Phật học phổ thông tóm lược

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
Các câu hỏi và câu trả lời sau - rút từ khóa PHẬT HỌC PHỔ THÔNG khóa I, khoá II của HT THIỆN HOA.

KHÓA I: NHƠN THỪA.

1. Đức Phật ra đời vì một đại sự nhân duyên: "Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến" (Kinh Pháp Hoa),để cho chúng sanh được nhờ đó mà đổi mê ra ngộ, thấy tánh tỏ tâm; vượt sống khỏi chết; lìa khổ được vui..

2. Chữ ĐẠO nghĩ là gì?

Chữ ĐẠO có 3 nghĩa:

1) Đạo là con đường (nhân đạo, thiên đạo..);
2) Đạo là bổn phận(đạo làm cha mẹ,..);
3) Đạo là LÝ TÁNH TUYỆT ĐỐI, là BẢN THỂ: lìa nói năng không thể nghĩ bàn - Đây chính là nghĩa chữ "Đạo" của đạo Phật

3. Chữ Phật nghĩa là gì?

Tiếng Phạn là Buddha (Phật Đà). Người Trung Hoa dịch là GIÁc GIẢ (bậc đã giác ngộ ,sáng suốt hoàn toàn).
Chữ Phật là danh từ để gọi những bậc đã tự giác, giác tha và giác hạnh viên mãn.


4. Đạo Phật nghĩa là gì ?

- Đạo Phật là con đường chân chính hoàn toàn sáng suốt đưa con người đến bản thể của sự vật, là lý tánh tuyệt đối, lìa tất cả hư vọng phân biệt, mà các đấng giác ngộ đã phát minh ra.

- Đạo Phật gồm tất cả tự lợi và lợi tha, tự giác giác tha và có công hạnh độ mình độ người được hoàn toàn thành tựu rốt ráo viên mãn.

5. Đạo Phật có từ khi nào?

Có 2 nghĩa:
-Đứng về phương diện bản thể: đạo Phật có từ VÔ THỈ (Vì đạo Phật là bản tánh sáng suốt của chúng sanh mà chúng sanh có từ vô thỉ)
- Đứng về phương diện lịch sử thì đạo Phật đã có từ 2550 năm nay (tính đến năm 2006), trước Thiên Chúa giáo 544 năm.

6. Ai khai sáng ra đạo Phật ?( về phương diện lịch sử)

- Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Ngài nguyên là Thái tử nước CaTỳ La vệ, con vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Mada.Họ của Ngài là Kiều Đáp Ma, dịch là Cù Đàm. Tên Ngài là Tất Đạt Đa.

7. Chữ Thích Ca Mâu Ni có nghĩa là gì?

Thích Ca: Trung Hoa dịch là Năng Nhơn. Năng có nghĩa là năng lực; Nhơn có nghĩa là từ bi.
Mâu Ni: có nghĩa là Tịch Mặc.Tịch có nghĩa là yên lặng ,không bị khổ vui làm động tâm; Mặc là lặng lẽ không bị phiền não quấy rối, độ mình độ người, công đức đầy đủ.

8. Niên lịch của PHẬT THÍCH CA(theo Kinh điển đại thừa)

- Đản sinh: mồng 8 tháng 4.
- Xuất gia: mồng 8 tháng 2. Năm 19 tuổi.
- Tầm đạo: 5 năm
-Tu khổ hạnh: 6 năm
- Nhập định: 49 ngày.
- Thành đạo: mồng 8 tháng 12. Năm 30 tuổi.
- Thuyết pháp: 49 năm.
- Niết bàn: rằm (15) tháng 2.Năm 80 tuổi.

9. Giáo lý của đạo Phật?

Gồm 3 tạng kinh điển: Kinh, Luật và Luận.
- Kinh:là những lời của đức Phật dạy khi Ngài còn tại thế, để dạy cho chúng sanh dứt trừ phiền não và đạt đến quả Niết bàn.
- Luật : là những giới luật mà Phật chế ra nhằm giúp đệ tử răn chừa các điều dữ, tu tập các điều lành,trau dồi thân tam cho thanh tịnh.
- Luật: Do hàng đệ tử làm ra để bàn giải rõ ràng nghĩa lý của Kinh luật; Hoặc quyết đoán tánh tướng của các pháp; Phân biệt những lẽ chẳng phải của chánh đạo và tà đạo.

10. Sự truyền bá của đạo Phật?

Tạm chia làm 3 thời kỳ:
- Thời kỳ I: Sau khi ĐP nhập diệt, ngài A Nan và ca Diếp hoằng hoá ở Ấn độ
- Thời kỳ II: Tổ sư Long Thọ, Vô Trước, Mã MInh lãnh đạo.
- Thời kỳIII: Tổ sư Long Trì, Thiện Vô Uý và Liên Hoa Ssanh đảm nhiệm.

Từ Ấn Độ , PG lan truyền khắp nơi theo 2 hướng:
- Về phương bắc thì gọi là Bắc Phương, hay Bắc Tông PG:tây Tạng, Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản.
- Về phương nam thì gọi là Nam phương hay Nam Tông PG, Nam Truyền, Nguyên Thuỷ PG: Lào. CPC, Thái Lan...
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
PHẬT HOC PHỔ THÔNG

KHÓA I: NHƠN THỪA (TT)​

11. Lợi ích của đạo Phật? (Tứ Đức Niết Bàn)

Đạo Phật là đem lại lợi ích cho chúng sanh:
a. Chơn thường: Đạo Phật đem lại cho con người quả vị tu chứng không bị vô thường chi phối.
b. Chơn lạc: Đạo Phât đem lại cho hành giả niềm an vui, toàn vẹn, bất tận.
c. Chơn Ngã: Đạo Phât đem lại cho hành giả sự giải thoát hoàn toàn những nghịch cảnh ràng buộc. Giúp con người có đầy đủ năng lực để thực hiện những ý nguyện của mình và sống cuộc đời an nhiên tự tại.
d. Chơn tịnh:Đạo Phật có mục đích làm cho người tu hành gạn lọc được những dơ uế, phiền não của cõi đời; sống cuộc đời thuần tịnh.

Đối với xã hội hiện tại, đạo Phật cũng đem lại nhiều ích lợi:
- Nhờ tinh thần từ bi của đạo Phật mà nhân loại thương yêu nhau hơn.
- Nhờ ánh sáng trí tuệ của đạo Phật mà xã hội nhân loại bớt si mê lầm lạc.
- Nhờ tinh thần bình đẳng, đạo Phật đã giúp xã hội san bằng được những bất công.


12.Tam Bảo được thành lập ?

- Địa điểm:vườn Lộc Uyển
- Phật bảo: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
- Pháp bảo: Tứ đế.
- Tăng bảo: 5 anh em ông Kiều Trần Như: Kiều Trần Như, Ác Bệ, Thập Lực, Ma ha nam và Bạc Đề.


13. Năm thời nói Kinh?


- Hoa Nghiêm: 21 ngày.
- A Hàm: 12 năm.
- Phương Đẳng: 8 năm
- Bát Nhã: 22 năm
- Pháp Hoa, Niết Bàn: 8 năm

Hoa Nghiêm tối sơ tam thất nhựt
Ahàm thập nhị, Phương Đẳng bát
Nhị thập nhị niên Bát Nhã đàm.
Pháp Hoa, Niết Bàn cộng bát niên


14. Kinh Di Giáo ?

Trứơc khi nhập Niết Bàn Đức Phật đã phó chúc lại những điều sau:
- Y, bát của Ngài truyền cho ông Maha Ca Diếp.
- Các đệ tử phải lấy giới luật làm thầy.
- Ở đầu các Kinh phải nêu 4 chữ: "Như thị ngã văn"
- Xá lợi của Ngài sẽ chia làm 3 phần:một phần cho Thiên cung, một phần cho Long cung, một phần chia cho 8 vị quốc vương ở xứ Ấn Độ.

- "Này! Các người hãy tự thắp đuốc lên mà đi! các ngươi hãy lấy giáo pháp cảu ta làm đuốc! Hãy theo các pháp của ta mà tự giải thoát! Đừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nôi nào khác ngoài các ngươi!...



15 Quy y Tam Bảo?

Quy y Tam Bảo là trở về nương tựa 3 ngôi quý:phật bảo, pháp bảo, Tăng bảo:
-Phật: bậc sáng suốt hoàn toàn về 3 phương diện: tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn.
- Pháp: phương pháp tu hành để diệt trừ mê muội, khổ đau, chứng Phật quả.
- Tăng: Hoà hợp chúng. Một đoàn thể tu hành từ 4 vị trở lên , sống một chỗ theo nguyên tắc lục hoà.


16. Tại sao quy y Tam bảo?

- Quy y Phật bởi vì Ngài là đấng sáng suốt hoàn toàn, từ bi vô lượng, đức hạnh viên mãn, phước huệ vô biên; Vì Ngài là người dẫn đường vĩ đại, đã có kinh nghiệm bản thân để thoát vòng sanh tử chứng đạo.

- Quy y pháp vì chỉ có pháp của Phật mới đủ công năng để đưa chúng sanh thoát khỏi bể khổ sông mê đến bờ giải thoát.

- Quy y Tăng vì Tăng là những người đã hy sinh gia đình, tiền của, danh vọng,... để tình nguyện thay Phật dẫn dắt chúng sanh tu tập đạo giải thoát.


17. Tam bảo có mấy bậc

Tam Bảo có 3 bậc:

1- Đồng thể tam bảo
2- Xuất thế gian tam bảo
3- Trụ trì tam bảo.


18. Đồng thể Tam Bảo?

- Đồng thể Phật bảo: tức là nói:Tất cả chúng sanh cùng chư Phật đồng một thể tánh sáng suốt.

- Đồng thể Pháp Bảo:tức là nói:Tất cả chúng sanh cùng chư Phật đồng một pháp tánh từ bi bình đẳng.

- Đồng thể Tăng Bảo:tức là nói:Tất cả chúng sanh cùng chư Phật đồng một thể tánh thanh tịnh, sự lý hoà hợp.


19.Xuất thế gian Tam Bảo?

- Xuất thế gian Phật Bảo: Chỉ cho chư Phật mười phương ba đời:phật Thích Ca, Phật Di đà, phật Di Lặc,..

- Xuất thế gian Pháp Bảo: Chỉ cho giáo pháp Phật có công năng làm cho chúng sanh thoát khỏi sự ràng buộc của thế gian: Tứ đế, Bát chánh đạo,...

- Xuất thế gian Tăng Bảo:Chỉ cho chư vị Thánh Tăng đã thoát khỏi sự ràng buộc của thế gian: Bồ tát Văn Thù, Bồ Tát Phổ Hiền, Bồ Tát Quan Thế Âm,..


20. Thế gian trụ trì Tam Bảo?

- Thế gian trụ trì Phật Bảo: Chỉ cho xá lợi Phật; tượng Phật bằng các loại nguyên vật liệu : đá, vải, .....
- Thế gian trụ trì Pháp Bảo:Chỉ cho Tam Tạng Kinh điển được in trên các loại vật liệu
- Thế gian trụ trì Tăng Bảo: Là chư vị xuất gia thọ cụ túc giới (Tỳ kheo, Tỳ kheo ni), tu hành chân chánh, đạo đức trong sạch, giới luật trang nghiêm .


21. Sự & lý quy y Tam Bảo?[/b]

1- Thờ tượng Phật, tụng Kinh, giữ gìn giới đã thọ, nghiên cứu tìm hiểu Phật pháp, quý trọng Tăng già chân chính gọi là Sự quy Tam Bảo.

2- Là người theo đạo Phật nên tự quay về nương tựa với Phật trong tâm mình là tánh sáng suốt; với pháp của mình là đức tánh từ bi hỷ xả; với Tăng của mình là sự hoà hợp thanh tịnh của bản thân gọi là lý quy y TAm Bảo.


22.Lợi ích của quy y Tam Bảo?

- Quy y Phật: không đọa địa ngục.
- Quy y pháp: Không đoạ bàng sanh
- Quy y Tăng: không đoạ quỷ dữ.

Tóm lại quy y Tam Bảo giúp chúng sanh không đi lạc vào những con đường tăm tối
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
PHẬT HOC PHỔ THÔNG

KHÓA I: NHƠN THỪA(TT)

23. Ngũ giới là gì?
Là năm điều ngăn cấm mà đức Phật chế ra để ngăn những tưởng niệm ác, nói năng chẳng lành, hành động bất chính..:không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm, không vọng ngữ, không ẩm tửu..

24.Vì sao không được sát sanh? Không được trộm cướp?

1) Vì tôn trọng sự công bằng.
2) Tôn trọng Phật tánh bình đẳng.
3) Nuôi dưỡng lòng từ bi
4) Tránh nhân quả báo ứng, oán thù.


25. Vì sao không đươc tà dâm?
1) Tôn trọng sự công bình
2) bảo vệ hạnh phúc gia đình
3) Tránh oán thù và quả báo xấu xa.


26. Vì sao không được nói sai sự thật?
1)Tôn trọng sự thật
2) nuôi dưỡng lòng từ bi
3) Bảo tồn sự trung tín trong xã hội.
4) Tránh nghiệp báo khổ đau.


27) Có mấy cách nói sai sự thật?
Có 4 cách: Nói dối (nói láo);Nói thêu dệt; Nói lữơi hai chiều; Nói lời hung ác.

28. Vì sao không được ẩm tửu (uống rượu)

1) Vì bảo tồn hạt giống trí tuệ.
2) Ngăn ngừa nguyên nhân sanh các tội lỗi.


29. Tai hại của rượu?

1) Của cải rơi mất.
2) Tăng trưởng lòng giết hại
3)Trí tuệ kém dần
4) Sự nghiệp chẳng thành
5) Thân tâm chịu khổ
6) Thân hay tật bịnh.
7)Tâm sân hận bồng bột, ưa cãi lẫy.
8) Phước đức tiêu mòn
9) Tuổi thọ giảm bớt.
10) Mạng chung đoạ vào địa ngục.


30.Sám hối?
Sám là ăn năn lỗi trước; Hối là chừa bỏ lỗi sau. Theo tiếng Việt là ăn năn chừa bỏ.

31. Các cách sám hối?.

Có 4 cách sám hối:
Tác pháp sám hối; Thủ tướng sám hối; Hồng danh sám hối; Vô danh sám hối. 3 pháp trước thuộc về sự, pháp sau cùng thuộc về lý.


32. Vì sao phải thờ Phật?

Vì Phật là bậc đầy đủ ba đức tính: bi, trí, dũng. Là bậc toàn giác:Tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn.

33.Các cách lạy Phật đúng pháp?
Có 4 cách.

1) Phát trí thanh tịnh lễ:Ngưới hành lễ khi lạy Phật phải thấu suốt rằng cảnh giới của chư Phật tuỳ tâm niệm hiển bày. Nên lạy một đức Phật là lạy tất cả chư Phật; Lạy 1 lạy là lạy cả pháp giới, vì pháp thân của Phật dung thông.

2)Biến nhập pháp giới lễ:Ngưới hành lễ tự quán thân, tâm cùng các pháp từ trước đến nay đều không rời pháp giới.

3)Chánh quán lễ:Ngưới hành lễ lạy Đức Phật ngay nơi tự tâm của mình, chứ không duyên với Đức Phật khác, vì tất cả chúng sanh từ xưa đến nay đều sẵn có Phật tánh viên mãn, bình đẳng và chân giác.

4)Thật tướng bình đẳng lễ:Trong phép lễ này Ngưới hành lễ không thấy có tự có tha người và mình là một, phàm thánh nhất như, thể dụng không hai.


34.Tụng Kinh?
Là đọc thành tiếng, có âm điệu và thành kính những lời dạy củ Đức Phật. Tụng kinh là 1 cách để thâm nhập lý nghĩa thâm huyền giáo lý của Đứ cPhật, giúp tâm mê muội trở nên sáng trong.

35. Trì chú?
Các bài chú đều có oai thần và công đức không thể nghĩ bàn, nếu người thành tâm trì chú thì được nhiều hiệu kực: dứt trừ nghiệp chướng, tiêu tai giải nạn. tăng trưởng phước huệ. vì thế nên phải trì chú.

36. Niệm Phật?
là tưởng nhớ đến danh hiệu của Phật, hình dung và đức hạnh của Phật để noi theo Phật. Niệm Phật có công năng phá trừ vọng niệm đen tối trong tâm, làm tâm mê muội trở nên sáng suốt.

37. Ăn chay?
Ăn chay là ăn những thảo mộc, hoa, quả,... Không ăn những món ăn thuộc loài động vật như thịt,cá, tôm, ...những vật hữu tình biết tham sống sợ chết như người.

38. Lý do phải ăn chay?
- Vì lòng từ bi và bình đẳng.
-Vì muốn tránh quả báo luân hồi
- Vì hợp vệ sinh


39. Những điều cần nhớ khi ăn chay

1) Ăn chay theo kỳ

-Nhị trai: mồng 1 và 15.
-Tứ trai: mồng 1, mồng 8, 15 và 23
-Luc trai: mồng 1, mồng 8, 15, 23 và 30 (hoặc 29)
-Thập trai: mồng 1, 8, 114, 15, 23, 24, 28,29, 30.
- Nhất nguyệt trai: Ăn chay trong tháng giêng hoặc tháng bảy.
- Tam nguyệt trai: Tháng giêng, tháng bảy, tháng mừơi; hoặc ăn liên tiếp 3 tháng.

2) Những điều cần tránh:

-Không nên sanh tâm kiêu mạn tự cho mình hơn người.
- Không nên ăn chay vì muốn được người khen ngợi.
- Không nên ăn chay theo lối ép xác, vì như thế thân thể hao mòn,không thể tiến tu.
- Không nên đặt tên món chay bằng món mặn, vì vô tình xúi người ăn chay nghĩ mặn.
- Không được quên ngày chay.
-Không nên dùng ngũ vị tân, vì có mùi hôi và kích thích dục vọng.


40. Bát Quan Trai giới?

- Đây là pháp tu tập của cư sĩ tại gia.
-Là sự giữ gìn thân tâm thanh tịnh trong 24 giờ, bằng cách giữ gìn 8 điều sau:

1)Không sát sanh
2)Không trộm cướp
3)Không dâm dục
4)Không nói dối
5)Khônguống rượu.
6)Không trang điểm xoa dầu thơm; không múa hát và không xem nghe múa hát.
7)Không nằm , ngồi giường cao rộng đẹp
8) Không ăn quá ngọ.
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
KHOÁ II: THIÊN THỪA PHẬT GIÁO​


1. Vu Lan Bồn?
- Nghĩa là cởi trói cho người bị treo ngược; Cứu vớt những kẻ bị đau khổ đè nặng như đang bị treo ngược.
- Đức Phật vì Tôn giả Mục Kiền Liên mà dạy pháp Vu lan bồn.


2. Báo hiếu đúng và đủ theo tinh thần Phật giáo?

Phải báo hiếu trên cả 2 phương diện: vật chất và tinh thần

- Về mặt tinh thần: Phải lo chu toàn miếng ăn , thức uống, quần áo, chiếu giường, thuốc thang...Đó là chăm sóc về mặt vật chất.

Về mặt tinh thần:luôn làm cho tinh thần cha mẹ nhẹ nhàng; Khuyên cha mẹ tin nhân quả và quy y Tam bảo;bố thí, niệm Phật, làm việc thiện,... Có như thế thì hiện tại cha mẹ được yên vui , thanh tịnh; Đời sau được nhiều phước báu và sinh vào cõi lành.


3. Vô thường?
- Là không thường còn, luôn luôn thay đổi.
- Vô thường là định luật chi phối tất cả. Biết được sự hiện diện của vô thường ta sẽ diệt trừ được bịnh tham ái,chấp ngã. Biết được vô thường nên ta sẽ chán ngán những thú vui giả tạm, nỗ lực tấn tu để đạt giá trị chân thường, chân lạc, chân ngã, chân tịnh.


4. Các loại vô thường?

Có 3 loại vô thường:
-Thân vô thường:Từng sát na có vô số tế bào sanh diệt
- Tâm vô thường: Tâm thay đổi theo hoàn cảnh, như " vượn truyền cành"
-Hoàn cảnh vô thường: vạn vật luôn biến chuyển theo quy luật : thành, trụ, hoại, không.(sanh, trụ, dị, diệt).


5.Thiểu dục và tri túc?

- Thiểu dục và tri túc là "ít muốn, biết đủ"
- Người đời thường bị ngũ dục chi phối: tài (tiền bạc), sắc (sắc đẹp), danh(danh vọng), thực (đồ ăn ngon), thuỳ (ngủ).
- Thiểu dục và tri túc giúp người ta không ham muốn quá độ nên sống an lành thảnh thơi, không bị khổ đau tri phối


6. Nhân quả?

- Nhân là nguyên nhân;Quả là kết quả. - Nhân quả có sự tương quan mật thíêt với nhau: nếu không có nhân thì không có quả; Nếu có quả chắc chắn phải có nhân.

7. Đặc tính của nhân quả?

Có 4 đặc tính:
- Nhân thế nào quả thế ấy.
- Một nhân không thể sinh ra quả.
- Trong nhân có quả, trong quả có nhân.
- Sự phát triển từ nhanh và chậm từ nhân đến quả.


8.Lợi ích khi biết về nhân quả:?
- Biết luật nhân quả tránh cho ta mê tín dị đoan, những tư tưởng sai lầm về thần quyền.
- luật nhân quả đem lại lòng tin vào chính con người.
- luật nhân quả làm cho chúng ta không chán nản, không trách móc.


9. Luân hồi?
- Luân là bánh xe; hồi là xoaytròn. Đức Phật dùng hình ảnh bánh xe xoay tròn, lên xuống để chỉ cho sự xoay chuyển , lên xuống, xuất hiện của mỗi chúng sanh trong sáu cõi (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh,thiên, nhân, và A tu la), khi đầu thai ở cõi này, lúc đầu tha ở cõi khác.

- Giáo lý luân hồi giúp chúng ta phá được tư tưởng nhị biên: Đoạn kiến (mất là hết); Thường kiến (mất nhưng còn mãi mãi).

Giúp ta thêm lòng tự tín, tự thấy mình là chủ nhân của đời mình. Do biết mính tạo nhân phải lãnh quả nên mỗi người sẽ cố gắng tinh tấn tu tập, cải tạo tử tưởng, lời nói, hành vi để hiện đời có cuộc sống tốt đẹp, vị lai thoát khỏi sanh tử luân hồi.


10.Luân hồi theo luật nhân quả qua 6 cõi?

1) Địa ngục: Tạo nhân sân hận, độc ác làm nhiều điều tội lỗi vừa hại mình hại người, phải luân hồi vào địa ngục , chịu đủ điều khổ sở

2) Ngạ quỷ: Tạo nhân tham lam. bỏn sẻn. Không biết bố thí, giúp đỡ người; trái lại còn mưu sâu, kế độc để cướp đoạt của người, sau khi chết luân hồi làm ngạ quỷ.

3) Súc sanh: Tạo nhân si mê sa đoạ theo thất tình, lục dục tửu sắc, tài khí.. Không xét hay dở tốt xấu. Chết phải luân hồi làm súc sanh.

4) Atu la: Gặp việc nhân nghĩa cũng là; gặp việc sái quấy cũng không tránh. Vừa cang trực mà cũng vừa độc ác. Dù có làm điều phước thiện, nhưng tánh tình hung hăng, nóng nảy vẫn còn, lại thêm tà kiến si mê. Do tạo nhân như thế nên sẽ luân hồi làm Atu la, gặp vui sướng cũng có mà buồn khổ cũng nhiều.

5) Loài người: Do tu nhân Ngũ giới, thì đời sau trở lại làm người.

6) Cõi trời: Bỏ 10 điều ác tu nhân Thập thiện thì sau khi chết được sanh lên trời. Nhưng cõi trời vẫn còn phải chịu sự chi phối của sanh tử, luân hồi.

* Muốn thoát ngoài cảnh giới sanh tử, luân hồi đạt đến Bốn cõi Thánh là Thanh văn, Duyên Giác, Bồ tát và Phật thì phải tu nhân giải thoát.


11.Nhân quả nghiệp báo có mấy thứ?

Có 2 thứ:
- Biệt nghiệp: nghiệp riệng của mỗi cá nhân
- Cộng nghiệp: nghiệp chung của một nhóm người: gia đình, quốc gia,...


12. Nghiệp là gì?

- Nghiệp là hành động có tác ý.
- Nghiệp có 3 loại: thiện, ác và vô ký.

_________________
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
PHẬT HỌC PHỔ THÔNG

KHÓA II: THIÊN THỪA (TT)​

13. Thập thiện nghiệp?

1- Thập thiện nghiệp là 10 nghiệp lành:
*Thân có 3: Không sát sanh, không tà trộm cắp, không tà dâm.
* Khẩu có 4: Không nói dối, không nói thêu dệt, không nói lưỡi hai chiều, không nói lời hung ác.
* Ý có 3: không tham, không sân, không si.

2 - Lợi ích của việc tu theo thập thiện::
* Cải tạo thân tâm , hoàn cảnh từ xấu thành tốt.
* Là nhân tốt để sinh lên cõi trời.
* là căn bản của Phật quả.


14. Lợi ích của việc không sát sanh?

1- Tất cả chúng sanh đều kính mến
2- Lòng từ bi mở rộng với tất cả chúng sanh
3- trừ sạch thói quen giận hờn.
4- Thân thể thường được khoẻ mạnh.
5- Tuổi thọ được lâu dài.
6- Thường được thiện thần hỗ trợ.
7- Ngủ ngon giấc và không chiêm bao gặp điều dữ.
8- Trừ hết các mối oán thù.
9- Khỏi bị đoạ nơi ba đường ác.
10- Sau khi chết đươc tái sanh lên cõi trời.


15. Lợi ích của việc không trộm cắp?

1- Tiền của có dư. Không bị giặc cướp, không bị chính quyền tịch thu, không bị lụt trôi, không bị lửa cháy, không bị con cái phá tán (không bị nạn giặc 5 nhà)
2- Được nhiều người tin cậy
3- Không bị lừa dối và gạt gẫm.
4- Xa gần đều khen ngợi lòng ngay thẳng.
5- Tâm được an ổn, không lo sợ vì bị tổn hại.
6- Sau khi chết đươc tái sanh lên cõi trời


16. Lợi ích của việc không tà dâm?.
1- Sáu căn đều được vẹn toàn.
2- Đoạn trừ hết thảy phiền não quấy nhiễu
3- Không ai dám xâm phạm vợ chồng con cái.
4- Được tiếng tốt, người đời khen ngợi


17. Lợi ích của việc không nói dối?
1- Miệng thường thơm sạch.
2- Thế gian và nhân, thiên đều kính yêu.
3- lời nói không lầm lộn và vui vẻ.
4- Trí tuệ thù thắng không ai hơn.
5- Được hưởng lạc thú y như chí nguyện, ba nghiệp đều trong sạch.


18. Lợi ích của việc không nói thêu dệt?
1- Được người trí thức yêu mến.
2- Hay đáp được những câu hỏi khó.
3- Được làm người có uy đức cao quý trong cõi nhân thiên.


19. Lợi ích của việc không nói lữơi hai chiều?
1- Bà con, dòng họ luôn được sum vầy.
2- Tình bằng hữu của thiện tri thức được vững bền bất hoại .
3- Đức tin bất hoại.
4- Pháp hạnh bất hoai.


20. Lợi ích của việc không nói lời hung ác?
1- Nói lời nào cũng khôn khéo đúng lý và lời ích.
2-Nói điều gì ai cũng nghe theo và tinh cậy.
3- Nói điều gì cũng không bị người chỉ trích mà còn được mến yêu.


21. Lợi ích của việc không tham muốn?
1- Ba nghiệp được tự tại.
2- Của cải không bị mất mát, không bị cướp.
2- Phước đức tự tại.
3- Những điều tốt đẹp tự đến với mình.


22. Lợi ích của việc không giận hờn?
1- Không tâm khổ não.
2- Không tâm giận hờn.
3- Không tâmtranh giành.
4- Tâm nhu hoà ngay thẳng.
5- Tâm từ bi như Phật.
6- thường làm lợi ích yên ổn cho các chúng sanh.
7- Thân tướng trang nghiêm, chúng sanh đều tôn kính.
8- Có đức nhẫn nhục, được sanh lên cõi trời Phạm Thiên.


23. Lợi ích của việc không si mê?

1- Được ý vui chơn thiện và bạn chơn thiện
2- Tin sâu nhân quả, thà bỏ thân mạng chứ không làm ác.
3- Chỉ quy y Phật chớ không quy y thiên thần, ngoại đạo.
4- Tâm được ngay thẳng chánh kiến.
5- Sanh lên cõi trời chẳng bị đoạ vào ba đường ác.
6- Phức huệ không lường thường tăng lêm mãi.
7- Dứt hẳn đường tà, chăm tu chánh đạo.
8- Không lòng chấp ngã, bỏ hết ác nghiệp.
9- Yên ở nơi chánh kiến
10- Khỏi bị nạn dữ.
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
KHÓA II: THIÊN THỪA(TT)

24. Tứ nhiếp pháp?​
- Tứ nhiếp pháp là 4 phương pháp lợi tha, giúp chúng sanh quay về với Phật pháp:Bố thí, Ái ngữ, Lợi hành, đồng sự..

- Lợi ích của Tứ nhiếp pháp:
* Người thực hành tứ nhiếp pháp là người gương mẫu, có khả năng thu phục nhân tâm. Do vậy sẽ thành công trong mọi việc.
* Nếu mọi ngừời trong gia đình cùng thực hành tứ nhiếp pháp thì gia đình sẽ được hạnh phúc...
* Nếu mọi ngừơi trong xã hội đều thực hiện tứ nhiếp pháp thì xã hội sẽ phát triển theo hướng thuần lương, thuần thiện.


25. Bố thí​
?

- Đạo Phật là đạo từ bi, nghĩa là cứu khổ ban vui. Mà một trong những nỗi khổ lớn của con người là sự thiếu thốn về vật chất, sự mê mờ về tinh thần, lòng lo sợ về mọi thứ: sợ mất tiền của, sợ mất thân mạng,... Do vậy là người theo Phật học đạo từ bi chúng ta phải bố thí.

- Có 3 lối bố thi:
* Tài thí: đem tiền của ra bố thí, giúp đỡ người đang bị khổ đau.
* Pháp thí:đem Tam tạng kinh điển mà giảng dạy, bố thí pháp cho chúng sanh để giúp chúng sanh thoát khỏi khổ đau..
* Vô uý thí: đem lại cho mọi người xung quanh ta sự bình tĩnh, yên ổn củ thân tâm, không còn hoang mang, lo lắng, sợ hãi.


26. Lục hòa?​
- lục hoà là 6 pháp cư xử với nhau cho hòa hợp từ vật chất đến tinh thần; từ suy nghĩ, lời nói, việc làm; để cùng nhau tiến đến giải thoát, phá bỏ ngã chấp:"ta, người".

- Sáu pháp lục hoà:
1- Thân hòa đồng trụ
2- Khẩu hoà vô tranh
3- Ý hòa đồng duyệt
4- Giới hoà đồng tu
5- Kiến hoà đồng giải
6- Lợi hòa đồng quân.


27. Điều kiện để vãng sanh về Tịnh Độ?​
Có 3 điều kiện:
1- Đức tin chắc chắn (TÍN): Tin Phật, tin pháp, tin nơi sức mạnh của bản thân mình.
2- Lập nguyện rõ ràng (NGUYỆN): Lập nguyện kiên cố.
3- Thực hành theo đúng chí nguyện (HẠNH):Đã có niệm tin chắc chắn, nguyện lập đã rõ ràng thì phải tinh tấn hành trì, thì nhất định sẽ được vãng sanh về Tịnh Độ.


28. Niệm Phật?
- Có 4 phương pháp niệm Phật chính:
1- Trì danh niệm Phật:
2- Tham cứu:
3- Quán tưởng
4- Thật tuớng:

- Lợi ích của pháp niệm Phật:
1- Niệm Phật trừ được niệm chúng sanh.
2- niệm Phật trừ được tâm buồn phiền.


29. A Di Đà có nghĩa là gì?
A Di Đà có nghĩa là Vô lượng quang, Vô lượng thọ.

30. Lựơc sử tu nhân và chứng quả của Đức Phật Di Đà?​
Nhân địa tu nhân của ĐP A Di Đà rất nhiều, ở đây chỉ lược nói vài kiếp:

1- Kinh Pháp Hoa, phẩm Thí Dụ hoá thành có viết: ĐP A Di Đà , trong một kiếp là con của đức Đại Thông Trí Thắng Như Lai. Ngài nhờ công đức giảng Kinh Pháp Hoa cho chúng sanh nghe, nên thành Phật hiệu A Di Đà...

2- Theo Kinh Quán Phật Tam Muội Hải:
Trong kiếp nọ Ngài làm tỳ kheo, chăm lòng kính lễ quán tường tướng lông mày trắng của đức Phật Không Vương, nên được thọ ký làm Phật hiệu A Di Đà.

3- Kinh Bi Hoa:
Một đời Ngài là vua Vô Tránh Niệm, một hôm vua nghe Đức Phật Bảo Tạng thuyết pháp lòng rất vui mừng , bèn thỉnh Phật và đại chúng vào cung cúng dường trọn 3 tháng để cầu phúc.
Khi Đức Phật Bảo Tạng phóng hào quang sáng ngời soi khắp các thế giới của chư Phật mười phương cho chúng hội thấy. vua đảnh lễ Phật quỳ gối chấp tay và phát lời đại nguyện, cầu xin sau khi tu hành thành Phậ quốc độ và nhân dân của ngài đều được trang nghiêm thanh tịnh. Do nhân duyên ấy sau Ngài thành Phật hiệu A Di Đà_
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên