Không tin thì không tìm, trước phải tin sâu, có tin thì mới hành, có tin thì mới đi, có tin thì mới học, tin là mẹ của các công đức vậy hì hì...
Thấy đúng thì mới gọi là tin, hiểu rõ mới gọi là tin, trước phải tin sau mới thành tựu.
Tín, nguyện, phụng, hành đầy đủ gọi là đạo nhân ( không nhớ lời này của ai ) hì hì...
Đúng vậy !
Nhưng có rất nhiều người mặc dù tin mình có Phật trí, song lại không tin mình có thể trong đời này nhận được Phật trí ấy. Hoặc nếu có tin mình, cũng không triệt để tin mình có thể làm được, lâu ngày chầy tháng do sự dụng công phu gặp nhiều chướng nạn, chưa thể thâm nhập như ý mong cầu nên sinh tâm chán nản, bèn bỏ cuộc giữa đường, tìm cầu một phương pháp an ổn, dễ dàng hơn cho mình.
Thực ra, lỗi này là do lòng thiếu bền bỉ, nóng vội cầu cho mau thành công. Chứ chẳng phải là bản thân không có khả năng làm được.
Cố đức nói: 30 năm sống như một ngày, hạt giống Bát Nhã, gốc rễ thành Phật càng thêm sâu dày.
Đã gieo nhân thì nhất định có ngày gặt quả, gặt sớm hay muộn là do sự chăm sóc vun trồng nơi tín tâm, công phu mỗi ngày có đều đặn, chân thiết hay không mà thôi.
Hề hề
Cá nhân Bốn Tuần thì cũng phải khổ tâm vì nó không dưới 10 năm trời ròng rã, ăn đất, nằm sương, chầy da chóc vẩy...tới này mới có được cái lòng tin chắc chắn rằng:
Mình có Phật trí, mình có thể ngộ nhập Phật trí trong đời này vậy !
Mộ Phần.
Hãy áp dụng những gì mình có được đó mà độ những người xung quanh mình biết đến Phật pháp mà tu tập thoaat1 khỏi luân hồi sanh tử. Vợ mình chưa độ, con mình chưa độ, anh em mình chưa độ, bạn bè những người ta tiếp xúc hàng ngày chưa độ mà cứ diễn nói những điều cao xa hý luận cho sướng cái mồm cho vui cái ngã.
Đúng vậy !
Nếu ai chưa thực sự từng thử "độ" người thân thì chưa thể hiểu được hết sự khó khăn của nó.
Phật dạy: Tất cả chúng sanh đều đã từng là cha, mẹ, anh, chị, bạn bè...người thân của chúng ta !
Báo đài TV hàng ngày thấy bao cảnh: cha mẹ, anh em, bạn bè chém giết - lừa gạt - hãm hại...làm đủ thứ ác nghiệp với nhau.
Vậy thì có phải người thân là người dễ "độ" hơn những người khác chăng ?
Thiết nghĩ, nếu người chẳng tin mình thì chẳng thể nghe lời mình. Ví như Bốn Tuần không tin nguoidien thì Bốn Tuần không nghe lời nguoidien và ngược lại.
Không tin thì không nghe.
Không nghe thì không làm theo.
Không làm theo thì không được sự lợi ích của Pháp.
Không được lợi ích của Pháp thì không thể trưởng dưỡng lòng tin.
Cứ thế mà xét, muốn "độ" người thì trước phải khiến người "tin" cái đã.
Khiến người tin mình là điều trước nhất cần phải có, cần phải làm được của người muốn phát tâm "hóa độ chúng sanh".
Mộ Phần.
Sau đây xin trích lại câu chuyện Vua Lưu Ly và dòng họ Thích để mọi người tự suy ngẫm:
Tăng Nhất A Hàm, quyển 2, Phẩm Đẳng Kiến, từ trang 301
"Một thời, đức Phật ngự tại vườn Lộc Uyển nước Ba La Nại, bấy giờ, đức Phật mới thành đạo chưa được bao lâu, khi đó Vua Ba Tư Nặc mới nối ngôi. Vua Ba Tư Nặc nghĩ rằng: “Nay ta mới nối ngôi, ta nên cưới con gái dòng họ Thích, nếu được cho cưới, thật vừa lòng ta, nếu không bằng lòng, ta sẽ áp lực bức bách.”
Lúc ấy, Vua bảo một vị Quan đến thành Ca Tỳ La Vệ để làm sao cưới được con gái dòng họ Thích, khi ấy Quan Đại Thần vậng lệnh Vua đến thành Ca Tỳ La Vệ gặp các người dòng họ Thích và nói:
- Vua Ba Tư Nặc hỏi thăm sức khỏe quý vị, Vua muốn cưới con gái họ Thích, nếu được chấp thuận gả cho thật là đại hạnh, nếu không gả, Vua sẽ phải dùng áp lực.
Các vị dòng họ Thích nghe nói những lời ấy hết sức sân hận bàn riêng với nhau: “Chúng ta là dòng dõi lớn, duyên cớ gì lại cùng tên hèn mọn kết duyên”. Trong số đó, có người nói nên cho, có người nói không nên cho, lại có người tên Ma Ha Nam nói:
- Chư vị chớ nên bực tức. Tại sao? Vua Ba Tư Nặc là người bạo ác, nếu không gả con gái cho hắn, hắn sẽ đánh phá nước ta, để tôi sẽ đến gặp hắn bàn về sự việc này, vì tôi đã có cách.
Trong nhà Ma Ha Nam có một nô tỳ nữ sinh được một đứa con gái diện mạo thanh tú đẹp đẽ nết na hiếm có trên đời. Ma Ha Nam sai cho sửa soạn son phấn mặc đẹp cho cô gái trông càng hấp dẫn, Ông dẫn con gái ấy theo đến gặp Vua Ba Tư Nặc và nói:
- Đây là con gái tôi có thể cùng Vua kết duyên trăm năm.
Vua Ba Tư Nặc được cô gái đẹp đẽ như thế hết sức vui mừng, liền lập làm đệ nhất Phu nhân, chưa bao lâu sau cô mang thai, trải qua hơn chín tháng sinh một con trai đẹp đẽ thế gian hiếm có. Khi đặt tên, Vua mời thầy coi tướng đặt tên, thầy tướng nói: “Lúc cầu hôn họ Thích, người bàn nên cho kẻ bàn không nên cho khiến đây đó lưu ly, nay nên đặt tên là Lưu Ly.
Vua Ba Tư Nặc yêu thương Thái tử Lưu Ly vô cùng, khi mới 8 tuổi Vua bảo Thái tử:
- Nay con đã lớn, nên đến Ca Tỳ La Vệ học bắn cung.
Rồi Vua cấp cho Thái tử những người hầu, cho cưỡi voi đến nhà Ông ngoại Ma Ha Nam dòng họ Thích nói rằng:
- Phụ Vương con sai con đến đây học cách bắn cung, cúi xin Ông ngoại dạy bảo.
Ma Ha Nam bảo:
- Muốn học thuật bắn cung phải khéo tập tành.
Rồi Ma Ha Nam tụ tập rất nhiều thiếu niên đến khiến cùng Lưu Ly học tập bắn cung nỏ, bấy giờ dòng họ Thích mới xây dựng một giảng đường lớn còn chưa xong hẳn, họ thiết trí bên trong giống như Thiên cung cõi Trời để sẽ cúng dàng đức Phật và chúng Tỳ Kheo.
Khi ấy, Lưu Ly cùng với một số trẻ vào giảng đường lại leo lên tòa sư tử ngồi. Những người họ Thích thấy thế hết sức tức giận, bèn chạy tới cầm cánh tay kéo xuống khỏi chỗ ngồi, rồi lôi ra ngoài cửa, xúm nhau mắng nhiếc rằng: “Đây là con nô tỳ, không ai dám vào đây mà đứa con nô tỳ này dám trèo lên tòa sư tử ngồi!”
Rồi có người xô Lưu Ly ngã té lăn xuống đất. Lưu Ly đứng dậy than thầm, rồi Lưu Ly thấy con Phạm chí là bạn chơi, người hầu tên Hiếu Khổ đứng gần ngay đấy, liền đến sát bên bảo nhỏ Hiếu Khổ:
- Họ Thích hạ nhục ta đến thế này!, sau này nếu ta nối ngôi Vua, nhớ nhắc ta chuyện này.
Từ đó, Hiếu Khổ thường không quên nhắc Thái tử, đến khi Vua Ba Tư Nặc qua đời, Thái tử Lưu Ly được làm Vua, Hiếu Khổ nhắc tâu:
- Vua hãy nhớ khi xưa bị họ Thích làm nhục.
Khi ấy Lưu Ly nổi cơn giận dữ, liền triệu tập Quần Thần rồi hỏi:
- Nay chúa tể nhân dân là ai?
Quần Thần đều thưa:
- Ngày nay do Đại Vương thống lãnh.
Vua Lưu Ly ra lệnh:
- Vậy thì các ông hãy sửa soạn binh mã, quân xa, bốn bộ, ta muốn đi chinh phạt dòng họ Thích.
Sau khi quân mã các binh chủng sẵn sàng đầy đủ, Vua Lưu Ly đẫn đoàn quân đông đảo hùng mạnh tiến đến nước Ca Tỳ La Vệ. Bấy giờ, một số Tỳ Kheo nghe tin trên liền đến thưa với đức Phật, Ngài nghe xong đi đến ngồi kết già dưới một gốc cây bên đường mà Vua Lưu Ly sẽ đem quân đi ngang qua. Khi Vua Lưu Ly đến gần trông thấy đức Phật, liền xuống xe đi bộ đến chỗ Ngài ngồi cúi lạy rồi thưa:
- Có những cây lá tươi tốt xum xê, sao Ngài lại ngồi dưới cây khô này?
Đức Phật đáp:
- Bóng mát của thân tộc hơn hẳn người ngoài.
Lưu Ly nghĩ:
- Hôm nay Thế Tôn vì thân tộc, vậy hôm nay ta nên trở về, chẳng nên chinh phạt Ca Tỳ La Vệ nữa.
Nghĩ rồi, Vua ra lệnh rút quân, Vua cúi đầu chào Phật xong trở về, một thời gian sau, Hiếu Khổ lại tâu Vua:
- Đại Vương hãy nhớ khi xưa bị dòng họ Thích làm nhục.
Vua nghe lời này liền nổi giận, ra lệnh bốn quân khởi binh đi chinh phạt nước Ca Tỳ La Vệ lần thứ hai, lần này cũng vậy, sau khi các Tỳ Kheo báo cáo thưa trình sự việc, đức Phật cũng đến gốc cây ngồi kiết già. Vua Lưu Ly trông thấy đức Phật cũng đến cúi đầu lễ Ngài và nói tương tự như lần trước, Đức Phật cũng bảo: “Bóng mát của thân tộc hơn người ngoài”, rồi Ngài nói kệ:
Bóng mát của thân tộc,
Từ họ Thích có Phật,
Đều là cành lá Ta,
Nên ngồi dưới cây này.
Bấy giờ Lưu Ly nghĩ: “Thế Tôn xuất phát từ dòng họ Thích, ta không nên trừng phạt mà hãy quay về”, nghĩ rồi, Vua liền ra lệnh lui quân, và cúi đầu chào Phật trở về.
Một thời gian sau, Phạm chí Hiếu Khổ lại nhắc Vua về sự bị làm nhục thuở xưa ấy, nghe xong Vua lại triệu tập đại quân bốn binh chủng tiến đến nước Ca Tỳ La Vê. Lúc ấy, Tôn giả Đại Mục Kiền Liên nghe tin liền đến chỗ đức Phật cúi đầu lễ xong thưa:
- Hôm nay, Vua Lưu Ly lại triệu tập bốn binh (Gồm: Quân cưỡi voi, quân cưỡi ngựa, quân ngồi trong xe, và quân đi bộ), với áo giáp, cung tên gươm đao giáo mác v.v... rất hùng dũng. Tuy nhiên, con có thể đủ sức khiến Vua Lưu Ly và bốn binh kia không làm gì được bằng cách đưa tất cả dân thành Ca Tỳ La Vệ đến thế giới khác.
Đức Phật bảo:
- Thầy có thể đem túc duyên của họ đưa sang thế giới khác được sao?
Suy nghĩ vài giây, Tôn giả thưa:
- Thật không thể đem túc duyên của họ mà đặt vào thế giới khác, nhưng con có thể đem cả thành Ca Tỳ La Vệ để lên hư không.
Đức Phật bảo:
- Thầy hãy về chỗ ngồi đi, Thầy có thể đem túc duyên của họ Thích đặt lên hư không sao?
Suy nghĩ vài giây, Tôn giả lại thưa:
- Thưa không thể làm được, vậy xin phép Thế Tôn cho phép con biến hóa ra lồng sắt lớn chụp lên thành Ca Tỳ La Vệ để bảo toàn sinh mạng của dòng họ Thích, được không?
Đức Phật lại bảo:
- Thế nào Mục Kiền Liên, có thể lấy lồng sắt chụp lên túc duyên chăng?
Tôn giả Đại Mục Kiền Liên suy nghĩ rồi thưa:
- Quả là không thể, thưa Thế Tôn.
Đức Phật nói:
- Thầy hãy về chỗ ngồi đi, hôm nay túc duyên đã chín, sẽ phải thọ báo.
Rồi đức Phật nói kệ:
Muốn hư không làm đất,
Lại khiến đất thành không,
Chỗ duyên xưa trói buộc,
Duyên này không hư hoại.
Lúc ấy các người họ Thích nghe tin Vua Lưu Ly đem quân đến đánh, họ huy động tụ tập bốn bộ quân trong một do tuần (Khoảng từ 15 đến 20 cây số = 10 dặm Anh) để cự địch. Khi họ trông thấy rồi, từ xa bắn qua chỗ Vua Lưu Ly, nhưng họ lại bắn vào mũ và tóc, không làm tổn thương đầu, hoặc bắn vào áo giáp không làm tổn thương thân. Hoặc bắn vào cung cho gẫy không hại đến người, hoặc bắn vào xe, vào cờ quạt, không hại mạng quân địch v.v...
Vua Lưu Ly thấy thế sợ hãi và bảo quân thần:
- Phải cho họ chết hết mới nên trở về Xá Vê.
Lúc ấy Phạm chí Hiếu Khổ tâu Vua:
- Đại Vương đừng sợ! vì sao? Vì: những người họ Thích đều trì giới của Phật, côn trùng họ còn không muốn hại huống chi lại là người, Đại Vương không cần phải sợ, nay ta cứ tiến quân lên, ắt có thể phá được họ.
Do đó Vua Lưu Ly mạnh dạn hơn, tiến dần lên, họ Thích phải rút về thành. Lúc ấy ở ngoài thành, Vua Lưu Ly cho quân sĩ truyền nói vọng vào bảo rằng:
- Mau mở cửa thành, nếu không sẽ giết chết cả thành.
Bấy giờ, trong thành Ca Tỳ La Vệ có một thanh thiếu niên tuổi mới 15, 16 tên Xà Ma thấy hai bên đánh nhau, liền mặc áo giáp, cầm gậy, một mình ra khỏi thành đánh nhau với quân của Lưu Ly. Thanh thiếu niên ấy có sức khỏe và võ nghệ, nên giết nhiều binh lính của Lưu Ly, làm cho quân bộ của Lưu Ly chạy tán loạn, lúc ấy Lưu Ly sợ hãi phải chạy tránh vào một hố đất, rồi hỏi quần thần:
- Trông giống như một đứa bé mà sao nó đi tới đâu quân ta rạt ra tới đấy, đó là Trời hay Quỷ Thần mà ghê gớm thế?
Những người họ Thích ở trong thành trông thấy binh lính của Lưu Ly bị giết, bị bại, chạy rạt ra như thế, họ hỏi ra được biết thanh thiếu niên đó là người từ trong thành ra đánh giết, nên họ Thích liền cho người gọi vào thành mà bảo:
- Ngươi còn nhỏ cớ sao làm nhục dòng họ Thích chúng ta, há Ngươi chẳng biết họ Thích tu hành pháp lành sao? Chúng ta có thể phá tan quân địch kia, chúng ta có thể một người giết nhiều quân địch, nhưng như thế sẽ giết hại chúng sanh vô số kể. Đức Thế Tôn đã nói: “Phàm giết người khi chết sẽ vào địa ngục”, nếu Ngươi hiểu, Ngươi hãy rời khỏi đây ngay đi, không được hại người nữa; bấy giờ Xà Na liền đi ra khỏi thành đến nước khác.
Vua Lưu Ly thấy đứa bé vào trong thành rồi không thấy ra đánh nữa nên mừng trong bụng. Sau một thời gian, Vua lại cho lệnh quân binh nói lớn yêu cầu trong thành mở cửa, không được chần chờ chậm trễ nữa, khi ấy, các người họ Thích bàn nhau nên mở cửa hay không nên nở cửa, làm sao cho phải, họ chưa quyết định được. Bấy giờ, tệ Thiên Ma Ba Tuần biết được sự tình, liền biến nhập vào một người dòng họ Thích, bảo mọi người:
- Các Ông nên cho mở cửa thành, chứ chịu vây khốn mãi sao?
Họ Thích liền cho mở cửa thành, khi ấy, Vua Lưu Ly bảo quần thần:
- Nhân dân họ Thích rầt nhiều, chẳng phải đao kiếm có thể hại hết được, nên đem chôn chân xuống đất, rồi cho voi dữ đạp chết.
Bấy giờ quần thần vâng lệnh Vua, liền ra lệnh cho quân binh thi hành và cho voi giầy đạp chết những người họ Thích, Lưu Ly còn ra lệnh:
- Các Ông mau chọn 500 con gái sinh đẹp cho ta.
Quần thần vâng lệnh Vua, liền tìm bắt 500 thanh thiếu nữ đẹp đem nhốt vào một chỗ cho Vua, khi ấy Thích Ma Ha Nam đến chỗ Lưu Ly bảo:
- Hãy theo ý nguyện của tôi.
Vua Lưu Ly nói:
- Ông muốn nguyện những gì?
Ma Ha Nam bảo:
- Nay tôi lặn xuống đáy hồ nước, tùy lúc lặn mau hay chậm, Vua để các người họThích được quyền chạy trốn, nếu tôi nhô lên ra khỏi nước thì tùy ý giết họ.
Vua Lưu Ly nói:
- Việc này rất hay.
Thích Ma Ha Nam già cả liền đi xuống lặn dưới nước, Vua ra lệnh cho quân lính tạm ngưng giết trong chốc lát; khi ấy, các người họ Thích trong thành chạy trốn, nhưng người ở cửa Đông chạy qua cửa Tây, người ở cửa Tây chạy qua cửa Đông, người ở cửa Nam chạy qua cửa Bắc, người ở cửa Bắc chạy qua cửa Nam. Vua Lưu Ly chờ lâu quá không thấy ông Ngoại Ma Ha Nam trồi lên, nên bảo quần thần:
Tổ phụ Ma Ha Nam cớ sao lặn xuống nước lâu rồi không thấy lên, tại sao?, quần Thần cho người lặn xuống tìm kiếm, mò mãi mới đem được xác Ma Ha Nam đã chết lên, thì ra Ma Ha Nam đã lấy tóc cuốn cột vào rễ gốc cây ở dưới nước mà chết!, Lưu Ly mới hối hận nói:
- Ông của ta chết vì yêu thân tộc, ta chẳng biết nên để Ông chết, nếu biết thế này, ta chẳng chinh phạt họ Thích.
Lúc ấy, Vua Lưu Ly đã giết chín nghìn chín trăm chín mươi nghìn người (9,990,000, tức 9 triệu 990 ngàn người), máu chảy lênh láng khắp quanh thành Ca Tỳ La Vệ, rồi Vua Lưu Ly đến vườn Ni Câu Lưu chỗ giữ các thiếu nữ dòng họ Thích, đến rồi bảo các cô gái:
- Các cô cẩn thận, chớ sầu lo, ta là chồng các cô, các cô sẽ là vợ ta, phải nên tiếp đãi nhau.
Nói xong, Lưu Ly liền vươn tay nắm một cô, ý đùa cợt. Cô gái ấy hỏi:
- Đại Vương muốn làm gì?
Lưu Ly nói:
- Muốn cùng cô vui vầy.
Cô gái nói:
- Cớ sao phải cùng con của đầy tớ chung vui?
Lưu Ly liền tức giận ra lệnh:
- Mau đem người này chặt chân tay rồi đẩy xuống hầm sâu.
Năm trăm cô gái thấy thế liền đồng thanh mắng nhiếc Lưu Ly:
- Ai mà đem thân này cùng con của đầy tớ thông giao?
Lưu Ly giận dữ ra lệnh chặt hết tay chân 500 cô gái ấy, rồi xô xuống hầm sâu hết thảy!
Khi Vua Lưu Ly đã tàn hại hết nước Ca Tỳ La Vệ, rồi trở về thành Xá Vệ. Lúc ấy Thái tử Kỳ Đà ở trong cung cùng các mỹ nữ vui chơi. Đi xa xa, Vua nghe tiếng đàn ca liền hỏi tùy tùng về tiếng đàn ca ấy, nên được biết là Thái tử đang vui chơi; Vua cho voi rẽ vào nơi cung ấy, người giữ cửa tâu Vua khoan vào vì Thái tử đang vui vầy, Vua liền giết người ấy; khi nghe tiếng ồn ào bên ngoài, nên Thái tử vội ra thấy Vua cha, chào hỏi và mời vào cung nghỉ.
Vua Lưu Ly hỏi:
- Con có biết là ta cùng họ Thích đánh nhau không? Tại sao con mải vui chơi không chịu giúp ta?
Thái tử Kỳ Đà đáp:
- Con có nghe, nhưng con chẳng kham giết hại chúng sanh, nên không thể giúp được.
Lúc ấy Lưu Ly tức giận rút gươm chém chết Vương tử Kỳ Đà!
Đức Phật dùng Thiên nhãn thấy Kỳ Đà đã chết sinh lên cõi Trời Đạo Lợi, rồi Ngài nói kệ:
Hưởng phúc trong Trời Người,
Đức Vương tử Kỳ Đà,
Làm lành sau hưởng báo,
Đều do nhân hiện tại.
Trước khổ sau cũng khổ,
Lưu Ly hai chỗ lo,
Làm ác sau thọ dữ,
Đều do nhân hiện tại.
Bấy giờ 500 cô gái họ Thích ở trong hầm sâu đau đớn kêu tên hiệu Như Lai và nói rằng:
- Như Lai ra đời từ nơi này xuất gia thành Phật, thế mà Ngài chẳng nhớ đến chúng con đang gặp khổ nạn nơi đây, chịu đau đớn thế này sao?
Lúc ấy, đức Phật dùng Thiên nhĩ nghe các cô gái họ Thích than thở kêu oán, Ngài liền bảo các Tỳ Kheo:
- Tất cả các Thầy hãy theo Ta đến xem thành Ca Tỳ La Vệ cùng các người họ Thích bị giết.
Rồi đức Phật cùng các Tỳ Kheo đi đến thành Ca Tỳ La Vệ, các cô gái thấy đức Phật và các Tỳ Kheo từ xa đến đều sinh hổ thẹn, khi ấy có Vua Trời Đế Thích tay cầm phất trần đi phía bên phải, Tỳ Sa Môn Thiên Vương đi phía bên trái cầm lọng báu che cho Phật. Đức Phật thấy thế liền quay qua bảo Vua Đế Thích:
- Những cô gái kia đều hổ thẹn.
Đế Thích đáp:
- Đúng thế, thưa Thế Tôn.
Đế Thích liên lấy áo trời che lên thân thể các cô gái, lúc ấy, đức Phật bảo Tỳ Sa Môn Thiên Vương:
- Các cô gái này đói khát, Ông nên làm cách nào ban bố cho họ.
- Xin vâng, Thế Tôn.
Tỳ Sa Môn Thiên Vương liền sai các Quỷ Thần bày biện mang các thức ăn tự nhiên của Trời cho các cô gái đều được no đủ. Rồi đức Phật thuyết pháp cho 500 cô gái nghe:
- Tất cả rồi sẽ ly tán, hội ngộ rồi sẽ biệt ly, nên biết năm ấm của con người đều chịu sự khổ đau phiền não. Phàm thọ thân phải có nghiệp báo, phải có hành báo, nên có thụ thai, đã thọ thai rồi sẽ chịu quả báo khổ vui bệnh già chết. Nếu không có 5 ấm sẽ không thọ thân nữa, nếu không thọ thân nữa thì không sinh không bệnh, không già, không chết, nên không có hội họp biệt ly, không có khổ não.
Rồi Ngài nói về khổ, nguyên nhân gây ra khổ, cách diệt khổ, và con đường đạo; khổ là do ái dục tham lam, sân hận ngu si gây ra, nên cần phải dứt bỏ.
Các cô gái đều được tâm ý khai mở, dứt hết ô uế của cuộc đời, được tâm thanh tịnh, mỗi cô ở chỗ của mình mà qua đời, đều được sinh lên Trời, lúc ấy đức Phật nói kệ:
Tất cả hành vô thường,
Có sinh ắt có chết,
Chẳng sinh thì chẳng diệt,
Diệt này là vui nhất.
Lúc ấy, đức Phật bảo các Tỳ Kheo:
- Ngày xưa Ta ở vườn Ni Câu Lưu này thuyết pháp cho các Tỳ Kheo, nhân dân sung túc, mấy vạn chúng ở đây đắc đạo, được pháp nhãn thanh tịnh, nay ở đây trống rỗng chẳng còn nhân dân, từ nay Như Lai sẽ không trở lại nơi đây nữa.
Đức Phật nói rồi bèn rời nơi ấy, các Tỳ Kheo đi theo về vườn Cấp Cô Độc rừng Kỳ Đà.
Khi về vườn Cấp Cô Độc, rồi đức Phật bảo các Tỳ Kheo:
- Vua Lưu Ly và quân lính cùng tùy tùng của ông ta chẳng còn ở đời bao lâu nữa, sau bảy ngày sẽ bị tiêu diệt!
Bấy giờ Vua Lưu Ly nghe tin đức Phật thụ ký rằng “Vua Lưu Ly cùng quân lính tùy tùng sẽ chết trong vòng bảy ngày” thì lo sợ bảo quần thần:
- Nay Như Lai huyền ký ta chẳng còn ở đời lâu, sau bảy ngày sẽ cùng quân lính chết hết. Các Ông coi xét cho kỹ xem có giặc, lửa, nước, tai biến xâm phạm đất nước chăng, vì sao? Vì Chư Phật không có hai lời, không hư dối; các Ông phải cho canh phòng ngày đêm thật nghiêm ngặt, chuẩn bị mọi thứ, sẵn sàng đề phòng mọi bất chắc có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Phạm chí Hiếu Khổ tâu:
- Đại Vương không cần sợ hãi, bên ngoài không có giặc cướp đáng sơ, cũng không có lửa nước tai biến nào cả, Đại Vương nên vui chơi.
Lưu Ly sai đếm từng ngày, đến đầu ngày thứ bảy, Vua vui mừng không thể kìm giữ, đem các quân binh cùng quần thần và mỹ nữ đến bờ sông A Chi La vui chơi, rồi nghỉ đêm tại đó.
Nửa đêm, bất ngờ có mây đen kéo đến, rồi mưa to gió lớn rất mau, Vua Lưu Ly cùng bốn bộ quân binh và quần thần đều bị nước cuốn đi hết, tất cả đều bị tiêu diệt sạch. Chết rồi, tất cả cùng vào địa ngục!
Lại có sấm sét gây lửa Trời khiến cung thành của Lưu Ly cháy thiêu rụi thành than!
Đức Phật dùng Thiên nhãn xem thấy Vua Lưu Ly và bộ hạ bị mưa gió bão tố lôi cuốn chết hết, rồi bị đọa vào địa ngục A Tỳ. Lúc ấy, Ngài nói kệ:
Tạo ác thật quá mức,
Đều do thân miệng làm,
Thân này chịu khổ não,
Thọ mạng cũng ngắn ngủi.
Nếu ở lại trong thành,
Cũng bị ngọn lửa thiêu,
Khi túc mạng đã hết,
Ắt sinh trong địa ngục.
Bấy giờ các Tỳ Kheo thưa với đức Phật:
- Nay Vua Lưu Ly đã chết rồi, ông ta sinh về đâu?
Đức Phật bảo:
- Vua Lưu Ly sinh vào địa ngục A Tỳ.
Có Tỳ Kheo thắc mắc hỏi Phật:
- Những người họ Thích xưa kia tạo nhân gì mà nay bị Vua Lưu Ly hại nhiều như thế?
Đức Phật nói:
- Ngày xưa về lâu xa, trong thành La Duyệt này có một làng to lớn chuyên môn đánh cá, khi ấy đời sống hết sức nghèo đói, người phải ăn cả rễ cây, tại làng ấy có một cái ao đầm lớn có rất nhiều cá, nhân dân trong làng đều bắt cá ăn; dưới nước có hai loại cá, một loại tên Câu Tỏa, một loại tên Lưỡng Thiệt (hai lưỡi).
Hai cá đầu đàn của hai loại cá ấy nói với nhau: “Chúng ta không có lỗi lầm gì với những người trong làng này, họ bắt ăn bà con chúng ta hết lớp nọ đến lớp kia, nếu chúng ta có phúc đức, sau này sẽ dùng vào việc báo oán”. Chẳng bao lâu sau, hai cá lớn đầu đàn ấy cũng bị bắt, lại có một đứa bé mới 8 tuổi không hại mạng cá, cũng không bắt cá, nhưng lúc hai cá đầu đàn kia bị bắt, đứa bé trông thấy vui mừng.
Các Thầy nên biết, các Thầy chớ cho rằng nhân dân thành La Duyệt lúc đó là những người nào, nay họ chính là những người họ Thích vậy, con cá đầu đàn Câu Tỏa bây giờ là Vua Lưu Ly, con cá Lưỡng Thiệt nay là Phạm chí Hiếu khổ. Đứa bé thấy hai cá đầu đàn (hai cá to lớn) kia bị bắt vui cười lúc đó, nay chính là Ta. Các người ở thành La Duyệt hồi đó ăn cá, nay chịu sự trả thù này, còn Ta vui cười nay bị nhức đầu. Vì Như Lai không thụ thân sau nên qua hết các nguy nan, các Thầy nên giữ gìn hành động từ thân miệng ý. Các Thầy nên học điều này ".
Hề hề
" Bị vợ bóp chặt "cậu nhỏ" hơn 5 phút, người đàn ông 53 tuổi tím tái, nằm bất động và tử vong trên đường đi cấp cứu.
Ngày 11/7, Công an tỉnh Tiền Giang tạm giữ hình sự bà Phan Thị Kim Chưởng (55 tuổi) để điều tra về hành vi Cố ý gây thương tích dẫn đến chết người.
Theo điều tra, bà Chưởng và ông Lê Kim Khải (53 tuổi, đội trưởng đội dân phòng xã Bình Ninh, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang) cưới nhau nhiều năm, có 2 con gái chung. Hiện, cả hai đã ly thân.
Tối 10/7, ông Khải đến nhà riêng của vợ đang sống cùng với con gái ở cùng xã. Ông kêu cửa nhưng vợ và con gái không ai ra mở. Bực tức, người chồng được cho là cưa ổ khóa để vào và dắt xe máy dựng trước nhà.
Bà Chưởng liền chạy ra mắng chửi chồng dẫn đến đánh nhau. Người con gái vào can ngăn cũng bị bố đánh. Trong lúc hai vợ chồng giằng co, bà Chưởng nắm và bóp "của quý" của ông Khải, giật mạnh làm ông té xuống. Người vợ sau đó leo lên bụng của chồng tiếp tục bóp, đồng thời tay còn lại lấy điện thoại gọi báo công an.
Được hàng xóm đến khuyên ngăn, hơn 5 phút sau, bà Chưởng mới chịu buông "cậu nhỏ" của chồng. Lúc này ông Khải đã tím tái, nằm bất động và tử vong trên đường đi cấp cứu.
Theo kết quả giám định pháp y, nạn nhân chết do tràn dịch và thức ăn vào khí quản dẫn đến bị ngạt.
Tại cơ quan công an, bước đầu bà Chưởng khai do chồng có nhiều lần về nhà đánh đập mình, sau đó hai người xảy ra mâu thuẫn dẫn đến đánh nhau. "Tôi chỉ bóp để cảnh cáo thôi, không ngờ ông ấy lại chết", bà nói."
Nhân quả, nghiệp báo tại sao ?
Mà chồng đập đánh, con thì can ngăn.
Nổi sân, mất hết tâm thần;
Giết chồng vô ý, mạng đền nghiệp xưa !
Phải chăng đời trước gieo bừa,
Đánh đập, ngộ sát, giết gà, mổ heo ?
Đời này "sơ xuất" bao nhiêu,
Nên chồng, nên vợ, nên thù, nên thân !
Ngộ thay !
Mộ Phần.
Câu 2: Làm sao để khiến người tin ta ?
Câu 3: Làm sao để khiến người làm theo lời ta nói ?
Muốn khiến người tin ta, thì trước tiên ta phải hiểu người cái đã.
Phải biết người thuộc hạng nào, thì mới có thể tùy thuận mà khởi hạnh, khiến cho người phát khởi lòng tin nơi mình được.
Phật dạy: Vạn pháp duy tâm tạo.
Y cứ lời này thì biết: Trong tâm có bao nhiêu loại niệm, thì bên ngoài có bấy nhiêu hạng người.
Trong tâm có niệm tham, thì bên ngoài có hạng người tham lam.
Trong tâm có niệm si, thì bên ngoài có hạng người ngu si.
Trong tâm có niệm tự cao, thì bên ngoài có hạng người tự cao...
Nhớ ngày xưa học môn vật lý, có bài học nói về chuyển động cơ học, nội dung khái quát như sau:
Chuyển động cơ học là sự chuyển dời vị trí trong không gian của các vật hay là sự chuyển động của một bộ phận này so với bộ phận khác của cùng một vật.
Nói một vật chuyển động hay đứng yên thì điều đó chỉ có tính chất tương đối vì điều này còn phụ thuộc vào người quan sát đứng ở vị trí nào. Thật vậy, nếu ta đứng bên đường quan sát thì ta thấy cái cây đứng yên, nhưng nếu ta ngồi trên một cái ôtô đang chuyển động thì ta thấy cái cây chuyển động.
Tóm lại, chuyển động có tính chất tương đối và phụ thuộc vào vị trí mà ở đó ta đứng quan sát chuyển động.
Vật hay hệ vật mà ta qui ước là đứng yên khi nghiên cứu chuyển động của một vật khác được gọi là hệ qui chiếu.
Chúng ta khi quan sát và đánh giá về hạng người mà ai đó thuộc về, thì đồng nghĩa với việc, ta lấy tâm mình làm hệ qui chiếu.
Ta nhìn người này, quan sát hành vi - cử chỉ - thái độ - lời nói của họ, ta đánh giá đó là người tham lam.
Ta nhìn người kia, quan sát hành vi - cử chỉ - thái độ - lời nói của họ, ta đánh giá đó là người sân hận.
Ta nhìn người kia, quan sát hành vi - cử chỉ - thái độ - lời nói của họ, ta đánh giá đó là người si mê...
Khi đánh giá như vậy, ta vô tình mặc nhiên công nhận, tâm ta là không đổi, vì không đổi nên mới thấy sự biến đổi bên ngoài. Ta vốn không động, nên thấy sự chuyển động bên ngoài; do đó mới thấy người này, người kia có sự khác biệt.
Điều này đã chính xác chưa ?
Kinh nghiệm chứng minh là không chính xác ! Cho nên, mới sinh ra những từ: hóa ra là, đâu ngờ, tôi cứ tưởng, biết thế thì...
Vì sao lại dẫn đến sự đánh giá không chính xác như vậy ?
Vì dựa trên hiểu biết, kinh nghiệm, suy nghĩ nên nhìn nhận sự vật bị bóp méo. Giống như lời một vị học giả từng nói:
Chúng ta nhìn sự vật: không như nó là, mà như chúng ta là !
Điều này có sự đúng đắn nhất định của nó !
Vậy làm sao để nhìn nhận sự vật như nó là, mà không phải như chúng ta là ?
Ta thấy người khác chết,
Lòng ta như lửa đốt.
Chẳng phải thương kẻ mất,
Mà lo tới phiên ta !
Cảnh vốn chẳng đúng sai,
Do tâm còn phân biệt.
Như vật hình ngay thẳng,
Đứng trước gương lõm lồi.
Ta thấy lỗi lõm thôi,
Vật đâu có như vậy !
Muốn nhìn sự vật như nó là, mà không phải như chúng ta là. Thì tâm ta cần phải hoàn toàn thanh tịnh, như gương phẳng sáng: vật méo tới liền hiện tướng méo, vật tròn tới liền hiện tướng tròn, vật vô hình tới liền hiền tướng vô hình...
Thế nào là tâm thanh tịnh ?
Đối cảnh vô tâm niệm,
Chẳng phải vật vô tình.
Tịch tịch, tinh tinh ấy,
Niệm nơi người hiển minh:
Người sân ta biết sân,
Người si mê ta rõ,
Người cuồng ngôn, loạn ngữ;
Hết thảy đều nhận ra !
Mới chỉ nhìn thoáng qua,
Liền phân biệt rành rõ.
Do đây Phật mới nói:
Ta quán sát mười phương,
Thấy rõ sự vô thường.
Thấy tâm người sai biệt.
Tùy tâm người ta thuyết,
Chẳng phải theo ý riêng.
Cốt chỉ rõ nghĩa huyền:
Bản tánh vốn thanh tịnh !
Như sen trong bùn nước,
Có cao thấp khác nhau.
Nên nói nghĩa cạn sâu,
Tùy thuận, làm lợi ích !
Vậy muốn khiến người tin ta thì phải hiểu người trước, muốn hiểu người đúng đắn thì cần phải thanh tịnh tâm ý mình.
Gió động hay phướn động ? Là tâm các ông động !
Ngài Tuyên Hóa khi giảng Kinh Tứ Thập Nhị Chương có dạy:
"Thận vật tín nhữ ý, nhữ ý bất khả tín."
Hãy thận trọng, chớ tin nơi ý nghĩ của ông; ý nghĩ của ông chẳng thể tin được.
Quý vị cần phải đặc biệt lưu tâm, đừng nên tin tưởng ý niệm của mình. Mọi ý niệm của quý vị đều không đáng tin cậy!
Phải chứng được quả A-la-hán rồi, thì mới tin được ý mình.
Nếu người nào vẫn chưa thể trở về bản tánh thanh tịnh vốn có nơi chính mình, để sử dụng chính sự thanh tịnh đó làm phương tiện giúp hiểu rõ người đối diện - người ta muốn tiếp độ.
Thì cần phải thực hành pháp gì, mới không mắc phải sự phán định sai lầm về người khác ?
Im lặng không nói,
Tùy thuận làm theo.
Sai bảo thế nào,
Cứ làm như vậy !
Phật dạy nghĩa ấy:
Gọi là đồng hành.
Muôn việc không tranh,
Nhân quả tự rõ !
Nếu nghe lời khó,
Mà thấy chói tai.
Kiếm chỗ không ai,
Bạt tai cho tỉnh !
Thấy người ngu ngốc,
Cố chấp vô cùng.
Ngẫm lại mình đi,
Ai đang nghĩ vậy ?
Cứ thường như thế,
Tự phản chiếu lòng.
Ngày rộng, tháng dài;
Tự nhiên rõ pháp !
Biết quấy liền bỏ.
Biết được đạo lý nào, thực hành đạo lý ấy.
Hưởng phước thì hết phước, nhẫn khổ thì hết khổ.
Mời mọi người đọc lại sự tu hành và giác ngộ của đức Bổn sư:
Kinh Thánh Cầu - Trung Bộ Kinh
"Rồi này các Tỷ-kheo, sau một thời gian, khi Ta còn trẻ, niên thiếu, tóc đen nhánh, đầy đủ huyết khí của tuổi thanh xuân, trong thời vàng son cuộc đời, mặc dầu cha mẹ không bằng lòng, nước mắt đầy mặt, than khóc, Ta cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
Ta xuất gia như vậy, một người đi tìm cái gì chí thiện, tìm cầu vô thượng tối thắng an tịnh đạo lộ. Ta đến chỗ Alara Kalama ở, khi đến xong liền thưa với Alara Kalama: "Hiền giả Kalama, tôi muốn sống phạm hạnh trong pháp luật này". Này các Tỷ-kheo, được nghe nói vậy, Alara Kalama nói với Ta: "Này Tôn giả, hãy sống (và an trú). Pháp này là như vậy, khiến kẻ có trí, không bao lâu như vị Bổn sư của mình (chỉ dạy), tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú". Này các Tỷ-kheo, và không bao lâu Ta đã thông suốt pháp ấy một cách mau chóng. Và này các Tỷ-kheo, cho đến vấn đề khua môi và vấn đề phát ngôn mà nói, thời Ta nói giáo lý của kẻ trí và giáo lý của bậc Trưởng lão (Thượng tọa), và Ta tự cho rằng Ta như kẻ khác cũng vậy, Ta biết và Ta thấy.
Này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ như sau: "Alara Kalama tuyên bố pháp này không phải chỉ vì lòng tin: "Sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt, Ta mới an trú". Chắc chắn Alara Kalama biết pháp này, thấy pháp này rồi mới an trú". Này các Tỷ-kheo, rồi Ta đi đến chỗ Alara Kalama ở, sau khi đến Ta nói với Alara Kalama: "Hiền giả Kalama, cho đến mức độ nào, Ngài tự tri, tự chứng, tự đạt, và tuyên bố pháp này?" Này các Tỷ-kheo, được nói vậy, Alara Kalama tuyên bố về Vô sở hữu xứ.
Rồi này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ: "Không phải chỉ có Alara Kalama có lòng tin, Ta cũng có lòng tin. Không phải chỉ có Alara Kalama mới có tinh tấn, Ta cũng có tinh tấn. Không phải chỉ có Alara Kalama mới có niệm, Ta cũng có niệm. Không phải chỉ có Alara Kalama mới có định, Ta cũng có định. Không phải chỉ có Alara Kalama mới có tuệ, Ta cũng có tuệ. Vậy Ta hãy cố gắng chứng cho được pháp mà Alara Kalama tuyên bố: "Sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt, ta an trú".
Rồi này các Tỷ-kheo, không bao lâu sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt pháp ấy một cách mau chóng, Ta an trú. Rồi này các Tỷ-kheo, Ta đi đến chỗ Alara Kalama ở, sau khi đến, Ta nói với Alara Kalama: "Này Hiền giả Kalama, có phải Hiền giả đã tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này đến mức độ như vậy?" --"Vâng, Hiền giả, tôi đã tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này đến mức độ như vậy". --"Này Hiền giả, tôi cũng tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này đến mức độ như vậy". --"Thật lợi ích thay cho chúng tôi, Thật khéo lợi ích thay cho chúng tôi, khi chúng tôi được thấy một đồng phạm hạnh như Tôn giả! Pháp mà tôi tự tri, tự chứng, tự đạt, và tuyên bố, chính pháp ấy Hiền giả tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú; pháp mà Hiền giả tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú, chính pháp ấy tôi tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố; pháp mà tôi biết, chính pháp ấy Hiền giả biết; pháp mà Hiền giả biết, chính pháp ấy tôi biết. Tôi như thế nào, Hiền giả là như vậy; Hiền giả như thế nào, tôi là như vậy. Nay hãy đến đây, Hiền giả, hai chúng ta hãy chăm sóc hội chúng này!"
Như vậy, này các Tỷ-kheo, Alara Kalama là Ðạo Sư của Ta, lại đặt Ta, đệ tử của vị ấy ngang hàng với mình, và tôn sùng Ta với sự tôn sùng tối thượng. Này các Tỷ-kheo, rồi Ta tự suy nghĩ: "Pháp này không hướng đến yểm ly, không hướng đến ly tham, không hướng đến đoạn diệt, không hướng đến an tịnh, không hướng đến thượng trí, không hướng đến giác ngộ, không hướng đến Niết-bàn, mà chỉ đưa đến sự chứng đạt Vô sở hữu xứ". Như vậy này các Tỷ-kheo, Ta không tôn kính pháp này, và từ bỏ pháp ấy, Ta bỏ đi.
Rồi này các Tỷ-kheo, Ta, kẻ đi tìm cái gì chí thiện, tìm cầu vô thượng tối thắng an tịnh đạo lộ. Ta đi đến chỗ Uddaka Ramaputta, khi đến xong Ta nói với Uddaka Ramaputta: "Hiền giả, tôi muốn sống phạm hạnh trong pháp luật này. Ðược nói vậy, này các Tỷ-kheo, Uddaka Ramaputta nói với Ta: "Này Tôn giả, hãy sống (và an trú), pháp này là như vậy, khiến người có trí không bao lâu như vị Bổn sư của mình (chỉ dạy) tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú". Này các Tỷ-kheo, Ta đã thông suốt pháp ấy một cách mau chóng. Và này các Tỷ-kheo, cho đến vấn đề khua môi và vấn đề phát ngôn mà nói, thời Ta nói giáo lý của kẻ trí, và giáo lý của bậc Trưởng lão (Thượng Tọa), và Ta tự cho rằng Ta như người khác cũng vậy, Ta biết và Ta thấy.
Này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ như sau: "Rama tuyên bố pháp này không phải vì lòng tin: "Sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt, ta mới an trú". Chắc chắn Rama thấy pháp này, biết pháp này, rồi mới an trú". Này các Tỷ-kheo, rồi Ta đi đến chỗ Uddaka Ramaputta ở, sau khi đến Ta nói với Uddaka Ramaputta: "Hiền giả Rama, cho đến mức độ nào, Ngài tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này?" Này các Tỷ-kheo được nghe nói vậy, Uddaka Ramaputta tuyên bố về Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
Rồi này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ: "Không phải chỉ có Rama mới có lòng tin. Ta cũng có lòng tin. Không phải chỉ có Rama mới có tinh tấn, Ta cũng có tinh tấn. Không phải chỉ có Rama mới có niệm, Ta cũng có niệm. Không phải chỉ có Rama mới có định, Ta cũng có định. Không phải chỉ có Rama mới có tuệ, Ta cũng có tuệ. Vậy ta hãy cố gắng chứng cho được pháp mà Rama tuyên bố: "Sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt, tự an trú".
Rồi này các Tỷ-kheo, không bao lâu sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt pháp ấy một cách mau chóng, Ta an trú. Rồi này các Tỷ-kheo, Ta đi đến chỗ Uddaka Ramaputta ở, sau khi đến, Ta nói với Uddaka Ramaputta: "Này Hiền giả Rama, có phải Hiền giả đã tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này đến mức độ như vậy?" --"Vâng Hiền giả, tôi đã tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này đến mức độ như vậy". --"Này Hiền giả, tôi cũng đã tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này đến mức độ như vậy." Thật lợi ích thay cho chúng tôi! Thật khéo lợi ích thay cho chúng tôi, khi chúng tôi được thấy một đồng phạm hạnh như Tôn giả! Pháp mà tôi, tự tri tự chứng, tự đạt và tuyên bố, chính pháp ấy Hiền giả tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú; pháp mà Hiền giả tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú, chính pháp ấy tôi tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố; pháp mà tôi biết, chính pháp ấy Hiền giả biết; pháp mà Hiền giả biết, chính pháp ấy tôi biết. Tôi như thế nào, Hiền giả là như vậy; Hiền giả như thế nào, Tôi là như vậy. Nay hãy đến đây, Hiền giả, hai chúng ta hãy chăm sóc hội chúng này!"
Như vậy, này các Tỷ-kheo, Uddaka Ramaputta-là Ðạo Sư của Ta, lại đặt Ta, đệ tử của vị ấy ngang hàng với mình, và tôn sùng Ta với sự tôn sùng tối thượng. Này các Tỷ-kheo, rồi Ta suy nghĩ: "Pháp này không hướng đến yểm ly, không hướng đến ly tham, không hướng đến đoạn diệt, không hướng đến an tịnh, không hướng đến thượng trí, không hướng đến giác ngộ, không hướng đến Niết-bàn, mà chỉ đưa đến sự chứng đạt Phi tưởng phi phi tưởng xứ". Như vậy, này các Tỷ-kheo, Ta không tôn kính pháp ấy và từ bỏ pháp ấy, Ta bỏ đi.
Này các Tỷ-kheo, Ta, kẻ đi tìm cái gì chí thiện, tìm cầu vô thượng tối thắng an tịnh đạo lộ, tuần tự du hành tại nước Magadha (Ma kiệt đà) và đến tại tụ lạc Uruvela (Ưu lâu tần loa). Tại đây, Ta thấy một địa điểm khả ái, một khóm rừng thoải mái, có con sông trong sáng chảy gần, với một chỗ lội qua dễ dàng khả ái, và xung quanh có làng mạc bao bọc dễ dàng đi khất thực. Này các Tỷ-kheo, rồi Ta tự nghĩ: "Thật là một địa điểm khả ái, một khóm rừng thoải mái, có con sông trong sáng chảy gần, với một chỗ lội qua dễ dàng khả ái, và xung quanh có làng mạc bao bọc dễ dàng đi khất thực. Thật là một chỗ vừa đủ cho một Thiện nam tử tha thiết tinh cần có thể tinh tấn". Và này các Tỷ-kheo, Ta ngồi xuống tại chỗ ấy và nghĩ: "Thật là vừa đủ để tinh tấn".
Rồi này các Tỷ-kheo, Ta tự mình bị sanh, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị sanh, tìm cầu cái không sanh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn và đã chứng được cái không sanh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị già, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị già, tìm cầu cái không già, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; và đã chứng được cái không già, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị bệnh, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị bệnh, tìm cầu cái không bệnh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn và đã chứng được cái không bệnh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị chết, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị chết, tìm cầu cái không chết, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn và đã chứng được cái không chết, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị sầu, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị sầu, tìm cầu cái không sầu, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn và đã chứng được cái vô sầu, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị ô nhiễm, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị ô nhiễm, tìm cầu cái không bị ô nhiễm, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn và đã chứng được cái không ô nhiễm, vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách, Niết-bàn. Và tri kiến khởi lên nơi Ta. Sự giải thoát của Ta không bị dao động. Nay là đời sống cuối cùng của Ta, không còn sự tái sanh nữa.
Này các Tỷ-kheo, rồi Ta suy nghĩ như sau: "Pháp này do Ta chứng được, thật là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, cao thượng, siêu lý luận, vi diệu, chỉ người trí mới hiểu thấu. Còn quần chúng này thì ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục. Ðối với quần chúng ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục, thật khó mà thấy được định lý Idapaccàyata Paticcasamuppada (Y Tánh Duyên Khởi Pháp); sự kiện này thật khó thấy; tức là sự tịnh chỉ tất cả hành, sự trừ bỏ tất cả sanh y, ái diệt, ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn. Nếu nay Ta thuyết pháp mà các người khác không hiểu Ta, thời như vậy thật khổ não cho Ta, như vậy thật bực mình cho Ta!" Này các Tỷ-kheo, rồi những kệ bất khả tư nghì, từ trước chưa từng được nghe, được khởi lên nơi Ta:
Sao Ta nói Chánh pháp,
Ðược chứng ngộ khó khăn?
Những ai còn tham sân,
Khó chứng ngộ pháp này.
Ði ngược dòng, thâm diệu,
Khó thấy, thật tế nhị,
Kẻ ái nhiễm vô minh,
Không thấy được pháp này.
Rồi này các Tỷ-kheo, với những suy tư như vậy, tâm của Ta hướng về vô vi thụ động, không muốn thuyết pháp."
Người cũng làm được rồi,
Ta tất nhiên làm được.
Vì người có định, tuệ;
Ta chẳng thiếu, chẳng dư.
Hết thảy sẵn nơi đây,
Đâu gì ngăn trở được ?!