"Sự can thiệp vào Nghiệp chướng chúng sinh của những vị Giác Ngộ, Đại Giác Ngộ"

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Kính Huynh Hungcom !

Đạo của Phật chính là tiêu chí :Vô ngã mà Vị Tha nghĩa là không vì cái Ta, cái của Ta mà vì Người, mới có câu "tiêu nha bại chủng". Vì vậy, Phật khen ngợi người "Vô Ngã" và cũng khen ngợi hơn người "Vô ngã vị tha". Vì vậy, mới có hình tượng Bồ Tát Địa Tạng với câu nguyện rằng : "Địa Ngục vị không Thệ Bất Thành Phật", thế mà thực tế đây lại là hình tượng của các Luận Sư Đại Thừa. Đây là hình tượng của "Vô Ngã Vị Tha" chứ không hề có thật, và "Vô Ngã Vị Tha" là có thật nên Bồ Tát Địa Tạng cũng có thật trong tâm tưởng của Tín Đồ.

Đây là xảo thuật phương tiện của các nhà Luận Sư Đại Thừa mà thôi.

Ngay trong đời sống hiện tại, thì tâm "Vô ngã" là quý rồi (Tiểu Thừa), nhưng tâm vô ngã vị tha (đại thừa) mới đáng trân trọng . Nhưng chúng ta cần tỉnh giác để không rơi vào tín ngưởng, tệ hơn là mê tín. (Vô ngã mà không vị tha mới là tiêu nha bại chủng_đây là ý tưởng của những nhà Luận Sư Đại Thừa và muốn chống đối lại tư tưởng Tiểu Thừa, thế thôi)

Điều mà Phật khuyên là nên tỉnh giác trong mọi hành động, tỉnh giác lục căn tiếp xúc lục trần, chứ Phật không khuyên hảy trở lại trần gian.

Kính.

Chào bạn Chiếu Thanh,

Trước hết, minh định xin tán thán hai bài viết trên của bạn.Những suy nghĩ của bạn rất hợp với cách suy nghĩ của tôi.Bất cứ ai đọc qua lịch sử phát triển của Phật Giáo đều hiểu rằng tư tưởng Bồ Tát chỉ phát triển mạnh khi Đại Thừa được phát triển.Tôi khi đọc kinh sách về Bồ Tát đã suy nghĩ rất nhiều về ý nghĩa của hình tượng Bồ Tát.Các vị Bồ Tát có đúng như những gì ta đọc hay không ? Hay hình ảnh Bồ Tát còn mang ẩn dụ khác nữa ?Bồ Tát có phải là những nhân vật cụ thể hay chỉ là hình ảnh biểu tượng của TÂM ?Qua một thời gian tìm hiểu,minh định rút ra kết luận cho riêng mình rằng : Bồ Tát chính là những Thuận Duyên trong cuộc sống,trong việc tu học ... tức là những điều kiện Đủ để giúp chúng ta hướng đến sự hoàn thiện bản thân (điều kiện Cần chính là những nỗ lực của bản thân ta).Bồ Tát có thể là một con người,một tình huống,một hoàn cảnh hay là một khoảnh khắc của Tâm Ý giúp chúng ta hướng đến sự Chân Thiện Mỹ .

Minh định xin lấy ví dụ câu truyện của một nàng kỹ nữ cúng dường cho một vị Tỳ Kheo là những đồ ăn ôi thiu,khi vị này đổ thức ăn đi thì nàng kỹ nữ có nói một câu khiến vị tỳ kheo nọ ngộ Đạo....Và trong truyện,nàng kỹ nữ được cho là một vị Bồ Tát hóa thân để giúp vị Tỳ kheo nọ.

Vậy câu hỏi ở đây là nàng kỹ nữ đó có được coi là một vị Bồ Tát không nếu vị tỳ kheo kia không ngộ Đạo ?Hay lúc đó nàng sẽ bị coi là kẻ tạo tội vì phỉ báng Tăng do cố tình cúng dường đồ ăn ôi thiu ?

Một câu truyện thật hay và ý nghĩa.

Bồ Tát là gì ? Vị kỹ nữ kia có phải Bồ Tát không nếu như vị Tỳ Kheo nọ không một lòng hướng Đạo ? Nếu như cái Tâm của vị Tỳ Kheo kia không phát ra trí huệ đúng khoảnh khắc đó nhờ câu nói của nàng kỹ nữ thì sự việc sẽ được hiểu ra sao ? Được đánh giá như thế nào?

Cho nên theo minh định,Bồ Tát chính là những Thuận Duyên giúp con người chúng ta hoàn thiện,giúp chúng ta tinh tấn.Bồ Tát sẽ chỉ xuất hiện khi bản thân chúng ta có những nỗ lực hay là đã có những nỗ lực (chủng tử) được gieo qua nhiều đời nhiều kiếp.Như Đức Phật đã nói,vạn Pháp là do Duyên,không cái gì tự nhiên mà có được.Và Bồ Tát cũng vậy,Bồ Tát xuất hiện ở cõi Ta Bà này cũng là vì chữ Duyên .

P/s : nhân đây xin nói thêm về Thuận Duyên.

Thế nào là Thuận Duyên ? Thế nào là Nghịch Duyên ? Như trong ví dụ trên thì đó là Thuận hay Nghịch Duyên ? Nếu là Thuận Duyên thì sao vị tỳ kheo nọ sẽ bị đói trong ngày hôm đó,còn nếu là Nghịch Duyên thì sao vị Tỳ Kheo nọ lại ngộ Đạo nhờ câu nói của nàng kỹ nữ ? ... Như phàm phu chúng ta thường nói : "trong cái rủi lại có cái may","hạnh phúc trong đau khổ".Còn Đạo Phật gọi đó là Như và Huyễn,trong Như có Huyễn trong Huyễn có Như,Ta Bà là Tịnh Độ và Tịnh Độ cũng là Ta Bà...Cho nên đối với một người Phật tử chân chính thì chẳng có gì gọi là Nghiệp chướng cả,tất cả mọi sự dù là Thuận hay Nghịch cũng đều là Bồ Tát cả...Bồ Tát có mặt ở khắp mọi nơi,bất cứ ở đâu có người muốn vươn lên,muốn hoàn thiện mình,muốn Giác Ngộ và Giải Thoát thì Bồ Tát sẽ có mặt ở đó.

Bồ Tát chính là Tâm của chúng ta.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Hoàng Mai

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Thg 10 2013
Bài viết
370
Điểm tương tác
188
Điểm
43
Chào bạn Chiếu Thanh,

Trước hết, minh định xin tán thán hai bài viết trên của bạn.Những suy nghĩ của bạn rất hợp với cách suy nghĩ của tôi.Bất cứ ai đọc qua lịch sử phát triển của Phật Giáo đều hiểu rằng tư tưởng Bồ Tát chỉ phát triển mạnh khi Đại Thừa được phát triển.Tôi khi đọc kinh sách về Bồ Tát đã suy nghĩ rất nhiều về ý nghĩa của hình tượng Bồ Tát.Các vị Bồ Tát có đúng như những gì ta đọc hay không ? Hay hình ảnh Bồ Tát còn mang ẩn dụ khác nữa ? Bồ Tát có phải là những nhân vật cụ thể hay chỉ là hình ảnh biểu tượng của TÂM ?Qua một thời gian tìm hiểu,minh định rút ra kết luận cho riêng mình rằng : Bồ Tát chính là những Thuận Duyên trong cuộc sống,trong việc tu học ... tức là những điều kiện Đủ để giúp chúng ta hướng đến sự hoàn thiện bản thân (điều kiện Cần chính là những nỗ lực của bản thân ta).Bồ Tát có thể là một con người,một tình huống,một hoàn cảnh hay là một khoảnh khắc của Tâm Ý giúp chúng ta hướng đến sự Chân Thiện Mỹ .

Kính anh minh định ! Hoàng Mai tán thán sự chuyên cần, chăm chỉ lắng nghe học hỏi của anh. Tuy nhiên kết luận mà anh rút ra khiến H/M phải lên tiếng.

_ Bồ Tát (菩薩) là viết tắt của Bồ-đề-tát-đỏa (zh. 菩提薩埵, sa. bodhisattva)
Bồ đề là gì ? Bồ Đề là Giác Ngộ.
Tát đỏa là gì ? Tát đỏa là Chúng hữu tình.
Vậy Bồ tát là một vị đang mang một cái thân của một chúng sinh (100%) (1), nhưng có cái tâm đã Giác Ngộ (ít nhất là chứng Vô Ngã) (2) hiện đang hành nguyện độ sinh (Cái nguyện độ sinh là điều ràng buộc khi hành giả phát Bồ Đề Tâm) (3). Nên nhớ 3 yếu tố trên không thể thiếu 1, nếu thiếu một yếu tố thì không phải là Bồ tát.

Ví dụ như trong Ngoại Đạo vẫn có rất nhiều tu sĩ "Thánh Thiện", họ quên mình để toàn tâm toàn ý chăm sóc cho những người bất hạnh SUỐT CẢ CUỘC ĐỜI. Chúng ta rất tán thán hạnh vị tha của họ, nhưng không thể xem hay gọi họ là Bồ Tát, vì họ không có sự Giác Ngộ (ít nhất là chứng Vô Ngã).

Còn những người nào giảng nói "Thực sự không có một vị Bồ tát cụ thể nào, tất cả chỉ mang ý nghĩa tượng trưng" phải biết người đó thân tuy mặc áo của Phật, mà tâm đã là đệ tử của Thiên Ma (chuyên phá đạo Phật), họ là những vị DUY Ý CHÍ, DUY VẬT CHỦ NGHĨA, từ điểm này họ và những kẻ Vô Thần là "một giuộc".

Người Phật tử chân chính KHÔNG PHẢI LÀ KẺ DUY VẬT, VÔ THẦN.


Minh định xin lấy ví dụ câu truyện của một nàng kỹ nữ cúng dường cho một vị Tỳ Kheo là những đồ ăn ôi thiu,khi vị này đổ thức ăn đi thì nàng kỹ nữ có nói một câu khiến vị tỳ kheo nọ ngộ Đạo....Và trong truyện,nàng kỹ nữ được cho là một vị Bồ Tát hóa thân để giúp vị Tỳ kheo nọ.

Vậy câu hỏi ở đây là nàng kỹ nữ đó có được coi là một vị Bồ Tát không nếu vị tỳ kheo kia không ngộ Đạo ?Hay lúc đó nàng sẽ bị coi là kẻ tạo tội vì phỉ báng Tăng do cố tình cúng dường đồ ăn ôi thiu ?

Một câu truyện thật hay và ý nghĩa.
H/M xin chép lại nguyên văn câu chuyện ấy :

LUIPA, Nhà du-già ăn lòng cá thối


Thuở nọ,tại một vương đảo thuộc xứ Tích-Lan, sau khi quốc vương xứ này băng hà, theo truyền thống, thái tử thứ nhất sẽ kế vị cha nhưng các quan thiên văn nghiệm rằng muốn quốc thái dân an cần trao ngôi báu cho người con thứ. Vì vậy, vị hoàng tử trẻ tuổi nghiểm nhiên thành người trị vì cả vương quốc.
Mặc dù sống trong cảnh lộng lẩy xa hoa được cung phụng đầy đủ món ngon vật lạ, vị vua trẻ vẫn cảm thấy chán chường quyền lực và sự giàu sang. Bởi xét cho cùng, nhà vua chẳng được gì thêm ngoài hai thứ ấy. Và niềm khao khát duy nhất của ngài là thoát khỏi cảnh ràng buộc này. Rủi thay trong lần đầu bỏ trốn, nhà vua trẻ bị bắt lại và bị xiềng chặc vào chiếc ngai bằng một sợi xích vàng. Sau đó nhờ đút lót lính canh, vua thoát khỏi hoàng cung cùng một người hầu. Trước khi trốn sang xứ khác, để thưởng công cho lòng trung thành của người hầu cận, nhà vua đã đổi vương miện bằng vàng và vương phục quí giá của mình để chỉ lấy lại một tấm chăn bằng da dê và một bộ quần áo đơn sơ. Kể từ đó, ngài trở thành một đạo sĩ du phương. Vị đạo sĩ vốn là cựu vương này thân tướng oai nghiêm đẹp đẻ nên ngài không mấy khó khăn trong việc khất thực độ thân.
Du hành khắp đất Ấn cho đến một hôm tình cờ ngài đặt chân đến vùng Phật-tích Vajrasana, một nơi cách đây 800 năm thái tử Tất Ðạt Ða tu thành chánh quả. Tại đây, ngài gặp các nữ du-già hành giả (Dakini) truyền cho ngài tâm pháp. Rời Vajrasana, ngài đi đến Pataliputra (thành Hoa-thị), một thủ phủ khác bên bờ sông Hằng. Ban ngày ngài đi khất thực, đêm về nghỉ ngơi nơi mộ địa. Một bửa nọ, trong khi đi khất thực, ngài tình cờ dừng chân trước ngưỡng cửa của một thanh lâu. Chính nghiệp lực của ngài đã run rủi đưa đến sự kỳ ngộ này.

Mộ Kỹ nữ lầu xanh mà trong tiền kiếp từng là một dakini chăm chú nhìn vị đạo sĩ một hồi lâu rồi thốt lên rằng: ” Các căn của ngươi quả là khá thanh tịnh, chỉ hiềm một nỗi tính kiêu mạn vi tế về giòng dõi hoàng tộc vẫn còn phảng phất trong ngươi.” Nói xong cô đổ một ít cháo ôi vào bình bát của ngài. Ði được một quãng, vị đạo sĩ trút thứ cháo lỏng bỏng đã hôi thối không còn ăn được nữa xuống một rãnh nước ở ven đường. Cô gái nhìn theo thấy vậy bèn quát lên một cách giận dữ ”Làm thế nào ngươi đạt đến Niết-bàn một khi tâm ngươi còn phân biệt uế tịnh của thức ăn ?”
Nghe những lời trách mắng như thế, vị đạo sĩ cảm thấy xấu hổ và chợt nhận ra rằng ngài chưa hoàn toàn đoạn hẳn các phiền não trong tâm. Và ngài nhận thức được rằng tâm đo lường phân biệt là trở ngại chính khiến ngài khó đạt tới Phật tính. Ngài bèn đi về phía sông Hằng, liên tục thiền quán ròng rã suốt mười hai năm để diệt vọng niệm phân biệt và các kiến chấp. Hàng ngày, ngài đi quanh bờ biển lượm các ruột cá mà ngư dân vứt bỏ rải rác. Pháp tu của ngài là vận tâm quán tưởng thứ ruột cá tanh hôi đến tởm lợm ấy trở thành một loại tiên tửu. Ngài quán chiếu các pháp thế gian là duyên hợp, bản chất của chúng chỉ là một sự rỗng không. Bởi hạnh tu ấy, nhân dân quanh vùng gọi ngài là Luipa, nghĩa là “người ăn ruột cá”.
Sau mười hai năm tinh cần tu luyện, ngài Luipa đã chứng đắc và hiển thông. Tên tuổi, sự tích và các truyền thuyết khác về ngài đều được ghi chép lại trong Ðại Tạng Kinh của khoa Du-già Ðại Thủ Ấn.


http://quangduc.com/p1244a13861/9/01


Theo H/M, trường hợp của vị khất sĩ Luipa kia, sau khi bị mắng : "Làm thế nào ngươi đạt đến Niết-bàn một khi tâm ngươi còn phân biệt uế tịnh của thức ăn ?” chưa phải là "Ngộ Đạo" (sau 12 năm tinh tấn Ngài đã thành Đạo, không trải qua giai đoạn Ngộ Đạo).
Trong một trang web Phật giáo, chúng ta chỉ được dùng từ này khi hành giả "vở òa" ra, nhận được Bản Thể Tâm của mình hoặc là nhận ra TÁNH KHÔNG của vạn pháp. Còn ngoài ra những bài học "như gáo nước lạnh dội lên đầu" mà giúp cho hành giả điều chỉnh lại những sai trái của mình chỉ là trợ duyên (trong trăm ngàn trợ duyên khác) giúp cho hành giả tiến gần đến Giác Ngộ.



Kính góp ý !
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Kính tất cả.
Hình tượng Bồ Tát của Luận Sư Đại Thừa ở đây là gì?

Thưa, đó là hình tượng của Đại Bồ Tát, Bồ Tát Ma Ha Tát, Bồ Tát Văn Thù, Bồ Tát Phổ Hiền, Bồ Tát Quán Thế Âm, Bồ Tát Địa Tạng Vương, Bồ Tát ..., .... Tất cả những Bồ Tát này chỉ là Bồ Tát có mặt trong hầu hết Kinh Điển Đại Thừa Giáo, về mặt lịch sử thì không hề.

Đưa vào Kinh Điển với mục đích gì?

_Thưa, đó là những hình ảnh phản chiếu lại những Tự tánh vốn có của chúng sanh mà ra. Tự tánh vốn có Trí như Văn Thù, vốn đầy đũ hạnh như Phổ Hiền, có Đại Từ, Đại Bi Tâm như Quán Thế Âm, từ xưa vốn đã là "Vô ngã vị tha" như Bồ Tát Địa Tạng, và Đại Hùng, Đại Lực như Ngài Đại Thế Chí Bồ Tát,...,
Khi nhận rỏ Tự Tánh và sống xử sự bằng Tự Tánh thì toàn bộ Đại Bồ Tát hiện ra trong Tự Tánh. Chúng sanh nào tu tập theo như hạnh nguyện của Bồ Tát Ma Ha Tát nào đó thì dần dần giống Bồ Tát đó, lâu ngày thành Bồ Tát đó lúc nào không hay.
_Thứ nửa là cho chúng sanh quán tưởng hình ảnh của Đại Bồ Tát so sánh chính hiện tại chúng sanh, dụ như lấy cọng cỏ đã khô so sánh với cọng cỏ còn tươi, cỏ khô cháy như vầy còn cọng cỏ tươi có đốt cở nào cũng không cháy.

Về việc trích dẩn Kinh của hungcom đó ý nói Phật Tánh của Phật Thích Ca là đã thành Phật từ lâu lắm rồi, Phật Tánh của mỗi chúng sanh cũng đã thành Phật từ khi một niệm Vô Minh phát khởi trải qua hàng triệu triệu kiếp cứ mãi ôm giữ để luân hồi, nên gọi là chúng sanh .

Bạn Hoàng Mai lập luận đúng rồi đó. Trong cái "Giác" có nhiều cách giác, như thành có nhiều cổng vào, thí dụ như "Tri huyển tức Ly, Ly huyển Tức Giác", người đã Giác thì hành xử như Bồ Tát ngay hiện kiếp này, còn khi đã bỏ thân tứ đại này rồi thì cát bụi trả về cát bụi, nếu vẩn còn ở thần thức thì chưa là Giác, ước vọng về kiếp lai sinh thì không có được , vì vậy có câu "Bồ Tát cách ấm còn mê".

Nói nhiều thì bậy nhiều , xì tóp.
Kính.
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63


Kính anh minh định ! Hoàng Mai tán thán sự chuyên cần, chăm chỉ lắng nghe học hỏi của anh. Tuy nhiên kết luận mà anh rút ra khiến H/M phải lên tiếng.

_ Bồ Tát (菩薩) là viết tắt của Bồ-đề-tát-đỏa (zh. 菩提薩埵, sa. bodhisattva)
Bồ đề là gì ? Bồ Đề là Giác Ngộ.
Tát đỏa là gì ? Tát đỏa là Chúng hữu tình.
Vậy Bồ tát là một vị đang mang một cái thân của một chúng sinh (100%) (1), nhưng có cái tâm đã Giác Ngộ (ít nhất là chứng Vô Ngã) (2) hiện đang hành nguyện độ sinh (Cái nguyện độ sinh là điều ràng buộc khi hành giả phát Bồ Đề Tâm) (3). Nên nhớ 3 yếu tố trên không thể thiếu 1, nếu thiếu một yếu tố thì không phải là Bồ tát.

Ví dụ như trong Ngoại Đạo vẫn có rất nhiều tu sĩ "Thánh Thiện", họ quên mình để toàn tâm toàn ý chăm sóc cho những người bất hạnh SUỐT CẢ CUỘC ĐỜI. Chúng ta rất tán thán hạnh vị tha của họ, nhưng không thể xem hay gọi họ là Bồ Tát, vì họ không có sự Giác Ngộ (ít nhất là chứng Vô Ngã).

Còn những người nào giảng nói "Thực sự không có một vị Bồ tát cụ thể nào, tất cả chỉ mang ý nghĩa tượng trưng" phải biết người đó thân tuy mặc áo của Phật, mà tâm đã là đệ tử của Thiên Ma (chuyên phá đạo Phật), họ là những vị DUY Ý CHÍ, DUY VẬT CHỦ NGHĨA, từ điểm này họ và những kẻ Vô Thần là "một giuộc".

Người Phật tử chân chính KHÔNG PHẢI LÀ KẺ DUY VẬT, VÔ THẦN.


H/M xin chép lại nguyên văn câu chuyện ấy :

LUIPA, Nhà du-già ăn lòng cá thối


Thuở nọ,tại một vương đảo thuộc xứ Tích-Lan, sau khi quốc vương xứ này băng hà, theo truyền thống, thái tử thứ nhất sẽ kế vị cha nhưng các quan thiên văn nghiệm rằng muốn quốc thái dân an cần trao ngôi báu cho người con thứ. Vì vậy, vị hoàng tử trẻ tuổi nghiểm nhiên thành người trị vì cả vương quốc.
Mặc dù sống trong cảnh lộng lẩy xa hoa được cung phụng đầy đủ món ngon vật lạ, vị vua trẻ vẫn cảm thấy chán chường quyền lực và sự giàu sang. Bởi xét cho cùng, nhà vua chẳng được gì thêm ngoài hai thứ ấy. Và niềm khao khát duy nhất của ngài là thoát khỏi cảnh ràng buộc này. Rủi thay trong lần đầu bỏ trốn, nhà vua trẻ bị bắt lại và bị xiềng chặc vào chiếc ngai bằng một sợi xích vàng. Sau đó nhờ đút lót lính canh, vua thoát khỏi hoàng cung cùng một người hầu. Trước khi trốn sang xứ khác, để thưởng công cho lòng trung thành của người hầu cận, nhà vua đã đổi vương miện bằng vàng và vương phục quí giá của mình để chỉ lấy lại một tấm chăn bằng da dê và một bộ quần áo đơn sơ. Kể từ đó, ngài trở thành một đạo sĩ du phương. Vị đạo sĩ vốn là cựu vương này thân tướng oai nghiêm đẹp đẻ nên ngài không mấy khó khăn trong việc khất thực độ thân.
Du hành khắp đất Ấn cho đến một hôm tình cờ ngài đặt chân đến vùng Phật-tích Vajrasana, một nơi cách đây 800 năm thái tử Tất Ðạt Ða tu thành chánh quả. Tại đây, ngài gặp các nữ du-già hành giả (Dakini) truyền cho ngài tâm pháp. Rời Vajrasana, ngài đi đến Pataliputra (thành Hoa-thị), một thủ phủ khác bên bờ sông Hằng. Ban ngày ngài đi khất thực, đêm về nghỉ ngơi nơi mộ địa. Một bửa nọ, trong khi đi khất thực, ngài tình cờ dừng chân trước ngưỡng cửa của một thanh lâu. Chính nghiệp lực của ngài đã run rủi đưa đến sự kỳ ngộ này.

Mộ Kỹ nữ lầu xanh mà trong tiền kiếp từng là một dakini chăm chú nhìn vị đạo sĩ một hồi lâu rồi thốt lên rằng: ” Các căn của ngươi quả là khá thanh tịnh, chỉ hiềm một nỗi tính kiêu mạn vi tế về giòng dõi hoàng tộc vẫn còn phảng phất trong ngươi.” Nói xong cô đổ một ít cháo ôi vào bình bát của ngài. Ði được một quãng, vị đạo sĩ trút thứ cháo lỏng bỏng đã hôi thối không còn ăn được nữa xuống một rãnh nước ở ven đường. Cô gái nhìn theo thấy vậy bèn quát lên một cách giận dữ ”Làm thế nào ngươi đạt đến Niết-bàn một khi tâm ngươi còn phân biệt uế tịnh của thức ăn ?”
Nghe những lời trách mắng như thế, vị đạo sĩ cảm thấy xấu hổ và chợt nhận ra rằng ngài chưa hoàn toàn đoạn hẳn các phiền não trong tâm. Và ngài nhận thức được rằng tâm đo lường phân biệt là trở ngại chính khiến ngài khó đạt tới Phật tính. Ngài bèn đi về phía sông Hằng, liên tục thiền quán ròng rã suốt mười hai năm để diệt vọng niệm phân biệt và các kiến chấp. Hàng ngày, ngài đi quanh bờ biển lượm các ruột cá mà ngư dân vứt bỏ rải rác. Pháp tu của ngài là vận tâm quán tưởng thứ ruột cá tanh hôi đến tởm lợm ấy trở thành một loại tiên tửu. Ngài quán chiếu các pháp thế gian là duyên hợp, bản chất của chúng chỉ là một sự rỗng không. Bởi hạnh tu ấy, nhân dân quanh vùng gọi ngài là Luipa, nghĩa là “người ăn ruột cá”.
Sau mười hai năm tinh cần tu luyện, ngài Luipa đã chứng đắc và hiển thông. Tên tuổi, sự tích và các truyền thuyết khác về ngài đều được ghi chép lại trong Ðại Tạng Kinh của khoa Du-già Ðại Thủ Ấn.


http://quangduc.com/p1244a13861/9/01


Theo H/M, trường hợp của vị khất sĩ Luipa kia, sau khi bị mắng : "Làm thế nào ngươi đạt đến Niết-bàn một khi tâm ngươi còn phân biệt uế tịnh của thức ăn ?” chưa phải là "Ngộ Đạo" (sau 12 năm tinh tấn Ngài đã thành Đạo, không trải qua giai đoạn Ngộ Đạo).
Trong một trang web Phật giáo, chúng ta chỉ được dùng từ này khi hành giả "vở òa" ra, nhận được Bản Thể Tâm của mình hoặc là nhận ra TÁNH KHÔNG của vạn pháp. Còn ngoài ra những bài học "như gáo nước lạnh dội lên đầu" mà giúp cho hành giả điều chỉnh lại những sai trái của mình chỉ là trợ duyên (trong trăm ngàn trợ duyên khác) giúp cho hành giả tiến gần đến Giác Ngộ.



Kính góp ý !

Chào bạn Hoàng Mai,

Trước hết xin cám ơn sự chỉ dạy của bạn.

Tôi xin được trả lời bắt đầu từ câu này theo cách hiểu của mình.

Còn những người nào giảng nói "Thực sự không có một vị Bồ tát cụ thể nào, tất cả chỉ mang ý nghĩa tượng trưng" phải biết người đó thân tuy mặc áo của Phật, mà tâm đã là đệ tử của Thiên Ma (chuyên phá đạo Phật), họ là những vị DUY Ý CHÍ, DUY VẬT CHỦ NGHĨA, từ điểm này họ và những kẻ Vô Thần là "một giuộc".

Người Phật tử chân chính KHÔNG PHẢI LÀ KẺ DUY VẬT, VÔ THẦN.


Theo tôi hiểu,Đạo Phật vốn dĩ là Trung Đạo,không mang tư tưởng Nhị Nguyên,phân biệt.Cho nên Đạo Phật vừa có Duy Tâm và vừa gồm cả Duy Vật,nếu chấp thủ cho rằng Đạo Phật không Duy Vật hay là chỉ Duy Tâm thì chúng ta rơi vào lỗi Thường hoặc Đoạn kiến rồi.Cái quan trọng ở đây chính là Đạo Phật dạy cho chúng ta cách nhìn đúng bản chất của mọi sự vật hiện tượng(các Pháp) nó là như thế nào chứ không phải dạy cho chúng ta việc các Pháp Đúng hay Sai,Có hay Không ...

Đó chính là ý nghĩa của Trung Đạo vậy.

Bây giờ quay trở lại câu chuyện các vị Bồ Tát.

Bồ đề là gì ? Bồ Đề là Giác Ngộ.
Tát đỏa là gì ? Tát đỏa là Chúng hữu tình.
Vậy Bồ tát là một vị đang mang một cái thân của một chúng sinh (100%) (1), nhưng có cái tâm đã Giác Ngộ (ít nhất là chứng Vô Ngã) (2) hiện đang hành nguyện độ sinh (Cái nguyện độ sinh là điều ràng buộc khi hành giả phát Bồ Đề Tâm) (3). Nên nhớ 3 yếu tố trên không thể thiếu 1, nếu thiếu một yếu tố thì không phải là Bồ tát.


Tất cả những gì bạn viết về Bồ Tát tôi đều đồng ý,những cái đó chính là những điều căn bản mà Phật tử chúng ta cần biết khi tìm hiểu về các vị Bồ Tát.Đó là những điều kiện CẦN để trở thành một vị Bồ Tát.(Còn điều kiện Đủ là gì ?....hihi,tôi đố bạn đấy.Vui thôi nhé).Và tôi cũng không nói là không có Bồ Tát bằng xương bằng thịt,bằng thân tứ đại này,bạn đọc kỹ lại bài viết của tôi sẽ rõ.Nhưng cái tôi muốn nói đến là cái ý nghĩa rốt ráo(hay ẩn dụ),ý nghĩa chân thực của hai chữ Bồ Tát này kìa.Cho nên câu hỏi Bồ Tát là gì có khi mất cả đời chúng ta cũng chưa trả lời được bởi chỉ khi nào TÂM ta đạt đến TÂM Bồ Tát thì mới hiểu hết được.

Bàn về vấn đề này có lẽ hơi khó,vì chúng ta đều là những người phàm,công phu tu tập chưa nhiều,trí huệ chưa được bao nhiêu.Cái mà chúng ta hiểu và nói ra chỉ là kiến thức vay mượn mà thôi,chưa thật sự là của mình.Cho nên cái hiểu của chúng ta nhờ những kiến thức vay mượn này sẽ là Vô Thường,không bất biến.Theo tôi nghĩ,những hiểu biết của mỗi người chúng ta đều do căn cơ,tập khí của từng người mà tạo ra sự suy nghĩ khác biệt,dù đúng dù sai thì nó phù hợp với từng giai đoạn của Tâm chúng ta.Qua quá trình tu học,chiêm nghiệm sẽ dần dần được điều chỉnh mà thôi.Cái quan trọng là chúng ta đừng chấp vào nó,đừng nghĩ rằng ta đã biết hết,ta đã hiểu đúng mà trở thành Sở tri chướng.Cho nên tôi rất tâm đắc hai câu nói của Đức Phật,luôn đọc đi đọc lại để tự nhắc mình :

“Đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy từng được nghe nói đến, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy được quảng bá rộng rãi, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy do truyền thống để lại, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy được kinh điển truyền tụng, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy do một vị giáo chủ nói ra, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ do suy đoán, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ do suy luận, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì mình thấy điều đó có lý, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều đó phù hợp với thành kiến, quan điểm nhận thức của mình, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy do thầy mình nói ra. Nhưng chỉ khi nào tự mình biết rằng những điều đó là không đúng, những điều đó không chính đáng, những điều đó bị người hiền trí phê phán, và khi chấp nhận, khi thực hành sẽ đưa đến tai hại và khổ đau thì các ngươi hãy từ bỏ những điều đó. Khi nào chính các người biết rằng những điều đó là chân chính, những điều đó không bị chê trách, những điều đó được người hiền trí khen ngợi, những điều đó khi được chấp nhận và thực hành sẽ dẫn đến an lạc hạnh phúc, thì các người phải nỗ lực mà thực hành” (Kinh Kalama, Tăng Chi Bộ kinh I).

“Người có lòng tin mà không hiểu giáo lý thì dễ tăng trưởng vô minh si ám, người hiểu giáo lý mà không có lòng tin thì dễ tăng trưởng tà kiến. Cho nên lòng tin và hiểu biết phải cùng có đủ để làm cội gốc tu hành” (Kinh Niết Bàn)

Thân.

 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Kính tất cả.

Xin phép được đăng một mẫu chuyện trong "Cặn bả ký ức" như sau:

2. PHẬT BÀ HÓA HIỆN

Bác Hai thích thực tế, không ưa chuyện mơ hồ. Bác có quen mấy cháu ở Vĩnh-Chánh, những người niệm Phật kiên trì lắm! Họ tự qui định ngày niệm mấy muôn, nếu thiếu phải thức khuya dậy sớm niệm bù lại.
Một hôm có dịp Bác nói với các cháu ấy:

- Không rõ cơ duyên làm sao mà Bác lại niệm Quan Thế Âm Bồ Tát nhiều hơn niệm Phật.

Một cháu hỏi:

- Ông Hai ơi! Con nghe người ta nói niệm Quan Thế Âm hay thường nằm mộng thấy Phật Bà lắm! Vậy Ông có mộng thấy Phật Bà lần nào hôn?

Bác đáp:

- Không! Ông không chiêm bao gặp, mà có gặp Phật Bà hiện ra ban ngày ở Long Xuyên.

Cô bé tỏ vẻ ngạc nhiên, mở to mắt nhìn Bác.

Bác kể tiếp:

- Hôm ấy khoảng 3,4 giờ chiều. Chiếc xe Long Xuyên_Cái Dầu sắp rời bến. Nhưng có một băng chưa đủ người, vì có một ông cùi ngồi nên còn hai chỗ không ai chịu ngồi cả. Lẽ ra với số khách đó cũng đủ cho xe rời bến, nhưng vì dưới bến còn khách nên lơ xe tìm cách chở đủ số lượng. Bác tài lại thương thuyết gì đó với ông cùi, nhưng ông tỏ vẻ bất bình, không chịu. Sau cùng chú lơ xe lại đôi co:

- Ông đi làm tôi mất hết hai chỗ ngồi.

- Việc đó đâu phải lỗi tại tôi, Ông cùi đáp. Người ta không đi mặc họ, tôi đi trả tiền đủ thôi!

Chú lơ cáu lên:

- Ông xuống đi xe khác, tôi cho tiền xe ông!

Ông cùi đáp:

- Tôi cần về nhà, chứ không cần tiền. Nếu ai cũng nói như chú thì tối nay tôi ngủ đâu?

Không giải quyết được, tài xế và lơ xe lằng nhằng hoài. Hành khách cũng nhốn nháo. Ngay lúc ấy, một cô hành khách rất "môđen" đứng dậy nói:

- Để tôi giải quyết cho!

Chú lơ xoay lại hỏi:

- Chị chịu trả thêm hai chỗ ngồi nữa hôn?

- Không cần! Cô ấy nói. Tôi giải quyết ổn thôi.

Rồi cô đến bên ông cùi và nói:

- Thưa Bác, Bác ngồi sát vô con ngồi kế Bác là xong!

Cô vừa ngồi bên ông cùi, một người lên ngồi cạnh cô và một người khác đến ngồi ghế cô vừa bỏ trống.

Xe rời bến, người cư sĩ chứng kiến sự việc nãy giờ tự nhủ:

Lẽ ra việc làm đó là việc của mình, nhưng vì mình chờ xem, ngờ đâu cô "môđen" kia giải quyết đẹp quá!


Đến đây Bác kết thúc câu chuyện:

- Cô gái moden là hiện thân của Phật Bà đấy!

Cháu bé lên tiếng ngay:

- Con thà trả thêm hai chỗ ngồi nữa, chứ không thể ngồi như vậy được!

Bác nói:

- Phật Bà ngồi mới được! Chứ cư sĩ ngồi không được đâu!
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Theo tôi hiểu,Đạo Phật vốn dĩ là Trung Đạo,không mang tư tưởng Nhị Nguyên,phân biệt.Cho nên Đạo Phật vừa có Duy Tâm và vừa gồm cả Duy Vật,nếu chấp thủ cho rằng Đạo Phật không Duy Vật hay là chỉ Duy Tâm thì chúng ta rơi vào lỗi Thường hoặc Đoạn kiến rồi.Cái quan trọng ở đây chính là Đạo Phật dạy cho chúng ta cách nhìn đúng bản chất của mọi sự vật hiện tượng(các Pháp) nó là như thế nào chứ không phải dạy cho chúng ta việc các Pháp Đúng hay Sai,Có hay Không ...

Mình đồng ý với cách giải thích như vậy. Cám ơn bạn minhđịnh. Nếu nói Người Phật tử chân chính KHÔNG PHẢI LÀ KẺ DUY VẬT, VÔ THẦN là Kiến Chấp, là câu khẳng định, là mắc vào Chấp thì vẫn còn Vô Minh.
 

hungcom

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 8 2009
Bài viết
726
Điểm tương tác
342
Điểm
63
Mình đồng ý với cách giải thích như vậy. Cám ơn bạn minhđịnh. Nếu nói Người Phật tử chân chính KHÔNG PHẢI LÀ KẺ DUY VẬT, VÔ THẦN là Kiến Chấp, là câu khẳng định, là mắc vào Chấp thì vẫn còn Vô Minh.

Kính quý đạo hữu !

Thật là phiền não, thật là tội lỗi khi nhắc đến những Phật tử duy ý chí, duy vật, vô Thần.

Có nhiều Tăng Ni và Phật tử chúng ta, khi bệnh niệm Quán Thế Âm không hết bệnh, khi lâm nạn niệm Quán Thế Âm không được cứu cho nên mất lòng tin vào Phật pháp nhiệm mầu. Cứu làm sao được khi nghiệp Ác của ta đã chín mùi ?! Cứu làm sao được khi hàng ngày chúng ta không có lòng tin, chúng ta chỉ niệm Danh, Lợi, Tiền mà thôi.

Có nhiều Tăng Ni và Phật tử chúng ta, khi phạm Giới không phát lồ sám hối mà đường hoạn lộ vẫn hanh thông, sức khỏe vẫn dồi dào, không thấy bị trừng phạt chi cả, bèn mất lòng tin vào Phật pháp nhiệm mầu. Nào có biết đâu chỉ những người có đại duyên với Phật pháp mới bị "đì", bị "báo ứng nhãn tiền", còn kỳ dư thì phải để cho "thế lực tận tiễn hoàn trụy" (mủi tên bắn lên hư không, nó sẽ bay vút đi rồi chậm dần, khi lực đẩy ban đầu đã hết, mủi tên dần trở đầu đâm xuống đất), bây giờ "thế lực chưa tận" thì nó hãy còn bay lên.

Vị Tăng Ni Phật tử ấy, khi mất lòng tin với Phật pháp nhiệm mầu bèn đăng đàn giảng nói : Chuyện Ma Quỷ Thần Thánh chỉ là hù dọa, là "thần hồn nhát thần tính", là "phương tiện thiện xảo" của tiên hiền để hù dọa những kẻ "yếu bóng vía". Vị Phật tử ấy còn một câu chưa dám tuyên bố ra "Như tôi đây âm thầm phạm giới, giới trọng giới khinh đều có phạm mà có thấy Long Thần Hộ Pháp trừng phạt gì đâu !"

Hề hề .....cái tuồng thiên diễn đang ở vào giai đoạn Mạt pháp cho nên mới có cơ hội cho lũ Thiên Ma đăng đàn rao giảng Phật pháp.

Cái bọn Tà sư chúng nhờ thế lực của Thiên Ma cho nên hiện tại chưa đi Địa Ngục. Còn Phật tử chỉ đừng nên mê tín dị đoan mà thôi. Ngoài ra sự linh thiêng của Chư Long Thần Hộ Pháp là CÓ THẬT, sự vào đời âm thầm ĐỘ SINH của chư vị Bồ tát là CÓ THẬT, chẳng qua những kẻ thiếu duyên thì không biết được mà thôi. Chư vị Bồ tát, chư Long Thần Hộ pháp đâu cần chứng minh với kẻ bất tín, nghiệp chướng sâu dày về sự hiện hữu của mình làm chi.

Kính góp ý !
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63

Cái bọn Tà sư chúng nhờ thế lực của Thiên Ma cho nên hiện tại chưa đi Địa Ngục. Còn Phật tử chỉ đừng nên mê tín dị đoan mà thôi. Ngoài ra sự linh thiêng của Chư Long Thần Hộ Pháp là CÓ THẬT, sự vào đời âm thầm ĐỘ SINH của chư vị Bồ tát là CÓ THẬT, chẳng qua những kẻ thiếu duyên thì không biết được mà thôi. Chư vị Bồ tát, chư Long Thần Hộ pháp đâu cần chứng minh với kẻ bất tín, nghiệp chướng sâu dày về sự hiện hữu của mình làm chi.

Kính góp ý !

Thấy tranh luận sôi nỗi quá, Từ Từ đọc vào thấy nhiều điều hay và rất khác lạ với những gì Từ Từ biết. Cho nên hôm nay xin được hỏi thêm:

Hungcom tổ đỏ như thế, khẳng định như vậy thì Từ Từ xin được hỏi để hiểu rõ:
1. Nếu Hungcom đã khẳng định rằng: sự linh thiêng của Chư Long Thần Hộ Pháp là CÓ THẬT, sự vào đời âm thầm ĐỘ SINH của chư vị Bồ tát là CÓ THẬT, chẳng qua những kẻ thiếu duyên thì không biết được mà thôi.
- Từ Từ muốn được hungcom cho vài sự việc mà hungcom xác chứng điều trên là CÓ THẬT được không? Từ từ có lẻ là kẻ thiếu duyên nên chưa được thấy sự LINH THIÊNG trên.

Chư vị Bồ tát, chư Long Thần Hộ pháp đâu cần chứng minh với kẻ bất tín, nghiệp chướng sâu dày về sự hiện hữu của mình làm chi
Sao hungcom biết được điều này vậy, dựa vào luận điểm, hiểu biết nào hay căn cứ vào đâu vậy ?

Từ Từ rất thích thú với các sự kiện Linh Thiêng, nay được hungcom khẳng định như trên thì thiết nghĩ hungcom có khả năng am hiểu về vấn đề Linh Thiêng này, nên mạnh dạn hỏi như thế. Từ Từ xin lắng nghe giải đáp của hungcom...
 

hungcom

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 8 2009
Bài viết
726
Điểm tương tác
342
Điểm
63

Thấy tranh luận sôi nỗi quá, Từ Từ đọc vào thấy nhiều điều hay và rất khác lạ với những gì Từ Từ biết. Cho nên hôm nay xin được hỏi thêm:

Hungcom tổ đỏ như thế, khẳng định như vậy thì Từ Từ xin được hỏi để hiểu rõ:
1. Nếu Hungcom đã khẳng định rằng: sự linh thiêng của Chư Long Thần Hộ Pháp là CÓ THẬT, sự vào đời âm thầm ĐỘ SINH của chư vị Bồ tát là CÓ THẬT, chẳng qua những kẻ thiếu duyên thì không biết được mà thôi.
- Từ Từ muốn được hungcom cho vài sự việc mà hungcom xác chứng điều trên là CÓ THẬT được không? Từ từ có lẻ là kẻ thiếu duyên nên chưa được thấy sự LINH THIÊNG trên.

Kính đạo hữu Từ Từ !

Rất cám ơn đạo hữu đã giao lưu với hungcom, trước tiên xin được phép hỏi lại bạn, xin bạn hãy cố gắng làm rõ vài điều về quan điểm của bạn. Lý do, hungcom cần biết đối tượng mà mình sẽ trả lời đã có hiểu biết như thế nào về Phật pháp rồi.

Giả sử một người mù bẫm sinh mà kêu hungcom "hãy giải thích cho bạn ấy biết về sự hiện hữu của thế giới sắc màu, thì hungcom "tẩu vi thượng sách".

Giả sử một người điếc bẫm sinh mà kêu hungcom "hãy giải thích cho bạn ấy biết về sự hiện hữu của thế giới tiếng động âm thanh, về nốt thăng, nốt giáng trong bản nhạc, thì hungcom cũng sẽ "vắt giò lên cổ" mà chạy cho mau.

Câu hỏi :

_ Theo bạn, phải như thế nào bạn mới tin "thật là một vị Bồ Tát" ?

1. Mình đang có bệnh nan y, vị ấy rờ đầu mình và hôm sau mình hết hẵn bệnh.

2. Người thân của mình đang hấp hối, người ấy đến quát bảo "hãy đứng dậy, vác cái giường mà đi !" và người thân của mình đứng dậy làm theo trong sự vui mừng rưng rưng nước mắt của mình.

3. Tâm ý mình như thế nào (nghĩ gì) người ấy biết liền và nói ra "trúng tẩy".

4. Ngày mai mình sẽ gặp nạn, người ấy nói ra cho mình biết trước để mà tránh.

5. Người ấy đang ở xa mình hàng ngàn cây số, nhưng mỗi khi mình hữu sự, mình kêu cứu thì người ấy liền xuất hiện.

6. ....................

7. .........(những tiêu chí khác)

Kính chờ nghe đáp án của bạn.
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83

Thật là phiền não, thật là tội lỗi khi nhắc đến những Phật tử duy ý chí, duy vật, vô Thần.

Có nhiều Tăng Ni và Phật tử chúng ta, khi bệnh niệm Quán Thế Âm không hết bệnh, khi lâm nạn niệm Quán Thế Âm không được cứu cho nên mất lòng tin vào Phật pháp nhiệm mầu. Cứu làm sao được khi nghiệp Ác của ta đã chín mùi ?! Cứu làm sao được khi hàng ngày chúng ta không có lòng tin, chúng ta chỉ niệm Danh, Lợi, Tiền mà thôi.

Có nhiều Tăng Ni và Phật tử chúng ta, khi phạm Giới không phát lồ sám hối mà đường hoạn lộ vẫn hanh thông, sức khỏe vẫn dồi dào, không thấy bị trừng phạt chi cả, bèn mất lòng tin vào Phật pháp nhiệm mầu. Nào có biết đâu chỉ những người có đại duyên với Phật pháp mới bị "đì", bị "báo ứng nhãn tiền", còn kỳ dư thì phải để cho "thế lực tận tiễn hoàn trụy" (mủi tên bắn lên hư không, nó sẽ bay vút đi rồi chậm dần, khi lực đẩy ban đầu đã hết, mủi tên dần trở đầu đâm xuống đất), bây giờ "thế lực chưa tận" thì nó hãy còn bay lên.

Vị Tăng Ni Phật tử ấy, khi mất lòng tin với Phật pháp nhiệm mầu bèn đăng đàn giảng nói : Chuyện Ma Quỷ Thần Thánh chỉ là hù dọa, là "thần hồn nhát thần tính", là "phương tiện thiện xảo" của tiên hiền để hù dọa những kẻ "yếu bóng vía". Vị Phật tử ấy còn một câu chưa dám tuyên bố ra "Như tôi đây âm thầm phạm giới, giới trọng giới khinh đều có phạm mà có thấy Long Thần Hộ Pháp trừng phạt gì đâu !"

Hề hề .....cái tuồng thiên diễn đang ở vào giai đoạn Mạt pháp cho nên mới có cơ hội cho lũ Thiên Ma đăng đàn rao giảng Phật pháp.


Chào bạn hungcom,

Rất vui khi bạn đã chia sẻ. Trước khi nói về Duy Vật và Duy Tâm mình xin nhắc bạn 1 điều là bạn đã phạm giới Vọng Ngữ rồi đấy.

Sau đây mình xin nói ra ý kiến của mình nhé: Mình có biết 1 điều là Đức Phật không dạy cho hàng đệ tử hiện tượng siêu hình nhưng cũng không phản bác hiện tượng siêu hình. Vì nó vượt xa sự hiểu biết của hàng chúng sanh còn mê muội nên dễ sinh lòng Chấp Ngã. Duy Tâm là niềm tin thuộc về Tâm Linh, nếu thuộc về Tâm Linh mà ko hiểu biết dễ sinh ra cuông tín, mê tín....

Nên hiện nay mình thấy có rất nhiều bài giảng, hay lời nói của rất nhiều đạo hữu cũ truyền cho đạo hữu mới là cứ tụng Kinh này thì thiên lắm, linh lắm......mà không truyền dạy cho họ về 5 giới, về Tứ Diệu Đế, Vô Thường, Vô Ngã.............???? Với cách truyền giáo như vậy thì vô tình làm cho đạo Phật ngày suy vong. Nhiều lúc thấy một bác khoảng 60 tuổi, nói là đi chùa 30 năm, tụng Kinh, là Phật Tử mà lúc nào cũng mê tín , cúng bái quỷ thần, xem bói, rồi lỡ ai mượn hay xin tiền ngày mồng 1 thì la mắng.......bạn nghĩ thử xem điều đó với đúng tinh thần của Phật Tử và đạo Phật không ???? Nguyên Chiếu là người theo Đại Thừa, nhưng không bao giờ mình hướng dẫn cho người mới vào đạo theo kiểu như vậy, luôn luôn hướng dẫn từ từ, cơ bản không bao giờ truyền giáo tắc ngang.

Đồng ý là có sự nhiệm mầu, nhưng hãy sống đúng với lời Phật dạy, thì sự nhiệm mầu sẽ đến.

Vài lời tâm sự với bạn ĐHV hungcom. Mong chờ hồi âm của bạn sớm .

Thân
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Kính đạo hữu Từ Từ !

Rất cám ơn đạo hữu đã giao lưu với hungcom, trước tiên xin được phép hỏi lại bạn, xin bạn hãy cố gắng làm rõ vài điều về quan điểm của bạn. Lý do, hungcom cần biết đối tượng mà mình sẽ trả lời đã có hiểu biết như thế nào về Phật pháp rồi.

Giả sử một người mù bẫm sinh mà kêu hungcom "hãy giải thích cho bạn ấy biết về sự hiện hữu của thế giới sắc màu, thì hungcom "tẩu vi thượng sách".

Giả sử một người điếc bẫm sinh mà kêu hungcom "hãy giải thích cho bạn ấy biết về sự hiện hữu của thế giới tiếng động âm thanh, về nốt thăng, nốt giáng trong bản nhạc, thì hungcom cũng sẽ "vắt giò lên cổ" mà chạy cho mau.

Câu hỏi :

_ Theo bạn, phải như thế nào bạn mới tin "thật là một vị Bồ Tát" ?

1. Mình đang có bệnh nan y, vị ấy rờ đầu mình và hôm sau mình hết hẵn bệnh.

2. Người thân của mình đang hấp hối, người ấy đến quát bảo "hãy đứng dậy, vác cái giường mà đi !" và người thân của mình đứng dậy làm theo trong sự vui mừng rưng rưng nước mắt của mình.

3. Tâm ý mình như thế nào (nghĩ gì) người ấy biết liền và nói ra "trúng tẩy".

4. Ngày mai mình sẽ gặp nạn, người ấy nói ra cho mình biết trước để mà tránh.

5. Người ấy đang ở xa mình hàng ngàn cây số, nhưng mỗi khi mình hữu sự, mình kêu cứu thì người ấy liền xuất hiện.

6. ....................

7. .........(những tiêu chí khác)

Kính chờ nghe đáp án của bạn.

Với 5 câu hỏi trên, thật ra Từ Từ thật sự không biết trong 5 câu đó có đáp án nào được cho là Bồ Tát hay không. Cho nên Từ Từ xin trả lời theo cách hiểu của mình là:
(Nếu chia cấp độ hoc Pháp của Từ Từ ra 4 giai đoạn thì Từ Từ dụ như sau:)
- Bồ Tát sẽ là một sự hiện hữu giúp đở khó khăn của người khác khi phước đức của người đang khó khăn đó có đủ. (cấp độ 2)
- Bồ Tát không xuất hiện tại thế gian này. Bồ Tát không phải là một vị có thể chuyển nghiệp của bất kỳ ai. Bồ Tát chỉ do người Trung Quốc nói, theo Từ Từ biết kinh điển Nam Truyền không nhắc đến 4 hình tượng Bồ Tát như hiện nay. (cấp độ 3)

+ 2 điều trên là nói về hình tướng xuất hiện. Còn về Tâm Bồ Tát thì Từ Từ hiểu rằng: bất kỳ một chúng sanh nào phát tâm giúp đở và thực hành sự phát tâm đó thì đều có tâm Bồ Tát hiện hữu. Nhưng Từ Từ lại hiểu thêm rằng: với tâm từ bi đó không chỉ nên hiểu là tâm Bồ Tát mà còn phải biết đó là Tâm của một vị Phật. Nhưng không trọn vẹn vì tâm này lúc ẩn lúc hiện, chẳng thể chi phối nó.

Và có thể nói gọn ý là: Nếu như có sự khẳng định của sự giúp đở ẩn mình của vị Bồ Tát nào đó, thì cái đó sẽ làm cho phong trào cầu cúng van xin rộng mở, con người sẽ chẳng cần phải học pháp gì cả, vì chỉ cần tha thiết van xin cầu cúng hi vọng được toại nguyện mà thôi.

Khi Hungcom đã có thiện ý chia sẽ thì Từ Từ xin lưu ý một điểm: Đối với Từ Từ xin nói thẳng thắn những gì Hungcom hiểu, không cần phải tránh chướng ngại nghĩ Từ Từ là người mới học pháp nên dùng phương tiện ẩn dụ để chỉ bảo, rồi sau này mới nói rõ hơn.

Xin lắng nghe!
 

Hoàng Mai

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Thg 10 2013
Bài viết
370
Điểm tương tác
188
Điểm
43


Câu hỏi :

_ Theo bạn, phải như thế nào bạn mới tin "thật là một vị Bồ Tát" ?

1. Mình đang có bệnh nan y, vị ấy rờ đầu mình và hôm sau mình hết hẵn bệnh.

2. Người thân của mình đang hấp hối, người ấy đến quát bảo "hãy đứng dậy, vác cái giường mà đi !" và người thân của mình đứng dậy làm theo trong sự vui mừng rưng rưng nước mắt của mình.

3. Tâm ý mình như thế nào (nghĩ gì) người ấy biết liền và nói ra "trúng tẩy".

4. Ngày mai mình sẽ gặp nạn, người ấy nói ra cho mình biết trước để mà tránh.

5. Người ấy đang ở xa mình hàng ngàn cây số, nhưng mỗi khi mình hữu sự, mình kêu cứu thì người ấy liền xuất hiện.

6. ....................

7. .........(những tiêu chí khác)

Kính chờ nghe đáp án của bạn.

Kính huynh hungcom !

Hoàng Mai xin được đoán mò thay cho huynh Từ Từ :

Kinh Phật có dạy : những tiên nhân (các vị Trời) có thể chứng được Ngũ Thông, nhưng không thể chứng được Lậu Tận Thông. Chỉ những vị A La Hán mới có thể chứng Lục Thông (tức là có thêm Lâu Tận Thông), Lục Thông gồm :

  1. Thân như ý thông (Phạn _sa: ṛiddhi viṣaga-jñānaṃ), còn gọi là Thần túc thông: biến hiện tuỳ theo ý muốn, thân có thể bay lên trời, đi trên biển, chui vào trong núi... tất cả mọi động tác hành sự đều tuỳ theo ý muốn, không hề chướng ngại.
  2. Thiên nhãn thông (Phạn _ sa : divyaṃ-cakṣuḥ-jñānaṃ ): nhìn thấy tất cả mọi hình sắc ở gần hay ở xa trong cả thế gian,có thể nhìn xuyên tường vách, nhìn thấy lục phủ ngũ tạng của ta, nhìn thấy mọi cõi khác của chúng sinh trong sáu nẻo luân hồi.
  3. Thiên nhĩ thông (Phạn _ sa : divyaṃ-śrotraṃ-jñānaṃ): nghe và hiểu hết mọi âm thanh trong thế gian, nghe và hiểu hết mọi ngôn ngữ của chúng sinh trong sáu nẻo luân hồi (kể cả âm thanh của muôn loài từ Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh, A Tu La Chư Thiên)
  4. Tha tâm thông (Phạn _ sa : paracitta-jñānaṃ): biết hết tất cả mọi ý nghĩ trong tâm của chúng sinh trong lục đạo.
  5. Túc mệnh thông (Phạn _ sa : purvanivasānusmṛiti-jñānaṃ), còn gọi là Túc mệnh minh: biết được kiếp trước của chính bản thân mình và của chúng sinh trong lục đạo, từ một đời, hai đời cho đến trăm ngàn vạn đời trước đều biết rõ, nhớ rõ sinh ra ở đâu, cha mẹ là ai, tên gì, làm gì......?!
  6. Lậu tận thông, (Phạn _ sa : āsravakṣaya-jñānaṃ): lậu tức là kiến hoặc và tư hoặc trong ba cõi. Lậu tận thông là dứt trừ toàn bộ kiến hoặc và tư hoặc trong ba cõi, không còn sinh tử luân hồi trong ba cõi, được giải thoát hoàn toàn.
Qua những câu hỏi của huynh hungcom, Hoàng Mai thấy chỉ nằm trong giới hạn Ngũ Thông mà thôi.

Giả sử chúng ta may mắn được những vị này giúp đở, chúng ta sẽ cám ơn mà KHÔNG THEO, vì sử dụng Ngũ Thông để lôi kéo thu nạp đồ chúng thường là thủ đoạn của Thiên Ma.

Chưa có thể dựa vào những tiêu chí này để gọi những vị kia là Bồ Tát được.

Kính góp ý !
 

hungcom

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 8 2009
Bài viết
726
Điểm tương tác
342
Điểm
63
Chào bạn hungcom,

Rất vui khi bạn đã chia sẻ. Trước khi nói về Duy Vật và Duy Tâm mình xin nhắc bạn 1 điều là bạn đã phạm giới Vọng Ngữ rồi đấy.

Kính anh Nguyên Chiếu ! Cám ơn anh đã góp ý.

Thưa anh Vọng Ngữ là chuyện không nói có, chuyện có nói không, đơm đặt thêu dệt gây hoang mang cho Phật tử, khiến cho mọi người mất đi Chánh Kiến.
Còn hungcom chỉ nói phớt qua một chút xíu sự sa đọa tâm hồn của một vài vị Sư Tăng, rồi đem gieo rắc tà kiến vào những tâm hồn _ như trang giấy trắng _ của quý Phật tử, nói với tính cách xây dựng giảng rõ sự sai trái mà gọi là Vọng Ngữ được hay sao ? Nếu anh gọi những điều hungcom nói là Vọng Ngữ, tức là sẽ chịu quả báo của Vọng Ngữ, thì H/c cũng vui lòng lảnh Nhân Quả, miển sao lời xây dựng Tăng Đoàn, Phật tử được nói lên. Một câu, một bài tuy chẳng ăn thua chi nhưng nói mãi có lẻ cũng có tác dụng chút ít gì chăng, người ta nói "mưa dầm thấm sâu" mà !

Sau đây mình xin nói ra ý kiến của mình nhé: Mình có biết 1 điều là Đức Phật không dạy cho hàng đệ tử hiện tượng siêu hình nhưng cũng không phản bác hiện tượng siêu hình.

Vâng, đức Phật đã có ví dụ : Một người bị trúng tên độc, một vị lương y đi cùng muốn nhổ tên, khử độc, băng bó vết thương cho anh ta, người ấy nói : "Chất độc tẫm trên mũi tên là độc gì, cách thức điều chế ra sao, tác dụng của độc tố như thế nào ? ...v...v....". Vị lương y gạt qua một bên "Trước tiên là cứu cái mạng của anh đả, nếu tôi giải thích những điều ấy cho anh thì tôi chưa nói xong anh đã chết rồi".

Thưa anh Nguyên Chiếu, khi trả lời như thế, có phải vị lương y kia quá dốt để không thể trả lời thắc mắc của nạn nhân hay không ?

Thưa anh Nguyên Chiếu, trong một số trường hợp đức Phật đã không giảng giải về những hiện tượng siêu hình, có thể nào vì thế mà ta khẳng định rằng "không hề có những hiện tượng siêu hình !"


Vì nó vượt xa sự hiểu biết của hàng chúng sanh còn mê muội nên dễ sinh lòng Chấp Ngã. Duy Tâm là niềm tin thuộc về Tâm Linh, nếu thuộc về Tâm Linh mà ko hiểu biết dễ sinh ra cuông tín, mê tín....

Theo h/c, chính sự thiếu hiểu biết mới sinh ra cuồng tín mê tín, vậy thì chúng ta phải xây dựng Chính Kiến cho Phật tử, chứ không thể để cho những vị Tà Sư muốn nói gì thì nói.

Nên hiện nay mình thấy có rất nhiều bài giảng, hay lời nói của rất nhiều đạo hữu cũ truyền cho đạo hữu mới là cứ tụng Kinh này thì thiên lắm, linh lắm......

Xin anh Nguyến Chiếu hãy cung cấp link bài cụ thể để Ban Tổng Quản xem lại, nếu cần thì xóa !

Nhiều lúc thấy một bác khoảng 60 tuổi, nói là đi chùa 30 năm, tụng Kinh, là Phật Tử mà lúc nào cũng mê tín , cúng bái quỷ thần, xem bói, rồi lỡ ai mượn hay xin tiền ngày mồng 1 thì la mắng.......bạn nghĩ thử xem điều đó với đúng tinh thần của Phật Tử và đạo Phật không ????

Xin anh Nguyến Chiếu hãy cung cấp link bài cụ thể để Ban Tổng Quản xem lại, nếu cần thì xóa !

Nguyên Chiếu là người theo Đại Thừa, nhưng không bao giờ mình hướng dẫn cho người mới vào đạo theo kiểu như vậy, luôn luôn hướng dẫn từ từ, cơ bản không bao giờ truyền giáo tắc ngang.

Quá tốt !

 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Kính quý đạo hữu !

Thật là phiền não, thật là tội lỗi khi nhắc đến những Phật tử duy ý chí, duy vật, vô Thần.

Có nhiều Tăng Ni và Phật tử chúng ta, khi bệnh niệm Quán Thế Âm không hết bệnh, khi lâm nạn niệm Quán Thế Âm không được cứu cho nên mất lòng tin vào Phật pháp nhiệm mầu. Cứu làm sao được khi nghiệp Ác của ta đã chín mùi ?! Cứu làm sao được khi hàng ngày chúng ta không có lòng tin, chúng ta chỉ niệm Danh, Lợi, Tiền mà thôi.

Có nhiều Tăng Ni và Phật tử chúng ta, khi phạm Giới không phát lồ sám hối mà đường hoạn lộ vẫn hanh thông, sức khỏe vẫn dồi dào, không thấy bị trừng phạt chi cả, bèn mất lòng tin vào Phật pháp nhiệm mầu. Nào có biết đâu chỉ những người có đại duyên với Phật pháp mới bị "đì", bị "báo ứng nhãn tiền", còn kỳ dư thì phải để cho "thế lực tận tiễn hoàn trụy" (mủi tên bắn lên hư không, nó sẽ bay vút đi rồi chậm dần, khi lực đẩy ban đầu đã hết, mủi tên dần trở đầu đâm xuống đất), bây giờ "thế lực chưa tận" thì nó hãy còn bay lên.

Vị Tăng Ni Phật tử ấy, khi mất lòng tin với Phật pháp nhiệm mầu bèn đăng đàn giảng nói : Chuyện Ma Quỷ Thần Thánh chỉ là hù dọa, là "thần hồn nhát thần tính", là "phương tiện thiện xảo" của tiên hiền để hù dọa những kẻ "yếu bóng vía". Vị Phật tử ấy còn một câu chưa dám tuyên bố ra "Như tôi đây âm thầm phạm giới, giới trọng giới khinh đều có phạm mà có thấy Long Thần Hộ Pháp trừng phạt gì đâu !"

Hề hề .....cái tuồng thiên diễn đang ở vào giai đoạn Mạt pháp cho nên mới có cơ hội cho lũ Thiên Ma đăng đàn rao giảng Phật pháp.

Cái bọn Tà sư chúng nhờ thế lực của Thiên Ma cho nên hiện tại chưa đi Địa Ngục. Còn Phật tử chỉ đừng nên mê tín dị đoan mà thôi. Ngoài ra sự linh thiêng của Chư Long Thần Hộ Pháp là CÓ THẬT, sự vào đời âm thầm ĐỘ SINH của chư vị Bồ tát là CÓ THẬT, chẳng qua những kẻ thiếu duyên thì không biết được mà thôi. Chư vị Bồ tát, chư Long Thần Hộ pháp đâu cần chứng minh với kẻ bất tín, nghiệp chướng sâu dày về sự hiện hữu của mình làm chi.


Ái dà dà ... đọc bài này như có âm hưởng của sự cáu giận, gắt gỏng, và một chút chút gì đe dọa, (hù dọa, nhát ma ...)

Thế nào là "Độ sinh" , của Chư Vị Bồ Tát, Chư Long Thần Hộ Pháp ?

Đây là nghĩa của từ "Tha Lực". Tất cả chỉ để cho Chúng sanh nhìn rỏ, thấy rỏ, và an trú nơi Tự Tánh hay còn gọi là Phật Tánh, Bản Lai Tự Tánh, Hửu Dư Y Niết Bàn cho đến Vô Dư Y Niết Bàn. Còn mấy chuyện khác ngoài ra như làm lành bịnh, cứu khổ tai qua nạn khỏi, mua may bán đắc, Chùa to tượng lớn, ... đều là "độ phương tiện độ sinh" . Và Bồ Tát chỉ độ sinh chứ không hề "Độ̣ Tữ" ("độ cho nó chết"), chỉ mở đường thoát cho chúng sinh chứ không hề ám địa, cản đường thoát, hay xô đẩy chúng sinh vào cửa Tử, vậy mới gọi là Bồ Tát.
Có rất nhiều hạng (căn, tánh) chúng sanh, tựu trung gồm ba hạng.
1/ Bậc Thượng : Hạng nầy ví như lá khô trên rừng vào tháng ba, nóng nực, oi bức, chỉ cần một tàn lửa nhỏ là bắt lửa cháy ngay. "tàn lửa nhỏ" là ví "Tha lực".
2/ Bậc Trung: Hạng nầy vi như cỏ còn tươi, muốn đốt cần phải có trấu khô lót làm nền, cỏ càng tươi thì trấu càng nhiều. Trấu ở đây là ví "Tha Lực".
3/ Bậc Hạ: Hạng này ví như cành nhánh tươi, cây tươi, muốn đốt thì hoặc là chẻ ra phơi, hoặc đào lổ làm hầm than, xong rồi đốt cây khô để hầm. Cây khô để hầm là ví "Tha lực".

Có hay Không có Bồ Tát?
Có mà không, không mà có.
Vì chỉ khi sáng con mắt "Tuệ" thì mới thấy rỏ được là có hay không!
Không mà có :Tâm từ Tâm bi của mỗi mỗi chúng sinh đều là hiện tướng của Bồ Tát Quán Thế Âm, còn mong mõi "thấy" tướng của Bồ Tát thì muôn đời chẳng gặp. Bồ Tát Văn Thù thì lúc nào củng gặp, chỉ tiếc là ta gặp mà không biết đấy thôi, khi ta đi đường gặp hố gai thì ta tránh sang bên, đó là Bồ Tát Văn Thù chỉ đường chứ còn đâu nửa. Bất kỳ ai cũng có Bồ Tát Văn Thù đi cùng. Đó là Trí Tuệ. Nhưng trí tuệ mà đem suy tính thì "Văn Thù" biến mất tiêu. Khi gặp một đám cháy lớn thì nhảy vào cứu người, đó là Địa Tạng, nhưng suy đi nghỉ lại thì Địa Tạng biến mất tiêu.
Có mà Không: Ngồi đó mà cầu mà xin vái van lạy tượng mà tâm không đề khởi như hạnh nguyện Bồ Tát, thì "Có" tượng có vái nhưng không có gì. Như cúng Cầu An, lạy tượng Bồ Tát Quán Thế Âm, thì tâm cũng phải Từ Bi, tâm từ bi tức là "an" liền ngay tức khắc, tâm không từ không bi thì "Cầu an" nơi Bồ Tát cũng uổng công thôi.

Lý tưởng và hạnh nguyện của Bồ Tát như cách giải trên là gì?
Bồ Tát thì không có lý tưởng, và hạnh nguyện của Bồ Tát cũng không. Vì "lý tưởng và hạnh nguyện" là chấp thủ, sinh chấp ngã, sinh phân biệt, sanh tướng,... Kinh Kim Cang có dạy rằng "Phàm sở hửu tướng giai thị hư vọng".
Bồ Tát là Từ Bi, Trí Tuệ, Vị Tha, Đại Hùng, Đại Lực, Vạn Hạnh,.... nhưng khởi tâm là không phải Bồ Tát.

Phật Tử muốn phát tâm như Bồ Tát độ sinh cho hết kiếp này đến những kiếp sau, đúng hay sai, như thế nào?
_Về kiếp sau thì như Thiền Sư Ajahn Chah (1) dạy :"Bộ ở trong bụng người ta sướng lắm sao! Thật chẳng thoải mái chút nào! Thử nghĩ xem! Chỉ cần sống trong căn chòi nhỏ một ngày thôi, đủ khó chịu đến đâu rồi! Đóng hết các cửa phòng lại là bạn đã nếm mùi đau khổ! Chao ôi! Vậy mà ở trong bụng người ta đến chín tháng! Bạn còn muốn sinh ra lần nữa à? Hẳn bạn biết rõ là nằm trong bụng chẳng thoải mái chút nào, thế mà bạn vẫn còn muốn thun đầu rụt cổ trong chốn tối tăm ấy nữa sao? Đừng tròng đầu vào dây thòng lọng nữa! "
_Về hiện kiếp thì chỉ cần loại bỏ "cái chúng sanh" trong mỗi con người, thì là Bồ Tát ngay chứ có gì đâu. Loại bỏ tất cả những thói hư tật xấu, những căn bản tham, sân, si, những giai đoạn làm ác xấu, những chấp ngã chấp pháp làm ô nhiễm tâm thức của con người. Bây giờ thấu biết chân lý nên không đi vào con đường củ nữa, không sa vào hố tội lỗi đau thương mà sống đời sống mới lương thiện hơn, trong sáng hơn, thánh thiện hơn thì chính mình đã là Bồ Tát rồi. Mình đã "độ" vô lượng chúng sanh trong tâm thức của mình thì mình là Bồ Tát của chính mình rồi.

(1)
ajahn-chah.jpg

Ajahn Chah sinh năm 1918 trong một ngôi làng phía Bắc Thái Lan. Ngài xuất gia sa di từ lúc còn nhỏ và trở thành một vị tỳ khưu năm hai mươi tuổi. Ngài theo truyền thống hành đầu đà của các sơn tăng trong nhiều năm; hằng ngày mang bát xin ăn, chuyên tâm hành thiền và đi khắp nơi để truyền bá giáo pháp.
Ajahn Chah hành thiền dưới sự chỉ dẫn của nhiều thiền sư danh tiếng trong đó có ngài Ajahn Mun, một vị thiền sư nổi danh và được kính trọng vào thời bấy giờ. Ajahn Chah đã chịu nhiều ảnh hưởng của ngài Ajahn Mun. Ajahn Chah là một thiền sư tuyệt diệu, Ngài đã dạy đạo một cách trực tiếp, rõ ràng, và tận tụy chia xẻ sự chứng nghiệm giáo pháp của mình cho những người đến sau. Lời dạy của Ngài thật đơn giản: "Hãy để sự vật tự nhiên, đừng dính mắc. Hãy xã bỏ tất cả. Sự vật thế nào hãy để y như vậy". Ngài Ajahn Chah viên tịch vào ngày 16 tháng Giêng, 1992 ở Wat Ba Pong, tỉnh Ubon Ratachani, Thái Lan.
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113

Thấy tranh luận sôi nỗi quá, Từ Từ đọc vào thấy nhiều điều hay và rất khác lạ với những gì Từ Từ biết. Cho nên hôm nay xin được hỏi thêm:

Hungcom tổ đỏ như thế, khẳng định như vậy thì Từ Từ xin được hỏi để hiểu rõ:
1. Nếu Hungcom đã khẳng định rằng: sự linh thiêng của Chư Long Thần Hộ Pháp là CÓ THẬT, sự vào đời âm thầm ĐỘ SINH của chư vị Bồ tát là CÓ THẬT, chẳng qua những kẻ thiếu duyên thì không biết được mà thôi.
- Từ Từ muốn được hungcom cho vài sự việc mà hungcom xác chứng điều trên là CÓ THẬT được không? Từ từ có lẻ là kẻ thiếu duyên nên chưa được thấy sự LINH THIÊNG trên.


Kính anh Từ Từ ! Hoatihon xin cung cấp cho anh một vài bằng chứng về sự linh thiêng của những vị Bồ tát :

1. Đức Lục Tổ Huệ Năng (惠能大师 638-713 CN) là người Việt xưa (Lĩnh Nam) sang bên Tàu thọ giáo và đắc pháp với Ngũ Tổ Huệ Năng. Trong những ngày hoằng pháp còn ghi chép 4 giai thoại (Huệ Minh giành bát, Xin đất, Hàng long, Trác tích tuyền 卓錫泉), nhưng ắt là huynh Từ Từ sẽ cho là "lời nói vô bằng", cho nên Hoatihon chỉ trưng ra đây dẫn chứng hùng hồn nhất là "Nhục thân bất hoại" đến nay đã 1301 năm rồi, Ngài vẫn ngồi đó, các nhà khoa học Tây Phương đã kiểm nghiệm xác nhận không phải là xác ướp.

2.Tổ
Hám Sơn (1546-1623) (zh. hānshān) hậu bối nhiều đời của đức Lục Tổ, cũng để lại nhục thân tồn tại gần 4 thế kỷ rồi (không tẩm ướp).

3. Tổ Đan Điền cũng vậy.

HuenangHamsonDandien_zpse1909ba7.jpg


4. Ngoài ra hiện nay ở Thái Lan cũng có một Thiền sư dòng Lâm Tế để lại nhục thân trên đất Chùa Tháp :

2012-06-27Nh%E1%BB%A5c%20th%C3%A2n%20h%C3%B2a%20th%C6%B0%E1%BB%A3ng%20Th%C3%ADch%20Ph%E1%BB%95%20S%C3%A1i.JPG


http://thangnghiem.vn/Phat-hoc/Truyen-Phat-giao/66-Nhuc-than-hoa-thuong-goc-Viet-tren-dat-Thai.

Đây là những bằng chứng "không thể chối cải" về sự linh thiêng của chư vị Bồ tát, nhưng không biết có thuyết phục được huynh Từ Từ hay không ?

Kính !
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Trước cũng xin cám ơn hoatihon chia sẽ, nhưng sau đây Từ Từ xin nói rõ hơn về câu hỏi của mình mà hiện nay chưa thấy hungcom hồi âm.

Chuyện chính là hỏi về sự LINH THIÊNG của BỒ TÁT. Vậy là có 2 vấn đề Từ Từ thắc mắc là LINH THIÊNG và BỒ TÁT.
1. Về Bồ Tát thì như cách hiểu của Từ Từ đã trình bày như trên rồi. Hiện tại chưa ai có cách nói nào khác về Bồ Tát.
2. Hoatihhon đưa ra loạt thông tin dẫn chứng........theo bài viết trên của hoatihon thì dẫn chứng LINH THIÊNG của BỒ TÁT lại là về Sự việc Nhục Thân Không Phân Huỷ. Điều này thật chất Từ Từ không quan tâm lắm vì Từ Từ thấy sự việc này không liên quan đến Tu Tập.
Về LINH THIÊNG Từ Từ muốn biết là :
a. LINH THIÊNG này là gì ? Có lợi lạc gì cho việc TU là chuyển đổi tâm tánh hay không ?
b. LINH THIÊNG mà chính các bạn biết, cảm nhận thậm chí là trải nghiệm thì chia sẽ ở đây Từ Từ sẽ có phần kính tin hơn là kể câu chuyện của người khác vì chỉ là NGHE mà thôi, hoàn toàn không có gì để dẫn chứng thuyết phục hơn hoặc ít ra sự LINH THIÊNG được KỂ đó phải góp phần tạo nên sự AN LẠC LÂU DÀI cho sự TU TẬP.

LINH THIÊNG có lẻ cũng gần giống như THẦN THÔNG. Cho nên Từ Từ cũng không quan tâm THẦN THÔNG để làm gì, mà NHỮNG GÌ TỪ TỪ QUAN TÂM là SỰ VIỆC ĐÓ CÓ ÍCH CHO SỰ TU TẬP ĐƯỢC AN LẠC GIẢI THOÁT.

Xin tiếp tục lắng nghe sự chia sẽ của các đạo hữu. Trân quý tất cả lời chia sẽ thiện lành...
 

Thanh Trúc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2013
Bài viết
390
Điểm tương tác
187
Điểm
43
Phật bất hóa độ vô duyên

Kính quý trưởng bối, Thanh Trúc nhân câu hỏi của huynh Từ Từ, chợt nhớ đến phẩm Kinh này trong quyển Vị Tằng Hữu Thuyết Nhân Duyên, xin trích đăng ra đây để chúng ta cùng đọc lại :


KINH
VỊ TẰNG HỮU THUYẾT NHÂN DUYÊN
Dịch giả: Hòa Thượng Thích Hành Trụ

ĐỨC PHẬT THÍCH CA
NÓI KINH NHÂN DUYÊN CHƯA TỪNG CÓ

QUYỂN SAU

Đời Tiêu Tề, Ngài Tam Tạng Sa môn THÍCH ĐÀM CẢNH dịch

Phật bảo vua rằng: "Muốn nghe rất hay, hãy để lòng lóng nghe Ta vì ngươi chỉ vẻ nói cho".
Phật lại nghĩ rằng: "Trong Chánh pháp của Ta có các thầy Tỳ - kheo, lời nói, việc làm, không giống nhau, ý nghĩ miệng nói trái nhau. Song cũng xuất gia học đạo, hoặc vì lợi dưỡng, tiền tài ẩm thực; hoặc vì tiếng khen và muốn đông nhiều bà con; hoặc có người nhàm chán pháp vì Vua sai khiến mà đi xuất gia học đạo; chớ không có tâm cầu ba pháp môn giải thoát để khỏi cái khổ trong ba cõi; đem tâm bất tịnh thọ cúng dường; không biết rằng đời sau nhiều kiếp chịu khổ đền bù nợ trước; vì những lẽ ấy đâu không nói sao được".

Phật bảo vua rằng: "Ta nhớ hồi quá khứ từ vô số kiếp có một nước lớn tên là Bùi Phiến Xà, có một nữ nhân tên là Đề Vi cũng là giòng giống Bà-la-môn; chồng chết ở góa, nhà rất giàu mà không con cái, lại không cha mẹ, côi cút quạnh hiu không ai nhờ cậy. Theo phép Bà-la-môn: nếu việc chi không được như ý liền sanh ra sự thiêu thân".

Các thầy Bà-la-môn thường thường rủ nhau đi đến nhà Đề Vi mà giáo hóa rằng: "Các việc khổ đời nay đâu không bởi tội nghiệp đời trước của ngươi. Sao gọi là tội? Nghĩa là bởi không cung kỉnh các thầy Bà-la-môn; không hiếu thuận cha mẹ, chồng con; lại không có từ tâm nuôi dưỡng con cái; những tội như thế nên đời nay côi quạnh chịu khổ. Ngươi nay nếu không tu phước cho hết tội thì đời sau chịu khổ đến nỗi đọa vào địa ngục; đương khi đó làm sao ăn năn cho kịp".

Bà Đề Vi hỏi rằng: "Phải làm phước gì được hết tội cho ư?".
Các thầy Bà-la-môn nói rằng: "Muốn hết tội có hai cách. Một là: người tội nhẹ thì tự tay gội đầu, lấy nước thơm tắm gội rồi vào trong Thiên Miếu sám hối từ tạ với trời Na La Diên; thỉnh đủ một trăm thầy Bà-la-môn thiết đãi ăn uống, ăn uống xong rồi lại dùng một trăm con bò cái mới đẻ con mà dâng cúng cho các thầy Bà-la-môn vậy sau sẽ hết tội. Sở dĩ vì sao? Vì các thầy Bà-la-môn là người tịnh tu phạm hạnh, không ăn tửu nhục, hành, tỏi... ngũ vị tân, chỉ dùng sữa bò để làm thức ăn, khiến nhà thí chủ đàn việt hết tội sanh phước, đời đời sanh ra sở nguyện tùng tâm.
Như người nay tội nặng phải lấy tất cả đồ quý báu chỗ có trong nhà mà cúng thí cho năm trăm thầy Bà-la-môn. Các thầy Bà-la-môn đặng của cúng thí rồi sẽ vì đó mà chú nguyện khiến cho đời sau thường đặng giàu to. Hai là: người nào muốn hết tội nặng thì nên đến bên sông Hằng, chất củi tự thiêu; các thầy Bà-la-môn sẽ lại chú nguyện, khiến cho đời trước người chỗ tạo tất cả tội nặng nhẹ, đồng thời tiêu hết, đời sau sanh ra không còn cái khổ sống lâu không lường, khoái lạc không cùng, cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cái vui vầy sum họp".

Khi ấy bà Đề Vi liền ưng thuận, theo quyết định nhất tâm sẽ tự thiêu thân, bèn sai tôi tớ trong nhà đem mười cỗ xe vào trong núi đốn củi để làm phép thiêu thân.

Khi bấy giờ, trong nước có một vị Đạo nhân tên là Bát Đề Bà tinh tấn trì giới, đa văn trí huệ thường đem từ tâm giáo hóa thiên hạ khiến ai ai cũng cải tà quy chánh, bỏ dữ làm lành. Ngài nghe đồn bà Đề Vi muốn tự thiêu thân sanh lòng thương xót, đi đến chỗ kia hỏi bà Đề Vi rằng: "Sắm sẵn củi lửa muốn làm việc gì?".
Bà Đề Vi đáp rằng: "Muốn tự thiêu thân để diệt hết tội khổ". Biện Tài nói rằng: "Tội nghiệp đời trước tùy theo tinh thần không theo với thân, thiêu thân chịu khổ mà nào được hết tội".
Luận như người họa phúc từ tâm mà có; hễ tâm niệm thiện, hưởng cái quả báo thiện; hễ tâm niệm ác, thì chịu cái quả báo ác, tâm niệm khổ vui, thì chịu cái quả báo khổ vui. Ví như người chết đói thời làm quỷ đói; người chết khổ não thì chịu cái quả báo khổ não; người chết hoan hỷ thì chịu cái quả báo hoan hỷ; an ổn khoái lạc quả báo cũng như vậy. Ngươi nay làm sao ở trong vòng khổ não, mà muốn hết tội, mong được cái quả báo lành. Rất là vô lý? Thôi! Đừng làm tốt hơn!

Lại này nữa Đề Vi, như người bệnh khổ trong khi bị khổ ép bức, nếu có người ác đi đến chỗ đó mắng nhiếc người bệnh, rồi lấy tay xách lỗ tai. Vậy đối với ý ngươi nghĩ sao? Người bệnh lúc ấy, dù có thiện tâm, nhưng khỏi buồn giận chăng?".
Đề Vi đáp rằng:"Người bệnh khổ kia lúc chưa thấy ai, còn ôm lòng buồn rầu, huống chi bị xách lỗ tai, mà hòng không giận".
Biện Tài đáp rằng: "Người nay cũng như vậy. Vì tội đời trước nên nay phải cùng khổ quạnh hiu thường ôm lòng lo buồn, lại muốn đốt thân, lìa khỏi sự buồn khổ, đâu có thể được ư? Ví như người bệnh khổ, bị người mắng nhiếc thì càng thêm khổ não, trăm ngàn vạn bội. Huống chi là khi thiêu thân, lửa dữ bốc cháy, thân thể cháy tiêu, trong khi hơi thở chưa dứt, tâm chưa hư hoại; đương khi thân tâm bị đốt đó, thần thức chưa lìa, cho nên chịu khổ não tâm buồn phiền muộn, từ đó mạng chung, sanh trong địa ngục, chịu cái khổ trong địa ngục, càng thêm thảm kịch, gấp trăm ngàn vạn phần cầu ra không khỏi; huống chi là muốn thiêu thân để cầu lìa hết khổ?!
Lại nữa này Đề Vi, thí như con trâu kéo xe nhàm chán sự mệt nhọc, muốn phá cho hư xe nhưng xe trước nếu hoại thì xe kết sau đó lại tròng ách vào cổ, vì tội trâu chưa hết. Ngươi nay cũng lại như vậy. Dù cho thiêu hoại trăm ngàn muôn thân, song tội nghiệp nhân duyên tiếp nhau không dứt. Ví như những người ở trong địa ngục A Tỳ bị thiêu đốt, trong một ngày tám muôn lần chết, tám muôn lần sống, trải qua một kiếp rồi, tội kia mới hết. Huống chi ngươi nay mà đốt thân một lần, mà muốn cầu hết tội, đâu lý đặng ư?".

Khi bấy giờ, Biện Tài mỗi món nhân duyên vì nói Chánh pháp. Đề Vi nữ nhân, tâm ý mở tỏ, liền đổi chí nguyện hết nghĩ thiêu thân, thưa với ông Biện Tài rằng: "Vậy con phải làm phương pháp gì mới hết tội?". Ông Biện Tài đáp rằng: "Tâm trước tạo ác ví như đám mây che phủ mặt trăng tâm sau khởi thiện, thì cũng như cây đuốc sáng, làm cho tiêu hết bóng tối. Ngươi nay may có cái ý muốn hết tội, thì sẽ có phương tiện, nay có thể khiến cho ngươi, không tốn một đồng tiền, nhẫn đến không bị một chút khổ, diệt hết tội khổ, hiện đời được yên ổn, đời sau sanh ra chỗ nào, thì thiện nguyện tùng tâm".

Bà Đề Vi nghe rồi, tâm rất vui mừng, sự sợ hãi liền dứt, như người tù mắc tội nặng, mong được ân xá ra khỏi, bèn đứng dậy sửa sang cung kỉnh lễ bái hỏi han, lại dạy những người trong nhà, sửa dọn một cái tòa cao, có đủ mền nệm khảm đệm gấm nhiễu, hàng lụa tôn nghiêm bậc nhất, rải hoa đốt hương, cầu thỉnh ông Biện Tài lên tòa cao. Ông Biện Tài thọ thỉnh liền lên tòa. Lúc Đề Vi nữ nhân cùng cả quyến thuộc trong nhà có hơn năm trăm người, nhóm lại đi nhiễu xung quanh ông Biện Tài rồi cung kỉnh cúi đầu chắp tay. Đề Vi nữ nhân thưa với ông Biện Tài rằng: "Vừa nghe lời thầy nói sự hết tội, tâm con rất vui mừng, nhưng tâm còn có chút nghi. Cúi xin thầy nói cái pháp trừ tội, để cho con y như pháp mà tu hành". Ông Biện Tài nói rằng: "Nguyên do tạo tội là ở nơi thân, khẩu, ý. Thân có ba nghiệp không lành là: Sát, đạo, dâm. Miệng có bốn nghiệp không lành là: Vọng ngôn, ỷ ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu. Ý có ba nghiệp không lành là: Tật đố, sân nhuế, kiêu mạn, tà kiến, ấy là mười nghiệp ác, phải chịu cái quả báo ác. Nay ngươi phải nhất tâm thành thật sám hối; dù cho đời nay có những tội như vậy, nay đều sám hối tất cả thì được khỏi tội và hết tội".
Ngươi phải lập cái lời thệ, từ đây về sau không dám tái phạm và vì tiền nhân, cha mẹ, anh em với chồng của chúng con, chỗ có tội lỗi, con nay nhất tâm sám hối, bỏ dữ làm lành, chỗ có phước đức nhân duyên đều thí cho tất cả chúng sanh chịu khổ, khiến cho được yên vui, nếu chúng sanh có tội con xin chịu thay thế.
Lại lập lời thệ rằng: "Ngày nay con nhờ cải tà về chánh, hối tội tu phước, do nhân duyên đây, bỏ thân này, thọ thân khác, cho đến khi thành Phật thường gặp Minh sư, gặp Thiện tri thức thọ mạng không lường, thường cùng cha mẹ, chồng vợ, con cái sáu thân quyến thuộc, thường giúp đỡ nhau, không bị khổ hoạn như ngày hôm nay vậy". Ông lại bảo Đề Vi nữa rằng: "Những pháp như thế đều là cái pháp Hối quá diệt tội".

Bấy giờ, Đề Vi và cả quyến thuộc, đối với ông Biện Tài, quỳ gối chắp tay thưa với ông Biện Tài rằng: "Đệ tử thưa với ông Biện Tài rằng: "Đệ tử chúng con vâng lời thầy dạy bảo, đã như pháp sám hối rồi; vậy cúi xin thầy dạy chúng con pháp lành khác, chúng con sẽ siêng năng vâng làm, để tăng thêm công đức". Ông Biện Tài bảo rằng: "Ngươi nay phải thành tâm quy Phật, quy Pháp, quy Tỳ - kheo Tăng, nói như vậy ba lần".
Nói nay con trọn dời vâng lãnh pháp Thập thiện và nói như thế này: Đệ tử con pháp danh là... từ nay đến trọn đời không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm ấy là Thiện nghiệp của thân. Không vọng ngôn, không ỷ ngữ, không lưỡng thiệt, không ác khẩu ấy là Thiện nghiệp của khẩu. Không tật đố, sân nhuế, kiêu mạn, tà kiến ấy là Thiện nghiệp của ý. Thế nên gọi là Thập thiện giới pháp.

Khi bấy giờ, ông Biện Tài truyền trao cho bà Đề Vi pháp Thập thiện rồi thì bà Đề Vi và cả quyến thuộc, vui mừng khấp khởi, hết lòng phụng hành, nữ nhơn Đề Vi lại vì thiết đãi đủ trăm thức đồ ăn uống, và bao nhiêu của quý rồi, đối trước ông Biện Tài quỳ gối chắp tay thưa rằng: "Cúi xin thầy gia tâm thương xót giáo hóa, nay con sẽ vì thầy dựng lập cung xá, tùy theo chỗ thích hợp trọn đời phụng sự thầy". Ông Biện Tài đáp rằng: "Ngươi nay dã có thể bỏ tà về chánh, tròn tu pháp Thập thiện, làm con vị Pháp vương. Vậy thì ngươi nên đem pháp Thập thiện, giáo hóa trong thiên hạ cũng gọi là đền trả ơn nặng cho thầy rồi. Ngươi nay đã đắc độ rồi, ta không cần phải ở lại ta nay còn phải đi đến chỗ khác giáo hóa nữa".
Lúc bấy giờ, Đề Vi biết thầy không ở lại, liền đem xe chở những của báu trong kho, đem dâng cho thầy, mong thầy nhận lãnh. Song ông Biện Tài không thọ mà từ tạ lui đi. Khi đó, Đề Vi tự tâm nghĩ rằng: "Cái sự giúp sống cho ta ngày nay đâu không nhờ Tôn sư Hòa thượng khai ngộ mới đặng thành tựu, ơn nặng dạy bảo, nếu thỉnh không ở lại và cũng không thọ của báu thì phải làm sao?". Buồn cảm thương tâm, đôi hàng giọt lệ, cúi đầu từ tạ phân tách ra đi. Sau khi ông Biện Tài đi rồi, nữ nhân Đề Vi cùng cả quyến thuộc hơn năm trăm người thường đem pháp Thập thiện lần lựa cùng nhau giáo hóa trải qua nhiều ngày.
 

Thanh Trúc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2013
Bài viết
390
Điểm tương tác
187
Điểm
43
Khi bấy giờ, trong nước bỗng gặp gạo mắc, nhân dân đói khát, khi đó có năm vị Tỳ - kheo, lười biếng giải đãi, không tham học hỏi giáo lý, kinh luật, lại không chuyên tu, trì giới, tinh tấn, nên người đời khinh dể không cúng dường, nghèo cùng khốn khổ không có kế gì sống được. Năm người bàn rằng: "Vả luận người ta mưu sống, tùy thời thay đổi hình dạng, mạng người rất chí trọng, không lẽ chịu chết". Mỗi người đều đi xin, sắm được tọa cụ, giường dây, tìm chỗ đồng trống quét dọn sạch sẽ, rải hoa, treo tràng phan rực rỡ y theo thứ lớp mà ngồi; ngoài thân giả bộ như thiên tướng, trong tâm thì tà trược. Người đời trông thấy đó tưởng là Thánh nhân, đem đến cúng dường trăm thứ đồ ăn uống, xúm lại cúng dường; thế là năm người no đủ có dư.

Khi bấy giờ, bà Đề Vi nghe việc ấy rồi liền sai người dọ hỏi. Người đi dọ tin rồi về thưa rằng: "Có năm vị Thánh nhân ngồi riêng trong núi, người ta xúm lại hầu hạ như hầu hạ vị Thiên thần".
Đề Vi nghe rồi, trong tâm rất hoan hỷ, mà tự mừng rằng:"Nguyện ta đã mãn vậy". Đoạn sáng mai sai người sắm sửa bảo xa, hương hoa kỹ nhạc, trăm thứ thức ăn đi đến chỗ năm thầy Tỳ - kheo.
Đề Vi đến đó rồi làm lễ hỏi han, thiết đãi cúng dường; ăn uống xong. Đề Vi và quyến thuộc cung kính chắp tay thưa với năm thầy Tỳ - kheo rằng: "Đức thầy rất lớn, bậc Vô thượng phước điền chúng sanh nhờ cậy, không dám tự khinh; theo ý ngu kẻ Đệ tử này muốn thỉnh Tôn linh, quang lâm đến bần xá, để tỏ chút lòng thành cúi xin thương xót, giúp kẻ quần sanh; đệ tử cũng có vườn cây thanh tịnh, suối trong ao tắm, đẹp đẽ tươi sáng".

Bà Đề Vi và cả quyến thuộc, cúi đầu đôi ba lần cầu thỉnh. Khi ấy năm thầy Tỳ - kheo biết bà chí thành mới hứa chịu đó. Đề Vi hoan hỷ từ tạ trở về nhà, sai người chưng dọn xe báu, đến rước năm thầy Tỳ - kheo về nhà để cúng dường. Nữ nhân Đề Vi có vườn cây tốt đẹp, cách nhà không bao xa. Miếng vườn kia vuông vức được mười mẫu, trong đó có suối trong, ao tắm hoa thơm quả lạ, lại có những thứ chim rất đẹp như là: chim Giao tịnh, chim Oan ương; ở trong phòng kia dựng lập phòng nhà, xây đắp bằng bảy báu, trong phòng nhà kia sắm đủ giường nằm chiếu nệm và những tọa cụ tốt đẹp, thơm sạch bậc nhất, rồi mời thầy Tỳ - kheo về ở trong đó. Nữ nhân Đề Vi trọn đời cung cấp phụng sự, mùa nào thức nấy đồ ăn uống, thuốc thang cúng dường hầu hạ không sái thời giờ.


Khi ấy, năm thầy Tỳ - kheo đã được chủ nhân ân hậu cúng dường, an ổn sung sướng mà tự nghĩ rằng: "Có gì yên ổn cho bằng. Luận như người sanh ra ở đời phải dùng đủ thứ phương thế tìm kiếm tiền của để giúp cơn nghèo ngặt; tuy đặng như ý nhưng cũng không bằng bọn chúng ta, đã chẳng nhọc thân mà lại được hưởng phước lộc, đâu không nhờ sức trí huệ đó hay sao?"
Năm thầy Tỳ - kheo kia xét thấy chủ nhân hết lòng trọng đãi, mới cùng nhau bàn rằng:"Tuy đặng chủ nhân tùy nghi cúng dường mỗi ngày giàu to nhưng tính đến năm nghèo như cái năm đói rét, thì không có thể giúp cho người được giàu vui; vậy bọn ta phải ra phương tiện để tìm kiếm tiền của, dành dụm thời sau mà hưởng cái sự vui ngũ dục".

Bàn như thế rồi, liền cùng nhau thay đổi, sai một người đi dạo trong các làng xóm, rao nói với các người, xướng cái lời như thế này:
"Bốn thầy Tỳ - kheo kia, yên ở một chỗ vắng lặng giữ gìn giới cấm dứt hẳn rượu thịt, không ăn hành tỏi đáng bậc phạm hạnh; tu thiền chỉ quán chứng nghiệp vô lậu; tu hành không bao lâu sẽ thành quả A la hán, thật là bậc Vô thượng phước điền trong thiên hạ".
Những người nghe lời ấy rồi, đua nhau xúm lại mang đến đủ thứ tiền tài ẩm thực, cung kính cúng dường, như thế nhiều năm. Còn nữ nhân Đề Vi một lòng kính tin, cứ việc tùy nghi cúng dường hoan hỷ không chán. Mãn kiếp trọn đời được sanh lên cõi trời Hóa Lạc.

Còn năm vị Tỳ - kheo kia, chuyên làm việc xảo ngụy, vì tâm tà trược, nên khi phước hết mạng chung, sanh vào đại ngục; tám nghìn ức kiếp chịu cái quả báo rất khổ. Tội địa ngục hết rồi phải chịu thân ngạ quỷ, ly mỵ, vọng lượng, lần lựa như thế trải qua tám nghìn kiếp; tội ngạ quỷ hết rồi, lại chịu cái thân lục súc sanh, để đền trả của cúng dường đời trước cho chủ nhân.
Nhân duyên nghiệp báo, hoặc làm lạc đà, lừa, trâu, ngựa, tùy theo chủ nhân chỗ thọ phước gì thì thường đem sức mạnh để đền trả cho chủ nhân, lần lựa như thế cũng đến tám nghìn đời; tội súc sanh hết rồi tuy đặng thân người, nhưng các căn ám độn, nam cũng không phải nam, nữ cũng không phải nữ, gọi đó là Thạch nữ: Từ đây sắp về sau, trải qua trong tám nghìn năm, thường đem sức mạnh đền trả cho chủ nhân, đến nay chưa hết.
 

Thanh Trúc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2013
Bài viết
390
Điểm tương tác
187
Điểm
43
Phật bảo vua rằng: "Đề Vi khi đó là Hoàng hậu đây vậy. Ông Biện Tài khi đó là Mục Liên đây vậy. Còn năm thầy Tỳ - kheo, tức là năm người bọn Phiến Đề La theo hầu hạ khiêng kiệu cho bà Hoàng hậu hôm nay đây".
Vua bạch Phật rằng: "Theo như lời của Đức Thế Tôn nói thì nhơn có năm người, mà nay thì chỉ thấy có bốn người khiêng kiệu còn một người nữa ở chỗ nào.
Phật bảo vua rằng: "Còn một người nữa, người ấy thường ở trong cung quét dọn cầu xí, tức là người đổ phân đó vậy".
Hoàng hậu nghe rồi rùng mỉnh rởn ốc, ôm lòng kinh sợ, liền đứng dậy làm lễ Phật, đứng chắp tay mà bạch Phật rằng: "Thưa Đức Thế Tôn! Như lời của Đức Thế Tôn nói, té ra bọn Phiến Đề la là nhân duyên thầy của con đời trước, lòng con thiệt rất lo sợ, sợ là sợ phạm tội nghịch. Sở dĩ vì sao? Vì luận người là bậc thầy, thì phải cung kỉnh đầu đội lễ bái mới phải lẽ vậy. Mà nay trở lại sai khiêng kiệu không khác gì trâu ngựa. Vì nhân duyên đó nên lòng con rất lo sợ, cúi xin Phật thương xót dạy con sám hối".
Phật bảo Hoàng hậu rằng: "Bởi Hoàng hậu có phước đức, vốn không có tội lỗi cớ sao nghi sợ. Chúng sanh tánh khác, hạnh nghiệp không giống nhau, làm lành thì hưởng phước, làm ác thọ tai ương. Hoàng hậu đời trước nhất tâm thanh tịnh tin ưa làm phước, nhân duyên phước đức như thế, bởi bao nhiêu đời trước sanh ra thường gặp Minh sư, tin thọ lời giáo huấn, gặp lành làm lành gặp phước làm phước, cho đến ngày nay hưởng phước tự nhiên gặp Phật ra đời, là vì nhờ phước đức nhân duyên đời trước. Lại nghe Chánh pháp như thuyết tu hành, do nhân duyên đó nên không có tội lỗi chi.
Bởi nhân duyên năm người bọn Phiến Đề La, là do họ thuở trước gian dối nịnh hót không có từ tâm, mà hưởng của người cúng dường. Nhân duyên tội nghiệp đền trả nợ đời trước.
Hoàng hậu bạch rằng: "Thưa Đức Thế Tôn! Nay con nghe Phật nói nhân duyên bổn nghiệp, đệ tử hết nghi không còn lo sợ nữa. Nhưng không biết nhân duyên tội nghiệp của bọn Phiến Đề La này, chừng nào mới hết vậy? Đệ tử con nay xin tha thứ bọn Phiến Đề La, không dám sai khiến nữa, tùy ý muốn đi đâu thì đi. Cúi xin Đức Thế Tôn thuyết pháp khai hóa, khiến cho tâm bọn ấy hiểu đạo, cải ác tu thiện, mau được khỏi khổ".
Phật bảo Hoàng hậu rằng: "Nếu nay muốn Ta khai hóa bọn ấy, thì phải nên kêu người đổ phẩn trong cung kia lại đây luôn".
Hoàng hậu tức thời, sau sứ đi kêu bọn Phiến Đề La lại. Sứ giả vâng mạng đi gọi bọn họ, trong giây phút họ đến. Bọn Phiến Đề La cả năm người nhóm lại đứng ở trước Phật.
Đức Thế Tôn đại từ, trước dùng lời lành an ủi sự mệt nhọc, nói rằng: "Chúng ngươi các con, thân thể có được mạnh mẽ, an ổn vui sướng và không khổ não chăng?".
Năm người nổi giận nói rằng:
"Phật không biết thời. Sở dĩ vì sao? Vì ngày đêm cần khổ, bị đánh đạp sai khiến không được nghỉ ngơi, có vui sướng gì đâu, Phật há không biết những sự như vậy hay sao. Mà trở lại hỏi các ngươi có vui sướng gì chăng?"
Phật bảo năm người rằng: "Cái sự khổ ngày nay, đều là do đời trước gian dối, nịnh hót, đem tâm bất thiện, hưởng thọ người cúng dường, tội nghiệp nhân duyên lần lựa sanh ra, nhân duyên tội đền trả cho đến đồi nay, vẫn còn chưa hết. Nếu muốn cầu khỏi quả báo ác thì phải hết lòng chí thành sám hối, cải dữ tu lành, do nhân duyên từ đây mới được khỏi tội".

Bọn Phiến Đề La nghe Phật nói rồi, nổi giận đùng đùng, liền quay lưng trước mặt Đức Thế Tôn, không muốn nghe nữa. Phật bèn dùng thần lực hiện ra một hóa Phật, đứng ở trước mặt bọn ấy, phương tiện bày vẽ khuyên bảo sám hối: bọn Phiến Đề La quay về hướng Đông, cũng có hóa Phật đứng ở trước mặt; lại xây về hướng Tây, cũng có hóa Phật; liền xây bốn phương trên dưới cũng đều có Phật đứng ở trước mặt. Bọn Phiến Đề La thấy Phật xung quanh, tức thời năm người kêu to la oan, mà dấy lời như vầy: "Bọn chúng tôi là người tội tệ ác, Phật nay vì sao, thấy khổ mà còn dằn ép thêm nữa".

Bấy giờ, Thế Tôn liền thâu nhiếp hóa Phật lại thành một Phật. Phật bảo trong đại chúng, Quốc vương, Hoàng hậu và các thầy Tỳ - kheo mà nói rằng: "Các ngươi có thấy bọn Phiến Đề La ấy chăng?". Tức thời ai cũng đều thưa rằng: "Dạ thấy". Phật lại bảo rằng: "Các ngươi phải biết chúng sanh tội nghiệp có hai món chướng. Thế nào là hai món chướng?

Một là: Nghiệp chướng.
Hai là: Phiền não chướng.

Người tội nhẹ thì có phiền não chướng, người tội nặng thì có nghiệp chướng; mà bọn Phiến Đề La đây có đủ cả hai chướng. Vì tội chướng nặng nên không được nghe lời giáo hóa của Phật, không biết làm sao được".
Khi bấy giờ, Hoàng hậu thấy bọn Phiến Đề La không chịu nghe lời Phật giáo hóa, buồn cảm thương tâm nói với năm người rằng: "Từ nay về sau đã rõ nhân duyên thì tùy ý đi đâu cũng được, vui sướng đừng lo". Bọn Phiến Đề La liền quỳ gối xuống khóc lóc thưa với Hoàng hậu rằng: "Muôn tâu lệnh bà, năm người chúng tôi phụng sự hầu hạ nhà vua không ngờ có cái lỗi gì mà ngày nay bị đuổi bỏ. Nếu có sự chi không vừa ý, cúi xin bà rộng lòng tha thứ, để cho chúng con hầu hạ như trước. Khi ấy, Hoàng hậu khiêm nhường từ tạ đôi ba lần, nhưng bọn Phiến Đề La không muốn đi đâu hết.

Lúc ấy, Hoàng hậu lại bạch Phật rằng: "Thưa Thế Tôn! Đệ tử thiệt tình dung thứ bọn Phiến Đề La mà chúng không chịu đi đâu hết, sẽ tính làm sao?".
Phật bảo Hoàng hậu rằng: "Bọn Phiến Đề La trả nợ đời trước chưa hết, nhân duyên bó buộc nên đi không được. Chẳng cần làm sao, chỉ cứ tùy thuận theo ý họ, để họ phụng sư như trước, đến chừng nào nhân duyên đền trả hết, thì tự được giải thoát".

Lúc bấy giờ, Phật bảo rằng: "Này Đại Vương! Vả luận người hay tu phước mà hay khiêm nhường, kính trọng, một lòng thanh tịnh tu nơi đạo nghiệp thì được công đức không lường; dù lửa cũng không thể đốt được, dù nước cũng không có thể trôi được, dù cho trộm cắp, giặc cướp cũng không có thể làm gì được, dù cho sức mạnh của Quốc vương cũng không thể lay động được. Như Hoàng hậu hôm nay được hưởng phước báu vậy.

"Người đem tâm làm ác tham của hiện tiền, như bọn Phiến Đề La, trải qua nhiều đời, chịu khổ đến nay chưa dứt; dù gặp Phật ra đời được nghe lời giáo hóa, cũng như gió thổi ngoài tai. Vì sức tội nghiệp, trở lại sanh ra oán ghét, mờ mờ mịt mịt biết bao giờ sẽ khỏi".

http://www.tangthuphathoc.net/kinh/kinhvitanghuuthuyetnhanduyen-01.htm
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83


Kính anh Nguyên Chiếu ! Cám ơn anh đã góp ý.

Thưa anh Vọng Ngữ là chuyện không nói có, chuyện có nói không, đơm đặt thêu dệt gây hoang mang cho Phật tử, khiến cho mọi người mất đi Chánh Kiến.
Còn hungcom chỉ nói phớt qua một chút xíu sự sa đọa tâm hồn của một vài vị Sư Tăng, rồi đem gieo rắc tà kiến vào những tâm hồn _ như trang giấy trắng _ của quý Phật tử, nói với tính cách xây dựng giảng rõ sự sai trái mà gọi là Vọng Ngữ được hay sao ? Nếu anh gọi những điều hungcom nói là Vọng Ngữ, tức là sẽ chịu quả báo của Vọng Ngữ, thì H/c cũng vui lòng lảnh Nhân Quả, miển sao lời xây dựng Tăng Đoàn, Phật tử được nói lên. Một câu, một bài tuy chẳng ăn thua chi nhưng nói mãi có lẻ cũng có tác dụng chút ít gì chăng, người ta nói "mưa dầm thấm sâu" mà !



Vâng, đức Phật đã có ví dụ : Một người bị trúng tên độc, một vị lương y đi cùng muốn nhổ tên, khử độc, băng bó vết thương cho anh ta, người ấy nói : "Chất độc tẫm trên mũi tên là độc gì, cách thức điều chế ra sao, tác dụng của độc tố như thế nào ? ...v...v....". Vị lương y gạt qua một bên "Trước tiên là cứu cái mạng của anh đả, nếu tôi giải thích những điều ấy cho anh thì tôi chưa nói xong anh đã chết rồi".

Thưa anh Nguyên Chiếu, khi trả lời như thế, có phải vị lương y kia quá dốt để không thể trả lời thắc mắc của nạn nhân hay không ?

Thưa anh Nguyên Chiếu, trong một số trường hợp đức Phật đã không giảng giải về những hiện tượng siêu hình, có thể nào vì thế mà ta khẳng định rằng "không hề có những hiện tượng siêu hình !"




Theo h/c, chính sự thiếu hiểu biết mới sinh ra cuồng tín mê tín, vậy thì chúng ta phải xây dựng Chính Kiến cho Phật tử, chứ không thể để cho những vị Tà Sư muốn nói gì thì nói.



Xin anh Nguyến Chiếu hãy cung cấp link bài cụ thể để Ban Tổng Quản xem lại, nếu cần thì xóa !



Xin anh Nguyến Chiếu hãy cung cấp link bài cụ thể để Ban Tổng Quản xem lại, nếu cần thì xóa !



Quá tốt !


Chào bạn Hungcom,
Mình xin trả lời vài câu hỏi của bạn là:

Câu thứ 1: Nếu giới Vọng Ngữ được bạn giải thích là :Thưa anh Vọng Ngữ là chuyện không nói có, chuyện có nói không, đơm đặt thêu dệt gây hoang mang cho Phật tử, khiến cho mọi người mất đi Chánh Kiến.

Thì theo mình bạn nghĩ quá đơn giản và chưa đúng về giới Vọng Ngữ.

Câu thứ 2: Vâng, đức Phật đã có ví dụ : Một người bị trúng tên độc, một vị lương y đi cùng muốn nhổ tên, khử độc, băng bó vết thương cho anh ta, người ấy nói : "Chất độc tẫm trên mũi tên là độc gì, cách thức điều chế ra sao, tác dụng của độc tố như thế nào ? ...v...v....". Vị lương y gạt qua một bên "Trước tiên là cứu cái mạng của anh đả, nếu tôi giải thích những điều ấy cho anh thì tôi chưa nói xong anh đã chết rồi".
Thưa anh Nguyên Chiếu, khi trả lời như thế, có phải vị lương y kia quá dốt để không thể trả lời thắc mắc của nạn nhân hay không ?


Mình xin nói rằng vị Lương y và người bị nạn đều sai, trước khi cứu người thì lương y phải biết thuốc độc là loại gì, phương pháp chữa ra sao,….Ví dụ như : một người đau bụng thì Bác sĩ phải khám xem là đau ruột thừa, hay ngộ độc thứa ăn, dạ dày mà biết cách cứu chữa, chứ nghe đau bụng là đem ra mổ hà………..nguy hiểm lắm ( cái này gọi là dũng nhưng mà không trí )

Câu thứ 3: Thưa anh Nguyên Chiếu, trong một số trường hợp đức Phật đã không giảng giải về những hiện tượng siêu hình, có thể nào vì thế mà ta khẳng định rằng "không hề có những hiện tượng siêu hình !"

Mình không có nói là không có hiện tượng siêu hình, nhưng không bao giờ nói rằng cái này linh thiêng, người kia linh thiêng, mà hãy tu tập thật tốt thì sự linh thiêng sẽ đến.

Câu thứ 4: Xin anh Nguyến Chiếu hãy cung cấp link bài cụ thể để Ban Tổng Quản xem lại, nếu cần thì xóa !

Trong diễn đàn này thì mình chưa đọc nhiều nên chưa thấy, nhưng trong phần trao đổi thì lấy ví dụ ở ngoài để nói lên sự hướng dẫn không đúng thực tế hiện nay.

Dù sao cũng vui khi được trao đổi với bạn hungcom, chúc bạn vui khỏe.

Thân.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên