Kim Cang Thoi Luan

THẾ GIỚI ÁC ĐỘC - THỜI GIAN NĂM LOẠI DƠ BẨN.

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
954
Điểm tương tác
216
Điểm
43
THẾ GIỚI ÁC ĐỘC – THỜI GIAN NĂM LOẠI DƠ BẨN.





I. CHỨNG ĐẮC THÂM SÂU, KHÓ HIỂU, KHÓ BÀN – NỘI CHỨNG CỦA PHẬT.



1. “Ta đã thuyết giảng pháp thoát ly sinh tử, pháp cam lồ vi diệu, pháp tự tại tối thượng và pháp cực kỳ an lạc.



Pháp ấy sâu xa, vi diệu, khó hiểu, khó biết, không thể suy luận, vượt qua những phạm trù suy luận - pháp của các bậc đại Thánh đã tự chứng ngộ”.



(*Phật Lâm Niết Bàn Ký Pháp Trụ số 390 – ngài Huyền Trang dịch)





2. Lại nói:

Đức Phật nói: “pháp mà ta đã chứng đắc là vi diệu, và thật hết sức vi diệu. Là sâu dày, là cực kỳ sâu dày.

Khó giác ngộ và thật khó giác ngộ là: tướng Nhất Thiết trí (là tướng biết hết tất cả, biết trùm khắp).

(*Nhập Lăng Gìa kinh số 675 của ngài Bồ Đề Lưu Chi phẩm 5 – Tuệ Mạng Tu Bồ Đề thưa hỏi)





3. Lại nói:

Chứng ngộ từ bên trong (nội chứng đắc)

Vô tướng lãnh hội

Không thể nói hết phô bày

Tuyệt hết biểu thị, ví dụ

Đình chỉ tranh luận

Thắng nghĩa như vậy

Siêu việt hết thảy

Sắc thái “suy xét”.

(*Giải Thâm Mật kinh số 676 của ngài Huyền Trang dịch)





4. “Thanh văn và Bồ Tát

Chẳng biết được tâm Phật”

(*Kinh Vô Lượng Thọ quyển Hạ của ngài Khang Tăng Khải dịch)



5. Lại nói:

“Như Mục Kiền Liên khi ở nước Ma Già Đà bảo với mọi người là sau bảy ngày trời sẽ mưa nhưng đến kỳ trời chẳng mưa.

Ông lại đoán là bò cái sẽ sinh bò con trắng nhưng đến lúc sinh sản lại sinh bò con vàng.

Dự đoán sinh con trai nhưng về sau lại sinh con gái”.

(*Số 374 - Kinh Đại Bát Niết Bàn –ngài Đàm Vô Sấm dịch - quyển 18 – phẩm 12: Bồ Tát Ca Diếp 1)







6. Lại nói:

“Giả sử các chúng sinh

Đều đắc đạo tất cả

Tuệ thanh tịnh vốn không

Ức kiếp nghĩ trí Phật

Tận lực để giảng thuyết

Suốt đời chẳng biết được”.


(*Kinh Vô Lượng Thọ quyển Hạ của ngài Khang Tăng Khải dịch)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
954
Điểm tương tác
216
Điểm
43
II. ĐỜI ÁC NĂM TRƯỢC, THÂN THỂ NHỎ LẠI, TUỔI THỌ NGẮN LẠI.

1. Số 721- Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ, quyển 67. Phẩm 7: Thân Niệm Xứ (Phần 4) nói:

Đức Phật dạy:

Lại nữa, người tu hành tùy thuận quán ngoại thân xem thời kỳ kiếp sơ, tuổi thọ của người cõi Diêm Phù Đề dài hay ngắn thế nào?


Dùng văn tuệ hay Thiên nhãn quan sát, vị ấy thấy ở thời kỳ kiếp sơ, người cõi Diêm Phù Đề có tuổi thọ đến 84. 000 năm, thân cao 500 cung. (Thân người đời nay cao 1 cung).

Lại nữa, người tu hành tùy thuận quán ngoại thân, xem người cõi Diêm Phù Đề vào giai đoạn thứ hai, tuổi thọ và chiều cao như thế nào?

Vào thời kỳ thứ hai, người sống đến 40. 000 tuổi, cao 200 cung.

Lại nữa, người tu hành tùy thuận quán ngoại thân, xem người cõi Diêm Phù Đề vào thời kỳ kiếp thứ ba, tuổi thọ và chiều cao là bao nhiêu?

Dùng văn tuệ hay Thiên nhãn, vị ấy thấy người cõi Diêm Phù Đề vào thời kỳ kiếp thứ ba sống đến 10. 000 tuổi, cao 100 cung.

Lại nữa, người tu hành tùy thuận quán ngoại thân xem tuổi thọ và chiều cao của người cõi Diêm Phù Đề .

Dùng văn tuệ hay Thiên nhãn quan sát, vị ấy thấy người cõi Diêm Phù Đề vào thời kỳ Chiến Đấu sống được 100 tuổi, thân cao 1 cung.


2. Số 397 - Kinh Đại Phương Đẳng Đại Tập quyển 51 – phần Nguyệt Tạng – Thiên vương hộ trì thứ 9:

Bấy giờ, Đức Phật nói với Bồ-tát Ma-ha-tát Nguyệt Tạng:
-Này vị Thanh tịnh sĩ liễu tri! Nơi Hiền kiếp này, vào lúc đầu, thọ mạng của con người là 40. 000 năm.

Thời này, Đức Phật Câu Lưu Tôn xuất hiện nơi thế gian. Đức Như Lai ấy đã vì vô lượng a-tăng- kỳ ức na-do-tha trăm ngàn chúng sinh chuyển bánh xe chánh pháp nhằm đưa họ ra khỏi dòng chảy sinh tử, kịp họ tránh khỏi con đường ác, gắn bó với nẻo thiện cùng đạo quả giải thoát.

Đức Phật Câu Lưu Tôn đã đem bốn cõi thiên hạ này phó chúc cho vị chủ thế giới Ta-bà là Đại phạm Thiên vương cùng các vị Tha hóa tự tại Thiên vương, Hóa lạc Thiên vương, Đâu-suất-đà Thiên vương, Tu-dạ-ma Thiên vương, nhằm khiến họ lo việc hộ trì, nuôi dưỡng, thương xót đến các loài chúng luôn được tỏ rạng, dốc khiến cho khí chất tinh thuần nơi đại địa, nơi chúng sinh, nơi chánh pháp, được an trụ lâu bền cùng tăng trưởng không ngừng, cũng nhằm giúp chúng sinh dứt bỏ ba đường ác, hướng về ba nẻo thiện... nói chung là nhằm vào những điều ấy, nên đã đem bốn cõi thiên hạ này phó chúc cho Đại phạm Thiên vương cùng các vị Thiên vương kia.

Như thế, là dần dần kiếp hết, chư Thiên, chúng nhân hoại diệt hết, hết thảy nghiệp thiện và pháp lành đều tận diệt, lại tăng trưởng điều ác lớn cùng các thứ phiền não chìm đắm.

Thời kỳ con người thọ mạng còn 30. 000 năm, Đức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni xuất hiện ở đời, phát huy chánh pháp.

Đức Phật đó đã đem bốn cõi thiên hạ này phó chúc cho vị chủ thế giới Ta-bà là Đại phạm Thiên vương cùng các vị Tha hóa tự tại Thiên vương cho đến bôn vị Đại Thiên vương và đám quyến thuộc, nhằm khiến họ hộ trì, nuôi dưỡng, kể cả việc họ sẽ khiến cho hết thảy chúng sinh dứt bỏ ba đường ác, dốc hướng về ba đường thiện, vì vậy đã có sự phó chúc kể trên.

Như vậy là dần dà kiếp hết, chư Thiên chúng nhân, hoại diệt hết, pháp lành cũng tận, lại tăng trưởng các điều ác lớn cùng các thứ phiền não chìm đắm.

Thời gian thọ mạng của con người còn 20. 000 năm, Đức Như Lai Ca Diếp xuất hiện ở đời, phát huy chánh pháp.

Đức Phật ấy đã đem bốn cõi thiên hạ này phó chúc cho vị chủ thế giới Ta-bà là Đại phạm Thiên vương và các vị Tha hóa tự tại Thiên vương, Hóa lạc Thiên vương, Đâu-suất-đà Thiên vương, Tu-dạ-ma Thiên vương, Kiều-thi-ca Đế Thích, bốn Thiên vương cùng các đám quyến thuộc.

Nhằm để hộ trì, nuôi dưỡng, kể cả việc khiến cho hết thảy chúng sinh dứt bỏ ba đường ác, dốc hướng về ba đường thiện, nên Đức Như Lai Ca Diếp đã đem bốn cõi thiên hạ này phó chúc cho chư vị Thiên tiên gồm bảy nguồn sáng tỏa chiếu, mười hai Thiên đồng nữ, hai mươi tám ngôi sao, cũng là nhằm để hộ trì nuôi dưỡng muôn loài.

Này bậc Thanh tịnh sĩ thông đạt! Như thế là lần lượt đến hôm nay, nơi Cõi Đời Xấu Ác đầy những tranh giành xâu xé gồm bao thứ uế trược, từ kiếp uế trược, phiền não uế trược, cho tới chúng sinh uế trược.

Thời này thọ mạng con người chỉ có 100 năm, hết thảy các pháp lành cũng diệt, trái lại, các thứ pháp xấu ác như phủ mờ mịt cả thế gian.


Cũng như nước biển có một vị mặn bao trùm, thứ vị phiền não lớn lao ấy đã phủ đầy khắp thế gian tập hợp bao bè nhóm xấu ác, tay cầm đầu lâu người, máu nhuộm đầy lòng bàn tay cùng nhau sát hại.


3. KIẾP TẬN DIỆT - ÁC ĐẾN CÙNG CỰC SẼ ẨN MẤT LUÔN HẠT GIỐNG TRỒNG.

Kinh nói:

Lại nữa, người tu hành tùy thuận quán ngoại thân xem giai đoạn kiếp Mạt (kiếp cuối), lúc không còn mười điều lành, tất cả muôn dân chỉ lo riêng mình, thời kỳ không có phước đức, tuổi thọ như thế nào, bao nhiêu? Dùng văn tuệ hay Thiên nhãn, vị ấy thấy vào đời ác không có pháp lành, tất cả những vị ngon đều mất hết.


Những mùi ngon đó là: Diêm tô, an thạch lựu, mật ong, đường phèn, mía ngọt, thức ăn và lúa sáu mươi ngày.

Những vị ngon tuyệt trong thế gian thảy đều mất hết, những vị đó là: lúa đỏ, lúa điểu tương lai, lúa phi trùng, lúa ca- tra-ba, lúa xích mang hoàng mễ, lúa dịch lạc, lúa ban, lúa bạch chân
châu, lúa tốc, lúa thiết mang, lúa thùy tuệ, lúa xích sắc, lúa chu-tra- ca, lúa thọ, lúa thủy lục, lúa lục địa, lúa chánh ý, lúa hải sinh, lúa song tuệ, lúa thơm đẳng tiếu, lúa tiêu nhiệt, lúa anh vũ bất thực, lúa nhật kiên, lúa mạng, lúa nhất thiết xứ sinh, lúa sư tử, lúa vô cấu, lúa đại khinh, lúa nhất thế sinh, lúa đại lực, lúa sinh hương, lúa cát-xà, lúa kế tân, lúa sơn trung, lúa cận tuyết sơn xanh, lúa ly phược, lúa ca-lăng, lúa đại ca-lăng-già, lúa như tuyết, lúa đại bối, lúa thiện đức, lúa lưu, lúa bất học, lúa bất khúc tân đà, lúa viễn hắc, lúa ba-tư-chủ, lúa đa-đắc, lúa ương-già-lê, lúa hương, lúa trường, lúa tạp, lúa phi nhân, lúa huệ, lúa nhật chủng, lúa ma-già-đà, lúa thủy mạt, lúa thời sinh, lúa vô khang, lúa đệ nhất, lúa noãn, lúa hán, lúa sắc vàng, lúa
bà-tát-la, lúa phược tướng, lúa thiệt ái, lúa chỉ, lúa kiên, lúa tu-đà, lúa mạch sắc, lúa thiểu, lúa lục chủng tạng, lúa vô bì, lúa điềm, lúa sắc đen, lúa sắc xanh.

Như vậy, trong các loại lúa, có hai loại giống: Một là giống tự phát sinh, hai là giống gieo trồng... cùng với tất cả hương hoa khác.

Vào Đời Ác, tất cả những giống này đều bị diệt mất.


Do tất cả bị diệt cho nên da thịt, gân cốt của người cõi Diêm-phù-đề thảy đều giảm bớt.

Xương toàn thân còi cọc, ngắn nhỏ, ăn những vị nhạt. Tất cả trong ngoài làm duyên lẫn nhau, thảy đều giảm sút.

(*Số 721- Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ, quyển 67. Phẩm 7: Thân Niệm Xứ (Phần 4)

*Chính xác là thời đại thế kỷ 21. Năm 2024 hầu hết tất cả loại hạt giống gốc của lúa và các hạt giống khác gần như đã hoàn toàn biến mất, kể cả các giống bắp, đậu, rau v.v... kể cả các loại trái cây đều bị ghép, và biến đổi Gen, khiến cây cối được trồng ra yếu hơn giống gốc.

Bởi cây trồng, giống trồng đều bị biến đổi Gen cho nên khi trồng cần rất nhiều thuốc sâu với loại cây này.

Cây bị biến đổi Gen tuổi thọ không lâu, một số loại giống biến đổi Gen không thể lấy hạt biến đổi Gen trồng lại.

Như kinh Chánh Pháp Niệm Xứ nói: Thời kỳ diệt tận, các loại giống gốc sẽ biến mất chính xác là thời đại này năm 2024.

Không quá 200 năm nữa, các hạt giống gốc sẽ hoàn toàn biến mất.

Những giống lúa bị biến đổi Gen ăn vào gây ung thư và suy yếu cơ thể.

Do đó, thời kỳ Mạt tận chính là thời này, đang diệt dần dần cho đến hết. (còn chưa nói đến nước độc nhiễm a xít, nước máy có florua, sóng di động sóng wifi đều gây ung thư, chất đất gần cạn kiệt chỉ ăn toàn phân hóa học)

Còn lúa ăn được chỉ là thứ vô vị - do nuôi dưỡng bằng phân hóa học, nên dinh dưỡng rỗng toét, rất thấp.

Nó được tồn tại sống với phân thuốc, với đất cạn kiệt dinh dưỡng các khoáng chất. Cái người ta ăn được chỉ vỏ cơm không có dinh dưỡng.

Gây ra kết quả ung thư, ngoài do biến đổi Gen trồng ra, còn do lượng hóa chất cao trong phân bón hóa học trong đất.

Gây ra kết quả, suy yếu chức năng cơ thể, do dinh dưỡng kém.

4. Kinh nói:
Này các Tỷ kheo, khi tuổi thọ loài Người chỉ có năm ngàn năm, thì hai pháp hưng thịnh, tức là ác khẩu và nói lời phù phiếm. Khi hai pháp này hưng thịnh, thời tuổi thọ các loài hữu tình giảm thiểu, sắc đẹp giảm thiểu. Vì tuổi thọ của chúng giảm thiểu và sắc đẹp giảm thiểu nên tuổi thọ loài Người chỉ có năm ngàn năm và con của họ một số người sống hai ngàn năm trăm năm, một số người sống hai ngàn năm.


Này các Tỷ kheo, khi tuổi thọ loài Người chỉ có hai ngàn năm trăm năm, tham và sân tăng thịnh. Vì tham và sân tăng thịnh nên tuổi thọ các loài hữu tình giảm thiểu và sắc đẹp giảm thiểu. Vì tuổi thọ của họ giảm thiểu và sắc đẹp giảm thiểu, nên tuổi thọ loài Người chỉ có hai ngàn năm trăm năm và các người con chỉ có một ngàn năm.

Này các Tỷ kheo, khi tuổi thọ loài Người chỉ có một ngàn năm thì tà kiến tăng thịnh. Vì tà kiến tăng thịnh, nên tuổi thọ các loài hữu tình giảm thiểu và sắc đẹp giảm thiểu. Vì tuổi thọ của họ giảm thiểu và sắc đẹp giảm thiểu, nên tuổi thọ loài Người chỉ có một ngàn năm, và người con chỉ có năm trăm năm.

Này các Tỷ kheo, khi tuổi thọ loài Người chỉ có năm trăm năm, thì ba pháp tăng thịnh: phi pháp dục, phi lý tham và tà kiến. Khi ba pháp này tăng thịnh, thời tuổi thọ của các loài hữu tình giảm thiểu, sắc đẹp giảm thiểu, tuổi thọ loài Người chỉ có năm trăm năm, còn những người con, một số sống đến hai trăm năm mươi năm, một số sống đến hai trăm năm.

Này các Tỷ kheo, khi tuổi thọ loài Người chỉ có hai trăm năm mươi năm, những pháp sau này tăng thịnh: Thiếu sự hiếu kính đối với cha mẹ, thiếu sự kính lễ đối với các vị Sa môn, Bà la môn, thiếu sự kính trọng đối với các vị cầm đầu trong gia đình.

Này các Tỷ kheo, như vậy vì không cho tiền của những người nghèo, nghèo đói tăng thịnh; vì nghèo đói tăng thịnh, nên trộm cắp tăng thịnh; vì trộm cắp tăng thịnh nên đao kiếm tăng thịnh; vì đao kiếm tăng thịnh nên sát sanh tăng thịnh; vì sát sanh tăng thịnh nên nói láo tăng thịnh; vì nói láo tăng thịnh nên nói xấu tăng thịnh; vì nói xấu tăng thịnh nên tà hạnh tăng thịnh; vì tà hạnh tăng thịnh nên hai pháp tăng thịnh tức là ác khẩu và nói lời phù phiếm; vì hai pháp này tăng thịnh nên tham, sân tăng thịnh; vì tham, sân tăng thịnh nên tà kiến tăng thịnh; vì tà kiến tăng thịnh nên ba pháp tăng thịnh: phi pháp dục, phi lý tham và tà kiến. Vì ba pháp này tăng thịnh nên các pháp sau đây tăng thịnh: thiếu sự hiếu kính đối với cha mẹ, thiếu sự kính lễ đối với các vị Sa môn, Bà la môn, thiếu sự kính trọng đối với các vị cầm đầu trong gia đình. Vì những pháp này tăng thịnh nên tuổi thọ các loài hữu tình này giảm thiểu, sắc đẹp giảm thiểu, vì tuổi thọ giảm thiểu và sắc đẹp giảm thiểu nên loài Người chỉ sống có hai trăm năm mươi năm, và những người con chỉ có một trăm năm.

Khi tuổi thọ loài Người chỉ có hai trăm năm mươi năm, những pháp sau này tăng thịnh: Thiếu sự hiếu kính đối với cha mẹ, thiếu sự kính lễ đối với các vị Sa môn, Bà la môn, thiếu sự kính trọng đối với các vị cầm đầu trong gia đình.

Này các Tỷ kheo, một thời sẽ đến khi những người con của loài Người chỉ sống đến mười tuổi. Này các Tỷ kheo, khi tuổi thọ loài Người chỉ mười tuổi, con gái đến năm tuổi sẽ lập gia đình.

Này các Tỷ kheo, khi tuổi thọ loại Người chỉ có mười tuổi, các loại sau này sẽ biến mất, tức là tô, lạc, dầu, đường cát và muối. Này các Tỷ kheo, khi tuổi thọ loài Người chỉ có mười tuổi, loại hột Kudrusa trở thành món ăn tối thượng. Này các Tỷ kheo, như hiện nay cháo thịt là những món ăn tối thượng, cũng vậy này các Tỷ kheo, khi tuổi thọ loài Người đến mười tuổi, loại hột Kudrusa trở thành món ăn tối thượng.

Khi tuổi thọ loài người đến mười tuổi, mười thiện hạnh hoàn toàn biến mất và mười bất thiện hạnh tăng thịnh tối đa.

Này các Tỷ kheo, khi tuổi thọ loài người đến mười tuổi, chữ thiện cũng sẽ không còn, nói gì ai là người làm điều thiện?
(26. Kinh Chuyển Luân Thánh Vương Sư Tử Hống – kinh Trường Bộ - Tam Tạng Pali)


5. Khi tuổi thọ loài Người chỉ có 5000 năm, thì hai pháp hưng thịnh, tức là ác khẩu và nói lời phù phiếm.

Khi tuổi thọ loài Người chỉ có 2000 năm trăm năm, tham và sân tăng thịnh.

Khi tuổi thọ loài Người chỉ có 1000 năm thì tà kiến tăng thịnh.

Khi tuổi thọ loài Người chỉ có 500 năm, thì ba pháp tăng thịnh: phi pháp dục, phi lý tham và tà kiến.

Khi tuổi thọ loài người đến 10 tuổi, mười thiện hạnh hoàn toàn biến mất và mười bất thiện hạnh tăng thịnh tối đa.

Khi tuổi thọ loài người đến 10 tuổi, chữ thiện cũng sẽ không còn, nói gì ai là người làm điều thiện?

(26. Kinh Chuyển Luân Thánh Vương Sư Tử Hống – kinh Trường Bộ - Tam Tạng Pali)


6. Kinh số 1579 - Du Gìa Sư Địa Luận của Di Lặc Bồ Tát thuyết, quyển 2 - do ngài Huyền Trang dịch.

Tai họa về đói khát xảy ra vào thời kỳ thọ mạng của con người chỉ còn 30 tuổi. Bấy giờ, các thức ăn uống tinh túy bổ dưỡng, không thể có được, chỉ nấu nướng các thứ xương hư nát rồicùng tụ hội ăn uống.

Nếu gặp được một hạt thóc, hạt lúa v.v… thì quý trọng như được châu báu, liền đem cất giấu trong rương, trong hộp, giữ gìn cẩn thận.

Các chúng hữu tình thời đó phần nhiều không còn khí lực, nếu bị ngã xuống đất thì không thể đứng dậy nổi.

Do đói khát, thiếu thốn nên các loài hữu tình bỏ mạng gần hết.

Tai họa đói khát này kéo dài 7 năm 7 tháng 7 ngày 7 đêm mới qua khỏi. Các loài hữu tình còn sống sót lại cùng tụ tập, khởi tâm lìa chán bậc hạ, do nhân duyên này nên tuổi thọ không giảm nữa, tai họa về đói khát liền dứt.


Lại, vào thời kỳ thọ mạng của con người còn 20 tuổi, tâm niệm chán ghét tai họa dấy khởi từ xa xưa, nay bèn buông bỏ.

Khi ấy tai họa về tật bệnh, ôn dịch lan tràn, nối nhau phát khởi, các hữu tình nào mắc phải những bệnh tật đó phần nhiều đều chết. Tai họa về bệnh tật như thế kéo dài trong 7 tháng 7 ngày 7 đêm mới qua khỏi.

Các hữu tình còn sống sót lại cùng tụ tập, dấy khởi tâm chán lìa bậc trung.
Do nhân duyên này nên thọ mạng của hữu tình không giảm nữa, tai họa về bệnh tật cũng chấm dứt.

Lại, khi thọ mạng của con người chỉ còn 10 tuổi, tâm niệm chán ghét tai họa đã khởi từ xa xưa, nay lại từ bỏ. Bấy giờ, các hữu tình lần lượt gặp nhau, đều khởi tâm giết hại mãnh liệt.

Do nhân duyên ấy, nên tùy theo những vật cầm nắm nơi tay có được như cây cỏ hoặc ngói đá, đều trở thành đao kiếm sắc bén để chém giết tàn hại lẫn nhau, khiến bỏ mạng gần hết. Tai họa về binh đao như vậy kéo dài suốt trong 7 ngày mới qua khỏi.

Lúc này, các hữu tình lại có ba thứ suy tổn cùng cực, là suy tổn về thọ mạng, suy tổn về chỗ nương dựa và suy tổn về của cải.
Suy tổn về thọ mạng: Đó là tuổi thọ giảm đến mức thấp nhất: chỉ còn mười tuổi.
Suy tổn về chỗ nương dựa: Tức về thân tướng, to lớn hết mực cũng chỉ như dấu phảy hoặc bằng nắm tay.
Suy tổn về của cải: Là bấy giờ, các hữu tình chỉ dùng hạt bông cỏ trong lúa làm thức ăn bậc nhất, y phục bện bằng tóc là tốt đẹp nhất, vật dụng trang sức thì sắt là quý giá nhất.


Năm thứ vị thượng hạng thảy đều biến mất, đấy là tô, mật, dầu, muối và đường mía.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
954
Điểm tương tác
216
Điểm
43
III. LOÀI NGƯỜI Ở CÕI DIÊM PHÙ ĐỀ NÀY, ÁC ĐỘC VỚI NHAU BẮT ĐẦU TỪ KHI CON NGƯỜI 40. 000 TUỔI.


1. Số 397 - Kinh Đại Phương Đẳng Đại Tập quyển 51 – phần Nguyệt Tạng – Thiên vương hộ trì thứ 9:



“Nơi Hiền kiếp này, vào lúc đầu, thọ mạng của con người là 40. 000 năm.

Thời này, Đức Phật Câu Lưu Tôn xuất hiện nơi thế gian……

Như thế, là dần dần kiếp hết, chư Thiên, chúng nhân hoại diệt hết,
hết thảy nghiệp thiện và pháp lành đều tận diệt, lại tăng trưởng điều ác lớn cùng các thứ phiền não chìm đắm”.


-Khi loài người cõi Diêm Phù Đề này, còn 40. 000 tuổi, “tất cả thiện nghiệp và pháp lành đã giảm”.

Tuy nhiên thời gian, giai đoạn này cái ác nghiệp như kinh nói: “tăng trưởng điều ác lớn cùng các thứ phiền não chìm đắm”. Tuy có nhưng không quá nhiều, chiếm tỷ lệ đa số như thời đại của Phật Ca Diếp, khi loài người còn 20. 000 tuổi quá độc ác.


2. Ngài Nguyên Chiếu lại cho rằng:

“Năm thứ Ác Trược cũng gọi là năm tể, lại có nghĩa là ác, nghĩa là gây ra đủ mười nghiệp ác.


Kiếp: Tiếng Phạm là kiếp ba, Hán dịch là thời phần.

Bốn loại Ác Trược sau đều ở trong thời này, khi ở kiếp giảm, người thọ 20. 000 tuổi, tức là vào thời kỳ kiếp trược.


Kiến: Gồm Thân kiến, biên kiến, tà kiến, giới thủ, kiến thủ, là năm sử dễ trừ.

Phiền não: Tham, sân, si, mạn, nghi, là năm sử khó trừ.

Chúng sinh: Xem năm ấm làm người, giả gọi là chúng sinh.

Mạng: Sát-na sinh diệt, thúc giục tuổi thọ”.

(*Số 1761 - A Di Đà Kinh Nghĩa Sớ, 1 quyển, Tống Nguyên Chiếu)


-Kết hợp lại 2 ý. Ý kinh Đại Tập Nguyệt Tạng tức là khi tuổi thọ con người 40. 000 tuổi – khi đức Phật Câu Lưu Tôn ra đời, bắt đầu loài người Ác nhưng không quá nhiều.


-Khi loài người còn 20. 000 tuổi là cái ác của họ, thịnh hành đến mức tối đa. Là vào Kiếp giảm – nên gọi Đời Ác Năm Loại Dơ Bẩn.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
954
Điểm tương tác
216
Điểm
43
IV. ĐỨC PHẬT NÓI RÕ VỀ SỰ TRỤ DIỆT GIÁO PHÁP.



1. Số 383 – Kinh Ma Ha Ma Da ngài Thích Đàm Ảnh dịch:



“Ma-ha Ma-da nghe rồi càng thêm cảm động, liền hỏi A-nan:



-Ông hầu Phật từ trước đến nay, có nghe Đức Thế Tôn giảng nói chánh pháp Như Lai lúc nào sẽ diệt?



A-nan tuôn lệ đáp:



-Trước kia tôi từng nghe Đức Thế Tôn nói việc chánh pháp đời sau:



Sau khi Ta Niết-bàn, Ma-ha Ca-diếp cùng A-nan kết tập Tạng pháp, hết thảy việc đều xong Ma-ha Ca-diếp sẽ vào diệt tận định trong núi Lang Tích.

Tôi cũng sẽ được chứng quả sau vào Niết-bàn, đem chánh pháp giao phó cho Ưu-ba-cúc-đa.




Khéo nói pháp yếu như Phú- lâu-na rộng nói pháp độ người, trở lại khuyến hóa vua A-thâu-ca, làm cho pháp Phật có được lòng tin vững chắc. Đem xá-lợi Phật thờ khắp tám vạn bốn ngàn tháp.



Sau 200 năm Tỳ-kheo Thi-la-nan-đà giảng nói pháp yếu ở Diêm-phù-đề độ mười hai ức người.

Sau 300 năm Tỳ-kheo Thanh-liên-hoa-nhãn giảng nói pháp độ nửa ức người.

Sau 400 năm Tỳ-kheo Ngưu Khẩu giảng nói pháp yếu độ chúng vạn người.

Sau 500 năm Tỳ-kheo Bảo Thiên giảng nói pháp độ hai vạn người.




Tám vạn chúng sinh phát tâm Vô thượng Chánh Đẳng Giác ngang đây chánh pháp sẽ diệt tận.



Sau 600 năm có chín mươi sáu hàng ngoại đạo tà kiến phát triển, phá diệt pháp Phật. Có Tỳ- kheo tên Mã Minh giảng nói pháp điều phục tất cả các hàng ngoại đạo.



Sau 700 năm có một Tỳ-kheo tên Long Thọ đốt đuốc chánh pháp giảng nói pháp diệt tà kiến.



Sau 800 năm các Tỳ-kheo ưa thích y phục, vui đùa buông lung.



Trong trăm ngàn người mới có được một, hai người đắc đạo quả.



Sau 900 năm đứa tớ trai làm Tỳ-kheo, tớ gái làm Tỳ-kheo-ni.

Sau 1000 năm các Tỳ-kheo sân giận, không muốn nghe pháp quán bất tịnh A-na-ba-na. Trong vô lượng Tỳ-kheo có một hoặc hai người tư duy chánh thọ.




Sau 1.100. năm các Tỳ- kheo như người thế tục làm việc mai mốì, ở trong đại chúng phỉ báng Tỳ-ni, làm việc không phải phạm hạnh.



Nếu có con nam là Tỳ-kheo, nữ là Tỳ-kheo-ni.



Sau 1300 năm y ca-sa biến trắng không chịu nhuộm màu.

Sau 1400 năm bốn chúng giống như hầu sư ưa thích sát sinh, bán vật Tam bảo.




Sau 1500 năm có Tỳ-kheo Tam Tạng nước Câu Diệm Di giảng nói pháp, đồ chúng có năm trăm người.



Lại có một Tỳ-kheo La-hán khéo giữ giới pháp đồ chúng năm trăm người.



Ngày mười lăm lúc bố tát có Tỳ-kheo La-hán bay lên trên tòa cao giảng pháp thanh tịnh: Chỗ này nên làm, chỗ kia không nên làm.



Đệ tử của Tỳ-kheo Tam Tạng trả lời La-hán:



-Nay thân miệng ông tự không thanh tịnh, làm sao trở lại nói lời thô?



La-hán đáp:



-Nghiệp thân miệng ý của tôi từ lâu đã thanh tịnh, không có các lỗi lầm.



Đệ tử của Tam Tạng nghe lời này rồi càng giận dữ liền giết vị La-hán ấy trên tòa. Khi ấy đệ tử của La-hán nói:



-Thầy ta nói hợp với lý pháp, sao các ông giết Hòa thượng trên tòa? Họ liền dùng dao bén giết Tam Tạng ấy. Tám bộ trời rồng rất buồn não. Ma Ba-tuần ác và chúng ngoại đạo hân hoan vui mừng, tranh giành phá chùa tháp, giết hại Tỳ-kheo.



Tất cả kinh tạng đều lưu truyền đến nước Câu-thi-na-kiệt.



Vua rồng A-nậu-đạt đều đưa vào trong biển. Khi ấy pháp Phật diệt tận (sau 1. 500 năm) vậy”.





*Theo bản kinh này, thì Chánh pháp sau 500 năm Phật Nhập niết bàn sẽ diệt.



Từ đoạn sau 500 năm Tỳ-kheo Bảo Thiên giảng nói pháp độ hai vạn người.

Tám vạn chúng sinh phát tâm Vô thượng Chánh Đẳng Giác “ngang đây chánh pháp sẽ diệt tận”.




-Rõ ràng sau 500 năm đức Phật đã nói rằng chánh pháp đã diệt tận.

- Trong vòng ở khoảng thời gian 500 năm tính từ khi đức Phật Viên Tịch, thời đại này các vị Thánh tăng, Thánh Bồ Tát giáo hóa chúng sinh còn rất đông đảo về số lượng các Ngài, nên được xếp vào thời Chánh Pháp trụ vững.

-Sau giai đoạn 500 năm về sau, kể từ khi đức Phật Niết Bàn, tức là các đệ tử Thánh tăng của đức Phật và Bồ Tát tăng và Bồ Tát tại gia do Phật giáo hóa đã nhập diệt hết. Nên gọi là: “Chánh pháp Diệt Tận”.




-Đoạn kinh này hiểu là: Chánh pháp thời gian khoảng 500 năm đầu tiên, về sau này không còn gọi là Chánh pháp, không còn không có nghĩa diệt mất 100%, mà còn sót lại chưa tới 1 vài người.



-Sau 1. 500 năm còn sót lại duy nhất 1 vị A La Hán ở nước Câu Diệm Di, khi vị này bị giết chết, là bắt đầu Phật pháp diệt, các kinh điển được đưa vào Long Cung của vua A Nậu Đạt.



2. Phật Lâm Niết Bàn Ký Pháp Trụ số 390 – ngài Huyền Trang dịch:



-Ngài A Nan tôn giả: Bạch Thế Tôn! Không biết là chánh pháp vô thượng mà Như Lai đã vì các chúng sinh, trải qua ba vô số kiếp dốc sức, khổ nhọc mới đạt được, sau khi Phật diệt độ, tồn tại ở đời được bao lâu để làm lợi ích cho chư Thiên, nhân loại, A-tố-lạc v.v... rồi mới suy tàn?



Một lần nữa, lại với âm thanh từ hòa, Đức Thế Tôn bảo Tôn giả A-nan:



Này A-nan! Tôn giả nên biết:

Trong 100 năm đầu sau khi Ta diệt độ, giáo pháp của Ta thuộc thời kỳ Thánh pháp vững chắc.



100 năm thứ hai sau khi Ta Niết-bàn, giáo pháp của Ta thuộc thời kỳ Tịch tĩnh kiên cố.

100 năm thứ ba sau khi Ta Niết-bàn, giáo pháp của Ta thuộc thời kỳ Chánh hạnh kiên cố.

100 thứ tư sau khi Ta Niết-bàn, giáo pháp của Ta thuộc thời kỳ Viễn ly kiên cố.

100 thứ năm sau khi Ta Niết-bàn, giáo pháp của Ta thuộc thời kỳ Pháp nghĩa kiên cố.




100 năm thứ sáu sau khi Ta Niết-bàn, giáo pháp của Ta thuộc thời kỳ Pháp giáo kiên cố.

100 năm thứ bảy sau khi Ta Niết-bàn, giáo pháp của Ta thuộc thời kỳ Lợi dưỡng kiên cố.

100 năm thứ tám sau khi Ta Niết-bàn, giáo pháp của Ta thuộc thời kỳ Tranh cãi kiên cố

100 năm thứ chín sau khi Ta Niết-bàn, giáo pháp của Ta thuộc thời kỳ Sự nghiệp kiên cố.

Vào 100 năm thứ mười sau khi Ta Niết-bàn, giáo pháp của Ta thuộc thời kỳ Hý luận kiên cố.




*Theo bản kinh ngài Huyền Trang thỉnh từ chùa Na Lan Đà Ấn Độ thì:

Từ bắt đầu: Thánh pháp vững chắc tức là 100 năm đầu sau Phật viên tịch, giới luật được bảo trì rất toàn vẹn, do số đông chư Thánh còn tồn tại, nên gọi là: Thánh pháp kiên cố.




Từ tiếp theo là: Tịch tĩnh kiên cố, Chánh hạnh kiên cố, Viễn ly kiên cố; tức là giai đoạn tu thiền định được thành tựu quá đông, nên kiên cố.



Đoạn tiếp theo: Pháp nghĩa kiên cố, Pháp giáo kiên cố, tức là 500 – 600 năm sau Phật Nhập niết bàn; các giáo đoàn bộ phái, bắt đầu cự cãi, phân chia giáo pháp.



Tuy họ không đồng quan điểm tu về giáo phái, nhưng vẫn là đúng trên vấn đề giải thoát - nghĩa chính xác của Phật, với nhiều căn cơ trình độ khác nhau; nên thời này thuộc giáo Pháp kiên cố.



Đoạn cuối cùng: Từ 700 năm sau - Lợi dưỡng kiên cố, 800 năm sau - Tranh cãi kiên cố, 900 năm sau - Sự nghiệp kiên cố, 1000 năm sau - Hý luận kiên cố.



Từ 700 năm sau đức Phật từ lợi dưỡng kiên cố trở xuống tính vào giai đoạn Mạt pháp.

Theo bản kinh này, chính xác sau 700 năm đức Thích Ca Mâu Ni Phật, giới luật, thiền định, trí tuệ sẽ không có.




Đoạn kinh này do Ngài Huyền Trang dịch Đức Phật lại nói tiếp:

“Từ đó về sau, càng có nhiều “Bí-sô” (tức tỳ kheo) tạo ra việc ác nên các hàng quốc vương, đại thần, trưởng giả, cư sĩ càng không cung kính. Nhưng oai lực của Tam bảo cũng chưa hoàn toàn mất hẳn”.




3. Số 397 - Kinh Đại Phương Đẳng Đại Tập quyển 55 nói:



Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói với Bồ-tát Ma-ha-tát Nguyệt Tạng:



-“Này vị Thanh tịnh sĩ thấu tỏ! Như trong thời gian ta còn trụ thế, thì chúng Thanh văn luôn đạt được mọi sự đầy đủ về giới, về xả, về sự học hỏi nghe biết, về thiền định, về trí tuệ, về giải thoát và về giải thoát tri kiến.



Chánh pháp của ta ở đời luôn được tỏ rạng, cho đến tất cả chư Thiên, nhân cùng đều có thể làm hiển lộ phát huy chánh pháp bình đẳng”.



“Sau khi ta diệt độ khoảng 500 năm đầu tiên, các chúng Tỳ-kheo ở trong giáo pháp của ta được giải thoát kiên cố.



Khoảng 500 năm tiếp theo, các pháp thiền định Tam-muội thuộc chánh pháp của ta được trụ thế vững chắc.



500 năm tiếp theo, công việc đọc tụng nghiên cứu học hỏi được phát huy và an trụ bền chắc.



Tiếp theo trong khoảng 5 00 năm nữa, ở trong chánh pháp của ta, công việc xây dựng chùa tháp được phát triển nhiều, tạo được sự trụ thế kiên cố.



500 năm sau đấy, trong chánh pháp của ta dấy lên sự tranh giành kích bác, kiện cáo, pháp lành bị chìm khuất, bị tổn giảm kiên cố ”.



*500 năm đầu giải thoát kiên cố - tức là giới luật được vững chắc.

-Tiếp 500 năm sau, tức thời gian Thiền định tam muội, nghĩa là: “thời thiền định kiên cố”; 1000 sau khi Phật viên tịch, những người đắc thiền định rất đông, rất dễ dàng được định.

-Tiếp 500 năm thứ 3, tức là 1500 năm kể từ khi Phật niết bàn, là thời kỳ: “trí tuệ kiên cố”.

-Từ 500 năm thứ 4: “là thời kỳ xây chùa kiên cố về sau là thời Mạt pháp”.




*Đức Phật trong kinh này nói rất rõ: Sau 1500 năm Thế tôn Phật Niết Bàn hoàn toàn không có:

“Giới luật, thiền định, trí tuệ”.






4. Sau 1500 năm Phật Nhập niết bàn tuy còn người truyền giới, nhưng giới luật sau Phật 500 năm viên tịch đã bị sai phạm từ lâu - trong việc truyền và giữ giới luật.

Sau 1500 năm Phật Nhập niết bàn, tuy còn chư Tăng, Ni nhưng Thánh tăng, các Thánh đệ tử Phật đã nhập diệt sau khi đức Phật viên tịch 500 năm.

Sau 1000 năm các Thánh tăng, Bồ Tát tăng gần như đã viên tịch hết.

Sau 1500 năm Phật Nhập niết bàn, kinh điển tuy còn tồn tại, nhưng không có một người nào nhờ kinh sách y theo tu hành chứng được đạo quả.

Do đó, sau Phật viên tịch 1500 năm chỉ có lời Phật dạy còn tồn tại, mà không có người hành trì; hoặc có người dù hành trì theo nhưng không có một ai chứng quả vị, dù là sơ quả.






5. Kinh Đại Tập lại dạy rằng:

“Này vị Thanh tịnh sĩ thấu tỏ! Từ đấy trở về sau, ở trong chánh pháp của ta, tuy cũng cạo bỏ râu tóc thân mặc pháp phục ca-sa, nhưng lại hủy phạm, phá bỏ giới luật, hành không đúng theo pháp, chỉ là Tỳ-kheo giả danh, về hàng Tỳ-kheo phá giới chỉ có tên gọi đó, nếu có các hàng đàn việt bố thí cúng dường, dốc làm công việc hộ trì nuôi dưỡng, ta nói những người ấy cũng đạt được vô lượng a- tăng-kỳ sự tích tụ phước đức to tát. Vì sao? Vì cũng như có thể đem lại sự lợi ích lớn lao cho nhiều chúng sinh, huống hồ là có thể gợi lại hình ảnh của ta hôm nay hiện còn trụ nơi thế gian này”.

(*Số 397 - Kinh Đại Phương Đẳng Đại Tập quyển 55)

6. Theo Phật Tổ Thống Kỷ - số 2035- quyển 33 – quyển 24 y theo thuyết của Chu Thư Dị Ký:

Phật Nhập niết bàn vào thời vua Mục Vương năm thứ 53 (nhâm thân Trước công nguyên năm 949), vị vua thứ 5 của nhà Chu.




7. Hiện nay chúng ta là năm 2024 + 949 = 2973 năm sau Phật nhập niết bàn.

Tính theo chánh pháp 500 + tượng pháp 1000 năm, thì chúng ta thời Mạt pháp được 1473 năm.




Nếu theo tính cách Phật lịch phổ thông hiện nay thì:

Nhập diệt 544 trước công nguyên thì, 2568 sau Phật niết bàn – trừ 1500 năm chánh pháp + tượng pháp, thì chúng ta đang ở giai đoạn Mạt pháp 1068 năm.




8. Kinh điển Chánh Pháp Niệm Xứ nói: “kiếp Mạt tận hạt giống sẽ ẩn”.

Tính từ khi những thực phẩm biến đổi Gen tràn lan của monsanto và cây trồng biến đổi Gen phổ biến từ năm 2000 trở lên thì chúng ta đang ở giai đoạn đầu của Mạt kiếp.




V. SAU 1500 NĂM PHẬT PHÁP DIỆT TẬN – KINH ĐIỂN ĐƯỢC ĐƯA VÀO LONG CUNG.

Kinh Ma Ha Ma Da nói: “khi vị này bị giết chết, là bắt đầu Phật pháp diệt, các kinh điển được đưa vào Long Cung của vua A Nậu Đạt”.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

TOP 5 Tài Thí

Bên trên