Chuyện Sanh Tử của những Bậc Giác Ngộ

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63


Chúng sanh hữu tình khi chưa giác ngộ, trôi lăn trong sanh tử của lục đạo thì khổ đau không lúc nào thôi dứt. Cái nhìn của người chưa giác ngộ thì đầy sợ hãi đối với sanh tử. Chỉ mong muốn làm sao tu học để chấm dứt dòng luân hồi sanh tử bất tận đó. Như người bơi ngược dòng, cố sức để vào bờ, vì biết rằng nếu buông trôi theo dòng sanh diệt đó thì phải lặn hụp trong đau khổ của sanh lão bệnh tử, của ái dục chia ly, của họp tan dâu bể....

Người bơi trong dòng sanh tử thì sợ hãi, mệt mõi trước sức mạnh của những cơn sóng vô thường. Thấy nó vô cùng tàn nhẫn và quá mạnh mẽ chi phối tất cả đời sống của chúng sanh hữu tình lẫn vô tình. Dòng nước mắt đau khổ trong mõi chúng sanh cứ tuông chảy, những sự nhẫn chịu đau đớn trên thân thể thịt máu mong manh có thể chợt mất đi trong từng ngày, không lường tính được.

Chúng sanh không thể làm chủ được gì trong sanh tử. Không thể chọn cho mình sự sinh ra như thế nào, ở đâu. Và cũng không thể chọn lựa sự chết chóc xảy đến cho mình, khi nào, ra sao !. Với chúng sanh, sanh lão bệnh tử như một bản án khắc nghiệc vô cùng ác độc, được tuyên án trên cuộc sống của họ ngay từ lúc được sanh ra.

Vì thế trong sám hối vẫn thường có câu " SANH KÝ TỬ QUY "

Sanh là ký gởi, là chịu đựng nghiệp báo mà có mặt. Chết là quay về, trở về bổn tính trong sáng của mình. Nhưng sự quay về này chỉ là tạm nghỉ, rồi lại ký gởi sanh mạng khác để trả nghiệp báo đã tạo, chịu sanh tử tiếp tục trong lục đạo. Cái vòng này cứ nối tiếp bất tận mãi không dừng, có thân sanh ra, rồi chịu mất đi, rồi lại có thân sanh ra, rồi lại chịu mất đi. Sanh cũng khổ vì không làm chủ được, sống cũng khổ vì không làm chủ được, chết cũng khổ vì không làm chủ được. Cái đau khổ mãi không kết thúc khi vẫn còn trôi lăn trong lục đạo. Chỉ đến khi Giác Ngộ được chân lý của Đức Phật, mới thấy đường ra của đau khổ sanh tử. Mới thấy bản chất đúng của sanh tử.

Vì sao sanh tử của chúng sanh là khổ, mà chư vị Giác Ngộ vào ra trong sanh tử lại không có khổ?

Vì chúng sanh trôi trong vô minh, bị nghiệp lực dẫn dắt, không làm chủ được thân mạng. Bị chi phối bởi nghiệp lực đã tạo tác, nên sợ sanh tử. Nghe đến chết là sợ hãi điếng cả người, ngày nào còn sống là còn tồn tại, ngày chết đi sao mịt mù tâm tối, không biết cái gì chờ đợi, cái gì sẽ đến. Sợ hãi nên lẫn tránh, không dám nghĩ đến, hễ có ai nhắc đến chết chóc là xua tay múa chân " thôi đừng nói sống chết nghe ghê quá !". Một thái độ trốn chạy, lừa gạt bản thân. Thấy người khác chết thì bảo " Thôi không phải mình ! ". Nhưng rồi nó cũng sẽ đến, như một sự thật không chối bỏ được, như một bản án đã được tuyên. Bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu, rồi cái chết cũng sẽ đến, với bất kỳ ai, đúng với nghiệp đã tích lũy.

Giác Ngộ ! Những ai quay lại nhìn sự thật, đối diện với sự thật. Không chạy trốn bản thân, không lừa phỉm chính mình. Nhìn vào cái thực của sanh tử. Hỏi nó từ đâu mà có, và sẽ đi về đâu ?.

Vì nhiều đời trôi lăn trong vô minh, tàng thức chất chứa quá nhiều nghiệp báo, trí tuệ Bát Nhã đã lưu mờ vì bị che khuất. Nay để nhìn vào thực thể của sanh tử, không phải chuyện dễ !. Không thể thấu triệt được sanh tử, không thể giải quyết được sanh tử trong một sớm một chiều.

Vậy mà chúng sanh lại được một phước báo vô cùng lớn, sự nguyện sanh ra đời của các Đức Phật, sự xuất hiện của những bậc Giác Ngộ. Những người đã vào ra sanh tử luân hồi, đã từng bị chi phối bởi sanh tử luân hồi, thấy được đau khổ của sanh tử luân hồi và đã thoát được sanh tử luân hồi.

Chư vị thoát khỏi sanh tử luân hồi là cả một quá trình tu học không ngừng nghỉ, làm các việc công đức không ngừng nghỉ. Nay thuyền đã về bến đỗ, không còn trôi trong dòng sanh tử nữa. Nhưng với tấm lòng từ bi, hạnh nguyện độ chúng sanh được thoát sanh tử như mình đã thôi thúc các Bậc Giác Ngộ trở lại trong sanh tử, hòa vào dòng trôi của chúng sanh mà nâng bước chúng sanh đến bờ giác. Nếu để chúng sanh tự tìm cho mình con đường thoát sanh tử, thì hỏi đến bao giờ và có được bao nhiêu chúng sanh có đủ sức mạnh vượt ngược dòng sanh tử để bơi vào bờ ?

Cũng vì điều đó, tình thương đó, lòng bi mẫn trước nỗi đau khổ mà người còn vướn lại phải chịu đựng, đang tìm đường thoát trong tâm tối đầy gian nan. Các Bậc Giác Ngộ trở lại, với tình thương và trí giác ngộ của mình, dạy dỗ chúng sanh bước tiếp trên con đường chánh đạo, như một cánh tay đưa ra nâng đở chúng sanh, chỉ dạy chúng sanh con đường thoát khỏi sanh tử luân hồi.

Đó là công đức của các Bậc Giác Ngộ, vào trong sanh tử, chịu đựng sanh tử để nâng bước chúng sanh. Thấy rõ thực tướng của muôn pháp, hiểu thấu tận cùng nguồn gốc của sanh tử, vào trong sanh tử, nhưng làm chủ được sanh tử. Trí tuệ Bác Nhã tròn đầy, đem đến cho chúng sanh những lời dạy tu học lợi lạc nhất. Chỉ một mục đích duy nhất của các Bậc Giác Ngộ khi vào trong sanh tử, chịu đựng sanh tử là đưa chúng sanh đến giác ngộ như mình, giúp chúng sanh thoát sanh tử luân hồi. Công việc độ sanh này của các Bậc Giác Ngộ sẽ mãi không ngừng nghỉ !

Đối với chúng sanh còn chịu chi phối bởi nghiệp báo sanh tử thì sợ hãi, bước tới bước lui không có hướng ra vì trí tuệ đã lưu mờ. Nhưng với các Bậc Giác Ngộ thì không còn gì chướng ngại, sanh tử chỉ trong niệm khởi vì mục đích cứu độ chúng sanh, vì lợi lạc cho chúng sanh là công đức.




 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên