Những điễm đặc sắc của Phật Giáo.

Xin bạn góp ý cho bài viết này! Cám ơn


  • Số lượng người bầu chọn
    6

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Có một quyễn sách nhan đề tương tự của tác giả Lâm Thế Mẫn, nhà xuất bản tôn giáo Hà nội phát hành năm 2001. Sau khi đọc xong, thấy củng có nhiều lợi ích nên muốn cùng chia sẻ và thảo luận trên diễn đàn. Nên CT chỉ lược trích những ý chính chứ không bê nguyên xi sang. Dỉ nhiên, vì lược trích nên không tránh khỏi những sai xót do kiến thức hạn hẹp và có phần chủ quan. Các bạn, cứ đọc qua và nhận xét thảo luận. Tinh thần chung là :" Đạo khã Đạo, phi thường đạo", nếu cái mà còn có thễ dụng ngôn ngữ hay gì gì đó đễ nắm bắt được thì không phải là đạo đâu .

Phật giáo , những tinh hoa nhất là phần "trí tuệ", và theo tác giã, PG tối thiễu có mười điễm đặc sắc.

1/ Phật là người mà không phải là thần.

2/ Phật là người rất "bình đẵng". Củng như muốn mọi người hảy cùng bình đẳng, và một xã hội bình đẳng.

3/Phật không phãi là người sinh ra là biết.

4/Phật giáo không thừa nhận có người ác độc hay tồi tệ đến mức không thễ giáo hóa được.

5/ Phật không phãi là độc nhất vô nhị.

6/ Phật giáo không thừa nhận có thần sáng tạo ra vạn vật.

7/ Phật Pháp không phải là một định pháp, không phãi là một bất định pháp. Không phải là một pháp cố định bất di bất dịch mà tùy căn cơ và hoàn cảnh củng như đối tượng mà giáo hóa. Nhưng chí có một mục đích duy nhất.

8/Phật pháp là nhập thế. Bất ly thế gian giác. không thễ tìm sự giác ngộ ở bên ngoài thế gian.

9/Phật giáo không bài xích tôn giáo khác.

10/ Phật, phật giáo, và phật học là Độc lập nhất, tự do nhất. Tinh thần độc lập tự do đầu tiên trên thế gian này chính là tinh thần của Phật giáo.

Chúng ta cùng tìm hiễu từng điễm đặc sắc trên và nếu có thễ , các bạn nhận ra thêm điễm nào đó nữa thì bỗ xung .
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
1/ Phật là người mà không phải là "Thần".

Đây là một điễm rất đặc sắc của Phật giáo.

Nếu so với những tôn giáo khác, vị giáo chủ là người đầy uy quyền thần lực , sáng tạo vũ trụ và cải tạo vũ trụ, trong đó tín đồ chỉ có một quyền là tuân theo. Vị giáo chũ đó có thễ làm tội hoặc ban phước, có thễ làm sung túc đời sống của tín đồ, của một cộng đồng, hoặc ngược lại có thễ giáng họa trên người đó hoặc cộng đồng ...

Với Phật Giáo, vị giáo chủ lại tuyên bố : "Ta chỉ là người giác ngộ được chân lý", và hình ảnh thần thánh hóa là khi sinh ra . Phật Thích Ca Mâu Ni tuyên bố :"Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn". Câu này không nhằm tôn vinh giá trị độc nhất vô nhị trên thế gian, mà lại là bài học nhằm chỉ rỏ sự tối hậu của chử "Ngã". Giải thích chính xác câu đó có nghĩa là :" Con người sinh ra trong vũ trụ này, đầu đội trời chân đạp đất, tất cã những thành bại vinh nhục đều do chính tự mỗi con người quyết định lấy số mạng của chính mình."

Đức Phật Thích Ca nói :' Sự thành tựu cũa Ngài củng là nhờ công phu nổ lực , ý chí sắt đá (bất thối chuyễn), và huân tập trí tuệ (Nghiệp quã nhiều đời)" và Ngài củng tuyên bố ;" Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẻ thành".
Thích Ca mâu Ni vị giáo chủ của Phật Giáo, không bao giờ làm khiếp sợ hoặc thâu phục tín đồ bằng những quyền lực siêu nhiên vượt ra ngoài khã năng con người. Chỉ có 2 việc siêu nhiên của bậc Giác Ngộ mà con người bình thường ít có được đó là "Trí tuệ và từ bi". Nhưng hai việc đó, Ngài củng khẳng định là ai củng đạt được nếu nỗ lực công phu đạt đến Giác Ngộ như Ngài.

Đức Thích Ca Mâu Ni thuyết pháp 49 năm, nói kinh hơn 300 hội, đều vì chúng ta mà chỉ bày “con đường thành Phật” - tự chính mình sáng tạo trí tuệ và nhân cách viên mãn triệt để nhất. Thế nhưng con đường ấy phải nhờ vào nghị lực, trí tuệ, hằng tâm của chính mình mới có thể đạt được. Cho nên Phật nói : “Ta chỉ là người chỉ đường, còn đi đến là do các ngươi”.

Ví không có cảnh đông tàn.
Thì sao có cảnh huy hoàng ngày xuân.

 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Hỏi : Có lợi ích gì khi nhìn nhận điễm đặc sắc nấy trong Phật Giáo!

Đáp : Trước hết, đây không phải là một ưu điễm tôn giáo, đễ mà so sánh với tôn giáo khác. Về sau sẻ co một điễm đặc sắc khác của Phật giáo là không bài xích tôn giáo khác, mà chúng ta sẻ so sánh.
Trong Phật Giáo có 3 điều lần lượt của một tín đồ từ khi mới cho đến khi thành tựu là :"Tín, Giải, Hành". Điễm đặc sắc thứ nhất này nhằm chỉ rỏ cho tín đồ (Phật tử) chử "Tín" là "trí tín" chứ không nên rơi vào "mê tín". Nếu ai mê tín trong Phật giáo rất dễ sai đường, hậu quã là Tín sai thì giải sai, giải sai thì hành sai, hành sai thì tạo nghiệp ! Điều này, thực tế đang xảy ra, khi có nhiều điễm thờ tự của Tôn giáo biến thành những nơi buôn thần bán thánh.

Hỏi : Trong Phật Giáo, nơi nào chẳng có thờ tự thắp hương, lạy tượng chẳng là Mê tín hay sao ?

Đáp :Nếu bạn thấy mọi người thế gian này họ treo hoặc dán quốc kỳ và hình ảnh người lảnh tụ có công lao với đất nước của họ, ở những nơi trang trọng, tôn nghiêm nhất, hoặc đại sảnh đường hoặc văn phòng làm việc , thì điều đó không thễ gọi là mê được . Hoặc là tưởng nhớ công lao, hoặc sanh lòng thi thiết muốn được bằng như vậy. Đó là Mê ?

Còn việc lễ bái đúng nghĩa, không có nghĩa là cầu xin. Lễ bái hoặc các hình thức hành lễ của Phật giáo đều là phưong tiện cho tín đồ Phật giáo (phật tử) từng bước nhận chân được thật thễ của bổn tánh. chơn tâm của mình (phật tánh).

Thích Ca Mâu Ni Phật, vị giáo chũ của Phật Giáo đã chỉ ra phương cách đạt đến sự giác ngộ đó là "Giới, định, huệ". các hình thức bái sám, trì chú, tụng niệm, tọa thiền... dù có khác nhau nhưng vẫn không ngoài tiêu chí hành sự của"Giới, Định, Huệ". Tất cã dụ như chiếc đò đưa sang sông. Muốn sang sông thì phải lụy đò.

Nhìn những vị Sư hành lễ tôn giáo trang nghiêm mà cho rằng mê tín là cái nhìn còn cạn cợt bên ngoài.

2/ Phật là người rất "bình đẵng". Củng như muốn mọi người hảy cùng bình đẳng, và một xã hội bình đẳng..

Xuật thân từ một Vương triều, Thái Tử Tất Đạt Đa, từ bỏ cung vàng điện ngọc đễ đi tìm chân lý. Sau khi giác ngộ, Phật Thích Ca Mau Ni sống, sinh hoạt như một người trong giai cấp bình dân, thời ấy bên Ấn Độ phân chia thành 4 tầng lớp giai cấp, Bà_La_Môn, Quý tộc, Bình dân và nô lệ. Sống sinh hoạt như một người giai cấp bình dân là thễ hiện hình tướng xóa bỏ giai cấp phân biệt trong xã hội thời bấy giờ, hình tướng bình đẳng của thế gian. Tăng đoàn về sau củng không phãi là một giai cấp Tăng lử giống như Tăng lử Bà La Môn . Không có đặc quyền, đặc lợi, không gồm thâu quyền hành, củng như không ban phát quyền uy, quyền lực.

Đó là hình tướng bình đẳng bên ngoài. Về giáo lý, Phật Giáo chủ thuyết về một tánh đồng nhất bất luận là ai (vua quan thần thánh trời người Phật tiến) đó là Phật Tánh ! Đây là "Chân Bình Đẵng" (Ý nghĩa rốt ráo của bình đẳng)

Thực sự trên thế gian nầy, bằng con mắt phàm phu, chúng ta thấy khó có thễ có một sự bình đẳng tuyệt đối, và mong cầu hoặc đấu tranh cho một mục tiêu bình dẳng tuyệt đối là điều không tưởng ! Chì có thể tới một giới hạn tương đối nào đó thôi. Nhưng Phật Giáo làm được chuyện ấy hoặc ít ra chỉ được con đường đi đến bình đẳng tuyệt đối.

Sự khác biệt từ tính cách cho đến hình tướng chế đến ngoại cảnh liên quan, là quã từ nhân sanh ra, Gieo hạt ớt thì không thễ đòi hỏi có trái dưa hấu. Muốn có trái dưa hấu thì phải gieo hạt dưa hấu. Sư sang hèn, đẹp xấu, địa vị cao thấp ... đều là những nhân quã dị biệt của mỗi người, đòi hỏi một bình đẳng là một chấp nê vị kỷ của phàm phu chưa thấu đáo được nhân quã.

Nhưng trong cái tưởng chừng bất bình đẳng ấy, Phật Thích Ca giác ngộ được chân lý, đã chỉ bày ra một con đường đưa đến bình đẳng tuyệt đối, Đó là "Phật tánh". Nói rộng ra thì có rất nhiều cách đễ đưa đến trạng thái bình đẳng tánh. Vô duyên đại từ, đồng thễ đại bi, _hoặc ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm_ hoặc ... (phần này nghiêng nhiều về giáo lý)

Người tín đồ Phật Giáo cần phải hiễu rỏ chân thật bình đẳng, hoặc chí ít củng xóa bớt cái chấp nê vị kỷ từ thô sơ cho đến vi tế. Đó là một điễm đặc sắc trong Phật giáo .

Với Phật giáo, một xã hội bình đẳng là một xã hội trong đó mỗi cá thể thấu triệt được luật nhân quã, hành xử đại từ đại bi, vô trú vô chấp. Các bạn sẻ cho rằng như vậy là không tưởng, nhưng các tín đồ Phật Giáo chân chánh đang thực hành những điều đó để xây dựng một xã hội bình đẳng

<dl class="postprofile" id="profile10230"><dt>
[COLOR= ][/COLOR]
</dt><dd>Chiếu Thanh
</dd></dl>
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
3/ Phật không phải là người sanh ra là "biết"

Đây là một khẳng định có vẻ rất mâu thuẩn với truyền thuyết đản sanh Phật Thích Ca ở vườn Lâm Tì Ni. Cho nên CT dùng chử "biết" trong ngoặc kép !

Nếu như nói, Phật không phãi là người sanh ra đã là Phật, thì câu này sai. Xin lấy một ví dụ : Quã trứng gà không phãi là con gà, nhưng quã trứng ấy đã mang nhân thành con gà, nếu như được ấp đúng cách, thì đúng ngày sẻ nở thành gà con, và không thễ thành thiên nga hay vịt trời.

Phật Thích Ca và chúng ta đều là những người bình thường, nhưng Đức Phật đã gieo cái nhân cầu giác ngộ từ lâu xa và Ngài nhờ những nỗ lực bản thân không ngừng nghĩ, đặt mục tiêu giải thoát lên trên tất cã, Ngài đã thành tựu. Cuộc đời tầm đạo của Ngài củng gian nan, "ba chìm, bảy nổi, chín lênh đêng" .Điễm đặc sắc này, nhằm khêu gợi tâm dũng mãnh cho tín đồ Phật giáo, đễ phát tâm đi đến cùng con đường Cầu thành Phật chứ không cầu an lạc cỏi trời Tây nào đó! Khi ai đã phát tâm cầu thành Phật thì dứt khoát sẻ thành, còn sớm muộn hay lâu mau thì tùy sự dủng mãnh của mỗi người.

Nói tới đây tôi bổng nhớ lại câu chuyện trong bài Pháp của Pháp sư Thich Thiện Trí giảng về "Đại Trí Độ Luận" chuyện kể rằng trong Tây Du Ký lúc Tam Tạng ngày mai đi gặp Phật Tổ Như Lai lúc ấy Ngài bổng có ý niệm "ngày mai Ta đi gặp Phật, rồi ta sẻ thành Phật, rồi.... , và ... , để làm chi ? ? ?" ... !!!
Tôn Ngộ Không đọc được ý của thầy mới nói " Xưa, con là đá núi tu luyện mấy ngàn năm mới được thân khỉ không ra khỉ, người không ra người. Giờ đây ... Thầy lại thành Phật !!! ... uổng lắm Thầy ơi !!! "

Và câu chuyện về "Đạo Gì ???" của HT.Thích Trí Siêu
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Chiếu Thanh bạn ui !
Lâu nay bangtam vẫn kính trọng sự "thấy xa trông rộng" của Chiếu Thanh, mà nay sao lại "lượm" bài của Lâm Thế Mẫn, với những luận điểm "tầm thường hóa đức Phật _ xả hội hóa đạo Phật" như thế này ?
Kính bác Văn Học ! con ngứa mồm không chịu nổi với bài viết như thế này, xin bác đừng mần thinh nửa, bác hãy lên tiếng đừng để cho người ta trây lọ nghẹ lên mặt Phật như thế này.
Kính !
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Chiếu Thanh bạn ui !
Lâu nay bangtam vẫn kính trọng sự "thấy xa trông rộng" của Chiếu Thanh, mà nay sao lại "lượm" bài của Lâm Thế Mẫn, với những luận điểm "tầm thường hóa đức Phật _ xả hội hóa đạo Phật" như thế này ?
Kính bác Văn Học ! con ngứa mồm không chịu nổi với bài viết như thế này, xin bác đừng mần thinh nửa, bác hãy lên tiếng đừng để cho người ta trây lọ nghẹ lên mặt Phật như thế này.
Kính !
Bạn bangtam kính!
CT không dám nhận sự kính trọng "thấy xa, trông rộng" ấy của bạn!
Về bài viết này thật sự là của CT , chỉ lượm ý tứ ở tiêu đề của Tác giả Lâm Thế Mẩn nên có gì "tâm thường..." hay "xã hội ..." thì không có gì liên quan đến tác giả . Oan lắm ! (hì ... hì)
Về Cái câu ..."tầm thường hóa Đức Phật" có lẻ là CT đã sai, ngẫm lại thì "phi thường hóa Đức Phật" củng trật luôn mà "bình thường ... hóa ... Đức Phật" thì ... ! ? ! có lẻ được . Cái sai này chẳng qua là thiếu sự trao chuốt trong từ ngữ .
Về "xã hội hóa Đạo Phật" CT nghĩ là tốt thôi, "thiên đường hóa Đạo Phật" là đáng sợ và nhất là "vô vi hóa Đạo Phật" thì đáng sợ hơn cả cái đáng sợ. CT nhớ mang máng câu " Phật Pháp ở tại thế gian, cầu Bồ Đề ở ngoài thế gian, khác gì tìm lông rùa sừng thỏ" của ai CT quên mất tiêu rồi.
Kính bangtam.
CT
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Chiếu Thanh:Nói tới đây tôi bổng nhớ lại câu chuyện trong bài Pháp của Pháp sư Thich Thiện Trí giảng về "Đại Trí Độ Luận" chuyện kể rằng trong Tây Du Ký lúc Tam Tạng ngày mai đi gặp Phật Tổ Như Lai lúc ấy Ngài bổng có ý niệm "ngày mai Ta đi gặp Phật, rồi ta sẻ thành Phật, rồi.... , và ... , để làm chi ? ? ?" ... !!!
Tôn Ngộ Không đọc được ý của thầy mới nói " Xưa, con là đá núi tu luyện mấy ngàn năm mới được thân khỉ không ra khỉ, người không ra người. Giờ đây ... Thầy lại thành Phật !!! ... uổng lắm Thầy ơi !!! "
Kính Bác Chiếu Thanh.
Đoạn văn trên đây theo v/q được biết,thì không phải là bài giảng của HT Thích Thiện Trí.!!!
Theo sự nhớ (của v/q).-thì vào khoảng năm 1997,Hội nhà Văn VN có trao một giải thưởng cho tác giả tên là ** Dũng,tác phẩm này diễn tả câu nói trên và gáng cho ngài Huyền Trang.
sau đó,giải thưởng này đã gặp phản ứng của giới PG bấy giờ,cuối cùng HNV.VN đã hủy bỏ giải thưởng và thu hồi tác phẩm...

Vào khoảng thời gian đó.v/q đang trực tiếp theo học với HT Thích Thiện Trí.và HT đã phê phán những đoạn văn này.
Do vậy v/q biết chắc rằng có lẽ Bạn đã có sự ngộ nhận chăng ?

Kính.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Chiếu Thanh bạn ui !
Lâu nay bangtam vẫn kính trọng sự "thấy xa trông rộng" của Chiếu Thanh, mà nay sao lại "lượm" bài của Lâm Thế Mẫn, với những luận điểm "tầm thường hóa đức Phật _ xả hội hóa đạo Phật" như thế này ?
Kính bác Văn Học ! con ngứa mồm không chịu nổi với bài viết như thế này, xin bác đừng mần thinh nửa, bác hãy lên tiếng đừng để cho người ta trây lọ nghẹ lên mặt Phật như thế này.
Kính !
Bangtam mến !

Văn Học rất mõi mệt với những Phật tử hiểu sai về Đức Phật, Đạo Phật tràn lan trên mạng như vầy. Nếu phải lên tiếng đối với từng bài thì phiền phức lắm (sức người có hạn).
Kính nhờ Thầy Viên Quang và bạn Hắc phong giúp cho việc nầy.

Kính !
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Kính Bác Chiếu Thanh.
Đoạn văn trên đây theo v/q được biết,thì không phải là bài giảng của HT Thích Thiện Trí.!!!
Theo sự nhớ (của v/q).-thì vào khoảng năm 1997,Hội nhà Văn VN có trao một giải thưởng cho tác giả tên là ** Dũng,tác phẩm này diễn tả câu nói trên và gáng cho ngài Huyền Trang.
sau đó,giải thưởng này đã gặp phản ứng của giới PG bấy giờ,cuối cùng HNV.VN đã hủy bỏ giải thưởng và thu hồi tác phẩm...

Vào khoảng thời gian đó.v/q đang trực tiếp theo học với HT Thích Thiện Trí.và HT đã phê phán những đoạn văn này.
Do vậy v/q biết chắc rằng có lẽ Bạn đã có sự ngộ nhận chăng ?

Kính.

Kính Thầy Viên Quang !
Thật sự Thầy Thích Thiện Trí không có ý kiến gì ? HNV VN thì thu hồi tác phẫm và giải thưởng là chuyện "Thế gian".
Kính Thầy Viên Quang!

Đọc qua tác phẫm "Đạo gì" của HT Thích Trí Siêu mới hiểu được đôi chút!

Kính Thưa Thiện Tri Thức !
CT xưa nay chĩ biết các bạn là bậc thượng thiện tri thức. Bỡi vì sao ? Vì các bạn đã dám "gỏ bàn phiếm" mang tư tưởng xấu tốt sai trái tất tần tật chia sẻ rộng khắp tất cã trên thế giới.
Tư Tưởng của bạn có được "Cộng đồng mạng" nhìn nhận thế nào thì cái chuyện đó tính sau?...
....
...

Mà nay tôi say quá !
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Bangtam mến !

Văn Học rất mõi mệt với những Phật tử hiểu sai về Đức Phật, Đạo Phật tràn lan trên mạng như vầy. Nếu phải lên tiếng đối với từng bài thì phiền phức lắm (sức người có hạn).
Kính nhờ Thầy Viên Quang và bạn Hắc phong giúp cho việc nầy.

Kính !
Kính lễ Thầy Viên Quang, kính bác Văn Học, kính bạn Hắc phong.
Bangtam cuối đầu xin các vị, mỗi người chỉ dạy cho vài câu, cho b/t được học hỏi thêm ạ.

Kính
bangtam
 

Vọng Ngã

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 10 2011
Bài viết
24
Điểm tương tác
13
Điểm
3
Kính,

Chiếu Thanh là quán chiếu âm thanh đ ko bạn? Âm thanh gì vậy bạn?

1/ Phật là người mà không phải là thần.
-->
Đồng ý, Phật ko phải là Thiên Nhân. Nhưng nói Phật là người thì........uhm.....cũng đúng, khi ngài chưa xả bỏ thân Tứ Đại vào Vô dư Niết Bàn, nhưng ko đủ. Trong vô số danh hiệu của Phật, trong đó lấy 10 danh hiệu thì ko có cái nào được dịch đơn giản là người mà thường là Thế Tôn, Ứng Cúng, Chánh Biến tri, hoặc là Bậc Thầy Của Người và Trời (Thiên Nhân Sư). Phật là Bậc đã thoát khỏi lục đạo(Thiên,Nhân,.....). Nói thế dễ khiến hiểu lầm.
2/ Phật là người rất "bình đẵng". Củng như muốn mọi người hảy cùng bình đẳng, và một xã hội bình đẳng.
-->Ơ, cái này như chủ nghĩa xã hội thế :)). Ko chỉ người, mà còn tất cả mọi loài. Nhưng quyền bình đẳng ấy phải dựa trên sự hiểu rõ về nhân quả luân hồi.
3/Phật không phãi là người sinh ra là biết.
-->Ơ, cái này ko dám nói nhiều......Cho người trong đạo mình là: vô số kiếp trước Phật làm Bồ Tát rồi đấy chứ,(+theo Đại thừa) mới sinh ko biết thì làm gì có 7 bước hoa sen! Cho ng mới biết qua, phải xem truyện kể Phật hồi nhỏ mới thấy đ.c Đại Trí Tuệ, Đại Nghị Lực,.... của Ngài. Với lại chữ biết.....Câu này giành cho những nhà bác học, khoa học thì hợp lý hơn.
5/ Phật không phãi là độc nhất vô nhị.
-->
Đúng là có vô số Phật ở khắp 10 phuơng, nhưng mỗi vị Phật là độc nhất vô nhị.
6/ Phật giáo không thừa nhận có thần sáng tạo ra vạn vật.
-->
Phật ko nói gì về chuyện này cả. Có lẽ tại VN ít đọc, có thể thì mong bạn dẫn kinh cho nó dễ tin.
7/ Phật Pháp không phải là một định pháp, không phãi là một bất định pháp. Không phải là một pháp cố định bất di bất dịch mà tùy căn cơ và hoàn cảnh củng như đối tượng mà giáo hóa. Nhưng chí có một mục đích duy nhất.
-->
Tùy căn cơ mà Phật giáo biến thành tôn giáo khác thì khóc mất.
8/Phật pháp là nhập thế. Bất ly thế gian giác. không thễ tìm sự giác ngộ ở bên ngoài thế gian.
-->
Ko thể tìm sự giác ngộ bên ngoài tự tánh. Các bậc đại sư xưa thường nhập thất, hay quy ẩn các nơi ít người.
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
1/ Phật là người mà không phải là thần.


Bạn Chiếu Thanh cho mình có ý kiến nhá !
Nói như vầy là "phỉ báng" Phật quá đổi.
Là Phật tử có ai nói Phật Thích Ca chết rồi hay không ?
_ Không có chứ gì ?!
Mọi người chỉ nói Phật nhập Đại Niết Bàn, chứ không ai nói Phật chết bao giờ.
Vì Phật không phải là cái xác thân tứ đại của một người Ấn độ đã "ngủm" cách nay hơn 2500 năm, cho nên khi khẳng định "Phật là người, không phải là Thần" là câu nói trật lất.
Không biết bạn Lâm Thế Mẫn đã được đào tạo trong cái lò vô thần nào mà nhìn Phật đơn thuần là một con người như thế ?.

Kính !
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Bạn Chiếu Thanh cho mình có ý kiến nhá !
Nói như vầy là "phỉ báng" Phật quá đổi.
Là Phật tử có ai nói Phật Thích Ca chết rồi hay không ?
_ Không có chứ gì ?!
Mọi người chỉ nói Phật nhập Đại Niết Bàn, chứ không ai nói Phật chết bao giờ.
Vì Phật không phải là cái xác thân tứ đại của một người Ấn độ đã "ngủm" cách nay hơn 2500 năm, cho nên khi khẳng định "Phật là người, không phải là Thần" là câu nói trật lất.
Không biết bạn Lâm Thế Mẫn đã được đào tạo trong cái lò vô thần nào mà nhìn Phật đơn thuần là một con người như thế ?.

Kính !
Chiếu Thanh thân mến !

Bạn cũng biết rồi, v/q chỉ xin nhắc lại :

Phật có 3 Thân : Pháp thân, Báo Thân và Hóa Thân. Pháp thân mới là CHÂN THÂN PHẬT, Báo Thân là thân viên mãn công đức, thân nầy mới thực sự độ sinh, thân nầy mới "thu nhiếp chúng sinh, hoàn thành Phật Quốc".

Còn Hóa thân là gì ? Hóa thân là cái bóng của Chân lý hiện ảnh trong vô minh, gần gủi và cùng đồng sanh tử với chúng sinh, là thân Thái tử Sĩ Đạt Ta _ hay Phật Thích Ca Mâu Ni.
Nếu chỉ nhìn vào thể Hóa thân để nói Phật cũng là người như chúng ta thì quả là đã hiểu lầm ghê gớm. Nếu nói Sa môn Cồ Đàm cũng là người như chúng ta thì đúng, nhưng nói Phật cũng là người như chúng ta là sai.

V/q thí dụ như vầy, có người nhìn thấy bóng một đóa hoa ẫn hiện trong giọt sương sớm, rồi gọi nó là đóa hoa, một lát sau giọt sương biến mất, người ấy nói "đóa hoa mất tiêu rồi". Cái nói nầy thật là sai lầm, vì đóa hoa vẫn còn đó, cái mà người kia thấy chỉ là cái bóng, ảnh hiện trong sương của hoa mà thôi. Ảnh hiện mất chứ hoa nào có mất.

giot suong long lanh.jpg

Phật thật không có đâu trong vô minh, sao ta lại cho một cái bóng trong cõi vô minh nầy là Phật, để rồi nói Phật cũng tầm thường như chúng ta, cũng già cũng chết.

Mô Phật !

 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Kính thầy Vienquang
Chào các bạn thân mến

Phật là người chứ không phải là Thần

Cái bạn LTM hoặc bạn CT , theo thiển ý , phải học lại môn Tiếng Việt Lớp Hai vậy nhé : câu này phải dùng văn ngữ như sau

Đức Phật Thích Ca trước khi thành Phật đã là người ( chứ không phải là con của Thần Linh thượng đế )​

Còn bạn ấy nói :"Phật không phải là Thần " thì đâu có gì sai ?Vì Phật đến với chúng sinh với vị thế một bậc giác ngộ giải thoát , chứ không phải với phúc hậu của một vị Thần ?
Một em nhỏ học lớp hai , khi chỉ vào hình chụp của cha em , giới thiệu với cô giáo :"Thưa cô, đây là ba em". Tất nhiên cô giáo kê:"Đây là hình của ba em , chứ làm sao là ba em được !"
Còn nếu các vị muốn nói đến Phật là đấng vô vi , hay là nhà xã hội học ... thì là vấn đề khác
Xin chia sẻ
 

Hý Luận

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 10 2011
Bài viết
98
Điểm tương tác
20
Điểm
8
Bạn Chiếu Thanh cho mình có ý kiến nhá !
Nói như vầy là "phỉ báng" Phật quá đổi.
Là Phật tử có ai nói Phật Thích Ca chết rồi hay không ?
_ Không có chứ gì ?!
Mọi người chỉ nói Phật nhập Đại Niết Bàn, chứ không ai nói Phật chết bao giờ.
Vì Phật không phải là cái xác thân tứ đại của một người Ấn độ đã "ngủm" cách nay hơn 2500 năm, cho nên khi khẳng định "Phật là người, không phải là Thần" là câu nói trật lất.
Không biết bạn Lâm Thế Mẫn đã được đào tạo trong cái lò vô thần nào mà nhìn Phật đơn thuần là một con người như thế ?.

Kính !
Đạo hửu Chiếu Thanh kính mến.
Không biết có phải Đạo hửu không vì bạn và tôi đều đọc qua tác phẫm "Đạo Gì" của Ht. Thích Trí Siêu. Tôi nghĩ _như tác giả_ mình có đi đúng đường "Đạo Phật" như bao nhiêu người (số đông) đã và đang đi, không nửa ?.
Nhưng trí tuệ siêu việt của Phật thì "năm vóc" phủ phục ,lể bái, quy ngưởng.
Ma ha Bát Nhã Ba La Mật.
Ma ha là Đại, là Lớn, đại lớn không thể lường, không thể nói. Bát nhả là trí tuệ, vượt qua khỏi tất cả trí tuệ, Ba La Mật là đáo bỉ ngạn.

Bạn Hắc Phong kính.
Bạn đúng! Là Phật Tử không ai (dám) nói Phật Thich Ca chết hay ngũm củ tỏi. Như vậy là phỉ báng Phật.
Bây giờ sanh một chút trí Bát Nhã đễ quán xét câu nói của Chiếu Thanh thì không có chổ nào sai cả!
Kinh Kim Cang nói ý rằng : Người ( Danh tự người, nghỉa của danh tự người) vì chẳng phải (chẳng có gì là...) người nên Như Lai thuyết là người.
Thậm chí là: Phật ( danh tự Phật, nghĩa của ngử danh tự Phật) vì chẳng phải, chẳng có gì là ...(như hư không) Phật , Nên Như Lai Thuyết là Phật.
Bài của Chiếu Thanh muốn gởi gấm tư tưởng bình dân, hông dám nói với những người còn chấp nghĩa ngử kinh vẳn quá đỗi.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Kính thầy Vienquang
Chào các bạn thân mến



Cái bạn LTM hoặc bạn CT , theo thiển ý , phải học lại môn Tiếng Việt Lớp Hai vậy nhé : câu này phải dùng văn ngữ như sau

Đức Phật Thích Ca trước khi thành Phật đã là người ( chứ không phải là con của Thần Linh thượng đế )​

Còn bạn ấy nói :"Phật không phải là Thần " thì đâu có gì sai ?Vì Phật đến với chúng sinh với vị thế một bậc giác ngộ giải thoát , chứ không phải với phúc hậu của một vị Thần ?
Một em nhỏ học lớp hai , khi chỉ vào hình chụp của cha em , giới thiệu với cô giáo :"Thưa cô, đây là ba em". Tất nhiên cô giáo kê:"Đây là hình của ba em , chứ làm sao là ba em được !"
Còn nếu các vị muốn nói đến Phật là đấng vô vi , hay là nhà xã hội học ... thì là vấn đề khác
Xin chia sẻ
Chào PTD.
Phật đến với chúng sinh với một vị thế một bậc giác ngộ giải thoát. Câu này không sai chút nào cả, Tiếng Việt Lớp Đại học mới đạt được như vậy.


Còn Phật đến với Phật thì với vị thế nào ? Xưng hô thế nào ? Tiếng Việt sau đại học !?!?


Bây giờ hỏi lại: Phật không là người ? đúng. Vậy Phật là gì?


Có câu chuyện thế này xin độc giả thấy sai thì đính chính giùm cho,: Một dân làng thấy dấu chân của ...hổng dám gọi là Phật ... dể bị thổi còi.... .Bèn theo chân Ngài, tới nơi gặp và hỏi: _ Ngài là Chư Thiên ? Ngài trả lời : Ta là Chư Thiên mà chư Thiên đã đoạn trừ dục lạc. Ngài là Thần ? Trả lời : Ta là thần mà là thần đả đoạn trừ kiết sử. Vậy Ngài là gì ? trả lời : Ta là Phật.


Có cần hỏi tiếp không ? Phật Là Gì?

 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Chào PTD.
Phật đến với chúng sinh với một vị thế một bậc giác ngộ giải thoát. Câu này không sai chút nào cả, Tiếng Việt Lớp Đại học mới đạt được như vậy.


Còn Phật đến với Phật thì với vị thế nào ? Xưng hô thế nào ? Tiếng Việt sau đại học !?!?


Bây giờ hỏi lại: Phật không là người ? đúng. Vậy Phật là gì?


Có câu chuyện thế này xin độc giả thấy sai thì đính chính giùm cho,: Một dân làng thấy dấu chân của ...hổng dám gọi là Phật ... dể bị thổi còi.... .Bèn theo chân Ngài, tới nơi gặp và hỏi: _ Ngài là Chư Thiên ? Ngài trả lời : Ta là Chư Thiên mà chư Thiên đã đoạn trừ dục lạc. Ngài là Thần ? Trả lời : Ta là thần mà là thần đả đoạn trừ kiết sử. Vậy Ngài là gì ? trả lời : Ta là Phật.


Có cần hỏi tiếp không ? Phật Là Gì?
Chào các đạo hữu
Chào Mod Chiếu Thanh

Xin trả lời như vầy các bạn và Mod CT nghe thữ : Phật là chúng sanh đã đoạn dứt tất cả VÔ MINH và THAM ÁI, đã Giác Ngộ hoàn toàn , đã có TOÀN TRÍ, TOÀN BI , và ĐẠI NĂNG . Và tuy Phật đến với chúng sanh với vị thế của một bậc Đại Giác Ngộ , nhưng thật ra có thể mang hình tướng khác như Trời , Người , Thanh Văn , Duyên Giác ...để thể hiện tâm toàn bi của ngài .
Có người hiểu Phật là Pháp đối đãi của Pháp chúng sanh
Có người hiểu Phật là tánh Không .
Nhưng định nghĩa đầu tiên là thiết thực và dễ hiểu nhất , các bạn và Mod Chiếu Thanh nghĩ sao ?

Theo ptd PHẬT là đấng vô vi , dạy đạo vô vi giải thoát, còn Bồ Tát của PHẬT thì có thể là NHÀ XÃ HỘI.
Thân
 

Hý Luận

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 10 2011
Bài viết
98
Điểm tương tác
20
Điểm
8
Chào các đạo hữu
Chào Mod Chiếu Thanh

Xin trả lời như vầy các bạn và Mod CT nghe thữ : Phật là chúng sanh đã đoạn dứt tất cả VÔ MINH và THAM ÁI, đã Giác Ngộ hoàn toàn , đã có Toàn Trí, Toàn Bi , và Đại Năng . Và tuy Phật đến với chúng sanh với vị thế của một bậc Đại Giác Ngộ , nhưng thật ra có thể mang hình tướng khác như Trời , Người , Thanh Văn , Duyên Giác ...để thể hiện tâm toàn bi của ngài .
Có người hiểu Phật là Pháp đối đãi của Pháp chúng sanh
Có người hiểu Phật là tánh Không .
Nhưng định nghĩa đầu tiên là thiết thực và dễ hiểu nhất , các bạn và Mod Chiếu Thanh nghĩ sao ?

Theo ptd PHẬT là đấng vô vi , dạy đạo vô vi giải thoát, còn Bồ Tát của PHẬT thì có thể là NHÀ XÃ HỘI.
Thân
Ptd thua rồi!

"Phật là chúng sanh..." thì Chiếu Thanh nói Phật là Người có chổ nào sai đâu !

Bạn bảo Chiếu Thanh học lại lớp 2 , thì so ra bạn phải học lớp mẫu giáo ...í à

 

Hý Luận

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 10 2011
Bài viết
98
Điểm tương tác
20
Điểm
8
Bạn Hắc Phong!
Ai đã áp đặt là người thì sẻ ... sống thế này ... chết thế kia ???

Thay vì chúng ta còn có thể nghe (Đọc) những ý tưởng của Bác Chiếu Thanh, nhưng đã...

Đừng bao giờ tin ý của mình.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
4/Phật giáo không thừa nhận có người ác độc hay tồi tệ đến mức không thễ giáo hóa được.

Đối với Phật Giáo, chỉ có hai hạng người là : Giác ngộ và Vô minh.

Và thậm chí hai trạng thái như vậy trong từng thời điễm ở một con người, một cá thễ. Không có ác độc hay tồi tệ, không có thánh hiền hay thông thái. Tất cã đều nằm trong sự ngộ nhận !!!

Phật Giáo sẻ bác bỏ tất cả sự ngộ nhận "Chân, Thiện, Mỹ". Đây là một điễm đặc sắc. Trong Phật Giáo, Phật học, giáo lý chỉ là phương tiện, gỏ mõ tụng kinh, trì chú, bố thí, nhẫn nhục, thiền định... tất cã đều chỉ là phương tiện.

Kinh Pháp Hoa dụ về đứa con bỏ nhà đi hoang, khi chúng ta chưa về tới nhà còn bỏ đi hoang thì đều là "tồi tệ". Nếu ai trong các bạn còn nghĩ rằng "tôi tu, tôi hành, tôi làm việc tốt, còn người kia như vậy là xấu xa, là đê tiện, là hạng nhất xiển đế(không thễ giáo hóa)" thì chính các bạn ngay lúc nghĩ như vậy mới là hạng "Nhất xiển đế".

Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã nói :

"Thiên giang hửu thủy, thiên giang Nguyệt"
"Vạn lý vô vân, vạn lý thiên"


Ngàn sông có nước, ngàn sông ấy đều in hình bóng trăng.
Muôn dặm dù không có mây, củng là trời cao.

Các bạn hãy đóng góp ý kiến về điễm này.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên