Những quan điểm trong giáo lý Đại Thừa mà Đức Phật không nói ( tránh ) trong giáo lý Nam Tông

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63



Tu học theo giáo lý Đại Thừa, chúng ta sẽ nhận thấy có những điều mà Đức Phật đã không nói hay đề cập đến trong các bộ kinh A Hàm.

Tạm đưa ra những quan điểm chính như sau: Phật tánh, Trí Tuệ Bát Nhã, Bồ Đề Tâm, Hóa Thân, Chánh Pháp Nhãn Tạng của Thiền Tông .


Vì sao có những quan điểm khác biệt này.


Thật sự những quan điểm trên đã có trong giáo lý Nam Tông. Nhưng đều được ẩn ý hay chưa được định danh trong các pháp tu học được Đức Phật chỉ dạy.


Con đường Đạo mà Đức Phật tìm ra, còn quá mới mẽ và bở ngỡ với những con người thời đó. Chưa một lần được nghe qua. Chưa một vị giáo chủ nào tìm thấy và truyền dạy.

Làm sao có thể định nghĩa hay gọi tên tất cả những điều mà Đức Phật giác ngộ và chỉ dạy cho con người thời đó chỉ trong một thời gian.

Các khái niệm về tôn giáo và triết lý thời ấy vốn đã quá phức tạp và chằn chịt, không đem đến an lạc hạnh phúc thật sự cho con người, mà còn làm cho xã hội và con người thời đó thêm rối ren và đau khổ.

Đức Phật đã khéo léo trong việc truyền đạo và chỉ dạy. Làm sao để con người thời đó có thể tiếp thu chánh pháp dễ dàng nhất, sâu sắc nhất. Mà không phải vướn vào sự phức tạp của triết lý và lời nói, vốn dĩ đã làm sai lệch chân lý thời bấy giờ.

Đức Phật lấy mục tiêu chỉ dạy các Pháp tu học để giải thoát sanh tử làm chủ đạo. Ngoài yếu tố trên, những gì có thể giải thích mà giúp cho việc tu học được thành tựu thì Đức Phật sẽ chỉ dạy. Ngoài ra nếu thấy không hợp thời, chưa phải lúc nói, hay không muốn nói thì Đức Phật chỉ im lặng. Lấy thực hành trong việc tu học làm kim chỉ nam để đạt được kết quả, tránh ngôn từ và danh gọi nhiều trong các pháp tu học thời bấy giờ.


Những điều gì Đức Phật không diễn giải nhiều, hay không muốn nói ra theo danh gọi vào thời ấy vì nhiều nguyên nhân của thời đại. Và một điều quan trọng là chưa phải thời cho việc giáo hóa đạo với những quan điểm trên trong cái buổi ban đầu ấy.


Đức Phật đã từng giữ một nắm lá trong tay và bảo chúng Tỳ kheo rằng:

" Những gì Ta dạy các chúng Tỳ kheo thì cũng giống như nắm lá đang có trong tay Ta, còn những gì Ta biết và muốn chỉ dạy thì lại nhiều như lá trong rừng kia ".


Sau khi Thế Tôn diệt độ. Những vị Bồ Tát sau này, vì mục đích hoằng dương Chánh Pháp, nối tiếp Thế Tôn. Và cũng vì căn duyên chúng sanh đời sau. Theo duyên chuyển hóa đạo vào từng thời điểm khác nhau mà phương tiện hình thành các quan điểm và danh gọi cụ thể, để chúng sanh tin nhận và ứng dụng tu học cho thật lợi lạc. Các Ngài cũng biết sẽ có nhiều chướng ngại, nhưng phải tùy duyên theo dòng đời mà hoằng đạo. Mỗi thời điểm mỗi khác, nhưng mục đích tối hậu là Chánh Pháp của Thế Tôn được truyền khắp đến tất cả chúng sanh và vẫn nguyên vẹn giá trị tu học Giải Thoát Sanh Tử, đem lại trí tuệ để chúng sanh có được cuộc sống an lạc thật sự.




( còn tiếp...
)



 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên