Phật giáo: What is - what for

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
Ha ha ha a .. hơn nữa:

nếu chúng ta đi vào "HỒI TƯỞNG" ... NĂNG CẢNH và CẢNG NĂNG đã không còn nhớ rõ .. năng minh và sở minh cũng đã mơ hồ

như vậy đối với các cảnh đã duyên ... không còn rõ ràng nữa ...

nhất là khi BẢY TUỔI chả hạn .. như vậy .. sẽ dễ dàng đi vào một trong những món của ĐẠI TÙY: tức là TÂM SỞ THẤT NIỆM ...và các món đại tùy biến khắp các tâm sở bất thiện ...


18. Thất niệm: Mất chánh niệm. Tánh của Tâm sở này không nhớ cảnh đã duyên. Nghiệp dụng của nó là làm chướng ngại Chánh niệm và sanh tán loạn


hiện tượng "THẤT NIỆM" được nuối dưỡng và dung nạp bởi THỨC MẠT NA .. thường xuất hiện ở những tuổi già:

và khí đó .. mí bác mí cụ có loại tập khí này trở thành hồ đồ, khó tính

thường hay la hét, mơ hồ tưởng tượng những cảnh và duyên không còn rõ ràng ... làm ra rất nhiều phiền toái cho người thân, gia đình và con cháu



mà đúng không ?

:lol: :lol:
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Pháp của Phật, Phật Pháp, có pháp nào mà không phải vô vi, không phải trực chỉ; bởi do phải dụng ngôn ngữ, thí dụ nên mới phương tiện nói này nói nọ, sáng tối, tịnh động, chỉ chiếu mà thôi.

Cũng lạ, đôi khi, tui hỏi chỗ tối bạn lại đề cập đến chỗ sáng; đôi lúc tui hỏi chỗ sáng bạn lại nói đến chỗ tối. Đôi lúc lại muốn lái câu chuyện vào nội dung bạn muốn đề cập (mà không liên quan một chút nào hay có chút chút liên quan đến việc tui muốn thảo luận).

Mà mùa xuân cũng sắp đến rồi; bạn có biết rằng mai nở lúc đông tàn mới là cảnh diễm lệ vô ngôn làm con hạc già quên lời hẹn xưa mà mãi mê giỡn nguyệt dưới bóng mai vàng chăng?

Mến, trừng hải
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha ah .. bác TH ơi:

Phật pháp chỉ toàn là VÔ VI khi mà tâm đó là: TÂM THƯỜNG BIẾT và muôn đời BÌNH LẶNG thôi

chứ còn bình thường, phật pháp là dành cho người KHÔNG BIẾT ... cầu xin gần chết cũng còn hông có, mà có cũng không biết sao mà áp dụng .. mà có áp dụng cũng đâu thấy cái gì là VÔ VI đâu .. đúng không ?

Dạ đúng rồi, MÙA XUÂN tới mau quá ...

Ao nhà dẫu đục vẫn ao ta

thịt kho mắm ruốc với canh cà

mai vàng phượng đỏ me xanh lá

hàng chòi sông nước .. điệu cầm ca

SỐNG KIẾP HỒNG BÀNG cho trọn nét

quê người mắm mặn vẫn thi ca

Việt Nam: ngạo nghễ từ muôn thưở

pizza .. big mac .. vẫn thua xa .. ha ah ahhahahahahahahahhahahahahahahahahah


vậy bi giờ bác muốn gì ?? .. HỎI SÁNG .. hay là HỎI TỐI .. ha ha ahhahahahahahahahha

mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Hề hề, vậy thì nói chỗ u u minh minh, không sáng mà cũng không tối "Quy căn đắc chỉ. Tùy chiếu thất tông".

Căn, có lẽ là "Lục quan năng", ngoài có năm, nhãn nhĩ tỷ thiệt thân; trong có một, ý. Lục căn, theo kinh luận thì có hai, phù trần và thanh tịnh, ở đây có lẽ chỉ thanh tịnh.
Chỉ, có lẽ là chỉ tịnh; (noãn đảnh nhẫn) thế đệ nhất pháp, gọi là nhất tâm.
Vậy thì "Quy căn đắc chỉ" là THÂN TÂM khiết bạch thoát vòng mê tâm vốn là chỗ lập cước của Nam tông Đốn giáo Tối thượng thừa sanh mắt sáng phát Bồ đề tâm (Lục tổ Huệ năng)

Chiếu, có lẽ là quán chiếu, an nhiên trầm tư khởi minh tưởng quán sát thật tướng vạn pháp như nó là.
Tông, thuật ngữ này hơi rắc rối (nên không cần giải thích) mà có thể hiểu ngay chính là BẢN THỂ.
Vậy thì "Tùy chiếu thất tông" chỉ việc đắm chìm nơi trật tự thiết lập của đất, nước, gió, lửa, không, thức cấu thành vạn pháp (mà sanh tâm hành chuyển đổi càn khôn nghiêng trời lật đất...) quên đi ĐẠI BI TÂM.

Phải chăng?

Hề hề, trừng hải
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Tăng: Như hà thị tổ sư tây lai ý?
Sư: Bát lớn đựng cơm. Bát nhỏ đựng thức ăn.

Phật pháp vô biên
Cái vô biên thì không có chỗ tột cùng (Nếu có chỗ tột cùng thì không phải là vô biên) nên ĐẠO không có điểm khởi đầu, chỗ kết thúc lẫn đạo lộ gọi là ĐẠO PHI ĐẠO. Chính vậy, điểm khởi đầu, chỗ kết thúc lẫn hành trình phải ở chỗ PHI ĐẠO gọi là "sở hành". Và cái gọi là "sở hành" phải y theo sự CHỈ ĐẠO hay ORDER của THỂ mà hiện hành hoạt dụng "thoát khổ" tức DỤNG (THỂ = đèn và DỤNG = ánh sáng; chính là sự vận hành theo bốn khoa Thể - Pháp - Hành - Tướng).

Đó là chỗ "tri giải" cho lời đáp "Bát lớn đựng cơm. Bát nhỏ đựng thức ăn = Order". Vậy Order là gì, hỡi thế gian?

Kính, Trừng Hải


Mod Trừng Hải kính.
Xin được làm rõ nghĩa Như hà thị tổ sư tây lai ý của Thiền Tông là Trực chỉ Chỗ Vô biên! Kiến tánh là thoát khổ.

Chỗ Vô biên thì không có chỗ tột cùng. Chỗ tột cùng thì có ở Chỗ Vô biên.

Người kiến tánh vì có ở Chỗ Vô biên thì không có ở Chỗ tột cùng.
Người chưa kiến tánh thì có ở chỗ tột cùng thì không có ở Chỗ Vô biên.

Người kiến tánh thì ĐẠO PHI ĐẠO không có điểm khởi đầu.
Vì đã trở lại điểm khởi đầu.

Người chưa kiến tánh đã có điểm khởi đầu thì vẫn còn chỗ kết thúc lẫn đạo lộ muốn để "thoát khổ"....nên mới có cái tri giải phạm "Tứ Cú" cho là có cái gọi là: "ĐẠO PHI ĐẠO là điểm khởi đầu, chỗ kết thúc lẫn hành trình phải ở chỗ PHI ĐẠO gọi là "sở hành".

Và cái gọi là "sở hành" phải y theo sự CHỈ ĐẠO hay ORDER của THỂ mà hiện hành hoạt dụng "thoát khổ" tức DỤNG (THỂ = đèn và DỤNG = ánh sáng; chính là sự vận hành theo bốn khoa Thể - Pháp - Hành - Tướng)"???????????????.



Người kiến tánh không tri giải thì Bát lớn đựng cơm.
Bát nhỏ đựng thức ăn là chỗ sở hành phải y theo sự CHỈ ĐẠO hay ORDER (Diệu Dụng) của Chỗ Vô biên (bản tâm).



Mod Trừng Hải kính.
Đừng dùng cái tri giải lầm lẫn của HUYỄN để nhận xét lý Duyên Khởi với Phật Pháp.

Lý Duyên Khởi xưa nay định nghĩa sự Hiện Hữu Có hay Không Có của HUYỄN.

Phật Pháp xưa nay vốn chỉ định nghĩa CÓ sự Hiện Hữu của CHƠN.
Phải có cái gì là CHƠN mới nói cái gì là ĐẠO.

Phải có cái gì là điểm khởi đầu mới nói chỗ kết thúc.
Phải có cái gì là ĐẠO LỘ mới nói cái gì là ĐẠO LỘ.

Đức Phật và Chư Tổ Thiền Tông vì cái CHƠN này nên nói có cái CHƠN ĐẠO LỘ là con đường tu hành "Thoát Khổ" cho HUYỄN thành Phật.

Kính

Thành thật cảm ơn
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
Ha ha haha .. cũng tùy bác TH ơi:

.. QUY CĂN, HAY là TÙY CHIẾU đều có nhiều chỗ "KHÁM PHÁ" ra được hết:


chúng ta thử cứ đặt tâm nơi "SONG NHỊ MÔN xuất hiện = SỐNG theo đường cũ [một cửa], chết theo đường mới [một cửa] " [một cửa cộng một cửa là HAI CỬA .. nếu mà tiếp tục nói chuyện DZô Duyên .. ha hahahahah a]


và người đứng ở VỊ TRÍ ẤY: QUY CĂN .. trở về NGUỒN .. sử dụng TÂM để "LẬP THỨC" tức là .. có thể học được cách -->. TẠO PHÁP .. KIẾN PHÁP

và khi cái NGUỒN là TÂM LỰC đó tăng trưởng rùi .. thì nó MẠNH HƠN ..và cái chỉ đó .. đúng như lời TAM TỔ nói:

- năng lực đoạt lại thanh tịnh của bổn tâm đứng ở vị trí nguồn ... HƠN KHÔNG TRƯỚC KIA .. bác TH có biết cách nào khác không ? [smile]



ngược lại: nếu người ấy TÙY CHIẾU .. thì đúng như lời TAM TỔ nói:

- NĂNG do NĂNG CẢNH .. CẢNH do CẢNH NĂNG

tới một lúc nào đó, chịu hổng nổi, ĐÁ PHẢI TỰ NHIÊN CHÌM DƯỚI NƯỚC .. tức là cũng phải LÌA BỎ CẢNH KHỔ đó thôi


thí dụ: chúng ta mua môt thùng xoài xanh ..

còn xanh không ăn

hường chín không ăn

để chín rục .. thơm lừng .. không

THÚI RÃ MỤC mở ra .. dám cầm lên không .. cũng phải tự bỏ cả thùng thôi .. đúng không ... đó là hiện tượng TỰ NHIÊN ĐÁ CHÌM XUỐNG NƯỚC


vì vậy . .cũng ở chỗ đó, mà có thể QUÁN THẤY TẤT CẢ NÉT CUỒNG VỌNG của "TAM ĐỘC" .. 5 TRIỀN CÁI .. TỨ NIỆM XỨ .. ha hahahahaha

-->> đúng không bác TH

cho nên .. SAI cũng là HỌC ĐƯỢC .. mà ĐÚNG cũng là HỌC ĐƯỢC

và như vậy lời TAM TỔ nói .. chúng ta cũng hiểu luôn:

NĂNG .. tùy cảnh diệt [xoài thúi .. dám cầm sờ hoài sao .. bỏ đi .. rùi quên đó luôn .. phi năng tuyệt sở]

NĂNG TRỤC

CẢNH TRẦM
- Tín Tâm Minh


KLL mạnh dạn ĐOÁN LUÔN QUÁ KHỨ trước khi KLL sanh ra luôn .... là TAM TỔ TĂNG XÁN, ổng chơi luôn việc học hỏi cả HAI CHIỀU .. cho nên ổng VIÊT HẾT vào TÍN TÂM MINH như vậy đó ... ... chứ không thì sao .. thứ gì chịu nổi .. ha hahahahahahah


MAI NỞ TỰ GỐC

CHIM HÓT ĐẦU CÀNH

sớm mai thức dậy

---> chợt đã ... mùa xuân .. ha hah ahahahahahhahahahahahahahahhaha


mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ahaha .. và hỏi thiệt là "SANH TỬ" các THỨC nối tiếp nhau vậy có nghĩa gì ??

chỗ nghĩa của nó là ở chỗ "TÂM CHUYỂN" = THÀNH TỰU không ngằn mé .. tức là TÂM BÌNH THƯỜNG phải không ?

- Trong cuốn DUY THỨC HỌC của HT Thích Thiện Hoa .. ĐẶC TÍNH "THÀNH TỰU" của TÂM = làm nên các dòng "TƯƠNG TỤC" ... bác TH thì chắc chắn biết các dòng tương tục rồi ..

nhưng có bao giờ nghe qua đó là "THỨC SANH DIỆT TƯƠNG TỤC" làm nên bởi đặc tính THÀNH TỰU = tức là luân chuyển ẦM ẦM như thác đổ của tâm như là DUY THỨC HỌC miêu tả chưa ??

mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
ha ha ahaha .. và hỏi thiệt là "SANH TỬ" các THỨC nối tiếp nhau vậy có nghĩa gì ??

chỗ nghĩa của nó là ở chỗ "TÂM CHUYỂN" = THÀNH TỰU không ngằn mé .. tức là TÂM BÌNH THƯỜNG phải không ?

- Trong cuốn DUY THỨC HỌC của HT Thích Thiện Hoa .. ĐẶC TÍNH "THÀNH TỰU" của TÂM = làm nên các dòng "TƯƠNG TỤC" ... bác TH thì chắc chắn biết các dòng tương tục rồi ..

nhưng có bao giờ nghe qua đó là "THỨC SANH DIỆT TƯƠNG TỤC" làm nên bởi đặc tính THÀNH TỰU = tức là luân chuyển ẦM ẦM như thác đổ của tâm như là DUY THỨC HỌC miêu tả chưa ??

mà đúng không ?

:lol: :lol:

_ Thức, được Phật Đà ví như một dòng sông (Kinh văn Pali), nó không nhiễm ô những cũng không rủ sạch được nhiễm ô nên phải cần có BỒ ĐỀ TRÍ.

_ Cái chỗ u u minh minh tui muốn đề cập đến là chỗ "Tùy chiếu mất tông" vốn là cái làm cho nhân loại khoái trá và mê mẫn. Vì sao vậy?

Mến, trừng hải
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
A ha ha ahhah .. bác TH nè:

có một câu chúng ta nên hỏi nè: ... ỦA .. có phải chính TAM TỔ TĂNG XÁN cũng đứng ở VỊ TRÍ SONG NHỊ MÔN này luôn hay sao ??

mà sao hiện tượng và những khám phá từ đó .. ổng ghi chép tỉ mỉ và rõ ràng quá chời .. ha hahahahahah


bác TH nghĩ đúng không ?

mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
A ha ha ahhah .. bác TH nè:

có một câu chúng ta nên hỏi nè: ... ỦA .. có phải chính TAM TỔ TĂNG XÁN cũng đứng ở VỊ TRÍ SONG NHỊ MÔN này luôn hay sao ??

mà sao hiện tượng và những khám phá từ đó .. ổng ghi chép tỉ mỉ và rõ ràng quá chời .. ha hahahahahah


bác TH nghĩ đúng không ?

mà đúng không ?

:lol: :lol:

Vậy thì xin được hoan hỉ lắng nghe lắng nghe bài Tín Tâm Minh với cái nhìn của đạo hữu khuclunglinh vậy. (Câu hỏi tui đặt ra có lẽ, hề hề có lẽ bạn không khoái lắm.)

Mến, trừng hải
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
_ Thức, được Phật Đà ví như một dòng sông (Kinh văn Pali), nó không nhiễm ô những cũng không rủ sạch được nhiễm ô nên phải cần có BỒ ĐỀ TRÍ.

_ Cái chỗ u u minh minh tui muốn đề cập đến là chỗ "Tùy chiếu mất tông" vốn là cái làm cho nhân loại khoái trá và mê mẫn. Vì sao vậy?

Mến, trừng hải

Ha ha hah aha ...

NHÂN ÁI có
- Lợi
- Dụng
- Tầm Cầu - Kinh Tăng Nhất

như vậy .. THỨC --> ÁI, THỦ HỮU --->> đều là LỢI DỤNG TẦM CẦU vốn đã từ NGUỒN THỨC "BIẾT" tức là tri thức sinh ra mỗi CHÚNG SANH rồi ...

-->> TIỀN "TRẦN" có NĂNG MINH và SỞ MINH rồi đó ... phải không ?


vậy tại sao chúng ta gọi là NĂNG MINH và SỞ MINH ?

- vì ở giai đoạn THÀNH TỰU .. THÀNH TRỤ .. thì sướng đó mà ... hỏng phải XOÀI CHÍN thì ngon sao ??


nhưng mà XOÀI bắt đầu chín .. hư mí phần .. chúng ta VẪN CÒN THAM .. ha hahahahhaha

phải không ?

- NĂNG MINH và SỞ MINH bảo .. GẠN ĐỤC KHƠI TRONG .. CẮT HẾT PHẦN THÚI .. còn lại vẫn XƠI .. ha hahhahahahahahahahahha


có nhiều khi .. một thùng XOÀI THÚI còn ôm luôn ... ngồi khóc .. vì TIẾC QUÁ .. SAO LÚC CHÍN KHÔNG ĂN ?

- HẬN ĐỜI .. HẬN MÌNH .. ha ahahahahhahahahahaha


mà đúng không ?

- trong mỗi THỨC MẠNG .. vốn đã TIỀM TÀNG: NĂNG MINH, SỞ MINH ... ÁI THỦ HỮU rồi ... và chính là NĂNG LỰC này ĐI XA QUÁ bởi TAM ĐỘC = THAM SÂN SI, và MẠT NA = tức là công năng cứ "BIẾT VẬY là KÉO VẬY RA XÀI" ..

chính vì vậy mà THAM SÂN SI và MẠT NA cũng là "BỐN" trong những pháp số nhân của "TỲ KHEO GIỚI" ... đúng không ?

250 tì kheo giới *bốn oai nghi *ba tụ tịnh giới *bảy nghiệp thân khẩu * 4 [tham sân si và mạt na ] = nhân vừa đủ tám vạn bốn ngàn pháp môn ..

- cho nên TAM ĐỘC và MẠT na .. là chỗ đi XA QUÁ của ... NĂNG MINH và SỞ MINH .. ha hahahhahahahahahhaha


mà đúng không ?

*** bởi vì vậy chúng ta nên cẩn thận .. THỌ GIỚI TỲ KHEO RỒI .. thì AUTOMATICALLY .. tự động .. có "PHÁP SỐ" loại trừ NĂNG MINH và SỞ MINH đấy .. ha hahahahahahahhahahahahahahhhhhhh


:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
Vậy thì xin được hoan hỉ lắng nghe lắng nghe bài Tín Tâm Minh với cái nhìn của đạo hữu khuclunglinh vậy. (Câu hỏi tui đặt ra có lẽ, hề hề có lẽ bạn không khoái lắm.)

Mến, trừng hải


ha ha hâh a.. Ờ phải héng .. ha ah ahahahahahah a

nhiều khi tui cũng NHÂN ÁI .. CÓ LỢI DỤNG TẦM CẦU .. thấy khoái quá .. TAM ĐỘC và MẠT NA đi quá đà hỏng thèm trả lời câu hỏi luôn .. a ha hahahahahhahahahahahahahah

-->> Ô THAM VUI quá xá là tham vui .. .. ha hahahahahahhaha


mà đúng không ? [smile]

**thôi đi ngủ bác ơi .. mai phải cày sớm .. và vẫn chỉ một vỏ màu nâu .. CŨ XÌ . TRÂU MÀ .. ha ha hahahahhahahahah



:lol: :lol:
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,716
Điểm tương tác
784
Điểm
113
_ Thức, được Phật Đà ví như một dòng sông (Kinh văn Pali), nó không nhiễm ô những cũng không rủ sạch được nhiễm ô nên phải cần có BỒ ĐỀ TRÍ.

_ Cái chỗ u u minh minh tui muốn đề cập đến là chỗ "Tùy chiếu mất tông" vốn là cái làm cho nhân loại khoái trá và mê mẫn. Vì sao vậy?

Mến, trừng hải

Hề hề, chào các đạo hữu.

Tết sắp đến rồi !

- Cái chỗ này rất vui: "Thức nó không nhiễm ô, nhưng cũng không rũ sạch được nhiễm ô nên cần phải có "bồ đề trí".

Như kiểu nhà vốn không bẩn (nếu vốn bẩn thì không thể quét sạch - tức thấy nhà với cảm giác sạch sẽ), bản thân nó chỉ như cái "bị chứa", để không nó cũng sinh rác bẩn - tức cái nhà được thấy với cảm giác bẩn. [ Lục thức ra cửa lục căn, đối với lục trần mà sinh nhiễm trước ]

( Liên hệ:

Kinh Không Uế Nhiễm đã viết:
Hiền giả, hạng người có cấu uế nhưng không như thật tuệ tri: "Nội thân ta có cấu uế". Với người này, có thể chờ đợi như sau: "Người này sẽ không khởi lên ước muốn, sẽ không cố gắng, sẽ không tinh tấn để diệt trừ cấu uế ấy. Người này sẽ từ trần, trong khi còn có tham, còn có sân, còn có si, trong khi còn cấu uế, trong khi tâm còn ô nhiễm". Này Hiền giả, giống như một cái bát bằng đồng, mang từ chợ về hay mang từ nhà thợ rèn về, phủ đầy bụi bặm, và người chủ cái bát ấy không dùng đến, không lau chùi và quăng cái bát ấy vào chỗ đầy bụi bặm. Này Hiền giả, như vậy cái bát ấy, sau một thời gian càng ô nhiễm hơn, càng đầy bụi bặm hơn.

...

Hiền giả, hạng người không có cấu uế nhưng không như thật tuệ tri: "Nội thân ta không có cấu uế". Với người này, có thể chờ đợi như sau: "Người này sẽ tư niệm tịnh tướng. Do tư niệm tịnh tướng, tham sẽ làm ô nhiễm tâm của người này. Người này sẽ từ trần, trong khi còn có tham, còn có sân, còn có si, trong khi còn cấu uế, trong khi tâm còn ô nhiễm". Này Hiền giả, giống như một cái bát bằng đồng, mang từ chợ về hay mang từ nhà thợ rèn về, thanh tịnh và sạch sẽ. Và người chủ cái bát ấy không dùng đến, không lau chùi và quăng cái bát ấy vào chỗ đầy bụi bặm. Này Hiền giả, như vậy cái bát ấy, sau một thời gian, càng ô nhiễm hơn, càng bụi bặm hơn.
)

Lẽ nào, vào thế gian thì phải chấp nhận "rác bẩn" ?

/* "như thật tuệ tri" chắc cũng đồng nghĩa với "cần có bồ đề trí" mà đạo hữu Trừng Hải đề cập.

 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha hah ahahaha ... Lão Ca BT ơi:

theo Duy Thức học, thì Ngã Mạn có chín cách:

thua thua
thua bằng
thua hơn

bằng thua
bằng bằng
bằng hơn

hơn thua
hơn bằng
hơn hơn


THUA Ỷ THUA .. chỗ này nhiều khi có nét kiêng dè .. bỏ chạy ... bất cần .. không care ...

THUA Ỷ BẰNG .. chỗ này có chút tự mãn ngầm .. tự thấy chỗ mình đứng cũng không tệ .. ... rùi không thèm thấy có gì là hay chả hạn

THUA Ỷ HƠN .. chỗ này thường hay lộ nét: HỒ ĐỒ .. đủ mọi chước cách .. có nhiều khi cũng là THỦ ĐOẠN .. vv..

nhưng nói cho cùng NĂNG MINH và SỞ MINH của mỗi thức vẫn có "CHỖ Ỷ" tức là

BIẾT NHÂN QUẢ = LẦM .. và VẪN LÀM ... chỗ này là HỢP TRÍ HỢP TA .. VÔ TRỢ ...

KHÔNG BIẾT NHÂN QUẢ là LẦM = nên VẪN LÀM ... chỗ này là LY TRÍ HỢP TÀ VÔ TRỢ, hay là HỮU TRỢ

BIẾT NHÂN QUẢ là LẦM = mà YÊU QUÁ .. nên "LÀM BỪA" BIẾT LÀM BỪA ... chỗ này là HỢP TRÍ .. HỢP TA .. VÔ TRỢ

KHÔNG BIẾT NHÂN QUẢ LÀ LẦM = mà YÊU QUÁ .. không cần biết .. YÊU LÀ LÀM ... chỗ này là LY TRÍ, HỢP TÀ .. VÔ TRỢ

--->> nhưng phân tích vậy là chúng ta đủ biết .. mỗi môt chỗ TỰA "VÀO THỨC MẠNG" .. đều là một cách tựa khác nhau .. có khi là HƠN, có khi là BẰNG .. có khi là THUA .. rùi chước cách đủ kiểu .. làm nên "CÁC LOẠI "TÂM VƯƠNG" đó .. phải hông ??

*** mà khi các loại tâm vương XƯNG ĐẾ rồi .. thì KÉO THEO HÀNG LOẠT BINH TƯỚNG và BA QUÂN là các TÂM SỞ .. [smile]



Nhưng tạm gác mí cái chỗ linh tinh đó lại .. CHÚ TÂM vào NÉT Ỷ = Ỷ tức là DỰA VÀO ..như là DỰA VÀO MỘT CÂY CỘT vậy của một THỨC .. của TỪNG THỨC .. và Kinh Đại Niết Bàn, chương 35 có một đoạn thiệt là HAY

Ðức Phật nói rằng: - Này ông Bà la môn! Sao gọi là tác nhân?

- Thưa ông Cù Ðàm!

Từ tính sinh ra đại,

từ đạ i sinh ra mạn [smile - MẠN chính là Ỷ .. chính là TỰA VÀO ]

từ mạn sinh ra mười sáu pháp. Ðó là đất, nước, lửa, gió, không, năm trí căn; mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, năm nghiệp căn; tay, chân; miệng, tiếng, nam nữ hai căn, tâm bình đẳng căn.

***[như vậy .. 16 pháp bao gồm các đại đều có đồng một nét .. là chữ "TỰA VÀO" của NĂNG MINH và SỞ MINH làm nên .. hay là NĂNG THỨC và SỞ THỨC nếu muốn gọi khác đi ... phải không ?? ] ***

***[như vậy .. 16 pháp bao gồm các đại đều có đồng một nét .. là chữ "TỰA VÀO" của NĂNG MINH và SỞ MINH làm nên .. hay là NĂNG THỨC và SỞ THỨC nếu muốn gọi khác đi ... phải không ?? ] ***


Mười sáu pháp đó từ năm pháp sinh ra là sắc, thanh, hương, vị, xúc.

Căn bản của hai mươi mốt pháp này có ba:

Một là nhiễm,

hai là thô,

ba là đen (hắc).



Nhiễm gọi là ái, thô gọi là sân, đen gọi là vô minh. Này ông Cù Ðàm! Hai mươi bốn pháp này đều nhân tính sinh ra!



như vậy đó ... phương pháp THỨC SINH NHIỄM Ô .. làm ra "THÂN TỨ ĐẠI" .. THÂN THẤT ĐẠI ... NGŨ TIỀN TRẦN THỨC .. đều là như vậy ....



Ví như cái GHẾ MÌNH NGỒI vậy thôi .. nó mà hư sẽ thấy lỏng lẻo .. nhưng mình cũng nhiều khi mặc kệ .. hay là vẫn không tu sửa và ngồi lên như vậy .. có ngày bốn chân còn ba .. ba chân còn hai .. --> THỂ NÀO CŨNG TÉ ...

-->> HẾT Ỷ LUÔN ... hết TỰA VÀO ĐƯỢC luôn ... nên các kinh, đặc biệt là kinh NHƯ LAI VIÊN GIÁC TÁNH lại vẽ NÉT Ỷ = chữ MẠN tựa vào này là HAI CÂY CỦI

khi nào CẦN LỬA
lấy hai "THANH GỖ" [smile .. hai cây củi .. hahahahahaha]
- CỌ VÀO NHAU

lửa phát
gỗ cháy
tro bay
khói diệt
- Kinh Như Lai Viên Giác Tánh, hình như cũng do HT Thích Từ Thông giảng giải

mà đúng không .. CỌ HAI CÂY CỦI VÀO NHAU .. TỰA VÀ LỬA của HAI CÂY CỦI ĐÓ PHÁT RA [tức là hiện tượng ẤM ... mà ấm thì khoái .. hết ẤM thì sinh ra thành ẤM MA . vì VẪN TỰA VÀO, Ỷ VÀO chứ không phải là TRO BAY KHÓI DIỆT ]


bây giờ chúng ta TẠM ĐẶT việc nương tựa vào HƠI ẤM của HAI CÂY CỦI như là: MỘT PHÁP .. như là ĐÓI THÌ ĂN, MỆT THÌ NGỦ .. BUỒN THÌ VUI .. XUI thì là TÌNH BẠN [ah ahahahahahhahaha]

Theo Duy Thức Học .. đã tới lúc TRO BAY KHÓI DIỆT .. mà không nhìn thấy .. vẫy còn TỰA VÀO .. BỚI ĐÔNG TRO TÀN rồi ÔM ĐỐNG TRO TÀN tìm củi .. thì làm sao thành tựu được VIÊN THÀNH THẬT của hiện tượng VẠN PHÁP .. tức là PHÁP VÔ VI THỨ 6?? ... đúng không ?

6. Chơn như vô vi:
Không phải Vọng, gọi là Chơn (không biến kế sở chấp); Không phải điên đảo gọi là Như (không y tha khởi), tức là Thật tánh của các pháp (Viên thành thật).



Chỉ có một vị trí để nhìn thấy: THÂN TA KHÔNG CÓ CẤU UẾ .. tức là nhìn thấy "THÂN TA" ở vị trí

- SỐNG theo đường THUẬN

- CHẾT theo đường khác

và vì ĐỨNG Ở VỊ TRÍ ĐÓ .. chúng ta tự dần dần "CHUYỂN THÂN" tức là hiện tượng CHUYỂN PHÁP LUÂN xảy ra .. và không còn nhìn thấy "CÁI THÂN của THỨC" .. như là cái THÂN của THỨC hồi xưa nữa .. mà là TÂM ...

vì vậy ... rất là nhiều BÀI KINH LỜI KINH đều cùng chỉ một "CHỖ YẾU NGHĨA này"

bất thức HUYỀN CHỈ

đồ lao tụng niệm - Tín Tâm Minh



mà đúng không ??

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
Hề hề, chào các đạo hữu.

Tết sắp đến rồi !

- Cái chỗ này rất vui: "Thức nó không nhiễm ô, nhưng cũng không rũ sạch được nhiễm ô nên cần phải có "bồ đề trí".

Như kiểu nhà vốn không bẩn (nếu vốn bẩn thì không thể quét sạch - tức thấy nhà với cảm giác sạch sẽ), bản thân nó chỉ như cái "bị chứa", để không nó cũng sinh rác bẩn - tức cái nhà được thấy với cảm giác bẩn. [ Lục thức ra cửa lục căn, đối với lục trần mà sinh nhiễm trước ]

( Liên hệ:

)

Lẽ nào, vào thế gian thì phải chấp nhận "rác bẩn" ?

/* "như thật tuệ tri" chắc cũng đồng nghĩa với "cần có bồ đề trí" mà đạo hữu Trừng Hải đề cập.


Ha ha haha .. lão ca BT nè:

Vô Minh là món thứ ba trong VÔ MINH = tức là lúc VIỆC NHẬN THÂN đã hình thành và "HIỂN LỘ" = thức là biết mà.

THỨC = Tức là BIẾT và VIỆC NHẬN THÂN đã xảy ra = LỘ DIỆN là CHÍNH TA .. ha hahahhahah

Và Thức tuy là một phân thân của NHẤT TÂM, nhưng chính nó cũng không biết là nó là MỘT PHÂN THÂN bởi vì THỨC CÓ XƯNG VƯƠNG XƯNG ĐẾ phải không ?

Cũng vì lý do đó ... mà Duy Thức học ghi nhận 6 món phiền não là: Tham, Sân, Si, Mạn, Kiến, Nghi. Đứng trên nguyên lý "NGUỒN GỐC" thì hiện tượng Ỷ tức là MẠN xảy ra trước như đã trình bày ở trên .. nếu sau này có người hỏi chúng ta .. thì chúng ta cứ nói vậy: MẠN = Ỷ chỗ tựa .. chính là món đứng đầu BỘ PHIỀN NÃO SÁU MÓN này ..


Và cũng vì THỨC là hiện tượng SÓNG BIỂN và TỰ NHẬN là SÓNG tới độ không còn nhận SÓNG là BIỂN luôn .. nên xảy ra hiện tượng gọi là BIỂN CẠN .. và NHẤT TÂM hóa thành THÁI HƯ.


nhân dịp đầu xuân, thì chúng ta ca luôn chứ làm gì ...


CÓ NGƯỜI [smile]
- từ lâu nhớ thương BIỂN

ngày xưa: BIỂN XANH

không như bây giờ: BIỂN LÀ HOANG VẮNG


ĐỜI tôi nhỏ bé chứa những khát khao chìm trong nỗi đau [tham sân si, kiến, nghi]

Tình em khỏa lấp với những đam mê làm nên oan trái [tham sân si kiến nghi]

SÓNG XÔ NÃO NỀ [phiền não]

HÃI ÂU KHÔNG VỀ [kiến, nghi]

VẮNG EM đêm này biển không than khóc ngàn lời với tôi [BIỂN hóa thành THÁI HƯ .. không lời ]

CÙNG TÔI -->> BIỂN CHẾT

CÙNG EM --> BIỂN TAN [thức che lấp hết .... VÔ MINH mà .. ha hahahaha]

NGÀN NĂM nỗi đau xóa kiếp mây ngàn ... [thức che lấp hết .. VÔ MINH mà .. ha hahahaha]


--->> cô đơn: BIỂN CẠN ... ha ha hahahahahahahah a


TRÒN ĐỒNG THÁI HƯ

không thiếu

không dư - Tín Tâm Minh, Tăng Xán




ha ha haha ... THỨC .. có thể làm BIỂN CẠN ... CHƠN TÂM hóa thành THÁI HƯ luôn ... hỏng biết phải tính nó là gì đây ... ha hahhahahahahhhahaha

mà đúng không ?


:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ahhaha .. thôi kệ, XUÂN MÀ .. xin bác TH chịu khó nghe tui hát thêm một bài nữa vậy .. khi mà mà TÂM chỉ là THÁI HƯ ...cái tội Ỷ VÀO "EM"

Một ngày không có em
-->> Là lòng anh tan nát
Cả trời mây u ám
Thời gian vẫn âm thầm
Âm thầm hằn trên bia đá xanh


Một ngày không có em
Là lòng anh se thắt
Cả ngàn cây im tiếng
Chịu tang khóc mối tình
-->> Mối tình ... như nghĩa trang lạnh lùng [ha ah hahahahahhaa.... TÂM CHẾT NGẮC toàn thân liền .. ha hahahahaha]

Đường mây lối gió .... ai người hay ?? [smile ???]

Tình yêu chấp cánh ... ra biển khơi

*** hệt như các tình yêu chắp cánh hệt như những sóng thức ... ra biến khơi .. làm cho BIỂN CẠN luôn .. ha hahahahahahha

Trời cao man mác xanh nghìn đời

Bụi hồng lấm gót ... kiếp thương vay [smile]

Mưa không lạnh mà sao hồn băng giá



mà Bác TH còn nghe nhạc không ??... bài này có lẽ chỉ có ĐAN NGUYÊN hát mới thiệt là THẤM THÍA ...

- bác có QUÁN thì cũng QUÁN CHUNG với tui chỗ này ... ha ha hahahahahhahahahah




Năng do Năng Cảnh [ha hahahahaha]

Cảnh do Cảnh Năng [ha hahahahahha]

Năng tùy cảnh diệt [smile]

Năng trục

Cảnh trầm
- Tín Tâm Minh


- đây là một cảnh THẬT SỰ LỚN .. NĂNG CẢNH .. NĂNG MINH Và SỞ MINH cũng rất nhiều ... khó không ? .. khổ không ?? .. A ha hahahahahhahahahahahhahahah

mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Đông sắp tàn nên xuân rồi sẽ đến (Có thiệt vậy không bởi "biết ra sao ngày sau", hề hề)

Chỉ NĂNG mà không nói NĂNG là cái gì gì?
Hiển CẢNH mà không hiện CẢNH là cái chi chi!

Năng tùy Cảnh diệt
Cảnh trục Năng trầm
Cảnh do Năng Cảnh
Năng do Cảnh Năng.


NĂNG thì nên công phu bắt đầu từ đâu? từ ngoài vào trong hay từ trong ra ngoài hay cả hai hay không phải cả hai (Tui đặt câu hỏi sai, hề hề)
CẢNH là gì? là vật, là tâm hay cả hai hay không phải cả hai (Tui đặt câu hỏi sai, hề hề)

Mến, trừng hải
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Đông sắp tàn nên xuân rồi sẽ đến (Có thiệt vậy không bởi "biết ra sao ngày sau", hề hề)

Chỉ NĂNG mà không nói NĂNG là cái gì gì?
Hiển CẢNH mà không hiện CẢNH là cái chi chi!

Năng tùy Cảnh diệt
Cảnh trục Năng trầm
Cảnh do Năng Cảnh
Năng do Cảnh Năng.


NĂNG thì nên công phu bắt đầu từ đâu? từ ngoài vào trong hay từ trong ra ngoài hay cả hai hay không phải cả hai (Tui đặt câu hỏi sai, hề hề)
CẢNH là gì? là vật, là tâm hay cả hai hay không phải cả hai (Tui đặt câu hỏi sai, hề hề)

Mến, trừng hải

Mod Trừng Hải kính.

TÁNH là NĂNG không nói mà BIẾT.
TÂM minh Hiển CẢNH mà không hiện.

TÁNH là NĂNG xưa nay vốn đã là công phu DIỆU DỤNG
HUYỄN là CẢNH là cả hai cũng không phải cả hai.

Kính
Thành thật cảm ơn
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
Đông sắp tàn nên xuân rồi sẽ đến (Có thiệt vậy không bởi "biết ra sao ngày sau", hề hề)

Chỉ NĂNG mà không nói NĂNG là cái gì gì?
Hiển CẢNH mà không hiện CẢNH là cái chi chi!

Năng tùy Cảnh diệt
Cảnh trục Năng trầm
Cảnh do Năng Cảnh
Năng do Cảnh Năng.


NĂNG thì nên công phu bắt đầu từ đâu? từ ngoài vào trong hay từ trong ra ngoài hay cả hai hay không phải cả hai (Tui đặt câu hỏi sai, hề hề)
CẢNH là gì? là vật, là tâm hay cả hai hay không phải cả hai (Tui đặt câu hỏi sai, hề hề)

Mến, trừng hải

Ha ha hahahha ... tối qua bận đi chơi hỏng vào đây được .. hôm nay XOA TAY ... XONG rùi tiếp chứ lão ca TH ... thử làm một lần rõ ràng cho hết, để đễ hiểu nội dung tình yêu và trí tuê bên trong của nó bằng DUY THỨC HỌC . cho nên bài này hơi dài đó nghen .. lão ca Chịu Khó đọc vậy [smile]

Năng do Năng Cảnh
Cảnh do Cảnh năng

Năng tùy cảnh diệt
Năng trục cảnh trầm - Tín Tâm Minh, Tăng Xán



Cổ Học Tinh Hoa có chép câu truyện chắc là nhiều người trong đây cũng từng nghe qua: TĂNG SÂM GIẾT NGƯỜI

Tăng Sâm vốn là người hiền hậu, hiếu thảo, bà mẹ vốn là người trung tín, một bụng tin con.

Đột nhiên có kẻ bảo: “Tăng Sâm giết người”.
- Bà mẹ không tin,

người thứ hai bảo,
còn chưa tin;

đến người thứ ba bảo,
thì cuống cuồng chạy trốn.

Như thế mới hay cái dư luận của thiên hạ rất là mạnh.



Hai tác giả Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân thì thiên kể những câu truyện mang tích cách ngụ ngôn. Ở thời đó, thông thường là vậy thôi. Nhưng ở đây chúng ta đi thêm vài bước luôn: ĐI SÂU và TÂM của bà mẹ thầy TĂNG SÂM một tí để quan sát NĂNG CẢNH và CĂNH NĂNG.

- Năng Cảnh: năng cảnh ở đây tức là "TĂNG SÂM giết người" ... đối với "Nhãn Thức" và "Nhĩ Thức". Căn + Trần sinh thức. Và Căn ở đây là hai căn: mắt và tai. Như vậy ở trong câu truyện này .... NĂNG CẢNH xảy ra ba lần, 3 lần đối với "nhãn căn" và "nhĩ căn".

- Cảnh Năng: cảnh năng ở đây là ... Thức Mạt Na. Mạt Na là một trong bốn món "ĐỘC", là một trong 4 pháp số nhân của tám vạn bốn ngàn pháp môn của Tỳ Kheo Giới

250 tỳ kheo giới * 4 oai nghi * 3 tụ tịnh giới * 7 nghiệp thân khẩu * 4 [tham, sân, si, mạt na ]


Như vậy, cảnh năng và năng cảnh ở đây chúng ta quán thử câu truyện này với ba món:
- Tâm Vương,
- Ý Thức. và
- Thức Mạt Na.

** có lẽ bác TH cũng hay nghe tới thức MẠT NA là thức thứ bảy rồi: công năng của nó là ... đem những chủng tử hiện hành, cất vào trong tạng thức, và có công năng đem những chủng tử ở trong tạng thức ra ... [smile]

Trước tiên, cần phải phân biệt cảnh LỚN NHỎ, tùy thuộc vào mức độ XÚC THỌ ÁI THỦ HỮU của thân mạng. Mỗi người đều có thói quen, có khi hình thành tập khí luôn là TỰA VÀO "CÁI NGHE", "CÁI THẤY" để hình thành Ý THỨC. Đây là cảnh Giết Người, cảnh tình Mẹ Con đương nhiên đó là CẢNH LỚN. Và Cảnh-Lớn đó bao hàm tình mẫu tử, tình người ...

nhưng chúng ta đều thấy rồi:

- chỉ ba lần nghe người nói [chỉ năng cảnh có ba lần]

- chỉ ba lần thấy người nói ... [nhưng thức MẠT NA hoạt động rất lẹ .. trong mỗi phút có thể lôi ra không biết bao nhiêu chủng tử cảm thọ, tưởng rồi ] ...


và chỉ thế thôi: BA LẦN nghe nói đã lung lạc tất cả tình mẹ con, khởi lên một "TÂM VƯƠNG" = đại vương chính là bà mẹ, thấy Tăng Sâm giết người, sợ quá, kéo theo tất cả binh tướng: ái thủ hữu thọ --> CO GIỎ BỎ CHẠY [smile]

Tại sao vậy ?

- sao "dễ THẤT TÂM" thế ... ha ha hahahahahahahhahahahaha


cho nên .. chúng ta thử dùng DUY THỨC HỌC để phân tích và nhìn rõ sâu hơn vào hoạt động của: TÂM VƯƠNG, Ý THỨC và MẠT NA để nhìn thử một lần xem ..

mô hình tâm thức của bà mẹ thầy TĂNG SÂM trong câu truyện này là thế nào ... [tiếp phần sau trang kế tới thôi ]


mà đúng không ? [smile]



:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha haha .. à mà thôi, để NGẮT làm hai đoạn để đọc dễ hơn ...

Trên phương diện Duy Thức, bây giờ chúng ta đi sâu vào ba món: Ý Thức, Mạt Na và Tâm Vương của "Mẹ Thầy Tăng Sâm" theo đúng trình tự được sắp đặt của Duy Thức luôn.


i. Một TÂM VƯƠNG được hình thành: theo duy thức, mỗi một tâm vương có thể bao gồm những nhân tố được liệt kê dưới đây:

1. Ba cảnh: Năm thức này chỉ có “Tánh cảnh”.

* tánh cảnh đối với ngũ tiền thức chính là qua hai thức: nghe và thấy

** năm thức này tức là năm thức đầu: nhãn, nhĩ, tị, thiệt và thân .. và năm thức đầu --> chỉ có TÁNH CẢNH ... thức thứ sáu mạnh hơn, có đủ loại cảnh luôn .. ghê gớm hơn .. và thức thức bảy có "đới chất cảnh" tức là đặc tính "Tỷ Lượng" hay là "hình tướng của cảnh" qua nhận thức của "THỨC" [đoạn này .. hơi khó phân biệt một tí .. có lẽ cần một thời gian quen phân biệt TÂM Và VẬT mới tới được ... ]


2. Ba lượng: Năm thức này chỉ có “Hiện lượng”.

* hiện lượng là ba lần nghe thấy TĂNG SÂM giết người


3. Ba tánh: Năm thức này có đủ 3 tánh: Thiện, Ác và Vô ký.

** vi "TĂNG SÂM" là con bà, nên con bà giết người, đương nhiên bà thọ khổ, nên tánh này khởi lên là tánh ác.

4. Năm thọ: Năm thức này chỉ có 3 thọ: Khổ thọ, Lạc thọ và Xả thọ.

*** thọ TĂNG SÂM giết người này là khổ thọ ]


5. Ba cõi: Ở cõi Dục thì năm thức này đủ cả, đến cõi Sắc chỉ còn ba thức: Nhãn, Nhĩ và Thân; vì hai thức Tỹ và Thiệt không hiện hành (Nhãn, Nhĩ, Thân tam Nhị địa cư).

** chúng ta tạm coi bà không biết "cõi sắc giải thoát" .. và còn ở cõi: ngũ thú tạp cư địa, cho nên .. vấn đề này, có đủ năm thức: nhãn nhĩ tị thiệt thân.

Tới cõi sắc thì chỉ cỏn ba thức: nhãn nhĩ và thân, đủ cho chúng ta thấy, ba món này -->> có sức mạnh khuynh đảo tâm vương của con người hơn ... mà đúng không [smile]


6. Chín địa: Năm thức này chỉ ở trong hai địa:

· Ngũ thú tạp cư địa, tức là cõi Dục thuộc về Sơ địa,

· Ly sanh hỷ lạc địa, ở cõi Sắc, thuộc Sơ thiền gọi là Nhị địa.

- cõi nào cũng vậy, dục hay là sắc hay là vô sắc .. khi có khổ, thì tự tánh bị kích hoạt tức là TỰ BỎ CHẠY thôi


Vậy thi chúng ta cùng quan sát thứ: đối với cảnh Tăng Sâm giết người

- Ý Thức nối kết với "Tâm Vương" khởi lên từ Tiền Ngũ Thức ... đã không có sự sáng suốt: khôn dò trầm tĩnh dừng lại cảnh năng và năng cảnh trong tâm trí

- thức mạt na: với tánh VÔ KÝ tức là cảnh sao nó lôi chủng tử vậy .. khi mà không có "LỊNH GÌ KHÁC" của Ý THỨC .. hoặc có khi Ý THỨC sai nó làm vậy luôn.



ii. Ý Thức: ý thức của người bình thường trong tam giới thường được xây dựng bởi nhiều nhân tố:

- ba cảnh: tánh cảnh, đới chất cảnh, độc ảnh cảnh
- ba lượng; hiện lượng, tỷ lượng và phi lượng
- ba tánh: tánh thiện, tánh ác, và vô ký tánh
- ba cõi: dục giới, sắc và vô sắc
- chín địa: ngũ thú tạp cư địa .. và tám giải thoát địa: từ sơ thiền, nhi thiền, tam thiền, tứ thiền, và bốn vô sắc thiền
- 51 tâm sở
- tánh tướng nghiệp


trong trường hợp này: có ba người nói - TĂNG SÂM giết người.

- tức là "phi lượng" ... bởi vì câu truyện cuối cùng giải thích đó là có người trùng tên là TĂNG SÂM .. chứ có phải là TĂNG SÂM này đâu ? Nhưng ý thức không có sự khôn dò trầm tĩnh, không ĐÌNH TÂM và đương nhiên .. là để tâm tự dẫn tâm tới lúc bỏ chạy thì thôi.


nhưng "PHI LƯỢNG" này ... được nhân lên vài lần .. qua đường MẮT và TAI bởi do có ba người nói, cho nên CẢNH NÀY thuộc về ĐỚI CHẤT CẢNH: tức là CẢNH có TỶ LƯỢNG "bị thay đổi" tăng hoặc là giảm . .trường hợp này là TĂNG


iii. Thức Mạt Na:

1. Ba cảnh: Thức này chỉ có Đới chất cảnh.

2. Ba lượng: Thức này chỉ có Phi lượng.

Công năng của Thức thử bảy là mạt na thức là hoạt động: đem chủng tử ở hiện hành vào tạng thức hay là đem chủng tử đang ở tạng thức ra.

Nhưng mà, thức là MÓN thứ ba trong VÔ MINH, khi mà cái biết "NHẬN THÂN" đã hình thành, và cái "BIẾT TÔI" đó lộ diện: cho nên, thức MẠT NA vì là thức "phục vụ hoàn toàn cho một món VÔ MINH" nên nó chỉ toàn có PHI LƯỢNG.


Thức này bản chất của nó không ác không thiện .. nhưng không có khả năng tự chuyển mình, và công năng này chỉ thay đổi bởi "tu QUÁN HẠNH" để chuyển thành trí.



Như vậy ... NĂNG CẢNH và CẢNH NĂNG của câu truyện TĂNG SÂM GIẾT NGƯỜI, lồng vào những "hoạt động tâm trí" của người bình thường đối với:

- hiện tượng tâm bám cảnh khởi lên liện tục [mới chỉ ba lần .. ]

- cảnh năng dẫn tới tâm khởi: tâm vương, ý thức, mạt na hoạt động


và nói sao ?

-->> MỚI CHỈ BA LẦN BA NGƯỜI đã đánh bay luôn cả sự TIN TƯỞNG của tình MẪU TỬ, phải không ?


cho nên, tui thích nhất là bài tụng này của DUY THỨC về Ý THỨC:

Tam Tánh, tam Lượng --->> thông -->> tam Cảnh

-->> Tam giới luân thời dị khả tri


Tương ưng tâm sở: ngũ thập nhứt [smile]

-->> Thiện ác lâm thời biệt phối chi. [xảy ra thì cứ đó mà ... lập thành mô hình "duy thức" của tâm người đó ]



mà đúng không ? [smile]



:lol: :lol:
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên