Những điễm đặc sắc của Phật Giáo.

Xin bạn góp ý cho bài viết này! Cám ơn


  • Số lượng người bầu chọn
    6

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Chào Chiếu Thanh

"Phật là chúng sanh..." thì Chiếu Thanh nói Phật là Người có chổ nào sai đâu !

Nếu ptd "thua rồi" thì.. Chiếu Thanh "ăn gian" nhé :
Còn cái mệnh đề tính từ đằng sau danh từ "chúng sanh ": "đã đoạn dứt tất cả VÔ MINH và Tham Ái , đã giác ngộ triệt để, đã có TOÀN TRÍ , TOÀN BI và ĐẠI NĂNG". Một CHỦ THỂ như vậy, có còn là "chúng sanh" nữa không ? Khà khà, chắc chắn là KHÔNG rồi. Một chúng sanh như thế đó, tức phi chúng sanh rồi.Phải không bạn Hắc Phong ?
Hì hì
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
4/Phật giáo không thừa nhận có người ác độc hay tồi tệ đến mức không thễ giáo hóa được.

Đối với Phật Giáo, chỉ có hai hạng người là : Giác ngộ và Vô minh.

Và thậm chí hai trạng thái như vậy trong từng thời điễm ở một con người, một cá thễ. Không có ác độc hay tồi tệ, không có thánh hiền hay thông thái. Tất cã đều nằm trong sự ngộ nhận !!!

Phật Giáo sẻ bác bỏ tất cả sự ngộ nhận "Chân, Thiện, Mỹ". Đây là một điễm đặc sắc. Trong Phật Giáo, Phật học, giáo lý chỉ là phương tiện, gỏ mõ tụng kinh, trì chú, bố thí, nhẫn nhục, thiền định... tất cã đều chỉ là phương tiện.

Kinh Pháp Hoa dụ về đứa con bỏ nhà đi hoang, khi chúng ta chưa về tới nhà còn bỏ đi hoang thì đều là "tồi tệ". Nếu ai trong các bạn còn nghĩ rằng "tôi tu, tôi hành, tôi làm việc tốt, còn người kia như vậy là xấu xa, là đê tiện, là hạng nhất xiển đế(không thễ giáo hóa)" thì chính các bạn ngay lúc nghĩ như vậy mới là hạng "Nhất xiển đế".

Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã nói :

"Thiên giang hửu thủy, thiên giang Nguyệt"
"Vạn lý vô vân, vạn lý thiên"

Ngàn sông có nước, ngàn sông ấy đều in hình bóng trăng.
Muôn dặm dù không có mây, củng là trời cao.

Các bạn hãy đóng góp ý kiến về điễm này.

Kính chào Chiếu Thanh
Để có thể chia sẻ với Chieuthanh đề tài này, xin cho phép ptd hỏi mod vài câu :
-" giáo hóa" có nghĩa gì ?Có phải là làm cho người ta tin Phật , tin nhân quả để bỏ ác làm thiện, hay giáo hóa là làm cho người ta tin và tu đạo giải thoát

-theo ptd Phật giáo thừa nhận hay không thừa nhận việc có người ác không thể giáo hóa được , không có nói trong kinh,ptd đoán là CT định nói về việc trong kinh nói :các vị Bồ Tát hiện hữu quanh chúng ta để cứu giúp chúng ta , các ngài nguyện khi còn chúng sanh nào chưa được giải thoát hay còn chúng sanh nào trong đia ngục thì các ngài chưa nhập Niết Bàn . Giáo hóa được hết ,hay không, thì không ai biết ?

- " ngộ nhận" có nghĩa gì ?Có phải CT định nói là "chuyện trong mơ" không ?Nếu là đúng ,thì ptd có ý kiến như sau :tuy tất cả là chuyện trong mơ , trong mộng huyễn , nhưng cái huyễn đó nó vẫn là thật (thiện ác , chân vọng , xấu tốt ...)khi chúng ta chưa thật sự ra khỏi mộng, cho nên trong kinh , Phật có nói về thiện ác đúng nghĩa , chân vọng đúng nghĩa , xấu tốt đúng nghĩa ...để đệ tử ngài noi theo mà hành xử , còn quan niệm về thiện ác , chân vọng , xấu tốt của người đời có khi lại khác chăng (tùy theo thời và phong tục , nơi chốn )


_Quan niệm của Mod về "Nhất Xiển Đề" và bài thơ , thì ptd không thể góp ý nếu Mod không nói rõ hơn được .

Xin Chào
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Bởi Chiếu Thanh :
Đối với Phật Giáo, chỉ có hai hạng người là : Giác ngộ và Vô minh.Và thậm chí hai trạng thái như vậy trong từng thời điễm ở một con người, một cá thễ. Không có ác độc hay tồi tệ, không có thánh hiền hay thông thái. Tất cã đều nằm trong sự ngộ nhận.Phật Giáo sẻ bác bỏ tất cả sự ngộ nhận "Chân, Thiện, Mỹ". Đây là một điễm đặc sắc


Chào mod Chiếu Thanh
ptd xin nói thêm về chủ đề này. Đọc bài viết mà mod đưa ra , ptd thấy người viết đã sờ được một bộ phận nào của một con voi, nên đã viết ra mà lại gán cho đó là đạo Phật . Vì vậy ptd xin đưa ra phần khác (mà mình sờ được ) để chia sẻ cùng Mod.
-Nếu nói Phật giáo phân biệt hai hạng người (giác ngộ và vô minh), thì các ngoại đạo cũng như thế :phân biệt người Có Đức Tin và người Không có Đức Tin vào đạo và giáo chủ . Cả hai trạng thái Có và Không trong một con người, trong mỗi thời điểm
-Đạo Phật chỉ cho chúng ta biết về có sự nhân quả và luân hồi trong lục đạo, cho nên tất là phải có nhân quả về thông thái và không thông thái trong mỗi con người.. Vì có lục đạo và có luân hồi quả báo, nên có chúng sanh này chúng sanh khác.Đạo Phật cũng dạy chúng ta cách làm thế nào để có thể nhận được phúc báo về trí thông thái...
-Đạo Phật không bác bỏ sự hiện hữu và nghệ thuật về chân ,thiện, mỹ . Giáo lý của đạo luôn hướng tới xây dựng những con người mang tính chân , thiện, mỹ đích thực, điều này ptd đã nói ở bài trên.Nếu không sống với chân thiện mỹ thì người ta không thể tu tâm được .

Vì mod đã mời đóng góp ý kiến .Theo ptd ,khi trình bày giáo lý của Phật giáo , người ta hay trình bày như một người mù sờ được một bộ phận của một con voi do đó khó mà tránh được sai thiếu hay khuyết điểm . Theo lời yêu cầu của mod , ptd đưa ra cái mà mình sờ được để bàn với người đi trước và mod .Để chúng ta chia sẻ với nhau.Đúng ra để tránh nói với tính chủ quan , nên dẫn chứng nhiều , mà điều kiện của diễn đàn cũng như của thời gian không cho phép.
Thân chào


_
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn Chiếu Thanh,
d/đ sau một thời gian thường hay góp ý - thì d/đ nhận thấy…
Cho nên, d/đ chỉ chuyên về việc chia sẻ phần con voi mà d/đ sờ được. Đồng thời lắng nghe các Bạn trao đổi để học hỏi thêm những phần khác của con voi mà d/đ chưa biết.

Nhưng qua sự luận bàn giữa Bạn và bạn phithuydu về “Chân, Thiện, Mỹ” trong giáo lý của đạo Phật – d/đ cũng muốn tham gia (trong sự dè dặt). Nếu Bạn không thích thì nói qua một tiếng cho d/đ biết…

Theo d/đ thì điểm đặc sắc của đạo Phật là ngay trong giáo lý - đã tự có sẵn “Chân, Thiện, Mỹ”. Và thực tế cũng đã chứng minh. Bất cứ ai tu học Phật pháp đúng theo lời Phật Thích Ca hướng dẫn - cũng đều đi dần đến chỗ Chân thật, toàn Thiện và toàn Mỹ.

Cho nên “Chân, Thiện, Mỹ” đối với Phật Giáo không phải là sự ngộ nhận.

Và Phật giáo chỉ không phân biệt kẻ thiện người ác - chớ không phải không thừa nhận có người ác độc hay tồi tệ đến mức không thể giáo hóa được.
Vì nếu không thừa nhận có người ác độc hay tồi tệ đến mức không thể giáo hóa được – thì đã không có danh từ “nhứt xiển đề”.

Nhưng vì với sự thấy biết của Phật thì người thế gian chúng ta đều là mê lầm. Nghĩa là tất cả chúng ta đều ở trong tình trạng bị bệnh tâm thần. Và không phải người bị bệnh tâm thần nào cũng hung dữ - gặp ai đánh nấy. Mà cũng có nguời bị bệnh tâm thần rất hiền.
Nhưng đã là người bị bệnh tâm thần thì dầu là hiền hay dữ cũng cần phải chữa tr - như nhau. Do đó, Phật mới dạy chúng ta đừng phân biệt thiện ác.

Và với chỗ thấy biết của Phật thì dầu có là “nhứt xiển đề” cũng có thể chữa trị được. Nếu hiền thì có thể dùng cách này cách khác để dụ họ chữa trị. Còn nếu dữ thì cũng phải bắt trói họ lại để mà chữa trị.

đặc điểm của đạo Phật là không đầu hàng – bỏ rơi bất cứ một bệnh nhân nào. Và cũng do đó mà giáo lý của đạo Phật mới thường kêu gọi phát tâm Đại thừa - thực hành Bồ tát đạo - tiếp tay với các Ngài trong việc cứu chữa cho những người mắc phải tình trạng hung dữ. Và người bị tình trạng hung dữ tột cùng là hạng nhứt xiển đề.

Còn nếu Bạn nói : đối với Phật giáo - đã là chúng sanh cõi người thì không có ai là thánh hiền hay thông thái cả. Điều này d/đ có cùng chỗ hiểu với Bạn

Còn Bạn nói : Khi chúng ta chưa về tới nhà còn bỏ đi hoang đều là "tồi tệ" như nhau thì d/đ không nghĩ như Bạn. Vì nếu tất cả đều tồi tệ như nhau thì trong giáo lý của đạo Phật không có hạng người bị gọi là Nhứt Xiển Đề

Riêng về hai câu thơ của Phật Hoàng Trần Nhân Tông - nếu căn cứ theo lời dịch Bạn ghi - thì d/đ thấy trong lời thơ - vẫn còn có trăng, có mây, có trời. Cho nên, chỉ mới là một phần nào đó của Phật giáo - chớ chưa phải là tinh túy của Phật giáo.

Thân chào
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Kính Chào Thầy Huệ Viên, Bác Nguyễn Văn Học, Băng Tâm, Cô Diệu Đức, Phi Thùy Dụ, Hắc Phong, Hý Luận và tất cả các bạn quan tâm đến chủ đề này.

CT xin sám hối vì tất cả ý đã, đang viết ra. Vì " Bát Nhả vô văn, vô kiến, chư Pháp độn cố".

dieuduc đã viết:
Theo d/đ thì điểm đặc sắc của đạo Phật là ngay trong giáo lý - đã tự có sẵn “Chân, Thiện, Mỹ”. Và thực tế cũng đã chứng minh. Bất cứ ai tu học Phật pháp đúng theo lời Phật Thích Ca hướng dẫn - cũng đều đi dần đến chỗ Chân thật, toàn Thiện và toàn Mỹ.

Đây là pháp nhị thừa.
Chổ rốt ráo của chân thật, toàn Thiện, toàn mỹ , không chân thật, ác, không đẹp đều cùng thể tánh, là "không" .Chân thiện mỹ cũa hửu vi pháp, đúng hơn chân thiện mỹ là hữu vi pháp, còn trong pháp đối đải . Vượt khỏi , thì có gì gọi là chân, là thiện, là mỹ. Đó chinh là "Đạo Phật"


dieu duc đã viết:
Cho nên “Chân, Thiện, Mỹ” đối với Phật Giáo không phải là sự ngộ nhận.
Đây là sự ngộ nhận của Hàng Thinh Văn, vì vậy cho nên Đức Phật đã nói : " Từ cội Bồ Đề (thành đạo) cho đến Sala (nhập Niết Bàn) Ta chưa từng nói một lời ". Đây chính là trí tuệ siêu việt của Ngài. Maha Bát Nhã Ba La Mật.

dieu duc đã viết:
đặc điểm của đạo Phật là không đầu hàng – bỏ rơi bất cứ một bệnh nhân nào. Và cũng do đó mà giáo lý của đạo Phật mới thường kêu gọi phát tâm Đại thừa - thực hành Bồ tát đạo - tiếp tay với các Ngài trong việc cứu chữa cho những người mắc phải tình trạng hung dữ. Và người bị tình trạng hung dữ tột cùng là hạng nhứt xiển đề.
. Đúng vậy. đây là điễm đặc sắc nhất Phật Giáo. Bồ tát (người huyễn) dụng pháp huyễn độ nhất thiết chúng sanh huyễn.

diue duc đã viết:
Vì nếu không thừa nhận có người ác độc hay tồi tệ đến mức không thể giáo hóa được – thì đã không có danh từ “nhứt xiển đề”.
.
Người ác độc tồi tệ ví như vật nặng chìm xuống nước, với tay vớt chẳng được, hạng nhất xiển đề ví như côn trùng thích bùn đất chui mãi xuống bùn, bắt lên lại chui xuống, không cãm nhận được ánh sáng mặt trời.

Nhưng
Nhất xiển đề chỉ là danh từ, Bồ Tát củng chỉ là danh từ, vô thượng bồ đề củng chỉ là danh từ, nghỉa của ngử các danh từ còn không thể được (vô khã đằc). Sanh tâm cầu đằc Bồ tát, hướng tâm cầu Bồ tát đạo, thì mãi mãi sanh tâm... hướng tâm thôi.

(còn ...sanh tâm.... tiếp)
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
ptd đã viết:
ptd xin nói thêm về chủ đề này. Đọc bài viết mà mod đưa ra , ptd thấy người viết đã sờ được một bộ phận nào của một con voi, nên đã viết ra mà lại gán cho đó là đạo Phật .
ptd đã viết:
Nếu nói Phật giáo phân biệt hai hạng người (giác ngộ và vô minh)


Đây lại chính là Đạo Phật .
Giác Ngộ là giác ngộ cái gì ? Giác ngộ thể tánh tich nhiên vắng lặng!
Tại sao Vô minh? Như "Không" mà lại chấp có, có tất tần tật , Tướng Tánh Thể Dụng Tác Lực Nhân Duyên Quả ....

ptd đã viết:
các ngoại đạo cũng như thế :phân biệt người Có Đức Tin và người Không có Đức Tin vào đạo và giáo chủ . Cả hai trạng thái Có và Không trong một con người, trong mỗi thời điểm
ptd đã viết:
-Đạo Phật chỉ cho chúng ta biết về có sự nhân quả và luân hồi trong lục đạo, cho nên tất là phải có nhân quả về thông thái và không thông thái trong mỗi con người.
Người ngoại đạo phân biệt như thế, người tu hành củng còn người phân biệt như thế, vì vậy chúng ta không nên phân biệt tiến tới không còn phân biệt để không rơi vào nhị nguyên, Đức Phật chỉ cho chúng ta biết về nhân quả và luân hồi, là muốn cho chúng ta thoát khõi luân hồi nhân quả, thoát khỏi luân hồi nhân quả chỉ có thể bằng trí tuệ Bát nhã . Đức Phật chỉ chứ không bảo là chấp.

(còn ... sanh tâm ... tiếp)
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn Chiếu Thanh,
Vì d/đ nói :
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->

điểm đặc sắc của đạo Phật là ngay trong giáo lý - đã tự có sẵn “Chân, Thiện, Mỹ”. Và thực tế cũng đã chứng minh. Bất cứ ai tu học Phật pháp đúng theo lời Phật Thích Ca hướng dẫn - cũng đều đi dần đến chỗ Chân thật, toàn Thiện và toàn Mỹ.
mà Bạn nói :

Đây là pháp nhị thừa.
Chổ rốt ráo của chân thật, toàn Thiện, toàn mỹ , không chân thật, ác, không đẹp đều cùng thể tánh, là "không" .Chân thiện mỹ cũa hửu vi pháp, đúng hơn chân thiện mỹ là hữu vi pháp, còn trong pháp đối đải . Vượt khỏi , thì có gì gọi là chân, là thiện, là mỹ. Đó chinh là "Đạo Phật"
Nên d/đ không biết có phải Bạn muốn nói giáo lý của đạo Phật chỉ đưa người hạ căn đi dần đến “chân, thiện, mỹ”. Còn người thượng trí - vượt khỏi rồi - thì sau đó không còn có sự chân thật, sự toàn mỹ, toàn thiện.
Hay là Bạn muốn nói - khi vượt khỏi rồi - thì trở thành “không biết gì” về sự chân thật, về sự toàn thiện, về sự toàn mỹ.
Hay Bạn muốn nói – khi vượt khỏi rồi - thì đã đạt đến đỉnh của sự chân thật, toàn thiện, toàn mỹ.

Riêng d/đ thì d/đ cho rằng – khi vượt khỏi rồi thì đã đạt đến đỉnh của sự chân thật, toàn thiện, toàn mỹ.
Và vì đạt đến đỉnh của sự chân thật nên mới biết Phật và chúng sanh đều cùng thể tánh... Và vì đạt đến đỉnh của sự toàn thiện mà Phật mới không thể đứng nhìn chúng sanh vì mê lầm mà bị khổ não. Sẵn sàng vì chúng sanh đi vào địa ngục...
Còn việc Phật đạt đến đỉnh của sự toàn mỹ thì chắc Bạn không nghi ngờ.

Và vì d/đ hiểu về đạo Phật là như vậy. Cho nên, đối với d/đ - điều d/đ nói không phải chỉ là pháp của Nhị thừa – mà chính là điểm đặc sắc của Đạo Phật


Còn Bạn nói :

Đây là sự ngộ nhận của Hàng Thinh Văn, vì vậy cho nên Đức Phật đã nói : " Từ cội Bồ Đề (thành đạo) cho đến Sala (nhập Niết Bàn) Ta chưa từng nói một lời ". Đây chính là trí tuệ siêu việt của Ngài.
Thì d/đ không cùng chỗ hiểu với Bạn. Vì nếu Bạn cho rằng lời đức Phật nói : " Từ cội Bồ Đề (thành đạo) cho đến Sala (nhập Niết Bàn) Ta chưa từng nói một lời " là dùng trí tuệ siêu của Ngài – thì muốn hiểu được trọn ý nghĩa chơn thật của lời nói này. Bạn cần phải có trí tuệ siêu việt.
Do đó, nếu Bạn chưa quyết chắc Bạn đã có được trí tuệ siêu việt – thì Bạn đừng tự tin là Bạn đã hiểu được trn ý nghĩa chơn thật lời nói này của Phật.


Còn Bạn nói :

điễm đặc sắc nhất Phật Giáo. Bồ tát (người huyễn) dụng pháp huyễn độ nhất thiết chúng sanh huyễn.
Thì d/đ có cùng chỗ hiểu với Bạn


Còn Bạn nói :

Người ác độc tồi tệ ví như vật nặng chìm xuống nước, với tay vớt chẳng được, hạng nhất xiển đề ví như côn trùng thích bùn đất chui mãi xuống bùn, bắt lên lại chui xuống, không cãm nhận được ánh sáng mặt trời.
Thì d/đ rất buồn… Đạo Phật là như vậy sao !?
Và vì Bạn nói như vậy. Cho nên d/đ không ngạc nhiên khi nghe Bạn nói :

Nhất xiển đề chỉ là danh từ, Bồ Tát củng chỉ là danh từ, vô thượng bồ đề củng chỉ là danh từ, nghỉa của ngử các danh từ còn không thể được (vô khã đằc). Sanh tâm cầu đằc Bồ tát, hướng tâm cầu Bồ tát đạo, thì mãi mãi sanh tâm... hướng tâm thôi.
d/đ xin chỉ góp ý bấy nhiêu. Và chúc Bạn tinh tiến.

Thân chào
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
ptd đã viết:
Nếu không sống với chân thiện mỹ thì người ta không thể tu tâm được .
Như đã trình bày ở trên về vấn đề "Chân Thiện Mỹ". Còn "sống với..." ... "người ta không thể ..." thì AI sống , AI tu? Hành trạng sống chỉ là huyễn, hành trang tu củng là huyễn.Người huyển tu pháp huyển độ nhất thiết chúng sanh như huyển,


ptd đã viết:
...người ta hay trình bày như một người mù sờ được một bộ phận của một con voi do đó khó mà tránh được sai thiếu hay khuyết điểm
Đó là vì Sắc cho đến Vô Thượng Bồ Đề vô sở đắc, vô khả đắc.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Nên d/đ không biết có phải Bạn muốn nói giáo lý của đạo Phật chỉ đưa người hạ căn đi dần đến “chân, thiện, mỹ”.
Còn người thượng trí - vượt khỏi rồi - thì sau đó không còn có sự chân thật, sự toàn mỹ, toàn thiện.

Pháp của Phật ví như mưa xuống khu rừng, cây đại thụ thì hưởng trước, cây cao thì kế đó, đến cây nhỏ lần lượt cho đến loài nấm mốc ... , thảy đồng một vị, như ánh thái dương soi núi cao trước, lần lượt núi, đồi, đồng bằng và đến đại dương biển cả, sông ngòi....

Vì vậy, thôi không sanh tâm nửa, các vị hảy thực hành theo vị của mỗi người .
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Chào Chiếu Thanh
Cho phép ptd nói thêm một chút xíu nữa thôi nhé
ptd chỉ xin đưa ra nhận xét về đoạn văn mà mod đưa ra . Người viết đã đưa ra nhận xét về đạo Phật mà theo mod Chiếu Thanh, là nói đến Phật pháp ở Nhất Nguyên ?Thật ra Nhị Nguyên hay Nhất Nguyên đều có giáo lý của Phật .Cho nên nói đến giáo lý đạo Phật là nói đến toàn bộ , không thể chỉ nói cái này mà không nói cái kia . Và không thể nói cái căm xe là cái xe . Chúng sanh là gì ?Phật là gì ? Chúng ta hiểu vì có chúng sanh nên mới có Phật . Nói đến chúng sanh là nói đến thế giới,và các pháp thế gian . Đức Phật không phủ nhận các pháp thế gian ( trong đó có pháp Chân Thiện Mỹ của người thế gian ). Trong kinh có nói, pháp Phật chính là pháp thế gian . Vì sao ? pháp Phật là để chữa trị cho bệnh của thế gian . Đó là cứu cánh (mục đích )của Phật và pháp Phật , cho nên không thể nói "đạo Phật sẽ bác bỏ Chân Thiện Mỹ (của người thế gian )", vì tại sao đạo Phật phải bác bỏ Chân Thiện Mỹ . Đạo Phật chỉ bác bỏ các hủ tục , mê tín , tà kiến của người thế gian thôi.Chớ đạo Phật không bác bỏ Chân Thiện Mỹ của thế gian.
Nếu pháp Chân Thiện Mỹ của người thế gian có thể không đem lại hạnh phúc cho họ , đó là lúc đạo Phật sẽ tiếp nối, với Chân Thiện Mỹ của Đạo Phật

ptd có ý như vậy , xin chia sẻ .
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
5/ Phật không phải là "Độc nhất vô nhị".

Phật là một danh từ chỉ người đạt được giác ngộ hoàn toàn (bậc toàn giác). Với ý nghĩa như vậy thì bất kỳ chúng sanh nào giác ngộ hoàn toàn tức là Phật vậy. Điễm này phù hợp và gắn kết với những điễm trên như là Phật là người chứ không phải là thần linh hay đấng tạo hóa đầy quyền năng, và Phật không phải sinh là "Biết". Điễm đặc sắc này của Phật giáo làm cho Phật giáo không chỉ là một tôn giáo đơn thuần, không phải một triết lý trừu tượng khô khan hay viễn tưởng xa vời, củng không phải là một luận chứng khoa học!

Chỉ có một cách hiễu rỏ và sâu sắc Phật giáo là "tu và hành", tức là phải dấn bước lên con đường của Đức Phật đã chỉ, đạt được thành tựu như nguyện. Hiểu rỏ Đạo Phật bằng giáo lý, kinh điễn chỉ là "đói ăn bánh vẽ", "cưởi ngựa xem hoa".

Và quả thực "hiễu Đạo" một cách chân chánh là một việc khó. Nhưng "tu và hành" lại còn khó gấp trăm vạn lần. Trãi qua trăm, ngàn, vạn , muôn ... kiếp , một người mới có thễ giác ngộ hoàn toàn, tức là thành Phật !

Nhưng một người đã phát nguyện "dấn thân" thì dứt khoát sẻ thành tựu, đó là một điều xác quyết của Đức Phật. Trong kinh Pháp Hoa, Phật Thích Ca đã thọ ký cho rất nhiều đệ tử ở kiếp vị lai sẻ thành Phật.

Đây là nói lại những điễm đặc sắc của Phật giáo , chớ không nghiên ngữa về Thiền tông hay Tịnh Độ hay Nam Tông, Bắc Tông, Nhị thừa, hay Nhất thừa. Xin các bạn chớ đứng trên quan niệm tông phái mà lầm lẩn hoặc mắc mứu
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
6/ Phật giáo không thừa nhận có thần sáng tạo ra vạn vật.
Quan niệm vũ trụ vạn vật do thần vạn năng sáng tạo ra là không hợp lý. Bởi lẽ thần chính là sản vật của tư tưởng con người. Loài người dựa vào quan niệm và hình tượng của mình mà tạo ra thần, nhằm mục đích để giải thích nguồn gốc của nhân sinh vũ trụ, Phật giáo gọi đó là “nguyên nhân đầu tiên”. Nếu cho rằng thần có thể sáng tạo nhân sinh vũ trụ thì vị thần ấy do ai sáng tạo ra ?
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên