Phật giáo: What is - what for

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Hề hề, vậy thì nói chỗ u u minh minh, không sáng mà cũng không tối "Quy căn đắc chỉ. Tùy chiếu thất tông".

Căn, có lẽ là "Lục quan năng", ngoài có năm, nhãn nhĩ tỷ thiệt thân; trong có một, ý. Lục căn, theo kinh luận thì có hai, phù trần và thanh tịnh, ở đây có lẽ chỉ thanh tịnh.
Chỉ, có lẽ là chỉ tịnh; (noãn đảnh nhẫn) thế đệ nhất pháp, gọi là nhất tâm.
Vậy thì "Quy căn đắc chỉ" là THÂN TÂM khiết bạch thoát vòng mê tâm vốn là chỗ lập cước của Nam tông Đốn giáo Tối thượng thừa sanh mắt sáng phát Bồ đề tâm (Lục tổ Huệ năng)

Chiếu, có lẽ là quán chiếu, an nhiên trầm tư khởi minh tưởng quán sát thật tướng vạn pháp như nó là.
Tông, thuật ngữ này hơi rắc rối (nên không cần giải thích) mà có thể hiểu ngay chính là BẢN THỂ.
Vậy thì "Tùy chiếu thất tông" chỉ việc đắm chìm nơi trật tự thiết lập của đất, nước, gió, lửa, không, thức cấu thành vạn pháp (mà sanh tâm hành chuyển đổi càn khôn nghiêng trời lật đất...) quên đi ĐẠI BI TÂM.

Phải chăng?

Hề hề, trừng hải

Mod Trừng Hải kính.
Xin được hỏi:

"Thế nào là Nói rồi phải Nói như Không Nói??"
"Thế nào là BIẾT rồi phải Nói như Không BIẾT??"

Kinh
Thành thật cảm ơn
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha hahahah .. bác TH nè:

tui thích bài tụng DUY THỨC về Ý THỨC là bởi vì .. người ta thường hay nói:

- TU HÀNH là này là nọ ..

- ý thức của con người sâu như đáy biển làm sao mà mò, mà thấy ..

- bởi vì vậy, có người Ỷ = tức là MẠN tựa vào đó mà làm nhiều chuyện hỏng còn đúng với TU HÀNH nữa. Phật đạo tu hành tại tâm.

*** và những điều này, đối với người học DUY THỨC .. có thể thấy được [smile]


chân lý của TÂM .. có thể cụ thể được ... và điều này đã được khẳng định qua bài tụng DUY THỨC trên.


Tam Tánh, tam Lượng --->> thông -->> tam Cảnh

-->> Tam giới luân thời: DỊ = khả tri [a ha ha hahahahahahahhahahahahahah]


Tương ưng tâm sở: ngũ thập nhứt [smile]

-->> Thiện ác lâm thời biệt phối chi. [xảy ra thì cứ đó mà ... lập thành mô hình "duy thức" của tâm người đó ]



mà bác TH thấy đúng không ?

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
Tam giới duy tâm, vạn pháp duy Thức



i. Vô Lượng Thức -->> VÔ LƯỢNG TÌNH: ĐA TÌNH tự cổ ... năng di hận ...


"Chính điểm này cho chúng ta thấy rõ ràng khởi điểm Bồ tát đạo của Thắng Man là hoàn toàn xuất phát từ tình cảm thân thiết nhất và mặc dù là hệ lụy nhất.

Tình yêu là cơn bão dữ nhận chìm con người xuống biển sâu của nước mắt,

nhưng đồng thời tình yêu cũng là hương vị ngọt ngào nuôi lớn thánh thai của Bồ tát.

Trong ý nghĩa đó tình yêu được đồng nhất với Như Lai tạng, cái bào thai cưu mang để sinh trưởng những phẩm tính siêu việt của Như Lai, của những đấng Giác ngộ và Cứu thế. Nó bao gồm cả hai mặt,


ô nhiễm, và

thanh tịnh.
"
- Thắng Man Giảng Luận, Thích Tuệ Sĩ



ii. Vũ Trụ của Như Lai Tàng

nhất không đồng lưỡng
tề hàm vạn tượng - Tín Tâm Minh, Tăng Xán


Không gian không ngằn mé của NHƯ LAI TẠNG ... gọi là VŨ

Thời gian vô cùng tận của NHƯ LAI TẠNG .. gọi là TRỤ



trong vũ trụ ấy .. [smile]


- bề mặt NHIỄM Ô của LỤC ĐẠO LUÂN HỒI gọi là: BỀ KHỔ

- còn bề mặt thanh tịnh: thì là NIẾT BÀN .. hay như là Duy Thức học, tới DIỆT TẬN ĐỊNH, các tâm sở và tâm vương của sáu thức đầu, bao gồm luôn ý thức được tinh hóa .. và Tàng Thức hóa thành ... BẠCH TỊNH THỨC và công năng của nó được Thức Mạt Na hóa trí làm nên hiện tượng PHÁP HOA .... [smile]



-->> chỉ cách nhau như hai mặt hiện hữu của đồng một CHƠN TÂM thôi .. A ha ha hâhhhahhahhahhah


nhưng đôi lúc thiệt là có chút hơi buồn .. vì THANH TỊNH ĐAỌ và NHƯ LAI TẠNG thường xuất hiện ở BỀ MẶT NHIỄM Ô .... BIỂN SÓNG quá


nhưng mà dễ thôi .. ehhêhh

chí đạo vô nan

duy hiểm giản trạch


TRĂNG SÁNG ĐẦU NHÀ

cứ động .. là tan .. ha hahhâhhhahhâhhha


Thằng Tèo cầm cái chén rung rung ...

--> là trăng vỡ ... [[bát lớn đựng cơm hay bát nhỏ đựng đồ ăn đây ... ha hahahah [/b]


mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
VẠN PHÁP = VÔ NGÃ

tất cả chúng ta đều biết hiện tượng: hoạt động tâm lý và vật lý của thân và tâm:

HÀNH --> sẽ dẫn tới sỉnh ra một cái ta, một thức ---> THỨC --> SANH [lục đạo luân hồi]

thí dụ:

- uống thuốc giảm đau hoài . thành người nghiền thuốc giảm đau [tức là một con người mới]

- lấy vợ .. lấy chồng .. trở thành một con người mới [một người có gia đình bị những ràng buộc hoạt động ý thức, tâm lý và vật lý khác đi]

- hay như cầu thủ đá banh .. thì đương nhiên đôi chân phải nhanh nhẹn, thể lực phải mạnh ... [cũng tức là do có hoạt động luyện tập .. hành ... mà có ... nghỉ luyện tập, hoạt động đá banh vài tháng, vài năm, đá dở đi như thường [smile] ]


những cái TÔI đó = đều có chữ ÁI ... đều có cái DỤNG .. đều có hoạt động tầm cầu, nên Kinh Tăng Nhất nói:

- NHÂN ÁI có: Lợi, Dụng, Tầm Cầu




A. NHỮNG CÁI NGÃ được chất chứa trong NGÃ ÁI CHẤP TÀNG của TẠNG THỨC

cái NHÂN ÁI đó ÁI --> là nguồn gốc sinh ra THỦ HỮU --> SANH [tức là những cái tôi]

những cái tôi đó .. thường được công năng của thức thứ bảy là thức MẠT NA đem chất chứa, xếp đặt nó trong tạng thức dưới dạng chủng tủ nơi gọi là: NGÃ ÁI CHẤP TẦNG. [tức là kho chữa những cái NGÃ = những cái tôi ]

Và mỗi khi được lôi ra sử dụng, thì do "THỨC MẠT NA" = thức thứ bảy có công năng lôi chủng tử từ NGÃ ÁI CHẤP TÀNG ra chứ đâu:

thí dụ,

đang ngồi ăn tết tiếp đãi bạn bè .. thì đứa con mình nhào ra xin này xin nọ, mình nhỏ nhẹ không cho, nói chút nữa, thế là nó HÉT LÊN:

- khách khứa thì kệ họ ... con muốn cái này mà ...

như vậy là LẬP TỨC "THỨC MẠT NA" lôi một chủng tử lên hiện hành liền: là BẬC CHA MẸ mà, còn phải có khách khứa ngày tết, con cái cũng phải tôn trọng khách tiếp đãi hệt như cha mẹ ...

--> TỨC KHÔNG ? .. TỨC ...


vậy đó ... GIỮ NGUYÊN Ý NIỆM ĐÓ LÀ = MỘT CÁI NGÃ được lôi lên hiện hành bằng thức MẠT NA = để mà định nghĩa chữ NGÃ

NGÃ theo duy thức học có hai đặc tính:

- một là đặc tính tự tại LÀM CHỦ

- hai là đặc tính phán đoán các việc ...


và như vậy NGÃ thường có vị trí là CHỦ TỂ: như là quân vương .. và bao gồm luôn chức tể tướng, vì tể tướng sai khiến tất cả những người khác, món khác làm theo


*** PHẬT đao tu hành tại tâm, lấy TÂM làm gốc.

Nhưng cái tâm ấy, cụ thể của nó thường tập trung ở hai đặc tính của TÂM: là TÂM NHẤT và TÂM NHỊ hay là CHƠN TÂM và VÔ LƯỢNG THỨC.

Cái chơn tâm này là cái TÂM "xuất hiện trong hiện tượng VẠN PHÁP, DUY THỨC",

và nó chắc chắn không phải là một cái tâm với những định nghĩa thông thường:

- như là trái tim,

- đầu óc,

- tư duy ..

- tư tưởng, hay thậm chí như là TƯ LƯƠNG [tức là cái biết của cả bảy thức đầu theo Duy Thức]


.. cho nên hành giả TU TÂM chắc chắn phải chú ý định nghĩa TÂM và NGÃ và THỨC .. và những cụ thể của "CÁI TÂM" này mới là chỗ VÔ LƯỢNG NGHĨA của hiện tượng vạn pháp bắt đầu. Nếu KHÔNG KIẾN NGÃ ĐÚNG, CẦU NGÃ ĐÚNG, thì đúng là "HÀNH TÀ ĐẠO, và bất năng kiến NHƯ LAI" như lời KINH KIM CANG miêu tả ... [smile]. Và một khi không biết CÁI TÂM ĐÓ nó bao hàm gì, là cái gì, hoạt động ra sao, đương nhiên nói đến PHẬT LÝ, PHẬT PHÁP .. sẽ xảy ra hiện tượng: NÓI HAI LỜI như là cuộc chất vấn xảy ra trong Kinh Đại Niết Bàn, Phẩm Kiều Trần Như




*** và nếu chúng ta nhìn rõ vấn đề vi tế hơn: chính ĐỨA CON hành động như vậy cũng là từ "NGÃ ÁI CHẤP TÀNG" của nó ra... có nhiều khi chính chúng ta cũng hay đặt nó lên hàng đầu .. vượt trên "khách khứa", "người dưng" ở những trường hợp khác .. cho nên .. cũng là TẬP KHÍ NÓ CŨNG LÔI VỊ TRÍ QUÂN VƯƠNG của nó ra .. cả chính mình đôi khi cũng phải tự quan sát .. [smile]

*** nếu ở trong một một môi trường: có hai CON CỌP .. hai cái NGÃ = ngã nào cũng đều là CHỦ TỂ . đồng la đồng hét .. tranh chấp đoạt vị .. thì một hồi khách khứa bỏ đi hết .. rồi thì ai đi đường đó .. cuối cùng chỉ là như lời Trạng Trình nói:

Long Hổ Xà đầu khởi chiến tranh
can qua xứ xứ khởi đao binh
mã đề dương cước anh hùng tận
thân dậu niên lai thái kiến bình ..
năm nay là năm con chó .. cũng được chút QUẢ THÁI BÌNH [smile]


chắc là tại vì LONG HỔ XÀ ĐẦU .. các NGÃ ẤY .. khi quậy lên làm khổ, can qua xứ xứ quá .. cuối cùng KHỔ TỰ NÓ BỊ LOẠI ... các ngã bị XẢ BỎ vì không có thanh tịnh ...




B. VI TRÍ VƯƠNG TƯỚNG của NGÃ: KHÔNG BỀN VỮNG .. thường bị THUA [smile]

Bây giờ .. chúng ta cứ GIỮ "ĐỊNH NGHĨA NGÃ" đó = từ NGÃ ÁI CHẤP TÀNG KÉO RA ... nhiều khi chính cái NGÃ ÁI CHẤP TÀNG, cái NGÃ nó làm chủ hoài .. khiến cho ta = KHÔNG ĐƯỢC THANH TỊNH

và vì vậy, đó là hiện tượng: PHÁP = KHÔNG CÓ NGÃ ... bởi vì tới một lúc nào đó, khổ quá, chúng ta XẢ BỎ LUÔN cái NGÃ đó, xả bỏ luôn NGÃ CHẤP ĐÓ .. VƯƠNG TƯỚNG gì cũng bỏ luôn ... miễn là KHÔNG KHỔ thì thôi, tốt rồi ..

vạn pháp, vạn ngã "chủng tử ái" từ NGÃ ÁI CHẤP TÀNG lôi ra cũng thế .. có lúc khổ quá chúng ta cũng không thèm luôn, NẶNG NHƯ ĐÁ trong tâm tư:

- mà đá thì muôn đời chìm xuống đáy nước ... [smile]


cho nên ... đó là hiện tượng: VẠN PHÁP = VÔ NGÃ [tức là có khi .. CÁI NGÔI VỊ CHỦ TỂ đó của NGÃ không đứng nổi hoài ]


nhưng ở đây .. chúng ta dù có YÊU = ÁI cỡ nào . thì cũng có lúc cái ngôi vị CHỦ TỂ = của một NGÃ .. theo đúng định nghĩa và hoạt động của nó, tới thời hoại diệt cũng xảy ra khổ

càng bám vào càng khổ .. .

càng chấp vào càng đau

vì vậy đó mới là chỗ VẠN PHÁP = VÔ NGÃ.


C. CHƠN TÂM, NHƯ LAI TẠNG là nguồn gốc CHẮC CHẮN của hiện tượng VẠN PHÁP

cho nên .. khi đó, chúng ta mới nhận ra: ỦA .. sao CÁI TÂM LÀM RA NÓ ĐÂU RỒI ?? ... sao không thử "SỬ DỤNG" cái tâm đó để làm ra NGÃ ..

đó là vị trí NGUỒN GỐC của "CHƠN TÂM" làm nên hiện tượng vạn pháp .. tức là: VÔ LƯỢNG NGHĨA ... nhưng đó không phải là khiến cho chúng ta nên SỢ RƠI VÀO KHÔNG

- lẽ đúng ra, nếu đi đúng con đường LẬP PHÁP, KIẾN PHÁP .. ĐẮC PHÁP .. đúng lý ra .. đó phải là vị trí SUNG MÃN của TÂM như là bài thơ của Trí Huyền Thiền Sư viết chứ:

Ngọc lý bí thanh diễn diệu âm
cá trung mãn mục lộ thiền tâm
hà sa cảnh thị bồ đề đạo


*** vị trí NGỌC = là nguồn là chơn tâm .. làm nên hiện tượng của Thiền tông: TRỰC CHỈ CHƠN TÂM ... đi con đường --> VÔ LƯỢNG NGHĨA .. dẫn tới hiện tượng hà sa cảnh thị .. đều là bồ đề đạo .. tức là hiện tượng VẠN PHÁP [KIẾN TÁNH - TẠI DỤNG CHƠN TÂM .. .[smile]]


hay là như là Mãn Giác thiền sư quan sát hiện tượng: MAI HOA .. nở từ GỐC MAI ..

chớ để xuân tàn hoa lạc tận

tiền đình đêm trước một nhành mai


*** mỗi một vị thiền sư .. sau khi GIÁC NGỘ PHÁP THÂN thường để lại một bài kệ, dùng một chố khéo léo chưa ai sử dụng qua, để nói lên chỗ "TỚI ĐƯỢC" PHÁP THÂN của họ .. ... [smile] ... mà đúng không ?


mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
NGÃ

NGÃ là không (hiện hữu) nhưng nhận thức về NGÃ là có (hiện hữu).
Nam phương thượng tọa bộ cho nhận thức về Ngã là Tà kiến (có nhân là Ái)
Du già tôn xem nhận thức về Ngã là Huyễn hữu (hiện hữu do tưởng tượng; Biến kế sở chấp) và Giả hữu (hiện hữu do ảo ảnh; Y tha khởi, có nhân là Vô minh-Hành);
Không tôn xem Ngã là "thi thiết" hay "kiến lập" do Giả danh-tướng, Giả pháp đều là phi hữu tức Không.

Phật Đà ngôn "Có người xem Thân là ngã; có người xem Tâm là ngã" chính là lời trực chỉ cho hành giả y pháp phụng hành.
Mọi lý luận "nhận thức về ngã" đều là NHỊ NGUYÊN mà rốt ráo tận cùng chấm phẩy là cái "bất khả tri" thì thực là hí tiếu khi muốn lý luận để làm rõ cái...bất khả tri, hề hề

Xuân con chó, Trừng Hải

 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha haha ..

cốc cốc cốc cốc .. [smile]

Này Ananda, như vậy

do duyên thọ, -->> ái sanh;

do duyên ái -->> tìm cầu sanh;

do duyên tìm cầu, --->> lợi sanh;

do duyên lợi ---> quyết định (sở dụng của lợi) sanh;


do duyên quyết định --> tham dục sanh;

do duyên tham dục ---> đam trước sanh;


do duyên đam trước --> chấp thủ sanh;


do duyên chấp thủ --> hà tiện sanh;

do duyên hà tiện --> thủ hộ sanh;

do duyên thủ hộ ---> phát sanh một số ác, bất thiện pháp như chấp trượng, chấp kiếm, tranh đấu, tranh luận, đấu khẩu, khẩu chiến, ác khẩu, vọng ngữ. - Kinh Trương Bộ I, Kinh Đại Duyên


:lol: :lol:
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
ha ha haha ..

cốc cốc cốc cốc .. [smile]

Này Ananda, như vậy

do duyên thọ, -->> ái sanh;

do duyên ái -->> tìm cầu sanh;

do duyên tìm cầu, --->> lợi sanh;

do duyên lợi ---> quyết định (sở dụng của lợi) sanh;


do duyên quyết định --> tham dục sanh;

do duyên tham dục ---> đam trước sanh;


do duyên đam trước --> chấp thủ sanh;


do duyên chấp thủ --> hà tiện sanh;

do duyên hà tiện --> thủ hộ sanh;

do duyên thủ hộ ---> phát sanh một số ác, bất thiện pháp như chấp trượng, chấp kiếm, tranh đấu, tranh luận, đấu khẩu, khẩu chiến, ác khẩu, vọng ngữ. - Kinh Trương Bộ I, Kinh Đại Duyên


:lol: :lol:

Hề hề, chào bạn hiền khuclunglinh

Xuân con chó có gì vui không?
À, mà THỌ là gì nhỉ? Thế nào gọi là "Do duyên thọ"?

Mến, trừng hải
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha haha .. dạ kính bác TH: .. cũng vẫn vậy ..

cốc cốc cốc cốc

xuân này chẳng có gì vui

thấy mình còn thọ

thấy tình còn xanh

thấy ta vẫn vậy muôn đời

vẫn từng hơi thở .. bức tranh vô thường [smile]

thấy đường thanh tịnh sương giăng

bước chân hờ hững .. má đào còn thương [smile]

thấy giàn thiên lý ven đường

phong trần mưa bụi .. gió lùa .. con tim ...

:lol: :lol:
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,716
Điểm tương tác
784
Điểm
113
TUỆ

Hay Bát Nhã, ấy là cái hướng tới của người học Phật.

Thân, khẩu, ý thanh tịnh thì "cửa Không" xuất hiện; cửa Không "mở ra" thì Bát Nhã hiển hiện; tác dụng của Bát Nhã chính là Từ Bi.

Người có Từ Bi thì chẳng bị nghiệp xoay chuyển, đối với tất cả chúng sinh "thương như con một" - thường muốn làm lợi ích chúng sinh; trước sự đau khổ của chúng sinh muốn khiến cho được an vui. Nghiệp tức là nhớ, nghĩ, tưởng, tình thức (yêu, ghét).

Chỗ phát hiện của sự xoay chuyển do Nghiệp là ở: thân chẳng an, tâm chẳng tịnh.

Như Đức Phật dạy: "Giới là căn bản, thuận theo đường giải thoát". Hành theo giới mà chẳng chướng ngại, chẳng chấp trước - tức là an tịnh của thân tâm - (thường tự hành theo giới mà chẳng thấy sự phá giới là đáng ghét; lại chẳng khuyên người - khen người phá giới) ấy là chỗ cần thực hành của người học Phật.

Cầu cho Chánh Pháp trường tồn,
Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha hahahhaha ... kính Lão Ca BT:

Thế gian xông phá hồng trần

lần trong đau khổ nhạt nhòa:

- bước ra [smile]


Ta buồn:

- ta chẳng còn ta

- rời thân huyễn mộng

-->> trở về ngàn xưa [smile]


Ngàn xưa:

- xanh ngắt một màu [ha ha hahahaha]

- mênh mông biển rộng

-->> con tàu ra khơi


một đời vẫn vậy cứ trôi [smile]

xuân về khi cảnh bốn mùa đổi thay


:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
Kinh Trường Bô I, Kinh Sa Môn Quả

Dụng "Chơn Tâm" .... thành tựu vô lượng nghĩa -->> để đắc TAM MINH [smile]


i. Túc Mạng Minh:

Với tâm:

- định tĩnh,
- thuần tịnh,
- không cấu nhiễm,
- không phiền não,
- nhu nhuyến,
- dễ sử dụng,
- vững chắc,
- bình thản như vậy,

--> Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đến túc mạng minh


Vị ấy nhớ đến các đời sống quá khứ,

- như một đời,

- hai đời,

- ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, hai trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp.

Vị ấy nhớ rằng: "Tại chỗ kia ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, ta được sanh ra tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, ta được sanh ra ở đây". Như vậy Tỷ-kheo nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết.




ii. Thiên Nhãn Minh

Với tâm:
- định tĩnh,
- thuần tịnh,
- không cấu nhiễm,
- không phiền não,
- nhu nhuyến,
- dễ sử dụng,
- vững chắc,
- bình thản như vậy,

-->> Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đến trí huệ về sanh tử của chúng sanh. Vị ấy với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh.


Vị ấy biết rõ rằng, chúng sanh người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của chúng: "Này các Hiền giả, những Tôn giả này làm những điều ác hạnh về thân, lời và ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Này các Hiền giả, còn những chúng sanh nào làm những thiện hạnh về thân, lời và ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến, những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các thiện thú, cõi trời, trên đời này. Như vậy vị ấy với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân thấy sự sống chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của chúng.



iii. Lậu Tận Minh

Với tâm:
- định tĩnh,
- thuần tịnh,
- không cấu nhiễm,
- không phiền não,
- nhu nhuyến,
- dễ sử dụng,
- vững chắc,
- bình thản như vậy,

--> Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đến lậu tận trí.


Vị ấy biết như thật "đây là khổ", biết như thật "đây là nguyên nhân của khổ", biết như thật "đây là khổ diệt", biết như thật "đây là con đường đưa đến khổ diệt", biết như thật "đây là những lậu hoặc", biết như thật "đây là nguyên nhân của lậu hoặc", biết như thật "đây là sự diệt trừ các lậu hoặc", biết như thật "đây là con đường đưa đến sự diệt trừ các lậu hoặc". Nhờ hiểu biết như vậy, nhận thức như vậy, tâm của vị ấy thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Ðối với tự thân đã giải thoát như vậy, khởi lên sự hiểu biết: Ta đã giải thoát. Vị ấy biết: Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm; sau đời hiện tại, không có đời sống nào khác nữa.



mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
Ha ha ha haha a... Lão Ca BT ơi:

- có đống gạch

- có mặt bằng

- có nền đất cứng

bi giờ bắt đầu lót nền .. làm MÓNG nhé ...


A. chữ Từ Bi :

i. Áp dụng của chữ TỪ = rộng vô cùng bởi vì định nghĩa của chữ Từ là trái ngược với Sân: vô tranh, rộng, và thoáng

nhưng ở đây, chúng ta nhìn tâm TỪ ở hai chiều kích thoáng và rộng của nó:

- Không Gian, và

- Thời Gian.


Vì vậy chúng ta đơn cử một trường hợp "TÂM LUÂN HỒI" = tức là một loại tập khí .. TÂM cứ chạy vòng vòng hoài ..

- lần nào BỊ BẾ TẮC = lúc sinh tử nhị khí xuất hiện .. cũng như NGƯỜI có cảm giác đứng trong một vực thẳm và ngay trước mặt là một VÁCH NÚI CAO SỪNG SỮNG ... LÀM SAO LEO ?


*** đứng ở vị trí này .. khi một cái TA = đang bị hủy hoại, khi Sinh Tử Nhị Khí xuất hiện: chúng ta thấy KHÔNG GIAN TẬN .. THỜI GIAN TẬN [smile]


hay chúng ta có thể từ đó để nhìn một hiện thực:

- Tâm con người là Nước

- và Bế Tắc của tâm đó là Núi


Hiện tượng đó xảy ra ở trong tâm do Không Gian và Thời Gian của Thức lập nên ..cũng được thấy qua đoạn pháp ngữ của Ngưỡng Sơn Huệ Tịch và Quy Sơn Linh Hựu:
Đến Quy Sơn Linh Hựu, Quy Sơn hỏi:
"Ngươi là Sa-di có chủ hay không chủ?"

Sư thưa: "Có chủ."
Quy Sơn lại hỏi: "Chủ ở chỗ nào?"

Sư từ bên Đông sang bên Tây đứng, Quy Sơn biết môn đệ thượng hạng.

Sư trình lại câu hỏi "Thế nào ra khỏi giếng ngàn thước không cần giây."
Quy Sơn hét: "Huệ Tịch!"

Sư ứng: "Dạ."
Quy Sơn bảo: "Ra rồi!"

Nhân đây, sư đại ngộ triệt để. [smile ... một cái chú tâm nghe, một câu trả lời, một tiếng dạ ... là tâm chuyển .. là ra khỏi giếng mà . nhưng LẤY TÂM đâu mà chuyển]




Bây giờ chúng ta tạm thiết lập một mô hình: NGĂN NGẠI của VÔ MINH: Không gian của Thức, Thời Gian của Thức là nên những VÁCH NÚI của sự bế tắc [smile]

- Lúc đầu thuận duyên, cái SANH cũng dễ: tình yêu đến, nhẹ như cõi mơ .. vào tim ta đơn sơ ...băng những vần thơ .. dù là có làm, có trần lao vẫn vui vẻ, nhe răng cười mà làm .. vì là lúc THÀNH, duyên thuận, sanh mà.

- Sau khi Sanh = thì đó là lúc sống ở TRÊN NÚI

- rồi từ từ duyên tận, con đường nhân duyên bắt đầu tan rã từ từ như những mùa NẮNG HẠ, KHÔ .. LÁ RỤNG về CỘI .. rồi thì nước trên núi hết, cảnh vật héo queo .. rồi thì nước lưng núi hết, cảnh vật héo queo

-->> chúng ta từ ngọn núi .. vì cần nước .. dòng sữa của NHÂN DUYÊN đó tạo ta với TÂM .. mà cứ từ từ đi xuống VỰC SÂU .. được bao quanh ở bởi dãy núi .. để tận hưởng những mảnh nhân duyên còn sót lại cho một CÁI SANH.





B. Tâm thì rộng lớn bao la

- Nước thì luôn theo nhân duyên, từng núi từng núi .. tùy theo duyên hợp duyên tận .. từ từ rút hết vào ở trong thung lũng ... muốn uống nước thì phải đi từ cao xuống thấp vào thung lũng mà có nước

- Không Gian và Thời Gian của Thức thì như những ngọn núi bao vây những ô nước đó như là những thung lũng

Vậy thì dù chúng ta có CÁNH, hay đứng ở vị trí cao hơn núi trên không trung nhìn xuống .. CÓ THỂ THẤY BAO LA .. có thể THÔNG THIÊN TRIỆT ĐỊA [smile]..

nhìn thấy tất cả không gian và thời gian của các thức, thì vẫn thấy đồng một thực tại thôi ..

-->> vẫn là từng đấy ngọn núi BAO QUANH những KHUÔN NƯỚC CHẾT ...



Cho nên TÂM TỪ:

- nếu chỉ là chạy vòng vòng: chỉ có nghĩa là Chuyển

- nhưng nếu là chạy ra khỏi những vách núi che đậy của VÔ MINH .. thì đó là Chuyển Thức và Chuyển Trí.


mà đúng không ?

- hiện tượng tâm chuyển xảy ra khi THỨC bắt đầu .. nhưng có ai biết thức là gì ? và nó bắt đầu từ đâu đâu ?

** bởi vì không nhìn thấy, không thấy rõ quá trình .. không hiểu rõ vấn đề Thức nó xuất hiện như thế nào mà người ta LUÔN đối với chuyển biến tâm của mình một cách MƠ HỒ, đúng không ?



C. Nghiệp Tạo Trí

Đức Phật có liệt kê một số lúc, khi nhân duyên không thích hợp để hướng dẫn người ta tạo trí .. và vì đó gọi là NGHIỆP TẠO TRÍ.

Cũng có nghĩa là:

có người lập đạo dưới thung lũng: quanh năm suốt tháng bế tắc vẫn có nước

rùi khi bế tắc tâm chuyển vòng vòng ... nhưng không hiểu chuyện gì: chỉ biết là CHUYỂN VÒNG VÒNG rồi là ĐƯỢC thôi [smile]

như vậy, muốn tạo trí:

- phải nâng cái TÂM đó từ VỊ TRÍ ở trong THUNG LŨNG ... CHÂN NÚI .. lên tới một ĐỈNH CAO "của DÒNG THỜI GIAN", ngay từ khi THỨC BẮT ĐẦU = tức là khi đó TIME = NHỮNG NGÀY THÁNG ĐẦU .. Thuở hồng hoang của Một Tâm "THỨC".

--> vì Thức là MÓN THỨ BA của VÔ MINH = nhưng đó là khi VÔ MINH đã hiện hình trong các Thức và đã có thể nhận ra nó, đã bắt đầu xuất hiện đã phải nhận ra nó ngay .. cho dù không làm gì với nó: vẫn phải biết nơi và chốn nó bắt đầu là gì ...


đó là chỗ TỪ rộng và thoáng .. của việc: ĐI NGƯỢC DÒNG SINH TỬ

-->> CÀNG ĐI NGƯỢC LẠI ... giống như càng vặn kim đồng hồ ngược lại ... CÀNG CÓ NHIỀU

- không gian, và

- thời gian



*** chữ Từ đó mới gọi là: TỪ VÔ LƯỢNG TÂM ... [smile]


mà đúng không ?


:lol: :lol:
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên