Nếu trong lúc chúng con tụng chú Lăng Nghiêm mà phát âm không hoàn toàn chính xác thì có sao không?
Ngày xưa có một ông lão tu hành rất chân thật, nên lúc nào ông cũng không rãnh rỗi. Ông lão làm gì? Ông lão trì chú, tức là trì ¡§Lục Tự Đại Minh Chú.¡¨ Nhưng ông lão tu hành này niệm không đúng. Bởi vì ông đã không hỏi cho rõ ràng cách đọc như thế nào, mà lại tự ý đặt ra. Hoặc là ông có hỏi qua, nhưng vì trí nhớ không mấy gì tốt, cho nên người ta dạy: khi chữ khẩu ( ) bên cạnh chữ Án ( ) thì có âm đọc là Án ()Vì thế mà ông nghĩ rằng khi chữ khẩu có thêm chữ Ngưu ( ), thì nhất định cũng đọc là Ngưu. Thật ra chữ đó không phải phát âm là Ngưu ( ) mà có âm đọc là Hồng ( ). Thế là ông lão niệm câu chú Án Ma Ni Bát Di Ngưu, Án Ma Ni Bát Di Ngưu, Án Ma Ni Bát Di Ngưu. Ông lão cứ như vậy mà niệm rất thành tâm, rất hứng thú. Với lòng nhiệt tâm và nghị lực trì niệm của ông, thì thật là bao nhiêu sức mạnh của chữ ngưu ( trâu ) đó như phát xuất ra vậy.
Ông lão không những chỉ niệm lấy có, mà mỗi ngày ông đều niệm đến cả trăm ngàn lần câu Án Ma Ni Bát Di Ngưu này. Sau khi niệm cả trăm ngàn lần như thế, ông cho rằng quá phiền phức nếu niệm mà dùng xâu chuỗi để tính đếm. Cho nên ông bắt đầu dùng trăm ngàn hột đậu nành để đếm khi niệm chú. Thế rồi mỗi lần niệm xong một câu, ông dời một hột đậu qua một bên. Vì làm như vậy thì sẽ không bị sai sót chi. Niệm một câu thì dời một hột đậu qua một bên. Ông cứ như vậy mà niệm. Niệm tới niệm lui và quả là đã có linh nghiệm thật. Ông niệm cho đến khi các hạt đậu tự động nhảy qua mà không cần dùng tay dời chúng. Ông niệm một câu Án Ma Ni Bát Di Ngưu (trâu), thì ngưu này nhảy qua. Niệm thêm một câu Án Ma Ni Bát Di Ngưu, thì thêm một ngưu nữa lại nhảy qua. Cứ như thế mà tiếp tục niệm tới niệm lui, niệm cho tới khi hào quang xanh sắc xanh, hào quang vàng sắc vàng, hào quang hồng sắc hồng- gồm cả năm hào quang và mười màu sắc đó bao phủ quanh ông. Lúc đó, ông càng niệm lại càng hân hoan hơn: Thật là vui quá! Thử tưởng tượng xem! Các hột đậu mà lại có thể tự động nhảy từ bên đây qua bên kia. Chính ông cũng không ngờ rằng sự linh nghiệm của câu chú, đã khiến các hột đậu trở nên linh hoạt đến nỗi có thể tự động di chuyển được.
Rồi vào một ngày nọ, lại có một lão đạo sĩ khác, nhận thấy bầu trời trên đỉnh núi có một luồng khí sắc tía. Sự hiển hiện của luồng khí sắc tím cuộn xoáy là nhất định phải có một vị chân tu đang tu tập trên đó. Cho nên lão đạo sĩ này bèn đi đến đó xem thử. Đến nơi thì thấy chỗ ở rất đơn sơ, chỉ là một túp lều tranh nhỏ. Lúc ông nhìn vào bên trong thì thấy có một ông già đang niệm Án Ma Ni Bát Di Ngưu và cũng thấy các hạt đậu tự động nhảy qua. Ông lắng nghe, lắng nghe. Và khi ông già đó đã xong khóa trì niệm trăm ngàn biến Án Ma Ni Bát Di Ngưu, đến chữ Ngưu cuối cùng, ông khách bèn hỏi: Ông đang làm gì vậy?
- Tôi niệm Lục Tự Đại Minh Chú.
- Ông niệm như thế nào?
- Thì niệm - Án Ma Ni Bát Di Ngưu.
- Ông niệm sai rồi! Không phải là Án Ma Ni Bát Di Ngưu đâu!
- Vậy thì là gì?
- Là Án Ma Ni Bát Di Hồng.
- Ồ!
Rồi sau đó ông lão niệm Án Ma Ni Bát Di Hồng. Nhưng khi niệm chữ Hồng, các hạt đậu chẳng động đậy chút nào. ¡§Ủa! HỒNG không làm chúng di động.¡¨ Ông lão nói:
¡§Thấy chưa? Khi tôi niệm Án Ma Ni Bát Di Ngưu, thì đậu của tôi tự động di chuyển. Nhưng khi tôi niệm Án Ma Ni Bát Di Hồng thì các đậu này làm lơ với tôi, chẳng thèm nhúc nhích chi hết. Vậy thì tôi sẽ tiếp tục niệm theo cách của tôi - Án Ma Ni Bát Di Ngưu cho rồi!¡¨
Thật ra ông lão này vốn là không biết chữ, tuy niệm Án Ma Ni Bát Di Ngưu, mà ông cũng đắc được tam muội. Từ đó chúng ta thấy rằng: Nhất thiết duy tâm tạo - Tất cả đều do tâm tạo. Nếu quý vị niệm không đúng, nhưng không phải là vì quý vị cố ý, thì đó không phải lỗi của quý vị. Bởi vậy không có sao đâu. Chỉ cần quý vị thành tâm thôi. Cho dù như quý vị có niệm sai đi nữa, thì vẫn được cảm ứng như thường. Đó là bởi các vị Thần Chú biết quý vị không phải cẩu thả. Trong trường hợp này, cho dù nếu có trì niệm không đúng hoàn toàn, nhưng cũng vẫn được cảm ứng như nhau. Quý vị hiểu chưa? Tôi nói nhiều đạo lý như vậy đều là để trả lời câu hỏi này cho quý vị đó.
Ngày xưa có một ông lão tu hành rất chân thật, nên lúc nào ông cũng không rãnh rỗi. Ông lão làm gì? Ông lão trì chú, tức là trì ¡§Lục Tự Đại Minh Chú.¡¨ Nhưng ông lão tu hành này niệm không đúng. Bởi vì ông đã không hỏi cho rõ ràng cách đọc như thế nào, mà lại tự ý đặt ra. Hoặc là ông có hỏi qua, nhưng vì trí nhớ không mấy gì tốt, cho nên người ta dạy: khi chữ khẩu ( ) bên cạnh chữ Án ( ) thì có âm đọc là Án ()Vì thế mà ông nghĩ rằng khi chữ khẩu có thêm chữ Ngưu ( ), thì nhất định cũng đọc là Ngưu. Thật ra chữ đó không phải phát âm là Ngưu ( ) mà có âm đọc là Hồng ( ). Thế là ông lão niệm câu chú Án Ma Ni Bát Di Ngưu, Án Ma Ni Bát Di Ngưu, Án Ma Ni Bát Di Ngưu. Ông lão cứ như vậy mà niệm rất thành tâm, rất hứng thú. Với lòng nhiệt tâm và nghị lực trì niệm của ông, thì thật là bao nhiêu sức mạnh của chữ ngưu ( trâu ) đó như phát xuất ra vậy.
Ông lão không những chỉ niệm lấy có, mà mỗi ngày ông đều niệm đến cả trăm ngàn lần câu Án Ma Ni Bát Di Ngưu này. Sau khi niệm cả trăm ngàn lần như thế, ông cho rằng quá phiền phức nếu niệm mà dùng xâu chuỗi để tính đếm. Cho nên ông bắt đầu dùng trăm ngàn hột đậu nành để đếm khi niệm chú. Thế rồi mỗi lần niệm xong một câu, ông dời một hột đậu qua một bên. Vì làm như vậy thì sẽ không bị sai sót chi. Niệm một câu thì dời một hột đậu qua một bên. Ông cứ như vậy mà niệm. Niệm tới niệm lui và quả là đã có linh nghiệm thật. Ông niệm cho đến khi các hạt đậu tự động nhảy qua mà không cần dùng tay dời chúng. Ông niệm một câu Án Ma Ni Bát Di Ngưu (trâu), thì ngưu này nhảy qua. Niệm thêm một câu Án Ma Ni Bát Di Ngưu, thì thêm một ngưu nữa lại nhảy qua. Cứ như thế mà tiếp tục niệm tới niệm lui, niệm cho tới khi hào quang xanh sắc xanh, hào quang vàng sắc vàng, hào quang hồng sắc hồng- gồm cả năm hào quang và mười màu sắc đó bao phủ quanh ông. Lúc đó, ông càng niệm lại càng hân hoan hơn: Thật là vui quá! Thử tưởng tượng xem! Các hột đậu mà lại có thể tự động nhảy từ bên đây qua bên kia. Chính ông cũng không ngờ rằng sự linh nghiệm của câu chú, đã khiến các hột đậu trở nên linh hoạt đến nỗi có thể tự động di chuyển được.
Rồi vào một ngày nọ, lại có một lão đạo sĩ khác, nhận thấy bầu trời trên đỉnh núi có một luồng khí sắc tía. Sự hiển hiện của luồng khí sắc tím cuộn xoáy là nhất định phải có một vị chân tu đang tu tập trên đó. Cho nên lão đạo sĩ này bèn đi đến đó xem thử. Đến nơi thì thấy chỗ ở rất đơn sơ, chỉ là một túp lều tranh nhỏ. Lúc ông nhìn vào bên trong thì thấy có một ông già đang niệm Án Ma Ni Bát Di Ngưu và cũng thấy các hạt đậu tự động nhảy qua. Ông lắng nghe, lắng nghe. Và khi ông già đó đã xong khóa trì niệm trăm ngàn biến Án Ma Ni Bát Di Ngưu, đến chữ Ngưu cuối cùng, ông khách bèn hỏi: Ông đang làm gì vậy?
- Tôi niệm Lục Tự Đại Minh Chú.
- Ông niệm như thế nào?
- Thì niệm - Án Ma Ni Bát Di Ngưu.
- Ông niệm sai rồi! Không phải là Án Ma Ni Bát Di Ngưu đâu!
- Vậy thì là gì?
- Là Án Ma Ni Bát Di Hồng.
- Ồ!
Rồi sau đó ông lão niệm Án Ma Ni Bát Di Hồng. Nhưng khi niệm chữ Hồng, các hạt đậu chẳng động đậy chút nào. ¡§Ủa! HỒNG không làm chúng di động.¡¨ Ông lão nói:
¡§Thấy chưa? Khi tôi niệm Án Ma Ni Bát Di Ngưu, thì đậu của tôi tự động di chuyển. Nhưng khi tôi niệm Án Ma Ni Bát Di Hồng thì các đậu này làm lơ với tôi, chẳng thèm nhúc nhích chi hết. Vậy thì tôi sẽ tiếp tục niệm theo cách của tôi - Án Ma Ni Bát Di Ngưu cho rồi!¡¨
Thật ra ông lão này vốn là không biết chữ, tuy niệm Án Ma Ni Bát Di Ngưu, mà ông cũng đắc được tam muội. Từ đó chúng ta thấy rằng: Nhất thiết duy tâm tạo - Tất cả đều do tâm tạo. Nếu quý vị niệm không đúng, nhưng không phải là vì quý vị cố ý, thì đó không phải lỗi của quý vị. Bởi vậy không có sao đâu. Chỉ cần quý vị thành tâm thôi. Cho dù như quý vị có niệm sai đi nữa, thì vẫn được cảm ứng như thường. Đó là bởi các vị Thần Chú biết quý vị không phải cẩu thả. Trong trường hợp này, cho dù nếu có trì niệm không đúng hoàn toàn, nhưng cũng vẫn được cảm ứng như nhau. Quý vị hiểu chưa? Tôi nói nhiều đạo lý như vậy đều là để trả lời câu hỏi này cho quý vị đó.