"Sự can thiệp vào Nghiệp chướng chúng sinh của những vị Giác Ngộ, Đại Giác Ngộ"

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63


Vậy là Ngọc Tuấn cũng động não lắm rồi phải không ?

Đa số chư Tổ là người "tử từ chín" khi thời tiết nhân duyên đến thì tự rụng :

— Hương Nghiêm sỏi chạm trúc.

Thiền sư Hương Nghiêm Trí Nhàn ở Ðặng Châu, ban đầu tham vấn Qui Sơn chẳng khế ngộ. Sư từ giã ra đi, đến chỗ di tích của Nam Dương Quốc sư, dừng chân nghỉ ngơi ở đấy. Một hôm, nhân lúc nhân sư đang cuốc cỏ, cuốc nhằm viên sỏi, viên sỏi văng vào bụi tre, vang lên một tiếng “cốc”, Sư hoát nhiên tỉnh ngộ, cười vang rồi nói kệ:

Tiếng vang quên sở tri
Ðâu nhờ mượn tu trì
Xúc động rõ tự tính
Không kẹt ở khô thiền
Mọi chỗ không dấu vết
Oai nghi ngoài sắc thinh
Các nơi kẻ đạt đạo
Ðều gọi bậc thượng cơ.


— Linh Vân trông thấy hoa

Thiền sư Linh Vân Chí Cần ở Phúc Châu (nối pháp Qui Sơn), ban đầu ở tại Qui Sơn, nhân thấy hoa đào mà tỏ ngộ, liền nói kệ:

<table style="border-collapse: collapse;" border="1" cellpadding="0" cellspacing="0" height="189" width="479"><tbody><tr><td style="padding-right: 5.4pt; padding-left: 5.4pt; padding-bottom: 0in; width: 151px; padding-top: 0in" valign="top">[FONT=Simsun (Founder Extended)]三 [FONT=Simsun (Founder Extended)]十[/FONT] [FONT=Simsun (Founder Extended)]年[/FONT] [FONT=Simsun (Founder Extended)]來[/FONT] [FONT=Simsun (Founder Extended)]尋[/FONT] [FONT=Simsun (Founder Extended)]劍[/FONT] [FONT=Simsun (Founder Extended)]客[/FONT][/FONT]
</td><td style="padding-right: 5.4pt; padding-left: 5.4pt; padding-bottom: 0in; width: 235px; padding-top: 0in">Tam thập niên lai tầm Kiếm khách
</td></tr><tr><td style="padding-right: 5.4pt; padding-left: 5.4pt; padding-bottom: 0in; width: 151px; padding-top: 0in" valign="top">[FONT=Simsun (Founder Extended)]幾 [FONT=Simsun (Founder Extended)]回[/FONT] [FONT=Simsun (Founder Extended)]落[/FONT] [FONT=Simsun (Founder Extended)]葉[/FONT] [FONT=Simsun (Founder Extended)]幾[/FONT] [FONT=Simsun (Founder Extended)]抽[/FONT] [FONT=Simsun (Founder Extended)]枝[/FONT][/FONT]
</td><td style="padding-right: 5.4pt; padding-left: 5.4pt; padding-bottom: 0in; width: 235px; padding-top: 0in">Kỉ hồi lạc diệp kỉ trừu chi
</td></tr><tr><td style="padding-right: 5.4pt; padding-left: 5.4pt; padding-bottom: 0in; width: 151px; padding-top: 0in" valign="top">[FONT=Simsun (Founder Extended)]自 [FONT=Simsun (Founder Extended)]從[/FONT] [FONT=Simsun (Founder Extended)]一[/FONT] [FONT=Simsun (Founder Extended)]見[/FONT] [FONT=Simsun (Founder Extended)]桃[/FONT] [FONT=Simsun (Founder Extended)]花[/FONT] [FONT=Simsun (Founder Extended)]後[/FONT][/FONT]
</td><td style="padding-right: 5.4pt; padding-left: 5.4pt; padding-bottom: 0in; width: 235px; padding-top: 0in">Tự tòng nhất kiến đào hoa hậu
</td></tr><tr><td style="padding-right: 5.4pt; padding-left: 5.4pt; padding-bottom: 0in; width: 151px; padding-top: 0in" valign="top">[FONT=Simsun (Founder Extended)]直 [FONT=Simsun (Founder Extended)]到[/FONT] [FONT=Simsun (Founder Extended)]如[/FONT] [FONT=Simsun (Founder Extended)]今[/FONT] [FONT=Simsun (Founder Extended)]不[/FONT] [FONT=Simsun (Founder Extended)]更[/FONT] [FONT=Simsun (Founder Extended)]疑[/FONT][/FONT]
</td><td style="padding-right: 5.4pt; padding-left: 5.4pt; padding-bottom: 0in; width: 235px; padding-top: 0in">Trực đáo như kim bất cánh nghi.
</td></tr></tbody></table>​

Ba mươi năm tìm trang kiếm khách

Bao phen lá rụng lại đâm chồi
Từ khi nhìn thấy hoa đào nở
Ðến nay tin chắc chẳng còn nghi.


http://thuongchieu.net/index.php?op...g-thy-hoa&catid=44:vn-thin-rng-ngc&Itemid=355


Hai câu chuyện trên cho ta thấy : khi một vị hành giả Công Đức đầy đủ thì "tự vở òa" mà không có sự trợ giúp từ sư phụ.

Còn "vú ép" là những trường hợp "nếu thời tiết bình thường thì phải chờ thêm một tuần lễ nữa", nhưng những vị Chân Sư, bậc Đại Giác Ngộ đã vì lòng Bi mẫn, đã vì kích thích Duyên chúng sinh, cho nên GIÚP VÀO MỘT CHÚT khiến cho hành giả THẤY CHÂN LÝ khi chưa phải thực sự nhờ vào chính Công Đức của mình (bởi chúng sinh vốn Vô Ngã mà !).
(Ngọc Tuấn có quyền nghi ngờ, có quyền không tin, nhưng xin đừng hỏi trường hợp cụ thể nào, ra sao ?!)


Vâng ! Chúng ta và những vị Bồ tát rơi rớt cũng cùng sống chung trong luân hồi sanh tử với những vị Bồ tát theo nguyện độ sinh mà thọ thân, nhưng có khác.

Chúng ta và những vị Bồ tát rơi rớt thì theo nghiệp thọ sinh, không có tự chủ gì được; Chúng ta và những vị Bồ tát rơi rớt thì trôi xuôi theo dòng Nghiệp Lực.

Còn những vị Bồ tát theo nguyện độ sinh mà thọ thân thì tự chủ và có thể can thiệp vào Nghiệp chướng của chúng sinh bằng vào Công Đức quá lớn của các Ngài (vì chúng sinh vốn Vô Ngã).



Còn những vị Bồ tát theo nguyện độ sinh mà thọ thân thì tự chủ và có thể can thiệp vào Nghiệp chướng của chúng sinh bằng vào Công Đức quá lớn của các Ngài (vì chúng sinh vốn Vô Ngã).

Câu này tôi không cho là như vậy,nghiệp lực chỉ có thể hóa giải bằng nghiệp lực mà thôi,chả ai có thể can thiệp vào được ... nếu can thiệp vào được thì đã chẳng còn là nghiệp lực
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Còn những vị Bồ tát theo nguyện độ sinh mà thọ thân thì tự chủ và có thể can thiệp vào Nghiệp chướng của chúng sinh bằng vào Công Đức quá lớn của các Ngài (vì chúng sinh vốn Vô Ngã).

Câu này tôi không cho là như vậy,nghiệp lực chỉ có thể hóa giải bằng nghiệp lực mà thôi,chả ai có thể can thiệp vào được ... nếu can thiệp vào được thì đã chẳng còn là nghiệp lực

Từ Từ cũng đồng ý với cách nghĩ này vì nếu can thiệp được thì :
. Chúng sanh nào sẽ chịu khổ ? => Nếu có chúng sanh nào khổ thì Từ Bi của chư Phật ở đâu khi mà có thể Can Thiệp vào nghiệp ?

Xin được tiếp tục lắng nghe...
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Từ Từ cũng đồng ý với cách nghĩ này vì nếu can thiệp được thì :
. Chúng sanh nào sẽ chịu khổ ? => Nếu có chúng sanh nào khổ thì Từ Bi của chư Phật ở đâu khi mà có thể Can Thiệp vào nghiệp ?

Xin được tiếp tục lắng nghe...

Chào bạn Từ Từ,

Như tôi đã từng viết,khi trong quá trình tu học,nếu gặp phải vấn để gì mà làm ta thắc mắc thì ta cứ đối chiếu nó với những giáo lý căn bản của Đạo Phật : Tứ Diệu Đế,Bát Chánh Đạo,Vô Ngã_vô thường,Duyên Khởi ...Tất cả đều có thể dùng cái nền tảng này để giải thích.Tha lực và Tự lực chính là vấn đề như thế.Chúng ta hay được nghe các vị "hoằng pháp" đề cao Tha lực.Nào là đọc kinh này sẽ được chư Phật phù hộ độ trì tai qua nạn khỏi,nào là đọc thần chú này sẽ được Bồ Tát cứu khổ cứu nạn...Các vị đó đề cao Tha lực dù với mục đích gì chăng nữa nhưng các vị ý đều chỉ nhắm đến một mục đích : đó là Tự lực.Dù Kinh hay Thần chú có hiệu nghiệm đến mấy mà chúng ta không cầm lên đọc thì cũng vô ích,dù chư Phật hay Bồ Tát có muốn mở lòng Từ Bi cứu giúp chúng ta mà ta chỉ nằm ườn thần xác ra đó thì Phật hay Bồ Tát cũng bó tay.

Tất cả đều ở chữ Duyên,vạn Pháp đều do Duyên sinh cả.Cái này sinh thì cái kia sinh,cái này diệt thì cái kia diệt ...tất thảy mọi sự vật hiện tượng đều có sự tương hỗ lẫn nhau,không cái nào tự nhiên mà có được.Cho nên Đức Phật bác bỏ thuyết Thượng Đế là đấng toàn năng,muốn làm gì thì làm,quyền phép siêu việt tất cả.Không có ông Thần Thánh nào tạo ra Vũ Trụ,tạo ra vạn vật được cả.Vậy thì càng không có chư Phật hay Bồ Tát nào can thiệp vào quá trình vận hành của Nghiệp được cả.Đó là Chân Lý,mà đã là Chân Lý thì sẽ không có gì có thể tác động được.Mà chưa nói đến các vị Bồ Tát đều là những người nhìn thấu Nhân Quả,thường có câu "Bồ Tát sợ Nhân,chúng sinh sợ Quả" là vậy.

Tôi lấy ví dụ như thế này : Hitle là một người tàn ác,gây ra vô số thảm họa diệt chủng,giết hại hàng triệu người trong Thế chiến thứ 2.Vậy nếu ta có cỗ máy thời gian mà quay lại thời điểm trước khi Hitle phát động chiến tranh,ta giết chết Hitle.Vậy câu hỏi đặt ra là : Ta có sinh ra đời này không nếu giết Hitle ? Thế giới sẽ phát triển ra sao nếu không có Hitle ? ...Chỉ cần tưởng tượng như vậy thôi thì đã có thể hiểu vì sao "Bồ Tát sợ Nhân,chúng sinh sợ Quả" rồi .Hay như câu chuyện Đức Phật khi còn hành Bồ Tát Đạo đã giết 500 tên cướp để cứu người cũng vậy.Nếu như Đức Phật với Công Đức to lớn của mình tại sao không mở lòng Từ Bi mà hóa giải sát nghiệp của 500 tên cướp đó?Tại sao Đức Phật phải giết hại chúng ?Giết người dù gì cũng là giết người,hành vi đó dù cho mang mục đích tốt đẹp nào đi nữa thì bản chất vẫn là sát hại chúng sinh...Câu chuyên này rất hay,nó gợi mở cho chúng ta nhiều điều phải suy gẫm.Nó không đơn thuần chỉ nói về đức hy sinh và trí tuệ của Đức Phật không thôi.

Cho nên theo ý của tôi,tất cả đều ở chữ Duyên,các vị Bồ Tát muốn can thiệp vào Nghiệp chướng của chúng sinh đều vì nhìn thấu Nhân Duyên chứ không phải chỉ vì dựa vào quyền phép hay Công Đức to lớn của các vị đó.
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Chủ đề này đang nói về Tri Kiến (thuộc lĩnh vực Thiền Tông) mà chúng ta đang bàn đến "liệu những vị Bồ Tát, Đại Bồ Tát có thể can thiệp vào Nghiệp chướng của chúng sanh hay không, như là một phương tiện trong muôn vàn phương tiện độ sinh ?"

Cho nên H/p "cắt đuôi" di chuyển qua Thảo luận Phật Học Tổng Quan với chủ đề mới "Sự can thiệp vào Nghiệp chướng chúng sinh của những vị Giác Ngộ, Đại Giác Ngộ".

Xin mời quý vị tiếp tục thảo luận trên tinh thần Tổng Quan.

Kính báo !
 

lavinhcuong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
30 Thg 7 2010
Bài viết
803
Điểm tương tác
677
Điểm
93
Kính chào tất cả quý đạo hữu !

Có lẻ Phó Tổng Quản thấy Cường đã lâu không viết bài cho nên di chuyển chủ đề này về đây.


----------------------
minhđịnh đã viết:
Câu này tôi không cho là như vậy,nghiệp lực chỉ có thể hóa giải bằng nghiệp lực mà thôi,chả ai có thể can thiệp vào được ... nếu can thiệp vào được thì đã chẳng còn là nghiệp lực

Không biết câu này anh minh định có vì vội vàng mà viết lộn hay không ? Đó là anh đã nói "nghiệp lực hóa giải nghiệp lực", nói như vầy chẳng khác nào nói "người không biết bơi chỉ có thể được cứu bởi người không biết bơi mà thôi".

Nên chăng chúng ta sửa lại rằng "người không biết bơi chỉ có thể được cứu bởi người biết bơi" ?

Và câu của anh minh định thì có lẻ nên sửa lại là "nghiệp lực chỉ có thể hóa giải bằng NGUYỆN LỰC mà thôi", nếu sửa như vầy thì câu của anh minh định còn hơi có lý một chút. Vì như pháp môn niệm Phật đó, chính nghiệp lực của chúng sinh sẽ được mang về Tây Phương Cực Lạc (đới nghiệp vãng sanh) và bị hóa giải bởi NGUYỆN LỰC của Phật A Di Đà. Thực ra để hóa giải nghiệp lực có vô vàn cách, Nguyện Lực của Phật A Di Đà cũng là một cách.

Để Cường kể anh minh định nghe chuyện này nhé :

Theo Liệt Nữ Truyện, năm Mạnh Kha (Manh Tử) lên 3 tuổi, đã mồ côi cha, nhà nghèo, ở gần nghĩa địa tại chân núi, thấy người ta đào chôn xác chết, lăn khóc, về nhà cậu bé Mạnh Kha cũng bắt chước đào chôn, lăn khóc.

Bà mẹ của Mạnh Kha là Chương thị (về sau gọi là Mạnh mẫu) thấy thế thì nói:

- Chỗ nầy không phải là chỗ cho con ta ở được.

Nói rồi, Bà dọn nhà ra ở gần chợ. Mạnh Kha thấy người ta buôn bán đảo điên, thêm bớt tiền nong, thì cậu bé Mạnh Kha về nhà cũng bắt chước nô nghịch một cách đảo điên như người ở chợ. Mạnh mẫu thấy thế lại nói:

- Chỗ nầy cũng không phải là chỗ cho con ta ở được.

Bà liền dọn nhà đến ở cạnh một trường học. Cậu bé Kha thấy trẻ nhỏ đua nhau học tập lễ phép, cắp sách vở, tập đọc tập viết. Về nhà cậu bé Kha cũng bắt chước tập lễ phép và cắp sách vở. Bấy giờ Mạnh mẫu mới vui lòng nói:

- Chỗ nầy con ta ở được.


Chúng ta có thể thấy, bản thân Mạnh Kha khi chưa hề biết chuyện lợi hại của môi trường sống chung quanh. Bà mẹ Mạnh Mẫu (Chương thị) thì biết cái hại của môi trường xã hội chung quanh, cho nên cố hết sức mình để dời nhà đi nơi khác. Các bạn, ai cũng có nhà, nhưng có ai vì một lý do tưởng chừng như nhỏ nhặt _ đó là vấn đề hàng xóm _ mà chịu cực dọn nhà hay không ?

Kể câu chuyện này, Cường muốn nói rằng "Bà mẹ kia đã can thiệp vào tương lai của con, nếu bà không dọn nhà ra khỏi chỗ "chợ búa điêu ngoa" thì Mạnh Kha có lẻ sẽ trở thành một tên "đá cá lăn dưa" rồi. Nếu Mạnh mẫu không dọn nhà lại gần trường học thì có lẻ đời đã không có thêm một Đại Học Sĩ _ Mạnh Tử.

Như thế há chẳng phải Mạnh Mẫu đã can thiệp vào Nghiệp chướng của con mình hay sao ?

Minh Định đừng có quá nhạy cảm với câu "can thiệp vào Nghiệp chướng của chúng sinh" mà đã vội phản đối khi chưa hỏi rõ can thiệp là can thiệp như thế nào ?

Ở Nam Phi có những nơi còn nhiều hủ tục lạc hậu, rồi có những người Tây phương đang ăn no mặc ấm ở nhà nhưng đã rời xa gia đình đến Nam Phi thành lập những tổ chức chống đói nghèo, bảo vệ phụ nữ và trẻ em, xóa hủ tục,......thì những người Tây phương đó há chẳng phải là đã can thiệp vào Nghiệp chướng của người dân bản địa hay sao ?!

Trở lại câu phát biểu của bác Thiên Y Khách, sao chúng ta không nghĩ rằng, có những vị Bồ tát, Đại Bồ tát âm thầm thân cận với những Phật tử vốn còn non kém, các Ngài dùng lời lẻ, phương tiện trực tiếp hay gián tiếp giúp cho những Phật tử non kém kia lần mở Trí Tuệ rồi nhận ra "TA chỉ là đám mây mõng nơi sườn non, thấy xa thì như có đám mây, nhưng thực chất chỉ là sương khói". Sự giúp đở cho những người Phật tử còn non kém cả về Trí Tuệ lẫn đức hạnh, nhận ra "con người thật" (bản lai diện mục) của mình, chính là sự can thiệp vào Nghiệp chướng của chúng sinh mà các vị Bồ tát đã và đang làm !

Kính góp ý !
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Kính chào tất cả,

Nhân đây nói về Nghiệp Chướng, theo sự giải thích của MinhĐịnh thì Từ Từ đã đồng ý với quan điểm đó rồi.
Cho nên theo ý của tôi,tất cả đều ở chữ Duyên,các vị Bồ Tát muốn can thiệp vào Nghiệp chướng của chúng sinh đều vì nhìn thấu Nhân Duyên chứ không phải chỉ vì dựa vào quyền phép hay Công Đức to lớn của các vị đó.
Vẫn chưa hiểu rõ ý là Tại sao có thể can thiệp vào Nghiệp Chướng ? Cho nên xin hỏi câu dưới:
Riêng với cách giải thích của LaVinhCuong thì Từ Từ có lẻ phải hỏi lại điều căn bản: Nghiệp Chướng là gì? Xin LaVinhCuong và MinhĐịnh giải thích lại giùm nha. Vì theo bài trên của LaVinhCuong, Từ Từ cảm thấy khá lạ.

Vì theo Từ Từ hiểu: Nghiệp là gồm Tội và Phước, vậy khả năng can thiệp vào Tội và Phước thì không như bài viết trên của LaVinhCuong nói, cái LaVinhCuong nói là do Duyên mà thôi, chẳng thế nói can thiệp vào Nghiệp Chướng.

Như câu nói Vạn Sự Trên Đời Đều Có Nhân Duyên Của Nó. Vậy với câu chuyện của Mạnh Tử như trên thì chỉ có thể nói đó là Duyên giữa Mẹ và Con mà thôi. Vì Từ Từ nghĩ rằng: "Cha mẹ thương con là vì mắc nợ con, con thương cha mẹ thì con nợ cha mẹ... duyên của nhân quả".

Đó là cách hiểu về Nghiệp, xin được lắng nghe tiếp...
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Nghiệp chướng và nghiệp lực.

Kính tất cả.

Nghiệp là "thói quen" hành xử của thân, khẩu, ý, tích tập ngày một ít lâu dần tạo thành nghiệp. Như một người tối là mở Radio nghe, hôm nào cũng vậy. Rồi một hôm Radio hư, nằm buồn, bổng nghe thoang thoảng tiếng Radio, thế là đi kiếm nhà phát Radio, đây là nghiệp lực.

Nghiệp lực là sức lôi kéo, đẩy đưa để thọ nhận "thân" mới. Nghĩa là từng sát na qua đi chúng ta đều có một thân mới do sức mạnh của nghiệp. Phàm phu chúng ta, lúc thì dử dằn lúc thì hiền hậu, mỗi sát na qua đi đều có thân mới, cho đến chết, sát na cuối cùng của chu kỳ thọ mạng, rồi lại sanh "thân" mới tức thì, hoặc là thân trung ấm, hoặc thân trong sáu cỏi. Tất cả đều do nghiệp lực.
Hàng Đại Bồ Tát thì không nói là Nghiệp Lực mà là Nguyện lực, Nguyện Lực hay Nghiệp Lực gì cũng vậy mà thôi, vì hàng Đại Bồ Tát thường ẩn thân tướng lúc hành xử và hóa hiện phàm phu, mà đồng là phàm phu nên nói là Nghiệp Lực mới đồng.

Nghiệp chướng là nghiệp làm cản trở chúng ta làm cái việc gì đó, ở đây là cản trở con đường đến với Đạo. Thật ra là cản trở thấy rỏ Bản Lai Diện Mục, Tự Tánh,... .
Chổ này mới phân biệt Đại Bồ Tát và phàm phu. Hàng Đại Bồ Tát thì không thấy "chướng" dù thọ nhận thân nào, còn phàm phu thì "chướng" đủ thứ chướng.

(Ở đây, di chuyển bài bổng từ Nghiệp Lực thành Nghiệp Chướng)

Sẳn đây nói luôn là, khi thọ nghiệp mà không thấy chướng thì phàm phu là Đại Bồ Tát, khi xưng "Đại Bồ Tát" mà "nguyện" lại chướng lung tung thì là "Đại Bồ Tát phàm phu".

Chứng Đạo Ca có viết:

Bất kiến nhất pháp tức Như Lai,
Phương đắc danh vi Quán Tự Tại.
Liễu tức nghiệp chướng bổn lai không,
Vị liễu ưng tu hoàn túc trái.


Kính.
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Thưa Chiếu Thanh, vậy Tội và Phước thì được gọi là gì của một chúng sanh ?
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Thưa Từ Từ, ... thì gọi là tội và phước, chứ còn gì ???

Từ Từ được học hiểu Tội Phước gọi là Nghiệp của chúng sanh. Cho nên cách giải thích trên có phần lạ so với cái biết của Từ Từ... Hãy chờ xem coi có vị nào có ý kiến nào khác không vậy...
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Kính quý đạo hữu ! Hôm nay Hắc phong xin góp đôi lời.

Lâu nay H/p những tưởng, là Phật tử thì ai cũng biết nhiều về Nghiệp, "đã mang lấy nghiệp vào thân, dễ gì tháo gở một lần cho ra" (Nguyễn Du) nhưng thật là cần thiết khi phải đặt lại vấn đề này :

_ Chữ Nghiệp có gốc từ chữ Karma (sa) nhưng Kinh sách Trung Hoa dịch là 羯磨 đọc là Yết ma.

_ Nghiệp nghĩa là gì ?

_ Nếu kể đủ thì Nghiệp có 5 nghĩa :


  1. Hành vi, hành động, hoạt động, cách cư xử, tư cách, bao gồm 3 hành vi thuộc ý, miệng, và thân;
  2. Dấu tích, kết quả lưu lại từ 3 hành vi của nghiệp; năng lực vận hành tiềm tàng - nhân duyên tạo thành từ những hành vi mà cuối cùng sẽ tạo ra các kết quả khác;
  3. Hành vi xấu ác, tai hại, mê muội;
  4. Hạnh thanh tịnh (sa. anubhāva);
  5. Nỗ lực, tinh tiến, phấn đấu (sa. vyāyama).
Nhưng thông thường chúng ta chỉ hiểu NGHIỆP theo 3 nghĩa (1-2-3) trên.
Nghĩa thứ 4 và thứ 5 thuộc về Thiện Nghiệp.

Xin nhắc lại khi ta có một hành vi cử chỉ gì, kể cả chỉ mới là ý nghĩ chứ chưa hành động cũng đều đã gieo Nhân, cũng đều đã có dấu ấn trong tâm thức, cũng đều đã có một phóng ảnh trong không gian. Chính vì có dấu ấn trong tâm thức nên mới chiêu cảm quả báo trong cuộc sống.

Chức vị Yết Ma trong chùa chính là người chăm lo cho chư Tăng Ni không tích tạo Ác Nghiệp để bước đường tu học của Tăng Ni sinh được hanh thông.

Thông thường chúng ta gọi Ác Nghiệp mới là Nghiệp Chướng, còn Thiện Nghiệp thì chúng ta không gọi là Nghiệp Chướng. Thực ra "Giáo lý Bụt-đà" đặc biệt chú trọng đến Giác Ngộ, Giải Thoát thì Thiện Nghiệp hay Ác Nghiệp cũng đều là Nghiệp Chướng. Bởi Kinh Hoa Nghiêm có câu "Vong thất Bồ Đề Tâm tu chư thiện nghiệp thị danh Ma nghiệp" (Lìa đích giải thoát, tu Nghiệp lành, thì gọi là đã tu theo Ma rồi)

Khai thị phần "đỉnh cao", Tổ Vĩnh Gia Huyền Giác đã viết mấy câu ca (mà chú Chiếu Thanh mới vừa đăng) :


Bất kiến nhất pháp tức Như Lai,
Phương đắc danh vi Quán Tự Tại.
Liễu tức nghiệp chướng bổn lai không,
Vị liễu ưng tu hoàn túc trái.

[NEN="http://i1298.photobucket.com/albums/ag54/Hac_phong/batkiennhatphap_zps86514a0b.jpg"]..

















.

[/NEN]

http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?21276-Ch%E1%BB%A9ng-%C4%90%E1%BA%A1o-Ca&p=78468&viewfull=1#post78468

Đặc biệt nhất là câu "Liễu tức Nghiệp chướng bổn lai không" (Biết rồi thì Nghiệp chướng chẳng là cái gì cả).

Ai biết rồi ? Chỉ có những bậc tu chứng cao như Tổ Vĩnh Gia Huyền Giác _ những vị Đại Bồ tát _ mới đủ tư cách nói.

Người nói "nghiệp chướng bổn lai không" là người có khả năng can thiệp vào Nghiệp chướng của chúng sinh. Nếu không có khả năng can thiệp vào Nghiệp chướng của chúng sinh mà bạo mồm nói như thế, hóa ra là Tổ "ba xạo" hay sao ?!

Có điều vì muốn bảo vệ Chánh pháp, vì không muốn cho Phật tử môn sinh sính Thần Thông (sính Thần Thông là điều không tốt), cho nên các Ngài thường không làm gì lộ liễu, phá pháp tắc cả.

Kính góp ý !
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào các Bạn,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
d/đ cũng muốn được góp lời. Theo d/đ hiểu thì khi nói về tội phước tức là nói về nghiệp chướng của chúng sanh. Còn khi tạo nghiệp lành mà không nghĩ đến phước thì có được nghiệp lực. Đối với nghiệp lực thì chúng ta phải tự tu tập chứ Phật không có can thiệp vào.

Còn nghiệp chướng thì cản trở chúng ta trong việc tu học Phật đạo để thoát sanh tử. Trong khi, chúng ta là chúng sanh cõi Dục - mà ma vương Ba Tuần là vị trời đứng đầu cõi Dục và trên thiên ma Ba Tuần là Phạm Thiên. Cho nên, ma Ba Tuần và Phạm Thiên là hai vị trời có thế lực rất lớn đối với chúng ta. Vì vậy, đối với nghiệp chướng thì ma Ba Tuần và Phạm Thiên có đủ thế lực để can thiệp vào. Do đó, trong kinh Hoa Nghiêm mới có câu : Lìa đích giải thoát, tu nghiệp lành, thì gọi là đã tu theo Ma rồi”.

Vì khi chúng ta tu pháp lành để tạo phước, tức là tu nghiệp lành. Mà tu nghiệp lành là còn phân biệt có thiện có ác. Cho nên, chúng ta đã tu theo pháp thế gian của Phạm Thiên. Vì tu theo pháp của Phạm Thiên nên bị thế lực của ma Ba Tuần can thiệp vào làm cản trở việc tu học Phật đạo. Do đó, chúng ta đã bị xa rời, lìa khỏi - pháp tu giải thoát sanh tử của Phật.


Thật ra, nếu chúng ta để ý thì sẽ thấy đức Phật Thích Ca chỉ dạy chúng ta Tránh Tạo Nghiệp Ác để nuôi dưỡng tâm lành chứ không có dạy chúng ta làm việc lành để tạo phước.


Còn Tổ Vĩnh Gia Huyền Giác nói : “Biết rồi thì nghiệp chướng chẳng là cái gì cả”

Là vì khi chúng ta hiểu thế giới này là hư huyễn thì nghiệp chướng chúng ta tạo ra nơi thế giới hư huyễn này cũng là hư huyễn - không có giá trị thật. Chứ không phải vì có thể can thiệp vào nghiệp chướng đó mà cho là nghiệp chướng đó “chẳng có gì”. Vì nếu hiểu nghiệp là "không có gì" thì cũng có nghĩa là cho rằng - có tu học Phật đạo hay không thì cũng vậy thôi.

Còn nếu vì có thể can thiệp vào nghiệp của chúng sanh mà cho là nghiệp chướng chẳng có gì - thì lại có nghĩa là - chỉ cần mong cầu thì nghiệp được xóa mất. Nhưng nếu là như vậy - thì không thể nói luật nhơn quả bất di bất dịch.


Do đó, d/đ muốn chia sẻ với các Bạn - là khi bố thí thì các Bạn đừng bao giờ nghĩ đến chữ phước.
Vì tuy cùng một hành động bố thí - mà nếu chúng ta nghĩ đến chữ phước thì là nghiệp chướng _ trói buộc chúng ta vào luân hồi.
Còn nếu như chúng ta không nghĩ đến chữ phước thì chúng ta có được nghiệp lực để tự bảo vệ mình


d/đ hiểu như vậy, xin góp lời
Thân
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Kính chào tất cả,

Nhân đây nói về Nghiệp Chướng, theo sự giải thích của MinhĐịnh thì Từ Từ đã đồng ý với quan điểm đó rồi.
Cho nên theo ý của tôi,tất cả đều ở chữ Duyên,các vị Bồ Tát muốn can thiệp vào Nghiệp chướng của chúng sinh đều vì nhìn thấu Nhân Duyên chứ không phải chỉ vì dựa vào quyền phép hay Công Đức to lớn của các vị đó.
Vẫn chưa hiểu rõ ý là Tại sao có thể can thiệp vào Nghiệp Chướng ? Cho nên xin hỏi câu dưới:
Riêng với cách giải thích của LaVinhCuong thì Từ Từ có lẻ phải hỏi lại điều căn bản: Nghiệp Chướng là gì? Xin LaVinhCuong và MinhĐịnh giải thích lại giùm nha. Vì theo bài trên của LaVinhCuong, Từ Từ cảm thấy khá lạ.

Vì theo Từ Từ hiểu: Nghiệp là gồm Tội và Phước, vậy khả năng can thiệp vào Tội và Phước thì không như bài viết trên của LaVinhCuong nói, cái LaVinhCuong nói là do Duyên mà thôi, chẳng thế nói can thiệp vào Nghiệp Chướng.

Như câu nói Vạn Sự Trên Đời Đều Có Nhân Duyên Của Nó. Vậy với câu chuyện của Mạnh Tử như trên thì chỉ có thể nói đó là Duyên giữa Mẹ và Con mà thôi. Vì Từ Từ nghĩ rằng: "Cha mẹ thương con là vì mắc nợ con, con thương cha mẹ thì con nợ cha mẹ... duyên của nhân quả".

Đó là cách hiểu về Nghiệp, xin được lắng nghe tiếp...

Chào bạn Từ Từ,chào bạn Lavinhcuong,chào tất cả các bạn.

Nghiệp,hiểu một cách đơn giản nhất thì vốn dĩ là những hành động tạo tác của chúng ta trong nhiều đời nhiều kiếp mà tạo nên Nghiệp.Nghiệp chướng chính là những Quả do những hành vi xấu mà chúng ta tạo ra từ quá khứ .Có câu "Hành vi tạo nên thói quen,thói quen tạo nên tính cách,tính cách tạo nên số phận".Cho nên muốn thay đổi được tận gốc rễ của Nghiệp thì phải bắt đầu từ những hành vi nhỏ nhất trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta.Tu là chuyển nghiệp,là cải tạo,là thay đổi những hành vi xấu để giúp tâm ý chúng ta luôn thanh tịnh.Đó chính là cửa vào của Đạo vậy.

Tránh làm các việc ác
Siêng làm các việc lành
Giữ Tâm Ý trong sạch
Chính lời chư Phật dạy.

Cánh cửa để vào Đạo gói gọn trong bài kệ này.Chúng ta nếu chỉ hành thiện và tránh làm việc ác không thôi thì mới chỉ là người tốt mà thôi.Còn nếu là một người Phật tử thì phải tu tập để "giữ tâm ý trong sạch" mới là một người Phật tử chân chính.Mà muốn cho tâm ý thanh tịnh thì siêng năng tu tập không thì chưa đủ mà còn phải nhờ đến chữ Duyên này.Chính là ở chữ Duyên này mà các vị Bồ Tát hay chư Phật mới can thiệp vào Nghiệp của chúng sinh được.

Luật Nhân Quả trong Đạo Phật nói đầy đủ chính là Nhân _ Duyên _ Quả.Duyên tuy là yếu tố phụ nhưng lại có tác động mạnh mẽ để có thể thay đổi được Quả.

Bạn Từ Từ,

các vị Bồ Tát muốn can thiệp vào Nghiệp chướng...

Đối với riêng tôi,Bồ Tát,chư Phật không phải là một người hay một hình ảnh cụ thể mà chư Phật,Bồ Tát chính là những Thuận Duyên...Bất cứ người hay hoàn cảnh hay một khoảnh khắc của Tâm Ý nào đó trợ giúp tôi tinh tấn trong cuộc sống,trong công việc,trong việc tu học thì đó chính là Bồ Tát vậy.Đức Phật có nói : Trong mọi sự việc thì Tâm dẫn đầu,Tâm làm chủ,Tâm tạo tác ... Cho nên có thể nói Bồ Tát chính là Tâm của chúng ta vậy.Chính vì thế Đức Phật mới dạy : Hãy tự đốt đuốc lên mà đi là như thế.

Thân.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Kính quý đạo hữu ! Hôm nay Hắc phong xin góp đôi lời.

Lâu nay H/p những tưởng, là Phật tử thì ai cũng biết nhiều về Nghiệp, "đã mang lấy nghiệp vào thân, dễ gì tháo gở một lần cho ra" (Nguyễn Du) nhưng thật là cần thiết khi phải đặt lại vấn đề này :

_ Chữ Nghiệp có gốc từ chữ Karma (sa) nhưng Kinh sách Trung Hoa dịch là 羯磨 đọc là Yết ma.

_ Nghiệp nghĩa là gì ?

_ Nếu kể đủ thì Nghiệp có 5 nghĩa :


  1. Hành vi, hành động, hoạt động, cách cư xử, tư cách, bao gồm 3 hành vi thuộc ý, miệng, và thân;
  2. Dấu tích, kết quả lưu lại từ 3 hành vi của nghiệp; năng lực vận hành tiềm tàng - nhân duyên tạo thành từ những hành vi mà cuối cùng sẽ tạo ra các kết quả khác;
  3. Hành vi xấu ác, tai hại, mê muội;
  4. Hạnh thanh tịnh (sa. anubhāva);
  5. Nỗ lực, tinh tiến, phấn đấu (sa. vyāyama).
Nhưng thông thường chúng ta chỉ hiểu NGHIỆP theo 3 nghĩa (1-2-3) trên.
Nghĩa thứ 4 và thứ 5 thuộc về Thiện Nghiệp.

Xin nhắc lại khi ta có một hành vi cử chỉ gì, kể cả chỉ mới là ý nghĩ chứ chưa hành động cũng đều đã gieo Nhân, cũng đều đã có dấu ấn trong tâm thức, cũng đều đã có một phóng ảnh trong không gian. Chính vì có dấu ấn trong tâm thức nên mới chiêu cảm quả báo trong cuộc sống.

Chức vị Yết Ma trong chùa chính là người chăm lo cho chư Tăng Ni không tích tạo Ác Nghiệp để bước đường tu học của Tăng Ni sinh được hanh thông.

Thông thường chúng ta gọi Ác Nghiệp mới là Nghiệp Chướng, còn Thiện Nghiệp thì chúng ta không gọi là Nghiệp Chướng. Thực ra "Giáo lý Bụt-đà" đặc biệt chú trọng đến Giác Ngộ, Giải Thoát thì Thiện Nghiệp hay Ác Nghiệp cũng đều là Nghiệp Chướng. Bởi Kinh Hoa Nghiêm có câu "Vong thất Bồ Đề Tâm tu chư thiện nghiệp thị danh Ma nghiệp" (Lìa đích giải thoát, tu Nghiệp lành, thì gọi là đã tu theo Ma rồi)

Khai thị phần "đỉnh cao", Tổ Vĩnh Gia Huyền Giác đã viết mấy câu ca (mà chú Chiếu Thanh mới vừa đăng) :


Bất kiến nhất pháp tức Như Lai,
Phương đắc danh vi Quán Tự Tại.
Liễu tức nghiệp chướng bổn lai không,
Vị liễu ưng tu hoàn túc trái.

[NEN="http://i1298.photobucket.com/albums/ag54/Hac_phong/batkiennhatphap_zps86514a0b.jpg"]..

















.

[/NEN]

http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?21276-Ch%E1%BB%A9ng-%C4%90%E1%BA%A1o-Ca&p=78468&viewfull=1#post78468

Đặc biệt nhất là câu "Liễu tức Nghiệp chướng bổn lai không" (Biết rồi thì Nghiệp chướng chẳng là cái gì cả).

Ai biết rồi ? Chỉ có những bậc tu chứng cao như Tổ Vĩnh Gia Huyền Giác _ những vị Đại Bồ tát _ mới đủ tư cách nói.

Người nói "nghiệp chướng bổn lai không" là người có khả năng can thiệp vào Nghiệp chướng của chúng sinh. Nếu không có khả năng can thiệp vào Nghiệp chướng của chúng sinh mà bạo mồm nói như thế, hóa ra là Tổ "ba xạo" hay sao ?!

Có điều vì muốn bảo vệ Chánh pháp, vì không muốn cho Phật tử môn sinh sính Thần Thông (sính Thần Thông là điều không tốt), cho nên các Ngài thường không làm gì lộ liễu, phá pháp tắc cả.

Kính góp ý !


Kính toàn thể.
Kính Hắc Phong.

Nếu "trả bài" thì HP hạng giỏi, còn nếu khảo hạch đường tu thì còn đứng ngoài cửa Chùa.

Người nói "nghiệp chướng bổn lai không" là người có khả năng can thiệp vào Nghiệp chướng của chúng sinh. Nếu không có khả năng can thiệp vào Nghiệp chướng của chúng sinh mà bạo mồm nói như thế, hóa ra là Tổ "ba xạo" hay sao ?!

"Nghiệp chướng bổn lai KHÔNG" thì can thiệp vào cái gì ? Như thế nào?
Vì Chư Tổ rỏ biết : "Bất kiến nhất pháp tức Như Lai" nghĩa là không thấy một pháp nào để mà hành xử, để mà nói (thuyết), để mà can thiệp.
Về suy nghĩ lại.
_________

Kính Từ Từ.

Tội và Phước của chúng sinh là hai mặt của một vấn đề, là "nghiệp báo" của chúng sinh. Nhưng là "chướng" hay không thì phải xét lại, thì phải xem lại.

"Chướng" là khi nào mà cản trở chúng sinh thấy rõ Bản Lai Tự Tánh, mới gọi là "Chướng", cái ta biết, ta hiểu cũng là chướng "Sở Tri Chướng".

Thời Đức Phật còn tại thế có một vị Tăng đắc quả A La Hán, nhưng khuất thực thì không ai cúng, hai vấn đề ở đây cho chúng ta suy ngẫm, đó là "Tội" của vị Tăng khi khuất thực không ai cúng, và "không chướng" khi đắc quả A La Hán.

Bởi vậy, chúng ta đừng sợ nghiệp, mà chúng ta nên sợ "chướng", tức là chúng ta nên cầu thấy rỏ bản lai tự tánh của mình, còn giàu nghèo, hay đẹp đẻ, đui mù gì thì cũng đừng lấy đó mà tự cao hay tự ty.

Kính.
 

hungcom

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 8 2009
Bài viết
726
Điểm tương tác
342
Điểm
63


Kính toàn thể.
Kính Hắc Phong.

Nếu "trả bài" thì HP hạng giỏi, còn nếu khảo hạch đường tu thì còn đứng ngoài cửa Chùa.



"Nghiệp chướng bổn lai KHÔNG" thì can thiệp vào cái gì ? Như thế nào?
Vì Chư Tổ rỏ biết : "Bất kiến nhất pháp tức Như Lai" nghĩa là không thấy một pháp nào để mà hành xử, để mà nói (thuyết), để mà can thiệp.
Về suy nghĩ lại.

Kính huynh Chiếu Thanh !

Đạo Phật thấy CÁC PHÁP ĐỀU VỐN KHÔNG TƯỚNG, nhưng hành sự thì BẤT XẢ NHẤT PHÁP.
Vì sao ? Vì "bổn lai Không" là cái thấy của vị Giác Ngộ, còn chúng sinh thì không thấy được như thế, cho nên sự thống khổ ngập đầu. Vị Giác Ngộ vào đời là để xóa tan sương mù, những lầm mê vấn vít bó chặc chúng sinh, chứ không phải "xuất hiện ư thế" chỉ để đi chơi.

Hàng ngày trước khi tụng Kinh, chư Tăng Ni đều có được nhắc nhở "Thuấn nhả đa tánh khả tiêu vong, thước ca ra tâm vô động chuyển" (đồng nghĩa "Hư không hữu tận, ngã nguyện vô cùng") nghĩa là dẫu cho một ngày nào đó hành giả thực chứng CÁC PHÁP ĐỀU VỐN KHÔNG TƯỚNG, nhưng không vì thế mà bỏ nguyện ban đầu (Bồ Đề Tâm).

Cái tuyệt vời của Phật pháp đỉnh cao là như thế đó : THẤY KHÔNG NHƯNG LÀM THÌ CHẲNG KHÔNG.

Mời huynh Chiếu Thanh đọc lại trích đoạn Kinh Duy Ma Cật này :

Ngài Văn Thù Sư Lợi! Bồ Tát có bịnh nên điều phục tâm mình như thế, mà không trụ trong đó, cũng không trụ nơi tâm không điều phục. Vì sao? Nếu trụ nơi tâm không điều phục là pháp của phàm phu, nếu trụ nơi tâm điều phục là pháp của Thanh Văn, cho nên Bồ Tát không nên trụ nơi tâm điều phục hay không điều phục, lìa hai pháp ấy là hạnh Bồ Tát. Ở trong sanh tử mà không bị nhiễm ô, ở nơi Niết bàn mà không diệt độ hẳn là hạnh Bồ Tát. Không phải hạnh phàm phu, không phải hạnh Hiền thánh là hạnh Bồ Tát. Không phải hạnh nhơ, không phải hạnh sạch là hạnh Bồ Tát. Tuy vượt khỏi hạnh ma mà hiện các việc hàng phục ma là hạnh Bồ Tát. Cầu nhứt thiết trí, không cầu sái thời là hạnh Bồ Tát. Dù quán các pháp không sanh mà không vào chánh vị (chơn như) là hạnh Bồ Tát. Quán mười hai duyên khởi mà vào các tà kiến là hạnh Bồ Tát. Nhiếp độ tất cả chúng sanh mà không mê đắm chấp trước là hạnh Bồ Tát. Ưa xa lìa mà không nương theo sự dứt đoạn thân tâm là hạnh Bồ Tát. Tuy ở trong ba cõi mà không hoại pháp tánh là hạnh Bồ Tát. Tuy quán "không" mà gieo trồng các cội công đức là hạnh Bồ Tát. Dù thật hành vô tướng mà cứu độ chúng sanh là hạnh Bồ Tát. Dù thật hành vô tác mà quyền hiện thọ thân là hạnh Bồ Tát.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Kính huynh Chiếu Thanh !

Đạo Phật thấy CÁC PHÁP ĐỀU VỐN KHÔNG TƯỚNG, nhưng hành sự thì BẤT XẢ NHẤT PHÁP.
Vì sao ? Vì "bổn lai Không" là cái thấy của vị Giác Ngộ, còn chúng sinh thì không thấy được như thế, cho nên sự thống khổ ngập đầu. Vị Giác Ngộ vào đời là để xóa tan sương mù, những lầm mê vấn vít bó chặc chúng sinh, chứ không phải "xuất hiện ư thế" chỉ để đi chơi.

Hàng ngày trước khi tụng Kinh, chư Tăng Ni đều có được nhắc nhở "Thuấn nhả đa tánh khả tiêu vong, thước ca ra tâm vô động chuyển" (đồng nghĩa "Hư không hữu tận, ngã nguyện vô cùng") nghĩa là dẫu cho một ngày nào đó hành giả thực chứng CÁC PHÁP ĐỀU VỐN KHÔNG TƯỚNG, nhưng không vì thế mà bỏ nguyện ban đầu (Bồ Đề Tâm).

Cái tuyệt vời của Phật pháp đỉnh cao là như thế đó : THẤY KHÔNG NHƯNG LÀM THÌ CHẲNG KHÔNG.

Mời huynh Chiếu Thanh đọc lại trích đoạn Kinh Duy Ma Cật này :

Ngài Văn Thù Sư Lợi! Bồ Tát có bịnh nên điều phục tâm mình như thế, mà không trụ trong đó, cũng không trụ nơi tâm không điều phục. Vì sao? Nếu trụ nơi tâm không điều phục là pháp của phàm phu, nếu trụ nơi tâm điều phục là pháp của Thanh Văn, cho nên Bồ Tát không nên trụ nơi tâm điều phục hay không điều phục, lìa hai pháp ấy là hạnh Bồ Tát. Ở trong sanh tử mà không bị nhiễm ô, ở nơi Niết bàn mà không diệt độ hẳn là hạnh Bồ Tát. Không phải hạnh phàm phu, không phải hạnh Hiền thánh là hạnh Bồ Tát. Không phải hạnh nhơ, không phải hạnh sạch là hạnh Bồ Tát. Tuy vượt khỏi hạnh ma mà hiện các việc hàng phục ma là hạnh Bồ Tát. Cầu nhứt thiết trí, không cầu sái thời là hạnh Bồ Tát. Dù quán các pháp không sanh mà không vào chánh vị (chơn như) là hạnh Bồ Tát. Quán mười hai duyên khởi mà vào các tà kiến là hạnh Bồ Tát. Nhiếp độ tất cả chúng sanh mà không mê đắm chấp trước là hạnh Bồ Tát. Ưa xa lìa mà không nương theo sự dứt đoạn thân tâm là hạnh Bồ Tát. Tuy ở trong ba cõi mà không hoại pháp tánh là hạnh Bồ Tát. Tuy quán "không" mà gieo trồng các cội công đức là hạnh Bồ Tát. Dù thật hành vô tướng mà cứu độ chúng sanh là hạnh Bồ Tát. Dù thật hành vô tác mà quyền hiện thọ thân là hạnh Bồ Tát.

Kính hungcom !
Câu đầu tiên đúng. Thấy các Pháp đều là không nhưng hành xử bất xã nhất Pháp.
Câu kế tiếp thì không đồng ý. Vị giác ngộ nào vào đời? Tất cả các vị Giác Ngộ tức là chứng quả Vô Sanh, không còn sanh trở lại thì Ai? Ai vào đời?

Lai nửa, Đức Phật đã khẳng định rất rõ ràng rằng ta gieo nhân thì khi đũ duyên, chính ta phải gặt quả đó gọi là nghiệp và không có tha nhân nào, cho dù đó là Đức Phật hay Bồ Tát Quán Thế Âm có thể chuyển khi đã thành “quả”, của chúng ta được. Nói cách khác, mình gieo nhân thì tự gặt quả lấy, hoàn toàn không có một tác nhân của Phật, Bồ Tát, Chúa Trời, Thần, Quỷ … can dự vô Nghiệp, nhân quả của mình.

Nhưng chính Tự Thân, chỉ có tự thân mỗi người có thể chuyển "Nghiệp" thì chưa thành quả mà thôi ! Do vậy, mới có Kinh Duy Ma Cật. Kính Duy Ma Cật ý rất thậm thâm, ngoài ý này ra tất cả các nhân vật trong Kinh cần phải xem lại, xét lại. Khái Niệm "Bồ Tát" là khái niệm Đại Thừa, ý là muốn người đọc Kinh tạo ra cho chính tự thân Ta là Bồ Tát, chỉ có xem tự thân Ta là Bồ Tát thì mới xem Kinh được, hiểu ý thậm thâm Kinh muốn chuyển tải.

Đạo Phật dạy chúng sinh chuyển nghiệp tức là chuyển mê thành giác. Cơ quan phát ra và tạo thành nghiệp gồm có: thân, khẩu, ý. Trong 3 thứ nầy, quan trọng nhứt là ý . Ý nghiệp, là những suy tính, so đo phân biệt, Duy Thức Học gọi nó là “liễu biệt cảnh thức”. Ý là chủ động tạo nghiệp. Khi ý nghĩ điều lành, thì nó thúc đẩy cái miệng nói ra điều lành và cái thân làm điều lành. Ngược lại, khi ý nghĩ điều xấu ác, thì nó xúi giục cái miệng nói điều xấu ác hung dữ và thân hành động tàn bạo độc ác. Chính ba nghiệp nầy là động cơ tạo thành thiên đường hay địa ngục ở thế gian. Tất cả mọi khổ vui của con người, từ cá nhân, đến đoàn thể, nói rộng ra là tất cả nhân quần xã hội khắp năm châu bốn biển, đều do thân, khẩu, ý tạo ra cả. Cho nên, trong nhà Phật rất chú ý đến 3 nghiệp quan trọng nầy. Sự tu hành của người Phật tử, Phật dạy không cần tu đâu xa, chỉ cần tu chuyển đổi ở nơi 3 nghiệp nầy. Một người biết tu chuyển nghiệp, thì chính người đó được lợi lạc trong hiện tại và mai sau.

Thế thì tu là chuyển nghiệp bởi vì nếu nghiệp không chuyển được thì không ai tu làm gì. Chuyển là chuyển xấu thành tốt, chuyển ác thành thiện, chuyển tà thành chánh, chuyển dở thành hay, chuyển mê thành giác. Và chì có Tự Thân Ta, chính tự thân ta, không ai ngoài Ta, chuyễn nghiệp của chính ta mà thôi.

Đức Phật khi còn tại thế đã cực lực chống đối lối cúng tế nghi lễ phức tạp của Bà la môn và tôn thờ thần thánh một cách mù quáng. Đó là một trong những nguyên nhân đạo Phật ra đời để thổi một luồng sinh khí mới vào trong xã hội phong kiến, đẳng cấp, kỳ thị của Ấn độ lúc bấy giờ.

can-nghiep-cua-con-nguoi-5.jpg
Kính.
 

hungcom

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 8 2009
Bài viết
726
Điểm tương tác
342
Điểm
63
Kính hungcom !
Câu đầu tiên đúng. Thấy các Pháp đều là không nhưng hành xử bất xã nhất Pháp.
Câu kế tiếp thì không đồng ý. Vị giác ngộ nào vào đời? Tất cả các vị Giác Ngộ tức là chứng quả Vô Sanh, không còn sanh trở lại thì Ai? Ai vào đời?

Kính huynh Chiếu Thanh ! hungcom xin góp ý :

Theo Giáo lý đạo Phật, những vị chứng quả Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm là những quả vị Dự Giác, nghĩa là cũng được xem là Giác Ngộ, nhưng chỉ Giác ngộ "đờ mi" (nghĩa là chưa trọn vẹn). Chỉ có bậc A La Hán mới thực sự Giác Ngộ, cũng gọi là chứng quả Vô Sanh. Gọi là Chứng quả Vô Sanh nhưng thật ra chẳng phải là chứng cái gì, bởi Vô Sanh chính là tính của Bản thể Tâm của hành giả, khi chưa chứng Tâm vẫn Vô Sanh, không phải đợi chứng tâm mới Vô Sanh.

Trong số những vị đắc quả A La hán này, có những vị tự cảm thấy đã đủ an lạc (vì các lậu hoặc đã tận) bèn nhập Niết Bàn, là chỗ không có sự hiện diện của Ngũ uẩn _ Sắc Thọ Tưởng Hành Thức _ không có mình người xã hội chúng sinh chi cả, chỗ vắng bặt tất cả phiền não khổ đau.

Nhưng cũng có một số khác do phát tâm Bồ Đề _ nguyện theo bước chân của Phật mà đi mãi cho đến chừng nào đạt đến Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác mới thôi, mới tròn nguyện _ mà không nhập Niết Bàn. Đó là những vị Sơ Phát Tâm Bồ tát. Những vị này tuy có Giác Ngộ, có chứng quả Vô Sanh, nhưng vì không bỏ chúng sinh nên theo nguyện độ sinh mà nhập thai trong cõi hồng trần này, chịu vất vả với chúng sinh phàm mê để độ mình (vì mình đâu đã toàn giác đâu) độ người.

Kết luận :

Chỉ có một số vị Giác Ngộ nhập Niết Bàn (bỏ chúng phàm mê), những vị này đức Phật gọi là "chồi khô mộng lép"(tiêu nha bại chủng); còn đa phần những vị Giác Ngộ khác do phát Bồ Đề Tâm cho nên vẫn tự nguyện vào luân hồi để độ sinh, để xiễn dương Chánh pháp Phật, những vị này được định danh là Bồ Tát.

Kính góp ý !

 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Kính huynh Chiếu Thanh ! hungcom xin góp ý :

Theo Giáo lý đạo Phật, những vị chứng quả Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm là những quả vị Dự Giác, nghĩa là cũng được xem là Giác Ngộ, nhưng chỉ Giác ngộ "đờ mi" (nghĩa là chưa trọn vẹn). Chỉ có bậc A La Hán mới thực sự Giác Ngộ, cũng gọi là chứng quả Vô Sanh. Gọi là Chứng quả Vô Sanh nhưng thật ra chẳng phải là chứng cái gì, bởi Vô Sanh chính là tính của Bản thể Tâm của hành giả, khi chưa chứng Tâm vẫn Vô Sanh, không phải đợi chứng tâm mới Vô Sanh.

Trong số những vị đắc quả A La hán này, có những vị tự cảm thấy đã đủ an lạc (vì các lậu hoặc đã tận) bèn nhập Niết Bàn, là chỗ không có sự hiện diện của Ngũ uẩn _ Sắc Thọ Tưởng Hành Thức _ không có mình người xã hội chúng sinh chi cả, chỗ vắng bặt tất cả phiền não khổ đau.

Nhưng cũng có một số khác do phát tâm Bồ Đề _ nguyện theo bước chân của Phật mà đi mãi cho đến chừng nào đạt đến Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác mới thôi, mới tròn nguyện _ mà không nhập Niết Bàn. Đó là những vị Sơ Phát Tâm Bồ tát. Những vị này tuy có Giác Ngộ, có chứng quả Vô Sanh, nhưng vì không bỏ chúng sinh nên theo nguyện độ sinh mà nhập thai trong cõi hồng trần này, chịu vất vả với chúng sinh phàm mê để độ mình (vì mình đâu đã toàn giác đâu) độ người.

Kết luận :

Chỉ có một số vị Giác Ngộ nhập Niết Bàn (bỏ chúng phàm mê), những vị này đức Phật gọi là "chồi khô mộng lép"(tiêu nha bại chủng); còn đa phần những vị Giác Ngộ khác do phát Bồ Đề Tâm cho nên vẫn tự nguyện vào luân hồi để độ sinh, để xiễn dương Chánh pháp Phật, những vị này được định danh là Bồ Tát.

Kính góp ý !


Kính Huynh Hungcom !

Đạo của Phật chính là tiêu chí :Vô ngã mà Vị Tha nghĩa là không vì cái Ta, cái của Ta mà vì Người, mới có câu "tiêu nha bại chủng". Vì vậy, Phật khen ngợi người "Vô Ngã" và cũng khen ngợi hơn người "Vô ngã vị tha". Vì vậy, mới có hình tượng Bồ Tát Địa Tạng với câu nguyện rằng : "Địa Ngục vị không Thệ Bất Thành Phật", thế mà thực tế đây lại là hình tượng của các Luận Sư Đại Thừa. Đây là hình tượng của "Vô Ngã Vị Tha" chứ không hề có thật, và "Vô Ngã Vị Tha" là có thật nên Bồ Tát Địa Tạng cũng có thật trong tâm tưởng của Tín Đồ.

Đây là xảo thuật phương tiện của các nhà Luận Sư Đại Thừa mà thôi.

Ngay trong đời sống hiện tại, thì tâm "Vô ngã" là quý rồi (Tiểu Thừa), nhưng tâm vô ngã vị tha (đại thừa) mới đáng trân trọng . Nhưng chúng ta cần tỉnh giác để không rơi vào tín ngưởng, tệ hơn là mê tín. (Vô ngã mà không vị tha mới là tiêu nha bại chủng_đây là ý tưởng của những nhà Luận Sư Đại Thừa và muốn chống đối lại tư tưởng Tiểu Thừa, thế thôi)

Điều mà Phật khuyên là nên tỉnh giác trong mọi hành động, tỉnh giác lục căn tiếp xúc lục trần, chứ Phật không khuyên hảy trở lại trần gian.

Kính.
 

hungcom

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 8 2009
Bài viết
726
Điểm tương tác
342
Điểm
63
Kính Huynh Hungcom !

Đạo của Phật chính là tiêu chí :Vô ngã mà Vị Tha nghĩa là không vì cái Ta, cái của Ta mà vì Người, mới có câu "tiêu nha bại chủng". Vì vậy, Phật khen ngợi người "Vô Ngã" và cũng khen ngợi hơn người "Vô ngã vị tha". Vì vậy, mới có hình tượng Bồ Tát Địa Tạng với câu nguyện rằng : "Địa Ngục vị không Thệ Bất Thành Phật", thế mà thực tế đây lại là hình tượng của các Luận Sư Đại Thừa. Đây là hình tượng của "Vô Ngã Vị Tha" chứ không hề có thật, và "Vô Ngã Vị Tha" là có thật nên Bồ Tát Địa Tạng cũng có thật trong tâm tưởng của Tín Đồ.

Kính huynh Chiếu Thanh ! Hungcom thật lấy làm lo lắng cho những vị Sư Thầy nào đã giảng cho huynh những điều này.

Bây giờ hãy lấy ví dụ gần gủi chúng ta nhất, thí dụ như nickname Chiếu Thanh, nếu huynh trao mật khẫu cho một người nào khác, thì khi người đó viết bài cho trang web này chúng ta đều gọi là Chiếu Thanh. Vậy nếu có ai đó phán rằng "Chiếu Thanh không có thật, Chiếu Thanh chỉ là sản phẫm của trí tưởng tượng" thì huynh có chấp nhận hay không ? Ắt hẵn huynh sẽ nói "Tôi là một con người đang sống hẵn hoi, tôi không phải là hồn ma bóng quế, tôi không phải là nhân vật tưởng tượng trong tiểu thuyết".

Huynh ơi ! nếu huynh là một cá thể có sự sống thật sự như huynh nghĩ, thì Đức Địa Tạng còn có thật hơn. Vì huynh chỉ tồn tại trong vòng trăm năm, còn Đức Địa Tạng đã từ vô lượng kiếp hành nguyện độ sinh.

Nếu huynh là giả như cái nick name kia, thì đây là một cuộc chơi, người nào thừa kế mật khẩu của huynh người đó sẽ là Chiếu Thanh.

Đức Địa Tạng Vương là hạnh nguyện độ sinh vô cùng tận, người nào mang tâm nguyện "Địa Ngục vị không thệ bất thành Phật" thì người đó sẽ là đức Địa Tạng. Cái hạnh nguyện này sẽ còn mãi trong pháp giới. Ngày nào còn đạo Phật thì ngày đó còn Đức Địa Tạng Vương. Mà đạo Phật thật sự thì không bao giờ mất, chỉ có từng giai đoạn hoặc hiện ra hoặc tạm ẫn đi mà thôi.

Điều này là một sự thật còn hơn cái sinh thể 60 kí lô của huynh.

Điều mà Phật khuyên là nên tỉnh giác trong mọi hành động, tỉnh giác lục căn tiếp xúc lục trần, chứ Phật không khuyên hảy trở lại trần gian.

Kính.

hungcom xin kính chép đoạn Kinh này để huynh đọc lại nhé :

Bấy giờ, Phật bảo các chúng đại Bồ-tát:

- Các thiện nam tử! Nay ta sẽ tuyên nói rành rõ cho các ông. Các thế giới đó, hoặc dính vi trần hoặc chẳng dính, đều nghiền cả làm vi trần, cứ một trần là một kiếp, từ ta thành Phật nhẫn lại đến nay, lại lâu hơn số đó trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ kiếp.
Từ đó nhẫn lại, ta thường ở cõi Ta-bà này nói pháp giáo hóa, cũng ở trong trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ cõi nước khác, dắt dẫn lợi ích chúng sanh.

(Kinh Pháp Hoa _ Phẩm Như Lai Thọ Lượng).

Kính !

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên