VO-NHAT-BAT-NHI

Như Lai

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,832
Điểm tương tác
766
Điểm
113
Như Lai là danh từ nói đến bản chất rốt ráo của chư Phật hiện tại, quá khứ và vị lai. Chư Phật quá khứ là chư Phật đã thị hiện nhập diệt, chư Phật vị lai là chúng ta và mọi chúng sanh đây.

Bất luận là hiện tại, quá khứ, vị lai, Như Lai chưa từng dời đổi. Như Lai chẳng trụ sanh diệt, chẳng trụ Niết Bàn, chẳng trụ chúng sanh chẳng trụ Phật Quả, ngay cả vô trụ cũng chẳng trụ, chẳng không trụ. Như Lai chẳng phải do Phật Quả mới có, thí như quặng vàng và vàng ròng, chất vàng đấy là Như Lai, quặng vàng là chúng sanh, vàng ròng là Phật Quả.

Như Lai ấy, chẳng phải vô minh, chẳng phải giác ngộ, chẳng phải không vô minh, chẳng phải không giác ngộ. Mọi ngôn ngữ, phương tiện, hữu vi, vô vi đều chẳng đến được Như Lai. Ngay cả Phật Quả cũng chẳng phải là Như Lai, các huyễn Phật với Như Lai không lầm lạc. Tuy gọi là huyễn Phật nhưng huyễn này chẳng phải huyễn của tất thảy chúng sanh vô tình hữu tình, Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, nên chớ sanh tâm suy lường mà vọng càng thêm vọng, điên đảo càng điên đảo. Ngay cả chỗ Thanh Văn, Duyên Giác cũng chẳng suy lường nổi, chỗ của các Đại Bồ Tát lại thâm sâu vi diệu, Thanh Văn Duyên Giác chẳng biết. Chỗ của chư Phật các Đại Bồ Tát cũng chẳng suy lường nổi, huống chi là dùng tâm trí Phàm Phu chẳng thể tận cùng được, vì rốt ráo đều là Như Lai.

Như Lai sanh tất cả pháp nhưng chẳng trụ vị ở bất kì một pháp nào, ngay cả đến tướng sanh cũng chẳng có. Như Lai không ở trong pháp, chẳng ở ngoài pháp, chẳng ở chặng giữa, chẳng thủ chẳng xả, vốn tự nhiên đời đời kiếp kiếp. Pháp đều có đối pháp để diệt, riêng Như Lai chẳng có đối pháp. Pháp và đối pháp đều chẳng phải Như Lai, đều là các huyễn thuật mà Như Lai hóa hiện ra. Nhưng Như Lai chẳng có tướng thao tác, vì thao tác cũng là huyễn thuật chẳng phải Như Lai! ............ viết hoài không hết ............
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Ba Phải Thiền Sư

Registered
Phật tử
Tham gia
23/10/15
Bài viết
33
Điểm tương tác
23
Điểm
8
Viết là đã bậy rồi, ở đó mà hết với không hết!
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Tham gia
4/10/15
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
Viết nhiều như vậy nhưng cũng chẳng ngoài 1câu bất khả tư nghì thôi mà.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,832
Điểm tương tác
766
Điểm
113
Viết là đã bậy rồi, ở đó mà hết với không hết!

Nếu vậy thì nói cũng là bậy dù chỉ một câu phong chữ nhỏ xíu!

Theo đạo hữu, không viết, không nói là khỏi bậy? Đạo hữu biết đến Phật Pháp không nhờ bất kì phương tiện gì cả sao? He, he.....

Thấy 10 phương Phật hiện ra la liệt như đám rừng là bậy không? Giả sử đó là bậy nhưng cái bậy này đạo hữu vẫn chưa làm được. Bởi vậy, bậy vốn chẳng thật có, chỉ là bậy này gặp bậy kia thì tiêu diệt lẩn nhau thôi! Và tướng tiêu diệt cũng là bậy đó mà.

 

hoailinh

Registered
Phật tử
Tham gia
11/9/13
Bài viết
133
Điểm tương tác
50
Điểm
28

Nếu vậy thì nói cũng là bậy dù chỉ một câu phong chữ nhỏ xíu!

Theo đạo hữu, không viết, không nói là khỏi bậy? Đạo hữu biết đến Phật Pháp không nhờ bất kì phương tiện gì cả sao? Hề, hề.....

Thấy 10 phương Phật hiện ra là liệt như đám rừng là bậy không? Giả sử đó là bậy nhưng cái bậy này đạo hữu vẫn chưa làm được. Bởi vậy, bậy vốn chẳng thật có, chỉ là bậy này gặp bậy kia thì tiêu diệt lẩn nhau thôi! Và tướng tiêu diệt cũng là bậy đó mà.


Chào đạo hữu! tranh thủ khi còn chưa nhận ra hay dở thì nói, cười được bao nhiêu thì tranh thủ cho hết mức đi. kẻo đến lúc tự mình thấy biết mà đem lòng xấu hổ, ăn năn là lại nhọc lòng mà mất nhiều thời gian mới xóa nhòa được nó.
Tôi đọc sách Phật giáo thấy các vị có nói: dẫu cho có đem hết tam tạng kinh điển nhét đầy vào bụng ông , có giải thích hết được tất cả Phật pháp, thì nó cũng chẳng hề có dính dáng gì đến mảy lông của ông cả.
Theo chỗ tôi hiểu không phải là các vị tự nói là văn tự không nên đọc , học nhiều. mà là không nên ghi nhớ nhiều rồi đem tâm dính mắc, cho đó là chân lý.
người xưa nói: nghe giáo lý thâm sâu thì như gió thoảng qua mới thực là người biết nghe.
Chúc đạo hữu an lạc
 

Ba Phải Thiền Sư

Registered
Phật tử
Tham gia
23/10/15
Bài viết
33
Điểm tương tác
23
Điểm
8

Nếu vậy thì nói cũng là bậy dù chỉ một câu phong chữ nhỏ xíu!

Theo đạo hữu, không viết, không nói là khỏi bậy? Đạo hữu biết đến Phật Pháp không nhờ bất kì phương tiện gì cả sao? He, he.....

Thấy 10 phương Phật hiện ra la liệt như đám rừng là bậy không? Giả sử đó là bậy nhưng cái bậy này đạo hữu vẫn chưa làm được. Bởi vậy, bậy vốn chẳng thật có, chỉ là bậy này gặp bậy kia thì tiêu diệt lẩn nhau thôi! Và tướng tiêu diệt cũng là bậy đó mà.

Thấy đạo hữu cũng tinh thông kinh điển cho nên tôi đây có chút tị hờn vậy mà. Nhờ đạo hữu giải nghĩa câu sau cho tôi với: Đức Thế Tôn đã từng nói "các pháp là như vậy". Vậy, "như vậy" ở đây tức là sao?
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,832
Điểm tương tác
766
Điểm
113
Thấy đạo hữu cũng tinh thông kinh điển cho nên tôi đây có chút tị hờn vậy mà.

Kinh điển VNBN ít đọc, ai đó nói VNBN Kinh điển một bụng hay tinh thông Kinh điển thì oan cho VNBN quá. Với bậc tinh thông kinh điển thì VNBN còn thua xa, huống chi so với bậc giải thoát thật sự đã xa càng thêm xa.

Nhờ đạo hữu giải nghĩa câu sau cho tôi với: Đức Thế Tôn đã từng nói "các pháp là như vậy". Vậy, "như vậy" ở đây tức là sao?

"trong 49 năm thuyết pháp, ta chẳng nói một lời"
 

Ba Phải Thiền Sư

Registered
Phật tử
Tham gia
23/10/15
Bài viết
33
Điểm tương tác
23
Điểm
8
Kinh điển VNBN ít đọc, ai đó nói VNBN Kinh điển một bụng hay tinh thông Kinh điển thì oan cho VNBN quá. Với bậc tinh thông kinh điển thì VNBN còn thua xa, huống chi so với bậc giải thoát thật sự đã xa càng thêm xa.



"trong 49 năm thuyết pháp, ta chẳng nói một lời"
Đạo hữu biết Đức Thế Tôn đã tuyên bố như vậy mà đạo hữu còn viết một bài dài sòng sọc về "Như Lai" để làm gì nữa?
 

Ba Phải Thiền Sư

Registered
Phật tử
Tham gia
23/10/15
Bài viết
33
Điểm tương tác
23
Điểm
8

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,832
Điểm tương tác
766
Điểm
113
Đạo hữu viết chi rồi bảo người ta đừng đọc?

Đọc và viết là quyền của thành viên ở diễn đàn thảo luận Phật Pháp đó đạo hữu. VNBN viết và đạo hữu đọc có chi là trở ngại?

Một bài dài hay một bài ngắn có chi là trở ngại, viết hay không viết có chi là trở ngại, đọc hay không đọc có chi là trở ngại. Như Lai không nói một lời nhưng không có nghĩa là im lặng. Phàm phu tuy miệng không nói như ý niệm sanh khởi vi tế cũng thế thôi, so với việc nói ra để thấy chỗ chưa đúng thì đúng là ôm pháp tự sát.

Phàm phu biết đúng về Như Lai mới có thể mở cánh cửa vào biển Phật. Chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai chỉ một pháp Như Lai này thành tựu tất thảy trí tuệ và công đức, phạm hạnh.

Đức Phật dạy: "Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành". Nhưng chưa biết gì về Như Lai, hoặc sai lầm về Như Lai thì chưa định hình được con đường Phật Quả, vẫn là vô định trong trạng thái phàm phu. Do đó, cần phải thấu rõ pháp Như Lai này là trí quán dẫn đường của một người muốn vào biển Phật!
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
31/8/15
Bài viết
1,933
Điểm tương tác
348
Điểm
83
Hãy buông xuống tất cả vọng niệm, tất cả kiến thức, buông xuống sự hơn thua so sánh cao thấp, hành giả sẽ thấy Như Lai là ta và ta là Như Lai. 1 niệm khởi lên phong ba bão táp, 1 sát na tĩnh lặng vạn vật là hư không. Muốn biết Như Lai là gì cũng không khó cũng không dễ. Khi tâm an tĩnh ta sẽ thâm nhập vào được cảnh giới như Lai ta sẽ thấy được tự tánh của chính mình, ta sẽ có cái biết cái nhìn chân thật tất cả vạn vật hiện tượng cái biết cái thấy này nó khác xa với cái biết cái thấy của việc sôi kinh nấu sử, cái biết của trí tuệ thế gian. Bao nhiêu vị khi được đào tạo bài bản những kiến thức định nghĩa Phật Học cứ tưởng mình giỏi và hơn thiên hạ, hoặc được người đời xưng tụng là đại đức là thượng tọa hay hòa thượng cứ nghĩ mình hay mình giỏi. Nhưng thật ra những cái này chỉ là hư danh là ảo vọng là như huyễn, hữu duyên thì thành hết duyên thì mất tan như bèo dạt mây trôi, tất cả chỉ là giả tạm. Cái chân thật cái hằng biết cái liễu ngộ chính là mình thấy được bản tâm của mình hay thấy được tự tánh Như Lai và thấy không chửa đủ mà phải sống trong nó trong tứ oai nghi luôn trong chánh niệm. Cái sự thật này mà hàng vạn người tu luôn né tránh sự thật này, luôn lấp liếm sự thật này, luôn tìm mọi lý lẽ để bẻ cong cái sự thật này? vì sao lại vậy?
Vì tâm họ không vì chúng sanh tâm họ chỉ có sự ích kỷ hơn thua nhỏ nhen bủn xỉn, vì tâm họ chất chứa sự ngã mạn tự cao tự đại, vì tâm họ chất chứa tham sân si phiền não....chính cái tâm này luôn làm cho họ né tránh sự thật, luôn làm cho họ phải cố tạo ra những áo giáp che chắn chính tự tánh của mình, cho dù họ có là ai đi nữa chức danh cao vọng trọng là quốc sư là tổ sư, là hòa thượng cao tăng đi nữa, là vua sãi đi nữa những thứ đó không giúp cho họ thấy được tự tánh của mình, những thứ đó không giúp họ chiến thắng bản thân của chính mình, những thứ đó không giúp cho họ giải thoát sanh tử luân hồi mà ngược lại đôi khi những thứ đó đưa ta xuống địa ngục vạn kiếp không thể siêu sanh. Ta có thể lừa gạt trần gian ta có thể lừa gạt chính mình chứ ta không thể lừa gạt nhân quả, ta không thể lừa gạt mười phương chư phật chư bồ tát cũng như chư vị hộ pháp. A di đà Phật!

Cái biết này bao trùm cả không gian và thời gian bao trùm cả hư không kia và đặc biệt là bình đẳng như nhau. Cái biết này luôn sẵn có và trường tồn trong mỗi chúng sanh đứa bé chăn trâu kia cũng có cái biết như vị quốc sư như vị đạt lai đạt ma, người ăn mày kia cũng có cái biết như vị hòa thượng tôn kính, tên tướng cướp kia cũng có cái biết như bao vị thượng tọa ngồi yên 1 chỗ tọa thiền. Ai cũng có sẵn viên ngọc trong vạt áo đó là một chân lý một sự thật không ai có thể phủ nhận. Vì thế, 1 kẻ ăn mày kia, một kẻ ăn xin kia, 1 ả gái điếm kia, 1 tên tướng cướp kia đều có thể là 1 Như Lai. Như Lai chưa từng đến và cũng chưa từng đi.
Muồn hiểu Như Lai là gì hãy tu tập tinh tấn, tu tâm sửa tánh, để cho trí tuệ mình khai mở để cho cái tâm mình tĩnh lặng thì khi đó mình mới thật biết Như Lai là gì. A di đà Phật!
 

Ba Phải Thiền Sư

Registered
Phật tử
Tham gia
23/10/15
Bài viết
33
Điểm tương tác
23
Điểm
8
Đọc và viết là quyền của thành viên ở diễn đàn thảo luận Phật Pháp đó đạo hữu. VNBN viết và đạo hữu đọc có chi là trở ngại?

Một bài dài hay một bài ngắn có chi là trở ngại, viết hay không viết có chi là trở ngại, đọc hay không đọc có chi là trở ngại. Như Lai không nói một lời nhưng không có nghĩa là im lặng. Phàm phu tuy miệng không nói như ý niệm sanh khởi vi tế cũng thế thôi, so với việc nói ra để thấy chỗ chưa đúng thì đúng là ôm pháp tự sát.

Phàm phu biết đúng về Như Lai mới có thể mở cánh cửa vào biển Phật. Chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai chỉ một pháp Như Lai này thành tựu tất thảy trí tuệ và công đức, phạm hạnh.

Đức Phật dạy: "Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành". Nhưng chưa biết gì về Như Lai, hoặc sai lầm về Như Lai thì chưa định hình được con đường Phật Quả, vẫn là vô định trong trạng thái phàm phu. Do đó, cần phải thấu rõ pháp Như Lai này là trí quán dẫn đường của một người muốn vào biển Phật!
Biết về Như Lai, hiểu về Như Lai nào?
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,832
Điểm tương tác
766
Điểm
113
Cái biết này luôn sẵn có và trường tồn trong mỗi chúng sanh đứa bé chăn trâu kia cũng có cái biết như vị quốc sư như vị đạt lai đạt ma, người ăn mày kia cũng có cái biết như vị hòa thượng tôn kính, tên tướng cướp kia cũng có cái biết như bao vị thượng tọa ngồi yên 1 chỗ tọa thiền.

Rất hoan nghênh những lời nói đúng thực trạng nhưng đoạn trên thì VNBN không tán thành vì chưa đúng pháp Như Lai. Nếu cái biết này (tri kiến Phật) sẵn có thì cần gì tu tập nữa. Rất nhiều người cứ tưởng tri kiến Phật là Như Lai. Nếu không quán trí đúng về Như Lai thì chẳng thể buông xuống rốt ráo! Quán trí chưa đúng cũng có thể buông xuống nhưng sẽ dừng lại ở một mức nào đó và trong sự tĩnh lặng sẽ khởi các dính mắc, hoặc an phận trong đó!

Trân trọng!
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
31/8/15
Bài viết
1,933
Điểm tương tác
348
Điểm
83
Rất hoan nghênh những lời nói đúng thực trạng nhưng đoạn trên thì VNBN không tán thành vì chưa đúng pháp Như Lai. Nếu cái biết này (tri kiến Phật) sẵn có thì cần gì tu tập nữa. Rất nhiều người cứ tưởng tri kiến Phật là Như Lai. Nếu không quán trí đúng về Như Lai thì chẳng thể buông xuống rốt ráo! Quán trí chưa đúng cũng có thể buông xuống nhưng sẽ dừng lại ở một mức nào đó và trong sự tĩnh lặng sẽ khởi các dính mắc, hoặc an phận trong đó!

Trân trọng!

Cắt 1 đoạn đứng độc lập ra khỏi bài viết để mà phân tích thì ý nghĩa nó sai khác rồi. A di da Phật.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,832
Điểm tương tác
766
Điểm
113
Cắt 1 đoạn đứng độc lập ra khỏi bài viết để mà phân tích thì ý nghĩa nó sai khác rồi. A di da Phật.

Đạo hữu nên trình bày để thấy sự sai khác đó.

Người thảo luận thấy gì chưa ổn và lấy ra trao đổi là chuyện rất bình thường. Nếu không được phép cắt ra, không thấy nguyên bài là sai thì duy chỉ có đồng ý toàn bài là đúng, đạo hữu luôn đúng!?
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
31/8/15
Bài viết
1,933
Điểm tương tác
348
Điểm
83
Đạo hữu nên trình bày để thấy sự sai khác đó.

Người thảo luận thấy gì chưa ổn và lấy ra trao đổi là chuyện rất bình thường. Nếu không được phép cắt ra, không thấy nguyên bài là sai thì duy chỉ có đồng ý toàn bài là đúng, đạo hữu luôn đúng!?

A di đà Phật! Mình không có bình luận gì thêm ai nhận xét như thế nào nhận xét đó là quan điểm cá nhân mỗi người. Cũng như mỗi bài kinh hay từng câu kệ mỗi người có sự giác ngộ khác nhau sẽ có cách hiểu khác nhau. Ngay chính trong từng bản thân hành giả cũng một bài kinh hay bài kệ đó nhưng ngày hôm trước hiểu khác, ngày hôm nay hiểu khác ngày hôm sau hiểu khác. Trước khi vào đạo hiểu khác, khi mới vào đạo hiểu khác, vào đạo một thơi gian hiểu khác, vào đạo lâu rồi hiểu khác, trước lúc lâm chung lại hiểu khác.
Nhưng có một vấn nạn đa số nhiều người gặp phải là lúc nào cũng nghĩ suy nghĩ mình đúng, ý kiến mình đúng quan điểm mình đều đúng cả. Nếu mình đúng thì tại sao có chuyện vô lý là ngày hôm trước mình đúng nhưng ý kiến ngày hôm sau mình suy nghĩ khác hôm trước cũng lại đúng.
Do đó, cái nguy hại của người tu là luôn cố chấp, bảo thủ định kiến, một vị hòa thượng luôn nghĩ rằng mình đúng mà không thèm nghe ý kiến của một thằng bé ăn xin hay 1 chú tiểu quét lá đa. Nếu ai cũng có tư tường đó thì làm sao Ngũ tổ nhận ra Lục tổ và truyền tâm ấn. Để nhận xét một người tu tốt trí tuệ khai mở và họ tu có đúng đường hay không là hãy nhìn vào những hành động thực tế của họ làm chứ không nghe những lý thuyết sáo rỗng từ chót lưỡi đầu môi của họ, chứ không nghe họ thao thao bất tuyệt nhã kinh luận điển.
Một người tu tốt càng tu tâm tánh càng thanh tịnh trước phong ba bão tố, càng tu càng thấy mình với chúng sanh bình đẳng như nhau không khởi niệm phân biệt hơn thua cao thấp yêu thương giận hờn, càng tu càng xem cái ngã của mình nó nhỏ bé và càng ghê rợn cái ngã đó, càng tu càng xem những thứ công danh lợi lạc như rác rưởi không hơn không kém, càng tu càng có tâm từ bi cứu độ chúng sanh, đau với nỗi đau chúng sanh xót thương với nỗi khổ chúng sanh. Càng tu càng có hành động thực tế giúp chúng sanh mang đến những điều chúng sanh lợi lạc nhất, cho dù người ấy có cang cường như thế nào tâm người tu luôn khởi tâm đại từ đại bi mà cứu giúp họ.
Đó là sự khác biệt giữa người chân tu và người tu lâu nhưng chưa thấy tánh.

Tinh hoa của đạo Phật là mang đến con đường giải thoát khổ đau, phiền não đem đến sự hạnh phúc an lạc cho mỗi chúng sanh bằng kết quả thực tế. Đạo phật là một đạo thực tiễn và hết sức thực tế. Từ thực tiễn cuộc sống mà đạo Phật hình thành để rồi phục vụ thực tế cuộc sống của tất cả chúng sanh được tốt hơn, bớt khổ đau phiền não.

Vì thế, đạo phật không phải là đạo lý thuyết sôi kinh nấu sử, chìm đắm trong chữ nghĩa kinh điển và đắm say mơ mộng với thế giới phi thực tế. Tất cả chỉ là hý luận và đáng vứt vào sọt rác nếu mình không chuyển đổi biến đổi những kiến thức trí tuệ học tập từ kinh điển kia mà áp dụng thực tế để mang lại lợi lạc cho chính bản thân mình và cho chúng sanh. Do đó, hãy đứng dậy xăn tay áo lên và làm nhiều Phật sự mang lại lợi ích thiết thực cho chính mình và cho chúng sanh. A di đà Phật!


Mong quý đạo hữu liễu tri!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên