gioidinhhue

Phát tâm bồ đề là quan trọng nhất

gioidinhhue

Active Member
Quản trị viên
Tham gia
15/7/10
Bài viết
950
Điểm tương tác
47
Điểm
28
Địa chỉ
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM
Từng nghe, cửa yếu để vào đạo thì sự phát tâm làm đầu : Tôi thường nghe người ta nói rằng. Nói cái gì ? Nói nếu muốn tu hành học đạo, thì con đường chính yếu quan trọng của nó là gì ? Nhất định trước cần phải phát tâm Bồ đề, đây mới là điều quan trọng nhất. Việc khẩn cấp tu hành thì sự lập nguyện đứng trước : Tu hành thì điều quan trọng nhất cần phải hiểu là gì ? Ðó là cần phải phát nguyện, nếu không phát nguyện thì không thể tu hành ; dù nói rất nỗ lực tu hành, cũng đều là giả. Vì ngay cả nguyện chúng ta còn không dám phát, thì còn tu đạo gì ? Bạn nói tu đạo chính là đang gạt người vậy ! Nếu chân chánh muốn tu hành, tại sao không dám phát nguyện ? Vì thế nói, tu hành thì sự lập nguyện đứng trước, trước cần phải lập một nguyện.



Nguyện lập thì có thể độ chúng sanh : chúng ta đã có nguyện lực, có nghĩa là đã có thuyền bè, mới có thể độ người. Nếu không có thuyền, thì làm sao có thể độ người, đưa người đến bờ bên kia ? Nguyện giống như chiếc thuyền vậy. Nếu chúng ta không có nguyện, thì dù nói : "Tôi tu hành, tôi tu hành ..." A ! Nhưng đến lúc đó thì quên mất không còn nhớ nữa. Vì thế lập nguyện đứng trước, khi đã có nguyện hộ trì, mới có thể hóa độ chúng sanh. Tâm phát thì Phật đạo có thể thành : Nếu ông đã phát tâm Bồ đề thì mới có đủ tư cách thành Phật ; nếu không phát tâm Bồ đề, thì không có cơ hội thành Phật. Cho nên, điều này rất vô cùng khẩn thiết, vô cùng quan trọng.



Nếu không phát tâm rộng lớn, không lập cái nguyện vững bền kiên cố : Nếu như ông không phát tâm rộng lớn, mà cứ hẹp hòi, nhỏ mọn, một chút thiệt thòi cũng không chịu, cũng không thể xả bỏ, thì cần phải lập nguyện kiên cố vững bền nhất ; nguyện này tôi đã trình bày, nhất định cần phải làm như thế, không thể thay đổi, đó gọi là nguyện kiên cố vững bền. Nếu không phát tâm rộng lớn, không lập nguyện kiên cố vững bền, thì dù trải qua nhiều kiếp như số vi trần, cũng vẫn y nhiên ở trong vòng luân hồi : thì dù có trải qua nhiều kiếp như số vi trần, cũng không thể thoát ra vòng luân hồi. Luân hồi, chính là lục đạo luân hồi – thiên đạo, nhân đạo, a tu la là ba thiện đạo; và địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh là ba ác đạo. Vẫn phải xoay chuyển trong vòng luân hồi ; dù cho là làm việc lành nào, hoặc là sanh thiên, hoặc làm người hưởng phước báu cũng không có ý nghĩa gì, vẫn y nguyên ở trong vòng luân hồi ! Dù có tu hành cũng chỉ là uổng công lao nhọc : Tuy ăn chay, tụng kinh, niệm Phật, nhưng bất luận chúng ta cố gắng bỏ ra bao nhiêu công phu, đều là uổng công lao nhọc một cách vô ích, rất cực khổ ; chúng ta tu pháp môn gì, cũng không phải cứu cánh.



Nên kinh Hoa Nghiêm nói: "Nếu quên mất Tâm Bồ đề mà tu các pháp lành, gọi đó là nghiệp ma" : Vì thế Kinh Hoa Nghiêm nói : Nếu như quên mất Tâm Bồ đề, dù có tu các pháp lành, cũng là tu các nghiệp thiên ma ở sáu cõi trời Dục giới". Vì vô minh của mình chưa đoạn, tâm dâm dục chưa đoạn, tu các pháp này đều là tạo nghiệp thiên ma. Quên mất Tâm Bồ đề chính là niệm không thanh tịnh. Nếu niệm thanh tịnh chính là Tâm Bồ đề, tâm niệm không thanh tịnh chính là ma nghiệp. Quên mất mà còn như thế, huống chi chưa phát ư? : Quên mất Tâm Bồ đề, dù tu các pháp lành, cũng đều là ma nghiệp, huống hồ là chưa phát ư ! Nếu không phát tâm Bồ đề, thì chúng ta có thể tu cái gì ? Tu cái gì cũng đều là ma nghiệp.



Cho nên muốn học Như lai thừa thì trước phải phát Bồ tát nguyện, không thể chậm trễ vậy : Vì thế cho nên chúng ta muốn học Phật pháp, muốn học Phật thừa, nhất định trước phải phát nguyện lực Bồ tát. Nếu chúng ta không phát nguyện lực này, thì thường xoay chuyển trong hang động của ma, cứ lui tới trong hang động của ma. Vì thế Tâm Bồ đề này, chúng ta không thể chờ đợi, không thể nói rằng : "Chúng ta sau này sẽ phát Tâm Bồ đề, lập nguyện Bồ tát!". Không thể như thế được ! Chúng ta nhất định phải ngay hiện tiền lập tức phát Tâm Bồ đề, hành Bồ tát đạo, mới có thể vượt ra vòng luân hồi, liễu thoát sanh tử !

 

Nguyên văn:

然心願差別,其相乃多;若不指陳,如何趨向?今為大眾略而言之,相有其八。所謂邪、正、真、偽、大、小、偏、圓是也。云何名為邪、正、真、偽、大、小、偏、圓耶?世有行人,一向修行,不究自心,但知外務,或求利養,或好名聞,或貪現世欲樂,或望未來果報,如是發心,名之為邪。既不求利養名聞,又不貪欲樂果報,惟為生死,為菩提,如是發心,名之為正。

Âm Hán Việt:

Nhiên tâm nguyện sai biệt, kỳ tướng nãi đa, nhược bất chỉ trần, như hà xu hướng? Kim vị đại chúng lược nhi ngôn chi, tướng hữu kỳ bát. Sở vị tà, chánh chân, ngụy, đại, tiểu, thiên,viên thị dã. Vân hà danh vi tà, chánh, chân, ngụy, đại, tiểu, thiên, viên da? Thế hữu hành nhân, nhất hướng tu hành, bất cứu tự tâm, đãn tri ngoại vụ, hoặc cầu lợi dưỡng, hoặc hiếu danh văn, hoặc tham hiện thế dục lạc, hoặc vọng vị lai quả báo. Như thị phát tâm, danh chi vi tà. Ký bất cầu lợi dưỡng danh văn, hựu bất tham dục lạc quả báo, duy vị sanh tử, vị Bồ đề, như thị phát tâm, danh chi vi chánh.

Dịch:

Nhưng tâm nguyện vốn có nhiều tướng trạng khác nhau, nếu không chỉ ra thì làm sao biết mà xu hướng đến. Nay xin vì đại chúng mà ước lược trình bày. Sự phát tâm lập nguyện gồm tám tướng là tà chánh, chân ngụy, đại tiểu, thiên viên. Như thế nào là tà chánh, chân ngụy, đại tiểu, thiên viên? Ðời có kẻ tu hành mà từ trước đến nay chỉ một bề hành theo sự tướng, không biết tham cứu tự tâm, chỉ lo những việc ở ngoài, hoặc mong cầu lợi dưỡng, hoặc ưa thích hư danh, hoặc ham dục lạc hiện đời, hoặc mong cầu phước báo mai sau, phát tâm như vậy gọi là tà. Ðã không mong cầu hư danh lợi dưỡng, lại không ham quả báu dục lạc đời sau, chỉ vì mong liễu thoát sinh tử, vì chứng đắc Bồ đề, phát tâm như vậy gọi là chánh.



Giảng:

Nhưng tâm nguyện vốn có nhiều : Ðã là như thế, chúng ta nhất định phải phát tâm Bồ đề, lập nguyện kiên cố vững bền. Nếu không phát tâm Bồ đề, thì không bao giờ có thể thành tựu Phật đạo ; không lập nguyện kiên cố bền vững sẽ không đạt đến mục đích, không đạt đến chỗ cứu cánh. Nhưng tâm nguyện phát ra có rất nhiều loại không giống nhau, vì thế nên nói tướng trạng khác nhau : phát tâm chính là tư tưởng của người, mục đích của người, chí nguyện của người, mục tiêu của người ; căn tướng này rất nhiều, có thể nói nhiều đến tám vạn bốn ngàn.



Nếu không chỉ ra thì làm sao biết mà xu hướng đến : Nếu tôi không chỉ ra rõ ràng điều này, không trình bày cặn kẽ, thì làm sao quý vị biết mà tiến lên phía trước ? Xu, là tiến lên phía trước, đến chỗ đó. Hướng, là hướng đến chỗ đó ; đối diện với chỗ đó, gọi là đối hướng. Xu hướng, chính là ta làm sao để có được mục tiêu ? Ta làm sao để có phương châm, tông chỉ ? Nay xin vì đại chúng mà ước lược trình bày : Ðại sư Tỉnh Am nói, tôi nay vì đại chúng ước lược trình bày những điều quan trọng. Lược, là giản lược, không thể nói hết ; nói đơn giản một chút, nói ít một chút.



Sự phát tâm lập nguyện gồm tám tướng : Tướng trạng này tổng quát thì có tám loại. Tám loại là gì ? là tà chánh, chân ngụy, đại tiểu, thiên viên: Có tà, có chánh,có chân có ngụy, có đại có tiểu, có thiên có viên.

Thế nào gọi là tà ? Chính là lòng ích kỷ, chỉ biết lợi ích riêng mình. Thế nào gọi là chánh ? Chính là không ích kỷ. Thế nào gọi là chân ? Chính là lợi người không lợi mình. Còn ngụy chính là lợi mình không lợi người. Quý vị dùng sáu đại tông chỉ (1) để xem thì có thể hiểu rõ.

Thế nào gọi là tiểu, thế nào gọi là đại ? Tiểu chính là vì mình, đại là vì đại chúng. Nên nói "Vì người không vì mình, cuối cùng là Phật thể; vì mình không vì đại chúng, rốt cuộc uổng phí cuộc đời". Dù có bỏ cả sanh mạng mình, cũng không có ích dụng gì. Ðại là phát tâm quảng đại, cũng chính là hành Bồ tát đạo. Vậy nếu không phát đại tâm mà phát tiểu tâm thì sao ? Chính là không hành Bồ tát đạo, ích kỷ tự lợi, tranh giành, tham lam, ham cầu, chỉ tính toán cho mình, đó đều là tiểu. Nếu lo toan cho đại chúng, chí công vô tư, chánh trực không thiên vị, khắp cùng cúng dường, lấy pháp giới làm thể, lấy hư không làm dụng, đó gọi là đại.

Thiên là thiên về một bên, vào một chỗ nhỏ, không có viên dung. Viên là bao la vạn hữu, chính là viên mãn Bồ đề, không có chỗ nào mà không bao bọc, chẳng có chỗ nào mà không dung chứa. Tôi có một bài kệ tụng có thể dùng để hình dung cái "viên" này :

"Pháp giới vi thể hữu hà ngoại,

Hư không thị dụng vô bất dung.

Vạn vật bình đẳng lìa phân biệt,

Nhất niệm bất sanh tuyệt ngôn tông".

Dịch :

Pháp giới là thể có chi ngoài,

Hư không là dụng đều dung chứa.

Vạn vật bình đẳng lìa phân biệt,

Một niệm không sanh bặt ngữ ngôn.

Viên, chính là "Pháp giới là thể có chi ngoài", lấy pháp giới làm thể, thì có cái gì ở bên ngoài pháp giới đâu ? "Hư không là dụng đều dung chứa" hư không là một đại dụng thì không có gì không bao bọc bên trong. "Vạn vật bình đẳng lìa phân biệt", đối với vạn sự vạn vật đều xem bình đẳng. "Một niệm không sanh bặt ngữ ngôn", một niệm không sanh đường ngôn ngữ tuyệt, đây có thể nói là "viên" ! Ở đoạn văn sau Ðại sư Tỉnh Am sẽ giải thích "thiên viên", ở đây tôi chiếu theo ý nghĩa đại khái của chữ để giải thích mà thôi. Bài "Văn khuyên phát tâm Bồ đề" của Ðại sư Tỉnh Am, nếu kết hợp với sáu đại tông chỉ của chúng ta, thì như áo trời không thấy vết chỉ may, thật là hoàn hảo toàn mỹ!

XEM ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY :

www.dharmasite.net
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

gioidinhhue

Active Member
Quản trị viên
Tham gia
15/7/10
Bài viết
950
Điểm tương tác
47
Điểm
28
Địa chỉ
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM
Như thế nào là tà chánh, chân ngụy, đại tiểu, thiên viên?

Ðời có kẻ tu hành mà từ trước đến nay chỉ một bề hành theo sự tướng, không biết tham cứu tự tâm : Thế gian có người tu hành. Hành nhân là người tu hành, là người xuất gia. Người ấy tu hành thì tu hành, nhưng cứ mãi chấp trước, chuyên làm những việc bên ngoài. Ví dụ, hàng ngày bái sám, lễ Phật, tụng kinh, chỉ để cho người ta xem, còn mình thì không biết hồi quang phản chiếu : Trong tâm mình có bái sám không ? Có niệm Phật chăng ? Có lễ Phật chăng ? Có tụng kinh chăng ? Niệm ở trong tâm mới gọi là chân ! Nếu cứ làm những việc ngoài mặt màu mè, làm điệu bộ như mình là lão tu hành, bất luận dụng công phu gì, đều muốn cho người ta xem : Ví dụ quét nhà, quét sân cũng đợi có người đến mới quét, cho người ta biết mình đang làm việc cực khổ ! Cứ làm những việc bên ngoài, chẳng những không có công đức, mà còn là tà ! Ðó chính là không chánh đáng, chỉ để khoe công ! Ðối với người có chút việc lành, việc tốt nào, bèn nói : "Bạn biết không ? Vì bạn mà tôi như thế... như thế .... a", khiến người ta cảm kích mình, đó gọi là tà. Quý vị nên triệt để hiểu rằng: thi ân không cầu báo , giúp người không hối hận; đối với ai có điều tốt gì, đều nên quên đi, không nên thường nhớ đến. Mở miệng là nhắc đến, mỗi ngày từ sáng đến tối, cứ dùng cái này làm quảng cáo, làm bảng hiệu : "A ! Tôi đã làm việc tốt đó, bạn có biết không ? Ngôi chùa ở đó là do tôi tu bổ, bạn có nhìn thấy trên tấm biểu có tên của tôi chăng ?". Sợ người khác không biết đến mình, kêu người ta nhìn trên tấm biển có tên mình không, cứ ở chỗ đó tham danh vọng lợi dưỡng, đó chính là tà. Nếu không phải người như thế thì chính là chánh. Vì thế, tà chánh thì trái ngược nhau, tà thì thuộc về âm, chánh thì thuộc về dương. Tà thì nhìn không thấy trời, nhìn không thấy ánh sáng. Chánh thì chánh đại quang minh, bất luận chỗ nào đều cũng có thể làm được. Có người tu hành từ trước đến nay không ở tự tâm dụng công phu, chuyên môn hướng bên ngoài dong ruổi tìm cầu.



Chỉ lo những việc ở ngoài : Chỉ biết làm những việc bề mặt bên ngoài, như tụng kinh cho người, bái sám cho người…… Bạn xem, rất náo nhiệt, từ sáng đến tối mệt muốn chết, vô cùng cực khổ. "A ! Ta thật là vì pháp quên mình ! Các ông có biết tôi không ?". Ðó là cứ mãi khoe công với người, biểu thị đức hạnh của mình, tuyên dương thanh thế, không thể giấu kín tài năng, không có tu dưỡng, không có hàm dưỡng. Tại sao người này chỉ giong ruổi đeo đuổi theo những việc bên ngoài ?



Hoặc mong cầu lợi dưỡng : Chính là vì lợi ích cho chính mình, dạy người cúng dường mình, tin tưởng mình, bảo người hoặc là chưng nhân sâm, hoặc là nấu nấm mèo cho mình ăn, hoặc là …… Vì thế, các ông nếu là đệ tử chân chánh của tôi, không ai được làm thức ăn cho tôi dùng. Dù sao đi nữa hiện nay tôi vẫn chưa chết đói mà ! Ông nay nấu nồi canh, ngày mai lại làm món khác, rườm rà, thật đáng ghét ! Quý vị cho rằng đó là thành tâm chăng ? Ông không nghĩ đến rằng đó là giúp kẻ xấu làm điều ác ! Chính là làm một người tu hành không còn tu hành nữa. Quý vị hiểu chưa ? Vì thế không nên cúng dường riêng cho người nào.



Hoặc ưa thích hư danh : Hoặc là mong muốn kẻ khác đi khắp nơi thay mình tuyên truyền : "Thầy đó thật là lão tu hành ! Thật là vị đại tu hành a ! Thật là tốt a ! Như thế a ! ……". Phái rất nhiều thủ hạ, rất nhiều nhân viên đi khắp nơi tuyên truyền. Giống như "xí nghiệp hóa Phật giáo " chăng? Ðây chính là tội nhân trong Phật giáo, kẻ bại loại trong Phật giáo ! Phật giáo làm sao xí nghiệp hóa được ? Muốn xí nghiệp hóa thì ra khỏi nhà (xuất gia) gì ? Ở nhà cũng có thể làm xí nghiệp, ai cũng đều có thể buôn bán kiếm tiền. Tại sao người xuất gia, Phật giáo đồ lại làm xí nghiệp? Người thường còn nói : "Ai da ! Xí nghiệp hóa Phật giáo, hay a ! được a !…..". Ði về hướng địa ngục mà còn không biết ! Lại còn cho rằng hay, rằng tốt ! Ðó chính là cầu mong lợi dưỡng, cứ mãi kêu người đưa tiền cho mình, "Ô ! Ta làm cái này ..., làm cái này …". Thật là tham cái danh vọng hão huyền.



Hoặc ham dục lạc hiện đời : Loại người xuất gia này, hiện tại tham dục lạc thì làm việc gì ? Suốt ngày ăn ăn uống uống, lại ăn thịt, uống rượu, lộn xộn bừa bãi, cái gì cũng đều làm, đó chính là tham dục lạc hiện tại, đó không phải là gieo giống địa ngục thì là cái chi ?



Hoặc mong cầu phước báo mai sau : Hoặc là nay làm các thứ công đức, là vì mong muốn tương lai làm quốc vương, hoặc làm như thế như thế để tương lai có quả báu tốt như thế. Ðó đều là tà ! Khi tôi nói, thì nói hết những gì tôi biết, tôi biết thì không gì không nói, đã nói thì không gì không nói cho hết.



Phát tâm như vậy gọi là tà : Quý vị đã không nhận thức, lai a dua phụ họa theo "A ! chỗ đó xây dựng rất hay, rất đẹp, giống như hoàng cung vậy". Hoàng cung thì làm sao ? Vua trong hoàng cung vẫn đọa lạc như thường có gì hay ho đâu ? Các ông không hiểu đạo lý, cứ mãi chạy theo tà tri tà kiến, tham sự náo nhiệt nhất thời thì không nên !

Cái gì gọi là chánh ? Ðã không mong cầu hư danh lợi dưỡng : Ðã không tham danh vọng lợi dưỡng, cũng không muốn làm cho thanh danh của mình rộng lớn, cũng không muốn mọi người cúng dường cho mình. Lại không ham quả báu dục lạc đời sau : Cũng không tham dục lạc, cũng không nghĩ đến việc hưởng thụ. Tôi không thể nói tôi chánh, nhưng tôi nói với các ông, tôi đến nước Mỹ hơn 20 năm, chưa bao giờ đi đến Disney Land. Các ông thử nghĩ xem, các ông đến nước Mỹ phần đông đều đi tham quan Disney Land? Thậm chí không ít người xuất gia đến nước Mỹ cũng đều muốn tham quan Disney Land. Còn tôi là người quê mùa, nên không tham quan, tôi cũng không muốn biết cái đó.

Vậy không tham vọng dục lạc, cũng không tham hưởng thụ, quả báo ; chỉ vì mong liễu thoát sinh tử, vì chứng đắc Bồ đề : chỉ là vì mong liễu thoát sanh tử, vì mong giác ngộ, mong cầu trí huệ chân chánh.



Phát tâm như vậy gọi là chánh : Phát tâm như thế gọi là chánh. Nếu không phải vì liễu thoát sanh tử, không phải vì phát tâm Bồ đề, đó chính là tà. Vì thế, mọi người nên nhận rõ điều này; không nhận rõ điều này, tu hoài tu mãi đều là ma nghiệp, đều làm quyến thuộc của ma vương.


XEM ĐẦY ĐỦ LỜI DẠY VỀ VIỆC PHÁT TÂM BỒ ĐỀ TẠI ĐÂY :

www.dharmasite.net
 

gioidinhhue

Active Member
Quản trị viên
Tham gia
15/7/10
Bài viết
950
Điểm tương tác
47
Điểm
28
Địa chỉ
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM
Nguyên văn:

念念上求佛道,心心下化眾生,聞佛道長遠,不生退怯,觀眾生難度,不生厭倦,如登萬仞之山,必窮其頂;如上九層之塔,必造其巔,如是發心,名之為真。有罪不懺,有過不除,內濁外清,始勤終怠,雖有好心,多為名利之所夾雜;雖有善法,復為罪業之所染污,如是發心,名之為偽。眾生界盡,我願方盡,菩提道成,我願方成。如是發心,名之為大。觀三界如牢獄,視生死如怨家,但期自度,不欲度人,如是發心,名之為小。

Âm Hán Việt:

Niệm niệm thượng cầu Phật đạo, tâm tâm hạ hóa chúng sanh, văn Phật đạo trường viễn, bất sanh thối khiếp, quán chúng sanh nan độ, bất sanh yếm quyện, như đăng vạn nhẫn chi sơn, tất cùng kỳ đảnh, như thướng cửu tằng chi tháp, tất tháo kỳ điên. Như thị phát tâm, danh chi vi chân.

Hữu tội bất sám, hữu quá bất trừ, nội trược ngoại thanh, thủy cần chung đãi, tuy hữu hảo tâm, đa vị danh lợi chi sở giáp tạp, tuy hữu thiện pháp, phục vi tội nghiệp chi sở nhiễm ô. Như thị phát tâm, danh chi vi ngụy. Chúng sanh giới tận, ngã nguyện phương tận, Bồ đề đạo thành, ngã nguyện phương thành. Như thị phát tâm, danh chi vi đại. Quán tam giới như lao ngục, thị sanh tử như oán gia, đãn kỳ tự độ, bất dục độ nhân, như thị phát tâm, danh chi vi tiểu.

Dịch:

Niệm niệm trên cầu Phật đạo, tâm tâm dưới độ chúng sanh, nghe con đường thành Phật lâu xa cũng không sanh tâm thối chí khiếp sợ, thấy chúng sanh khó độ mà không chán nản mệt mỏi, như leo núi cao vạn trượng cũng quyết trèo lên tận đỉnh, như lên tháp lớn chín tầng cũng cố lên đến tột nóc, phát tâm như vậy gọi là chân. Có tội không sám hối, có lỗi không trừ bỏ, trong trược ngoài thanh, trước siêng năng sau biếng lười, dù có tâm tốt phần lớn cũng bị danh lợi xen lẫn, dù tu thiện pháp phần nhiều cũng bị nghiệp tội làm ô nhiễm, phát tâm như vậy gọi là ngụy. Chúng sanh độ hết nguyện ta mới hết, đạo Bồ đề thành nguyện ta mới thành, phát tâm như vậy gọi là đại. Xét xem ba cõi như lao ngục, nhìn sanh tử như oan gia, chỉ mong tự độ, không muốn độ người, phát tâm như vậy gọi là tiểu.



Giảng:

Ðại sư Tỉnh Am ở trên đã giảng về "tà chánh", nay giảng về "chân ngụy". Niệm niệm trên cầu Phật đạo : Ðây là nói niệm niệm không quên, tâm tâm niệm niệm, không nghĩ điều gì khác, chỉ nghĩ đến việc trên cầu Phật đạo, mong cầu thành Phật. Tâm tâm dưới độ chúng sanh : thành Phật cần phải lập công, chớ nên nói không có một chút công lao cũng có thể thành Phật. Vậy thì như thế nào mới có thể thành Phật ? Chính là cần phải lập công đức. Ở chỗ nào lập công đức ? Chính là giáo hóa chúng sanh, khiến chúng sanh bỏ tà quy chánh, bỏ vọng quy chân, bỏ ngụy quy chân. Nếu khiến chúng sanh giác ngộ, thì chính chúng ta đã lập được công đức ở trong Phật giáo.



Nghe con đường thành Phật lâu xa cũng không sanh tâm thối chí khiếp sợ : Nhưng mà thành Phật không phải chuyện dễ dàng, Phật đạo là con đường rất dài lâu ; Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni phải trải qua ba đại A tăng kỳ kiếp mới thành Phật. A tăng kỳ là Phạn ngữ, dịch là "Vô lượng số". Ba A tăng kỳ kiếp là ba vô lượng số ; không những là ba vô lượng số, mà còn là ba vô lượng số lớn, nên gọi là ba đại tăng kỳ kiếp. Vậy thì khi nhìn thấy thời gian lâu dài như thế, thì "vọng dương hưng thán" - nhìn biển cả thấy mình nhỏ bé, sanh lòng thối chí sợ hãi, nói : "Ôi ! Thời gian lâu dài như thế, ta làm sao có thể tu hành được !". Như chúng ta tụng kinh, nói : "A ! Bộ kinh này dài như thế ! Ta phải tụng đến lúc nào mới tụng xong, đến lúc nào mới có thể thuộc lòng ?". Ðây đều là tâm thối chí khiếp sợ. Phật đạo tuy dài lâu, quý vị cũng không nên sanh tâm thối chí khiếp sợ, mà nên dõng mãnh tinh tấn, hướng lên phía trước, trên cầu Phật đạo, dưới hóa chúng sanh, không quên bổn phận tu hành học đạo của mình.



Thấy chúng sanh khó độ mà không chán nản mệt mỏi : chúng sanh thì rất khó độ, bạn kêu nó bỏ đi tật xấu, nó chẳng những không bỏ mà còn tăng thêm những tật khác. Bạn xem ! Chúng sanh thì lạ kỳ như thế. Bạn muốn độ họ, thì họ cứ không nhận sự hóa độ của bạn, thật không dễ dàng chút nào ; nhưng nếu bạn sanh tâm chán nản mệt mỏi, thì đó không phải là chân tâm !

Nếu không sanh tâm chán nản mệt mỏi, thì giống như cái gì ? Như leo núi cao vạn trượng cũng quyết trèo lên tận đỉnh : giống như leo núi cao vạn trượng (vạn nhẫn chi sơn) cũng nhất quyết trèo lên tận đỉnh. Vạn nhẫn, có thể nói là vạn dặm, cũng có thể nói là một vạn miles, cao như thế, lại có thể nói là vạn trượng ; tóm lại là leo lên ngọn núi rất cao. Như lên tháp lớn chín tầng cũng cố lên đến tột nóc : cũng giống như bảo tháp chín tầng, cũng quyết chí lên tột nóc.



Phát tâm như vậy gọi là chân : Phát tâm như thế, không giẫm chân tại chỗ, không nửa đường bỏ phế, có thủy có chung, đó gọi là chân chánh phát tâm Bồ đề.

Sao gọi là ngụy ? Có tội không sám hối : Người ấy vốn có tội, lại giấu giếm, không hướng đại chúng phát lồ sám hối, không nói thật với mọi người. Có lỗi không trừ bỏ : Rõ ràng biết mình có sai lầm, có tật xấu, lại nói : "Ai da ! Tôi làm sao được, đây là tật khí khi sanh ra đã có". Không muốn trừ đi tội lỗi sai lầm. Trong trược ngoài thanh : bên trong đều là tật đố chướng ngại, si tâm vọng tưởng, tham sân si mạn nghi v.v… Bên ngoài thì "sắc trang giả hồ" - giả bộ làm ra dáng thanh cao. Trước siêng năng sau biếng lười : Khi xuất gia tu hành lúc ban đầu thì rất siêng năng, rất tinh tấn; rốt cuộc có thủy không có chung, sau cùng lại lơ là lơi lỏng.



Dù có tâm tốt phần lớn cũng bị danh lợi xen lẫn : Tuy có tâm tốt, nhưng phần đông lại bị danh lợi xen lẫn. Tại sao người ấy muốn làm việc tốt ? Vì mong muốn được tiếng tốt, muốn có cái tên ngụy thiện, làm những việc gạt người, cho nên nhứt cử nhứt động đều là vì lợi vì danh mà làm, không phải chân chánh vì Phật giáo mà làm.



tu thiện pháp phần nhiều cũng bị nghiệp tội làm ô nhiễm : Tuy Phật pháp thì rất thiện, người lại ở trong thiện pháp làm những việc dâm dục, làm những việc không dám công khai với người. Như nay trong một tôn phái nọ, bừa bãi buông thả theo dục lạc, khắp nơi lộn xộn lăng nhăng, lại còn nói với người : "Tôn phái của chúng tôi phải là như thế", thật là hại chết người không ! vậy mà có một số người vô tri lại nghe theo mà nói : "Ðây thật là pháp môn bí mật nhất", thằng mù dẫn thằng đui, đó chính là nhiễm ô !



Phát tâm như vậy gọi là ngụy : Người phát tâm như thế chính là ngụy.

Thế nào gọi là đại ? Chúng sanh độ hết nguyện ta mới hết : Chúng sanh giới tận có nghĩa là chúng sanh đã độ hết, như Bồ tát Ðịa Tạng Vương : "Ðịa ngục vị không thệ bất thành Phật ; chúng sanh độ tận phương chứng Bồ đề", đó chính là chúng sanh giới hết, phiền não nghiệp hết, nguyện của ta mới hết ; độ hết chúng sanh nguyện lực của ta mới là hết. Đạo Bồ đề thành nguyện ta mới thành : Bồ đề giác đạo – Phật đạo, tu thành công, thì nguyện lực của ta mới thành tựu.



Phát tâm như vậy gọi là đại : Phát tâm Bồ đề như thế thì không có gì lớn hơn nữa.

Chúng sanh độ hết, nguyện ta mới hết, là Bồ tát phát tâm ; Xét xem ba cõi như lao ngục, nhìn sanh tử như oan gia : Ðây chính là tiểu thừa. Nhị thừa thì tự độ mình, nhìn thấy ba cõi – dục giới, sắc giới, vô sắc giới, thì thấy khổ như lao tù ; nhìn thấy sanh rồi lại sanh, chết rồi lại chết, sanh sanh tử tử, thì giống như oan gia đối đầu. Chỉ mong tự độ, không muốn độ người : Vì thế chỉ biết độ mình, không muốn độ kẻ khác.



Phát tâm như vậy gọi là tiểu : Phát Tâm Bồ đề như thế gọi là tiểu. Tiểu nghĩa là tâm lượng quá nhỏ hẹp. Ðại nghĩa là vô cùng rộng lớn, hết sức tinh vi. Bài "Pháp giới tụng" tôi viết trước kia cũng chính là biểu hiện cho đại :

"Pháp giới vi thể hữu hà ngoại,

Hư không thị dụng vô bất dung.

Vạn vật bình đẳng lìa phân biệt,

Nhất niệm bất sanh tuyệt ngôn tông"

Dịch :

Pháp giới là thể có chi ngoài,

Hư không là dụng đều dung chứa.

Vạn vật bình đẳng lìa phân biệt,

Một niệm không sanh bặt ngữ ngôn.

Ðó chính là tâm lớn ! Lại nữa :

"Tánh tận nhân kỷ tham thiên địa,

Tâm đồng nhật nguyệt diệu dương xuân".

Dịch :

"Tánh cùng mình người bao trùm trời đất,

Tâm như nhật nguyệt soi sáng trời xuân"

Xem tất cả vạn sự vạn vật đều là một, thì không còn gì phân biệt.

XEM ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY :

www.dharmasite.net
 

gioidinhhue

Active Member
Quản trị viên
Tham gia
15/7/10
Bài viết
950
Điểm tương tác
47
Điểm
28
Địa chỉ
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM
Nguyên văn:

若於心外見有眾生,及以佛道,願度願成,功勛不忘,知見不泯,如是發心,名之為偏。若知自性是眾生,故願度脫,自性是佛道,故願成就,不見一法,離心別有,以虛空之心,發虛空之願,行虛空之行,證虛空之果,亦無虛空之相可得,如是發心,名之為圓。知此八種差別,則知審察;知審察,則知去取;知去取,則可發心。云何審察?謂我所發心,於此八中,為邪為正,為真為偽,為大為小,為偏為圓。云何去取?所謂去邪去偽,去小去偏,取正取真,取大取圓。如此發心,方得名為真正發菩提心也。

Âm Hán Việt:

Nhược ư tâm ngoại kiến hữu chúng sanh, cập dĩ Phật đạo, nguyện độ nguyện thành, công huân bất vong, tri kiến bất mẫn, như thị phát tâm, danh chi vi thiên. Nhược tri tự tánh thị chúng sanh, cố nguyện độ thoát, tự tánh thị Phật đạo, cố nguyện thành tựu, bất kiến nhất pháp, ly tâm biệt hữu, dĩ hư không chi tâm, phát hư không chi nguyện, hành hư không chi hạnh, chứng hư không chi quả, diệc vô hư không chi tướng khả đắc, như thị phát tâm, danh chi vi viên.

Tri thử bát chủng sai biệt, tắc tri thẩm sát, tri thẩm sát, tắc tri khứ thủ, tri khứ thủ, tắc khả phát tâm. Vân hà thẩm sát? Vị ngã sở phát tâm, ư thử bát trung, vi tà vi chánh, vi chân vi ngụy, vi đại vi tiểu, vi thiên vi viên. Vân hà khứ thủ? Sở vị khứ tà khứ ngụy, khứ tiểu khứ thiên, thủ chánh thủ chân, thủ đại thủ viên. Như thử phát tâm, phương đắc danh vi chân chánh phát Bồ đề tâm dã.

Dịch:

Nếu ngoài tâm thấy có chúng sanh mình nguyện độ, có Phật đạo nguyện thành, công phu không xả, thấy biết không tiêu mất, phát tâm như vậy gọi là thiên. Nếu biết tự tánh là chúng sanh nên nguyện độ thoát, tự tánh là Phật đạo nên nguyện viên thành, không thấy một pháp nào lìa tâm mà riêng có, lấy cái tâm hư không phát cái nguyện như hư không, làm cái hạnh như hư không, chứng cái quả hư không, cũng không có cái tướng hư không có thể đắc được, phát tâm như vậy gọi là viên.

Biết tám tướng trạng khác nhau trên đây là biết quán xét kỹ càng, biết quán xét kỹ càng thì biết lấy bỏ, biết lấy bỏ thì có thể phát tâm. Quán xét như thế nào? Là xem sự phát tâm của ta, trong tám tướng trạng trên đây, là tà hay chánh, chân hay ngụy, đại hay tiểu, thiên hay viên. Lấy bỏ như thế nào? Là bỏ tà, bỏ ngụy, bỏ tiểu, bỏ thiên, lấy chánh, lấy chân, lấy đại, lấy viên. Phát tâm như vậy mới được gọi là chân chánh phát Tâm Bồ đề.



Giảng:

Nếu ngoài tâm thấy có chúng sanh mình nguyện độ, có Phật đạo nguyện thành : Giả như ở bên ngoài tâm của mình thấy có chúng sanh có thể độ, thấy Phật đạo có thể thành, bèn nguyện độ thoát chúng sanh ở ngoài tâm, nguyện thành tựu Phật ở ngoài tâm. Công phu không xả : Cho rằng độ chúng sanh thành Phật thì có công đức, thường không quên ; liền mong muốn thành Phật, sanh ra tâm chấp trước. Thấy biết không tiêu mất : Không thể diệt trừ tà tri tà kiến, chính là không có trừ bỏ đi.



Phát tâm như vậy gọi là thiên : Phát tâm như thế, trong tâm thường chấp trước vào một vật, đó gọi là thiên. Vì ông không hiểu rõ đạo lý, vẫn còn thiên kiến.



Nếu biết tự tánh là chúng sanh nên nguyện độ thoát : nếu biết tự tánh chính là chúng sanh, chúng sanh không lìa tự tánh, tất cả chúng sanh đều ở trong tự tánh. Nếu có thể nhìn thấu suốt như thế, thì tự tánh chúng sanh thệ nguyện độ, tự tánh phiền não thệ nguyện đoạn, tự tánh pháp môn thệ nguyện học, tự tánh Phật đạo thệ nguyện thành. Tự tánh là Phật đạo nên nguyện viên thành : Vì thành tựu tự tánh Phật đạo, không lìa tự tánh, nên mong muốn thành Phật. Không thấy một pháp nào lìa tâm mà riêng có : không có pháp nào mà có thể chấp trước, bạn không nên sanh ra pháp chấp nào. Nếu cảm thấy có pháp để học, thì đó là bạn ở ngoài tâm học pháp, ngoài tâm cầu pháp, đó là ngoại đạo. Vậy thì phải như thế nào ? Lấy cái tâm hư không : giống như hư không vậy. Phát cái nguyện như hư không : Nguyện của ông cần rộng lớn như hư không. Làm cái hạnh như hư không : Các hạnh nguyện của mình cũng phải giống như hư không vậy. Chứng cái quả hư không : Chứng đắc quả vị rộng lớn như hư không. Cũng không có cái tướng hư không có thể đắc được : nhưng vẫn không chấp trước, không chấp trước hư không có tướng gì ; nếu chấp trước có một tướng tồn tại thì đã là chấp trước. Vì thế phát tâm như vậy gọi là viên : phát tâm như thế gọi là viên.



Biết tám tướng trạng khác nhau trên đây là biết quán xét kỹ càng : đã biết tám tướng trạng khác nhau này, thì nên cẩn thận quán xét kỹ càng. Biết quán xét kỹ càng thì biết lấy bỏ, biết lấy bỏ thì có thể phát tâm : Biết quán xét kỹ càng thì biết bỏ cái gì, lấy cái gì ; như thế mới có thể phát tâm.



Quán xét như thế nào? Quán xét như thế nào ? Là xem sự phát tâm của ta, trong tám tướng trạng trên đây : chính là xem sự phát tâm của ta, trong tám loại phát tâm này, là tà hay chánh, chân hay ngụy, đại hay tiểu, thiên hay viên : là tà, hay là chánh ? là chân hay là ngụy ? là lớn hay là nhỏ ? là thiên hay là viên ? Tự hỏi lấy mình. Lấy bỏ như thế nào? Sau khi quán sát kỹ càng, đã biết rồi, thì nên bỏ cái gì, lấy cái gì ? chính là Là bỏ tà, bỏ ngụy, bỏ tiểu, bỏ thiên : cái tà, cái ngụy thì cần phải bỏ đi ; cái nhỏ, cái thiên cũng cần phải bỏ đi. lấy chân, lấy đại, lấy viên ; cần phải lấy chánh, lấy chân, lấy đại, lấy viên. Phát tâm như vậy mới được gọi là chân chánh phát Tâm Bồ đề : Phát tâm như thế, mới có thể gọi là chân chánh hiểu rõ phát Tâm Bồ đề, sau này mới có thể viên mãn Bồ đề rộng lớn như hư không.

XEM ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY :

www.dharmasite.net
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

TOP 5 Tài Thí

Bên trên