoát. Ngài biết rõ nghèo là thế nào. Đã chọn một con đường hơn năm mươi năm đi tìm đạo, đạt đạo và truyền đạo, rong ruổi trên các nẽo đường giáo hóa bằng chính đôi chân trần của mình, ngủ dưới gốc cây, thức ăn nuôi thân từ khất thực mà có. Ngài đã thoát nghèo thật sự, châu báo khắp bốn phương ngài đã có được. Châu báo sáng ngời giải thoát. Đã trở thành Đức Phật của chúng ta..."


Mến !


 

cungduong

Registered
Phật tử
Tham gia
11 Thg 2 2012
Bài viết
399
Điểm tương tác
12
Điểm
18
Cungduong xin kính các thầy,cô.
cungduong xin chia sẻ với bạn thiện nhẫn,có gì không phải con xin các thầy,cô chỉ dạy
Nhưng trên thực tế thì tôi không thể thực hành được.

Đúng vậy đ/h thiện nhẫn,nói thì dễ vậy nhưng đ/h thực hành rất khó,vậy khó ở chổ nào.Theo mình nghĩ khó ở chổ ta "thường hay quên " và có thể ta chưa biết cách thực hành.

Khi mình học phật,mình đã hiểu những gì mà có hình tướng đều là giả ,không thật.Đều theo quy luật tự nhiên có sanh có diệt theo nhân duyên liên tục mà ta hay gọi là luân hồi.
Vậy chắc chắn là con người củng vậy ,củng không thoát ra khỏi quy luật đó.Ta già hằng ngày mà chẳng qua quá trình đó sảy ra chậm mà ta không để ý đó thôi.

Theo cungduong hiểu"tưởng" ở đây là:tưởng tượng,ý tưởng,ý thức nó thuộc về thức thứ 6 "ý" trong 6 thức
1 .Nhãn thức: mắt thấy;
2. Nhĩ thức: tai nghe;
3. Tỹ thức: mũi ngửi;
4. Thiệt thức: lưỡi nếm;
5. Thân thức: thân chạm xúc;
6. Ý thức: sự phân biệt hiểu biết
Trong cuộc sống ta thấy người đó hằng ngày hay có những hành vi không tốt như :đánh nhau,chửi bới,ăn nhậu la hét,chửi cha ,mắng mẹ....... làm cho ta nhìn thấy người đó là ta liền tưởng đến người đó là không tốt.Hả nhìn thấy mặt người đó là những ký ức xấu xa của người đó hiện về trong tâm chúng ta.Nổi sợ sệt đó phát ra ngoài là chúng ta xanh mặt,tay chân chúng ta bủn rủn, run rẩy............ Đến lúc nào đó người đó bị vô tù,người đó đã thành tâm xám hối tội lỗi.Nhưng khi mới ra tù ta mới nhìn thấy người đó ta lại củng có những biểu hiện ra như sợ xanh mặt,tay chân lại bủn rủn như xưa.Như vậy "tưởng" của ta lúc này là không đúng rồi.

Đến thân tứ tứ đại,ngũ ẩn của chúng ta rồi có ngày củng tan rã thì làm gì "tưởng" của ta mà thật cho được.Vậy con người chúng ta khổ củng do chúng ta chấp thật có,hoặc chấp không có.Vậy chúng ta muốn giải thoát,an vui thì chúng ta nên bỏ "chấp" thôi.
Thân của ta củng không thật thì làm gì "tưởng"của chúng ta mà "thật" cho được.

Vậy phương pháp thực hành là ta cứ nhìn "tưởng"của ta thôi.Tức là những cái :ý muốn,thích,vui,buồn.....hoặc nó biểu hiện qua những hành vi,cảm xúc của ta.Khi ta thấy nó biểu hiện ra như vậy ta "xả" liền :heocon028: .Nó là những tướng "ma" ,là không thật, ta "xả" đến khi nào không còn thấy "xả" thì thôi.
Ta "xả" tức là ta không chấp nó nữa,ta không bận tâm tới nó nữa,không màng tới nó nữa.

Cho đến khi đối với người đẹp,ta liền để ý tới "tưởng" của ta,liền xả.Mình nghe các thầy nói,có người còn dán chử"tử"lên trán để tu,coi như mình đã chết rồi,hay ở nước nào đó các tu sĩ còn ngồi ở nghĩa địa cả đêm lẫn ngày để tu tập cho thuần thục.

Vd: như chiếc xe đang chạy mà muốn dừng thì củng phải giảm tốc độ từ từ chứ làm sao dừng nhanh cho được.

Đây là những thiển ý của con,nói thì dễ mà tập cho thuần thục không dễ là vậy.Ngày nào mình củng nhớ,lúc nào củng nhớ thì con nghĩ củng có ngày thành tựu.
Có gì sai trái con xin các thầy,cô chỉ dạy.

Con xin kính
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.
 

letamnhi1995

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 2 2012
Bài viết
6
Điểm tương tác
0
Điểm
1
Địa chỉ
Bình Định
???? Con cứ suy diễn như thế này! Còn hỏi về chim nhạn tức là đề cập đến chim nhạn, còn đề cập đến đối tượng này tức là còn nghĩ về nó nên nó chưa biết mất. Hết hỏi, hết nghĩ thì nó hết! A Di Đà Phật! Vài dòng vui vui! Mọi người đọc coi như vui nhé! Con thấy nó cũng vui! hahaha! Nếu có ai nói thiệt nhảm thì con cũng đồng ý! ha ha
 

Bich_Nhat

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2011
Bài viết
10
Điểm tương tác
1
Điểm
3
Đàn chim nhạn trong Tâm.
 

kimcang

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
Đây là câu chuyện thiền nói về Mã Tổ Đạo Nhất hỏi Ngài Hoàng Bá Trượng.

Tổ Bá Trượng nghe Ngài Mã Tổ hỏi thì Ngộ Bản Tánh sao làm Tổ Thiền Tông còn ở đây lại kiến giải lăng xăng chỉ là vọng tròng thêm vọng đầu lại thêm đầu.



Một hôm, Sư theo hầu Mã Tổ đi dạo, thấy một bầy vịt trời bay qua.

Mã Tổ hỏi:- Ðó là cái gì?


Sư thưa:- Con vịt trời.


- Bay đi đâu?


- Bay qua.


Mã Tổ bèn nắm lỗ mũi Sư kéo mạnh, đau quá Sư la thất thanh.


Mã Tổ bảo:- Lại nói bay qua đi.


Ngay câu ấy, Sư tỉnh ngộ.




 
A

amida79

Guest
Bạn tìm được lý giải thật là hay, chính xác, qua đúng. tn muốn học thêm về Chánh niệm.


Xin hỏi: Tôi chỉ là một Phật tử tại gia, rất bình thường, biết rằng Chánh niệm là vậy, giống như lời giải của đ/h là vậy.

* Nhưng trên thực tế thì tôi không thể thực hành được. Tại sao?
* Ngoài đời thấy người đẹp, cao sang đi ngang qua ta! Có tường không?
* Thấy người giàu có, sang trọng đi ngang qua ta! Có nhìn và tưởng không?

Do đó: Trên thực tế Chánh niệm nói dể, thực hành khó.

Xin hoan hỉ lược giải.



Ví dụ: Khi nhìn một nử minh tinh đẹp, truyền cảm. và đóng vai một người con gái, ai ai cũng mến yêu! Vậy ta có tưởng không?
--> Xem phim là si mê -> bạn nên xem lại điều này.
Là phật tử muốn giải thoát bạn nên bỏ những đam mê đời thường như xem phim, nghe nhạc, xem bóng đá dẫn đến con mắt làm nô lệ cho những si mê ấy, xem nhiều sẽ bị ảnh hưởng đến tư tưởng.
* Ngoài đời thấy người đẹp, cao sang đi ngang qua ta! Có tường không?
-->quán: sắc tức thị không, không tức thị sắc -> mọi thứ đều là vô thường, chỉ chớp mắt, nếu bạn nghĩ được như thế là chánh niệm.
* Thấy người giàu có, sang trọng đi ngang qua ta! Có nhìn và tưởng không?
--> quán: mọi thứ đều là ảo vọng, nay được mai mất như mây như khói rồi cũng tan.

Để loại bỏ những tư tưởng đó, bạn nên sống 1 đời sống giản dị, không tham đắm trong những đam mê bình thường nhưng rất chướng ngại trên đường tu... để rồi bạn 0 đứng vững trước những cám dỗ của 6 trần đó.
- Nam mô a di đà phật - trên đây là câu trả lời của đệ tử - xin đại chúng góp ý và cho câu trả lời thiết thực hơn
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên